Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:41:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày tàn Ngụy chúa  (Đọc 53308 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #80 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:02:29 pm »

Chương 23
AI ĐÃ GIẾT NHỮNG NGƯỜI ĐÓ?

Ánh sáng mặt trời đã rọi thẳng vào tận giường ngủ của D. Marnin và những tiếng ù ù trong tai anh cũng không còn nữa. Hồi đêm, anh đã tỉnh giấc và bò được lên giường. Có một thứ gì đó rất lạ trong căn phòng này nhưng lúc đầu anh vẫn chưa thể nhận ra đó là cái gì. Ngay sau khi định thần lại thì anh nhận ra rằng trong phòng không còn một tấm kính nào nguyên lành, trên các cửa sổ và không khí buổi sớm mai đã tràn vào bên trong làm bay hết những hơi ẩm ngột ngạt của máy điều hòa như bao buổi sáng khác. Một vài tia nắng được phản chiếu qua những mảnh kính vỡ trên nền nhà lấp lánh chiếu lên trên trần, chiếc máy điều hòa cũ kỹ đã bị thổi bay xuống và đang nằm sấp im lìm trên mặt đất ở ngay chân tường.

D. Marnin thức giấc và cảm thấy như mình đang chui ra từ một chiếc vỏ trứng vậy. Anh thấy như những viên thuốc mà bác sỹ Brandeis đưa cho anh đã thật sự phát huy hiệu quả. Anh vươn người ngồi dậy rồi ra khỏi giường, rửa ráy qua loa, uống tạm một ly cà phê, ăn một ít hoa quả và uống một cốc bột ngũ cốc trước khi kéo lê từng bước tới Lãnh sự quán.

Freddie và cô nàng thư ký Lãnh sự quán đầy sức khuyến rũ đang bận tối mắt. Trưởng Lãnh sự quán, Freddie đang nói chuyện qua điện thoại sau khi đã trao đổi qua với Đại tá Harrington; Tướng Lê Văn Nghiệp, Tư lệnh lực lượng ARVN trong khu vực và Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó chỉ huy trưởng lực lượng an ninh đồng thời là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ lực lượng binh lính có mặt tại quảng trường đêm hôm trước. Dựa vào những thông tin mà anh ta nắm được, Freddie đang đọc cho cô thư ký đánh máy một bức “điện khẩn”.

- Cái gì vậy? - D. Marnin hỏi - Chúng ta có biết là cái gì đã xảy ra không? Ai đã giết những người đó? Và tại sao lại phải làm thế chứ?

- Mấy ông quan to trong Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cố gắng bịa ra một câu chuyện đây này. - Freddie trả lời - họ cứ thề sống thiếu chết là VC đã gây ra những cái chết này. Nhưng chẳng ai chứng minh được rằng có lấy một mống VC ở quanh khu vực đó chứ chưa nói gì đến gần một tiểu đội những kẻ phá hoại như vậy.

- Mọi người dân vẫn đang đi lại quanh quẩn ở đó khi tôi đi đến đấy. - D. Marnin nói - Không ai biết chuyện gì đang diễn ra.

- Theo ông Nghĩa, vào khoảng 10 giờ đoàn biểu tình đang trở nên mỗi lúc một khó kiểm soát hơn. Họ đã tụ tập ở trước cửa Đài phát thanh được hơn tám tiếng đồng hồ. Dường như không ai có thể diễn giải chính xác cái gì đã gây ra vụ tấn công từ hai tiếng nổ đầu tiên - đạn pháo, thuốc nổ, mìn hay lựu đạn ... ai mà biết được chứ? Chỉ có điều hai vụ nổ đó thật là lớn.

- Họ chắc chắn như vậy chứ? - D. Marnin hỏi lại.

- Đặng Sỹ gần như chỉ lảm nhà lảm nhảm, lắp ba lắp bắp như đứa con nít vậy, có đến nửa thời gian nói bằng tiếng Việt với tôi như thể là tôi hiểu anh ta nói gì vậy. Ông Nghiêm và ông Nghĩa nói là họ đã thẩm tra tất cả các hạ sỹ quan cũng như các binh lính đã có mặt tại quảng trường. Tất cả bọn họ đều kể ra câu chuyện giống hệt nhau.

- Câu chuyện nào cơ?

- Thế như tôi đoán thì - Freddie nói - Tay Đặng Sỹ đã rất hốt hoảng nên đã bóp cò khẩu súng ngắn mà điều này vẫn là tín hiệu để giải tán đám đông được quy định từ trước cho đám binh lính của hắn đang cố thủ trong những xe bọc thep và được bảo vệ an toàn từ những tiếng nổ trước đó. Chính vì vậy, họ cứ chấp hành triệt để những quy ước mà trước đó họ đã được dạy. Họ dùng súng trường bắn thẳng lên không trung trên đầu những người tham gia biểu tình - ít nhất cũng giống như những gì họ đã kể - và sau đó họ quẳng mấy quả lựu đạn ra và cuối cùng như họ vẫn nói nó đã trở thành dĩ vãng rồi.

- Cả tay Đặng Sỹ và tay Nghĩa đều thề sống thề chết là những quả lựu đạn đó không có khả năng sát thương. Súng bắn hơi cay có thể thích hợp hơn cho các trường hợp như thế này nhưng họ vẫn chưa có những thứ ấy. Họ cứ khăng khăng là lựu đạn MKIII được lắp cho súng phóng không thể làm sước da người ta chứ chưa nói gì đến việc giết được họ.

- Tôi đã nghe nó rất rõ ràng - D. Marnin nói - tôi đã nghe tiếng súng trường bắn loạn lên rồi tôi cố đếm được khoảng hơn một tá tiếng nổ lớn mà chắc chắn phải là tiếng lựu đạn. Những tiếng nổ đó vẫn nhỏ hơn hai tiếng nổ lúc đầu rất nhiều. Tôi đã nghĩ là chúng phải ở xa hơn thế, có thể là ở bên kia sông cũng nên.

- Mấy thằng con hoang ấy đã ném lựu đạn vào giữa đám đông. Ông Nghĩa thừa nhận rằng chỗ đó đang có một lũ trẻ con chơi đùa. Và họ cũng nói rằng tất cả họ đều muốn những quả lựu đạn đó không có khả năng sát thương nhưng có một cái chó chết gì đấy lẫn vào đấy. Cánh báo chí thì cho rằng có khoảng hơn chục người bị chết và hơn ba mươi người khác bị thương.

- Chính tôi đã nhìn thấy khoảng 20 đến 30 người bị thương còn 8 người khác đã bị giết chết trong đó có 6 đứa trẻ bé tí tẹo. - D. Marnin nói - Tất cả bọn họ đều bị xé tơi tả. Nó thật khủng khiếp - chân, tay người ta bị văng ra khắp nơi. Một thằng nhỏ còn bị cụt mất cả đầu nữa chứ.
Freddie đưa mắt nhìn anh.

- Cậu không làm sao chứ? Có lẽ cậu nên về nhà nghỉ ngơi và đừng nghĩ đến điều ấy nữa.

- Tốt nhất là tôi ở lại đây và làm việc. Tôi sẽ ổn thôi mà.

- Tùy cậu thôi. Tôi có kế hoạch gặp tay Đặng Sỹ vào lúc 9 giờ và gặp ông Ngô Đình Cẩn vào buổi chiều. Cậu có cố đi cùng tôi được không?
Cùng lúc đó, thư ký Virginia chạy vội tới thông báo là ông Đại sứ Corning đang đợi ở đầu dây bên kia. Freddie cầm chiếc ống nghe của chiếc điện thoại màu xanh lên và trả lời.

- Tôi Loftus đây ... vâng thưa ngài... Tôi vừa mới soạn xong bức điện đó đây ạ. Ngài sẽ nhận được nó trong vòng 20 phút nữa. Nhưng tình hình có vẻ rắc rối hơn những gì tôi đã báo cáo cho phòng đặc vụ DCM ... đúng thế ... Trừ khi họ khiến cho tay Đặng Sỹ trở thành kẻ giơ đầu chịu báng và tôi cũng không loại trừ khả năng đó đâu thưa ngài. Các nguồn tin chính thức đều sẽ công bố là Việt Cộng đã gây ra vụ nổ và họ phải chịu trách nhiệm trước vụ giết tróc này. Nhưng mà chẳng có ai nhìn thấy một tên VC nào hết. ... Đúng vậy đấy. Ông Tỉnh trưởng cũng phủ nhận điều ấy. Tất cả bọn họ đều khăng khăng là hai tiếng nổ đầu tiên đã gây ra những thiệt hại đó còn những quả lựu đạn mà họ ném vào sau này đều không có khả năng sát thương... Không, không phải là hơi cay đâu ạ, nó là loại đạn MKIII được phóng từ súng phóng lựu ... vâng, vâng thưa ngài con số thương vong là rất lớn ... không bắt được một tên VC nào hết, không ai nhìn thấy VC hết ... chắc chắn là như thế đấy ạ ... cả cậu D. Marnin cũng có mặt ở quảng trường đó và cậu ta đã nhìn thấy có 8 người chết cùng khoảng gần ba mươi người khác bị thương .. .Vâng ạ. Khủng khiếp lắm đấy ạ.. .những người chết đều là trẻ con cả ... Không, không có người Mỹ nào liên quan vào đây hết ... chỉ có một người bị thương là D. Marnin thôi ạ. Nhà của Brandon thì cách quảng trường ấy hơn ba trăm mét nữa cơ. Tiếng nổ đã thổi bay toàn bộ cửa kính của căn nhà ấy và cậu ấy bị mảnh kính đâm vào thôi ... Cậu ấy cũng ổn rồi. Một đêm tàn bạo, nhưng cậu ấy ổn rồi ... vâng thưa ngài ... cám ơn ngài. Tôi sẽ chuyển lời cho cậu ấy.

- Ông Đại sứ muốn báo cáo của chúng ta chỉ xoay quanh vấn đề xung đột tôn giáo và những người theo đạo Phật tỏ ra bất bình. - Freddie nói rồi úp chiếc ống nghe lên chiếc máy - Sáng nay ông ấy mới biết chuyện này và cho rằng đây là vấn đề có liên quan đến chính sách rất điển hình thế nên cần phải có một báo cáo ngoại giao thật hoàn chỉnh.

Anh chàng Freddie rõ ràng là rất vui mừng về điều đó bởi vì bức điện trước đó chẳng đã do anh ta ký tên LOFTUS rồi là gì. Và như bao nhiều kẻ chuyên chắp bút khác, D. Marnin cũng tự nhiên cảm thấy hài lòng một cách rất ngớ ngẩn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #81 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:03:54 pm »

Anh chàng Đặng Sỹ đang ở trong tình trạng rất hoảng loạn. Một viên Thiếu tá thuộc lực lượng đặc nhiệm vẫn hay vênh vênh váo váo, người chỉ cao gần 1,6m nhưng đã từng học qua trường Fort Benning và cũng là khuôn mẫu điển hình do Quân đội Mỹ đào tạo trong lực lượng ARVN. Nhưng đã không được ngủ chút nào suốt đêm hôm qua cho đến giờ và còn bị ông Nghĩa Tỉnh trưởng và ông Nghiêm Tư lệnh Quân đoàn I liên tục thẩm vấn. Tới lúc này, anh ta cũng đang phần nào hé lộ được một số nguyên nhân lý giải cho sự cố kinh hoàng này trong tình cảnh thảm bại - tay chân khua khoắng liên tục, miệng lúc nào cũng lắp ba lắp bắp, người vã mồ hoi như tắm, nước mắt nươc mũi đầm đìa và chẳng bao giờ dám nhìn thẳng vào mặt ai hay dám đón nhận ánh mắt của ai nhìn mình.

Đặng Sỹ vẫn còn mặc nguyên cả bộ quân phục mà anh ta đã mặc từ tối hôm trước. Có những vệt máu đã khô trên cổ tay áo và trên ngực anh ta - vì anh ta đã ôm xác một đứa trẻ khi ở ngoài hiện trường. Anh ta không thể ngồi yên một chỗ được. Anh ta cứ đứng dậy liên tục rồi đi qua đi lại vài vòng rồi lại ngồi xuống và miệng thì lảm nhảm điều gì đó bằng tiếng Việt.

- Lính của tôi chỉ bắn chỉ thiên bằng súng trường - anh ta nhắc đi nhắc lại mấy câu này - Họ không bắn thẳng vào đám đông một chút nào hết. Đạn MKIII không có khả năng sát thương ngay cả khi đó là những đứa trẻ. Chúng có thể làm điếc tai người ta. Nhưng chúng chẳng bào giờ xé tung người ta ra như thế cả.

Đặng Sỹ vẫn đang cố gắng một cách tuyệt vọng là anh ta hoàn toàn vô tội. Anh ta luôn mồm cam đoan là anh ta đã làm tất cả những gì tốt nhất mà một sỹ quan chỉ huy giỏi nhất có thể làm được trong cái hoàn cảnh ấy. Anh ta cứ khăng khăng là vụ thảm sát là do đám Việt Cộng gây ra.

Các binh sỹ của anh ta đều đã được đào tạo một cách hết sức bài bản và đã từng được huấn luyện để ứng phó với tất cả mọi tình huống xấu nhất. Vợ anh ta và bốn đứa con nhỏ của anh ta sẽ phải hứng chịu tất cả những gì mà không phải là lỗi lầm của họ cũng như lỗi lầm của anh ta. Anh ta sẽ không bao giờ tham gia vào việc giết hại những người phụ nữ và những trẻ em như thế. Họ toàn là những người vô tội, vô tội thật sự.

- Có một điều mà tôi vẫn không rõ thế này - cuối cùng Freddie hỏi - tại sao anh lại cảm thấy cần phải sử dụng khẩu súng ngắn khi mà anh biết chắc rằng đó là thứ phát tín hiệu cho binh lính của anh bắn chỉ thiên và phóng lựu đạn?

- Vâng thưa ngài Lãnh sự, thế mới khổ thế này chứ. Đấy mới chính là vấn đề đấy ạ. Giá như lúc đó tôi không bóp cò khẩu súng lục, thì đến giờ tôi đâu có phải chịu trách nhiệm nặng nề như thế chứ. Nhưng ngài thử nghĩ xem, tôi và đám binh lính của tôi đã ở quảng trường được hơn chín tiếng đồng hồ rồi. Chúng tôi chưa được ăn một cái gì. Tôi đã rất mệt rồi. Mọi người ai cũng muốn về nhà và rồi bỗng nhiên. Bùm Bùm ...

Anh ta chạy lung tung khắp phòng. Rồi dừng lại, ngồi xuống cái ghế sau chiếc bàn trong căn phòng làm việc bừa bộn của anh ta, nhặt tấm hình của vợ và mấy đứa con anh ta đang để ở góc bàn, đứng dậy và đi đến bên cửa sổ đưa mắt nhìn ra bên ngoài. Anh ta dường như đang cố trấn tĩnh lại mình, quai hàm anh ta uể oải trều xuống dưới. Nước mắt giàn dụa trên khuôn mặt hốc hác.

- Bum, bum - Freddie cuối cùng cũng nhắc lại.

- Vâng thưa ngài, tiếng nổ lớn, hai tiếng nổ lớn - Đặng Sỹ trả lời - Bùm! Hất tôi nhào xuống đất. Rồi lại một tiếng nổ Bùm nữa thậm chí còn lớn hơn tiếng nổ trước. Với tôi nó như tiếng đạn pháo vậy. Nó nổ quá to so với tiếng súng cối. Đó nhất định là vụ tấn công của quân Việt Cộng.

- Thế nhưng tại sao anh lại nổ súng hiệu.

- Sau hai tiếng nổ, nổ to như thế tất cả mọi người trong quảng trường đều bị xốc. Có tới hàng trăm người gào thét, than khóc, rên rỉ ầm ỹ. Nếu chúng tôi đang bị tấn công thì sao, tôi muốn biết là ai đang tấn công chúng tôi và chúng tôi đang bị tấn công từ hướng nào. Tôi không muốn những người đó bị giết chết giữa hai làn đạn. Tôi muốn mọi người phải ra khỏi quảng trường ấy. Tôi đã bắn để giải tán đám đông và dồn họ chạy thoát khỏi chỗ nguy hiểm. Đó rõ ràng là một hành động nhân đạo. Tôi đã không muốn binh lính của mình phóng lựu đạn vào giữa đám đông. Nhưng nếu họ có làm như thế đi nữa thì nó cũng không thể gây thương tích trầm trọng như vậy được. Tất cả các quả lựu đạn đó đều không có khả năng sát thương. Chúng không thể giết được ai hết.

Freddie đưa mắt nhìn sang phía ông Bửu một cách nghi ngờ như thể muốn kiểm tra xem một người Việt khác có mặt ở đây liệu có thể tin được câu chuyện như vậy không. Anh chàng Đặng Sỹ như hiểu được sự thể này nên vội vàng quỳ xuống ngang đầu gối của Freddie và ôm chặt lấy gót chân anh ta.

- Người Mỹ các ông phải tin tôi chứ. Tôi đang kể cho ngài đúng một trăm phần trăm sự thật đấy mà. Tôi lấy cả mồ mà ông bà, tổ tiên và cả mẹ tôi ra mà thề rằng đó chính là sự thật. Tôi xin thề trước danh dự của Đức mẹ Mary, Đức mẹ đồng trinh ơi. Tôi đã không giết những ngưòi đó.

Freddie đợi cho tới khi Đặng Sỹ bỏ tay ra khỏi gót chân anh ta. Rồi họ nhanh chóng bước ra khỏi đấy một cách tử tế nhất.

- Đó là điều tồi tệ nhất đã xảy ra trong cả sự nghiệp ngoại giao của tôi đấy - Freddie nói khi họ trở vào trong xe và lên đường trở về Lãnh sự quán. Khi đôi bàn tay anh ta ôm chặt lấy gót chân tôi thì nó đã làm cho tôi sởn gai ốc.

- Tôi nghĩ là anh ta thật sự tin rằng anh ta không hề làm điều gì sai đâu - D. Marnin nói - ông nghĩ thế nào hả ông Bửu?

- Ông có nghĩ là anh ta đang nói dối không? -Freddie hỏi tiếp luôn.

- Không, tôi không nghĩ vậy đâu - ông Bửu nói -Anh ta rất tin tưởng vào những gì anh ta đang nói đấy. Chỉ có điều anh ta hơi hoảng loạn một chút. Mà còn quá cuồng loạn nữa ấy. Mà anh ta còn có thể nói được gì nữa cơ chứ?

- Nhưng ông có tin anh ta không?

- Có - ông Bửu nói sau một chút lưỡng lự - tôi tin là không phải lỗi của anh ta.

- Nhưng thế thì cái quái gì đã xảy ra hồi đêm qua chứ - Freddie hỏi Marnin.

- Tôi đoán là một ai đó đã làm việc này - đó có thể là những thành phần của đảng Đại Việt hoặc Việt Nam Quốc dân Đảng hoặc có khi là của Việt Cộng cũng nên - có thể chúng đã chôn xuống quảng trường những quả mìn hẹn giờ nào đó. Chúng có thể đã không tính được trước là cuộc biểu tình ấy đã kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ - chắc chắn là hơn tám tiếng đồng hồ. Làm sao mà bọn họ có thể biết được là cuộc biểu tình vẫn còn đang tiếp tục đến tận lúc bấy giờ chứ? Tôi cho là những quả bom ấy đã được đặt nổ ở trong một quảng trường vắng vẻ giống như một biểu tượng cho sự phản đối.

- Thế thì tài quá - Freddie nói - nhưng nó cũng không chắc chắn lắm. Chúng ta sẽ phải chắp nối các dữ liệu lại với nhau trong báo cáo của chúng ta.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #82 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:05:52 pm »

Chương 24
“LÃNH CHÚA TRUNG PHẦN”

Tư dinh nhà họ Ngô Đình, nơi mà “Lãnh chúa Trung phần”, Ngô Đình Cẩn sống một mình với bà mẹ già nua ở bên kia bờ sông Hương, cách Kinh thành khoảng một dặm đường đã được xây dựng từ nửa cuối của Thế kỷ 19. Nhìn bề ngoài, ngôi biệt thự này mang dáng vẻ giản dị một cách giả tạo với hai tầng lầu và chiều ngang khoảng 15 m nhưng không có vườn. Vậy nhưng nó rất rộng với hai dãy phòng liên tiếp kế bên nhau theo một hành lang tối lờ mờ ở giữa.

Khi họ cho xe tiến từ từ vào thẳng ngôi nhà, D. Marnin đã nghĩ rằng ngưòi đang đứng đợi để chào đón họ ở trên đầu cầu thang là một người giúp việc. Nhưng ông Bửu nói vói họ rằng đó chính là ông Ngô Đình Cẩn. Họ ra khỏi xe và trèo lên mấy bậc thang. Quanh đó không có bóng dáng một người cận vệ nào nhưng ai cũng hiểu là họ đang lẩn khuất ở đâu đó rất gần chỗ này. Cứ nhờ vào danh tiếng của ông Cẩn, D. Marnin nghĩ rằng ông ta phải là một mẫu người thật nham hiểm và độc ác giống như một nhân vật Fu Manchu   của Việt Nam vậy. Nhưng trong tất cả mấy anh em nhà Ngô Đình thì ông Cẩn có vẻ là ngưòi khiêm tốn và ăn nói nhỏ nhẹ nhất. Ông ta cũng là người khổ hạnh nhất - rất nổi tiếng với thói quen ngủ trên nền nhà mà không cần đến đệm; hay gối đầu lên một chiếc gối bằng sứ, chỉ xuất hiện trước tất cả các quan khách hay công chúng vói một kiểu quần áo truyển thống cho các quan lại thời phong kiến Việt Nam. Các món ăn hảo hạng cũng không phải là thứ khiến ông ta quan tâm nhiều lắm. Không giống như những người anh em khác của mình, ông ta gầy gò như một xác chết vói dáng đi cúi gập về phía trước. Với thân hình khá cao so vói khổ người Việt Nam, khoảng hơn 1,7m, ông ta ăn mặc trông gần giống vói một anh chàng phu khuân vác đi đôi dép xăng đan có quai làm bằng dây da; quần Tây màu đen, áo khoác cũng màu đen có cổ áo giống như áo của các quan lại phong kiến. Ông ta không dùng đồng hồ đeo tay. Giống như tất cả các anh mình, ông ta cũng là một ngưòi nghiện thuốc rất nặng và có thói quen dùng chiếc bật lửa Zippo để châm hết điếu Salem này đến điếu Salem khác. Ông ta chỉ ngừng hút thuốc mỗi khi có một cơn ho luôn bất chợt kéo đến.

Ông Cẩn chào hai người bằng một nụ cười nhạt nhẽo, bí hiểm; bắt tay họ rất trang trọng và nhìn thẳng vào mắt mỗi người như muốn đo hết các dự định của họ vậy. Ngay sau đấy, ông ta quay lưng lại phía họ và bật ho rũ rượi cho tới gần một phút sau mới dứt. Khi đã bình thường trở lại, ông ta bước xuống mấy bậc hành lang, vịn tay vào hàng rào bằng gỗ khạc một tiếng thật lớn rồi nhổ toẹt vào mấy bụi cây ở phía bên kia. Làm như thể không hề có điều gì bất thường xảy ra, ông ta thong thả quay lại và nói chuyện với ông Bửu bằng tiếng Việt, hỏi ông ấy là ai, ông ấy quê ở đâu, ông ấy đến Huế được bao lâu rồi và cha mẹ ông ấy là ai. Khi ông Bửu đã kể hết về thân thế và gia đình mình, ông Cẩn cũng cho biết là ông ta có mối quan hệ khá mật thiết với hai người chú của ông Bửu và mấy đứa cháu trai của ông ấy, tất cả bọn họ đều có những cửa hàng tạp phẩm rất lớn ở Đà Nẵng. Tới khi đó ông Cẩn mói ra hiệu mời họ đi vào trong nhà.

Họ được dẫn vào căn phòng thứ ba nằm bên phải của lối đi tối lờ mờ dài gần 20m và được mời ngồi xuống những chiếc ghế bành bọc nhung màu xanh nước biển lộng lẫy. Căn phòng được bài trí hết sức sơ sài, giống như ngôi nhà, nó dài sâu vào bên trong và hẹp về bề ngang. Nó như có mùi ẩm mốc vì không được sử dụng mấy khi. Trên tường treo mấy bức tranh cuốn vải của Trung Quốc vẽ hình những con chim, con khỉ và những bông hoa. Căn phòng chỉ có hai cửa sổ nhưng cả hai đều được khép lại một cánh. Vì nó hơi tối nên D. Marnin phải mất một lúc mói nhận ra rằng có một ngưòi khác mặc bộ quần áo theo kiểu các thương gia người phương Tây đang đứng ở góc xa nhất trong gian phòng. Ông Cẩn ra hiệu cho người đàn ông bước lại gần và giới thiệu ông ta là bác sỹ Phát, một nhà nghiên cứu bệnh học thuộc Bệnh viện Trung phần. Ông ta nói bằng tiếng Việt để cho ông Bửu dịch.

- Bác sĩ Phát đã được đào tạo ở Paris từ trước chiến tranh - ông Cẩn nói và ông Bửu dịch nguyên những gì ông ta nói sang tiếng Anh - ông ấy là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh học và giám định pháp y.

Ông Cẩn yều cầu ông Bửu dịch sang tiếng Pháp nếu như có thể. Còn nếu không ông Phát sẽ làm giúp họ. Ông ta cũng giải thích rằng mặc dù ông ta không thể nói được tiếng Pháp nhưng ông ta có thể hiểu được nó và điều đó sẽ tiết kiệm được thời gian cho tất cả mọi người và nếu mấy vị khách người Mỹ không phản đối thì buổi nói chuyện có thể được thực hiện bằng cách dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại.

- Cả tôi và anh D. Marnin đây đều rất thạo tiếng Pháp - Freddie nói. Anh ta cũng thêm vào là cả hai người đều rất vui mừng có được cơ hội tiếp kiến với ông Cẩn và rằng anh ta cũng đã rất muốn có cơ hội gặp một nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng nhất trong khu vực kể từ khi tới nhậm chức ở Huế, nhưng anh ta cũng đành cáo lỗi vì chưa có dịp thích hợp để làm điều đó.

- Đấy đúng là một thảm kịch đấy - ông Cẩn nói - nó là điều tồi tệ nhất xảy đến với tôi trong suốt 50 năm tôi sống tại thành phố này.

- Những sự việc ấy thật sự là cú sốc kinh hoàng - Freddie ung hộ thêm.

- Phải chứng kiến những sự kiện đẫm máu ấy quả là một thử thách rất lớn cho bất cứ một ai, thậm chí với cả một người nước ngoài.
Nói rồi, ông ta chỉ tay về phía Marnin. Rõ ràng là ông ta cũng đã biết rằng D. Marnin đã từng có mặt ở quảng trường đêm hôm đó.

- Nhưng với các ông - ông ta nói tiếp - nó rất là trừu tượng. Với tôi ... tôi cũng cảm thấy đau đớn cho cha mẹ những đứa trẻ đó. Bởi vì tôi biết họ là những ai, họ làm việc ở đâu và cả cha mẹ của họ nữa ...

- Đấy đúng là một trấn động khủng khiếp - Freddie nhắc lại.

- Nếu tôi có nói với các ngài rằng cuộc đời tôi sẽ không phải gặp một lần như vậy nữa thì các anh sẽ chẳng nghi ngờ gì mà nghĩ rằng tôi có ý ngả theo cái thảm kịch ấy - ông Cẩn trả lời - nhưng các ông nhầm hết rồi.

- Tôi cũng rất hiểu nỗi khó khăn của ngài. - Freddie nói - như ngài cũng biết, tồi có trách nhiệm phải báo cáo chuyện gì đã xảy ra ở đây cho Chính phủ tôi ở Washington. Ngay chính Tổng thống Kennedy cũng muốn được báo cáo cụ thể nhất về cái thảm kịch này. Vậy nhưng vẫn còn nhiều điều mà chúng tôi chưa rõ ràng lắm. Và cũng bởi vì ngài là người biết rõ nhất những gì đang diễn ra ở đây, tôi rất hy vọng là ngài có thể giúp tôi biết một cách càng chính xác càng tốt. Theo ngài thì điều gì đã xảy ra? Ngài sẽ cáo buộc ai chịu trách nhiệm trước việc này? Tướng Nghiêm và Đại tá Nghĩa đều cho rằng Việt Cộng phải chịu trách nhiệm. Nhưng hình như chẳng ai trông thấy một tay Cộng sản nào ở gần quảng trường hết.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #83 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:07:31 pm »

- Tôi đã mời hai anh đến đây bởi vì tôi có một bức thông điệp khẩn, tuyệt mật muốn gởi tới ngài Đại sứ Corning.

- Ngài có thể tin tưởng hoàn toàn vào phía chúng tôi, thưa ngài.

Ông Cẩn đưa mắt nhìn ông Bửu một cách thăm dò

- Có thể tốt hơn là ông Bửu đây nên đợi chúng tôi ở ngoài xe được không? - Freddie nói.

Ngô Đình Cẩn quay sang ông Bửu nói bằng tiếng Việt. Ông Bửu cúi đầu chào và lặng lẽ rời khỏi gian phòng.

- Các anh sẽ thấy là ông Phát đây cũng là một nhà phiên dịch rất giỏi đấy - ông Cẩn nói - anh ấy sẽ nói lần lượt bằng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt cho tất cả chúng ta. Các anh hỏi là cái gì đã xảy ra. Các anh hỏi là buộc tội ai ư? Đầu tiên tôi sẽ buộc tội mấy ông anh tôi trước. Lỗi của ông Diệm là đã không quyết đoán để cho anh Thục và anh Nhu chơi một trò không thích hợp với đất An Nam chút nào. Ông ấy đã rất ngu khi không chịu thừa nhận sự khác nhau giữa người An Nam chúng tôi, giữa những người ủng hộ Bắc Kỳ và những người ủng hộ Nam Kỳ. Những ngưòi ủng hộ Bắc Kỳ phần đông là những người nông dân, những người chiến binh, những tầng lớp nghèo hèn trong xã hội. Những người ủng hộ Nam Kỳ là những ngưòi lái buôn, những ngưòi giàu có, những người trước đó đang nắm quyền lực trong xã hội. Họ rất dễ bị mua chuộc và bị thay đổi nếu có tiền dụ dỗ họ. Nhưng những người An Nam thì rất tinh tế, nhạy cảm và luôn tự hào là biết cách sử dụng tất cả những vấn đề giữa cái đúng và cái sai.

Chính anh Thục đã là người gây ra sự đối đầu của những người theo đạo Phật tại đây chứ trước kia làm gì có chuyện đó. Ông ấy đã thuyết phục Tổng thổng cho những người theo đạo Thiên Chúa có được nhiều đặc ân hơn trong khi quy hoạch lại ruộng đất cũng như phân phối hàng viện trợ, ưu đãi thương mại, giấy phép xuất nhập khẩu và cả trong tuyển dụng công chức cho Chính phủ. Chính ông Thục đã là người làm rấy lên cái sự cố treo cờ này chứ ai. Sự khác nhau giữa nhóm tôn giáo này hay nhóm tôn giáo kia được treo cờ trong ngày lễ hội của họ thì gây ra những cái gì? Và điều đó thì tổn hại đến đâu?

Ngô Đình Cẩn dùng lại châm một điếu thuốc khác rồi nói tiếp:

- Tất cả các cuộc cách mạng đã từng xảy ra ở đất nước này đều đã bắt nguồn từ đây, từ chính cái mảnh đất mà các ông đang ngồi đày này. Khi tôi mới bắt đầu có quyền kiểm soát nơi này năm 1954, cả cái vùng rộng lớn này đều có nguy cơ bị thổi tung bất cứ lúc nào. Bảy năm tiếp theo đó, tôi đã cố gắng xoa dịu sự bất đồng. Năm 1961, tình hình ở đây vẫn còn yên ả hơn hẳn những gì mà nó đã xảy ra trong cả thế kỷ trước đó. Mọi thứ vẫn được kiểm soát.

Và rồi, bỗng đâu Vatican quyết định bổ nhiệm ông Thục tới đây với tư cách là Tổng giám mục. Lúc đó Tổng thống Diệm đã hỏi tôi rằng tôi nghĩ thế nào thì tôi trả lời ràng điều đó là niềm hạnh phúc đối với cả gia đình nhưng lậi là nỗi buồn cho thành phố Huế. Bởi vì ông Thục chẳng bao giờ biết rằng mọi thứ đang được giữ ở thế cân bằng. Điều này không phải là vì bệnh nhân đã khỏe trở lại mà còn vì cơn sốt cũng đã qua rồi. Bệnh ung thư chỉ có thể được kiểm soát thông qua việc nắm được các lưu chất. Phá hỏng sự cân bằng đó sẽ khiến bệnh nhân chết ngay tức khắc. Và tối hôm qua mọi thứ đã bị phá vỡ thật sự rồi. Mà chẳng vì một lý do gì mới đáng buồn chứ. Kết quả là chúng tôi đã bị mất hết uy tín trong khu vực này.

- Vậy là ông chủ yếu cáo buộc thảm kịch này cho ngài Tổng giám mục. - Freddie hỏi tiếp.

- Nếu chỉ có mỗi ông Thục thôi thì mọi việc đã có thể dễ giải quyết rồi. Mà nó còn có cả phần của ông Nhu ở trong ấy nữa. Anh ấy đã rời mảnh đất này để sang du học ở Pháp từ khi anh ấy còn rất trẻ và cũng chẳng bao giờ quay lại sống ở đây từ lúc đó cho tới nay. Đó cũng chính là anh ấy đã liên tục khuyến khích ông Thục khuấy hết mọi thứ lên. Cũng chính là anh ấy muốn sử dụng Đảng Cần Lao như là một thứ công cụ kiểm soát và theo dõi tất cả các lực lượng khác, trong đó có cả bản thân tôi nữa và coi họ đều như một trở ngại để anh ấy thâu tóm được quyền lực lớn hơn. Phục hồi họ và làm cho Đảng Cần Lao lớn mạnh hơn thì cũng là lúc mà ta đang phục hồi lại Đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc dân Đảng và chính điều đó đang đẩy chúng tôi đến chỗ rắc rối như hồi năm 1955 và 1956. Ta sẽ khiến cho các tổ chức Đảng Cần Lao trở nên giống như những củ cải - người của Đảng Cần Lao sẽ có màu đỏ thì ở bên ngoài còn người của Đảng Đại Việt và VNQDĐ thì màu trắng và ở phía trong.

- Nói vậy nghe có vẻ hay lắm đấy - Freddie trả lời -vậy ông định giải thích về những sự kiện ngày hôm qua theo cách nào?

- Tất cả hành động bạo lực ấy đểu có nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp - ông Cẩn giải thích - nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất chính là sự thối nát và nhão nhoét trong xã hội Châu Âu. Còn nguyên nhân trực tiếp chính là vụ ám sát Hoàng tử nước Áo ở Sarajevo. Chúng ta đã biết được những nguyên nhân sâu xa của cái gì đã xảy ra buổi tối hôm qua, nhưng những nguyên nhân trực tiếp vẫn còn là điều bí ẩn. Dưới ao vẫn còn đầy bùn nên chúng ta chưa thể nhìn thấy đáy của nó.

- Vậy ông không tin là Việt Cộng phải chịu trách nhiệm chứ? - Freddie hỏi - Cả tướng Nghiêm và Đại tá Nghĩa đều đổ lỗi cho những người Cộng Sản.

- Bất cứ ai cũng có thể là người gây ra - Ngô Đình Cẩn nói tiếp

- Vậy ngài nghĩ thế nào? - Freddie hỏi luôn - Ngài có nghĩ rằng Việt Cộng phải chịu trách nhiệm không?

- Tôi không biết. Tôi không chắc chắn lắm. Chính vì thế tôi mời bác sĩ Phát đến đây. Người ấy là một chuyên gia rất giỏi trong lĩnh vực pháp y.

- Để cho rõ ràng hơn, tôi hy vọng các ngài nên biết qua đôi chút về chuyên môn của tôi - ông Phát nói bằng tiếng Pháp một cách rất lịch sự - trong Đại chiến thế giới lần thứ II tôi đã từng là một bác sĩ chiến trường trong Lực lượng Quân đội Pháp tự do ở khu vực Bắc Phi và tôi làm việc trong một quân y viện ở đó. Chính vì vậy, tất cả các loại vết thương do đạn súng, do thuốc nổ, do mìn, do mảnh bom, mảnh đạn trên thịt hay trên xương người đều quá quen thuộc đối với tôi. Đêm hôm qua tôi đã được giao nhiệm vụ cùng tổ pháp y tiến hành khám nghiệm tử thi của 6 đứa trẻ và 2 người lớn bị giết ngay trước đài phát thanh. Bằng tất cả kinh nghiệm của mình, tôi thừa nhận là tôi chưa bao giờ được chứng kiến những vết thương như vậy. Áp lực của hai vụ nổ khủng khiếp đã xé nát gần như toàn thể cơ thể họ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #84 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:11:20 pm »

- Nếu tôi hiểu đúng - Freddien ngắt lời ông ta - ông đang muốn nói là qua kinh nghiệm của ông thì quân của ông Đặng Sĩ không thể gây ra những vết thương và cái chết như vậy.

- Chính xác là như thế.

- Vậy từ đó ông có kết luận nào không, thưa bác sĩ?

- Đây nhất định là một loại chất nổ mới và là loại chất dẻo có sức công phá lớn hơn rất nhiều so với những loại mà tôi từng biết trước đó.

- Vậy nó có thể là loại chất nổ mà bọn Việt Cộng sử dụng, - Freddie nói.

- Hoặc là người Mỹ cũng nên - ông Cẩn thêm vào.

- Người Mỹ là thế nào?

- Đúng vậy đấy. Có một sỹ quan quân đội Mỹ, một ông Đại úy Scott nào đó đã lảng vảng quanh khu quảng trường vào lúc sẩm tối để quan sát cuộc biểu tình. Mọi người đều nghĩ rằng việc anh ta có mặt ở đó đúng là rất lạ.

- Thế thì lạ thật đấy - Freddie sửng sốt - nó ngớ ngẩn ở chỗ tại sao người Mỹ lại muốn đánh bom vào một nhóm người Việt theo đạo Phật để làm gì cơ chứ?

- Có rất nhiều người Mỹ muốn chống lại anh Diệm của tôi. Cuộc đảo chính tháng 11 năm 1960 cũng chẳng có người Mỹ đứng hậu thuẫn đằng sau là gì. Khi nó xảy ra, Đại sứ Mỹ lúc bấy giờ là ông Durbrow đã chẳng tuyên bố rằng ông ta đang áp dụng chính sách trung lập đó sao. Tại sao người ta lại giữ vai trò trung lập trước một cuộc đảo chính chống lại một đổng minh của mình? Có rất nhiều người Mỹ muốn khuấy động tinh thần của lực lượng đối lập với ông Diệm, những người muốn tàn sát cả gia đình chúng tôi.

- Nhưng chắc chắn là có nhiều người Việt Nam có khả năng làm việc đó hơn người Mỹ - Freddie cãi lại.

- Đúng vậy, nhưng những người Việt Nam ấy không thể có khả năng xử lý một loại chất nổ quá phức tạp và quá mới đến như vậy.
Vì vậy tôi vẫn phải gặp các anh ngày hôm nay để qua các anh gửi hai bức thông điệp khẩn tới thẳng ngài Đại sứ Corning. Không một người Việt Nam nào có thể hiều được nó rõ hơn bác sĩ Phát. Trước hết, hãy tìm hiểu về Đại úy Scott ...

- Được chúng tôi sẽ làm việc đó, tôi bảo đảm với ngài là như vậy.

- Thứ hai là, tình hình này sẽ còn trầm trọng hơn nhiều. Nếu như xử lý nó không tốt, tất cả những gì mà người Mỹ các ông đã dồn vào đất nước này và tất cả những gì mà Chính phủ đã làm được sẽ bị hủy hoại hoàn toàn. Cách duy nhất để giải quyết điều này là xoa dịu những người dân bằng cách đáp ứng tất cả các đòi hỏi của họ cho dù điều đó có công bằng hay không công bằng. Ông Thục anh tôi mù tịt trước mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo. Ông Nhu và vợ anh ấy vẫn tin rằng cho dù bất cứ cái gì xảy ra thì Tổng thống vẫn phải sử dụng những biện pháp mạnh nhất. Họ sẽ thuyết phục anh Diệm không thừa nhận một cái gì hết và không bao giờ thoái lui để sử dụng lực lượng quân sự nếu thấy cần phải đưa cánh Phật giáo vào khuôn khổ. Những chính sách đó sẽ dẫn đến những thảm họa không thể lường hết được. Trong những vấn đề như thế này, không người Việt Nam nào có thể thuyết phục được anh Diệm rằng anh Thục và anh Nhu đều sai hết. Tôi sẽ cố gắng nhưng chắc chắn tôi sẽ không thành công đâu. Tổng thống sẽ chỉ nghe lời một người ngoài duy nhất, Đại sứ Corning. Nếu Đại sứ Corning không thuyết phục nổi anh ấy, tất cả chúng tôi sẽ bị tiêu diệt, tiêu diệt. Đó là thông điệp của tôi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #85 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:12:52 pm »

Chương 25
ĐƯỢC ÂN XÁ

Hai ngày sau khi xảy ra vụ thảm sát, khoảng hơn hai mươi ngàn Phật tử đã xuống đường tham gia vào một cuộc mít tinh ngay trước cổng chùa Từ Đàm. (Chính quyền thành phố Huế hy vọng hạ nhiệt được cơn thịnh nộ của công chúng đang tới bằng cách công bố trên các tờ báo địa phương cũng như báo cáo chính thức rằng chỉ có khoảng mười nghìn người tham gia.) Họ tập trung ở đó để trút hết nỗi giận dữ của mình lên đầu tay Đặng Sỹ, các quan chức cao cấp địa phương, Giáo hội Công giáo và cả Chính phủ Sài Gòn. D. Marnin tói chứng kiến cuộc biểu tình và ông Bửu cũng đi cùng để dịch giúp anh xem họ đang nói cái gì. Sau bài tụng kinh của hai vị sư những người nêu cao tinh thần đấu tranh phi bạo lực đúng như lời dạy của Đức Phật, Hòa thượng Thích Trí Bình bước lên diễn đàn. Đột nhiên tất cả mọi người đều nín lặng chờ đợi. Hòa thượng Thích Trí Bình bắt đầu bài diễn văn của mình một cách rất đơn giản và thẳng thắn:

- “... những con người vô tội đã bị giết hại. Đầu của những đứa trẻ đã bị chặt đứt. Có tới cả nghìn người tận mắt chứng kiến hành động dã man ấy. Tất cả họ đều nói rằng binh lính được sự chỉ huy của Thiếu tá Đặng Sỹ đã bắn súng trường và phóng lựu đạn vào những người phụ nữ và trẻ em của chúng ta. Chính phủ thì cáo buộc là Việt Cộng phải chịu trách nhiệm về những hành động đó. Nhưng chúng ta có thể tin vào điều đó được hay không? Chúng ta đều biết Việt Cộng là những ai. Chúng ta biết hết những khuôn mặt họ. Họ cũng chỉ là những ngưòi cha, ngưòi anh, người em, những người cháu của chúng ta thôi. Cho dù có ai nói điều gì về họ đi nữa, thì như tôi mà mọi người đều thấy một người không phải là bạn của Việt Cộng cũng biết rằng họ không bao giờ giết hại những đứa trẻ vô tội vì chúng đi theo đạo Phật.

Vậy nếu như Việt Cộng không gây ra những chuyện đó, còn những kẻ xấu xa, nhẫn tâm nào khác dám làm những việc như thế? Để trả lời được điều đó trước hết chúng ta phải hiểu rằng nguyên nhân ấy là từ đâu và những gì đã xảy ra tại quảng trường đêm mùng 8 tháng 5. Chỉ có ba kẻ chịu trách nhiệm về điều ấy. Những con ác quỷ này là ai? Con quỷ đầu tiên phải là Ngô Đình Diệm. Những đứa trẻ đó chết đi đã chỉ cho kẻ thù của Phật giáo, Ngô Đình Diệm, kẻ thống trị Nam Việt Nam chưa hề biết bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật Đại từ, Đại bi rằng đừng có coi thường.

Con quỷ thứ hai chính là Ngô Đình Nhu. Qua tất cả những gì mà hắn ta làm, hắn chỉ muốn chỉ cho những người nữớc ngoài thấy rằng hắn có sức mạnh mới ngang hàng với họ. Và thử hỏi xem còn gì có thể cho hắn nhiều sức mạnh hem nữa bằng cách tưới máu lũ trẻ trên các quảng trường của thành phố này chứ? Hồi năm 1946, người Pháp đã làm gì để cố gắng giữ lại quyền cai trị tại cái thuộc địa nhiều lợi lộc này chứ? Bọn chúng đã cho những khẩu đại pháo đặt trên các chiến hạm ngoài biển bắn thẳng vào thành phố Hải Phòng, giết chết hơn sáu nghìn đồng bào ta ở đó, gây thương tích và làm tàn phế suốt đời cho gần mười nghìn người khác. Và giờ đây những người Mỹ đang làm gì trên đất nước này, chẳng phải họ tới đây để răn dạy chúng ta rằng chúng ta phải chiến đấu vì hòa bình đó sao? Vậy nhưng chính họ lại ngồi trên những chiếc máy bay trực thăng bắn chết những con trâu của chúng ta đang gặm cỏ trên cánh đồng và họ đánh bom xé nát những người phụ nữ và trẻ em của chúng ta.

Con quỷ thứ ba chính là Ngô Đình Thục, tên béo phì xuẩn ngốc vẫn ngồi chễm chệ trên chiếc xe Buick Roadmaster lượn lờ khắp thành phố này. Hắn đã bảo chúng ta thế nào nhỉ? Hắn nói rằng chúng ta hãy từ bỏ niềm tin vào Đức Phật và tôi sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Hoàng đế để giúp các anh vay được những khoản trợ cấp ưu đãi từ các cơ quan của Chính phủ, giúp các anh có được công việc trong các cơ quan của chính quyền, giúp con cái các anh không phải đi lính. Hắn ta có thể làm được điều đó bởi vì đứa em trai bé bỏng của hắn, Ngô Đình Diệm đã được đặt lên ngai vàng bởi Hồng y giáo chủ Spellman và Tổng thống Mỹ Kennedy.

Đó, đó chính là ba kẻ hung thần đã gây ra cái chết thương tâm của những đứa trẻ vô tội tại quảng trường trước đài phát thanh. Vậy thì tại sao? Có phải là vì cha mẹ những đứa bé ấy đã chọn cho mình con đường suốt đời tin tưởng vào Đức Phật từ bi, tin vào những điều răn dạy của người hay không? hay là bởi vì đất nước chúng ta đang bị cai trị bởi ba con quỷ được đẻ ra từ một ổ trứng hay không? Liệu chúng ta, những người luôn tự gọi mình là một đấng nam nhi, tự gọi mình là người Việt Nam, tự cho mình là những tín đồ trung thành dưới vầng hào quang chói lọi của Đức Phật có cho phép chúng ta bị lừa gạt bởi ba con quỷ đó theo cái cách như vậy hay không?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #86 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:14:41 pm »

*
*   *

Trong suốt những ngày tiếp theo đó, D. Marnin vẫn được cử làm quan sát viên cho những cuộc biểu tình rầm rộ vói khoảng 20.000 đến 25.000 ngưòi tham gia. Trong mỗi lần như vậy, Hòa thượng Thích Trí Bình và các lãnh đạo Phật Giáo khác liên tục khích lệ đoàn người bằng những bài diễn văn chỉ trích và phản đối Chính phủ ngày một gay gắt hơn. Những ngày như thế, lực lượng cảnh sát chống bạo loạn lại được tập hợp với số lượng ngày càng nhiều hơn. Tất cả các hành động phản kháng này đều không được đăng tải trên các báo chí. Tuy nhiên, các vị Hòa thượng ở chùa Từ Đàm và chúa Xá Lợi ở Sài Gòn cũng sử dụng các máy in rô-nê-ô của riêng họ để in những bản sao các bài phát diễn văn chống Chính phủ của ông Bình rồi chuyền tay nhau cũng như phân phát cho khác qua đường ở tất cả mọi ngóc ngách của tất cả các thành phố, thị trấn lán nhỏ khắp miền Nam Việt Nam. Trong một tờ truyền đơn khác, họ đưa ra các yêu sách của mình mà họ gọi là “Yêu cầu 5 điểm”

1. Cho phép các Phật tử được treo cờ Phật giáo trong các ngày lễ Phật đản.

2. Đối xử bình đẳng giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo cũng như các tôn giáo khác.

3. Ngừng ngay việc bắt bớ tùy tiện và đe dọa các Phật tử.

4. Bồi thường thỏa đáng cho các gia đình nạn nhân bị giết hôm mùng 8 tháng 5.

5. Trừng phạt đích đáng những quan chức có trách nhiệm để gây ra vụ việc đó.

Ngày nào cũng vậy, Freddie và D. Marnin đều hội ý ngắn với nhau ở Lãnh sự quán vào giữa buổi sáng để so sánh, đối chiếu những gì ghi nhận được, cũng như tổng hợp các tin tức từ báo chí địa phương hay những câu chuyện phiếm mà ông Bửu thu lượm được để cho D. Marnin viết một bản báo cáo “sitrep”   mô tả cụ thể và chính xác nhất tất cả những căng thẳng đang diễn ra tại thành phố này.

Tình hình ở Huế ngày một nóng lên và công việc của anh cũng càng trở nên cuốn hút. Thế nhưng vào ban ngày công việc càng khiến anh hào hứng bao nhiêu thì vào ban đêm anh càng cô đơn và lạc lõng bấy nhiêu. Anh nhớ Lily đến điên cuồng. Thậm chí họ cũng không thể nói chuyện với nhau qua điện thoại bởi vì ai cũng biết rằng tất cả các cuộc điện đàm liên tỉnh đều bị giám sát chặt chẽ và Lily cũng không có cơ hội để lên với anh được. Hơn thế nữa, ở Huế chẳng có nơi nào để giải trí cả. Không giống như ở Sài Gòn, vào ban đêm thành phố Huế giống như một thành phố chết. Và những cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp cũng khiến cho bầu không khí ngày một u ám hơn. Sau mười giờ đêm, chẳng còn lấy một chuyến đò nào qua lại trên sông và trên tất cả các con phố chỉ còn lại những chiếc xe Jeep tuần tra màu trắng của lực lượng bảo an của ông Nghĩa đi lại mà thôi.

Đó cũng chính là lúc anh ngồi lặng im trên hiên nhà, nhâm nhi ly rượu mùi và mơ tưởng tới những đêm khoái lạc ở bên Liíy và lo lắng đến tương lai cũng như sự nghiệp ngoại giao của mình. Liệu anh đã được xóa bỏ tất cả những lời cáo giác vớ vẩn ấy chưa? Hay là anh vẫn đang được xếp vào dạng nghi vấn? Thanh danh của anh sẽ bị tổn hại đến mức độ nào sau vụ việc này hay liệu có khả nãng một cuộc điều tra xuẩn ngốc nào đó lại vô tình chống lại anh hay không? Sự nghiệp của anh phải chăng cũng chỉ còn lại là sự thỏa hiệp một cách vô vọng?
Chính vì vậy, D. Marnin như chút được gánh nặng lớn khi anh chàng Loftus nói với anh lúc anh vừa bước chân vào phòng làm việc sáng hôm 17 tháng 5. Anh ta thông báo rằng, Đại sứ Corning gọi điện cho anh ta và nói rằng anh đang được triệu hồi trở lại Sài Gòn và phải tới đó càng sớm càng tốt.

Đúng 9 giờ sáng ngày hôm sau, anh đã có mặt tại Đại sứ quán với một tâm trạng hết sức phấn chấn và thoải mái sau một đêm mây mưa trên giường của Lily. Anh thấy ông Đại sứ Corning đang vùi đầu vào nghiên cứu bản báo cáo của ngài Sam Sabo về tình hình cuộc khủng hoảng Phật giáo. Ông ta ngước mắt lên nhìn anh và mỉm cười một cách vội vàng như không muốn bị cắt luồng suy nghĩ của mình.
Nhưng chợt nhớ ra điều gì mà ông ta muốn thêm vào trong bản báo cáo của mình.

- Ngô Đình Cẩn nói rõ ràng là ông ta cáo buộc ba người anh trai mình đã gây ra sự thù hằn của những Phật tử ở phía Bắc Trung phần đúng không?

- Ông ta nói rằng ông ta rất cần sự giúp đỡ của ngài bởi vì cho dù với bất cứ lý do nào đi nữa thì các anh ông ấy sẽ cùng nhau chống lại ông ấy và ngài là người duy nhất trong trường hợp này có đủ uy tín để đứng lên dàn xếp và phản đối cách giải quyết của cả ba người kia.

Vừa gật gù, ông Corning vừa cúi xuống viết thêm một vài dòng vào bên lề của bản báo cáo của Sam Sabo rồi đưa nó cho D. Marnin bảo anh đem tới cho Helen Eng đánh máy. Khi anh quay lại phòng làm việc, ông Corning bảo anh đóng cửa lại và ngồi xuống ghế trước mặt ông.

- Tôi rất vui mừng thông báo cho cậu là - ông ta nói - có một chuyện gì đó đã xảy ra và nó đã khiến cho công việc điều tra về ... .tài liệu đó không cần thiết phải được tiếp tục nữa.

- Chuyện đó là chuyện gì cơ thưa ngài?

- Đó là điều mà tôi không được phép tiết lộ.

- Nhưng nó ...

- Rồi một ngày nào đó cậu sẽ có câu trả lời chứ đừng quá tò mò vào lúc này. Với cả tôi cũng không được phép nói gì hơn cả. Cậu sẽ phải chung sống cùng với điều đó.

Thay đổi chủ đề buổi nói chuyện, ông Corning cho biết ông đang chờ đợi một chuyến đi nghỉ vào tuần tiếp theo. Vé đã được đặt trước cho một chuyến du lịch bằng tàu biển tới các hòn đảo ở Hy Lạp. Cả vợ ông, bà Patty Lou và các bác sỹ trong Đại sứ quán cũng đều khuyên như vậy. Thực ra nó cũng không đáng phải làm như thế vào lúc này nhưng vì ông ta bị huyết áp cao bấy lâu nay nên một kỳ nghỉ ngắn là rất cần thiết.

- Tôi và anh Sam Sabo cũng đã nói chuyện với nhau về vấn đề này. Chúng tôi đều đồng ý là trong khi tôi vắng mặt ở đây cậu sẽ được chuyển sang làm việc ở Phòng chính trị, trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng Phật giáo. Chúng ta chưa có một ai trong Phòng chính trị đặc trách về các vấn đề liên quan đến Phật giáo và chính cậu là người đầu tiên tạo được sự khởi đầu hết sức tốt đẹp trong giải quyết vấn đề này ở Huế.

- Tuyệt vời - D. Marnin reo lên - tôi không thấy vui mừng nào lớn hơn thế bao giờ thưa ngài.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #87 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:16:59 pm »

Chương 26
PHÁI VIÊN

Do cuộc khủng hoảng Phật giáo đã trở thành vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết cho nên sáng hôm sau D. Marnin được tháp tùng Đại sứ Corning tới gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo thường lệ, cuộc tiếp xúc diễn ra tại phòng trong cùng trên tầng hai của Dinh Độc lập. Giống như những lần trước, Đinh Triệu Dã vẫn là người ghi tốc ký cho ông Diệm nhưng chẳng thấy anh ta ghi lấy một chữ nào trong khi đó D. Marnin đã phải rất chật vật suốt hai tiếng đồng hồ viết liên tục đến mỏi nhừ cả tay thì mới có thể tóm lược được tất cả cuộc trao đổi giữa hai bên. Ông Diệm đã biết trước là ngài Corning đang có vấn đề với sức khỏe nên chuẩn bị phải đi nghỉ và rằng đây là lần nói chuyện cuối cùng giữa hai người trước khi ông Đại sứ quay trở lại.

- Ông Gus thân mến của tôi ạ - ông Diệm nói và dẫn hai người tới trước cửa sổ ở góc phòng được mở hướng ra một khoảng vườn của Phủ Tổng thống - Tôi rất mừng vì ông chuẩn bị có cơ hội đi nghỉ ngơi. Tất cả chúng ta đều rất cần đến nó. Tôi đã cố thử làm điều đó, cố thử theo gương Đức Giáo Hoàng giữ gìn sức khỏe của mình bằng cách nghỉ ngơi đều đặn hai lần một năm. Nhưng mà cái văn phòng này có quá nhiều công việc. Mấy tay thuộc cấp của tôi dường như không thể tự quyết định được ngay cả khi đi ra nhà WC mà chưa nhận được sự cho phép của Tổng thống.

Cả hai người cùng cười rất vui vẻ.

- Nói thật ra, tôi cảm thấy rất vui mừng khi ông và bà Patti Lou sẽ đi nghỉ bởi vì cả hai ông bà đã để dành nó quá lâu rồi phần khác còn cho thấy ông không đánh giá cuộc khủng hoảng Phật giáo ở đây một cách quá phức tạp.

- Thưa ngài Tổng thống, thực ra, - Đại sứ Corning nói -tôi cũng đã nhận được những chỉ thị trực tiếp từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu tôi phải chuyển tới cho ngài một số quan ngại sâu sắc của chúng tôi về vấn đề này. Chính vì lý do đó tôi đã đưa tới đây cậu Marnin, người vừa được tôi giao cho cương vị cứ tạm gọi là như một Phật tử của Đại sứ quán - hay nói đúng hơn là người chịu trách nhiệm chính theo dõi mọi diễn biến tiếp theo của vấn đề khá phức tạp này.

- Tôi rất mừng đấy - ông Diệm nói - mừng vì cậu D. Marnin đã được giao một trách nhiệm quan trọng đến vậy. Tôi chỉ e rằng chuyến công cán của cậu ta đến Việt Nam lần này cuối cùng sẽ không phải là một chuyến đi hạnh phúc   mất thôi. Nhưng cũng phải thừa nhận là ta chẳng còn gì để nghi ngờ về việc anh chàng này đã học được rất nhiều điều về Phật giáo trong chuyến đi đến Huế vừa rồi.

Đại sứ Corning đưa mắt nhìn Marning một cách ranh mãnh.

- Nói một cách chính xác thì có lẽ không một cái gì xảy ra trên đất nước này mà ngài Tổng thống không biết - ông Corning bình luận một cách hài hước.

Ngô Đình Diệm khoát tay một cách khiêm tốn. Đại sứ Corning dừng lại trong giây lát rồi nói tiếp.

- Thưa ngài Tổng thống, tôi đã từng nghĩ rằng có thể đây là lần gặp gỡ cuối cùng giữa tôi với ngài trước khi tôi đi nghỉ nên chúng ta cần phải có một bữa tiệc đúng theo nghi lễ. Vậy nhưng thật không may nó là thứ quá xa xỉ và cuộc sống không cho phép chúng tôi làm như vậy.

- Đấng Chúa Trời - ông Diệm nói - luôn để cho mọi thứ diễn ra theo cái cách bí mật riêng của chúng. Chúng ta đâu có thể hiểu được tất cả những mục đích và chủ ý của Người, giống như con mèo của tôi cũng đâu có hiểu được những chủ ý của tôi chứ. Tôi có một con mèo rất thông minh ông Đại sứ thân mến ạ. Nó màu đen nhưng có khoang trắng ở cổ và những chiếc vuốt màu trắng và chúng tôi gọi nó là - tôi nghĩ nếu nói bằng tiếng Anh sẽ là Mittens. Con mèo đó, con mèo Mittens ấy nó vẫn quan sát tôi trong nhiều giờ liên tiếp cho đến những giây phút cuối cùng. Khi tôi đang làm việc ở cái bàn kia, nó ngồi lặng thinh và nhìn tất cả những gì tôi đang làm và cố gắng luận ra. Nhưng nó cũng không thể hiểu nổi điều gì. Nó chỉ là một con mèo. Cũng theo cách này, cả ông và tôi đều cố gắng để hiểu được ý nghĩa sâu xa và mục đích cao cả của Đấng Chúa Trời. Và chúng ta có nhiều cơ hội để hiểu được cái mục đích cao xa này của Người giống như con mèo Mittens cũng đang cố để hiểu tại sao tôi phải ngồi lặng đấy nhiều giờ liền bên chiếc bàn, dùng cây bút của mình để gạch xóa lung tung lên một mảnh giấy.

- Thực sự là - Đại sứ Corning trả lời - những sự kiện xảy ra tương tự như ở Huế rất khó để có thể kiểm soát được. Tôi có mang theo đây một bản báo cáo của Phòng Thông tin tuyên truyền của Mỹ (USIA) tổng hợp toàn bộ phản ứng của công luận Mỹ đối với vụ giết tróc xảy ra ở trước Đài phát thanh ấy...

Đại sứ Corning đưa cho ông Diệm một bản báo cáo. Ông ta chuyển luôn bức điện đó cho Dã mà chẳng buồn đưa mắt đọc qua nó lấy một lần.

- Tôi chưa từng đọc qua bất cứ một tờ báo nào của Mỹ - ông Diệm trả lời - nhưng tôi cũng đã đọc những câu chuyện được đăng trên báo New York Times mà Đại sứ quán của tôi ở Washington chuyển về. Trong tất cả những câu chuyện đó, không có một câu nào là không chứa đựng sự dổi trá trắng trợn về những gì đang diễn ra ở đây.

- Thưa ngài Tổng thống, tôi cũng tin là như vậy tôi sẽ không tiết lộ những bí mật quốc gia khi tôi nói với ngài rằng tôi cũng không đồng ý với những điều đó. Những bài báo đó quả thật đã không công bằng chút nào đối vói ngài cũng như Chính phủ của ngài.

- Chính phủ của tôi không hề ngược đãi những Phật tử đó. Chính phủ chỉ thực hiện đúng những điều đã được ghi trong luật. Nói một cách khác đó chính là sự vu khống. Nói rằng chúng tôi ưu đãi những người theo đạo Thiên Chúa nhiều hơn những người theo đạo Phật là không có một chút cơ sở nào hết. Bất cứ ai đọc bài báo trên tờ New York Times đều nghĩ rằng những binh sĩ theo đạo Thiên Chúa đã tàn sát một cách dã man những Phật tử vô tội đang quỳ dưới đất tụng kinh, niệm Phật. Trong tám người bị giết chết đó chỉ có năm người đi theo đạo Phật.

- Thưa ngài Tổng thống, cái chính bây giờ là họ đã đưa ra “Năm yêu sách”, công bố rất rộng rãi trên khắp nước Mỹ và nó cũng được công luận nước Mỹ chấp nhận, Quốc hội nước Mỹ cũng chấp nhận vì thấy đấy là hợp lý.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #88 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:19:07 pm »

- Yêu cầu mới chỉ là một vấn đề - ông Diệm khẳng định - tôi có thể giải quyết tất cả các yêu cầu đó. Nhưng các yêu sách lại là một vấn đề khác hoàn toàn. Bây giờ có năm yêu sách. Nhưng nếu chúng ta chấp nhận thì ngay sau đó sẽ là sáu yêu sách. Và sau đó sẽ là bảy, là tám chứ không chỉ là năm nữa đâu. Vẫn còn có một câu hỏi duy nhất cần phải được trả lời liên quan đến các sự kiện ở Huế. Liệu có đúng là những người của chúng tôi đã có những hành động trái với luật pháp hay không? Nếu đúng thế thì họ cần phải bị trừng phạt theo pháp luật. Nhưng nếu họ chỉ làm đúng chức trách của mình đã được pháp luật thừa nhận, nếu như họ bị đặt vào tình thế Không may lằ phạm tội trong hoàn cảnh có kẻ khác xúi giục hay kích động người khác có hành động nguy hiểm đến chính họ và nếu như tôi lại quẳng họ vào giữa bầy sói để nhằm mục đích xoa dịu những bất đồng đó, như thế thì làm gì còn có quyền lực của pháp luật và nó chỉ khiến cho lần sau họ có điều kiện tổ chức các cuộc tuần hành và biểu tình ở các khu vực của họ mà thôi có đúng vậy không?

- Quan điểm của ông đúng là rất sâu xa thưa ngài Tổng thống - ông Corning đáp lại - Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ vẫn khẳng định rằng các yêu cầu đó cần phải được giải quyết. Nguồn viện trợ của chúng tôi cho chính thể này là rất lớn, nếu không muốn nói là lớn hơn rất nhiều so với tất cả các nước khác. Nhưng mà tất cả viện trợ này đều phải được Quốc hội thông qua. Và nếu như các nhà lãnh đạo trong Quốc hội Mỹ bị buộc phải tin là viện trợ của chúng tôi đang được sử dụng để ngược đãi và đàn áp các cộng đồng tôn giáo thiểu số thì chắc chắn họ sẽ dễ dàng bị thuyết phục là cán phải ngừng ngay các khoản viện trợ tại đây.

- Vậy thì hãy để cho các phái đoàn Quốc hội Mỹ tới đây đi. Chính họ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng đây chẳng qua là chuyện bé cố tình xé ra to mà thôi.

- Chúng tôi hoàn toàn hiểu những khó khăn mà ngài đang gặp phải - Đại sứ Corning nói - tôi sẽ báo cáo tất cả những gì mà tôi biết cho Chính phủ của chúng tôi. Vấn đề chính mà Washington đang lo ngại vào lúc này chính là việc ngài đang bị cáo buộc là phân biệt đối xử đối vói các cộng đồng tôn giáo thiểu số.

- Vậy ông muốn tôi phải làm điều gì đây?

- Cái gọi là “Năm yêu sách” mà các tín đồ đạo Phật đưa ra đã được Washington cho là hợp lý. Việc nó có thẳng thắn hay không lại là một vấn đề khác. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, nếu như các ngài tôn trọng cái yêu sách đó thì cái gọi là cuộc khủng hoảng Phật giáo sẽ sớm trở thành dĩ vãng.

- Vậy là, tôi thấy nó rất hay ở chỗ Washington đã trở thành chuyên gia thực thụ trong các vấn đề tôn giáo của chúng tôi rồi đấy. Tôi đã từng ở Mỹ nhiều năm liền và cũng biết rằng có rất ít người Mỹ có một khái niệm chỉ mơ hồ thôi là Việt Nam nằm ở đâu ưên bản đồ thế giói. Thật là đáng ngạc nhiên là chỉ trong một thời gian ngắn thôi kể từ khi tôi rời khỏi đấy Chính phủ của các ngài đã có được sự tinh thông đến vậy về Việt Nam. Nào Marnin, bây giờ cậu là một chuyên gia về Phật giáo tại đất nước này. Ý kiến của cậu là thế nào hả Marnin? Nếu sáng ngày mai tôi gọi điện cho Thích Trí Bình và nói với hắn rằng, ông Bình bạn của tồi, ông đã đúng rồi đấy còn người của tôi thì sai hoàn toàn. Chính vì thế, tôi sẽ chấp nhận tất cả năm yêu sách đó của ông. Liệu như thế đã giải quyết toàn bộ mọi vấn đề của tôi hay chưa?

D. Marnin đưa mắt nhìn sang Đại sứ Corning chờ sự gợi ý nhưng ông Đại sứ đang nhìn như dán mắt vào Ngô Đình Diệm.

- Với vấn đề này - D. Marnin bắt đầu nói - Thưa ngài Tổng thống, nó có quá khó với tôi để nói ...

- Không ai trong số chúng tôi có thể nói bất cứ cái gì về vấn đề này được thưa ngài Tổng thống - Đại sứ Corning gạt đi ngay - vấn đề đó đã được chính Washington trả lời. Và đó cũng chính là những cái mà ông có thể làm để giảm thiểu những áp lực phát sinh từ toàn bộ cái câu hỏi mà chúng ta đang đề cập tới, vì vậy chúng ta cứ việc tiếp tục công việc của mình để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Chúng tôi không muốn nó không được rõ ràng.

- Cái mà gọi là “Năm yêu sách” - Ngô Đình Diệm xuống giọng - thực ra chỉ trình bày lại lập trường của những điều mà các chính sách của chúng tôi đang theo đuổi - sự bình đẳng trước pháp luật và không phân biệt đối xử với tất cả các tôn giáo. Phải thừa nhận sự thật là hiện nay, theo luật pháp thì Phật giáo đang bị xem như một nhóm chống đối. Thế nhưng đó chỉ là những thứ còn sót lại kể từ khi người Pháp còn chiếm đóng đất nước này. Đó là một sự dị thường. Nhưng tôi có thể bảo đảm rằng di sản đó của thời kỳ thực dân Pháp đô hộ sẽ sớm được đưa ra xem xét và bãi bỏ trong kỳ họp tới đây của Quốc hội.

- Như vậy là tốt rồi - Đại sứ Corning vui mừng ủng hộ - điều đó sẽ khiến cho mọi thứ đi đúng hướng của nó.

- Sáng mai tôi sẽ tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Phật giáo và sẽ nói rõ điều này với tất cả bọn họ. Và tôi cũng sẽ trình bày là tôi không thể chấp nhận yêu sách thứ năm của họ - rằng tôi phải trừng phạt những người có trách nhiệm gây ra vụ thảm sát ở Huế - cho tới tận khi công việc điều tra về vụ thảm sát được hoàn tất.

- Với tôi như vậy nghe rất hợp lý, thưa ngài Tổng thống - ông Corning tán thành.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #89 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:35:03 pm »

- Đó chỉ là những vấn đề nhỏ thôi - ông Diệm nói -tôi sẽ đặc biệt quan tâm đến nó. Còn ngài, ông Gus thân mến ạ, ngài cứ đi nghỉ cho thoải mái đi, hãy để cho đầu óc ngài được thư thái và đừng lo nghĩ gì đến vấn đề Phật giáo nữa. Tôi và cậu D. Marnin đây sẽ quan tâm đến vấn đề đó. Mặt khác, ở đây tôi cũng có một vấn đề cần phải nêu lại với Washington. Đó là vấn đề liên quan đến các cố vấn quân sự người Mỹ. Kể từ đầu năm tới nay chúng tôi không thể kiểm soát được số lượng này. Hiện nay các ngài đang có bao nhiêu người ở đây? Mười ngàn người? Mười hai ngàn người? Hay mười bốn ngàn người? Không ai trong chúng tôi có thể đưa ra một câu trả lời chính xác nhất. Mỗi ngày có tới hàng trăm người tới đây. Họ không có hộ chiếu hay visa mà chỉ có mỗi thẻ căn cước quân nhân (MIC). Chúng tôi không thể kiểm soát được tất cả bọn họ. Họ cư xử không đứng đắn và điều đó khó có thể tha thứ được.

- Cư xử không đứng đắn là thế nào? Thưa ngài Tổng thống, tôi có thể bảo đảm với ngài rằng chúng tôi sẽ không dung thứ cho bất cứ hành vi sai trái nào của tất cả những người Mỹ đang có mặt tại đất nước này. Tất cả những người Mỹ có hành vi cư xử không đứng đắn sẽ ngay lập tức phải lên chuyến máy bay kế tiếp rời khỏi đất nước này.

- Tôi có rất nhiều báo cáo về hàng trăm trường hợp, hàng trăm trường hợp như vậy.

Ngô Đình Diệm bật ngón tay và bảo Dã mang tới cho ông ta một tập tài liệu được buộc rất cẩn thận ngay trên mặt bàn làm việc của ông ta. Cởi nút buộc ra rồi ông ta lấy cặp kính gọng đen đeo lên mắt, dùng ngón tay cái và ngón chỏ lần mở từng trang trong tập giấy đó.

- Đây có một trường hợp mà tôi vừa đọc hồi sáng nay. Nó xảy ra ở Phú Bài hai ngày trước khi diễn ra Lễ Phật đản hay là ngày xảy ra vụ thảm sát. Một hạ sỹ người Mỹ ở địa phương, đấy các ngài xem, một hạ sỹ thông tin đang làm cố vấn cho một đơn vị thuộc Lực lượng dân vệ địa phương đã giao những con lợn giống cho các gia đình nông dân mới tái định cư ...

- Vậy thì có gì lai sai chứ? - ông Corning ngạc nhiên hỏi.

- Giao như vậy thì rất tốt. Chúng ta đều thừa nhận rằng đó là biện pháp tốt nhất để thúc đẩy chăn nuôi. Thế nhưng khi giao những chú heo con này, tay hạ sỹ người Mỹ đó đã nói với từng người nông dân rằng những con giống này là của Washington gửi tặng và nếu như Chính phủ của tôi muốn thu lại chúng thì anh ta nhất định sẽ không để chuyện đó xảy ra. Điều này có nghĩa là tay “cố vấn Mỹ” ấy muốn bảo đảm chắc chắn với những người nông dân là họ sẽ không bị Chính phủ của họ cướp mất.

- Anh ta đã nói thế sao?

- Anh ta không chỉ nói vậy mà còn nói thẳng điều đó ngay trước mặt ông Tỉnh trưởng đang đứng gần đấy.

- Nhưng đây chỉ là một phút lầm lạc thôi, tay hạ sỹ đó đã phạm sai lầm khi lạm dụng quyền hạn của anh ta. Tôi sẽ trả anh ta về nước ngay nếu như ngài muốn vậy. Chắc chắn là ngài không nhìn nhận điều này như một vấn đề quá nghiêm trọng đấy chứ?

- Ngược lại đấy ông bạn Gus thân mến của tôi ạ. Đó đúng là vấn đề hết sức nghiêm trọng vì nó quyết định sự tồn tại của Chính phủ này đấy. Vấn đề này đã chỉ thẳng ra một cách chính xác là ai đang là người lãnh đạo đất nước này là những người Mỹ hay là những người Việt Nam. Tôi vẫn luôn đánh gía cao sự giúp đỡ của các ngài, hoạt động huấn luyện của các ngài và tất cả mọi nỗ lực của những cộng sự của ngài. Nhưng ngài cũng phải hiểu rằng trước tiên và trước hết bất cứ khi nào cần phải đưa ra những phán quyết về nhu cầu của người dân thì chắc chắn tôi phải là ngưòi có quyền quyết định hơn là Washington. Chính phủ của tôi được thành lập trên cơ sở vững chắc là người Việt Nam có đầy đủ mọi khả năng tự cai trị lấy mình.

- Thế nhưng đang có một cuộc chiến tranh mà chúng ta cần phải giành chiến thắng. Chúng ta đang không đối diện với một tình huống đơn thuần.

- Đúng thế! Giành chiến thắng, chúng ta cần phải có một đội quân lớn hơn chứ không phải là nhiều cố vấn quân sự hơn, cùng những vũ khí tối tân nhất chứ không phải là những thứ đồ thừa thãi. Đó chính là những thứ mà các ngài đã hứa là sẽ cung cấp cho chúng tôi trong cuộc hội đàm ở Honolulu một năm về trước. Thay vào đó, các ngài đang gửi đến đây những trang thiết bị lỗi thời và các cố vấn quân sự, hàng ngàn người như vậy, quá nhiều đến nỗi chúng tôi không thể quản lý nổi họ.

- Quân đội của ông đã tiến bộ hơn rất nhiều nhờ những nỗ lực của chúng tôi đó sao.

- Những hạ sỹ của Quân đội nước này có thể chỉ bảo những hạ sỹ của quân đội nước khác cách bắn súng đại bác tốt hơn. Nhưng chắc chắn họ sẽ không thể bảo cho những người nông dân của chúng tôi làm cái gì để nuôi lợn của họ một cách tốt hơn. Cùng một lúc ngài đã đưa đến đây quá nhiều các cố vấn quân sự. Ngài nên cắt giảm bớt những người này đi. Thêm ba sư đoàn nữa cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa và gửi cho chúng tôi các hạ tầng cơ sở, trang thiết bị để trang bị cho họ và hãy cắt giảm một nửa số cố vấn của ngài ở Việt Nam đi. - Đó chính là lời khuyên của tôi với ngài đấy, ông Đại sứ thân mến ạ.

Ông Corning nhoài cả người lên trên bàn tiến đến gần với ông Diệm và nói nhỏ.

- Thưa ngài Tổng thống, hãy cho phép tôi nói với ngài một cách chân thành và thẳng thắn nhất giống như hai người bạn với nhau thôi nhé và không cần ghi lại làm gì.

Ông ta liếc mắt sang phía D. Marnin nhằm ám chỉ rằng ông ta không muốn anh ghi lại điểm này.

- Thông điệp của ngài về vấn để Phật giáo là rất tốt và ngài cũng đã cho tôi có cơ sở để tin rằng Chính phủ của ngài đang rất nhạy cảm đối với những gì mà nếu như chúng ta không cẩn thận chúng ta sẽ bị vướng vào một vấn đề chính trị quốc tế nguy hiểm. Nhưng điều mà ngài đang nói với tôi về các cố vấn Mỹ chắc chắn sẽ không được chấp nhận một cách nồng nhiệt ở cả hai bên bờ sông Potomac đâu mà đặc biệt là với những người đang cố gắng kiểm soát được việc các ông nhận sự hỗ trợ và đối xử với chúng như thế nào. Chúng tôi đang gửi tới đây những cố vấn được lựa chọn kỹ càng và họ đều là những người cừ khôi nhất mà chúng tôi có. Cũng phải thừa nhận là một số người trong bọn họ không thật sự nhạy cảm như họ có thể đối với tình hình chính trị ở địa phương. Và trách nhiệm của chúng ta là cùng phối hợp với nhau để tìm ra cách nâng cao khả năng nhạy bén của họ. Đồng thời với cá nhân tôi việc quay về Washington nói rằng ngài muốn chúng tôi cắt giảm một nửa số cố vấn quân sự chẳng khác nào rung lên những tiếng chuông đụng chạm một cách không có lợi tới rất nhiều chương trình mà chính các ngài mới là người cần chúng nhất.

- Ông Gus thân mến của tôi ạ, lời hăm dọa có chủ ý của ông đã làm tôi buồn đấy. về vấn đề này, ông hãy tin tôi đi, tôi biết là mình đang nói cái gì. Nó thật sự nghiêm trọng hơn ông tưởng rất nhiều. Nhưng thôi chúng ta không nhất định phải giải quyết nó vào ngày hôm nay đâu và tôi cũng không muốn làm hỏng kỳ nghỉ của ông đâu. Tạm thời chúng ta hãy gác nó sang một bên cho tới khi ông quay trở lại đây đã nhé. Trong khi ấy, tôi và cậu Marnine sẽ chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề Phật giáo. Và tôi cũng nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ quên mất nó ngay thôi mà và điều đó sẽ lại giúp chúng ta quay trở lại với vấn đề phức tạp hơn rất nhiều đó là làm thế nào để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này.

- Thưa ngài Tổng thống, những gì ông nói đã như một bản hòa tấu tuyệt hảo rót vào tai tôi vậy. Nói thật chứ, tôi thực sự lo lắng về tình hình hiện nay ở đây đến mức tôi cũng không dám chắc là mình đi nghỉ vào thòi gian này có thật sự là thông minh nữa hay không.

- Tôi lại cho là không chỉ có mình ông nghĩ vậy đâu mà còn cả bà Patty Lou cũng thế đấy. Vì phụ nữ luôn có sự thông cảm nhất định nên bà ấy còn cảm nhận được nỗi băn khoăn lớn hơn ông rất nhiều đấy. Ông đang nợ bà ấy một kỳ nghỉ đấy ông bạn của tôi ạ.

- Vâng thưa ngài Tổng thống, tôi sẽ nói lại từng lời nói này của ông cho bà ấy khi chúng tôi đi ăn vào tối nay. Và tôi cũng dám chắc với ngài rằng bà ấy sẽ cảm thấy hạnh phúc đến nhường nào.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM