Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 05:28:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày tàn Ngụy chúa  (Đọc 53291 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #40 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:59:54 pm »

Cô bé vẫn còn đang đứng giữa phòng và bắt đầu khóc thút thít.

- Chúa ơi! - D. Marnin cùng quẫn kêu lên - Đừng có làm như vậy nữa đi.

- Sao lại không? - Rizzo hỏi luôn - Ngày hôm nay ông ấy đã vặn vẹo đủ thứ rồi - thế nên để cho ông ấy làm thêm tí nữa chẳng được sao. Có gì tôi sẽ thông báo ngay cho cậu.

- Ý kiến hay đấy - D. Marnin cố tình reo lên - Cứ làm đi.

Anh ngoặc cái ống nghe lên trên chiếc điện thoại rồi đứng im trong chốc lát ngắm nghía cô bé và do dự không biết làm cái gì nữa đây. Thằng cha Claudio chó chết, anh thề là sẽ giết chết anh ta nếu anh ta đang có mặt ở đây. Anh bước tới kéo cô bé tội nghiệp đến ghế sô-pha.

- Nào, bây giờ em thôi khóc đi có được không - anh nói thật bình tĩnh bằng tiếng Anh - Nếu em nói cho tôi biết nhà của em ở đâu, tôi sẽ đưa em về.

- Em về không nhà - cô bé trả lời dứt khoát - Em phải ở lại đây. Nếu em đi khỏi đây, bà Chung sẽ giết em mất.

- Bà Chung đã đưa em đến đây sao?

- Vâng, bà ấy để em ở đây và dặn rằng em phải làm tất cả những gì mà ông bảo - nói tới đây, cô gái cười rúc rích.

- Được rồi - anh nói cộc lốc - bây giờ coi như xong việc còn em phải biến đi đằng khác đi.

- Em sẽ không đi đâu hết - cô bé rền rĩ, giọng của cô cứ to dần lên thành tiếng rú. - Bà ấy sẽ giết em mất anh ơi.

- Im đi nào - D. Marnin quát - Im ngay đi.

Để chiều lòng anh, cô bé vội ngừng lại nhưng vẫn thút thít. Anh đang tìm cách lấy cớ hoãn binh nên nói - Nghe này, em có muốn uống Coca Cola không?

Cô bé ngoan ngoãn gật đầu khụt khịt. Anh đi vào bếp một lúc và khi quay lại anh thấy cô bé ngoan ngoãn ngồi trên ghế sô-pha, nước mắt đã khô gần hết. Anh đặt chai nước và một bát khoai tây chiên xuống trước mặt. Điện thoại lại reo lên một lần nữa.

- Tôi John Meklin đây, D. Marnin à, xin lỗi vì phải đánh thức anh dậy vào lúc này.

- Không, không sao đâu anh Mecklin ạ.

- Có rất nhiều tin tức liên quan đến vụ Ấp Bắc mới đươc gửi đến - Mecklin nói với vẻ mất bình tĩnh một cách khác thường - Nói chung vụ này đã thật sự khiến cho nhiều người quan tâm lắm. Tôi biết cậu sẽ phải tập hợp các tin tức mói nhất để báo cáo cho ngài Đại sứ vào đầu giờ sáng ngày mai, vì thế tôi nghĩ rằng cách tốt nhất là lát nữa trên đường trở về nhà tôi sẽ gửi nó cho cậu luôn.

- Ô không, Chúa ơi - giọng D. Marnin lạc hẳn đi - ý tôi là ... anh thật chu đáo quá, Mecklin ạ, nhưng có lẽ không cần phải như vậy đâu.

- Ôi, không vấn đề gì đâu - Mecklin động viên - đằng nào lúc về tôi chẳng đi qua chỗ nhà anh. Tôi sẽ đến đó trong vòng năm phút nữa, mà có khi không đến đâu.

D. Marnin đặt ngay ống nghe vào máy điện thoại rồi quay lại nói với cô bé.

- Nghe này, em hãy đi vào trong đó đi - anh chỉ tay vào trong buồng ngủ - Hãy đóng cửa lại và đi ngủ đi. Được không?

Cô bé nhìn anh một cách khó hiểu. Anh nắm lấy khủy tay cô bé, lôi cô đi thẳng vào phòng ngủ và rồi thì cô bé lại bắt đầu gào lên thảm thiết.

- Bà Chung nói là nếu em không làm cho ông hài lòng thì bà ấy sẽ giết chết em.

- Nghe này, nếu cô không đi vào trong buồng ngủ ngay bây giờ thì chính tôi sẽ giết chết cô đấy. - D. Marnin xồ mạnh cô gái vào trong nhưng khi nhìn thấy bộ dạng thiểu não của cô thì anh lại phải nhẹ nhàng hơn. - Bây giờ em đi ngủ đi, được chưa?

Anh dùng tay ra hiệu cho cô bé

- Chúc ngủ ngon.

Nghe tiếng gõ cửa, D. Marnin đóng vội cánh cửa buồng ngủ rồi chạy ngay ra ngoài. Mecklin đang đứng trước cửa, tay ôm một cuộn giấy điện tín. D. Marnin đưa tay đón ngay lấy cuộn giấy và nói:

- Cám ơn anh rất nhiều Mecklin, tôi cũng không muốn phải giữ anh lâu. Chúc ngủ ngon.

Trước lúc đóng xập cánh cửa vào, anh còn nhìn thấy Mecklin đang há hốc mồm kinh ngạc.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #41 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 01:41:42 pm »

*
*   *

Đúng ba giờ sáng ngày hôm sau, trong khi D. Marnin đang ngủ gà ngủ gật trên chiếc ghế sô-pha thì lại nghe tiếng điện thoại.

- Dậy chưa ông bạn? - tiếng nói của Mandelbrot vọng ra từ trong ống nghe.

- Tôi đây, ông lại muốn cái gì vậy hả Billy?

- Dave, tôi cần thông cáo từ Đại sứ Corning.

- Không sao cả, nó đang nằm đây này. Tôi tin là ông ấy sẽ vui lòng gửi cho ông một bản.

- Nghe này, ông bạn già, ông có sợ rằng anh chàng Mudd sẽ bị phạt vạ lần này không? - Mandelbrot sốt sắng đề nghị - cả đám Quân lực Việt Nam và bên dinh Tổng thống đều đang đổ hết mọi tội lỗi lên đầu thằng cha này. Hắn cần phải biết điều này, nhưng tôi không thể tìm được hắn ở đâu. Cậu có thể giúp tôi việc đó được chứ?

- Làm cách nào cơ?

- Cậu có thể liên lạc được với hắn thông qua đường dây của Đại sứ quán hoặc của bên Quân đội cũng được. Mà tất cả những gì mà cậu phải làm là nhắc anh ta chú ý thôi.

- Thực ra thì, tôi đã cố tìm anh ta mấy lần rồi nhưng đều không được - D. Marnin nói - nhưng tại sao tôi lại không thử xem thế nào nhỉ?

Anh đặt ống nghe xuống rồi lại nhấc lên quay số gọi xuống Mỹ Tho qua đường dây của Đại sứ quán. Mudd nhấc máy lên sau bốn tiếng chuông reo.

- Có việc gì vậy ông bạn tri kỷ của tôi?

- Lúc trước tôi đã gọi điện tìm anh mà anh không có ở đấy. Tôi đã muốn ông cho tôi biết thêm một vài thông tin liên quan đến trận đánh vừa rồi để báo cáo lại cho ông Đại sứ. Ông cũng nên biết là tôi vừa nói chuyện qua điện thoại với phóng viên Mandelbrot. Anh ấy nói rằng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (ARVN), Phủ Tổng thống và cả Bộ Tư lệnh MACV đều đang buộc tội ông vì đã để xảy ra thảm họa ở Ấp Bắc đấy.

- Ôi dào, mấy thằng cha khó chịu đó vẫn không quên nó đi được hay sao.

- Tôi cũng vừa mới nhận được mấy bức điện tín ở đây. Họ trích dẫn rằng, một cố vấn Mỹ đã nói rằng ARRVN không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ... và rằng đó là một “Màn trình diễn tồi tàn”

- Nó nói vậy à. Bây giờ thì ai có thể phủ nhận được điều đó chứ. Nghe này, Dave, hãy giữa lại những bức điện tín đó nhé. Tôi muốn đọc chúng trước khi tôi nhận được lời quở trách của Tướng quân. Và này, cám ơn rất nhiều nhé.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #42 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 01:43:46 pm »

*
*   *

Đúng 6 giờ 30’, D. Marnin vẫn còn đang ngủ lơ mơ ở trên ghế sô-pha thì anh phải bật giậy vì có tiếng gõ cửa dồn dập. Đó là Mudd với mày râu nhẵn nhụi, quần áo chỉnh tề và bốc mùi nước hoa Cô-lô-nhơ thơm phức. Nhìn anh ta có vẻ rất thư thái và nhanh nhẹn khiến cho D. Marnin cũng phải hơi bất ngờ, bởi vì mói chỉ khoảng ba tiếng đồng hồ trước đây, anh vừa nói chuyện với anh ta qua điện thoại và sau cả ngày hôm trước anh ta còn đang ở trong một trận đánh. Theo sát anh ta là viên hạ sỹ không quân người da màu. D. Marnin mời cả hai vào trong phòng khách và đề nghị pha mời họ một phin cà phê.

- Tôi không có nhiều thì giờ đâu. Chúng tôi còn phải báo cáo ở chỗ Bộ Tư lệnh MACV vào lúc 7 giờ 30’ cơ. Đây là hạ sỹ Washington. Anh ta làm việc trong văn phòng cố vấn quân sự ở Mỹ Tho. Nào hạ sỹ, hãy nói cho ông bạn đây xem anh đã làm gì nào.

- Tôi là liên lạc viên thưa ngài.

- Và vào lúc 10 giờ 30’ sáng ngày hôm qua anh đang làm cái gì?

- Tôi đang theo dõi diễn biến trận đánh giữa Sư đoàn 7 và Tiểu đoàn số 514 của Victor Charlie (Việt Cộng).

- Thế chuyện gì đã xảy ra vào lúc 10 giờ 30’?

- Sương mù lúc đó đã tan hết, mười chiếc máy bay trực thăng của ta đang đưa lực lượng tác chiến đường không vào vị trí tập kết của đại đội dự bị đầu tiên. Ông đang ngồi trên chiếc L-19 chỉ chỗ cho họ hạ cánh.

- Và tôi đã nói gì với họ?

- Ông đã nói rằng họ đang đi quá gần với hàng cây ở phía Tây, dưới hàng cây đó là cả một mớ các công sự của bọn VC và rằng họ không được phép đổ quân xuống vị trí đó dưới 300 m nếu không thì mọi việc sẽ xôi hỏng bỏng không.

- Lúc đó tôi đang nói với ai?

- Thiếu tá Markham trong chiếc trực thăng chỉ huy.

- Và chính xác là tôi đã nói cái gì?

- Ông đã nói rằng, đồ con lừa ngu dốt, chúng mày sẽ bị tụi nó bắn cho tan tác ngay đấy.

- Và ông ta trả lời ra sao?

- Ông ta bảo rằng đó là quyết định sáng suốt, vì đấy là chỗ bọn VC đã bỏ đi rồi và rằng ông ta biết là ông ta đã nhìn thấy một bãi đáp rất thuận lợi.

- Và anh đã ghi âm lại toàn bộ cuộc trao đổi đó chứ? Bây giờ anh có cuộn băng đó không?

- Vâng thưa ngài, theo nguyên tắc SOP chúng tôi vẫn phải sử dụng những cuộn băng này khi chúng tôi làm báo cáo sau mỗi trận đánh.

- Cám ơn hạ sỹ, - anh ta nói rồi quay sang phía D. Marnin với một nụ cười rạng rỡ

- Thế chuyện gì đã xảy ra với Thiếu tá Markham? - D. Marnin hỏi.

- Anh ta tử trận rồi. Một viên đạn đã xuyên qua đầu anh ta. Mẹ kiếp.

D. Marnin thở dài sõng sượt và nói với với anh ta:

- Anh nên bảo đảm là anh phải có riêng một bản sao của cuộn băng ấy. Anh phải giữ nó cho bản thân anh đấy.

- Để tôi nói cho ông biết nhé. Trận đánh này sẽ trở nên nổi tiếng. Tôi sẽ viết về nó một cách tỷ mỉ đến tùng chi tiết và trong nhiều thế kỷ sau này bản báo cáo của tôi sẽ được đem ra làm tài liệu nghiên cứu trong tất cả các trường đào tạo sỹ quan tham mưu đấy. Thứ duy nhất có thể không cho nó phổ biến được chính là việc Bộ Tư lệnh MACV sẽ cho xếp nó vào danh sách các hồ sơ TUYỆT MẬT. Bởi vì trận đánh này sẽ khiến cho những người đọc được về nó hiểu rằng Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không thể đảm nhiệm trọng trách của họ và cả trong tương lai họ cũng sẽ không thể làm được điều đó nữa. Đó đúng là một màn trình diễn tồi tệ. Một màn trình diễn tồi tệ chó chết.

Cửa ra vào bỗng bật mở. Bà Chung xông thẳng vào bên trong.

- Xin chào các ngài. - nói rồi bà ta tự nhiên như không lướt qua cả ba người và tiến thẳng vào phòng ngủ. Vài phút sau, bà ta đi ra và kéo theo cô bé mặc nguyên cả bộ đồng phục học sinh Trung học vẫn còn đang ngái ngủ, tóc tai bơ phờ, hai mắt sưng húp. Bà Chung nhanh nhảu vẫy tay chào tạm biệt mọi người rồi lỉnh ngay ra ngoài. Cô bé con không dám nói lấy một lời và cũng không dám nhìn thẳng vào mặt Marnin. Đại tá Mudd và viên hạ sỹ đưa mắt nhìn nhau trong im lặng. Mudd hắng giọng rồi bảo Washington chờ anh ta ở dưới xe jeep.

- Này ông bạn - anh ta quay lại nói với D. Marnin khi chỉ còn hai người ở trong phòng - ông hãy cẩn thận với bọn gái mãi dâm ngưòi Việt này đấy. Căn cứ của ông là ở Sài Gòn. Có một thứ mà ngưòi Việt Nam ghét hơn bất cứ cái gì khác đó là để cho người nước ngoài làm nhục những ngưòi phụ nữ của họ. Chúng ta đang có việc để làm ở cái đất nước này. Và đấy luôn là mục tiêu hàng đầu. Nếu như ông cảm thấy thích những em gái người Việt ngọt ngào, ông hãy xuống chơi với bọn tôi ở dưới Mỹ Tho vài bữa. Tôi sẽ bố trí cho ông đâu vào đấy hết. Nhưng mà vào lúc này hãy nhớ là chẳng có con chó nào lại đi ị ra ngay trước sân nhà mình đâu.

D. Marnin im lặng bước chân theo ra cửa.

*
*   *

Một tuần sau đó, vào ngày 10 tháng 1, anh đã nhận được một gói bưu phẩm gửi từ Mỹ Tho lên theo đường quân bưu. Đó là những giấy tờ cá nhân và toàn bộ biên bản ghi nội dung cuộc đàm thoại của Mudd trong trận đánh ấy. Trên tờ giấy bọc bên ngoài, Mudd đề nghị D. Marnin giữ hộ anh ta những thứ này trong một thời gian và chỉ được mở nó ra nếu như có việc gì đó bất trắc xảy ra với anh ta mà thôi. D. Marnin thản nhiên bỏ gói bưu phẩm vào trong ngăn kéo bàn làm việc và chẳng bao lâu sau anh đã quên mất nó.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #43 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 01:46:38 pm »

Chương 15
PHÉP LẬP LUẬN CỦA MỘT VỊ TƯỚNG

Phải mất tới bốn ngày thì tờ báo Herald Tribune có trụ sở tại Paris mới tới được Sài Gòn và tờ New York Times thì phải mất đến một tuần. Tờ báo Mỹ đầu tiên mà Đại sứ quán nhận được sớm nhất chính là ấn phẩm Thái Bình Dương của tờ Stars and Stripes được in ở Okinawa của Nhật Bản. Tờ báo này luôn tới Sài Gòn ngay ngày hôm sau khi nó vừa được phát hành và thực ra cũng không ai muốn xem qua hàng chuỗi những sự kiện vừa xảy ra trên khắp thế giới đã được in trên tờ báo này. Cơ quan thông tấn Mỹ (USIA) và Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) là hai nguồn thông tin nhanh nhất chuyên đưa về các sự kiện quốc tế mà Đại sứ quán đặc biệt quan tâm.

Đại sứ quán đã phải kết luận là lấy làm tiếc vì bản tin của đài VOA đã làm ảnh hưởng tới mối quan hệ vốn đang rất tốt đẹp giữa Đại sứ quán và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Cá nhân ông Đại sứ cũng như những người Mỹ đang làm việc tại đây đều không có cách nào để giải thích với ông Diệm hoặc ông Nhu hay bất cứ một người Việt Nam nào khác về vấn đề này, bởi lẽ đài VOA chỉ thực hiện nhiệm vụ của họ là đưa tin một cách “khách quan”. Người ta đã cười nhạo vào mặt ông Corning khi ông đưa ra kiểu biện hộ như vậy. Tất cả điều đó đã khiến ông Đại sứ phải gửi hết công điện này tới công điện khác đến đài VOA và gửi thẳng cho ông Ed Murrow, Giám đốc điều hành đầy quyền lực của USIA để phản đối về việc phóng viên của các cơ quan thông tấn này cố tình bóp méo sự thật. Thế nhưng chính mấy cơ quan này còn cố tình cho phát lại sang khu vực Đông Nam Á toàn bộ bài viết của tờ báo New York Times.

Đại sứ quán phải xử lý rất nhiều tin bài khác nhau của vô số các hãng thông tấn. Riêng tin bài của Phòng thông tin vùng viễn Đông thuộc Bộ Ngoại giao là luôn phải được chuẩn bị cẩn thận nhất. Sau đó là các tin tức của USIS có trong ấn phẩn Asssociated Press Ticker. Hơn thế nữa, mặc dù khi đó liên lạc vệ tinh cũng chưa phát triển lắm và việc kết nối đàm thoại xuyên qua biển Thái Bình Dương là hết sức khó khăn, nhưng ngài Bilder tối nào cũng phải cố gắng nói chuyện được qua điện thoại với ông Paul Kattenberg thuộc Viện nghiên cứu về các giải pháp hợp tác với Việt Nam của Bộ Ngoại giao để nắm được các thông tin nhậy cảm mà Washington sẽ tập trung vào trong sáng ngày hôm đó. Chính vì vậy, ngay khi các đài phát thanh vừa mới loan tin thì ông Đại sứ đã biết rất tường tận về những gì mà người ta sẽ nói về “Thảm kịch ở Ấp Bắc”. Trên thực tế, ông Corning cũng đã thương lượng với ông Diệm về những lời bình phẩm đó từ hai ngày trước đó khi ông ta rẽ qua dinh Tổng thống để nâng cốc chúc mừng ngày kỷ niệm sáu năm ngày ông Diệm nhậm chức Tổng thống.

Cả hai đều hiểu rằng đây sẽ là một chủ đề rất cần có sự đồng ý cao từ cả hai phía. Hôm mùng 3 tháng 1, Đại sứ Corning đã gửi về Bộ Ngoại giao ba bức điện có liên quan đến vấn đề này, mà một trong ba bức điện đó ông đã trích dẫn nguyên văn lời của ông Diệm là: “Trận đánh ở Ấp Bắc chỉ mang yếu tố tức thời trong một chén trà nóng”. Mặc dù đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ cả hai phía, nhưng ấn phẩm của báo Stars and Stripes ra vào ngày mùng 4 tháng một vẫn gây ra một cú sốc thật sự. Nó được chuyển đến trong gói bưu phẩm nhận được lúc 10 giờ 30’ hôm mùng 5 tháng 1. Vừa nhìn lên trang nhất, D. Marnin đã vội vã đem ngay tờ báo đến cho ông Đại sứ. Ông Corning và ngài Bilder đang ở trong phòng làm việc bàn bạc với nhau về kế hoạch đón tiếp Đô đốc Bill McGrath, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương chuẩn bị tới Sài Gòn vào chiều hôm ấy.

- Tôi nghĩ là ngài muốn đọc bài báo này ngay bây giờ - D. Marnin nói.

Thông thường, ông Đại sứ chẳng thèm đề mắt đến báo Stars and Stripes, một ấn phẩm khổ nhỏ chuyên chỉ phục vụ cho các binh sĩ mới vào nghề có độ tuổi trung bình từ 19 đến 20. Thế nhưng lần này ông ấy cũng phải ngó xem trang nhất có dòng chữ cỡ lớn: “VIỆT CỘNG ĐÃ ĐÁNH BẠI QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA TRONG MỘT TRẬN ĐÁNH LỚN” và dưới dòng tít này là hai dòng phụ đề nhỏ hơn tóm tắt kết quả trận đánh: “CÓ BA CỐ VẤN MỸ BỊ CHẾT, NĂM MÁY BAY TRỤC THĂNG BỊ BẮN HẠ” và dòng tiếp theo là “NHÀ TRẮNG ĐANG RẤT LO LẮNG, TỔNG THỐNG ĐÃ YÊU CẦU TỔ CHỨC ĐIỀU TRA ĐẶC BIỆT”. Ở gần cuối trang báo có in hình ảnh một chiếc máy bay trực thăng H-21 nằm lật ngửa lên trời và một lời dẫn cho bức ảnh này là: “Một trong năm chiếc máy bay trực thăng của Mỹ bị Việt Cộng bắn hạ. Ba cố vấn Mỹ đã bị chết”.

Ông Corning đưa tờ báo cho ngài Bilder người cũng đang tập trung vào xem mấy tờ báo khác.

- Tôi không phải đọc thứ này. - ông Đại sứ nói - Tôi biết nó nói cái gì rồi. Trong hai ngày qua tôi đã nhận được tới mười hai cuộc điện thoại từ nước Mỹ gọi đến đây. Ông biết không? chẳng có cuộc gọi nào mang tính chính thức cả. Tất cả họ đều là bạn bè và người thân. Ai trong số họ cũng bắt đầu bằng một câu hỏi giống hệt nhau là: “Gus ơi! cái quái gì đang xảy ra ở bên đó vậy? Tôi đã nghĩ là chúng ta đang giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này cơ mà? Cái thế giới này đang diễn ra cái trò khỉ gió gì vậy?”. Và tôi chỉ trả lời họ rằng họ đều biết cả rồi đấy. Chúng ta đang giành chiến thắng. Thế nhưng tôi cũng cảm thấy rằng ở đầu bên kia người ta vẫn chưa hết hoài nghi đâu. Tối hôm nay sẽ có cả đống người Mỹ sẽ lên giường đi ngủ với ý nghĩ rằng ở đây chúng ta đang ở trong tình cảnh tuyệt vọng lắm đấy.

- Câu chuyện này - ông Bilder nói - Câu chuyện này Kattenberg đã từng nói với tôi. Tôi nghĩ là ông nên đọc nó thì hơn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #44 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 01:48:09 pm »

Ông ta gập tờ báo đến trang 5 và đưa nó cho ngài Đại sứ. “Một màn trình diễn tồi tệ” là tên của bài báo này. Dưới dòng phụ đề là dòng chữ: “Các cố vấn quân sự Mỹ cáo buộc ARVN đã bỏ chạy”. Trong bài báo này, có ảnh một viên Đại úy quân đội Mỹ đang ngồi trên chiếc cáng do hai lính Ngụy khênh. Viên Đại úy đang vẫy tay về phía ống kính của phóng viên dưới bức hình này là dòng chữ “Sau khi viên Thiếu tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa ra lệnh rút lui, một cố vấn Mỹ bị thương đang được khênh ra khỏi trận địa”. Bài báo này được lấy từ mạng tin tức của tờ New York Times và bài này do phóng viên Willis Mandelbrot tường thuật từ chiến trường. Ông Bilder bắt đầu đọc to hai đoạn đầu tiên của bài viết này:

- “Ngày mùng hai tháng một, tại vùng đồng bằng của Nam Việt Nam, trên một cánh đồng lúa phì nhiêu, các cố vấn quân sự Mỹ đã thật sự choáng váng trước sự rút chạy một cách nhục nhã của lực lượng ARVN trong trận đánh giữa Sư đoàn 7 và Tiểu đoàn số 514 của Việt Cộng. Chỉ có những từ ngữ như: “sự hèn nhát”, “sự vô trách nhiệm”, “khả năng kém cỏi” mới có thể diễn tả được tất cả những gì gọi là nỗ lực của các binh sỹ trong lực lượng đồng minh của chúng ta trong trận đánh này. Sau tất cả những thất vọng và cay đắng vì phải chứng kiến những người đồng đội thân yêu nhất phải ra đi ngay trên tay mình, một cố vấn quân sự cao cấp Mỹ đã phải đau đớn thốt lên rằng: “Đó là một màn trình diễn tồi tàn chó chết”.

Quá thất vọng vì những gì xảy ra lại hoàn toàn trái ngược với những gì mà người Mỹ chúng ta vẫn nói về lực lượng đồng minh của mình, người cố vấn quân sự ấy nói thêm rằng: “Cả ba người lính Mỹ bị chết trong trận đánh này không phải là do những phát súng của đối phương mà họ đều bị chết do mất máu. Họ đã chết vì họ không nhận được sự quan tâm đúng mực của những người chỉ huy trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, những người đáng ra phải có mặt tại chiến trường để giám sát lực lượng của họ, nhưng họ đã không làm như vậy. Sai lầm trong tấn công rồi sẽ dẫn đến sai lầm trong phản công. Điều đáng tiếc là ở chỗ đối phương đã bị tập kích từ mọi hướng và đội hình của họ đã hoàn toàn bị phá vỡ. Tất cả những gì mà chúng phải làm chỉ đơn giản là chặn đứt đường rút lui của chúng. Chúng ta đã có thể xóa sổ toàn bộ Tiểu đoàn số 514 - đơn vị tinh nhuệ nhất của bọn VC. Trong buổi chiều hôm đó Lực lượng Không quân vận đã có thể đóng chặt cái bẫy mà chúng ta đã dựng lên và có thể minh oan cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau tất cả những gì mà họ đã không thể làm được vào buổi sáng hôm ấy. Thế nhưng khi lực lượng đổ bộ cuối cùng đươc tung ra thì mục tiêu của họ lại không phải là nhằm vào cánh quân Việt Cộng đang rút chạy mà cái chính là họ, những người đồng minh của chúng ta lại muốn tránh né kẻ thù. Đó quả thật là một màn trình diễn tồi tàn”.

- Thôi, thế là đủ rồi - ông Corning nói - Thế là tôi đã hiểu rồi.

- Đó chính là điều mà tôi đã nói vói ngài đấy. Trên thực tế thì đấy chính là cái người ta vẫn gọi là sự làm phản. Đáng ra người ta phải tìm ra cái thằng chó chết nào nói ra như vậy để đem nó ra ngoài kia thiến quách nó đi cho rồi. Chúng ta đã bỏ ra đấy hàng trăm triệu đô-la để đào tạo những người lính ấy, tập hợp họ lại theo tiêu chuẩn đầu tiên của một đội quân nhà nghề. Để rồi sau đó mấy thằng cha bộp chộp với cái đầu rỗng tuếch ấy mở mồm ra là nói lung tung làm hỏng bét hết mọi công sức mà chúng ta đã làm được. Bọn chúng nó còn làm chúng ta đau hơn cả bọn Việt Cộng. Đáng lẽ ra người ta phải tìm ra cái thằng cha ấy và lấy việc trừng phạt nghiêm khắc hắn để làm ví dụ chứ.

- Không việc gì khó khăn đến vậy đâu. Tất cả đều từ cái thằng cha Mandelbrot nói ra cả đấy. - ông Corning thêm vào - Đó cũng chính là cái thằng Mudd mà phóng viên Mandelbrot đã tô vẽ nên trong tạp chí Times Magazine đó. Nó chỉ được mỗi cái mồm là thích khoe mẽ thôi. Nó đang là cố vấn cho Sư đoàn 7. Mà cũng chính nó là thằng đã gây ra, sau đó ngồi chứng kiến trận đánh này từ đầu chí cuối mà. Nó là một trong những thằng đang bị Phủ Tổng thống cáo buộc là nguyên nhân chính gây ra lần thất bại này. Hắn đang phải trực tiếp đối chất với những lời cáo buộc đó đấy. Còn cái trò gọi là người cố vấn cao cấp Mỹ cũng chỉ là do thằng cha Mandelbrot bịa ra để lòe người khác đó thôi.

- Tôi thì tôi lại nghi ngờ là anh ta không bịa ra câu chuyện ấy - D. Marnin hấp tấp chen vào.

Ông Đại sứ quay đầu lại và đưa mắt nhìn anh.

- Cậu biết thằng cha Mudd này sao? Thế cậu không cho rằng chính hắn là người đã cung cấp tin tức cho bài báo này à?

- Tôi không biết anh ta. Tôi cũng chỉ nói chuyện với anh ta một hai lần thôi. Dường như anh ta rất tận tâm với cuộc chiến tranh này. Tôi chỉ ... không dám chắc là anh ta đã đưa ra những câu bình luận thiếu trung thực như vậy thôi. Thông qua các bài báo mà tôi được đọc, tôi thấy anh ta là một tay khá lạnh lùng đấy. Sau trận Ấp Bắc, tôi cũng đã nói chuyện với anh ta. Lúc ấy, anh ta khá sâu sắc, bảnh bao và rất điềm tĩnh - một điều có thể nói là rất kỳ lạ vì anh ta vừa trải qua một trận đánh như vậy.

D. Marnin toát hết mồ hôi - vì quá ngượng ngùng khi phải nói dối với cấp trên của mình, một người mà anh luôn tôn kính. Anh đã biết rõ rằng chính thằng cha Mudd là người tiết lộ những bí mật của câu chuyện này. Chính vì thế anh thở phào nhẹ nhõm khi Helen Eng thông báo qua hệ thống liên lạc nội bộ rằng Trưởng các cơ quan, đơn vị đều đã tập hợp đông đủ tại hội trường cho cuộc họp thường kỳ một tuần hai lần giữa các nhóm cùng công tác.

Các nhân vật chủ chốt đều đang ngồi quanh chiếc bàn dài màu nâu bóng loáng trong phòng họp lớn. Ngoài ông Đại sứ và Phó phòng điệp vụ DCM còn có tướng Donnelly, Tư lệnh Bộ Tư lệnh MACV; tướng Parker, Trưởng đoàn MAAG; Tiến sỹ Warren “Curly” Bird, Giám đốc Chương trình (USOM); ngài Stu Markoff, Chỉ huy trưởng CIA tại Sài Gòn; John Mecklin, đại diện Phòng thông tin tuyên truyền; ông Sam Sabo, Tùy viên chính trị của Đại sứ quán Mỹ, ông Bob Jaspers, Tùy viên kinh tế của Đai sứ quán; ông Lou Holbein, Tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn cùng toàn bộ đoàn tùy tùng của các quan chức này. Riêng các thư ký và phụ tá giống như D. Marnin thì phải ngồi ở dãy ghế kê sát các bức tường xung quanh. Khi ông Corning bước vào phòng, mọi người đều đứng dậy chào và chỉ ngồi xuống sau khi ông ta đã ngồi xuống chiếc ghế của mình. Ông Đại sứ vẫn ngồi ở chỗ đầu bàn như thường lệ. Tướng Donnelly ngồi ở phía bên phải ông ta còn ngài Bilder thì ngồi ở phía bên trái. Trước khi tướng Donnelly được đề bạt, thì vị trí ngồi của ông bây giờ vốn bị bỏ không, vì đây là đoạn cuối trong vòng tròn quanh chiếc bàn nếu tính từ ông Đại sứ. Việc Bộ Tư lệnh MACV được thành lập không chỉ giúp cho tướng Donnelly trở thành một vị tướng bốn sao mà nó còn thâu tóm luôn cả quyền chỉ huy lực lượng Quân đội Mỹ đang đóng ở Thái Lan. Chính điều này đã tạo điều kiện để tướng Donnelly có quyền trao đổi trực tiếp với Washington mà không cần có sự chấp thuận của bên Đại sứ quán. Và bất cứ ai có một chút hiểu biết về chế độ hành chính quan liêu của Mỹ thì cũng hiểu rằng việc trao đổi trực tiếp như vậy luôn đồng nghĩa với sự thừa nhận quyền hạn tuyệt đối đầu tiên của chức vụ này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #45 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 01:49:55 pm »

Chính vì thế, tất cả những bức điện mà tướng Donnelly gửi riêng cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân tướng Maxwell Taylor hoặc là Bộ Trưởng Quốc phòng McNamara đều hoàn toàn mang tính đặc quyền của ông ấy. Điều này còn có nghĩa là mặc dù xét trên một phương diện nào đó thì tướng Donnelly vẫn phải phục tùng Đại sứ quán nhưng trên thực tế ông ta không làm như thế. Vì vậy, Đại sứ Corning phải có nhiệm vụ vừa đối xử với ông ta như một người đồng cấp nhưng đồng thời cũng vẫn phải duy trì vị trí quyền lực tối cao của mình.

Với rất nhiều nếu không muốn nói là tất cả các sỹ quan cao cấp luôn say sưa với sự thăng tiến trong nghề nghiệp, không chỉ bằng sự cống hiến mang tính cá nhân và tài năng quân sự của riêng họ mà còn có cả bản tính hung hăng sẵn có thì điều này đã có thể là một vấn đề hết sức nan giải cho cả hai người. Thế nhưng nó lại không bao giờ đúng với trường hợp của tướng Donnelly, một nhà quân sự mang tố chất của một nhà ngoại giao thực thụ, thường xuyên rất nhạy cảm đối với các nhân tố văn hóa có thể dẫn đến những tình huống nguy kịch trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cũng có những lúc giữa hai người nảy sinh một vài bất đồng nho nhỏ, nhưng rồi sau những trận quyết đấu năm ăn năm thua trên sân quần vợt họ lại cùng nhau thưởng thức những giờ giải lao quý báu với món Citron presse’. Cũng đã có lúc tướng Donnelly phàn nàn với Đại sứ Corning rằng việc xây dựng Quân lực Việt Nam Cộng hòa chẳng khác nào đi bày cho mấy anh chàng hạ sỹ cách đánh của trận Stalingrat. Tuy thế, tướng Donnelly không bao giờ nói ra những câu bình luận vu vơ như vậy đối với những cấp dưới của ông ta. Trên bức tường trong phòng làm việc của ông ấy có dán một câu nói mà ông ấy rất ưa thích đó là: “Không ai có thể chiến đấu tốt cho đến khi anh ta nghĩ rằng anh ta có đủ khả năng đốt cháy kẻ khác”.

- Trừ khi ai đó có việc thật khẩn cấp thì người ấy mói được phép ra khỏi phòng trong buổi họp quan trọng này - Đại sứ Corning trịnh trọng tuyên bố - Tôi dự định dành toàn bộ cuộc họp ngày hồm nay để tướng Donnelly báo cáo về trận đánh ở Ấp Bắc. Tôi có thể nói với tất cả các ngài rằng Tổng thống và ngài Ngoại trưởng rất bực mình vì những tin tức không đúng sự thật đã được tiết lộ về vụ tai nạn này. Nguy hại hơn là điều đó đã thổi bay toàn bộ công sức tiền bạc mà chúng ta đã gom góp ở đây mấy năm vừa qua. Chính vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh đọc thật cẩn thận ba tài liệu sau đây để đưa ra chính kiến của mình một cách khách quan nhất. Đầu tiên là báo cáo của tướng Donnelly do tướng Parker soạn thảo vừa được công bố ngày hôm qua với nhan đề: “Bài viết của hãng thông tấn AP về trận Ấp Bắc - có 95% là không đúng sự thật”. Thứ hai là bản thông cáo ra ngày hôm qua của Chick Rizzo và Sam Sabo mang tên: “Phản ứng hững hờ của người Việt Nam đối với trận đánh ở Ấp Bắc”. Đây có thể được xem như bản tổng hợp về toàn bộ cái gọi là “thiếu phản ứng kịp thời” của Quân lực Việt Nam Cộng hòa với trận đánh trên. Tài liệu thứ ba mà tôi muốn các anh nghiên cứu chính là biên bản cuộc trao đổi giữa tôi với Tổng thống Diệm được thực hiện mấy ngày trước về chủ đề này. Còn bây giờ, tôi muốn nhường phần trình bày cho tướng Donnelly. Đến lượt anh đấy, Blix...

Tướng Donnelly đứng dậy và ra hiệu cho Aylward mang tới một bộ đồ nghề với đủ cả màn hình và máy chiếu rồi đặt nó xuống dưói chân bàn. Ông Bilder và ông Sabo đưa mắt trao đổi với nhau một nụ cười hóm hỉnh. Cánh quân sự chưa bao giờ truyền đạt một thông tin nào đó cho mọi ngưòi mà không tận dụng triệt để các tính năng của máy chiếu hình, một công nghệ nghe nhìn kiểu cổ điển mà bên ngành Ngoại giao vẫn gọi đùa là cái ghế tựa cho những kẻ dại khờ. Tướng Donnelly rút trong túi áo ra một ống kim loại được dùng làm que chỉ rồi kéo dài nó ra ngay trước mặt mọi người.

- “Toàn bộ bản báo cáo này đã được đóng dấu tuyệt mật. Cho bản slide (bản kính dương) đầu tiên đi” - ông ta nói với Aylward.

Trên phông màn hình hiện lên một khung bảng:

Việt Cộng đang nắm thế mạnh và phần lớn các khu vực rừng núi trên cao nguyên phía Bắc Sài Gòn cũng như tất cả các ngả đường tới vịnh Thái Lan trong đó bao gồm cả thành phố lớn là Sài Gòn-Chợ Lớn. Nam Việt Nam có thể sẽ biến thành bãi chiến trường trong cuộc chiến tranh lạnh. Đây là khu vực cần phải được kiểm soát một cách đặc biệt.
                     Tướng Ed Landsdale.


- “Đó” - tướng Donnelly bắt đầu báo cáo của mình -“kết luận này được rút ra vào năm 1960, tức là chỉ mới hai năm trước đây - trong một bản báo cáo tuyệt mật do tướng Landsdale gửi trực tiếp cho Tổng thống Hoa Kỳ. Tướng Landsdale viết báo cáo này sau chuyến viếng thăm đầu tiên của ông ấy tới đây kể từ năm 1956. Tôi cũng phải nói thêm với những ai chưa biết gì về điều này. Hồi năm 1955 và 1956, tướng Landsdale chính là một người hết sức quan trọng trong việc cứu Tổng thống Ngô Đình Diệm thoát khỏi những đe dọa của các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo cũng như nhóm Bình Xuyên, một tổ chức vũ trang theo kiểu xã hội đen đang kiểm soát toàn bộ Sài Gòn. Ông Landsdale đã rời khỏi Sài Gòn để tiếp nhận những vị trí khác quan trọng hơn. Ông ấy đã hoàn toàn bị sốc bởi vì những gì mà ông ấy phát hiện ra khi quay lại đất nước này.

Mười tám tháng trước đây, đất nước này đang trong tình trạng mỗi ngày một đi xuống. Quân lực Việt Nam Cộng hòa (ARVN), một phương tiện chủ yếu của cuộc chiến tranh này hoàn toàn vô dụng. Đây có thể được xem như một thực tế về Việt Nam mà rất nhiều người đã quên mất. Để bây giờ, mấy tay phóng viên lại đang ra sức đổ hết mọi tội lỗi cho việc chỉ đạo sai trong trận Ấp Bắc. Thú thật, giả sử như những gã hợm mình xấc xược đã dựng nên những câu chuyện đó có đủ cứng cáp để tham gia chiến đấu ở Triều Tiên thôi chứ chưa cần nói đến Đại chiến Thế giới lần thứ hai, thì chắc hẳn họ sẽ phải nhìn nhận cái mà họ gọi là sự chỉ đạo sai lầm ở trận Ấp Bắc ấy phải được xem như là một kỳ tích trong xây dựng kế hoạch tác chiến quân sự. Trước khi chúng ta bắt đầu chỉ trích ARVN, chúng ta nên tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với Tập đoàn quân số tám của Mỹ sau trận Chosen Reservoir ở Triều Tiên.

Thêm vào đó, chúng ta hãy thử nhìn nhận khách quan hơn về lực lượng ARVN xem nào. Tất cả những gì đã xảy ra ở Tân Phú và Ấp Bắc cũng chính là cái gây tranh cãi ở đây. Đó chính là việc một lực lượng gồm hai nghìn quân của ARVN tổ chức tấn công một đơn vị Việt Cộng vào buổi sáng. Rồi đến buổi chiều, lại có thêm một nghìn quân nữa thuộc lực lượng tác chiến đường không tới tăng cường cho trận đánh này. Dĩ nhiên ở một chừng mực nào đó có sự chỉ đạo không sít sao. Nhưng vấn đề là mới chỉ mười tám tháng trước đây, ARVN hoàn toàn không có khả năng tổ chức một cuộc tấn công với năm trăm quân tham gia chứ chưa nói gì tới ba nghìn quân như ngày hôm nay. Đội quân đó đã không có hệ thống chỉ huy chuyên nghiệp, không có một học thuyết quân sự nào để xây dựng và tổ chức lực lượng, không có lực lượng cơ động tác chiến. Mười tám tháng trước đây, chúng ta đã có tới ba hay bốn trận thất bại còn tồi tệ hơn trận Ấp Băc. Vậy nhưng vẫn chẳng có ai để tâm đến điều đó. Và cũng không ai nhớ tới điều đó. Tại sao lại không? Tất cả bởi vì các cố vấn quân sự của ta đã đến đây và đã phục vụ ở đây được mười bẩy tháng rồi. Điều đó còn đúng sự thật hơn tất cả những gì mà các phóng viên ấy đã nói tới. Thế còn những phóng viên đó là ai? Họ là một lũ con nít”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #46 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 01:51:42 pm »

Ông ta bật ngón tay và Aylward mang tới cho ông ta một tập các. Khi ông ta đọc từng chiếc các ấy thì hình ảnh và tên tuổi của từng phóng viên được đèn chiếu sáng lên màn hình.

- “Phóng viên Hãng thông tấn UPI, 26 tuổi, lần đầu tiên được đi ra nước ngoài. Chưa bao giờ đưa tin chiến sự. Mới ở đây được tám tháng. Trước đó đã qua nghiên cứu sơ đẳng về Đông Nam Á; kinh nghiệm ở bên ngoài nước Mỹ là không biết gì.

- Phóng viên Hãng thông tấn AP, 29 tuổi, một thằng người Úc mắc dịch. Chưa có kinh nghiệm, chưa có bằng cấp nào - hoàn toàn không có gì hết! Những thằng cha này nghĩ rằng công việc của chúng nó ở đây chỉ là đi ném đá thôi chắc.

- Phóng viên tờ New York Times, thằng này mới là thằng tồi nhất. 28 tuổi. Trước kia đã từng làm công việc của một phóng viên điều tra. Đã từng đưa bài về phong trào dân quyền ở Alabama. Hãy để tôi nói cho các anh biết nhé, cái thằng cha mà các anh đang thấy trước mặt còn có ý định tẩy chay cả Tổng thống Diệm nữa đấy. Tôi là người theo trường phái cổ điển. Tôi đã luôn nghĩ rằng một phóng viên thì phải có trách nhiệm là khách quan. Trong trường hợp này, có rất nhiều nghi vấn rằng không hiểu thằng cha này muốn ai - chúng ta hay là bọn Cộng sản giành chiến thắng.

- Thưa tướng quân, ngài nói rằng chỉ có một máy bay trực thăng của ta bị bắn hạ thôi à? - ông Sam Sebo phản đối ngay - Tôi nghĩ là có năm chiếc mới đúng chứ.

- “Sáng hôm mùng hai tháng một vừa qua, có năm chiếc trực thăng của ta bị bắn hỏng. Bốn chiếc trong số này đã được sửa lại và bây giờ vẫn đang bay được. Chúng vẫn đang bay trên trời đấy. Chỉ còn có một chiếc đang nằm trong xưởng sửa chữa mà thôi. Tuy nhiên, nó sẽ được đưa vào sử dụng vào đầu tuần sau. Anh còn muốn thêm gì nữa không Ace?”

- Không thưa ngài, - tướng Không quân Ace Parker, người nhìn lúc nào cũng như là vừa rơi từ trên cung Trăng xuống ấy nên khó có thể lừa gạt được ai vội vã trả lời. -Những người lính của chúng tôi có hơi chủ quan một cách dũng cảm trong trận Ấp Bắc. Mọi người phải nhớ rằng bọn Cộng sản chưa từng chống trả quyết liệt như vậy bao giờ và bọn chúng chắc là cũng không dám làm như thế nữa đâu. Có thể là chúng tôi đã phải đương đầu với một thằng chỉ huy người địa phương quá lỳ lợm chứ hoàn toàn không có chuyện là chúng tôi chưa sẵn sàng. Trong lần tới, nhất định chúng tôi sẽ chứng tỏ được khả năng của mình.

LÀM SAO ĐỂ GIÀNH CHIẾN THẮNG TRONG
CUỘC CHIẾN TRANH NÀY

Phương pháp 3 M
Con người - Tiền bạc - Phương tiện khí tài


- “Tại sao tôi có thể chắc chắn rằng chúng ta sẽ chiến thắng? Tại sao cứ cho rằng nếu có tới 50 trận như trận Ấp Bắc nữa cũng khống thể làm tôi thay đổi quan điểm này mà ngay cả khi bài báo của tờ New York Times có phản ánh đúng thực tế đi nữa - mà thực ra nó không đúng? Bởi vì lịch sử quân sự đã dạy chúng ta rằng bên nào có những chiến binh dũng cảm, có tài chính dồi dào và hơn tất cả là có những phương tiện khí tài hiện đại thì bên đó sẽ giành thắng lợi. Đó cũng chính là điều mà Ulysees Grant đã dạy lại cho Jefferson Davis và Robert E. Lee.

Trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, lực lượng Wehrmacht có những đơn vị mạnh nhất, những sư đoàn mạnh nhất và là lực lượng chiến đấu hiệu quả nhất. Thế nhưng cuối cùng lực lượng ấy cũng không thể cứu vãn điều gì cho Hitler bởi vì cho dù anh có quân đội thiện chiến đến thế nào, có các tướng lĩnh giỏi ra làm sao, nhưng nếu anh không có tiền, anh không có những người dũng cảm, anh không có các phương tiện khí tài hiện đại thì chắc chắn anh sẽ không thể giành thắng lợi. Thời gian còn lại cho bọn Việt Cộng sẽ chỉ được tính bằng ngày. Chúng ta đã tăng cường được lực lượng ARVN lên hơn 30.000 quân - trong số đó có 02 sư đoàn bộ binh thiện chiến nhất mới được thành lập. Những kết quả tương tự cũng đang đến với lực lượng Dân vệ và các đơn vị vũ trang địa phương, một lực lượng mà quan số sẽ được tăng gấp ba lần vào giữa năm tới. Trong một năm qua, chúng ta đã tâng cả viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế từ 215 triệu đô-la lên 337 triệu đô-la. Tất cả điều đó đang đem lại những hiệu quả rõ ràng nhất. Nó đang đem đến cho đồng minh của chúng ta một thứ mà họ luôn luôn thiếu - đó chính là sự tin tưởng. Trận Ấp Bắc sẽ không thể nào làm sói mòn sự tin tưởng ấy. Cho slide tiếp theo”.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #47 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 01:52:40 pm »

KẾ HOẠCH TỔNG THỂ

      Giai đoạn 1 .      ........Soạn thảo kế hoạch
      Giai đoạn 2 ..      ........Chuẩn bị thực hiện
      Giai đoạn 3 ..      ........Triển khai thực thi
      Giai đoạn 4 .      ........Bước tiếp theo và tiến tới thống nhất.


- “Đây là một kế hoạch TUYỆT MẬT và tôi không muốn nó bị tiết lộ ra khỏi căn phòng này. Thế nhưng tất cả chúng ta ở đây cần phải biết rằng những gì mà chúng ta đang làm đã được thảo luận rất kỹ càng và chu đáo giữa ông Đại sứ và Tổng thống Diệm. Nó đã được Chủ tịch CINCPAC và ngài Bộ trưởng Quốc phòng McNamara thông qua và được đích thân Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ phê chuẩn. Kế hoạch này được chia ra làm bốn giai đoạn để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này và để Quân đội Mỹ có thể rút về nước trong phẩm giá và danh dự. Kế hoạch này không chỉ vừa mới bắt đầu. Mà thực tế là nó đang được thực hiện một cách hoàn hảo. Hai giai đoạn đầu tiên là Soạn thảo kế hoạch và Chuẩn bị thực hiện đã cơ bản được hoàn thành. Và bây giờ chúng ta đang bắt đầu thực hiện giai đoạn thứ ba - Triển khai thực thi.

Mỗi một giai đoạn này đều được tính toán một cách tỉ mỉ thông qua sử dụng các con số thống kê một cách chính xác. Ví dụ như để chuyển từ Giai đoạn 2 sang Giai đoạn 3 chúng ta phải đạt được 42 thông số thống kê mà ta đã đặt ra từ khi ta mới hình thành kế hoạch này từ 6 tháng trước đó. Rồi chúng ta cũng đã làm được điều đó. Giờ đây chúng ta cũng đang tiến tới hoàn thành các chỉ tiêu của Gian đoạn 3. Chúng ta sẽ đẩy mạnh các cuộc tấn công ra toàn quốc và nó sẽ được tiếp tục cho tới khi Việt Cộng cũng như các tổ chức vũ trang của chúng bị ta nghiền nhỏ như cám.

Tôi hy vọng rằng kế hoạch này sẽ được hoàn tất vào tháng 1 năm tới, tức là còn đúng một năm nữa tính từ thời điểm này hoặc là muộn lắm cũng chỉ đến tháng 6 năm 1964 mà thôi. Một khi chúng ta bước vào Giai đoạn 4, vấn đề còn lại sẽ là quét sạch các toán du kích quân lẻ tẻ, phục hồi toàn bộ quyền kiểm soát của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tới 184 tất cả các làng bản, thôn ấp trên khắp miền đất này. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sẽ có thể tự làm được điều đó bởi vì khi ấy, Quân lực Việt Nam Cộng hòa sẽ nắm quyền chỉ huy tối cao. Bọn Việt cộng sẽ không còn đứng dậy được nữa. Thế giới tự do sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Trào lưu Cộng sản sẽ phải dừng bước ngay trên mảnh đất này”.

Mọi người vẫn lặng im khi tướng Donnelly kết thúc bản báo cáo. Cho tới khi ông ta bước về chỗ ngồi của mình thì ngài Sam Sabo đứng dậy và vỗ tay tán thưởng. Khi nghe đến tiếng vỗ tay thứ ba thứ tư gì đó của Sam Sabo thì lại đến lượt ông Đại sứ Gus Corning đứng lên hưởng ứng. Tới lúc này, mọi người đều đứng bật dậy và đồng loạt vỗ tay - sự ủng hộ nhiệt tình ngoài sức tưởng tượng đối với một bản báo cáo ngay trong phòng họp của Đại sứ quán. D. Marnin chẳng còn bao giờ được tận mắt chứng kiến một sự kiện như vậy ở bất cứ đâu trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình. Toàn bộ tập thể các nhà lãnh đạo trong Đại sứ quán đểu cảm thấy sự đồng tâm nhất trí. Đối với họ giới tuyến này đã quá rõ ràng - Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn chống lại đến cùng quan điểm của tờ báo New York Times.

D. Marnin cũng hòa vào đám đông đang vỗ tay tán thưởng giống như tất cả những ai vừa bị tướng Donnelly thuyết phục. Và có thể anh còn vỗ tay hăng hái hơn tất cả những người khác bởi vì mới hơn một giờ trước đây thôi anh còn đang quá lúng túng và cảm thấy hổ thẹn vì những gì mình đã làm. Một lần nữa tướng Donnelly đã khiến cho anh tin là trước đó anh đã suy nghĩ không thấu đáo, hành động theo bản năng và anh đã ủng hộ cho những kẻ sai trái một cách mù quáng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #48 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 01:54:49 pm »

Chương 16
CÙNG VÀO MỘT ĐỘI

Chỉ có một thứ duy nhất thôi nhưng nó đã làm hỏng cả chuyến viếng thăm của ngài Đô đốc Bill McGrath, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương (CINCPAC). Đó chính là buổi họp báo tại sân bay Tân Sơn Nhất trước lúc ông ta rời Việt Nam hôm mùng 5 tháng 1. Hầu như toàn bộ các phóng viên của các hãng thông tấn lớn, có cơ sở ở Sài Gòn, cùng khoảng hơn 40 phóng viên nước ngoài vừa tới đây để săn tin về trận đánh Ấp Bắc - một sự kiện được cho là đáng chú ý nhất trong suốt mấy năm trở lại đây. Giới truyền thông đã thi nhau tìm kiếm một câu chuyện về sự việc này hết ngày này đến ngày khác nhưng cuối cùng họ đều thất vọng bởi vì Đại sứ quán, Quân lực ARVN và Bộ Tư lệnh MACV cùng đưa ra một câu trả lời dứt khoát là: “Không có một câu chuyện nào hết”. Trong bài báo của mình đăng trên tờ Times, Mandelbrot đã phỏng đoán rằng mục đích chuyến đi của ngài Tư lệnh tới Sài Gòn là để thúc đẩy quá trình điều tra về lần bại trận ở Ấp Bắc. Trên thực tế, D. Marnin có thể làm chứng rằng chuyến viếng thăm của Đô đốc McGrath đã được lên kế hoạch và chuẩn bị từ trước khi bất cứ một phóng viên chiến trường nào đang ở Việt Nam có thể nói với cấp trên của họ ở Sarasota về vụ Ấp Bắc.

Cánh phóng viên của các hãng thông tấn đang cư trú ở Sài Gòn được cử tới cuộc phỏng vấn này đều là những người còn rất trẻ. Các biên tập viên đều ở lại nhà vì họ vừa không muốn bỏ mất một cơ hội hiếm hoi nhưng lại càng không muốn phải gây sự với Chính phủ Hoa Kỳ. Trước khi buổi họp báo được chính thức bắt đầu thì mối quan hệ giữa các phóng viên với các quan chức cao cấp đều diễn ra rất đúng mực. Khi các phóng viên đặt bất cứ một câu hỏi nào với ông Corning hay tướng Donnelly thì họ đều sử dụng những câu xưng hô rất mẫu mực như: “Thưa ngài Đại sứ”, “Thưa tướng quân” hay ít nhất cũng là: “Thưa ngài”. Thế nhưng khi Đô đốc McGrath xuất hiện thì mọi việc thay đổi hoàn toàn. Toàn bộ cánh phóng viên và các quan chức của Đại sứ quán đều đã tham gia vào một trận hỗn chiến thật sự.

Cuộc họp báo diễn ra tại khu vực dành cho những nhân vật đặc biệt quan trọng ở trong sân bay Tân Sơn Nhất. Máy điều hòa thì không hoạt động trong khi ấy khoảng trên 70 con người chen chúc nhau trong một gian phòng có diện tích không thể đủ cho một nửa con số đó ngồi dự. Ngoài cái bầu không khí rất dễ khiến con người ta trở nên cáu bẳn ấy, các quy tắc mới nhằm tăng cường cho công tác an ninh tại sân bay trong dịp đầu năm mới lại còn yêu cầu tất cả các phóng viên phải có mặt từ lúc 9 giờ sáng trong khi chưa có kế hoạch dành thời gian cho buổi họp báo tới tận lúc 10 giờ.

Đô đốc McGrath và tướng Donnelly chẳng bao giờ nghĩ rằng họ sẽ phải đối diện với một đám đông các phóng viên đang hết sức bực bội, thiếu kiên nhẫn và đầy thù địch đến như vậy. Trung tá Hodgkins, thuộc Phòng thông tin tuyên truyền của Bộ Tư lệnh MACV mở đầu buổi nói chuyện. Anh ta phát hiện ra rằng microphone không còn hoạt động được nữa.

- Xin lỗi các ngài vì sự cố này. Chúng tôi sẽ phải đề nghị ngài Đô đốc nói to hơn một chút. Bây giờ các ngài sẽ được nghe tất cả các thông tin cơ sở.

Nghe thấy thông báo này, mấy tay phóng viên trẻ đã bắt đầu la ó và huýt sáo phản đối ầm ĩ.

- Các ông định làm trò quái quỷ gì thế? - tiếng một ai đó hét lên - Chẳng ai nói là họ chỉ cần những thông tin cơ sở cả.

- Mọi việc đều đã được thông qua - Hodgkin khẳng định - Điều này đã có trong bản thông báo vắn tắt của chúng tôi vào lúc 5 giờ ngày hôm qua.

- Chúng tôi đâu cần những thứ của nợ đó chứ? Chúng tôi phải viết thành một câu chuyện. Những thông tin cơ sở chẳng làm được điều gì hết. Tại sao chúng tôi lại không thể nhận được nó từ một quan chức Chính quyền cấp cao hoặc là một Tư lệnh Quân đội có trách nhiệm chứ?

Hodgkins vội rời bục phát biểu quay vào để hỏi ý kiến Đô đốc McGrath và tướng Donnelly, những người đang ở lối ra vào một cách không thoải mái sau lưng tướng Ace Parker che chắn như thể một cái bao cát. D. Marnin cũng được phân công đứng ngay cạnh đấy.

- Hay là chúng ta nên hoãn buổi họp này đi ? -tướng Parker ngập ngừng đưa ra câu hỏi.

- Chúng ta không thể làm thế được - Đô đốc McGrath nói rất cương quyết - Mục đích của chúng ta là xoa dịu những gã này. Này, chúng ta hãy nói công khai về nó đi. Tôi không cho rằng đấy là một vấn đề phức tạp lắm đâu. Ý anh thế nào hả Blix?

- Chúng ta chẳng có gì phải giấu giếm hết - tướng Donnelly tán thành ngay.

Hodkins quay trở lại bục phát biểu và công bố:

- Ngài Đô đốc đã đồng ý rằng mọi thứ sẽ được nói công khai trong buổi họp báo này.

Lõm bõm có vài tiếng vỗ tay tán thưởng từ phía các phóng viên.

- Có...m ơn, có..m ơn Quý ông rất nh..èo -Mandelbrot đang ngồi ngay dãy ghế đầu tiên nói rất to -Chúng t..oi rất bi.. .ét oo..n Quý ngài vì d.. .iều đó.

Mọi người trong đó có cả Đô đốc McGrath và tướng Donnelly đều cười ầm lên, nhưng từ trong mắt của hai viên tướng bốn sao này thấy có ánh thép sắc lạnh. John Mecklin vốn là một cựu phóng viên của tò Time đang đứng gần D. Marnin nhận xét ngay:

- Bắt đầu một thảm họa rồi đây.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #49 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 01:56:30 pm »

- Có lẽ tất cả các ngài đều biết Đô đốc McGrath là ai rồi đúng không - Hodgkins nói - Tuy nhiên, tôi cũng xin giới thiệu một cách vắn tắt nhất. Đô đốc McGrath là Tư lệnh Bộ Tư lệnh các lực lượng chiến đấu của chúng ta trong khu vực Thái Bình Dương và ông còn là một trong những tướng lĩnh cao cấp nhất đang đảm nhiệm những công việc quan trọng nhất hiện nay của Quân đội. Xin kính mời Đô đốc McGrath.

- Cám ơn, Lou. Tôi lấy làm vinh dự được tới đây. Đây là chuyến viếng thăm lần thứ tám của tôi tới Nam Việt Nam kể từ khi tôi chính thức đảm nhiệm cương vị CINCPAC. Vì thế miền đất này không quá xa lạ đối với tôi. Tôi đã có những chuyến viếng thăm rất tốt đẹp - gặp gỡ, thảo luận và nói chuyện rất thân tình với Tổng thống Diệm, với Đại sứ Corning và nhóm các nước hợp tác và với Bộ Tư lệnh MACV cùng người bạn thân thiết của tôi, tướng Blix Donnelly một người đang làm rất tốt công việc tại đây. Kể từ chuyến thăm gần đây nhất cho tới nay, tôi nhận thấy mọi việc ở đây đang tiến triển rất rõ ràng, rõ ràng hơn nhiều nếu như ta chỉ biết về nó qua các báo cáo cũng như các chỉ thị. Ta luôn phải nhìn nhận mọi thứ theo cách nhìn của mọi người thì mới có thể thật sự hiểu được cái gì đang xảy ra. Tôi đã làm như vậy. Và tôi cũng rất hài lòng với những gì mà tôi đã được chứng kiến. Trên thực tế, tôi sẽ tới Washington trong tuần tới và sẽ báo cáo lại toàn bộ những tiến triển ở đây cho ngài Tổng thống Mỹ khi tôi tiếp kiến ngài vào hôm thứ năm tuần tới. Có câu hỏi nào không?

Khoảng hơn hai mươi cánh tay cùng giơ lên một lúc. Nhưng Mandelbrot thì đứng hẳn dậy - trong cự ly chỉ cách ngài Đô đốc chưa đến 2 m - anh chàng này chẳng ngại ngùng gì giơ cả hai tay lên trời. Ngay lập tức, Đô đốc McGrath đã chẳng ưa hành động ấy. Trong phút đầu tiên, ông ta đã không thèm để mắt đến Mandelbrot nhưng ngay sau đó ông ta lại thay đổi ý định của mình.

- Tôi là phóng viên của tờ New York Times, tôi có một vài câu hỏi. - Mandelbrot bắt đầu chất vấn - Cho phép tôi được bắt đầu với ba vấn đề có liên quan. Ông đã nói rằng ông rất ấn tượng vì tất cả những tiến trình mói đạt được kể từ chuyến thăm gần đây nhất của ông tới Sài Gòn, mà tôi tin là chuyến thăm này xảy ra vào năm tháng trước đây. Vậy thì làm cách nào để ông có thể ghép cái thảm họa ở Ấp Bắc vào trong cái khuôn khổ của tiến trình ấy? Thứ hai là, ông đã từng có cơ hội tới thăm và nói chuyện với các cố vấn Mỹ đang phục vụ trong Sư đoàn 7 và lực lượng Không quân vận trong trận đánh đó hay chưa? Nếu có rồi thì họ đã nói gì về nó? Nếu chưa thì tại sao? Thứ ba là, trong chuyến thăm này của ông tới đây, ông chỉ có một lần duy nhất đi khỏi Sài Gòn - tới Cần Thơ. Nhưng Sư đoàn 7, đơn vị trực tiếp tham gia chiến đấu ở Ấp Bắc lại đóng ở Mỹ Tho, chỉ mất khoảng một giờ đi bằng đường bộ và khoảng 10 phút đi bằng máy bay từ Sài Gòn đến đó. Tại sao ông lại không đến thăm Mỹ Tho?

- Nếu có thể, tôi sẽ trả lời các câu hỏi của anh theo một trình tự ngược lại - Đô đốc McGrath trả lời - Xét theo lịch trình công tác của tôi và những nơi mà tôi đã đến, tôi không thể giải thích rõ ràng hơn là tướng Donnelly đây. Vì vậy tôi nghĩ rằng tôi sẽ đề nghị ông ấy nói về việc này.

Tướng Donnelly bước tới bục phát biểu với một vẻ rất khó chịu

- Tôi không dám chắc là tôi hiểu được cái ngụ ý sâu xa của câu hỏi cuối cùng - ông ta nói - Như cách anh đều thấy, Đô đốc McGrath đang thực hiện một chuyến công tác với lịch trình thời gian rất hạn hẹp. Ông ấy còn phải đi từ đây đến Singapore, đến Honolulu và sau đó trở về Washington. Chính vì vậy chúng tôi không thể kéo dài thời gian làm việc của ông ấy ở đây. Và điều quan trọng nhất là ngài Đô đốc phải sử dụng tất cả quỹ thời gian hạn hẹp của mình để thảo luận ở cấp quốc gia với các quan chức trong Chính phủ GVN đồng minh. Ông ấy đã phải gặp gỡ và thảo luận với ngài Tổng thống Diệm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các tướng lĩnh cao cấp trong Quân lực ARVN và rất nhiều quan chức khác. Ông ấy chỉ có thời gian ngắn đi khỏi Sài Gòn và như các anh đều thấy để có thể nắm được toàn bộ những sự kiện đã xảy ra ở Tây Phú và Ấp Bắc hồi đầu tuần, cách tốt nhất đối với ngài Đô đốc đây là được nghe một báo cáo tổng thể về sự kiện này. Địa điểm thuận lợi nhất cho một báo cáo đầy đủ như vậy chính là sở chỉ huy Quân đoàn ở Cần Thơ chứ không phải là đến Mỹ Tho...

- Điều đó là không đúng - Mandelbrot chặn lời ngay - bởi vì các ông đều biết rằng chỉ có thể bưng bít mọi truyện ở Cần Thơ chứ không phải ở Mỹ Tho...

- Bây giờ thời gian còn rất ít - tướng Donnelly đáp lại ngay một cách nóng nảy - Tôi sẽ không đứng đây để cho anh hay bất kỳ ai bài bác sự chính trực của mình. Không có một ai nghĩ tới việc bưng bít hết. Không có gì xảy ra ở Ấp Bắc mà chúng tôi cần phải che đậy. Thế nhưng nếu như có cái gì đó không đúng ở đây thì trong chiến tranh, việc xử lý một vài tình thế hơi vội vàng là hoàn toàn không thể tránh khỏi - Tôi đã từng tham gia đến ba cuộc chiến tranh và tôi biết rằng - nếu có gì đó sai thì việc chỉ đạo chắc chắn sẽ không thể sai, tôi nhắc lại là không bao giờ. Sẽ là có lỗi nếu như cố tình che dấu điều gì đó trước cấp trên và trước Hội đồng Tham mưu trưởng.

- Có phải ông định nói là - phóng viên Wilbur Durfee của hãng NBC, người vừa từ Hồng Kông đáp máy bay đến đây để đưa tin về vụ việc này hỏi tiếp - nếu như ông phải làm lại điều đó một lần nữa, ông cũng vẫn sẽ khuyên Quân lực ARVN tổ chức hiệp đồng tác chiến giống như họ đã làm trong trận Ấp Bắc hôm mùng 2 tháng một đúng không?

- Trong chiến tranh sẽ không có gì là hoàn hảo. Không phải tất cả mọi việc đều có thể diễn ra đúng như những gì mà anh đã lập kế hoạch. Lý do dẫn đến kết quả đó chính là vì kẻ thù của anh luôn cố gắng tìm mọi cách để làm hỏng kế hoạch của anh. Bây giờ đây, dường như việc đưa hai nghìn quân vào trận và cung cấp cho tất cả bọn họ những trang thiết bị cần thiết để họ có thể chiến đấu một cách hiệu quả có thể là việc làm rất đơn giản vói tất cả những ai chưa bao giờ phải làm như thế bao giờ. Nhưng hãy để tôi bảo đảm với các anh là nó không dễ dàng như vậy đâu. Đó cũng là lý do để có thể coi là Quân lực ARVN đã làm tương đối tốt hôm mùng 2 tháng 1. Bởi vì nếu như vào thời điểm này của một năm trước đây thì họ sẽ không thể thực hiện được một việc như vậy. Chính vì vậy tôi nhìn thấy cả những cái được và những cái chưa được trong trận Ấp Bắc. Chúng tôi và các tướng lĩnh trong Quân lực ARVN đang cố gắng phát huy những cái được và chúng tôi sẽ sửa chữa những cái chưa được để bảo đảm rằng những điều đó sẽ không xảy ra nữa.

- Vậy ông có thể nói cho chúng tôi biết về những cái chưa được không? - phóng viên Durfee vặn hỏi.

- Các anh sẽ có nhiều cơ hội để hỏi tôi ở đây nữa - tướng Donnelly trả lời - Tôi xin chuyển lại phần trả lời cho Đô đốc McGrath.

Đến lúc này, một bầu không khí hết sức căng thẳng đang bao trùm khắp phòng họp

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM