Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:35:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày tàn Ngụy chúa  (Đọc 53296 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #100 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 03:06:47 pm »

Một người phục vụ từ trong bếp bước ra và thông báo cho Dã biết rằng bữa cơm đã sẵn sàng. D. Marnin nhận ngay ra người này chính là một trong những người phục vụ đã từng mang đồ uống đến trong các buổi gặp mặt trước đó giữa Đại sứ Corning và Ngô Đình Diệm. Rõ ràng là cuộc gặp gỡ này đã được bên Phủ Tổng thống Ngụy chuẩn bị rất chu đáo.

Họ bước tới bên bàn ăn và ngồi xuống đối diện nhau. Đấy là một bữa ăn rất Việt Nam với những đồ thủy tinh và đồ sứ mượn từ bên dinh Tổng thống. Họ dùng những chiếc đũa bằng ngà voi có trạm chổ tinh vi và khảm hình những con rồng bằng vàng. Trên bàn có bày đủ sáu đĩa thức ăn mà món nào cũng rất tuyệt hảo, một chai rượu Algerian màu trắng. Dã dường như rất hài lòng vì D. Marnin đã biết hết tên của các món ăn đều được cho là đạt tiêu chuẩn cao nhất này. Không những thế, anh cùng còn biết cách làm tăng thêm hương vị cho món ăn bằng cách chấm vào một bát nước mắn có rắc hạt tiêu đặt ở giữa bàn, một điều vẫn được coi là hơi kỳ lạ đối với những thực khách người nước ngoài. Thực ra, chính Lily là người đã chỉ bảo cho anh tất cả những bí quyết về các món ăn của người Việt. Và đặc biệt là cô cũng đã giới thiệu rất tỉ mỉ những món ăn mà anh thích nhất. Trong khi ấy, anh chàng Dã chỉ quan tâm mỗi việc hút hết điếu thuốc Gauloise này đến điếu khác và chẳng quan tâm mấy đến những món ăn có trên bàn.

- Ngoại giao không phải là sở thích của tôi - Dã thú nhận - Vật lý lý thuyết mới đúng là cái mà tôi cần. Chính vì thế tôi hy vọng là anh sẽ bỏ quá cho nếu như tôi có tỏ ra hơi xuẩn ngốc một chút nào đấy.

- Là chỗ bạn bè cả, chúng mình nên chân thật với nhau thì tốt hơn phải không nào?

- Đó cũng là một quan điểm mà chúng ta cần phải thống nhất với nhau. Các anh muốn chúng tôi chân thành với các anh, nhưng các anh lại tỏ ra sợ hãi khi chúng tôi chỉ cho các anh thấy rằng sự chân thành ấy chỉ xuất phát từ một phía. Chẳng hạn như người Mỹ các anh vẫn thường xuyên tán gẫu với nhau về lực lượng cảnh sát chìm của cậu Nhu luôn có mặt ở tất cả mọi nơi, trong khi đó các anh cũng cài cắm khắp đất nước này những mạng lưới điệp viên CIA và có quá nửa quan chức Chính phủ của chúng tôi có mặt trong danh sách những người được trả lương bí mật của các anh.

- Tôi cũng vừa có chuyến công cán với Đại sứ Corning đi đến khắp nơi trên mảnh đất này, tiếp chuyện với hầu hết các quan chức địa phương ở đây. Bức thông điệp của ông ấy gửi tới cho mọi người vẫn giống như từ trước đến giờ - Washington và Sài Gòn là bạn, là đồng minh và chúng ta đang cùng có chung nhiều mục đích và mục tiêu cần phải đạt được.

- Điều khiến cho chúng tôi cảm thấy lo ngại đó là cái cách mà các anh đối xử với bạn bè và đồng minh. Việc các anh luôn cao ngạo lên mặt phán xét chúng tôi về cái cách chúng tôi ứng xử không phù hợp với một thiểu số các phật tử đã khiến chúng tôi phát ốm lên được. Tôi đã từng sống ở Mỹ bảy năm liền. Tôi đã từng tới những nơi mà người Mỹ gốc Phi không được phép vào đái ở trong cùng một nhà vệ sinh với người da trắng. Chính vì thế sự khiếp sợ giả tạo của cách anh trước cách đối xử của gia đình tôi với đám Phật tử phản loạn đã khiến cho tôi cảm thấy nực cười. Liệu anh có thể lấy bất cứ một ví dụ nào về bất cứ ai trên vùng đất này mà không thừa nhận liên quan gì nhân quyền chỉ vì anh ta là người theo đạo Phật không nào?

- Không, tôi không thể làm được. Trên thực tế, tôi vô cùng thất vọng bởi vì người dân Mỹ dường như đã bị lẫn lộn giữa cách ứng xử của Chính quyền Nam Phi với người da màu và những gì đang diễn ra ở đây. Vậy nhưng, chính những bức ảnh của phóng viên Klaus Buechner chụp vụ tự thiêu của vị sư già đã làm rấy lên mối lo ngại không chỉ ở riêng nước Mỹ mà còn ở trên toàn thế giới. Và việc bà Nhu thêm thắt vào câu chuyện này khi nói rằng nhà sư tự nướng thịt mình bằng xăng của người Mỹ đã thật sự gây nên một thảm kịch. Tất cả các anh đều nói rằng bà ta nói theo quan điểm cá nhân mình vì bà ta có quyền đưa ra chính kiến cá nhân mình. Thế nhưng, bà ấy là Đệ nhất phu nhân của đất nước này, vì Chúa bà ta còn là người trợ lý đặc biệt của ngài Tổng thống nữa đấy chứ.

- Cho đến nay, bà Nhu chưa bao giờ là người họ hàng chứ chưa nói gì đến một người bình thường nhất mà tôi ưa cả. - Dã nói - bà ta thuộc lớp người nói trước rồi suy nghĩ sau. Thế nhưng cũng vì tất cả điều đó, bà ấy lại là người duy nhất trên thế giới này nói cho ngài Tổng thống biết chính xác cái gì mà bà ấy có thể nghĩ đến. Cậu Nhu không bao giờ làm thế và cả bác Thục, cậu Cẩn cũng vậy. Và dĩ nhiên là cả tôi cũng thế. Thực tế là bác ấy vẫn luôn chặn họng chúng tôi trong tất cả những lần mà chúng tôi định nói cho bác ấy nghe những gì mà chúng tôi đang nghĩ. Thế nhưng bác ấy không thể làm được như vậy với bà Nhu. Đó chính là giá trị của bà ấy đối với bác Diệm và đó cũng chính là lý do vì sao bác ấy không muốn ép buộc bà ta phải đi ra nước ngoài.

- Các anh đã có cơ hội để đạt được sự thỏa hiệp đối với những Phật tử và có thể loại bỏ ông bà Nhu ra khỏi vụ việc này. Điều đó rất đơn giản.

- Nó không đơn giản đến vậy đâu. Yêu cầu bác Diệm loại bỏ cậu Nhu thì chẳng khác nào yêu cầu bác ấy tự chặt bỏ cánh tay phải của mình. Nó cũng giống như ai đó yêu cầu Tổng thống Jack Kennedy loại bỏ em trai Bobby của ông ấy, phản ứng của Tổng thống Kennedy sẽ như thế nào chứ? Nếu như cậu Nhu phải ra đi thì chỉ cần sáu tháng sau toàn bộ chương trình ấp chiến lược sẽ tan thành mây khói. Cậu ấy luôn là người chỉ đạo chương trình này một cách hiệu quả nhất. Hơn thế nữa, cậu Nhu còn giống như đại diện ngôn luận của Tổng thống. Bác Diệm là người khởi động mọi thứ từ khi còn là ý định cho đến lúc bác ấy nói ra, còn cậu Nhu lại thêm thắt những chi tiết còn thiếu và là người biến nó thành hiện thực. Không còn ai có thể làm được điều đó cả.

- Cậu có thể làm được.

- Không, tôi không thể. Cả bác Diệm và cậu Nhu - Dã mỉm cười và nói tiếp - đều nghĩ rằng tôi còn quá trẻ, quá ngờ nghệch, thiếu thực tế, dễ bị lừa gạt. Những lực lượng hùng hậu trong xã hội này đã nỗ lực hết mình để xây dựng nên cơ cấu quyền lực của dòng họ Ngô Đình trong suốt tám năm qua. Chúng tôi đã giữ được mọi thứ ở trạng thái cân bằng. Thế nhưng những chuyện vớ vẩn với đám Phật tử đã làm cho mọi chuyện bị rối tung lên. Kẻ thù của chúng tôi chính là những kẻ đục nước béo cò. Và nếu như mặt nước này không còn cậu Nhu, người mà bọn họ vẫn coi như một con cá mập thì họ sẽ rất dễ có những hành động chống lại chúng tôi.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #101 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 03:08:47 pm »

- Các anh sẽ không thể giải quyết được kẻ thù của mình nếu ông Nhu phải ra đi sao?

- Đó cũng chính là câu hỏi mà tất cả người Mỹ các anh đã hỏi chúng tôi vào lúc này. Đó đúng là một câu hỏi hết sức ngớ ngẩn. Câu hỏi thật sự không phải nằm ở dinh Gia Long mà nằm ở Nhà Trắng kia. Chúng tôi vẫn cho là nếu như Chính phủ Mỹ hiểu hết tình hình thì họ sẽ thấy rằng Tổng thống Diệm có nhiều lợi thế hơn nhiều so với lực lượng chống đối. Nếu như lực lượng chống đối bị cô lập hoàn toàn thì ông ấy có thể quét sạch họ như quyét một đàn kiến. Thế nhưng liệu họ có bị cô lập không? Điểu tôi cần phải biết chính là tại sao người Mỹ các anh lại sẵn sàng xé nát cái chính quyền này ra thành nghìn mảnh. Còn ai mà các anh có thể nghĩ là có đủ khả năng lãnh đạo đất nước này tốt hơn Tổng thống Ngô Đình Diệm? Thật ra thì thế lực nào đang xui khiến các anh hành động như vậy chứ?

- Tất cả điều này thật không đơn giản chút nào. Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi thì mọi chuyện đều bắt đầu từ cái cách mà Chính quyền các anh ứng phó không phù hợp với cuộc khủng hoảng Phật giáo. Nếu như các anh có thể giải quyết được nó một cách ổn thỏa, nếu các anh có thể làm sao đó để củng cố được quyền lực.

- Anh nói như thể là anh đang nhại lại một cách miễn cưỡng những luận điểm của Đại sứ quán vậy. - Dã trả lời một cách nóng nảy. Khuôn mặt anh ta đỏ dần lên đến mức một vết tràm màu trắng bất ngờ hiện lên giữa trán anh ta. Thông thường anh ta là một người khá ôn hòa.

- Chúng tôi biết rằng anh vẫn thường ăn trưa với tay Thích Trí Bình. Thậm trí chúng tôi còn biết chính xác tất cả những gì mà ông ta đã nói với anh. Vậy theo anh thì làm sao chúng tôi có thể hòa giải với những người như vậy chứ?

- Không, tôi không biết. Thế nhưng có lẽ anh hiểu là trong lực lượng Phật giáo vẫn còn có những Hòa thượng khác có uy tín và quyền hạn lớn hem so với ông Bình chứ.

- Chúng tôi không còn muốn tiếp xúc trực tiếp với họ nữa. Họ liên tục đưa ra những lời chỉ trích đối với gia đình và Chính phủ của chúng tôi. Trong quan điểm của họ và chúng tôi hình như không có điểm chung nào liên quan đến hòa hoãn. Đã năm sáu lần chúng tôi đàm phán với họ nhưng càng đàm phán thì quan điểm của họ lại càng trở nên khó chịu hơn. Từ nhiều đời nay xã hội Việt Nam vẫn tồn tại trên cơ sở là các mối quan hệ như cha con giữa những người cai trị và những người bị trị. Để cho một ai đó phỉ báng vào mặt những người cai trị mà người cầm quyền lại không làm gì cả luôn được người ta coi như đó là sự buông lỏng kỷ cương của quyền lực. Cho tới thời gian qua, những phần tử chống đối càng ngày càng lấn lướt chúng tôi chính là vì những người Mỹ các anh. Nếu như chúng tôi mạnh tay hơn với những Hòa thượng như Thích Trí Bình thì rồi ở Washington sẽ có rất nhiều người ép buộc Chính quyền cắt bỏ những khoản viện trợ vô cùng cần thiết với chúng tôi vào lúc này. Thế là chúng tôi đều bị gạt sang một bên. Thế nhưng nếu chúng tôi vẫn tiếp tục để mặc cho những kẻ chống đối ấy muốn gì cũng được thì chắc chắn chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ bị lật đổ bởi những phần tử cơ hội luôn muốn lợi dụng vấn đề Phật giáo như một cơ hội có một không hai.

- Nhưng các anh sẽ không thể giải quyết tất cả cuộc khủng hoảng này bằng vũ lực được. Các anh không có khả năng làm như thế.

- Điều này thì anh có vẻ đúng. Chúng tôi có quyền lực thật sự. Chúng tôi có quân đội và chúng tôi có những lý do riêng của mình. Mấy vị hòa thượng, nói như kiểu của Mao Trạch Đông chỉ là những con hổ giấy. Chỉ cần chúng tôi nhấn tay mạnh một cái là cả đám bọn họ sẽ tan rã hết ngay.

- Nhưng ít nhất các anh cũng phải gạt được bà Nhu ra khỏi chuyện này đã chứ.

- Được việc đó sẽ được thôi. Đúng ra là hơi tiếc nhưng nó vẫn phải xảy đến. Ngài Tổng thống đã quyết định lần đầu tiên gửi bà ấy tới tham dự Hội nghị của Hiệp hội liên nghị viện được tổ chức ở Yugoslavia và sau đó sẽ có chuyến thăm viếng tới các nghị viện của các nước đồng minh trên toàn thế giới. Và bà ấy chỉ là một người công dân của đất nước này nói ra những gì gọi là sự thật về Phật giáo Việt Nam. Bà ấy đã đúng khi cho rằng các Phật tử không phải là đại diện của đa số người dân Việt Nam, họ chỉ chiếm từ 05% đến 10% dân số Việt Nam. Bà ấy đã đúng khi cho rằng các nhà sư không thể so sánh được với các linh mục hay các giáo sỹ. Bà ấy cũng đã đúng khi nói rằng họ không hề cầm đầu cho dù là tạm thời những nhóm chống đối vẫn mệnh danh là đấu tranh vì họ được. Như vậy là vì đã nói ra sự thật, người Mỹ các anh đã cố tình ép buộc bà ấy phải ra khỏi đất nước này.

- Thực ra đó không chính xác là những gì mà bà ấy đã nói, nhưng dù sao nó cũng mang một hình thức nào đó mà bà ấy đã nói về nó.

- Như vậy cũng đủ rồi. Thế mà với đám lợi dụng Phật giáo thì tất cả những gì mà họ đã nói ra hay những cách mà họ nói ra đều đã làm cho chúng tôi khó chịu. Anh có biết gì về cuộc biểu tình ngày hôm nay ở chùa Xá Lợi không?

- Tôi đã tham dự vào đấy. - D. Marnin thẳng thắn trả lời.

- Thế anh có nghe những bài diễn văn ấy không?

- Có, vốn tiếng Việt của tôi cũng đã tiến bộ hơn rất nhiều và tôi cũng có một người phiên dịch đi cùng hỗ trợ cho tôi ở một vài đoạn đặc biệt.

- Vậy thì anh đánh giá những bài diễn văn ấy như thế nào?

- Chúng có vẻ cương quyết hơn rất nhiều. Lúc trước chỉ toàn những chuyện tranh luận ầm ĩ nhưng không nghiêm trọng về các quyền lợi của Phật tử. Thế nhưng ngày hôm nay mọi thứ đều đã khác xa rồi. Ngày hôm nay tất cả các diễn giả đều không ngại ngùng kêu gọi lật đổ Ngô Đình Diệm cũng như kêu gọi thực thi một chính sách mới như cái mà họ gọi là “Chính sách hòa hợp quốc gia giữa tất cả các cánh chính trị”

- Điều khiến chúng tôi không hiểu - Dã nói - chính là Washington vẫn khăng khăng chống lại việc trung lập hóa đất nước này. Anh cũng đã nghe yêu sách của những kẻ phản loạn này rồi đúng không nào? Vậy chẳng lẽ chính họ là những người mà Chính phủ Mỹ muốn đưa lên nắm quyền lãnh đạo ở đất nước này hay sao? Và tiếp theo các anh sẽ yêu cầu gì nữa đây?

- Chúng tôi vẫn muốn giải quyết cuộc khủng hoảng này càng nhanh càng tốt để tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất của chúng ta là giành chiến thắng trong cuộc chiến với Việt Cộng.

- Vậy nhưng khi mà Quân đội của chúng tôi chứng kiến cái gọi là sự trung lập của người Mỹ các anh trong lúc những kẻ phiến loạn cứ suốt ngày thẳng thừng công khai kế hoạch xúi giục nổi loạn thì cho dù là những người lính cừ khôi nhất cũng vẫn phải ngồi lại đấy chờ đợi xem tình hình chính trị thay đổi như thế nào trước khi họ có được những hành động chống lại quân Cộng Sản.

- Cầu hỏi vào lúc này chính là những người trong gia đình anh sẽ làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay?

- Anh đã có mặt trong suốt cuộc biểu tình ngày hôm nay với hơn hai mươi nghìn người tham gia. Tuần trước chỉ có khoảng năm nghìn người. Nếu như chúng tôi không làm gì đó thì sang đến tuần sau sẽ là năm mươi nghìn người. Chắc chắn sẽ có bạo lực xảy ra. Và cánh báo chí của các anh sẽ làm những gì nào? Liệu có đến cả trăm nhà báo nước ngoài đang có mặt ở Sài Gòn sẽ đưa tin ra làm sao? Tất cả hai chúng ta đều biết cả rồi phải không?

- Câu trả lời chỉ còn là thực hiện chính sách hòa hợp - D. Marnin đáp lại.

- Thế mà chỉ nửa tiếng trước tôi chẳng đã nói là chúng tôi không thể theo dõi được chính sách hòa hợp và rằng có nhiều kẻ cơ hội muốn đục nước béo cò đấy sao. Bọn chúng không chỉ muốn nắm quyền kiểm soát tất cả cánh Phật giáo mà chúng còn muốn kiểm soát toàn bộ miền Nam Việt Nam cho dù chính chúng cũng hiểu là chúng không phải là đối thủ của Việt Cộng. Chúng tôi biết hết những người trong bọn chúng, biết cả những lợi ích kinh tế mà chúng muốn đạt được. Chính vì vậy, chúng tôi phải hành động. Đấy là một thực tế, một thực tế chắc chắn phải xảy ra.

- Anh nói vậy là sao?

- Bởi vì từ trước tới nay tôi chưa bao giờ nói dối anh, bây giờ tôi cũng không nói đùa đâu. Quan trọng nhất vào lúc này chính là việc bọn họ đã đẩy mọi thứ vượt quá cái ranh giới cuối cùng. Nếu chúng tôi không thể cô lập được những người này lại, quân đội của chúng tôi sẽ làm được điều đó. Và chắc chắn bọn họ không thể tỉnh táo bằng chúng tôi được. Họ đã làm mọi việc trở nên phức tạp hơn và nếu chúng tôi không cương quyết vào lúc này thì chúng tôi sẽ không thể tồn tại hết năm nay được.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #102 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 03:14:31 pm »

Chương 31
THIẾT QUÂN LUẬT

Lệnh thiết quân luật đã được ban hành hai ngày sau hôm D. Marnin tới ăn tối tại nhà Đinh Triệu Dã. Hôm 19 tháng 8, kể từ khi cuộc khủng hoảng Phật giáo bùng phát phái đoàn gồm bảy viên tướng cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã có cuộc thảo luận lần đầu tiên với cả ông Diệm và ông Nhu. Cuối cùng, sau hơn ba giờ thảo luận gay gắt, ông Nhu cùng các tướng thân tín cũng đã thuyết phục được Ngô Đình Diệm rằng cần phải lập lại trật tự ở tất cả các ngôi chùa. Theo lời Gascon, người được nghe trực tiếp từ những người cũng có mặt trong cuộc thảo luận trên là tướng Bích và tướng Kim thì ông Diệm tỏ ý lo ngại đến những tình huống không mong muốn có thể xảy ra.

Tối hôm sau, D. Marnin đi ăn tối ở nhà hàng “Cường bình dân” trong chợ lớn cùng với Claudio, Mandelbrot, Klaus Buechner và Frank Gascon. Khi chẳng còn ai ở quanh họ, người phục vụ có tên là Chang và ông chủ quán, một người béo ị, lùn tịt có thể tên là Cường đã mang đồ ăn và đồ uống tới cho họ. Tất cả đám nhân viên còn lại trong nhà hàng đều đã được về nhà trước 9 giờ tối là giờ giới nghiêm. Với cương vị là đại diện ngoại giao nên Claudio, D. Marnin và Gascon đều không phải là những đối tượng phải chấp hành lệnh đó. Thực tế cũng không rõ rằng lệnh giới nghiêm có bao gồm đối tượng là các phóng viên báo đài người nước ngoài hay không. Thế nhưng cả Buechner và Mandelbrot đều cố tình cho rằng lệnh thiết quân luật có nghĩa là họ cũng như tất cả những người nước ngoài khác đều phải phục tùng.

Điều này thật hết sức nguy hiểm bởi lẽ nó cho phép “những kẻ thù” của Mandelbrot, đa số trong bọn họ đều thuộc đám lính lê dương mà nay lại có quyền tự do bắn thẳng vào đầu anh ta vào bất cứ lúc nào. Cũng vào thời gian này, anh đã trở thành mục tiêu hăm dọa của vô số các cuộc điện thoại hay những lá thư nặc danh mà đôi khi được viết bằng những nét chữ trẻ con với nội dung rất thù địch là anh sẽ phải trả giá bằng mạng sống của mình nếu không rời khỏi Sài Gòn ngay lập tức. Tuy nhiên, Mandelbrot không phải là lớp người dễ bị lung lạc ý chí và luôn có thừa sự can đảm cần thiết. Anh đã chứng tỏ được khả năng đó trong rất nhiều lần cùng những đơn vị thiết xa vận, trực thăng vận xông xáo trong các trận đánh lớn ở rừng nhiệt đới. Đối với anh, thì những lá thư hay những cuộc điện thoại như vậy chỉ làm phong phú thêm nguồn tư liệu để hỗ trợ cho các bài viết của anh nhiều hơn nữa.

“Coi chừng đấy thằng Do Thái” có một lá thư viết “Hít-le đã tiêu diệt phần lớn số chúng mày và giờ đây chúng tao sẽ làm nốt công việc ấy”. “Nếu mày biết cái gì là tốt cho mày” một lá thư khác lại viết “thì mày hãy mau chóng cuốn xéo khỏi đây đi. Nếu không mẹ mày sẽ phải than khóc thảm thiết mà đón mày về trong túi nhựa đấy”.

- Mà như thế đâu đã hết chứ. - Mandelbrot kể - Tôi còn bị theo dõi ở khắp mọi nơi. Có bốn người trong phía chúng đi trên một cái xe Peugeot màu đen. Chúng nó luôn đi gần tôi đến mức tôi không dám đạp phanh bởi vì nếu làm như thế chắc chắn chúng nó sẽ đâm thẳng vào sau xe của tôi mất. Còn Đại sứ quán Mỹ thì làm gì với điều này chứ? Chẳng làm gì sất! Thậm chí họ cũng chẳng thèm đưa ra lấy một lời phản đối với Bộ Ngoại giao nữa.

- Thì chính anh là người - Claudio vặn lại - đã viết về việc điều hành cái “Chính phủ cảnh sát xảo quyệt” của vợ chồng ông Nhu đấy sao? Chẳng phải là nơi này quá nguy hiểm cho bất cứ ai bất đồng chính kiện mà như vậy thì anh hoặc là điên rồ hoặc là muốn trờ thành anh hùng một cách ngu ngốc; Hay là nơi này đã quá rộng lượng so với phần lớn các nước khác trong Thế giới thứ ba, vậy thì chẳng hóa ra anh là người nói dối xấu xa đó hay sao. Nó là thế nào vậy?

- Tôi có nghĩ là nơi này nguy hiểm lắm không ư? -Mandelbrot bực bội trả lời, cầm ly bia nâng lên chúc những người còn lại. - Dĩ nhiên là có. Thế nhưng tôi là một phóng viên can trường nhất trên thế giới này. Tôi sẽ tận dụng tất cả những cơ hội của mình bởi vì với tôi nó quá nực cười để dừng lại vào lúc này.

- Nơi này giống như một cái rạp xiếc vậy - phóng viên Buechner nói xen vào - cuộc đời ở đây đúng là trên sân khấu. Hay thật hì.. hì...

- Anh thật sự nghĩ là - D. Marnin hỏi - ông Diệm và ông Nhu lại ngu đến nỗi cho ám sát một phóng viên của tờ New York times hay sao?

- Dĩ nhiên là không. Đậy có thể chỉ là một tai nạn nho nhỏ. Tôi có thể bị trượt chân trong nhà tắm, ngã từ trên cầu thang xuống hoặc là một vụ chập điện gì đó.

- Nếu anh thật sự nghĩ như vậy, anh không nên đi ra ngoài với chúng tôi như thế này. Anh cũng nên có những biện pháp phòng bị chu đáo thì hơn. - Claudio nói với Mandelbrot.

- Có chứ. Mấy hôm nay tôi vẫn phải ở lại nhà John Mecklin. Ngay cả như ông Nhu không tấn công tôi.

Vì lệnh thiết quân luật đã có hiệu lực nên bọn họ chẳng có nơi nào để mà chơi bời cũng như chẳng việc gì phải vội vã. Chính vì thế họ giết thời gian buổi tối hôm đó bằng mấy câu giễu cợt vô thưởng vô phạt.

- Ưu điểm lớn nhất của việc tôi phải làm việc cho những người mà tôi đang phục vụ bây giờ. - anh chàng Gascon bắt đầu kể - là tôi có thể nói với vợ tôi rằng tôi đi qua đêm vì công vụ và cô ấy bắt buộc phải tin là như thế.

Gascon rõ ràng chẳng thèm giấu giếm tất cả đám phóng viên về bản chất thật sự của công việc mình làm. Với một thái độ vừa cục mịch bí hiểm, khi anh ta không pha trò với các cộng sự về vô số những câu chuyện của anh ta thời còn phục vụ trong đội quân lê dương của Pháp, anh ta rất hay khoe mẽ bằng cách nói bóng gió đến mối quan hệ của mình với mấy viên tướng lãnh. Sau khi uống tới ly whiskey thứ mấy, anh ta bắt đầu kể tuốt tuồn tuột mọi hy vọng rằng chẳng bao lâu nữa mấy chiến hữu của anh ta sẽ điều hành toàn bộ Nam Việt Nam và khi đó anh ta đương nhiên sẽ trở thành một người có thế lực trên mảnh đất này.

- Tôi không thể tiết lộ tất cả những gì mà mấy tay đó đã nói với tôi. - anh ta nói bô bô trước tất cả mọi người - nhưng tôi có thể khẳng định rằng càng ngày họ càng sẵn sàng hơn. Và khi mà họ thực hiện được những điều cần thiết thì với bọn họ Frank Gascon này sẽ đương nhiên trở thành một người Mỹ có thế lực nhất tại đất nước này.

- Anh nên bỏ thuốc phiện đi và chỉ uống whiskey là được rồi - Claudio bình phẩm - anh đang làm tôi sợ đấy.

Lúc ấy đã gần 11 giờ 30 phút và bọn họ đã ngà ngà say hết lượt. Claudio đồng ý cho Mandelbrot và Buechner đi nhờ đến khu cư xá trên đường Tú Xương nơi Mecklin đang sống (dĩ nhiên là cả ngài Sam Sabo và Curly Bird nữa) rồi sau đó anh ta mới đưa D. Marnin trở về nhà. May mà chỉ có mỗi chiếc xe của họ trên đường nên cuối cùng họ cũng chệnh choạng vượt qua mấy con phố gần Chợ lớn và tiến vào khu trung tâm Sài Gòn. Khi đi đến đường Tự Do họ nhìn thấy một đoàn khoảng năm chiếc xe tải chở quân đi ngay phía trước. Ngay lập tức, Mandelbrot như bừng tỉnh và chồm hẳn lên khỏi ghế sau.

- Này lạ chưa kìa. - anh ta kêu lên - một đoàn xe chở lính đi qua những con phố trống trơn vào lúc nửa đêm có lệnh thiết quân luật. Theo chúng đi! Xem bọn họ định làm gì nào!

- Tốt nhất là chúng ta nên tránh xa họ ra. - D. Marnin nói.

- Đừng ngốc thế đi - Mandelbrot nài nỉ - nhất định phía trước chúng ta đang có chuyện gì đó. Chúng ta phải làm gì đi chứ?

Claudio cho xe tiến gần tới chiếc xe đi cuối cùng. Trên xe toàn lính ngụy và cả bốn chiếc xe khác cũng vậy.

- Anh có nhìn rõ quân phục của họ không? Anh có thể nói cho tôi biết họ thuộc những đơn vị nào không? - Buechner nói như van nài.

- Không, tôi chịu - D. Marnin trả lời khi họ đi ngang qua Đại sứ quán Mỹ.

- Họ thuộc lực lượng quân chính quy của ARVN - Claudio khẳng định - ít nhất thì họ đang mặc quân phục của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Claudio cho xe chạy tụt lại phía sau và đi theo đoàn xe ấy.

- Có chuyện gì xảy ra vậy nhỉ? Bọn họ đang đi đâu cơ chứ? - Buchner hỏi tiếp.

- Tôi mà biết thì nói làm chó gì chứ. - Claudio cằn nhằn.

Nhưng D. Marnin biết tất cả. Anh biết chính xác nữa. Tất cả bọn họ đều đang đi trên con đường mà sáng nào anh cũng lái xe qua đây. Họ đang tiếng về phía chùa Xá Lợi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #103 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 03:17:16 pm »

Chương 32
VỤ TẬP KÍCH

Một chiếc xe tải nằm ngang giữa phố tạo nên vật cản ngăn giữa ngôi chùa với con đường chính dẫn vào trong chùa. Khoảng ba mươi đến bốn mươi binh sĩ mặc quần áo rằn ri, đội mũ sắt dã chiến mang súng trường M-1 đi đi lại lại xung quanh khu vực này. Claudio cho xe đi chậm lại nhưng vẫn chưa dừng hẳn. Anh cố gắng thử dừng lại ở trên đường phố phía nam của ngôi chùa nhưng tất cả mọi con đường đều đã bị chặn lại.

- Quay lại cổng chính đi - Mandelbrot nói - rồi thả chúng tôi xuống đấy.

Khi Mandelbrot và Buechner vừa mở cửa hai bên xe, họ bỗng nghe thấy những tiếng chuông chùa trầm ấm vang lên rất vội vã giữa màn đêm tĩnh mịch. Phần lớn đám binh lính khi nãy còn lang thang đây đó bây giờ đã biến đâu hết, có thể là họ đã lọt vào bên trong chùa. Bên ngoài, chỉ còn khoảng hơn chục người đang làm nhiệm vụ phong tỏa con đường chính dẫn tới thẳng cổng chùa. Mandelbrot cùng Buechner ra khỏi xe và cố gắng giả vờ như vô tình có mặt tại nơi này rồi nhanh chóng rảo bước về phía chùa Xá Lợi. Cả hai người đã bị chặn lại bởi một viên quân cảnh lùn tịt đầu đội mũ sắt màu trắng và trên cánh tay có gắn một cái băng lớn viết chữ “MP”. Mandelbrot nói với tay này với một thái độ từ thiết tha, cầu khẩn đến hết sức bực dọc rồi khoa tay múa chân lóng nga lóng ngóng. Viên quân cảnh thấp hơn anh ta đến gần ba mươi phân đứng đó lăm lăm khẩu súng và trợn mắt một cách cương quyết. Nhìn điệu bộ hai người khác nhau đến kinh ngạc đã khiến cho Claudio và D. Marnin đều cười phá lên.

Tay quân cảnh lại ra hiệu cho xe của Claudio phải lùi lại còn Mandelbrot cứ lắc đầu quầy quậy. Đến khi tay này lại chỉ vào chiếc túi của Buechner thì cả hai phóng viên đều bắt đầu tham gia vào chuyện cãi vã với anh ta. Tên lính quay trở lại và gọi một tên sỹ quan đứng gần đó tới kiểm tra giấy tờ tùy thân của Mandelbrot và Buechner. Trong khi viên sỹ quan thứ hai đang kiểm tra giấy tờ bằng chiếc đèn pin thì tay quân cảnh thứ nhất lại bước về phía chiếc Mercedes. Mandelbrot vẫy tay ra hiệu cho Claudio và anh chàng người Guatemala nhanh chóng đánh xe vòng sang hướng khác. Tay quân cảnh ra hiệu cho xe dừng hẳn lại nhưng Claudio vẫn lờ đi như không có gì xảy ra vậy.
Họ lái xe về nhà D. Marnin trong im lặng và bồn chồn.

- Đó là sự khởi đầu của giai đoạn cuối cùng đấy. - D. Marnin nói với Claudio khi vừa ra khỏi xe.

Anh vội vã đi vào trong nhà và gọi điện thoại cho ngài Sabo. Chuông điện thoại kêu vang ngay trong phòng ngủ (thời bấy giờ ở Sài Gòn thì gọi một cuộc điện đàm không cần nối qua tổng đài vẫn còn là một thứ xa xỉ và chỉ dành riêng cho khu cư xá ngoại giao đoàn cũng như cho gia đình ngài Đại sứ và phòng điệp vụ DCM thôi) và đánh thức vợ chồng ông Sabo. Lúc đó đã là một giờ kém mười lăm phút. Và bà Grace là người đầu tiên trả lời bằng một giọng ngái ngủ rồi chuyển máy đến cho ngài Sabo. D. Marnin xin lỗi vì đã làm phiền họ vào khuya khoắt đến vậy và bắt đầu kể lại tuần tự tất cả những gì mà anh đã được chứng kiến.

- Bây giờ cậu phải gọi điện ngay cho Freddi Loftus ở Huế - ông Sam nói một cách vội vã - bảo với anh ta là bằng mọi cách phải tới tận nơi xem chuyện gì đang xảy ra ở chùa Từ Đàm. Nếu cậu không gọi được cho Freddie thì hãy gọi tới cho Đại tá Harrington và bảo ông ta cử người tới đó. Tôi sẽ tự liên lạc với Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Mỹ Tho và Biên Hòa. Ngay sau khi cậu thông báo mọi chuyện với Huế, tôi muốn cậu quay trở lại chùa Xá Lợi, hãy sử dụng thẻ căn cước của cậu và yêu cầu họ cho biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi sẽ gặp cậu ở phòng làm việc ngay khi cậu trở về.

Freddie đang ngủ ở nhà và D. Marnin phải mất một lúc mới có thể dựng anh chàng này dậy và nói cho anh ta biết cần phải làm gì. Anh chàng càu nhàu ngán ngẩm với sự ngại ngùng vì sẽ phải vi phạm lệnh giới nghiêm, vì việc lái xe qua sông Hương đi tới ngôi chùa ấy để chứng kiến cái mà tự anh gọi là cuộc rượt đuổi các nhà sư. Cuối cùng anh nói: “Thôi được rồi! Mình chỉ hy vọng là sẽ không có tay lính gác nào của ARVN nã súng vào đầu mình khi đang lái xe đi qua”.

D. Marnin lái xe quay trở lại chùa Xá Lợi, đỗ xe ngay gần hàng rào chắn giữa con phố đúng vào lúc một nhóm khoảng hai mươi nhà sư trông nhớn nha nhớn nhác khi vừa bị người khác đánh thức dậy vào giữa đêm hôm khuya khoắt và bị lùa lên chiếc thùng sau của một chiếc xe dã chiến. Anh không còn nhìn thấy phóng viên Mandelbrot và Buechner ở đâu nữa. Mọi thứ dường như vẫn yên ả một cách vội vã như vậy. Ba tay quân cảnh người Việt đội mũ sắt cầm dùi cui khua đi khua lại dồn mấy nhà sư vào một góc. Vì D. Marnin đứng đó xem nên một viên Đại úy Quân lực Việt Nam Cộng hòa bước tới rập gót chân giơ tay chào. Anh ta nói toàn bằng tiếng Việt nên D. Marnin chỉ nghe câu được được câu chăng mà chẳng hiểu gì hết. “Đại sứ quán Hoa Kỳ”, D. Marnin trả lời bằng tiếng Việt rồi đưa tay vào túi rút ra thẻ căn cước ngoại giao mà anh vừa lấy theo. Tay sỹ quan ngưòi Việt kiểm tra chiếc thẻ bằng đèn pin rồi lại giơ tay chào rất nghiêm chỉnh trước khi quay trở vào trong chùa.

Chiếc xe tải chở đầy các nhà sư vừa mới chuyển bánh thì một chiếc xe khác đã lùi lại đúng chỗ ấy và hai cánh cửa sau thùng xe lại được mở ra. Một nhóm các nhà sư khác vẫn còn đang ngái ngủ, hoảng loạn đi dép lê do năm tên lính ARVN áp giải đến sau xe và giao lại cho ba tên kia dồn hết bọn họ lên trên xe, đi cuối cùng là một nhà sư không thể đi được bằng chân trái đang phải quàng hai tay bám qua cổ hai nhà sư khác cố gắng đỡ nhau lết tới sau chiếc xe. Trong ánh sáng lờ mờ, khuôn mặt ông ta vẫn hiện rõ những vết bầm tím còn hai quầng mắt đều tối đen vì bị đánh rất mạnh. Hai vị sư kia phải nâng hẳn người này lên trên thùng xe rồi họ đặt ông ta đứng vững trên cái chân lành lặn và dựa vào thùng chiếc xe kín mít. Khi ông ta đã bám chắc được vào trong xe thì mấy tay quân cảnh đóng sập cửa sau lại và chiếc xe lại chuyển bánh để nhường chỗ cho chiếc xe thứ ba tiến tới.

D. Marnin đang băn khoăn lo ngại như thể là viên Đại úy đã quên mất anh đang đợi ở đó. Thế nhưng khoảng mười phút sau thì tay Đại úy cũng quay lại cùng với chiếc thẻ căn cước của anh và một viên Trung úy có vốn tiếng Pháp đủ làm một tay thông ngôn với một câu duy nhất là:

- Ce n’est pas possible. (Điều đó là không thể được).

- Tôi muốn tìm hiểu xem cái gì đang diễn ra ở đây. - D. Marnin nói với anh ta.

- Ce n’est pas possible.

- Tôi muốn nói chuyện với sỹ quan chịu trách nhiệm ở đây.

- Ce n’est pas possible.

- Khoảng ba mươi phút trước đã có một phóng viên người Mỹ và một phóng viên ảnh có mặt ở đây. Điều gì đã xảy ra với họ? Tôi muốn kiến nghị.

- Ce n’est pas possible.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #104 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 03:20:03 pm »

Khi họ đang cãi nhau thì một chiếc xe cứu thương được đưa đến và có hai nhà sư phải nằm trên cáng được khênh lên xe ngay. Một người trong số họ đang hết sức đau đớn vì có một cánh tay bị gãy và xương bả vai bị chật ra bất động. Người thứ hai có thể đang bị bất tỉnh rất sâu hoặc có thể đã chết. D. Marnin cố gắng tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra với hai người này nhưng đám quân cảnh gạt anh sang một bên và cũng không trả lời anh một câu hỏi nào. Quá mệt mỏi vì trò chơi nhạt nhẽo này, anh chui vào trong xe và nổ máy đánh xe quay lại Đại sứ quán.

Khi anh bước vào phòng làm việc của ngài Sabo thì đã là hai giờ sáng. Ngài Sam ngồi sau bàn làm việc trong chiếc quần ngủ mạu xanh, một chiếc áo thể thao cộc tay và đang gõ lánh tách trên chiếc máy chữ văn phòng hiệu Remington. (Những ngày đó, trong Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ có các thư ký mới có máy đập chữ của hãng IBM)

- Chúng ta đã nghe từ Paul Harre ở Nha Trang - ông nói với anh - và từ Frank Scotton ở Biên Hòa. Lực lượng ARVN đã dọn sạch các ngôi chùa ở cả hai nơi này. Họ đem tất cả các nhà sư đi có thể là tới nhốt ở nhà tù khu vực.

- Ở chùa Xá Lợi cũng vậy.

- Có ai bị thương không?

- Tôi đã nhìn thấy một nhà sư ít nhất bị bất tỉnh - hoặc tồi tệ hơn là có thể đã chết.

- Không, dường như ở Nha Trang và Biên Hòa mọi việc diễn ra rất yên ả. Không có sự chống đối nào được ghi nhận.

D. Marnin mô tả tỉ mỷ tất cả những gì xảy ra ở chùa Xá Lợi và đề nghị được ở lại giúp ngài Sam. Tiếng điện thoại vang lên vội vã nên anh quay ra nhấc ống nghe. Đó là cuộc gọi của John Mecklin tới thông báo rằng phóng viên Mandelbrot và Buechner đều đã không quay trở về chỗ ở của anh ấy và họ cũng không có mặt ở văn phòng đại diện của báo Times hay hãng thông tấn AP. Khi anh ta được nghe tất cả những gì đang xảy ra, John Mecklin cho biết anh sẽ gọi điện tới Tổng nha cảnh sát để tìm hiểu những gì đang diễn ra với hai người này.

Tiếp đó D. Marnin lại nói chuyện với Mecklin Freddie trên đường dây nóng nối với Lãnh sự quán Mỹ ở Huế và báo cáo lại cho ngài Sabo. Ở chùa Từ Đàm, các nhà sư đã chống trả một cách rất quyết liệt và lực lượng của tướng Đỗ Cao Trí đã rất mạnh tay đàn áp những người này. Tuy nhiên vẫn chưa có ai được báo là đã chết. Tất cả các nhà sư đều được gom lại vào trong sân vận động do không đủ phòng giam cho họ.
Những cuộc điện thoại liên tiếp nhau từ Mỹ Tho và Cần Thơ báo về xác minh rằng các ngôi chùa ở vùng đồng bằng đều đã bị tấn công. Khi D. Marnin đang nhận điện từ Jim Willis ở Cần Thơ thì ngài Sabo vội vã đánh máy một công điện khẩn để sẵn sàng gửi đi khi tin tức từ mọi nơi đều được báo cáo về đầy đủ. Bức điện này được ghi rõ là “CRITIC” - dấu đặc biệt cho những bức điện khẩn được ưu tiên cao nhất mà lần đầu tiên D. Marnin được nhìn thấy. Nơi nhận bức điện này được ghi là gởi tới Ngoại trưởng Hoa Kỳ và đồng kính gửi Nhà Trắng, Bộ Quốc phòng, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Cục Tình báo trung ương Mỹ với nội dung:

Tối hôm nay, Lực lượng Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tấn công vào chùa Xá Lợi ở Sài Gòn, chùa Tự Đàm ở Huế và các ngôi chùa khác ở Biên Hòa, Đà Nẵng, Mỹ Tho, Cần Thơ và có thể còn có hàng chục ngôi chùa khác ở khắp miền Nam Việt Nam. Hầu hết các ngôi chùa đều bị tàn phá rất nặng nề. Các nhà sư chống lại đều bị đánh đập hết sức thô bạo;  một số người đã bị thương và có một vài người có thể đã bị giết. Trừ khi có những chỉ dẫn nào khác, nếu không Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn có kế hoạch sẽ ngay lập tức phản đối hành động đàn áp này ở mức độ cao nhất với Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Xin chỉ thị của các quý ngài.


Sau đó, ngài Sabo gọi điện đến cho ông Bilder, báo cáo tóm tắt về những gì đã diễn ra và xin sự đồng ý của ông ấy về nội dung bức điện mà ông vừa đọc qua được đọc ngay trên điện thoại. Nhiệm vụ của D. Marnin lúc bấy giờ là triệu tập nhân viên mã thám trực ban, một thanh niên da đen người gốc bang Tennessia với cái bụng quá cỡ tên là Pat Patterson. Anh chàng Pat có mặt ngay sau đó mười phút trong cái quần Jin, áo phông cộc tay màu đỏ có in hình bốn chiếc rìu ở trước ngực.

- Đây là lần đầu tiên tôi được gửi một bức điện kiểu CRITIC như thế này đấy, anh D. Marnin ạ. - cậu ta nói khi anh đem bức điện để lên bàn.

- Đó là cái cách mà mọi thứ đang diễn ra ở đây - D. Marnin trả lời - nó sẽ không phải là bức điện cuối cùng kiểu này đâu.

Sáng hôm sau, trước khi tới nơi làm việc, D. Marnin đánh xe tới chùa Xá Lợi để đánh giá mức độ thiệt hại. Trước cổng chùa không còn thấy bóng dáng của cảnh sát, dân phòng hay xe tuần tra của quân cảnh ở gần đó. Nhìn từ bên ngoài vào mọi thứ dường như hết sức bình thường. Nhưng ở bên trong mọi thứ thật là hỗn loạn. Bàn uống nước, ghế, bàn làm việc, quạt điện, giấy tờ, truyền đơn, quần áo, hộp dao cạo, một vài bàn chải đánh răng và đất đá nằm vương vãi khắp nơi. Máy in rô-nê-ô, máy chữ đã bị đập nát có thể bằng búa bổ củi cùng những linh kiện vỡ vụn của chúng nằm rải rác khắp nơi trong phòng làm việc cũng như trong gian nhà khách. Một vài bức tượng Phật bị đập phá, chặt đầu nằm lăn lóc trên sàn nhà nhìn trơ trọi và tuyệt vọng.

Anh bước qua cửa sau đi vào trong sân tìm kiếm xem có ai để mà hỏi han tình hình. Bức tường ở phía tây ngăn cách giữa ngôi chùa và phía bên kia là trụ sở của Chương trình hỗ trợ của Mỹ tại Việt Nam của ngài Curly Bird được phủ đầy hoa giấy. Bốn cây hoa đại vẫn đứng đó lặng lẽ và âm thầm. Những cánh hoa màu trắng, màu đỏ và màu tía tả tơi rơi rụng đầy trên mặt đất. Một nhà sư mặc áo cà sa và đeo một chiếc kính cận rất dầy đang lặng lẽ quét mảnh sân nhỏ bằng một chiếc chổi cùn, cái đầu cạo trọc của ông ấy ánh lên những tia nắng yếu ớt của một buổi bình minh. Một cơn gió nhẹ thổi qua và tiếng chuông gió kêu leng keng nhạt nhẽo. Nhà sư chẳng quan tâm đến vị khách người nước ngoài mà vẫn tiếp tục quét những đám bụi đất và những cánh hoa thẳng về phía Marnin. Dường như có cái gì đó không phù hợp cho mấy khi nhà sư này cứ cặm cụi quét bụi đất và những cánh hoa ở góc sân còn bên trong ngôi chùa thì mọi thứ vẫn còn vứt bừa bãi ra đấy. Chỉ đến khi D. Marnin chào nhà sư này thì anh ta mới dừng tay lại. D. Marnin đã cố sử dụng cả tiếng Anh rồi tiếng Pháp và ra hiệu bằng tay kết hợp với sử dụng cả vốn tiếng Việt ít ỏi của mình để bắt chuyện với người này.

- Có chuyện gì xảy ra vậy? - D. Marnin hỏi.

- Chẳng có gì cả. - nhà sư vui vẻ trả lời.

D. Marnin đưa mắt nhìn anh ta một cách cẩn thận xem liệu anh ta đang cố tình pha trò hay đang châm biếm. Thế nhưng ngay lúc đó anh phát hiện thấy một quầng màu hồng quanh mắt của nhà sư và nó đã chỉ cho anh biết rằng anh ta vốn là một người đần độn. Có lẽ cũng chính vì lý do này mà đám cảnh sát đã bỏ anh ta một mình ở đây. D. Marnin vẫy tay chào từ biệt người này rồi quay đầu rảo bước vào bên trong nhà. Lên đến bậc đá chùa trên, anh quay đầu nhìn lại phía sau. Nhà sư kia tiếp tục cúi xuống cặm cụi quét mảnh sân ở sát chân tường trên đó phủ đầy cây hoa giấy với màu xanh và màu đỏ. Tiếng chuông gió leng keng trong ánh nắng yếu ớt của buổi sớm mai. Có lẽ chẳng có một bức tranh nào về Châu Á lại còn có thể thanh bình đến không tưởng tượng nổi như vậy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #105 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 03:22:41 pm »

Trong khi ấy, tại phòng chính trị trong Đại sứ quán mọi việc đang diễn ra hết sức khẩn trương. Đầu tiên là D. Marnin gọi điện cho Mecklin. Cảnh sát đã trả lại phóng viên Mandelbrot và Buechner cho nhà chức trách Mỹ vào lúc bốn giờ sáng với yêu cầu là hai người này không được vi phạm lệnh giới nghiêm thêm một lần nào nữa.

- Người ta nói với tôi rằng quân Chính phủ đã tấn công hơn ba mươi ngôi chùa tất cả. - Mecklin nói - một phóng viên đã nói với tôi là có rất nhiều nhà sư bị giết chết và hàng trăm người khác bị thương.

- Những con số đó đã được xác minh chưa? - D. Marnin hỏi lại - tôi đã quay lại chùa Xá Lợi và không nhìn thấy gì cả và điều này dường như phản ánh đúng những câu chuyện ấy.

- Không. Tất cả chỉ là những tin đồn mà cánh báo chí thêu dệt lên thôi. Chỉ chắc chắn là có tới vài trăm nhà sư trên khắp đất nước này đã bị bắt giam.

Ngài Sabo cũng đang nói chuyện qua điện thoại với ông Luyến, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống để cố gắng sắp xếp một cuộc gặp giữa ông Bilder và Ngô Đình Diệm. Ông ta vẫy tay gọi D. Marnin ngồi lại gần và đưa cho anh một tập điện tín. Bức điện trên cùng đề nghị Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo liên lạc với Đại sứ Sedgewick đang nghỉ ở khách sạn Okura đề nghị ông này tới Sài Gòn “càng sớm càng tốt”. Bức điện tiếp theo bày tỏ “sự quan ngại đặc biệt” từ phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về những “vụ tấn công vô cớ” vào các chùa chiền đồng thời gợi ý là Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn cần ra một thông báo khẩn cũng như lưu ý rằng phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ phối hợp lên án “hành động vi phạm nghiêm trọng các cam kết theo đuổi chính sách hòa hợp dân tộc với Phật giáo của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa”. Bức điện thứ ba được viết bằng mực màu hồng nhạt do ngài Curly Bird báo cáo và ngài Bilder ký tên xác nhận được gửi đi vào lúc 7 giờ sáng là một thông báo về một hành động bất thường xảy ra trong đêm đó gửi cho Bộ Ngoại giao. Theo đó, mọi chuyện rắc rối đã xảy ra lúc gần sáng khi hai nhà sư ở chùa Xá Lợi bị rượt đuổi cùng đường đã vượt qua tường vào trong trụ sở của USOM ở ngay sát đấy và bây giờ đang xin được hưởng quy chế tị nạn chính trị. Ngoài ra còn có nhiều bức điện khác báo cáo về phản ứng gay gắt của các hãng thông tấn báo chí từ khắp nơi trên thế giới về vụ việc này. Trong số các bức điện gửi đến vào lúc sáng sớm còn có một bức điện với tư cách cá nhân được gửi qua Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương (CINCPAC) ở Honolulu, nơi ngài Corning đang đi nghỉ cùng gia đình và người nhận là đích thân Tổng thống Diệm.

Từ: Đại sứCorrning
Gởi tới: Tổng thống Diệm
Tôi rất lấy làm tiếc về vụ tấn công vào các chùa chiền ấy. Hành động đó có thể sẽ chẳng đem lại cho ngài cái gì cả thế nhưng nó lại gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng từ các cử tri người Mỹ. Đây là lần đầu tiên ông đã bỏ quên lời hứa của ông với cá nhân tôi.
Corning


Ông Sabo để chiếc ống nghe lên trên máy điện thoại rồi quay lại nói với anh.

- Ông Luyện hứa là sẽ gọi lại cho tôi. Nó nghe như là họ cố tình trì hoãn vậy. Ông bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã đệ đơn xin từ chức và cạo trọc đầu mình để phản đối.

- Cạo trọc đầu là thế nào?

Sẽ chẳng có ai hình dung ra một nhà ngoại giao có kinh nghiệm lại có một cái đầu trọc lốc.

- Đúng vậy đấy. Giá mà cậu được nghe cái cách ông Luyện ngắc nga ngắc ngứ khi nói về việc ấy. Tôi đã nài nỉ rằng chúng ta phải được gặp ông Diệm, nhất là vào lúc không có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao như thế này. Vấn đề chính mà chỉ tôi với cậu nên hiểu đó là ông Diệm không muốn bị chửi rủa bởi Ngài công sứ của chúng ta. Tôi và cậu sẽ phải tìm ra cách giải quyết khó khăn này.

- Nhưng bằng cách nào chứ?

- Tôi sẽ thử tìm cách thương lượng với Giáo hoàng Nuncio. Ông ấy là người phụ trách các hoạt động đối ngoại của Giáo hội và đây cũng là vấn đề liên quan đến tôn giáo. Rất có thể tôi sẽ thuyết phục được ông ấy ủng hộ bản thông cáo của chúng ta. Dù sao ta cũng phải sử dụng hết mọi khả năng thôi. Trong khi đó, cậu hãy gọi cho anh bạn Đinh Triệu Dã và hãy bảo với anh ta là cậu đang trên đường tới Phủ Tổng thống để mang theo một lá thư riêng của Đại sứ Gus Coring gửi tới tận tay ông Diệm. Và lúc nào xong việc cậu đi luôn tói trụ sở của USOM và nói chuyện với hai vị Hòa thượng đang ở chỗ ngài Curly xem ý định của họ như thế nào.

Dã đang ngồi đợi D. Marnin trong căn phòng làm việc trang trí lộng lẫy ở ngay cạnh phòng làm việc của Tổng thống Diệm. Đây là lần đầu tiên D. Marnin được đặt chân đến nơi này.

- Chà chà, đẹp quá đi thôi - anh nói rất thật lòng.

- Người Pháp đã xây nơi này để ở chứ không phải để làm việc. Họ không hiểu hết ý nghĩa của những căn phòng nhỏ.

- Đây gửi anh bức thông điệp này. - nói rồi, D. Marnin mở cặp lấy bức điện ra và đưa cho anh ta.

Dã đọc qua một lượt rồi thảm nhiên thả nó xuống mặt bàn.

- Anh thế nào? - cậu ta hỏi.

- Rất mệt - D. Marnin trả lời - suốt đêm qua tôi đã phải vật lộn với trò đùa ở chùa Xá Lợi.

- Tôi biết rồi - Dã nói - chúng tôi đã được báo cáo về điều đó.

- Washington sẽ đưa ra một thông cáo chính thức lên án mạnh mẽ hành động này.

- Điều đó thì chúng tôi cũng biết trước rồi - cậu ta nói tiếp - hôm mùng bảy tháng tám các anh chẳng đã cảnh báo rằng những thứ như vậy sẽ xảy ra nếu như chúng tôi làm bất cứ điều gì ngu ngốc đó sao.

- Người dân Mỹ sẽ nhìn nhận vấn đề này như là hành động nuốt lời hứa trước tất cả các cam kết chính thức trước đó.

- Tôi bảo đảm là các anh sẽ làm như vậy. Thế nhưng hãy để cho tôi hỏi anh là chính xác mà nói thì các anh đã muốn chúng tôi phải làm như thế nào chứ? Nếu các anh muốn Tổng thống Diệm phải từ chức thì tại sao các anh không nói thẳng ra như vậy đi? Tại sao các anh muốn ông ấy vẫn nắm quyền hết ngày này qua ngày khác nhưng lại không muốn ông ấy làm bất cứ cái gì, trong khi những gã đó mà chúng tôi biết chắc chắn là trong số họ có rất nhiều người của Việt Cộng ngày càng trỏ nên liều lĩnh và quá khích chứ? Và anh cũng đừng quên là chúng tôi đã không muốn hành động trong khi người bảo trợ của các anh, ngài Corning đáng kính đang đương chức.

- Ông ấy vẫn còn là Đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam.

- Về ngữ nghĩa thì ông ấy vẫn là Đại sứ Mỹ, nhưng đấy chỉ là vấn đề ngữ nghĩa thôi. Chẳng lẽ các anh lại muốn chúng tôi phải hành động sau khi ông Sedgewick đến đây sao? Như thế thì làm sao có thể chấp nhận được? Tất cả chỉ nói lên một điều là chúng tôi phải ra tay thật nhanh. Và thời điểm thích hợp nhất để hành động chính là giữa lúc ông Corning ra đi và ông Sedgewick tới. Như thế thì có gì là sai trái đâu kia chứ?
- Thế thì có gì là sai với hàng ngàn người bị bắt, hàng trăm người bị thương và hàng chục người phải bỏ mạng chứ?

- Như thường lệ, người Mỹ các anh lại làm cho nó rối tung cả lên. Chưa có một ai bị bắt hết. Có đến chín mươi tám phần trăm các trường hợp là chúng tôi sẽ trả các nhà sư trở về nơi họ đã sống và tu hành. Tôi hứa với anh là trong vòng hai tháng tới sẽ không có một nhà sư nào bị bỏ tù cả. Còn chuyện bị thương, quả thật là mấy ông sư ấy đã quá ngu ngốc khi dùng tăm xỉa răng để chống lại lực lượng cảnh sát vũ trang được trang bị đầy đủ. Ở Sài Gòn có chín người, ở Huế có khoảng sáu người tất cả. Có mấy người bị gãy xương nhưng không có ai bị chết. Hoàn toàn không có ai bị chết.

- Anh có chắc chắn không?

- Dĩ nhiên là chúng tôi bảo đảm như vậy. Tổng thống đã yêu cầu giảm đến mức thấp nhất những hành động xâm phạm đến tính mạng của các nhà sư.

- Thế nhưng nó đã làm được gì chứ? Những người này sẽ được đi lại tự do ở khắp mọi nơi ngay sau khi họ được thả ra chứ?

- Chúng tôi cho rằng bằng cách thực hiện việc bắt giữ trên phạm vi rộng chúng tôi sẽ dập tắt được phong trào này một cách triệt để nhất. Thứ mà chúng tôi không thể kiểm soát được chính là những phản ứng quyết liệt từ phía Chính phủ Mỹ và đặc biệt là từ cánh phóng viên báo chí người Mỹ. Chúng tôi biết chắc chắn rằng mấy ông sư ấy chỉ là những con hổ giấy thôi. Thế nhưng chúng tôi không biết người Mỹ các anh sẽ làm gì, chúng tôi không thể bảo đảm là hậu quả sẽ ra sao.

- Ngay cả những bạn bè của anh cũng thật sự choáng váng vì tất cả những gì mà các anh đã làm. Các anh có thể tự đánh giá điều đó thông qua việc đọc bức điện của ngài Coring đây. Cho tới giờ Washington người ta vẫn còn nghi hoặc là ai đã ra lệnh tập kích các chùa chiền này, lực lượng nào trực tiếp tham gia vào và thực sự thì ai phải chịu trách nhiệm chính về hành động này?

Một nụ cười mỉa mai thoáng hiện qua trên đôi môi của Dã.

- Ai chịu trách nhiệm ư? - anh ta hỏi - Anh có thể nói với ngài Bilder, Ngài Công sứ của các anh, là thật lố bịch, Tổng thống Ngô Đình Diệm hoàn toàn chịu trách nhiệm vệ hành động này.

Anh ta cầm ngay lấy bức điện của ngài Corning để trên mặt bàn, bước thẳng ra khỏi phòng. D. Marnin đứng dậy, đi đến bên cửa sổ nhìn về phía luống hoa kèn tây bao vòng quanh bên ngoài bức tường phía bắc của Phủ Tổng thống . Quá mệt mỏi, một cảm giác thất vọng và kiệt sức dâng lên trong lòng anh. Anh bỗng nhớ tới những người bạn đã chọn học khóa A-100. Giờ này chắc là họ chỉ đang làm một công việc thật đơn giản nhưng thật thoải mái là ngồi sau bàn làm việc đóng dấu lên những thị thực trong các văn phòng đại diện ở Frankfurt hay ở thành phố Mexico. Cuối cùng anh vẫn tự động viên mình rằng cuộc đời vẫn chưa đến mức tồi tệ như vậy đâu nhỉ.

D. Marnin tới phỏng vấn hai nhà sư cùng với ngài Curly Bird và ông Phùng, Trưởng ban quản lý người bản địa của cơ quan USOM đồng thời làm người phiên dịch. Trừ khi ngài Curly là một diễn viên đại tài, ông ta chẳng có dấu hiệu nghi ngờ gì về quan hệ bí mật giữa D. Marnin và Lily. Ông ta đối xử với anh giống như tất cả các nhân viên ngoại giao cấp thấp khác đang ở Sài Gòn.

Hai nhà sư đều còn rất trẻ chỉ độ gần hai mươi tuổi là cùng. Trong đó có một người tên là Bắc còn người kia tên là Hiệp và cả hai đều quê ở Nha Trang. Họ đã tới Sài Gòn từ giữa tháng sáu và đã dành phần lớn thời gian ban ngày ở đây để lang thang khắp các ngả đường đi khất thực hay đi rải truyền đơn chống Chính phủ và tối đến lại cặm cụi bên những chiếc máy in rô-nê-ô ở trong chùa Xá Lợi. Nhờ những thông tin có được từ cuộc phỏng vấn hai người này, D. Marnin hiểu được rằng nhận thức của họ về các vấn đề chính trị là hết sức đơn giản, họ vẫn cho rằng những tờ truyền đơn bằng tiếng Anh và tiếng Việt đó đều đã được viết ra ở tận Hy Lạp thì phải.

Họ muốn được hưởng quy chế tị nạn chính trị bởi vì họ quá sợ các luật lệ quá hà khắc của Chính quyền và họ không muốn bị rơi vào tay lực lượng cảnh sát. Tói lúc này thì Đại sứ quán cũng đã nhận được chỉ thị từ Bộ Ngoại giao rằng đề nghị được hưởng quy chế tị nạn chính trị của họ cần phải được chấp nhận và không nên trả họ về cho Chính quyền Nam Việt Nam, “trừ khi hành động đó được coi là hoàn toàn tự nguyện từ chính hai người này”.

Ông Curly không mấy hứng thú với việc làm chủ nhà với hai vị khách này vì rất nhiều lý do khác nhau cho nên đã quyết định gợi ý họ tự nguyện ra khỏi đấy. Thế nhưng, ngay cả khi đó ông ấy vẫn hết sức bình tĩnh, thân thiện và xử sự rất ôn tồn như một bậc cha chú vậy. Qua thái độ đó, D. Marnin cũng hình dung ra phần nào vai trò của người đàn ông này đối với Lily. Ông ta thật lịch thiệp, tế nhị và rất lắm mưu nhiều kế.

- Cảnh sát - ông ta nói - đang rất muốn nói chuyện với các anh. Họ đã bảo đảm rằng sẽ không làm gì hại tới hai anh và tất cả những gì họ cần chỉ là các anh trả lời một số câu hỏi đơn giản thôi. Điều đó cũng có thể được thực hiện ngay trong căn phòng này. Chúng tôi sẵn sàng bảo đảm là các anh sẽ được đối xử đúng theo luật pháp nếu như các anh tự nộp mình cho các nhà chức trách. Những người này đã đề nghị đưa các anh về Nha Trang và trả lại tự do cho các anh ở đó.

Nhắc đến Nha Trang trong trường hợp này quả là một chiến thuật sai lầm. Ngay lập tức ông Bird nhận thấy rằng đó không phải là gợi ý khôn ngoan cho hai nhà sư này.

- Chúng toi không muốn quay trở về Nha Trang - sư Hiệp, người nói nhiều nhất trong hai nhà sư trả lời - chúng tôi chỉ muốn ở lại đây thôi.

- Ở Sài Gòn ? - ông Curly hỏi.

- Không, ở đây. Ngay trong trụ sở này. - anh ta đáp.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #106 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 03:40:44 pm »

Chương 34
NGÀI PHÓ LÃNH SỰ

Mưu kế của ngài Sabo xem ra đã phát huy tác dụng. Ngay hai giờ chiều ngày hôm đó, Tổng thống Diệm đã phải đón phái đoàn do Giáo hoàng Papal Nuncio dẫn đầu cùng ngài Bilder, Đại sứ Anh Boggs và Đại sứ Pháp Lalouette tại dinh Tổng thống và để cho tất cả những ngưòi này thay nhau đưa ra lời phản đối về vụ tập kích trên. Cuộc đàm phán kéo dài trong gần ba tiếng đồng hồ. Để biện minh cho hành động của mình, đầu tiên, ông Diệm diễn giải tình hình chính trị và quân sự trên toàn đất nước rồi giải thích về quá trình du nhập của Phật giáo từ Trung Quốc vào Việt Nam, các hệ phái của tôn giáo này, các tổ chức tôn giáo khác được hình thành trên nền tảng Phật giáo và sự ảnh hưởng mang tính tham nhũng của tôn giáo này lên hệ thống chính trị của Việt Nam. Sau khi kể về nguồn gốc của sùng bái từ người dân đối với Phật giáo ông Diệm lý giải rằng Chính phủ của ông ấy không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng vũ lực đuổi các nhà sư từ các thành phố, thị trấn trở về với vùng nông thôn nơi họ đang tu hành.

Lệnh thiết quân luật và việc đưa lực lượng ARVN tới tập kích vào trong các ngôi chùa đã gây nên sự hoài nghi rằng đám tướng lĩnh có thể làm việc đó hoặc ông Nhu đã tổ chức được một vụ phi thường. Màn trình diễn và bài diễn văn rất ấn tượng của ông Diệm đã xua đi toàn bộ mọi tin đồn. Các phái viên chỉ biết ngồi gãi đầu gãi tai ngán ngẩm nhưng vẫn tin là ông Diệm hoàn toàn nắm được mọi hoạt động và điều hành Chính phủ của mình đi đúng hướng.

Việc tập kích vào các chùa chiền, bắt giữ các nhà sư đã làm rấy lên những cuộc biểu tình hết sức rầm rộ của sinh viên, học sinh ở Huế và Sài Gòn. Lực lượng cảnh sát đã tiếp tục bắt giữ thêm hơn một nghìn người nữa đem tới giam cùng với toàn bộ các nhà sư bị bắt trước đó. Các nhà giam không còn đủ sức chứa hết những người này nên phần lớn trong số họ bị đưa đến các sân vận động hay trường học, những nơi đều đã bị đóng cửa vì tình trạng khẩn cấp. Có tin đồn rằng đã có bốn nhà sư bị giết hại.

Đêm hôm sau, khi D. Marnin tới gặp Lily như bao đêm đầy mong ước, cả thành phố đang chìm trong sự tĩnh lặng chết tróc. Với Lily, cô vẫn tin vào câu chuyện cho rằng các tướng lĩnh Quân đội phải là người chịu trách nhiệm về vụ tập kích này, đồng thời cô nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng: “Sự ngu dốt của đám tướng tá ấy là không có giói hạn. Mấy ông ấy chỉ có bộ óc của con gà trống hung hăng trong cái chuồng toàn gà mái thôi. Họ chỉ nghĩ duy nhất đến một điều đó là chức danh của họ, họ chỉ biêt vênh mặt lên khoe mẽ và họ chỉ quan tâm đến những đặc ân của mình thôi. Họ không quan tâm, không đếm xỉa gì đến cái mà họ vẫn gọi là đất nước, Chính phủ của họ. Họ chẳng bao giờ biết nhìn nhận cuộc chiến tranh vói Việt Cộng theo đúng cách của nó. Mười năm trước đây, họ chỉ là những tay hạ sỹ quèn. Còn bây giờ tất cả bọn họ vẫn là một đám hạ sỹ quèn! Họ nghĩ giống như nhũng tay hạ sỹ và họ hành động giống hệt như nhũng tay hạ sỹ mà thôi”.

- Nhưng nếu như cả ông Diệm và ông Nhu đều phải ra đi, họ sẽ là những người cuối cùng đủ khả năng lãnh đạo đất nước này.

- Nếu vậy thì cầu Chúa phù hộ cho tất cả chúng con.

- Rất nhiều người trong Đại sứ quán Mỹ cho rằng cần phải có ai đó mới hơn ông Diệm và ông Nhu bởi vì sẽ chẳng còn gì tồi tệ hơn tất cả những gì đang xảy ra vào lúc này.

- Suy cho cùng thì chỉ có Hồ Chí Minh mới là người cuối cùng lãnh đạo cái đất nước này bởi lẽ chính các anh đã lựa chọn những tay hạ sỹ quèn đó để đặt lên cái ghế quyền lực ở đây.

- Nước Mỹ sẽ không bao giờ để cho Bắc Việt chiếm được đất nước này. Sẽ không có ai trên thế giới này được phép tin rằng Hoa Kỳ chỉ là con hổ giấy giống như Mao Trạch Đông đã từng gọi.

- Với anh thì đấy là một câu hỏi quá ư trừu tượng. Anh sẽ tiếp tục cố gắng để đạt được vị trí này hay vị trí khác, mà có thể buồn hơn nhưng rồi anh sẽ nhận ra thôi. Còn em, em có tương lai của hai đứa nhỏ để lo lắng. Em không cho phép mình bị cuốn vào dòng xoáy vớ vẩn mà gần như tất cả đám hạ sỹ ở đất nước này đã quyết định dựng lên ấy.

- Thôi đi nhỉ, anh nghĩ chúng ta chẳng thể giải quyết mọi chuyện trên toàn miền Nam Việt Nam trên chiếc giường này đâu. Hãy để cho tám tiếng còn lại của đêm nay cho riêng hai đứa thôi nhé. - D. Marnin thúc giục.

- Nhiều lắm là được tám phút thôi anh yêu ạ. - nàng trả lời bằng một nụ cười đầy khêu gợi.

*
*      *

Chỉ sau đó mọi việc mới được làm sáng tỏ rằng ông Nhu đã đánh lừa được cả thế giới bằng cách để cho lực Lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng đặc nhiệm của Đại tá Tung mặc quân phục của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong khi triển khai kế hoạch tập kích vào các chùa chiền. Ông Nhu đã làm điều này hoàn hảo đến mức nó đã gây ra sự nghi kỵ lẫn nhau trong Quân đội ngụy và các tướng lĩnh phải mất ba ngày mới có thể tự khẳng định được điều gì đã xảy ra.

Bức điện thứ nhất:

Điện số 314

Từ Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn Gửi tới Ngoại trưởng Mỹ
Đồng kính gửi Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương (CINPAC)
Lúc 08 giờ 00 - ngày 23 tháng 8 năm 1963
Mức độ bảo mật: NODIS 
Từ Công sứ Bilder gửi tới Ngài Hilsman.

Mặc dù ngược lại với tất cả những dấu hiệu đã chỉ ra từ trước đó, giờ đây chúng tôi có cơ sở để bảo đảm rằng không có đơn vị quân đội ARVN nào trực tiếp tham gia vào vụ tập kích và rằng tất cả vụ tập kích này đều do Phủ Tổng thống điều khiển. Trong cuộc gặp với ông Diệm cùng với Giáo hoàng Nuncio, Đại sứ hai nước Anh và Pháp (Công điện số 298), ông Diệm đã cho thấy rằng ông ta hoàn toàn nắm quyền kiểm soát ở đây. Và trong chỉ thị rất dài (Công điện số 293) ông ấy đã kêu gọi toàn bộ lực lượng Thanh niên Cộng hòa ủng hộ hành động trên của Chính phủ là đồng nghĩa với ủng hộ ông Nhu.

Lực lượng Quân đội nhìn bề ngoài vẫn phối hợp rất ăn ý với nhau, nhưng trong thực tế họ không phải là một thể thống nhất. Cả Tư lệnh Quân đoàn III, Tướng Tôn Thất Đính và Tư lệnh lực lượng đặc biệt, Đại tá Tung (cả hai người này đều bị cho là rất ghét nhau) đều có lực lượng ở Sài Gòn. Nếu như lực lượng Quân đội được trao quyền quyết định nghĩa là lật đổ ông Diệm, thì rất có thể sẽ có đánh lớn ở Sài Gòn bởi vì Đại tá Tung và lực lượng đặc nhiệm của ông ấy cùng với lực lượng an ninh trong Phủ Tổng thống sẽ cố hết sức đê bảo vệ ông Diệm. Đại tá Tung không được các tướng lĩnh trong Quân đội ưa thích. Có thể là con người này sẽ phải chịu chung số phận với ông Diệm và ông Nhu.

                        Ký tên
                        Bilder
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #107 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 03:42:19 pm »

Bức điện thứ hai:

Điện số 329
Từ Đại sứ quán MỸ tại Sài Gòn Gửi tới Ngoại trưởng Mỹ.
Đồng kính gửi Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương (CINPAC)
Lúc 11 giờ 00 - ngày 24 tháng 8 năm 1963 Mức độ bảo mật: NODIS
Nội dung: Có liên quan đến Công điện số 314.

Chúng tôi đã thường xuyên có các cuộc tiếp xúc riêng lẻ với Đinh Triệu Dã (Công điện số 318), tướng Kim (Công điện số 320), tướng Khiêm (Công điện số 322) và tướng Bích (Công điện số 0265). Tất cả các cuộc tiếp xúc đó đểu khẳng định chắc chắn những gì đã được kết luận trong các công điện trên. Ngoài ra, chúng cũng cho thấy một điều:

a. Ông Nhu, có thể có sự ủng hộ nhiệt tình của ông Diệm đã soạn thảo và chỉ đạo thực thi toàn bộ kế hoạch tập kích các Phật tử.

b. Các tướng lĩnh thật sự lo lắng về cách giải quyết vấn đề Phật tử của Chính phủ chẳng hạn như việc ban hành lệnh thiết quân luật vì vậy họ đã sẵn sàng có hành động .

c. Lực lượng Quân chính quy không hề dính dáng một chút nào đến việc soạn thảo kế hoạch hay triển khai tập kích vào các chùa chiền. Tất cả hoạt động này đều do lực lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng Đặc nhiệm của Đại tá Tung thực hiện nhưng mặc quân phục của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

d. Cuối cùng và quan trọng nhất là chúng tôi không thể khẳng định rằng liệu toàn bộ lực lượng Quân sự ở Sài Gòn ( do Tướng Đính và Đại tá Tung chỉ huy) ở một chừng mực nào đó có không thật sự trung thành với ông Diệm và Nhu hay không.

Trong công điện số 235 của ngài đã ngụ ý là Hoa Kỳ chỉ gợi ý cho các tướng lĩnh là họ nên vui mừng nhìn thấy ông Diệm và/hoặc ông Nhu ra đi và nếu như điều đó có thể thực hiện được. Tình hình bây giờ không đơn giản như vậy. Đặc biệt là như trong mục (d) đã chỉ ra, chúng tôi không hề có thông tin nào nói rằng các sỹ quan chỉ huy lực lượng quân sự ở Sài Gòn có ý định làm theo cách ấy hay là các tướng lĩnh đã thống nhất được với nhau quyền lãnh đạo. Như vậy, trong hoàn cảnh này gợi ý đó của chúng ta gần như chẳng có ý nghĩa nào hết. Theo đánh giá của Đại sứ quán, chúng tôi tin rằng giải pháp câu giờ vào lúc này là phù hợp nhất.

(Ghi chú: Đại sứ Sedgwich chưa từng được đọc bức điện này)

                     Đại sứ Sedgewick.


Bức điện này được ký “Đại sứ Segewick” mặc dù nó là bản thảo do ngài Sam Sabo soạn và ngài Bilder phê chuẩn, nhưng vì ngài tân Đại sứ đã có mặt tại Sài Gòn trong chuyến máy bay quân sự đặc biệt từ Tokyo hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 21 giờ 30’ đêm hôm trước. D. Marnin cũng tới sân bay cùng với toàn bộ các nhân vật cao cấp trong Phái bộ Mỹ để chào đón ngài Sedgewick. Nhiệm vụ đầu tiên của anh làm cho ngài Sedgewick là gọi điện cho anh chàng Pat trong phòng Mật mã yêu cầu anh ta gửi ngay nội dung ngắn gọn nhất của bức điện số 331 tới Bộ Ngoại giao: “Đã tới Sài Gòn lúc 21 giờ 30’ và bắt đầu nắm tình hình theo trách nhiệm. Ký tên: Đại sứ Sedgewick”. Sau đó, ngay từ lúc ngài tân Đại sứ tới nhiệm sở và cho dù ông ấy có đọc các bức điện gửi đi hay không, tất cả các công điện đều được ký tên ông ấy.

Phái bộ Mỹ tập trung trong phòng chờ bên đường băng chào đón sự ra mắt của ông ta trên chiếc chuyên cơ C-130 hạng sang sau mười ba giờ bay thẳng từ Tokyo tới. Chiếc máy bay dừng lại cách phòng chờ chưa đầy 2 m, nơi mọi người cùng ông Luyện, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống đang có mặt tại đấy. Lệnh giới nghiêm vẫn còn hiệu lực và tất cả các chuyến bay thương mại theo lịch trình hạ cánh xuống đây sau tám giờ tối đều phải chuyển đến sân bay khác. Chính vì thế vào lúc này sân bay Tân Sơn Nhất gần như vắng lặng. Do ảnh hưởng của lệnh cấm vận cho nên các vị phu nhân cũng không được tới tham dự buổi lễ này.

Số lượng các phóng viên có mặt cũng bị hạn chế rất nhiều. Họ chỉ còn mấy người gồm có Mandelbrot, Buechner, phóng viên chiến trường Pierre Delort của Hãng thông tấn AFP và phóng viên Jim Ballard của Hãng thông tấn AP. Ông Luyện đã lệnh cho tất cả bọn họ phải đứng đợi ở phòng VIP phía ngoài. John Mecklin và D. Marnin đi tới chào tất cả bọn họ. Đây là lần đầu tiên D. Marnin được nhìn thấy Mandelbrot và Buechner kể từ hôm được chứng kiến vụ tập kích vào chùa Xá Lợi.

- Đám con hoang ấy gần như đã tịch thu được cái máy ảnh Nikon của Klau thì đúng lúc ông bạn già John tới giải vây. - Mandelbrot kể rồi hỏi luôn - Thế Quân đội có đứng đằng sau vụ đó không? Các nguồn tin của tôi đều cho thấy ông Nhu đã cho lực lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng đặc nhiệm mặc quân phục của ARVN và điều đó đã làm cho mọi việc rối tinh rối mù lên.

- Tôi không rõ - D. Marnin trả lời - Tôi cũng nghe thấy vậy. Nhưng nó mới chỉ là những lời đồn thôi. Nếu thật, thì đó quả là một trò láu cá đấy.

- Ông Nhu bây giờ chắc đang hài lòng lắm đấy - Mandelbrot nói - Nhưng ông ấy cũng không còn cười được bao lâu nữa đâu.

Chiếc C-130 chồm lên rồi dừng lại hẳn. Mecklin và D. Marnin nhanh chóng tách ra khỏi đám phóng viên và nhập vào đoàn các thành viên khác của Phái bộ Mỹ đang đứng đợi ở chân cầu thang máy bay. Chánh văn phòng Luyện, đại diện cho Tổng thống Diệm đứng ở đầu hàng. Tiếp theo đó là ngài Bilder, tướng Donnelly, ông Bird, ngài Sabo và những người còn lại. Cửa máy bay mở ra. Ánh đèn chụp ảnh chớp liên tục làm sáng rực cả khu vực họ đang đứng. Sau vài giây im lặng, ngài Sedgewick cũng xuất hiện trong vô số ánh đèn chụp ảnh của đám phóng viên. Ông ta vẫy tay chào tất cả những người đang đứng dưới đường băng. Ông ta mỉm cười rồi quay vào trong đưa tay đỡ phu nhân Penelope bước ra. Sau vài giây ngập ngừng nữa rồi cả hai người cùng xuất hiện, bà vợ mang theo một chiếc túi xách tay bằng rơm rất to trên vai.

Sau khi ông Luyện kết thúc bài diễn văn truyền tải lời chào mừng trang trọng nhất của Tổng thống Diệm thì đến lượt ngài Bilder đứng lên phát biểu chào mừng con người mà ông ta rất ngưỡng mộ nhưng chưa được gặp bao giờ. Ngài Bilder sau đó đưa tân Đại sứ đi gặp mặt từng người trong Phái bộ Mỹ rồi giới thiệu danh tính cũng như chức danh của từng người. Mặc dù đã rất mệt vì sau một chuyến bay dài, ông Sedgewick vẫn dừng lại bắt tay và nhìn thẳng vào mắt từng người bằng ánh mắt rất thiện cảm, chào hỏi họ thật thân thiện và không quên khen ngợi những gì mà họ đã làm được trong công việc. Tất nhiên là D. Marnin luôn phải đứng ở cuối hàng.

- Và thưa ngài Đại sứ, đây là phụ tá mới của ngài, anh D. Marnin Marnin - ông Bilder nói.

- Khỏe không David? - ông Sedgewick mừng rỡ ra mặt và nắm chặt tay anh lắc mạnh - Tôi đã nghe nói rất nhiều về cậu đấy.

Bởi vì D. Marnin là người cuối cùng trong hàng cho nên thái độ đó của ngài Sedgewick đã để lại ấn tượng đặc biệt cho ông Luyện, ngài Bilder và tất cả những người còn lại. Thế nhưng điều đó chưa phải là tất cả. Một chút cau có chợt thoáng qua nét mặt khi ông Sedgewick quay sang ngài Bilder và hỏi:

- Thế cánh phóng viên đâu rồi?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #108 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 03:43:39 pm »

Chương 34
QUAN HỆ VỚI CÁNH BÁO CHÍ

Nếu như có hỏi rằng vấn đề rắc rối nhất đối với họ ở Sài Gòn là gì, thì chắc chắn cả tướng Donnelly và Đại sứ Corning sẽ không ngại ngần trả lời rằng “đó là quan hệ với cánh báo chí”. Trong một nỗ lực nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề này, John Mecklin đã phải viết hết bản ghi nhớ này đến bản ghi nhớ khác nhằm hoạch định một kế hoạch cho Đại sứ quán nhằm thổ lộ hết tâm tư của mình với mấy tay phóng viên mà hy vọng rằng họ sẽ hợp tác. Thế nhưng làm sao mà Đại sứ quán lại có thể chia sẻ tất cả những ý nghĩ của họ với những người giống như Mandelbrot, tại cuộc họp của phái bộ Mỹ, ông Corning có thể hỏi Mecklin về cái thế giới kỳ quặc mà họ đang sống, hay từ chối thừa nhận những tiến bộ đáng kể mà chúng ta đang đạt được tại đất nước này, hay chẳng cần do dự đưa ra lời cáo buộc để lật đổ một Chính phủ mà Hoa Kỳ đã từng cam kết rằng sẽ ủng hộ.

Tuy nhiên, ngay từ khi đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, rõ ràng là chính ông Sedgewick đã cho là tầm nhìn của Mandelbrot về Chính phủ Nam Việt Nam luôn cao hơn rất nhiều so với ngài Corning. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí không cần chuẩn bị trước tại phòng họp dành cho VIP ở sân bay, ông Sedgwick thi thoảng không chủ định nhắc đến Chính phủ Nam Việt Nam một cách chỉ trích điều này đã khiến cho đám phóng viên hớn hở ra mặt trong khi ấy nó lại làm cho ngài Sabo nhướn cao đôi lông mày của một nhà ngoại giao lão luyện. Ngài tân Đại sứ Mỹ không ngại ngần khi khẳng định rằng việc bổ nhiệm ông ta giống như một “cái chổi mới” để quét sạch những chính sách đầy tai tiếng của anh em họ Ngô vốn được “chăm bẵm quá nhiều”. Ông ta liên tục nhắc đi nhắc lại cụm từ “triều đại kinh hoàng” và khẳng định rằng Tổng thống đang xem xét việc thay đổi toàn diện chính sách của Mỹ đối với Sài Gòn.

Điều này gần như đã được quyết định trong vòng bốn tiếng sau đó, vào lúc ba giờ sáng khi D. Marnin được anh chàng Pat Patterson gọi tới để đọc bức điện mật NIACT từ Phủ Tổng thống Mỹ gởi tói cho ngài Sedgewick. Nó đúng hơn phải là một quả bom kinh khủng.

Điện số 243

Từ Ngoại trưởng Mỹ Gửi tới Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn
Đồng kính gửi Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương/ Cố vấn chính trị của Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ ở Thái Bình Dương (CINCPAC/ POLAD)

Có thể chuyển tới cho Chỉ huy trưởng mạng lưới điệp báo của Cục Tình báo trung ương (CIA) các toán: Sài Gòn số 0265, Sài Gòn số 322, Sài Gòn số 320, Sài Gòn số 316 và Sài Gòn số 329.

Mọi việc đều rõ ràng là cho dù lực lượng ARVN có soạn thảo kế hoạch thiết quân luật hay chỉ là Ngô Đình Nhu cài bẫy họ làm như vậy, ông Nhu đã lợi dụng điều đó để ra lệnh cho lực lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng đặc nhiệm của Đại tá Tung tập kích các chùa chiền. Chính phủ Mỹ không thể tha thứ cho việc quyền lực Chính phủ bị rơi vào tay ông Nhu như trong trường hợp này. Tổng thống Diệm nhất định phải loại bỏ ông Nhu và các cộng sự thân tín của phái này ra khỏi chính trường mà thay thế vào đấy bằng các chính trị gia và các tướng lĩnh có đủ khả năng. Nếu Diệm vẫn cố tình bướng bỉnh và từ chối thì chúng ta sẽ phải đối mặt với khả năng là chính ông Diệm sẽ không được bảo vệ.

Bây giờ chúng ta tin rằng hành động cần thiết nhất là phải làm sao để ông Nhu không thể củng cố được lực lượng của mình. Chính vì vậy, trừ khi các anh muốn đạt được những mục tiêu cao cả hơn thế nữa, các anh có toàn quyền gây áp lực với Chính phủ Việt Nam Cộng hòa rằng Hoa Kỳ không thể chấp nhận các vụ tấn công vào các chùa chiền do ông Nhu và các cộng sự tiến hành dưới vỏ bọc là lệnh thiết quân luật. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cần phải có các hành động biện minh phù hợp, trong đó bao gồm cả việc họ đã bãi bỏ sắc lệnh số 10 ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1950 và trả lại tự do cho tất cả các tăng ni Phật tử đang bị bắt giam. Đây là hành động manh động.
Cùng lúc này chúng ta phải thông báo cho các tướng lĩnh quân sự biết rằng Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục ủng hộ về mặt quân sự và kinh tế cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa nếu các yêu cầu trên trong đó có cả việc loại bỏ ông Nhu ra khỏi chính trường không được thực hiện ngay lập tức. Chúng ta mong muốn để lại cho ông Diệm một cơ hội hợp lý để loại bỏ ông Nhu nhưng nếu như ông này tiếp tục bướng bỉnh thì chúng ta sẵn sàng chấp nhận sự thật là chúng ta không thể ủng hộ ông Diệm được nữa. Các anh cũng có thể nói thẳng với các tướng lĩnh quân đội rằng nếu họ lựa chọn giải pháp hành động thì chúng ta sẽ ủng hộ họ hoàn toàn trong toàn bộ giai đoạn chuyển tiếp khi cơ chế Chính quyền trung ương đang bị phá vỡ.

Trên tất cả, nhiệm vụ bây giờ của Đại sứ quán Mỹ cũng như của Phái bộ Mỹ là khẩn trương đánh giá tất cả mọi khả năng lựa chọn thế hộ người thay thế phù họp và soạn thảo mọi kế hoạch một cách chi tiết nhất nếu như cảm thấy cần thiết. Các anh đều hiểu là từ Washington chúng tôi không thể gửi tới cho các anh hướng dẫn một cách tỉ mỉ để làm sao chiến dịch này được thực hiện. Nhưng chúng tôi luôn bảo đảm rằng chúng tôi luôn đứng đằng sau ủng hộ tất cả các hành động của các anh để đạt được những mục tiêu mà chúng ta đã vạch ra.

                        Ký tên
                     Ngoại trưởng Ball.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #109 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 03:45:46 pm »

Trong buổi sáng đầu tiên, vì mệt mỏi sau một chuyến bay dài, ông Sedge wick không tới phòng làm việc cho đến mười một giờ trưa. Ông ta bước vào với một dáng vẻ của một chính trị gia lão luyện - bắt tay chào hỏi tất cả mọi người kể cả phụ tá của mình là Marnin. Ông ta là một người rất đẹp trai và có phong cách của một quý ông đáng kính - nhìn ông ta đẹp trai đến nỗi ai cũng nghĩ rằng thời trai trẻ ông ta hẳn đã đóng vai chính trong mấy bộ phim hành động nổi tiếng. Với chiều cao trên 1m80, ông Đại sứ lại rất thành công trong tô điểm cho tính cách đầy quyết đoán kiểu nhà binh của mình bằng một bộ ria mép sắc như dao. Ông ta đã từng từ chức Thượng nghị sỹ năm 1942 để gia nhập quân đội và chỉ huy một Trung đoàn lính thủy đánh bộ chiến đấu ở bờ biển Omaha vào đúng ngày D lịch sử. Sau khi được Tổng thống Eisenhower bổ nhiệm làm Đại sứ ở Paris và ở Bonn, ông ta được đánh giá là một trong bốn hoặc năm chính trị gia có nhiều triển vọng được để cử làm ứng cử viên của đảng Cộng hòa trong bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ được tổ chức vào năm 1964 hoặc 1968.

D. Marnin chờ thêm vài phút nữa để ngài Đại sứ làm quen với nơi làm việc mới của mình rồi mới dám bước vào và bắt gặp ông ta đang đứng sững sờ bên cửa sổ mở toang mà nhìn sang phía nhà đối diện được sử dụng làm bếp nấu mỳ ăn trưa.

- Tòa nhà đối diện phía bên kia được sử dụng vào việc gì vậy? - ông ta nói bằng một chất giọng của người miền Đông pha lẫn chút trọng âm chì triết theo kiểu lãnh đạo bảo thủ - Và vấn đề an ninh ở đây cũng đang cần được xem xét. Cái gì có thể ngăn không cho người đàn ông kia ngừng việc xào mì rồi cầm lấy một khẩu súng trường mà nã đạn thẳng vào đầu tôi chứ? Khỉ thật có lẽ chẳng cần súng trường đâu anh ta có thể làm điều đó với một khẩu súng ngắn cũng được ấy chứ.

- Lực lượng an ninh người Việt luôn để mắt rất cẩn thật đến tòa nhà đó - D. Marnin trả lời vội vã - ở cửa ra vào bên đó luôn có một lính gác canh giữ suốt 24 giờ trong ngày, nhằm ngăn chặn VC tiếp cận căn phòng đó.

- VC sao? Chính điều làm tôi lo lắng là liệu những tay an ninh người Việt đó có phải là VC hay không đấy. Chẳng phải bọn họ là người của ông Nhu hay sao?

- Vâng thưa ngài.

- Điều cuối cùng mà ngài Averall nói với tôi trước khi rời Washington là trên đời này không có gì có thể khiến cho người đàn ông đó phải cúi đầu kể cả ám sát. Và điều đầu tiên mà tôi tìm thấy ở xứ sở này là phòng làm việc của tôi nằm đối diện với cái hang chuột ở tòa nhà bên kia là cực kỳ nguy hiểm.

- Ông Nhu có thể có rất nhiều lỗi lầm. - D. Marnin - nhưng ông ấy không ngu đâu. Cố gắng giết một Đại sứ Mỹ chắc chắn là một hành động điên rồ.

- Nhưng ông ta không phải là người có lý trí.

- Không thưa ngài, - D. Marnin cãi lại - Ông ấy có thể là một kẻ tự phụ nhưng chắc chắn là ông ấy không phải là người không có lý trí.

- Hừ, cậu dường như biết nhiều về tình hình ở đây hơn cả Trợ lý ngoại trưởng đặc trách khu vực Viễn Đông hay là Thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị thì phải.

- Kể từ khi tôi có mặt ở đây - D. Marnin trả lời và cố gắng lái sang chủ đề khác - ngài Corning là người thứ hai sau Bộ Ngoại giao Mỹ xây dựng cho chúng tôi cái tòa đại hình này. Tôi có thể mang tới đây cho ngài một cặp tài liệu nếu ngài muốn thưa ngài.

- Cậu có cái gì để viết không?

- Có đây thưa ngài.

- Cậu ghi một bức điện như thế này nhé. Đề vào đấy là: “Từ Đại sứ Sedgewick Gửi tới Ngoại trưởng Mỹ”. Tôi thật sự bàng hoàng khi khám phá ra môi trường mà các cộng sự của tôi đang làm việc. Họ là những người cừ khôi nhất ở ngoài chiến tuyến và họ cũng đã làm hết khả năng của mình. Thế nhưng tình hình an ninh của Đại sứ quán là hết sức nguy hiểm và không thể chấp nhận được. Quý ngài hãy cử ngay một nhóm của Đại sứ quán tới đây càng sớm càng tốt để thảo luận về việc xây dựng một Đại sứ quán mới. Chúc ngài những lời chúc tốt đẹp nhất. Ký tên Đại sứ Sedgewick.

- Tuyệt vời thưa ngài. Bức điện này sẽ làm cho tất cả mọi người ở đây hăng hái hẳn lên đấy. Và nếu như tôi có thể đề nghị thì có một bức điện ở giữa bàn làm việc của ngài mà ngài nên xem qua ngay bây giờ. Đó nó kia kìa thưa ngài.

Ông Đại sứ bước tới bên chiếc bàn và cẩn thận cầm nó lên. Ông ta đọc nó rất kỹ rồi đôi lúc dừng lại đánh dấu lên những đoạn văn thật quan trọng. Rồi ông ta lại đọc lại một lần nữa.

- Cậu đã đọc bức điện này chưa? - ông ta hỏi.

- Có thưa ngài.

- Còn có ai đọc bức điện này nữa?

- Không ai cả thưa ngài.

- Trong tương lai - ông ta nói - khi có một bức điện ghi là “chỉ để đọc” gởi đến cho tôi từ ngài Tổng thống, tôi muốn chúng sẽ phải được làm đúng như thế. Không một ai được đọc nó trước tôi hết. Kể cả cậu nữa. Như thế đã rõ chưa?

- Rắc rối là ở chỗ tất cả các bức điện loại này - và đôi khi chúng ta nhận được tới ba bốn lần trong một tuần - đều được đề là gửi riêng cho ngài đều đến đây vào lúc nửa đêm vì sự khác nhau giữa các múi giờ. Mà chúng đều được ghi rõ là NIACT   vì thế cho nên luôn có ai đó phải đọc chúng ngay lập tức. Đó có thể là người trực ban và dĩ nhiên là nếu như ngài muốn anh ta đọc nó hộ tôi. Nếu không, phòng mã thám sẽ phải đánh thức ngài dậy mà như thế thì sẽ không hay lắm đâu bởi vì có đến 98 % số điện này có thể đợi được đến sáng ngày hôm sau.

- Nghe này, đây là lần thứ ba tôi làm Đại sứ - ông Sedgwick trả lời - và tôi không cần sự chỉ bảo là làm thế nào mới luộc được một quả trứng. Chúng ta sẽ quay lại chủ đề này sau khi tôi đã quyết định là cậu sẽ ở lại đây như thế nào.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM