Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:13:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bão thép - Tập 4  (Đọc 70739 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #10 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 08:36:59 am »

Từ vị trí của trung đoàn H73 theo con đường 14 ngược lên phía bắc chừng 200 ki- lô- mét nữa là nơi đứng chân của trung đoàn N74 của quân khu Năm. So với các chiến trường khác thì B1 là nơi xe tăng có mặt muộn nhất. Mãi tới tháng 5 năm 1972 tiểu đoàn xe tăng đầu tiên mới có mặt ở đây. Vừa vào đến nơi tiểu đoàn này đã nhận nhiệm vụ tham gia chiến đấu giải phóng thung lũng Quế Sơn và huyện lỵ Tiên Phước. Mặc dù lực lượng xe tăng tham gia chưa nhiều nhưng đã đem lại sự khích lệ vô cùng to lớn đối với bộ binh và các binh chủng bạn trên địa bàn B1 đầy khó khăn, gian khổ này. Nhận thấy rõ vai trò lực lượng đột kích của xe tăng thiết giáp nên mặt trận liên tục đề nghị Bộ tăng cường lực lượng. Chừng như trên Bộ cũng thấy rõ điều đó nên chỉ trong vòng mấy tháng cuối năm 1972 và đầu năm 1973 lực lượng xe tăng tại B1 đã có ba tiểu đoàn đủ để thành lập một trung đoàn. Đó chính là trung đoàn xe tăng N74.
Sau khi chia tay Hòa, hai anh em Nhật và Toản nhận một chiếc xe tăng K63-85 hành quân vào đến B1 cũng là lúc Hiệp định Pa- ri đang chuẩn bị được ký kết. Có vẻ như không quân Mỹ đã kiệt sức sau cuộc tập kích đường không vào Hà Nội hay sao ấy mà cuộc hành quân của họ tương đối thuận lợi. Ấy thế mà nó cũng kéo dài gần hai tháng bởi cái cảnh “gần nhà, xa ngõ”. Chẳng là đường 14 chưa thông nên họ phải hành quân bên đất Lào vào đến tận vùng Ngã ba biên giới rồi mới quay ra. Tính đường đất ra thì họ lại còn phải hành quân dài hơn so với những đơn vị vào B3 ấy chứ. Kỷ niệm sâu sắc nhất trên chặng đường hành quân ấy với Nhật là trận tấn công thị trấn Pắc Soòng, Pắc Xế. Chả là, theo yêu cầu của đoàn 559 và bạn Lào, đại đội của Nhật được điều đi tăng cường cho một tiểu đoàn bộ binh hỗn hợp đánh chiếm thị trấn Pắc Soòng và Pắc Xế để mở rộng hành lang vận chuyển của ta trên cao nguyên Bô- Lô- Ven. Theo đúng bài bản đã được huấn luyện, công tác chuẩn bị chiến đấu được tiến hành rất chu đáo, kỹ càng. Ấy thế mà vừa mới nghe tiếng động cơ xe tăng bọn ngụy Lào đã cuốn cờ chạy miết. Thành ra đại đội của Nhật chưa phải nổ phát súng nào đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, người “lãi” nhất trong trận này chắc là lái xe Toản. Sau trận đánh bạn giữ đại đội xe tăng lại để úy lạo. Trong khi mọi người còn đang mải mê với điệu “lăm- vông” thì Toản lỉnh đi đâu không biết, mãi sáng hôm sau mới thấy lò dò về xe, hai mắt thì đỏ kè nhưng vẻ mặt thì đầy thỏa mãn.
Sau trận đánh đó họ tăng tốc độ hành quân. Nghe cấp trên phổ biến là phải vào nhanh để đánh địch lấn chiếm và mở rộng vùng giải phóng trước khi Hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên, chỉ có một đại đội của tiểu đoàn 177B đã vào trước trong đó tham chiến. Và cũng chỉ cần có thế ta đã làm chủ được Ngã ba Đồng Tranh, một cứ điểm quan trọng khống chế cả một vùng đồng bằng rộng lớn ở Quế Sơn, Thăng Bình. Thành ra bọn Nhật vào đến đây rồi chỉ phải lao động là nhiều. Cũng chỉ là xây dựng doanh trại, lán xe, tăng gia sản xuất, xây dựng thao trường và huấn luyện mà thôi.
Đối với Nhật đó thật sự là những ngày bổ ích để nâng cao trình độ của mình và kíp xe. Hồi học ở ngoài Bắc Nhật và Toản học trên xe T34 nhưng cũng mới chỉ thực hiện được phần nửa chương trình. Còn pháo thủ Du và pháo hai Vinh thì mặc dù được đào tạo cơ bản ở H07 nhưng lại rất thiếu kinh nghiệm thực tế, mà cũng mới chỉ huấn luyện trên xe T34 và chưa kịp chuyển loại. Vì vậy, khi nhận cái xe tăng K63-85 này có nhiều cái làm Nhật và anh em trong kíp xe thật sự lúng túng. Và bây giờ chính là dịp để cậu tìm hiểu để làm chủ được nó. Thế là cứ lúc nào rỗi rãi Nhật lại hô anh em ra lán xe. Có lúc còn nhờ cả anh Thanh trung đội trưởng ra hướng dẫn thêm. Cũng vì thế nên chả mấy mà cái xe K63-85 số 707 đã trở nên hết sức quen thuộc đối với anh em cậu.
Tuy nhiên, thường là Nhật chỉ huy động được Du và Vinh, còn Toản thì lắm lý do để trốn lắm. Cứ hở chút thời gian nào là Toản lỉnh vào “ấp”, ấy là mấy cái xóm nhỏ của bà con dưới xuôi chạy giặc lên đây. Có lẽ vì vậy mà cậu ta có thêm cái phụ danh Toản “ấp”. Thế rồi không biết nghe hơi nồi chõ ở đâu về mà cứ thì thào với Nhật: “Quê biết không? Ở gần đây có một tiểu đoàn bộ đội toàn nữ nhé, gọi là tiểu đoàn bà Thảo”. Nhật biết tỏng bụng thằng quê nên nhát gừng: “Bộ đội nữ thì sao nào, ở đâu chả có?”. Thế là Toản đảo mắt nhìn quanh và hạ giọng đầy vẻ bí mật: “Không phải thế! Người ta bảo rằng lính tiểu đoàn này ghê lắm. Cứ thấy đàn ông đi qua là bắt về nhốt vào hầm, cho ăn uống đày đủ rồi thay phiên nhau vào ngủ”. Mắt hắn hấp ha hấp háy: “Sướng thật đấy, quê nhỉ”. Toản cứ thì thầm mãi cái điệp khúc ấy đến nỗi Nhật phát cáu: “Thế thì quê vào đó đi. Cứ giả vờ lượn đi, lượn lại xem họ có ra bắt không nào?”. Mạnh mồm thế thôi chứ thách hắn cũng chẳng dám đi, chỉ ăn quẩn cối xay ở mấy cái ấp của dân Quế Sơn chạy giặc này thôi. Tuy nhiên, về chuyên môn kỹ thuật thì Toản vẫn thuộc loại vững vàng. Chẳng gì hắn cũng đã có thâm niên mấy năm, lại đã được luyện tay lái hàng nghìn ki- lô- mét khi hành quân vào đây nên dẫu có trốn học thì trưởng xe Nhật cũng không lo cho lắm. Cậu chỉ bảo bạn: “Đi vừa vừa thôi! Đi đêm lắm sẽ có ngày gặp ma đấy
Đúng là “nhân bảo như thần bảo”. Cái ngày ấy đã đến và nó đến đúng vào hôm đơn vị Nhật phải di chuyển chuẩn bị chiến đấu mới chết chứ. Sáng sớm hôm nay, khi bình minh vẫn chưa ló rạng thì một hồi kẻng báo động vang lên. Tiếp đó là những hồi còi rúc lên từng chặp đầy gấp gáp. Nghe kẻng và còi Nhật biết là tín hiệu báo động di chuyển nên cậu bật ngay dậy. Cậu vừa gọi Du, Vinh vừa quờ tay sang bên cạnh xem Toản thế nào thì thấy bên dưới cái màn chỉ có cái vỏ chăn. Nhật vừa thu dọn đồ đạc vừa nghĩ bụng: “Không hiểu nó trốn đi lúc nào? Rõ ràng lúc đêm hôm qua còn nằm tán phét mãi mới ngủ cơ mà. Thế này thì chết là cái chắc”. Đúng lúc đó tiếng “b trưởng” Thanh dõng dạc: “Các đồng chí cứ bình tĩnh thu dọn đồ đạc. Hôm nay đại đội ta di chuyển thật chứ không phải báo động luyện tập. Thu dọn xong các đồng chí mang hết quân tư trang ra xe. Khi nào có lệnh thì về tập trung nhận nhiệm vụ!”. Một tia chớp lóe lên trong đầu Nhật: “Vẫn còn thời gian. Phải đi gọi nó về”. Nhật vơ quáng vơ quàng đồ của mình và của Toản tống vào hai cái ba- lô rồi bảo Du và Vinh: “Các quê mang luôn hai cái ba- lô này ra xe. Anh Thanh có hỏi thì bảo bọn tớ đi loanh quanh đâu đó nhé”. Vừa dứt lời là Nhật co giò phóng thẳng vào “ấp”. Cũng may, trong một lần đi cải thiện qua đây Toản đã chỉ cho Nhật biết nhà “bạn” của mình. Đó chỉ là một cái chòi bé tẹo lợp tranh, bốn phía quây bằng phên nứa. Thế mà cũng là nơi sinh sống của 5 con người. Nghe tiếng đập cửa và tiếng gọi gấp gáp của Nhật, cái đầu bù xù của Toản thò ra, mắt hấp háy: “Gì đấy?”. Tức mình Nhật tóm cổ Toản kéo ra thì nó hét lên như còi, thì ra lúc đó cậu ta còn trần như nhộng. Phải mất vài phút cho Toản chỉnh đốn trang phục hai thằng mới ba chân, bốn cẳng chạy về đơn vị. Lúc này cả đại đội đã tập trung nghe phổ biến nhiệm vụ. Du và Vinh chắc đã hết phép nói dối. Tuy nhiên, khi thấy hai tên khép nép báo cáo vào sau, đại trưởng Hoàng chỉ vẫy tay:
- Được! Các đồng chí vào hàng!- Nói rồi anh lại cắm cúi nhìn vào cuốn sổ tay- Tôi xin nhắc lại: Để mở rộng vùng giải phóng, đại đội ta có nhiệm vụ tăng cường cho một trung đoàn bộ binh tiến công quận lỵ Minh Long và chi khu quân sự Giá Vụt tại địa bàn Quảng Ngãi. Vì vậy, chúng ta sẽ phải tổ chức hành quân trên một quãng đường khoảng hơn 100 ki- lô- mét. Theo quy định của trên, chậm nhất chiều tối ngày kia chúng ta phải có mặt tại vị trí tập kết. Để đảm bảo có mặt đúng thời gian quy định yêu cầu chúng ta phải làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt. Vì vậy, ngay sau đây các đồng chí cho tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe cộ, vũ khí đồng thời bổ sung dầu mỡ, nhiên liệu. Đồng chí quản lý lên tiểu đoàn nhận lương thực, thực phẩm. Đồng chí kỹ thuật viên đi nhận khí tài. Sau khi nhận xong thì báo cho các xe lên mang về cố định chặt chẽ. Mọi công tác chuẩn bị phải xong trước 10 giờ sáng nay. 11 giờ ăn cơm trưa. 12 giờ tập trung nghe hạ đạt mệnh lệnh hành quân. Nhiệm vụ như thế các đồng chí rõ cả chưa?
Toàn đại đội đồng thanh:
- Rõ!
Hoàng vẫy tay:
- Các trung đội cho bộ đội về vị trí thực hiện nhiệm vụ.
Hàng quân tản ra. Toản thì thào:
- May quá! Thoát rồi!
Nhưng cậu ta chưa kịp mừng đã thấy đại trưởng Hoàng vẫy:
- Đồng chí Toản!- Toản lúc cúc chạy lại, đầu cúi gằm. Hoàng hất cằm- Vừa vừa thôi không thì có lúc bị người ta xẻo mất dái đấy! Thôi, về chuẩn bị xe đi!
Toản cúi gằm mặt chạy về xe. Từ lúc ấy cậu ta cứ cắm cúi làm, ai hỏi cũng không mở miệng.

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 08:37:54 am »

Vào lúc đó, tại phía bắc sân bay A Lưới một chuyến xe cũng đang sắp sửa lên đường. Hôm nay, đoàn cán bộ của tiểu đoàn xe tăng 4 sẽ ra Quảng Trị tập huấn tại lữ đoàn H03 và một số sẽ kết hợp đi phép.
Chiếc xe Vọt Tiến cóc cáy mình cắm đầy lá ngụy trang đã đỗ sẵn trước cổng. Trên cái sân rộng trước nhà ban chỉ huy tiểu đoàn lố nhố người. Gương mặt ai cũng tươi roi rói, chuyện trò rôm rả. Họ vui là phải, phấn khởi là phải.
Hơn hai năm về trước, hai đại đội xe tăng hành quân độc lập vào đây với cùng một nhiệm vụ là hình thành mũi vu hồi, “làm con dao đâm vào sau lưng quân địch” ở thành phố Huế trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Đó quả thực là một ý tưởng rất hay và nếu thực hiện được chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả rất cao. Khi từ phía bắc quân ta mở đợt tổng tiến công chính diện, quân địch đang tối tăm mặt mũi lo chống đỡ mà từ A Lưới này thọc xuống Huế thì thằng nào mà chống đỡ nổi. Ấy thế nhưng những người đưa ra mệnh lệnh đó đã không tính đến những cái “nhưng” của chiến trường này. Con đường `12, con đường ngắn nhất từ A Lưới xuống Huế xe tăng không thể cơ động được. Vì vậy đại đội 4 đã phải nằm lại hai bên con sông Bồ ở ki- lô- mét 20 trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Đại đội 3 hành quân muộn nên bị những cơn mưa đầu mùa cản bước mãi đến đầu tháng 7 mới vào đến nơi cũng phải chui vào tận chân dãy núi A Bia để bảo toàn lực lượng. Thế rồi hai đại đội được ghép lại thành tiểu đoàn xe tăng 408 trực thuộc mặt trận B4. Tiếng là cùng tiểu đoàn nhưng hai đại đội đóng cách xa nhau đến hơn 40 ki- lô- mét, đến cán bộ đại đội cũng chẳng biết mặt nhau, nói gì đến lính.
Hơn hai năm đó có thể nói là quãng thời gian đầy thử thách đối với cái tiểu đoàn xe tăng đơn độc này. Họ phải đối mặt với đủ thứ. Trên trời là máy bay, “nắng thì bổ nhào, mưa rào thì tọa độ”. Dưới đất thì thám báo, biệt kích. Thường nhật là cái đói, là sốt rét, là mưa rừng, là lở núi, sạt đường, bom bi, mìn vướng và đủ thứ cạm bẫy của tử thần… Là những người lính được huấn luyện khá cơ bản ở hậu phương, lại được tôi luyện trong thực tế chiến trường họ đã vượt qua tất cả những thử thách đó một cách bình thản và lặng lẽ, không một lời kêu ca phàn nàn. Thế nhưng có lẽ trong sâu thẳm cõi lòng của mỗi cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn này vẫn trĩu nặng một nỗi niềm. Đó là nỗi cô đơn của một tiểu đoàn binh chủng độc lập giữa một mặt trận mà chủ yếu còn đánh nhỏ lẻ kiểu du kích. Đường sá thì sờ đến đâu cũng không cơ động được. Nhiều lúc họ cảm thấy dường như mình đã bị bỏ quên trên cõi đời này. Binh chủng thì quá xa, quân khu tuy ở gần nhưng cơ quan Bộ tư lệnh không có đại diện xe tăng, đến một trợ lý chuyên ngành cũng chẳng có. Họ đã cố đề nghị đưa xe tăng vào đây với những lý lẽ rất thuyết phục nhưng đưa được  vào đến đây rồi thì “tắc”. Có vẻ như những gì cần biết về tính năng kỹ chiến thuật và những yêu cầu bảo đảm đối với một đơn vị xe tăng đều có vẻ xa lạ với họ. Hai đại đội thì lại cách xa nhau đến hai ngày đường. Mãi đến khi hiệp định Pa- ri được ký kết mới được co về một mối và đã cùng nhau xây dựng nên một cơ ngơi tương đối đàng hoàng ở phía bắc cái sân bay A Lưới này. Đời sống đã được cải thiện nhiều nhưng cái mặc cảm “con nuôi” dường như vẫn hiển hiện đâu đó.
Thế rồi, đùng một cái, hơn một tháng trước đây tiểu đoàn nhận được một bức điện ngắn từ quân khu gửi xuống: “Bộ đã có quyết định điều chuyển tiểu đoàn 408 thuộc quân khu Trị- Thiên về lữ đoàn xe tăng H03. Tiểu đoàn khẩn trương tiến hành điểm nghiệm toàn diện để quân khu tổ chức bàn giao cho đơn vị mới trong tháng Tám”. Bức điện chỉ vẻn vẹn mấy dòng nhưng dường như đã mang lại một luồng sinh khí mới cho đơn vị. Như đứa con xa lạc mẹ nay tìm lại được gia đình. Họ không mong muốn những đột biến về chế độ, chính sách mà họ chỉ cần được cảm thông và chia sẻ từ những người đồng đội đã hiểu sâu sắc về mình. Mấy ngày sau, một đoàn cán bộ H03 vào tiểu đoàn. Một lễ bàn giao ngắn gọn diễn ra. Từ đó tiểu đoàn mang phiên hiệu mới là tiểu đoàn xe tăng 4 thuộc lữ đoàn H03. Vẫn đứng chân tại A Lưới. Vẫn cách xa lữ đoàn hàng trăm ki- lô- mét nhưng lòng họ đã ấm lên nhiều. Cái cảm giác bị “bỏ rơi” dường như đã tan biến. Và hôm nay, lần đầu tiên họ được gọi ra lữ đoàn tập huấn mà cứ như đứa con xa lần đầu được về thăm nhà cha mẹ.
Chừng như đã trao đổi xong những công việc cần thiết, từ trong nhà ban chỉ huy tiểu đoàn trưởng Phạm Ngọc Bản và chính trị viên Phạm Công Định sánh vai nhau bước ra sân. Nhìn quanh một lượt Bản oang oang:
- Chuẩn bị xong cả rồi chứ? Xong rồi thì lên xe đi!- Anh quay lại phía chính trị viên Định và chìa tay ra bắt- Mọi việc ta đã trao đổi với nhau, có gì ở nhà anh lo giúp nhé!
Chính trị viên Định tươi cười lộ hàm răng ám khói thuốc lào:
- Anh cứ yên tâm!
Tiểu đoàn trưởng Bản đã bước lên bậc ca- bin. Các cán bộ đi tập huấn cũng lục tục leo lên thùng xe. Bản đứng hẳn lên như điểm danh. Đợi mọi người ổn định chỗ ngồi xong anh mới vẫy tay:
- Đi nhé!
Tiếng máy nổ rộ lên. Chiếc xe rùng mình lăn bánh để lại đằng sau một làn bụi nhờ nhờ và những cái vẫy tay lưu luyến.

*
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 08:38:46 am »

Gặp đoạn đường tốt, lại không phải dừng tránh tàu nên đoàn tàu liên vận chạy với tốc độ khá cao. Lúc gần trưa tàu đã bỏ lại đằng sau dãy núi Cai Kinh và lao vun vút giữa những cánh đồng vùng Kinh Bắc. Nắng thu trải vàng trên những cánh đồng lúa đang vào mẩy, chỗ vàng chỗ xanh như một bức tranh. Như bị thôi miên trước viễn cảnh một mùa vàng bội thu, chủ nhiệm chính trị Bổn thì thầm:
- Lúa tốt lắm. Năm nay chắc được mùa to. Không lo đói nữa rồi.
Như được khơi đúng mạch, câu chuyện của đoàn cán bộ binh chủng Thiết giáp lại rộ lên sôi nổi. Hết người này đến người khác thi nhau kể những kỷ niệm về những ngày đói quay, đói quắt trong chiến trường. Rồi những cách chống đói mà chỉ có lính mới nghĩ ra được. Ông Đào không tham gia câu chuyện. Chẳng phải là ông coi thường cái sự ăn uống. Ông quá biết đi nữa là khác. Thì từ ngày xửa ngày xưa các cụ nhà mình chẳng đã đúc kết “có thực mới vực được đạo” là gì. Ai cũng biết vậy. Ai chẳng muốn yên ổn, ấm no. Nhưng bao đời nay đã mấy lúc mà người dân xứ sở này được yên ổn làm ăn. Hết giặc nọ đến giặc kia xâm chiếm, đô hộ. Dù chẳng muốn nhưng đành phải bỏ cả nhà cửa, ruộng vườn trần lưng ra chiến đấu. Cứ nhìn trên những cánh đồng suốt hàng chục năm qua nào có thấy đâu bóng dáng thanh niên, trai tráng. Tất cả đã ra chiến trường, mọi việc ở nhà dồn hết lên những đôi vai mảnh mai của những người phụ nữ và những tấm lưng đã còng xuống vì thời gian của những ông già. Được hai năm nay không còn chiến tranh phá hoại, việc làm ăn có phần thuận lợi hơn nên lúa má chắc khá hơn.
Chẳng mấy lúc tàu đã đến Cầu Đuống. Mặc dù đã được củng cố lại nhưng những dấu tích của chiến tranh phá hoại vẫn hiển hiện rõ nét. Cây cầu mình đầy thương tích võng hẳn xuống khi đoàn tàu chậm chạp bò qua. Phía thượng lưu, một cây cầu treo vẫn đang tồn tại. Những chiếc ô tô xếp hàng chờ tới lượt qua đang dồn thành đoàn hai bên đầu cầu. Bên kia sông, kho xăng dầu Đức Giang vẫn ngổn ngang những bồn chứa dầu ám đen màu khói. Tham mưu trưởng Kiệm lo lắng:
- Chết thật! Không biết kho tàng thế này thì xăng dầu nhận về biết chứa vào đâu. Cánh mình mà thiếu cái món này thì gay đấy.
Chủ nhiệm kỹ thuật Nhẫn nhanh nhảu:
- Anh không lo! Hôm trước tôi gặp anh bạn trên tùy viên sứ quán, anh ấy cho biết ta đã mở đường ống xăng dầu vào đến Tây Nguyên rồi. Lại còn phấn đấu đến hết năm nay sẽ mở vào tận miền Đông Nam Bộ nữa- Nhẫn mơ màng- Thế là từ nay hết cảnh xe tải chở phuy dầu chạy theo xe tăng rồi, cứ ngồi một chỗ mở van là sẽ có dầu ngay.
Trưởng phòng tác chiến Phùng xác nhận:
- Đúng là đường ống xăng dầu đã vào gần đến B2 rồi nhưng mọi chuyện không đơn giản như anh Nhẫn nói đâu. Không phải bạ chỗ nào cũng mở van, đóng van được. Người ta cũng phải thiết lập các trạm tiếp nhận và trung chuyển chứ.
Tham mưu trưởng Kiệm cười xòa:
- Trung chuyển gì thì trung chuyển nhưng thế là tốt lắm rồi. Chuyễn này thì ta tha hồ mà chạy không phải lo gì chuyện thiếu dầu nữa.
Thấy phó tư lệnh Đào không tham gia câu chuyện mà cứ đăm đắm nhìn về phía xa. Biết phía đó là hướng quê ông nên chủ nhiệm chính trị Bổn hỏi nhỏ:
- Từ đây có nhìn thấy làng thủ trưởng không?
Ông Đào cười nhẹ:
- Nếu đứng lên nóc toa tàu chắc là nhìn thấy.
Câu chuyện giữa mấy anh em lại xoay về chuyện làng quê, chuyện nhà cửa, vợ con. Sôi nổi nhất vẫn là tham mưu trưởng Kiệm:
- Chuyến này về phải cho mấy con mẹ sề biết thế nào là bơ sữa của Liên Xô.
Phùng phụ họa:
- Không những là bơ sữa mà lại còn để dành những một năm nay rồi. Kiểu này thì sang năm sẽ có khối xe tăng con mới xuất xưởng đây.
Kiệm cười hết cỡ, miệng cứ oang oang:
- Chắc chắn rồi. Mà lô xe tăng này chất lượng sẽ cao đấy.
Tàu đã qua ga Gia Lâm và bắt đầu vào cầu Long Biên. Cây cầu gần trăm tuổi lại phải chịu không biết bao nhiêu bom đạn Mỹ nay mới được vá víu lại, tàu đi đến đâu lại oằn mình xuống đến đấy. Không còn thấy bóng dáng những khẩu đội cao xạ trên nóc cầu như năm nào nhưng những thanh giằng thép to tướng bị tên lửa Mỹ tiện đứt vẫn treo lủng lẳng như chứng tích cho một thời oanh liệt chưa xa. Hai bên làn đường bộ ô tô, xe đạp và cả người đi bộ gồng gánh đi lại tấp nập, hối hả. Đằng sau cái sự tất bật ấy vẫn thấy ánh lên niềm vui trên những gương mặt đang lướt qua bên cửa sổ toa tàu. Ông Đào mơ màng nghĩ tới cái viễn cảnh ngày đất nước thống nhất, cả nước tập trung cho công cuộc xây dựng như lời di chúc của Bác Hồ năm nào: “Còn non, còn nước, còn người; Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”. Ngày đó chắc chắn sẽ đến trong một tương lai không xa. Nhưng để đến được ngày đó, những người lính như ông sẽ còn phải phấn đấu nhiều. Ông ngồi thẳng lại và thầm sắp xếp những công việc cần phải làm ngay khi về cơ quan. Trước hết, phải nắm lại tình hình các đơn vị thật cụ thể. Trên cơ sở đó sẽ có những giải pháp để nâng cao sức mạnh chiến đầu cho từng đơn vị cũng như toàn binh chủng. Tiếp đó, cần nhanh chóng hoàn thiện một số tài liệu trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm các trận đánh của ta và những kiến thức tiếp thụ được của bạn để kịp thời phổ biến xuống tận cơ sở. Tình hình đã có nhiều thay đổi, đối tượng và quy mô tác chiến đều có những nét mới. Địa bàn tác chiến cũng sẽ không chỉ gói gọn ở vùng đồi núi mà sẽ mở rộng xuống đồng bằng, có thể phải tiến công những đô thị lớn. Nếu không thay đổi cách đánh cho phù hợp chắc chắn sẽ không thể hoàn thành nhiẹm vụ. 
Đoàn tàu kéo một hồi còi dài rồi từ từ chạy vào thành phố. Loang loáng hai bên cửa sổ là những mái ngói xám màu rêu mốc. Ít phút sau, tàu đã vào trong ga Hàng Cỏ. Đoàn tàu từ từ dừng lại. Mấy anh em trong đoàn chen chúc nhau bên cửa sổ nhìn ra và vẫy tay rồi rít. Thì ra trưởng ban cán bộ Hiệu cùng mấy cán bộ cơ quan đã đứng đợi trên sân ga từ bao giờ không biết. Anh em gặp nhau tay bắt, mặt mừng. Thế là họ đã được đặt chân lên mảnh đất Thủ đô sau một năm xa cách.
Sau phút hàn huyên, Hiệu đến trước phó tư lệnh Đào nói nhỏ:
- Báo cáo thủ trưởng! Nhận được tin hôm nay đoàn về Bộ tư lệnh cử tôi và mấy anh em đi đón. Phương tiện thì có một xe con cho thủ trưởng. Còn anh em có một xe ca chung.
Ông Đào nắm chặt hai tay người trưởng ban cán bộ:
- Cảm ơn các đồng chí ở nhà đã lo cho chu đáo- Ông lắc lắc cánh tay Hiệu- Anh em mình ở nhà có khỏe không? Công việc thế nào?
Hiệu rành giọt:
- Báo cáo thủ trưởng, mọi người ở nhà vẫn khỏe. Về công việc vẫn bình thường. Hiện chỉ có đoàn của phó chính ủy Thu và tham mưu phó Đỗ đi nắm tình hình các đơn vị trong Nam nhưng cũng sắp sửa ra rồi. Chính ủy Sính có thư gửi thủ trưởng đây ạ.
Nhận tờ giấy từ tay Hiệu, ông Đào mở ngay ra xem. Đọc lướt qua một lượt xong ông suy nghĩ một chút rồi cao giọng:
- Các đồng chí chú ý đây! Các thủ trưởng Bộ tư lệnh đã cho phép chúng ta nghỉ ít ngày trước khi lên cơ quan tiếp tục công tác. Thời gian cụ thể là một tuần tính từ ngày mai. Bộ tư lệnh cũng cho xe đón chúng ta- Ông dừng lại trao đổi với Hiệu một lát rồi tiếp tục- Những đồng chí không ở cùng hướng đó cứ đưa hành lý lên xe, lát nữa xe sẽ đưa ra bến xe.
Vài tiếng vỗ tay lẹt đẹt nổi lên. Mọi người xúm lại bắt tay ông Đào rồi bắt đầu khuân hành lý ra xe. Hiệu và một cán bộ nữa xách hộ đồ cho phó tư lệnh. Chỉ một loáng hai chiếc xe đã lăn bánh rời khỏi cửa ga.

*
*        *
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:50:01 pm »

Tin cô Hiền con dâu bà cụ Đảm đi thăm chồng được xe con đưa về tận nhà như một làn gió lan nhanh khắp cái làng quê nhỏ bé. Người ta cứ thi nhau phỏng đoán rồi thì thà thì thầm rỉ vào tai nhau đủ thứ chuyện. Người thì bảo anh Nhã chắc làm to lắm nên mới có xe con đưa vợ về thế này. Người thì bảo không phải, chắc có chuyện gì đặc biệt xảy ra với anh ấy nên đơn vị mới tổ chức đưa vợ về. Chẳng ai chịu ai. Thế là người ta cùng kéo đến nhà bà cụ Đảm để thực mục sở thị và hóng chuyện cho ra ngô, ra khoai. Cũng có nhiều người đến để hỏi thăm tin tức người nhà trong chiến trường. Nhưng cũng có rất nhiều người đến chỉ để thăm Hiền và mừng cho bà cụ. Thành ra căn nhà ba gian vốn thường xuyên vắng vẻ của mẹ con Nhã tối hôm nay dường như trở nên quá chật hẹp. Ngồi ở bộ bàn ghế giữa nhà là ông trưởng tộc, bố Hiền và mấy ông bác, ông chú trong họ. Hai cái giường hai bên dành cho các cụ, các bà lớn tuổi. Cánh trung niên và mấy bà sồn sồn thì gặp đâu ngồi đấy, người thì kê cái chổi ngồi tạm, người thì đánh bệt luôn xuống đất tràn cả ra ngoài hè. Tiếng nói cười râm ran như trong đám giỗ. Hiền thì vừa tíu tít rót nước và bê đĩa kẹo bánh mời mọi người dùng, vừa líu ríu trả lời những câu hỏi được tung ra tới tấp. Bà cụ Đảm ngồi yên một chỗ lặng lẽ cười, đôi mắt cứ nhìn như dán vào cái bụng lùm lùm của cô con dâu.
   Rõ ràng là so với dạo ở nhà Hiền trông khác đi nhiều. Cô như một bông hoa đang trổ mã, cả sắc và hương đều ở vào thời kỳ mặn mà nhất. Cái vẻ héo hon ngày nào đã được thay bằng một cơ thể mơn mởn đày sức sống. Còn đôi mắt buồn muôn thuở giờ đây lúc nào xũng lấp lánh một niềm hạnh phúc không cần giấu diếm. Đợi cho Hiền mời nước hết lượt bà con, ông trưởng tộc mới trịnh trọng:
   - Nào, bây giờ cháu nói cho bà con biết tình hình cháu vào trong ấy mấy tháng vừa rồi ra sao. Chiến trường đánh nhau ác liệt như thế làm sao mà mày tìm được chồng. Mà sao đang đánh nhau thế người ta vẫn cho người nhà vào thăm à?
   Hiền khép nép đứng tỳ vào lưng chiếc tràng kỷ ngay sau bố mình lễ phép:
   - Dạ! Tiếng là chiến trường nhưng từ khi ký hiệp định  Pa- ri đến nay thì tương đối yên ổn ạ. Bộ đội nhà mình với bọn lính ngụy đóng cách nhau độ hai thửa ruộng, ở giữa lại còn dựng một cái nhà gọi là nhà hòa hợp dân tộc, có lúc hai bên còn đánh bóng chuyền với nhau nữa. Nhưng đấy là bộ binh, còn đơn vị anh Nhã nhà cháu thì ở phía sau thôi nên cũng không căng thẳng lắm. Còn cả lữ đoàn thì đã xây dựng doanh trại đàng hoàng rồi, có cả nhà chiêu đãi sở cho người nhà vào thăm. Hồi cháu ở trong ấy cũng có năm, sáu chị đang ở đấy.
   Ông trưởng tộc gật gù ra chiều đã hiểu vấn đề. Nhưng đám trung niên ngồi ngoài cửa thì nhao nhao lên hỏi:
   - Lại có chuyện như thế cơ à? Bộ đội ta với địch lại ở cách nhau có hai thửa ruộng là nghĩa làm sao?
   Hiền cười bẽn lẽn”
- Cháu cũng chẳng biết đầu cua, tai nheo thế nào. Lúc đầu cháu cũng thấy lạ và sợ nữa nhưng sau cũng quen đi. Cứ việc mình mình làm thôi- Cô giấu biệt chuyện hôm lên thăm trận địa tiền tiêu bị bọn lính ngụy trêu.
Có vẻ như lời giải thích đơn giản của Hiền làm cho mấy trung niên chưa thỏa mãn, họ tiếp tục căn vặn:
- Thế thì hàng ngày bộ đội mình ở đấy làm gì? Chẳng lẽ chỉ ăn rồi tán chuyện và đánh bóng với bọn ngụy thôi à?
Đến lúc này ông trưởng tộc mới thể hiện sự hiểu biết và uy quyền của mình:
- Các anh chớ có hồ đồ. Các anh không nghe đài nói à? Tán chuyện thì vẫn tán chuyện. Đánh bóng thì vẫn đánh bóng nhưng không được mất cảnh giác. Các anh có biết có bao nhiêu điểm bị lấn chiếm trên toàn miền Nam hay không?
Đám trung niên bị điểm trúng huyệt ngồi im, đến lượt mấy cụ bà vừa móm mém nhai trầu vừa cất giọng ngòng ngọng:
- Thế cháu vào trong ấy thì ăn uống thế nào? Có mỗi tiêu chuẩn của chồng thì hai đứa ăn làm sao cho đủ?
Hiền nhẹ nhàng:
- Dạ, thưa các cụ! Bây giờ ở chỗ nhà con cũng đã tăng gia sản xuất được rồi, chỗ đóng quân lại gần biển nên thực phẩm cũng không đến nỗi thiếu thốn lắm.
Một cụ túm lấy tay Hiền kéo lại gần nhìn chăm chú rồi phều phào:   
- Ra là vậy. Thành ra nó béo lên khối đây này, các bà ạ?
Hiền tủm tỉm cười, đôi má cứ đỏ lựng lên. Mấy mụ sồn sồn ngồi ngoài hè thì thầm ghé tai nhau vẻ thèm thuồng:
- Gớm, được gặp chồng thì chả cần ăn cũng béo lên trông thấy. Gái phải hơi trai như thài lài gặp cứt chó mà.
Mãi đến tầm chín giờ đêm mọi người mới lục tục ra về. Đến lúc này Hiền mới chợt nhận ra là Hảo, cô bạn thân nhất của mình đã không có mặt. Cô ngơ ngác hỏi mẹ chồng:
- Mẹ ơi! Lúc nãy mẹ có nhìn thấy cái Hảo bạn con nó ngồi đâu không?
Bà cụ mẹ Nhã lắc đầu, giọng buồn rầu:
- Nó có sang đâu mà ngồi.
Hiền ngạc nhiên:
- Sao thế mẹ? Sao nó lại không sang?
Bà cụ ráo hoảnh:
- Người ta báo tử thằng Minh chồng nó rồi. Hồi con mới đi được hơn tháng ấy.
Hiền đứng sững như trời trồng. Cô chợt nhớ lời Hảo động viên mình hôm nghe đài Sài Gòn đưa tin Nhã chết. Chả lẽ Minh đã chết thật rồi sao. Cô thảng thốt:
- Chết thật! Thế mà con không biết- Cô rân rấn nước mắt vịn vào vai mẹ chồng- Mẹ ở nhà nhé, con phải sang với nó ngay.
Bà cụ lặng lẽ gật đầu. Hiền khoác vội thêm cái khăn choàng trên đầu rồi chạy vụt ra ngõ. Vừa rảo bước cô vừa thầm gọi Nhã: “Anh ơi! Khi có tin đồn anh chết, chính nó đã làm chỗ dựa cho em. Bây giờ chồng nó chết, không biết em có giúp gì được cho nó không đây”. Thoáng trong lòng cô một cảm giác bất nhẫn. Trong lúc bạn phải đón cái tin sét đánh này thì cô lại đang vui thú cùng chồng. Nhớ lại cái dáng tất bật của chồng khi mình còn ở trong ấy cô thầm mong khi cô ra về rồi Nhã sẽ đỡ vất vả hơn.

*
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:50:53 pm »

Nhưng không phải như vậy. Hiền vừa về Nhã đã lại túi bụi với hàng đống công việc của một người chỉ huy. Theo kế hoạch, tuần tới lữ đoàn sẽ tổ chức tập huấn cán bộ, trong dó tiểu đoàn anh sẽ chịu trách nhiệm làm mẫu một số nội dung về huấn luyện chiến thuật và diễn tập có bắn đạn thật cấp đại đội. Nhiệm vụ trên giao chỉ vẻn vẹn một dòng nhưng nó kéo theo hàng loạt công việc. Nào là xây dựng thao trường. Nào là soạn thảo, thông qua giáo án. Thế rồi chuẩn bị xe cộ, bia bảng, thuốc nổ, đạn dược… trăm thứ bà rằn. Đành rằng từ hồi tập trung về đây đơn vị cũng đã có hơn một tháng huấn luyện nhưng thực ra cũng là gặp đâu làm đấy, thấy yếu chỗ nào thì huấn luyện bổ sung chỗ ấy. Nhưng bây giờ được chọn làm mẫu thì không thể tùy tiện như vậy. Thế nào cũng phải tổ chức sao cho thật cơ bản, chính quy hơn rồi. Chính vì vậy Nhã đã phải suy nghĩ rất nhiều về vẫn đề này.
Cũng may, thao trường của lữ đoàn được xây dựng trên một cứ điểm cũ của quân ngụy ngày trước nên hệ thống hàng rào, vật cản và công sự chiến đấu còn tương đối hoàn chỉnh, chỉ cần thêm một buổi củng cố nữa là đã ra dáng một trận địa phòng ngự của địch. Xe pháo thì cũng tàm tạm rồi. Cái khó khăn nhất hiện nay là tài liệu huấn luyện. Suốt mấy năm nay đơn vị chiến đấu liên miên có mấy khi động đến nó đâu, lại phải cơ động liên tục nên sổ sách, giấy tờ cũng rơi vãi cả, hỏi đến cái gì cũng thấy thiếu. Lên tham mưu lữ đoàn cầu cứu cũng chẳng hơn gì. Thế là lại phải về nhà moi óc ra mà viết. Vì lẽ đó Nhã quyết định chọn đại đội 1 để làm mẫu. Đó chính là đại đội cũ của anh và có bộ khung tương đối cứng trong tiểu đoàn. Đại đội trưởng Mại người Quảng Bình, lính đợt sinh viên 1970 lại đã qua Trường sĩ quan nên kiến thức khá sâu, ăn nói lại mạch lạc đâu ra đấy. Các trung đội trưởng cũng cùng đợt ấy và đều đã kinh qua chiến đấu nên khá chững chạc. Trung đội trưởng trung đội 2 chính là Thủy, pháo thủ cũ của xe anh. Sau vụ ngủ quên trong trận  Phượng Hoàng, bị kỷ luật Thủy ân hận lắm. Cậu ta trở nên chín chắn, điềm đạm hơn nhiều và đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong trận phản công Cửa Việt Thủy lại lập công lớn, chính cậu ta đã bắn cháy 3 chiếc M48 và góp phần làm thất bại âm mưu lấn chiếm của địch. Trên ban cán bộ lữ đoàn cũng không định kiến về khuyết điểm trước kia nên đã đề bạt Thủy lên trung đội trưởng. Có vẻ như đã thấm thía bài học xương máu của chính mình nên Thủy quản lý bộ đội rất chặt chẽ, huấn luyện cũng đâu ra đấy. Nhã thấy cũng mừng cho cậu ta và tin rằng Thủy sẽ còn tiến xa. Còn trung đội trưởng trung đội 1 là Ngô Tầm, cùng họ với anh. Lại nhớ hồi đại đội anh đang chốt ở Cửa Việt thì Tầm được bổ sung về. Cầm tờ quyết định Tầm đưa Nhã cứ bần thần. Cái họ của anh vốn hiếm, từ ngày vào bộ đội đến lúc đó chưa gặp một ai cùng họ nên anh hỏi ngay quê quán người cán bộ mới ở đâu. Khi được biết Tầm người Hà Nội Nhã hơi thất vọng, thì ra không có họ hàng gì cả. Là trai Hà Nội nhưng con nhà lao động nên ngoài sự nhanh nhẹn, tháo vát Tầm còn rất chịu khó. Vì vậy trung đội của anh thường xuyên dẫn đầu phong trào thi đua trong tiểu đoàn. Vẫn biết chẳng có dây mơ, rễ má gì với nhau nhưng Nhã vẫn rất quý Tầm. Anh em cán bộ trong tiểu đoàn cũng biết điều đó, họ chẳng ganh tỵ gì mà vẫn thường gọi đùa họ là “hai anh em nhà họ Ngô”. Với bộ khung như vậy, Nhã tin rằng đơn vị mình sẽ chắc chắn hoàn thành nhiệm vụ làm mẫu.
Rồi thì mọi việc cũng suôn sẻ cả. Chương trình tập huấn gần như đã hoàn thành, chỉ còn khoa mục diễn tập có bắn đạn thật cấp đại đội thì lữ đoàn quyết định để lại chờ đoàn kiểm tra của binh chủng đến tham quan và đánh giá kết quả luôn. Đây là đoàn cán bộ do phó chính ủy Thu và tham mưu phó Đỗ dẫn đầu đi kiểm tra nắm tình hình các đơn vị trong chiến trường. Xuất phát từ Vĩnh Phúc gần một tháng trước đoàn đi thẳng vào B2 rồi lần lượt kiểm tra các đơn vị từ trong ấy, hôm nay mới ra đến đây.
Đối với tham mưu phó Đỗ thì về H03 cũng như về nhà vì anh mới rời khỏi đây hồi cuối năm ngoái. Vốn là người chỉ huy sâu sát, tính nết lại dễ gần nên cho đến giờ anh vẫn còn nhớ mặt, thuộc tên hầu hết cán bộ từ cấp trung đội trưởng trở lên. Gặp lại những cán bộ, chiến sĩ đã cùng mình vượt qua cái năm 1972 đầy ác liệt, gian khổ ở chiến trường này, lại thấy anh em đã trưởng thành lên nhiều, tổ chức huấn luyện rất chính quy, bài bản anh vui mừng khôn xiết. Tuy nhiên, khi theo dõi cuộc diễn tập của đại đội 1, mặc dù hành động chiến đấu của phân đội cũng như kết quả bắn rất tốt vẫn thấy Đỗ tỏ thái độ đăm chiêu, suy nghĩ. Hình như có cái gì đó làm anh chưa thật hài lòng.
Thấy thái độ ấy của người chỉ huy cũ mà anh hằng kính trọng, khâm phục Nhã cũng hơi băn khoăn. Vì vậy, tranh thủ lúc bộ đội tổ chức “rời khỏi chiến trường” anh hỏi nhỏ Đỗ:
- Anh em tổ chức diễn tập có gì chưa ổn hả thủ trưởng?
Đỗ lắc nhẹ đầu, mặt có hơi giãn ra:
- Không! Với đề mục này thì anh em làm như vậy là rất tốt, có thể cho điểm giỏi được.
 Câu trả lời rõ ràng chưa làm Nhã yên tâm nên anh gặng:
- Nhưng em thấy hình như thủ trưởng chưa được hài lòng cho lắm.
Đến đây thì Đỗ gật đầu, anh thủ thỉ như tâm sự:
- Cậu nhận xét tinh đấy. Nhưng tớ xin nhắc lại: với đề mục đại đội xe tăng tăng cường cho bộ binh tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc mà thực hiện được như đơn vị cậu vừa rồi là rất tốt. Tuy nhiên, tình hình nhiệm vụ sắp tới có rất nhiều cái mới. Nếu chỉ thành thục có hình thức này thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ được.
Nhã phân vân, một lát sau anh mới dám hỏi nhỏ:
- Như thế có nghĩa là sao ạ?
Đỗ thủng thẳng:
- Theo đánh giá của trên, so sánh thế và lực giữa ta và địch đã có rất nhiều thay đổi. Sau khi quân Mỹ rút đi, mặc dù chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ cho Sài Gòn nhưng xét về tổng thể quân ta đã mạnh hơn địch nhiều. Sớm muộn gì chỉ một hai năm nữa ta sẽ tổng tiến công để giải phóng hoàn toàn miền Nam. Để làm được điều đó ta phải đánh tiêu diệt các đơn vị cỡ sư đoàn, quân đoàn địch- Anh hạ giọng vẻ bí mật- Cậu thấy đấy, để chuẩn bị cho thời cơ đó Bộ đã cho thành lập ba binh đoàn chủ lực. Trung đoàn của mình cũng đã được bổ sung lực lượng và trở thành lữ đoàn, sức chiến đấu đã tăng lên rất nhiều. Đến lúc đó, địa bàn tác chiến sẽ mở rộng xuống cả đồng bằng, thành thị. Nếu cứ nhổ từng cứ điểm cỡ đại đội một như thế này thì bao giờ mới giải phóng được cả miền Nam.
Nhã thấy như tầm mắt của mình được mở rộng thêm, anh gật gù ra chiều tâm đắc:
- Đúng thế thật! Nhưng anh em tôi thì cũng chỉ biết huấn luyện bộ đội đến mức này thôi, thủ trưởng ạ. Trong tay có gì đâu, toàn là “bổn cũ soạn lại” thôi.
Tham mưu phó Đỗ gật đầu đồng tình:
- Tớ không trách các cậu. Đây cũng là tình hình chung của các đơn vị mà bọn tớ vừa đi qua từ B2 ra đây. Sau chuyến đi này, chắc chắn Bộ tư lệnh sẽ có những hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể thêm. Trước mắt các cậu cứ tập trung huấn luyện các nội dung cơ bản cho thật thuần thục. Trên cơ sở đó vận dụng vào xử lý linh hoạt mọi tình huống khi nó xảy ra- Thấy bộ đội đã rời khỏi hết, đám cán bộ tham quan cũng đã lục tục lên xe trở về đơn vị Đỗ hất cằm- Thôi, ta về đã không mọi người đợi.
Tiễn người thủ trưởng cũ ra tận xe xong Nhã quay lại kiểm tra thêm một lần tình hình đơn vị. Nhìn bao quanh toàn bộ thao trường Nhã thầm công nhận, đúng là phải thay đổi cách đánh chứ cứ lần lượt nhổ từng cái chốt con con này thì biết đến bao giờ mới giải phóng hết cả nửa nước còn lại.

*
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:51:31 pm »

Mới nghỉ được ba ngày ông Đào đã lên đơn vị. Cái tính của ông vốn vậy, ngồi không mấy ngày là thấy chân tay nó cứ thừa ra thế nào ấy. Vả lại, đã vắng mặt ở cơ quan gần một năm nay nên ông cũng thấy sốt ruột không biết tình hình thế nào. Với bà Hạnh thì thế cũng là quá mãn nguyện rồi. Suốt bao nhiêu năm nay ông ấy có khi nào ở nhà đến một tuần đâu. Hơn hai mươi năm làm vợ chồng nhưng lần bà được ở với ông lâu nhất chỉ là lần ông bị thương nằm viện 108 mà bà lên chăm sóc. Mãi rồi cũng quen đi, bà chẳng oán trách gì ông và vẫn coi đó là chuyện thường tình của những người vợ bộ đội thời chiến. Mà lần này ông ấy lại còn “tha” về cho bà cái máy khâu Tiệp bóng loáng gần như mới nữa chứ. Thực tâm, bà vẫn biết ông không phải là người vô trách nhiệm với gia đình. Tuy nhiên, cách ông thể hiện sự quan tâm cũng khác người. Nếu không hiểu tính nết ông thì cũng khó mà thông cảm. Ngay cả lần ông đi học nước ngoài này bà cũng chỉ mong ông nhân cơ hội đó mà bồi dưỡng sức khỏe chứ chả yêu cầu ông điều gì cả. Chuyện bà ước ao có cái máy khâu chắc lại đứa nào tỉ tê với bố đây. Nhưng nói gì thì nói bà cũng thầm cảm ơn ông đã thông cảm với nỗi lòng của bà, với những khó khăn mà bà vẫn âm thầm chịu đựng suốt mấy chục năm qua. Vì thế khi ông bảo: “Mai tôi sẽ đi!” bà lại lẳng lặng gói ghém đồ đạc cho ông như bao lần trước, không quên mấy bơ lạc nhà trồng được để ông ăn thêm. 
Cuộc gặp gỡ giữa ông Đào với tư lệnh Lân sau một năm đi học xa về khá lạnh nhạt dường như hai người vừa mới gặp nhau hôm qua. Đã thế, lúc ông Đào đứng lên xin phép về thì tư lệnh Lân lại buông một câu:
- Anh về rồi nhanh chóng mà tiếp quản công việc đi. Tôi cũng chẳng ở đây lâu nữa đâu.
Nghe câu đó ông Đào cũng thấy hơi khó hiểu, chả biết cấp trên trực tiếp của mình có ý gì. Nhưng rồi ông cũng không bận tâm thêm. Với ông thì thế nào cũng được, cái quan trọng là thực hiện hết chức trách nhiệm vụ của mình thôi.
Sang gặp chính ủy Sính thì tình hình có cải thiện hơn. Hai người cũng có biết nhau từ trước trong những cuộc họp hành giao ban ở Bộ. So với chính ủy Thạch thì ông Sính là người cởi mở hơn nên câu chuyện khá rôm rả. Hai người còn đang nói chuyện thì hai chiếc xe con bám đỏ bụi đường lao xồng xộc vào khu vực cơ quan. Cả hai vội đứng lên nhìn ra. Thì ra đó là đoàn kiểm tra của phó chính ủy Thu và tham mưu phó Đỗ vừa kết thúc chuyến công tác, hôm nay đã về đến cơ quan. Trái hẳn với vẻ lạnh lùng thường ngày, ông Đào rảo bước đến tận cửa xe tay bắt, mặt mừng thăm hỏi những người đồng đội. Nhìn những gương mặt sạm nắng của mấy anh em, ông Đào xuýt xoa:
- Chắc chuyến đi này vất vả lắm hả? Trông cậu nào cũng gầy và đen nhẻm đi thế này cơ mà.
Phó chính ủy Thu tươi cười:
- Thấm vào đâu so với hồi xưa. Ngồi xe suốt mà, có phải đi bộ tý nào đâu. Có điều đi hơi dài mà lại gấp nên cũng hơi vất vả một tý.
Tham mưu phó Đỗ cũng phụ họa:
- So với dạo thủ trưởng với tôi ở Quảng Trị thì còn sướng gấp vạn lần, thủ trưởng ạ- Nhìn từ đầu đến chân ông Đào một lượt, Đỗ trầm trồ- Thủ trưởng có khi lên được mấy cân đấy nhỉ. Chắc dạo này sức khỏe thủ trưởng khá hơn dạo 72 rồi.
Ông Đào cười xòa, bắt chước kiểu nói của Kiệm:
- Thì bơ sữa Liên Xô ăn suốt ngày, lại chẳng phải làm gì cả nên cũng lên được mấy cân.
Anh em trong các phòng làm việc bây giờ mới ùa ra. Những cái bắt tay nồng nhiệt. Có người lại còn ôm nhau như đã xa cách từ lâu lắm. Tự nhiên ông Đào thấy rưng rưng trong lòng. Đúng là một cuộc hội ngộ hiếm có. Người thì vừa từ chiến trường ra, người thì từ nước ngoài về nhưng dường như không có gì khác biệt cả. Có lẽ vì tất cả họ là những người bạn chiến đấu đã hiểu nhau đến tận chân tơ, kẽ tóc- ông Đào thầm nghĩ.

*
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:52:16 pm »

Ngay sáng hôm sau Bộ tư lệnh họp nghe đoàn công tác báo cáo tình hình các đơn vị xe tăng trong chiến trường. Mọi người có mặt đông đủ trong phòng họp thì tư lệnh Lân bước vào, ông nhìn quanh một lượt rồi vào đề luôn:
- Như các đồng chí đã biết, vừa qua đoàn của đồng chí Thu và đồng chí Đỗ đã đi một lượt các đơn vị xe tăng từ trong B2 ra đến đây. Chuyến công tác đã hoàn thành. Hôm nay Bộ tư lệnh tổ chức họp để nghe đoàn báo cáo kết quả công tác. Yêu cầu các đồng chí báo cáo đầy đủ, trung thực tình hình các đơn vị mà các đồng chí đã nắm được. Mạnh chỗ nào. Yếu chỗ nào. Anh em trong đó có những khó khăn gì cần binh chủng giải quyết. Sau đó các đồng chí đề xuất các giải pháp để Bộ tư lệnh nghiên cứu.
 Chắc đã có sự phân công trong đoàn từ trước nên tham mưu phó Đỗ dứng dậy ngay sau khi tư lệnh Lân ngắt lời. Anh nhìn quanh một lượt rồi rành giọt:
- Báo cáo các thủ trưởng và các đồng chí! Thực hiện chỉ thị của Bộ tư lệnh, gần một tháng qua đoàn công tác của chúng tôi đã đi nắm tình hình các đơn vị xe tăng từ chiến trường Trị Thiên đến chiến trường B2. Cụ thể, chúng tôi đã đến đoàn thiết giáp H6 của Bộ tư lệnh Miền, trung đoàn H73 của B3, trung đoàn N74 của B1, tiểu đoàn 4 của H03 tại A Lưới và lữ đoàn H03 ở Quảng Trị. Được sự phân công của đồng chí phó chính ủy đoàn trưởng tôi sẽ xin báo cáo toàn bộ những vấn đề chúng tôi nắm được- Sau khi báo cáo cụ thể về tình hình tổ chức biên chế, vị trí đứng chân, tình hình trang bị vũ khí, khả năng chiến đấu và của từng đơn vị Đỗ nhấn mạnh- Tổng hợp lại chúng tôi đánh giá như sau về các đơn vị nói trên. Về mặt mạnh tình hình chính trị tư tưởng bộ đội vững vàng, quyết tâm chiến đấu cao. Mặc dù mới được thành lập nhưng các đơn vị đã nhanh chóng ổn định tổ chức, biên chế. Đội ngũ cán bộ và thành viên kíp xe đủ về số lượng và tương đối tốt về chất lượng, nhiều đồng chí đã trải qua chiến đấu nên rất có kinh nghiệm. Về bảo đảm kỹ thuật, tận dụng thời gian hai năm vừa qua không có tác chiến lớn các đơn vị đã tổ chức cứu kéo, sửa chữa được một số lớn xe pháo, đưa số lượng đầu xe có thể tham gia chiến đấu lên đến trên 95 phần trăm. Đặc biệt là dù điều kiện rất khó khăn song các đơn vị đều có thao trường ứng dụng và tích cực huấn luyện nên bộ đội khá thành thục cả về kỹ và chiến thuật. Ngoài ra, các đơn vị đều tổ chức tốt công tác bảo đảm đời sống bộ đội như làm nhà ở, tăng gia sản xuất v.v… nên sức khỏe bộ đội rất tốt- Đỗ dừng lại, nhìn quanh một lượt song thấy ai cũng đang chăm chú lắng nghe nên lại tiếp tục-  Tuy nhiên, theo chúng tôi cũng còn một số hạn chế cần khắc phục ngay mới đảm bảo được sức chiến đấu. Thứ nhất, do khả năng có hạn nên chất lượng sửa chữa của các đơn vị chưa thật đảm bảo, nhiều xe mới gọi là xe chạy được, pháo súng bắn được chứ còn các thiết bị khác như đài vô tuyến điện, kính hồng ngoại, máy ổn định v.v… thì chịu không sử dụng được. Thứ hai, việc tập huấn, huấn luyện của các đơn vị cũng có vấn đề. Nhìn chung anh em mình vẫn chỉ huấn luyện theo những hình thức tác chiến cơ bản. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ một xe, trung đội rồi đại đội tiến công, phòng ngự. Đã đành đây là những nội dung cơ bản không thể bỏ qua nhưng nếu chỉ có thế thì cũng khó mà hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới. Trên đây là toàn bộ báo cáo của đoàn chúng tôi. Hết ạ!
Đỗ ngồi xuống, anh nhìn quanh như muốn phán đoán hiệu ứng bản báo cáo của mình nhưng chỉ thấy những khuôn mặt trầm ngâm. Tư lệnh Lân hất cằm:
- Thế còn đề nghị của các đơn vị và đề xuất của đoàn?
Phó chính ủy Thu cầm quyển sổ mở sẵn đứng dậy, vẫn cái giọng rành rẽ, khúc triết như thường lệ:
- Báo cáo tư lệnh và các anh, vì đi liên tục đến hôm qua mới về nên chúng tôi chưa có điều kiện tập hợp thành văn bản cho thật chi tiết. Tuy nhiên, tổng hợp sơ bộ thì các đơn vị đều có một số đề nghị chung thế này. Một là đề nghị binh chủng tăng cường lực lượng sửa chữa, đặc biệt là các loại thợ đặc chủng về thiết bị thông tin và máy ổn định cộng với khí tài thay thế. Sở dĩ chất lượng sửa chữa của anh em chưa cao không phải vì thiếu trách nhiệm mà là vì thiếu khí tài thay thế và thiếu thợ bậc cao, phương tiện dụng cụ cũng hạn chế. Hai là các đơn vị đều đề nghị binh chủng chỉ đạo sâu hơn, cụ thể hơn về nội dung huấn luyện, đặc biệt là tài liệu anh em rất thiếu nên chủ yếu chỉ dựa vào trí nhớ để viết giáo án. Riêng bộ tư lệnh thiết giáp Miền thì đề nghị tăng cường thêm lực lượng. Các anh ấy phải đảm nhiệm một chiến trường khá rộng mà hiện nay mới chỉ có ba tiểu đoàn chiến đấu- Ông gấp cuốn sổ lại và ngẩng lên- Còn đề xuất của chúng tôi là binh chủng, mà cụ thể là chúng ta phải cố gắng hết sức để đáp ứng cao nhất mọi đề nghị của các đơn vị. Báo cáo hết!
Ông Đào ngồi trầm ngâm nhìn xuống cuốn sổ. Kể ra, báo cáo của đoàn như thé cũng khá là đầy đủ nhưng còn thiếu cụ thể. Đúng là cần phải có một thời gian nhất định để tổng hợp thì tốt hơn. Anh em người ta đi hàng nghìn cây số mất gần tháng trời vừa mới về về đến nơi, chưa kịp nghỉ ngơi cho lại sức đã đòi báo cáo. Lại còn yêu cầu người ta đề xuất giải pháp ngay thì cũng rất khó. Nghĩ vậy, ông giơ tay xin phát biểu. Chẳng đợi tư lệnh Lân đồng ý, ông vẫn đứng dạy:
- Tôi xin có ý kiến! Theo tôi, báo cáo của đoàn công tác như thế là tương đối đầy đủ, toàn diện và mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, do thời gian không có nên có phần thiếu cụ thể. Theo tôi, ta nên dành cho các anh ấy thêm một thời gian nữa để tổng hợp cụ thể tình hình từng đơn vị. Về kỹ thuật thì từng đơn vị hỏng bao nhiêu đài, bao nhiêu kính, bao nhiêu máy ổn định. Về huấn luyện thì cần đi sâu vào những nội dung nào, cần những tài liệu gì v.v… Có cụ thể như thế ta mới có hướng đáp ứng yêu cầu của anh em. Còn về chủ trương chung thì theo tôi thế này: việc huấn luyện cơ bản thì vẫn cứ phải huấn luyện. Những nội dung cơ bản ấy, những hình thức chiến thuật ấy thì bất cứ tình huống nào cũng không thể bỏ qua mà phải thực hiện cho thật nhuần nhuyễn, thật thành thục. Bên cạnh đó ta cần nghiên cứu kỹ hơn tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn tới, qua đó xác định các hình thức tác chiến có thể xảy ra, có thể gặp phải. Từ đó, trên cơ sở lý luận chung kết hợp với những kinh nghiệm của cả ta lẫn các nước trên thế giới để hoàn chỉnh gấp một số tài liệu. Trong thời gian đi học nước ngoài vừa rồi chúng tôi cũng tiếp thu được một số vấn đề mới nhưng cũng cần gạn lọc cho phù hợp với đặc điểm của chúng ta. Sau đó tổ chức tập huấn cho cán bộ các cấp. Có thể phải tổ chức một đoàn đi phổ biến cho các đơn vị. Về mặt kỹ thuật thì khẩn trương thống kê lượng khí tài thay thế cần thiết cân đối với dự trữ, những cái gì còn thiếu thì đề nghị cấp trên hỗ trợ. Đồng thời củng cố các đội sửa chữa cơ động, đảm bảo lực lượng gọn nhưng phải tinh, đủ sức độc lập giải quyết các hư hỏng. Hết ý kiến!
Thêm một vài ý kiến nữa nhưng chung quy đều nhất trí với ông Đào. Có lẽ thấy cũng chẳng còn cách nào hơn nên tư lệnh Lân kết luận:
- Trước hết xin biểu dương các đồng chí trong đoàn kiểm tra đã rất tích cực, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất. Qua các đồng chí Bộ tư lệnh đã nắm được tương đối sát tình hình các đơn vị trong chiến trường. Sau đây, đề nghị các đồng chí tổng hợp lại một lần nữa thật cụ thể như ý kiến đồng chí Đào đã nêu, sau ba ngày nữa thì gửi cho tôi. Nếu không ai có ý kiến gì nữa thì mời các đồng chí nghỉ.
Mọi người lục tục rời phòng họp. Ông Đào kéo Đỗ nán lại. Hai người rì rầm trao đổi thêm một lúc nữa mới ra về.

*
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:53:04 pm »

Thế là mọi ngón võ Hòa định giở ra để đối phó với ý định bắt anh lấy vợ của ông chú ruột đều bị vô hiệu hóa.
Hôm ấy, ngay khi hai chú cháu vừa chân ướt, chân ráo về đến nhà thì ông chú tuyên bố:
- Tôi đã bố trí đâu vào đấy cả rồi. Chuyến phép này anh phải cưới xong vợ rồi mới được đi.
Hòa cố rặn ra một nụ cười:
- Chú hay nhỉ! Có mười lăm ngày phép mà chú bắt phải cưới xong vợ thì cưới thế nào? Đến bây giờ còn chưa biết ai vào ai nữa thì cưới thế nào được?
Ông chú nghiêm mặt:
- Tôi đã bảo là mọi việc đâu vào đấy cả rồi cơ mà. Anh cứ nhất nhất làm theo lời tôi là xong hết.
Hòa lắc đầu:
- Thì chú cũng phải cho cháu có thời gian tìm hiểu một tý chứ. Lấy vợ chứ có phải ra chợ mua mớ rau, mớ cá mà ào ào như thế được.
Ông chú vẫn thủng thẳng:
- Anh không phải tìm hiểu gì cả. Tôi tìm hiểu kỹ giúp anh rồi. Mà anh còn lạ gì con bé đó nữa.
Hòa cố tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Con bé đó là con bé nào?
Đến đây thì ông chú thẳng toẹt ra:
- Con bé cái Cúc nhà ông Thìn chứ còn ai nữa.
Hòa giật thót mình. Cúc thì anh không lạ thật. Nhà Cúc ở ngay gần nhà anh, bố nó là bạn chiến đấu với bố anh hồi chống Pháp. Bố anh hy sinh, còn bố Cúc thì về làng với một cánh tay cụt. Cúc kém anh đến gần chục tuổi. Ngày còn bé nó vẫn lẽo đẽo chạy theo xem mọi trò lếu láo của bọn con trai mà anh là đầu trò. Bẵng đi vài năm, ngày anh về phép hồi năm kia sang bên đó chơi thấy cô bé mũi dãi lòng thòng ngày nào giờ đã ra dáng một cô thiếu nữ khép nép, e lệ nhìn trộm anh ngồi nói chuyện với bố. Kể ra Cúc cũng khá xinh và ngoan nữa. Tuy nhiên, không thể cứ thích là lấy làm vợ được. Với lại liệu người ta có đồng ý lấy mình không đã chứ. Vì vậy Hòa lắc đầu:
- Đúng là cháu không lạ gì Cúc. Nhưng cô ấy có đồng ý lấy cháu không mới là quan trọng chứ.
Ông chú tỏ ra dễ dãi:
- Thế nếu nó đồng ý lấy anh thì anh có chịu cưới không?
Hòa như kẻ sắp chết đuối vớ được cọc. Trong đầu anh phác nhanh một kế hoạch. Anh sẽ sang gặp Cúc nói thật hết mọi chuyện, kể cả lời nguyền của mình và sẽ động viên Cúc đừng có đồng ý lấy anh. Cô còn trẻ, lại xinh xắn thế thiếu gì người để ý. Chắc chắn mẹo này sẽ thành công. Nghĩ vậy Hòa gật đầu:
- Được rồi! Nếu cô ấy đồng ý thì cháu cũng sẽ đồng ý.
Ông chú cũng gật đầu nhưng mắt lại ánh lên một tia ranh mãnh:
- Anh nhớ lấy nhé! Thế thì chuẩn bị cưới đi là vừa.
Vẫn nghĩ kế hoạch của mình sẽ thắng nên Hòa bật cười:
- Chú hay thật! Đã biết ý kiến người ta thế nào mà đã chuẩn bị.
Đến đây thì ông chú tỏ ra rất nghiêm nghị:
- Ở nhà chúng tôi đã tiến hành lễ ăn hỏi rồi. Cả nhà ông Thìn với cái Cúc đều đồng ý cả. Chỉ còn chờ anh về là cưới thôi.
Hòa như bị dội một gáo nước lạnh. Anh đờ mặt ra mất mấy giây mới lắp bắp:
- Thế là thế nào nhỉ? Sao lại ăn hỏi mà không có chú rể. Cháu sẽ sang bên đấy để phản đối.
Ông chú nghiêm mặt lại:
- Tôi nói cho anh biết, anh đừng có mà sang đấy nói linh tinh đấy. Bố anh với bố nó là bạn chiến đấu, đã hẹn ngày sau có con thì gả cho nhau. Bố anh hy sinh rồi nhưng ông Thìn ông ấy vẫn nhớ lời hứa. Mà thời chiến thế này thiếu gì đám hỏi vắng rể- Ông nhìn thẳng vào mắt Hòa, dằn từng tiếng- Nhớ đấy! Anh mà phá đám là không được đâu. Chuyện nhà ta hỏi con Cúc cho anh cả xã này biết rồi. Anh mà phá đám thì nó chỉ có nước nhảy xuống sông tự tử hay là bỏ làng mà đi thôi.
Đến lúc này thì Hòa như Từ Hải chết đứng. Đúng là không phải chuyện đùa nữa rồi. Thế là anh đã bị sập vào cái bẫy mà ông chú anh đã dương lên từ trước. Bây giờ thì không còn đường lùi nữa. Ngẫm nghĩ một lát Hòa quyết định dùng kế hoãn binh. Anh nghiêm túc:
- Thôi, ở nhà đã làm thế rồi thì cháu cũng đành phải chấp hành. Nhưng chú phải biết rằng bây giờ cháu đã là cán bộ, là đảng viên. Mà theo quy định của đơn vị thì đảng viên muốn cưới vợ phải được sự đồng ý của tổ chức. Nếu thật sự Cúc thương cháu và đồng ý thì cô ấy phải làm lý lịch để cháu báo cáo đơn vị, trên ấy xét duyệt và đồng ý mới giới thiệu cháu về địa phương làm lễ kết hôn được.
Ông chú Hòa trầm hẳn lại:
- Phức tạp thế cơ à? Người ta lấy vợ cho người ta chứ sao tổ chức lại phải can thiệp vào như thế?
Hòa được thể lấn tới:
- Thì đó là quy định mà chú? Đang có chiến tranh, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải đảm bảo trong sạch về lý lịch chú ạ.
Ông chú nhăn trán:
- Như thế có nghĩa là phải được sự đồng ý của đơn vị anh mới được cưới vợ?
Hòa hý hửng:
- Đúng thế chú ạ! Mà ngay cả ở địa phương đây, cứ phải có giấy giới thiệu của đơn vị người ta mới đăng ký kết hôn cho.
Đến lúc này ông chú mới chìa ra một tờ giấy nhỏ, miệng cười giễu cợt:
- Cái giấy này chứ gì?
Hòa vồ lấy tờ giấy, trợn mắt nhìn mà như không tin vào mắt mình. Anh đọc đi đọc lại dòng chữ viết tay trên tờ giấy giới thiệu “đồng chí Mạc Thọ Hòa chưa kết hôn lần nào. Đề nghi địa phương cho đăng ký kết hôn với cô Nguyễn Thị Cúc”. Thật không còn biết ra làm sao nữa. Thì ra sau bao lần động viên, dỗ dành anh cưới vợ không được, chú anh đã dựng lên một kịch bản hoàn hảo không chê vào đâu được. Không biết có ai đã tham mưu cho ông ấy chứ chú anh từ bé chỉ ở nhà làm ruộng có đi đến đâu đâu. Còn anh cứ cả tin bước vào cái bẫy đang dương sẵn ra mà không hề hay biết. Đã thế ông chú lại bồi thêm:
- Anh cứ yên tâm đi. Các thủ trưởng của anh rất ủng hộ tôi. Các anh ấy còn hẹn hôm nào chuẩn bị xong, định được ngày cứ điện lên là các anh ấy sẽ về dự.
Đã từng trải qua hàng chục trận đánh ác liệt, đã từng đối mặt bao lần với cái chết, đã từng gặp những tình huống ngàn cân treo sợi tóc… thế mà lúc này Hòa cứ đứng đực ra không nói được câu nào. Đến nước này thì hết cách rồi, anh buông thõng:
- Thôi thì tùy chú, muốn làm thế nào thì làm.
Nhìn vẻ mặt thằng cháu, chắc cũng thấy thương hại nên ông chú vỗ vai Hòa an ủi:
- Cháu còn trẻ, cháu chưa hiểu được hoàn cảnh nhà mình đâu. Chú cũng chẳng muốn thế này nhưng hoàn cảnh nó bắt buộc, cháu ạ.
Sau một đêm suy nghĩ, Hòa cũng đã bình tâm lại. Anh chỉ thấy hơi giận chú nhưng lại thương ông gấp bội. Cũng chỉ vì cái khát vọng muốn có người nối dõi tông đường cao như núi mà ông phải làm thế thôi. Vì vậy, mặc dù không được vui vẻ cho lắm nhưng anh nhất nhất làm theo những gì ông bảo. Ông chú thấy vậy thì phấn khởi lắm.
Nhưng rồi qua vài lần gặp Cúc trong tâm can Hòa cũng có những xao động. Anh thật sự cảm động trước tấm tình trong trẻo, hồn nhiên mà Cúc giành cho anh. Thì ra, từ lâu lắm rồi, từ cái hồi lẽo đẽo chạy theo những trò chơi mà anh làm “đầu têu” cô đã coi anh là một thần tượng. Đến lúc lớn lên, được nghe người làng rỉ tai nhau về những trận đánh ác liệt mà anh tham gia từ Làng Vây, Đường Chín- Nam Lào đến Quảng Trị cái hình ảnh ấy cứ mãi lớn dần lên. Vì vậy mặc dù anh chưa hề ngỏ lời nhưng khi gia đình bên đó sang “đặt vấn đề” cô đã đồng ý ngay lập tức. Gặp Cúc rồi Hòa dần dần nhận thấy cái cố chấp, cái vô lý của mình. Anh chợt nhận ra rằng một tình yêu đẹp có khi sẽ nâng đỡ tâm hồn người lính gấp ngàn lần những bài giảng khô khan, tẻ nhạt. Khi yêu nhau người ta sẽ sống xứng đáng với nhau hơn. Từ hôm ấy, Hòa đã thanh thản bước qua cái lời nguyền tự anh đặt ra đã bao lâu ràng buộc chính mình. Còn lúc này, anh đang đạp xe ra huyện để gửi điện báo mời anh em trong đơn vị về dự cưới. Vừa đạp xe Hòa vừa cười thầm về cái kết cục vừa xảy đến với mình.

*
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #18 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 11:30:44 am »

Ông Đào đang rất háo hức cho chuyến đi công tác sắp tới. Sau khi đoàn kiểm tra tổng hợp lại tình hình các đơn vị, Bộ tư lệnh đã họp lại một lần nữa và quyết định sẽ tổ chức một đoàn công tác mới đi vào các đơn vị xe tăng ở miền Nam với hai nhiệm vụ chính là tập huấn một số nội dung mới về chiến thuật và tổ chức sửa chữa xe pháo. Bên tham mưu chịu trách nhiệm về nội dung cũng như phương pháp tập huấn. Công việc biên soạn tài liệu đã xong. Cán bộ đi truyền đạt cũng đã được chọn lọc kỹ và bồi dưỡng thêm. Bên kỹ thuật thì chịu trách nhiệm về sửa chữa trang bị. Một đội sửa chữa cơ động bao gồm toàn những tay thợ thiết bị đặc biệt có chuyên môn vững đã được thành lập. Anh em cũng đã được tập huấn để có thể độc lập khắc phục những hư hỏng phức tạp nhất. Các loại khí tài thay thế cũng đã được chuẩn bị đầy đủ, chất gần đầy hai xe Din 157. Ngoài ra, bên chính trị cũng sẽ cử một vài cán bộ, phóng viên đi cùng để nắm tình hình và viết tin bài cho tờ tin của binh chủng. Nói chung, mọi công việc chuẩn bị cho chuyến công tác đã xong và chỉ ngày một, ngày hai đoàn sẽ lên đường.
Về phía ông Đào thì việc chuẩn bị cá nhân cũng không có gì phức tạp. Cả đời làm lính, chỉ cần một cái ba- lô là có thể đi khắp thế gian rồi. Sở dĩ ông háo hức với chuyến đi này vì ông biết nó sẽ rất có ích cho bộ đội của mình trong giai đoạn sắp tới. Bằng trực giác của mình ông hiểu rằng chỉ một thời gian ngắn nữa thôi những trận đánh long trời, lở đất sẽ xảy ra. Trong cuộc chiến đấu đó, với những ưu thế vượt trội của mình, xe tăng thiết giáp sẽ không chỉ là lực lượng đột kích quan trọng nữa mà có thể phải trở thành lực lượng đột kích chủ yếu. Mà muốn “đột” được thì phải nhọn, phải sắc, phải đủ bản lĩnh để vượt qua mọi trở ngại dù nó lớn đến đâu. Sau cuộc họp của Bộ tư lệnh, ông đã gặp và trao đổi trực tiếp với tham mưu phó Đỗ nhiều lần. Qua đó, ông đã đánh giá được tương đối sát tình hình và đi đến kết luận là bộ đội của mình đã vững vàng hơn, trưởng thành hơn so với năm 1972 nhưng vẫn chưa đạt đến độ tinh nhuệ, sắc bén. Hai năm qua, chủ yếu anh em vẫn huấn luyện theo các bài bản cũ. Đó cũng là điều tốt nhưng chưa đủ, chưa đáp ứng được sự phát triển của tình hình. Vì vậy, trong khi biên soạn tài liệu ông đã chỉ đạo Phòng tham mưu tập trung vào những loại hình tác chiến còn khá mới mẻ với cán bộ, chiến sĩ của mình như tác chiến trong thành phố, thị xã; tiến công trong hành tiến và sử dụng xe tăng làm lực lượng thọc sâu v.v… Ông tin rằng sớm muộn gì những tình huống này sẽ đến và những gì ông cùng anh em cán bộ cơ quan đang làm sẽ giúp cho bộ đội của mình đỡ bỡ ngỡ. Ngoài ra, trong chuyến đi này ông cũng muốn gặp gỡ các đồng chí trong Bộ tư lệnh Miền, các mặt trận và binh đoàn. Một mặt là để trao đổi thêm về cách sử dụng xe tăng, thiết giáp trong các chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Một mặt củng cố thêm các cơ quan chủ nhiệm tăng thiết giáp để nó thực sự trở thành cơ quan tham mưu đắc lực cho người chỉ huy binh chủng hợp thành. Nếu có điều kiện thì tổ chức thêm các lớp tập huấn cho cán bộ cấp trung, sư đoàn bộ binh. Ấy thế nhưng rồi mọi chuyện đã xoay đi 180 độ với ông Đào.
Cách đây vài ngày, ông và tư lệnh Lân, chính ủy Sính được Bộ triệu tập về Hà Nội gấp. Ngồi cùng xe với chính ủy Sính ông phân vân không biết trên gọi về có việc gì thì chính chính ủy Sính cũng không biết. Cuối cùng hai người cùng đoán chắc là có nhiệm vụ gì quan trọng mà trên định giao cho binh chủng. Chỉ đến lúc vào phòng họp, thấy có cả đồng chí cục trưởng Cục cán bộ có mặt ông mới lờ mờ đoán ra là có việc gì đó liên quan đến nhân sự cấp cao của binh chủng mình. Và đúng là thế thật. Bộ đã quyết định ông lên làm tư lệnh binh chủng thay cho ông Lân về cơ quan Bộ. Ngoài ra, Bộ cũng quyết định bổ nhiệm thượng tá Lê Xuân Kiệm làm phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng. Lúc nghe đọc quyết định ông liếc sang bên cạnh thấy ông Lân vẫn bình thản như không. Có vẻ như ông Lân đã biết trước việc này. Không biết có phải thế không nhưng trên đường ra xe để về cơ quan, ông Lân đã bắt tay ông và cười rất tươi: “Chúc mừng anh!”. Cũng chẳng biết người tiền nhiệm của mình có thực bụng chúc mừng không nhưng ông vẫn thấy vui vui. Ít nhất, đội ngũ cán bộ xe tăng đã được cấp trên tin tưởng hơn. Còn bản thân mình ông cũng chẳng cảm thấy có cái gì đó quá phấn khởi. Chẳng gì, ông cũng đã có hàng chục năm đứng đầu ở lực lượng tăng thiết giáp này mặc dù bây giờ mới có quyết định tư lệnh. Không chủ quan nhưng ông cho rằng đây là một quyết định hợp lý của cấp trên trước những thời khắc quyết định của cuộc chiến này.
Việc bàn giao chức vụ cũng không có gì phức tạp cho lắm nên gói gọn trong vòng chưa đến một tuần. Nhiệm vụ tổ chức đoàn công tác vào miền Nam được giao cho phó tư lệnh Kiệm. Hôm nay, Bộ tư lệnh tổ chức liên hoan tiễn ông Lân về vị trí công tác mới có mời đại diện các cơ quan. Có vẻ như cũng nhận thấy đây là một quyết định cần thiết và hợp lý nên ông Lân khá vui vẻ. Hai tay nâng chén rượu ngang mặt, ông Lân trịnh trọng:
- Thưa các đồng chí! Cho đến hôm nay, tôi đã có hơn ba năm công tác cùng các đồng chí ở binh chủng Thiết giáp. Ba năm chưa phải là dài nhưng cũng không phải là quá ngắn để chúng ta hiểu nhau. Hôm nay, trước khi chia tay về vị trí mới tôi xin chúc các đồng chí ở lại luôn mạnh khỏe, xây dựng binh chủng Thiết giáp vững mạnh toàn diện, lập nhiều chiến công. Còn trong sinh hoạt, công tác bản thân tôi có gì không phải cũng xin các đồng chí bỏ qua cho. Nào, xin mời các đồng chí cùng tôi uống cạn chén rượu này.
Ông ngửa cổ uống cạn chén rượu và vẫy tay giục mọi người cùng uống. Vốn không uống được rượu, nhất là từ khi bị thương hầu như không động đến cái thứ đồ uống đó nhưng hôm nay ông Đào cũng ngửa cổ uống cạn chén rượu. Một làn hơi nóng thốc từ cuống họng lên làm ông suýt bị sặc.
Bữa liên hoan thực sự vui vẻ. Lần lượt các thủ trưởng Bộ Tư lệnh, đại diện các cơ quan đến chúc rượu ông Lân. Trong đó to mồm nhất vẫn là Kiệm. Có vẻ như càng ngày càng hiểu và thấy gắn bó hơn với những người lính xe tăng nên ông Lân không từ chối ai cả. Ông Đào ngồi nhìn cảnh ấy mà lòng cũng thấy nao nao. Quả thật, từ khi về binh chủng ông Lân đã không được hoan nghênh cho lắm. Tuy nhiên, càng về sau cái khoảng cách vô hình ấy càng được rút ngắn lại thì phải. Ngay cả với bản thân ông cũng vậy. Lúc đầu ông có ưa gì ông Lân, có phải làm việc hay trao đổi gì đó thì cũng vì công việc mà thôi. Còn giờ đây, con mắt của ông nhìn ông Lân cũng khác đi nhiều.
Thấy đã màn màn, ông Đào rót một chén rượu đầy bước tới cạnh ông Lân, ông giơ tay ra hiệu cho mọi người trật tự rồi trịnh trọng:
- Kính thưa đồng chí Nguyễn Thế Lân! Thưa toàn thể các đồng chí! Thay mặt cán bộ, chiến sĩ binh chủng Thiết giáp tôi xin cảm ơn đồng chí Lân vì những đóng góp to lớn đối với binh chủng trong hơn ba năm qua. Về phía tôi, qua ba năm làm việc dưới quyền của đồng chí cũng đã học hỏi được rất nhiều điều. Thay mặt toàn thể anh em tôi xin kính chúc đồng chí luôn mạnh khỏe, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị mới của mình và thường xuyên theo dõi, giúp đỡ chúng tôi- Ông quay lại phía bàn tiệc- Đề nghị các đồng chí cùng cạn chén chúc mừng đồng chí Lân.
Dứt lời, ông ngửa cổ uống cạn chén rượu và quay miệng chén ra cho mọi người nhìn. Mấy tiếng vỗ tay bôm bốp nổi lên. Mọi người đều thấy lạ vì tửu lượng của vị tân tư lệnh hôm nay tăng lên đột ngột.
Ông Lân đã có vẻ ngà ngà say. Mà thế cũng phải thôi. Từ đầu bữa đến giờ ông đã uống đến hơn chục chén chứ ít ỏi gì. Vịn một tay vào mép bàn ăn ông đứng dạy nhìn quanh một lượt, tay kia giơ cao chén rượu:
- Thưa các đồng chí! Thực tình, khi mới chuyển về đây tôi nghĩ cũng đơn giản, xe tăng chẳng qua chỉ là khẩu pháo đặt trên cái xe xích chứ là cái quái gì đâu. Nhưng rồi, càng ngày tôi càng hiểu ra là hai cái đó khác nhau một trời, một vực. Rất may là đã được các đồng chí nhiệt tình giúp đỡ nên tôi mới hoàn thành nhiệm vụ được như thế này- Ông hơi đổ người về phía trước, vừa nghiêm trang vừa như đùa cợt- Nhưng phải nói thật rằng trong toàn quân hiếm có một ai được vinh dự như tôi, được làm tư lệnh của hai binh chủng hiện đại vào loại nhất của quân đội. Các đồng chí thấy có đúng thế không? Đúng không? Nào, bây giờ ta cùng cạn chén chúc cho cả hai binh chủng cùng không ngừng lớn mạnh.
Một tràng vỗ tay đột ngột nổi lên. Mọi người chen chúc đến chạm chén với ông Lân. Ông Đào cũng cạn chén. Lần đầu tiên trong đời ông uống hết ba chén rượu. 

*
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 11:34:15 am »

Tiễn đoàn công tác của phó tư lệnh Kiệm đi rồi, tư lệnh Đào quyết định sẽ dành thời gian vào thăm và làm việc với Trường sĩ quan Thiết giáp. Nói cho công bằng, đây là mảng công tác mà ông dành nhiều tâm sức nhất từ trước đến nay. Từ kinh nghiệm bản thân và qua tìm hiểu các tác phẩm lý luận kinh điển ông hiểu vai trò của người cán bộ trong sự nghiệp cách mạng nói chung cũng như sự nghiệp xây dựng binh chủng Thiết giáp nói riêng quan trọng đến mức nào. Chưa nói đến đặc thù của binh chủng Thiết giáp là một binh chủng kỹ thuật, được trang bị hiện đại nên ngoài cán bộ chỉ huy lại còn phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành đào tạo bài bản mới đảm đương được nhiệm vụ. Vì vậy, ngay từ khi thành lập binh chủng ông và các đồng sự đã nhiều lần đề nghị với cấp trên cho thành lập một trường đào tạo cán bộ xe tăng thật chính quy, hiện đại. Tuy nhiên, không hiểu “tắc” ở khâu nào mà việc đó vẫn không được chấp thuận trong một thời gian dài. Hậu quả nhãn tiền là binh chủng đã rơi vào một thời kỳ khủng hoảng cán bộ trầm trọng. Ấy là quãng năm 1971- 1972. Khi lực lượng tăng thiết giáp phát triển mạnh, từ hai trung đoàn lên gần một chục trung, lữ đoàn theo yêu cầu cuộc chiến thì binh chủng không đủ cán bộ. Thế là phải cầu cứu Bộ và hàng trăm sĩ quan lục quân được điều động về và chỉ được chuyển binh chủng vài ba tháng đã phải đưa ra nắm đơn vị. Cách đào tạo, bồi dưỡng chắp vá đó cũng đã để lại những hậu quả không hề nhỏ về sau. Ấy thế mà đề nghị của binh chủng về thành lập Trường sĩ quan vẫn chưa được trên đồng ý. Hết công văn lại đến làm việc trực tiếp với các cơ quan chức năng mà câu trả lời vẫn là “chưa đến lúc”, “chưa phù hợp”, “thủ trưởng Bộ còn nghiên cứu” v.v… Thân phận cấp dưới, trên bảo thế nào thì biết thế đó. Tất cả chỉ biết kiên nhẫn chờ đợi và không phải là không có lúc đã cảm thấy ngán ngẩm.
Thế rồi dịp may đã tới. Hồi đầu năm 1973, nhân dịp Binh chủng tổ chức Hội nghị tổng kết các trận đánh năm 1972 của lực lượng tăng thiết giáp. Rất quan tâm đến bộ đội xe tăng nên đích thân Bộ trưởng về dự. Mấy anh em trong Bộ tư lệnh bàn nhau nhân dịp này phải trực tiếp báo cáo với Bộ trưởng may ra mới làm chuyển biến được tình hình. Việc đó được giao cho phó chính ủy Thu vì ngoài việc đã được gặp Bộ trưởng nhiều lần thì ông Thu cũng là người nói năng kín kẽ và mềm mỏng nhất. Giờ giải lao hôm ấy, sau khi nghe ông Thu báo cáo, Bộ trưởng thật sự ngạc nhiên. Ông gọi ngay cục trưởng Quân lực lại gặp và dằn giọng hỏi: “Tôi nghe anh em người ta báo cáo đã nhiều lần đề nghị mà tại sao đến giờ binh chủng Thiết giáp  vẫn chưa có trường sĩ quan là nghĩa làm sao?”. Viên đại tá cục trưởng Quân lực lúng túng lắp bắp: “Dạ! Thưa Bộ trưởng! Đúng là binh chủng đã nhiều lần đề nghị thành lập trường sĩ quan nhưng Hội đồng nhà trường toàn quân chưa thống nhất ý kiến nên vẫn tạm gác vấn đề lại ạ”. Bộ trưởng nhíu mày: “Thế ý kiến của các anh ấy thế nào?”. Cục trưởng Quân lực bắt đầu run: “Dạ! Một số đồng chí trong Hội đồng có ý kiến rằng quy mô binh chủng còn nhỏ, vả lại có thể sử dụng sĩ quan lục quân về nên chưa cần thiết phải thành lập trường”. Đến lúc này thì chắc Bộ trưởng không kiềm chế được nữa, ông quắc mắt khác hẳn vẻ hiền hậu thường nhật: “Nhỏ là nhỏ thế nào? Anh thừa biết quy mô của binh chủng này hai năm nay phát triển thế nào và trong tương lai nó còn phát triển đến đâu. Thật là quan liêu, tắc trách. Ngay ngày mai anh tập hợp tất cả tài liệu, công văn đề nghị của binh chủng, biên bản các phiên họp Hội đồng nhà trường lên gặp tôi. Rõ chưa?”. Trời đầu xuân đang còn lạnh mà Cục trưởng Quân lực toát mồ hôi đầy mặt, run rẩy: “Vâng ạ!”. Và chưa đầy một tháng sau, ngày 10 tháng Tư năm đó Trường sĩ quan Thiết giáp có quyết định thành lập. Sau này mấy anh em trong Bộ tư lệnh vẫn nói vui với nhau: “Hôm ấy mà không gặp Bộ trưởng thì có khi đến bây giờ ta vẫn chỉ có Đoàn 10 thôi”.
Chiếc xe con đã rời con đường nhựa rẽ vào con đường đất đỏ bụi mù. Ông Đào ngồi lim dim mắt ngắm nhìn những cảnh vật quen thuộc và đắm chìm trong kỷ niệm. Chả gì ông cũng đã gắn bó với mảnh đất này gần chục năm trời. Tuy nhiên, đã gần hai năm nay ông lại mới có dịp quay trở lại đây. Gần hai năm đã trôi qua nhưng dường như chưa có gì đổi thay ở những làng quê này. Vẫn con đường đất đỏ bụi mù lên sau những bánh xe. Vẫn những lũy tre gai dày đặc bao quanh những mảnh vườn cằn cỗi. Vẫn những mái rạ đã bạc màu vì mưa nắng. Bà con ở đây vẫn nghèo lắm nhưng tấm lòng của họ thì thật rộng mở. Ngay cơ quan Bộ tư lệnh về sơ tán ở đây cũng chỉ dựng lên mấy ngôi nhà cho các thủ trưởng và phòng họp, phòng làm việc của các cơ quan, còn đại bộ phận đều tá túc ở nhà dân. Ở dưới đoàn 10 cũng vậy. Ngoại trừ khu học tập và lán xe, còn lại từ cán bộ đến học viên ở nhờ nhà dân hết. Mà nào nhà cửa của bà con có rộng rãi gì cho cam. Thế là phải dồn dịch, phải cơi nới rồi nằm chung lại để nhường nhà cho bộ đội. Mà cũng lạ, những ngôi làng nghèo khó nằm xen kẽ giữa những dải đồi trọc cằn cỗi ven chân dãy Tam Đảo này lại mang những cái tên hết sức nên thơ: nào làng Lan, làng Trầm rồi làng Quế, làng  Bông… . Gọi tên làng mà nghe cứ như sắp lạc vào nơi bồng lai, tiên cảnh với đầy hoa thơm, cỏ lạ.
Chiếc xe con đã vào đến đầu làng Bông. Nó ì ạch leo lên một cái dốc rồi tiến lại trước một cổng chào bằng gỗ. Ông Đào không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên cổng chào là một tấm biển đỏ kẻ hai dòng chữ lớn màu vàng “TRƯỜNG SĨ QUAN THIẾT GIÁP, KHU GIẢNG ĐƯỜNG”. Một cái gì đó trào lên trong tâm hồn ông. Vậy là nhà trường đã có giảng đường rồi đây. Ông khẽ bảo lái xe Năm dừng lại và đưa mắt nhìn sâu vào phía trong. Từ cổng vào là một con đường thẳng tắp. Hai bên là những dãy nhà lợp ngói, tường trát tooc- xi đứng ngay ngắn giữa rừng bạch đàn. Có vẻ như người sĩ quan trực ban đã được báo trước nên anh chạy ra tận cửa xe đón và mời tư lệnh vào Phòng điều hành huấn luyện. Đó là một ngôi nhà trông khá khang trang nằm phía trong cổng chừng vài chục mét. Ở đó, đoàn cán bộ nhà trường đang chờ tư lệnh xuống làm việc. Ra đón tân tư lệnh là hiệu trưởng Dương và toàn thể ban giám hiệu nhà trường. Cũng toàn anh em quen biết cả. Đã gần hai năm về nhận nhiệm vụ ở nhà trường nhưng ông Dương vẫn thế, chẳng béo lên mà cũng chẳng gầy đi. Ông Đào siết chặt tay từng người một rồi lặng nhìn cảnh vật xung quanh. Hiệu trưởng Dương cười hồ hởi:
- Chắc tư lệnh thấy lạ phải không?
Ông Đào gật đầu:
- Đúng là lạ thật. Các cậu làm thế nào mà nhanh thế?
Hiệu trưởng Dương thành thật:
- Báo cáo tư lệnh! Công thức của chúng tôi là đầu tư của cấp trên và công sức của bộ đội. Mà bộ đội mình tài thật, gì cũng làm được- Ông giang rộng hai tay- Mời tư lệnh vào phòng điều hành huấn luyện, lát nữa sẽ mời tư lệnh đi tham quan khu giảng đường sau.
Buổi làm việc với tư lệnh ngoài ban giám hiệu còn có đủ mặt các trưởng phòng nghiệp vụ và các khoa của nhà trường. Ông Đào bồi hồi nhìn những gương mặt thân quen. Đa số trong đó là những học viên xuất sắc khi còn học ở nước ngoài và đã trưởng thành qua nhiều cương vị công tác. Có thể nói họ là những tinh hoa của đội ngũ cán bộ xe tăng từ khi binh chủng thành lập đến nay. Bây giờ họ về đây để xây nền móng cho một sự nghiệp rất cơ bản, rất chiến lược lâu dài. Là người đã từng chỉ huy họ, đã từng biết rõ họ từ khi còn đi học cho đến khi về nước ông tin những con người này sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình ở đây. Nói gì thì nói, có thể yên tâm với đội ngũ những người thày này. Có được đội ngũ thày giỏi sẽ là cơ sở để xây dựng một nhà trường mạnh. Thế là đã ra dáng một nhà trường thật sự rồi.
Sau một bản báo cáo khá dài về tình hình xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình đào tạo và kết quả đào tạo từ khi thành lập nhà trường đến nay, hiệu trưởng Dương kết luận:
- Có thể nói, từ khi có quyết định thành lập đến nay nhà trường đã có bước trưởng thành vượt bậc. Cơ cấu tổ chức của nhà trường đã định hình, các phòng ban nghiệp vụ đã quen dần với công việc. Đội ngũ giáo viên được tuyển chọn kỹ cơ bản đủ về số lượng, có trình độ đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Nhà trường đã tạo dựng được một hệ thống cơ sở vật chất tương đối đồ sộ phục vụ cho dạy và học. Đời sống cán bộ, giáo viên, học viên và các đối tượng khác ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, so với yêu cầu xây dựng một nhà trường chính quy, hiện đại thì còn một khoảng cách khá xa. Để làm được việc này chúng tôi rất cần sự chỉ đạo thường xuyên của thủ trưởng Bộ tư lệnh và sự đầu tư kinh phí nhiều hơn nữa của cấp trên. Báo cáo hết!
Ông Đào ngồi im lặng một lát như để “ngấm” bản báo cáo, mãi sau ông mới chậm rãi:
- Đề nghị nhà trường báo cáo cụ thể hơn nữa về mục tiêu đào tạo và phương hướng xây dựng nhà trường trong những năm tới thế nào?
Dường như những cái này đã thường trực trong đầu hiệu trưởng Dương nên chẳng cần sổ sách gì mà ông tuôn liền một mạch:
- Báo cáo tư lệnh! Hiện nay chúng tôi đang đào tạo hai đối tượng học viên chính là sĩ quan chỉ huy và sĩ quan kỹ thuật. Kế thừa những thành tựu của đoàn 10, kết hợp với nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn của cấp trên và kinh nghiệm tích lũy được chúng tôi xác định mục tiêu đào tạo như sau. Cả hai đối tượng đều phải đạt được những yêu cầu về chính trị, sức khỏe theo quy định của trên. Về mặt chuyên môn, đối với sĩ quan chỉ huy thì phải đạt tiêu chuẩn pháo thủ cấp 1, lái xe cấp 1 và thông tin cấp 1. Nghĩa là phải sử dụng thành thạo hai loại trang bị chính là T54 và PT76 và huấn luyện được bộ đội về vũ khí, thông tin. Về mặt chiến thuật phải biết quản lý, chỉ huy bộ đội từ cấp trung đội và có khả năng phát triển lên cấp tiểu đoàn. Còn đối với cán bộ kỹ thuật thì phải đạt lái xe cấp 2, có khả năng huấn luyện lái xe. Đặc biệt là phải biết tiến hành công tác bảo đảm kỹ thuật trong huấn luyện cũng như trong chiến đấu và biết tổ chức sửa chữa khắc phục các hư hỏng nhỏ tại đơn vị- Ông dừng lại một lát nhưng không thấy tư lệnh Đào tỏ ý kiến gì nên lại tiếp tục- Để đạt được mục tiêu đó chúng tôi chủ trương xây dựng nhà trường như sau. Một là, phải xây dựng ngày càng đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, đảm bảo không còn hiện tượng “dạy chay, học chay”. Hai là phải tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hồng về phẩm chất và giỏi về chuyên môn. Ba là, phải không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống bộ đội. Đó là ba nhân tố không thể thiếu để trường ra trường, lớp ra lớp.
Ông Đào gật gù tỏ vẻ đồng tình, lát sau ông hỏi nhỏ:
- Vậy bây giờ khó khăn nhất của nhà trường là gì?
Cũng chẳng cần sổ sách, hiệu trưởng Dương đứng dạy trả lời luôn:
- Báo cáo tư lệnh! Khó khăn thì nhiều nhưng theo chúng tôi, hiện nay cái cần giải quyết ngay là nhà ở học viên. Theo chúng tôi, chúng ta đào tạo ở đây không chỉ đào tạo ra những cán bộ biết sử dụng trang bị kỹ thuật để chiến đấu mà còn phải đào tạo họ thành những con người, thành những cán bộ có kỷ luật, có khả năng quản lý bộ đội mọi lúc mọi nơi để xây dựng quân đội chính quy. Thế mà bây giờ anh em còn đang phải ở nhờ trong nhà dân, vì vậy môi trường chính quy để anh em được sống và rèn luyện hết sức khó khăn. Mà bản thân người ta chưa được sống trong môi trường chính quy thì chúng ta không thể đòi hỏi sau này người ta đưa bộ đội dưới quyền vào nề nếp chính quy được. Do đó, đảng ủy và ban giám hiệu nhà trường quyết tâm trong thời gian tới sẽ phấn đấu xây dựng xong nhà ở cho học viên. Dẫu là tranh tre, nứa lá cũng được nhưng phải có. Vấn đề này cũng xin Bộ tư lệnh lưu ý giúp đỡ. Nói gì thì nói nhưng muốn làm được thì cũng phải có kinh phí. Ngoài ra cũng còn nhiều việc phải làm nữa nhưng chúng tôi phải “liệu cơm, gắp mắm”. Phải đặt ra thứ tự ưu tiên để giải quyết từng việc một vậy.
Thêm vài ý kiến nữa của thủ trưởng các phòng nghiệp vụ và các khoa giáo viên thì đã gần trưa. Khi thấy mọi người có vẻ như đã nói hết những suy nghĩ, trăn trở của mình ông Đào gật đầu:
- Từ sáng đến giờ tôi đã được nghe nhiều rồi. Bây giờ ta đi tham quan khu giảng đường một chút. Chiều nay tôi muốn đi một vòng các bãi tập thực hành. Sau đó có vấn đề gì ta sẽ trao đổi thêm ở hiệu bộ.
Mọi người lục tục đứng dậy về nơi làm việc, chỉ có hiệu trưởng Dương và trưởng phòng đào tạo Nguyễn Đức Việt tháp tùng tư lệnh Đào đi thăm khu giảng đường. Không muốn ảnh hưởng đến anh em trong giờ học, ông Đào bảo hai người hãy đưa ông đến những giảng đường đang trống giờ học trước đã. Trưởng phòng Việt lật chồng Lịch huấn luyện, anh ghi vài con số vào sổ tay rồi mời tư lệnh cùng đi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM