Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:23:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quá trình tham gia chiến đấu của Mig-21 ở Việt Nam  (Đọc 75420 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #10 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 12:37:47 pm »

 @daibang ạ, chiến công của các bác không quân ta thật đáng tự hào. Kể ra các chiến công đó mà buộc Mỹ phải công nhận tâm phục, khẩu phục thì vưỡn sướng hơn Bác nhỉ Grin
Vâng, đúng bác ạ, mặc dù so sánh hai bên vẫn có những chênh lệch về số lượng và tổn thất do lực lượng nào (Mig, pháo phòng không, tên lửa) gây ra.
Quyển Mig-21 này cũng dài và khó dịch nên em dịch chậm, thời gian post bài lâu, bác thông cảm ạ Cheesy
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #11 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2012, 12:57:30 am »

Tới giữa năm 1967, các chuyến bay trinh sát của máy bay RF-4C trên bầu trời Bắc Việt trở nên thường xuyên, nhưng các phi công Mig-21 đã mất một khoảng thời gian dài mà vẫn chưa thể ngăn chặn được chúng. Chiến công đầu tiên được ghi nhận vào ngày 26-7 khi các phi công của một biên đội 2 chiếc Mig-21 phát hiện bằng mắt thường 1 chiếc máy bay trinh sát vừa thực hiện xong việc chụp không ảnh và đang quay trở về phía nam. Khi biên đội Mig-21 cách mục tiêu khoảng từ 8 km tới 10 km và ở độ cao 5000 mét, chiếc Mig-21 số 1 đã bật tăng lực để tiếp cận công kích chiếc “Con ma”. Dù chiếc máy bay trinh sát đã tăng tốc độ lên 1200 km/giờ rồi bổ nhào xuống thấp, nhưng ở tốc độ tiếp cận 1400 km/giờ và độ cao 3000 mét, chiếc Mig-21 số 1 đã kịp áp sát phóng tên lửa K-13 từ cự li 3 km khiến chiếc “Con ma” nổ tung giữa trời. Một chiếc RF-4C khác cũng chịu chung số phận vào ngày 10-8.

Hai tổ bay “Con ma” của thiếu tá phi công hải quân R.C. Davis / thiếu tá hoa tiêu vũ khí hải quân G.O. Elie và đại úy phi công hải quân Guy Freeborn / đại úy hoa tiêu vũ khí hải quân Bob Elliot thuộc Phi đội tiêm kích hải quân 142 Liên đội không quân trên tàu sân bay “Chòm sao” (USS Constellation CV-64) được công nhận thành tích bắn rơi 2 chiếc Mig-21 trong ngày 10-8. 

Chất lượng chiến đấu của các phi công Trung đoàn không quân tiêm kích 921, dù có bị tổn thất đều đều, nhưng vẫn ngày càng được tăng cường nhờ việc Bộ tư lệnh Quân chủng PKKQ cho phép Mig-21 xuất kích chiến đấu với qui mô lớn hơn cấp biên đội, tức ở cấp phi đội.

Trận không chiến qui mô lớn đầu tiên đã diễn ra vào ngày 23-8. Hồi 13 giờ 45 phút, đài ra đa cảnh giới Bắc Việt đã phát hiện được 1 đội hình tập kích gồm 40 máy bay địch đang trên đường tới Hà Nội từ hướng Lào. Một tốp 2 chiếc Mig-21 và 2 biên đội 4 chiếc Mig-17 được lệnh cất cánh chặn kích. Phi công Nguyễn Văn Cốc là người lái 1 trong số 2 chiếc Mig-21:

- Biên đội trưởng của tôi – phi công Nguyễn Nhật Chiêu cố gắng chiếm thế công kích có lợi từ phía sau hướng từ trên xuống. Anh Chiêu phóng quả đạn thứ nhất diệt 1 chiếc “Thần sấm”, còn tới phiên tôi vào công kích hạ 1 “Con ma”. 

- Vào công kích lần 2, sau khi phóng quả tên lửa còn lại trượt mục tiêu anh Chiêu xuyên vào trong mây để chuẩn bị công kích địch bằng pháo. Về phần mình, do cự li phóng quá gần nên quả đạn không nổ, tôi cho máy bay thoát li khỏi trận đánh nhưng lại rơi vào đúng luồng đạn pháo mà anh Chiêu đang bắn vào máy bay địch. Thấy máy bay bị hư hại nhưng vẫn điều khiển được, tôi đã xin phép biên đội trưởng cho tiếp tục đánh. Anh Chiêu không đồng ý vì lúc này tốc độ tối đa của máy bay tôi không vượt quá 600 km/giờ.

Chiếc “Thần sấm” bị Nguyễn Nhật Chiêu bắn rơi được người Mĩ ghi công cho tên lửa phòng không Bắc Việt. Nhưng chiến công hạ chiếc F-4D “Con ma” số đuôi 66-0238 thuộc Phi đội 555 Liên đội không quân chiến thuật số 8 là hiển nhiên: báo cáo chính thức của Không quân Mĩ ghi nhận nó bị MiG hạ. Tổ bay của chiếc “Con ma” xấu số gồm thiếu tá phi công C.R. Tyler bị bắt làm tù binh sau khi nhảy dù, còn viên đại úy hoa tiêu vũ khí R.N. Sittner thì bị thiệt mạng.

So với thời gian ba tháng trước đó, số lượng phi vụ máy bay Mỹ hoạt động ở Bắc Việt Nam trong các tháng 7, 8 và 9-1967 đã giảm xuống còn 2 phần 3. Các máy bay trinh sát được duy trì hoạt động cao, đặc biệt thường xuyên xuất hiện ở khu vực các sân bay của Việt Nam.


Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của các phi công Trung đoàn 921 chủ yếu là ngăn chặn hoạt động của các máy bay trinh sát. Ngày 16-9, biên đội của Phạm Thanh Ngân và Nguyễn Ngọc Độ đã bắn rơi cặp RF-101C “Voodoo”. Người Mỹ chỉ ghi nhận việc mất 1 chiếc “Voodoo” do tên lửa phòng không, còn chiếc máy bay thứ 2 có số đuôi 56-0180 thuộc Phi đội 20 Liên đội trinh sát chiến thuật số 432 mới được công nhận là do bị Mig bắn rơi. Phi công của RF-101C này là thiếu tá B.R. Bagley đã bị bắt làm tù binh. Ngày 17-9, những chiếc Mig của Trung đoàn 921 đã bắn rơi 1 máy bay trinh sát RF-4C.
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #12 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2012, 05:39:01 am »


Những phi công của ta được tiếp thu những kinh nghiệm từ không quân Liên Xô lẫn Trung Quốc, cả kỹ và chiến thuật Qua những cuộc không chiến trong "Chiến tranh Triều tiên" đã để lại cho họ không ít kinh nghiệm và những phi công Việt nam không những chỉ áp dụng những bài học quý báu đó vào cuộc chiến những năm thập kỷ 60, 70 mà còn có một lối đánh rất "Việt nam", rất sáng tạo.... Người Việt nam vốn rất thông minh, dũng cảm, tiếp thu nhanh...Hãy nghĩ xem, bất cứ khí tài, vũ khí nào vào tay người Việt nam sẽ được sử dụng "hết năng suất".

Những kinh nghiệm trên sẽ vô cùng quý báu trong nhiệm vụ bảo bệ bầu trời Tổ quốc khi chiến tranh xảy ra.

Ủng hộ Xếp daibangden!
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #13 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2012, 10:43:12 pm »


Những phi công của ta được tiếp thu những kinh nghiệm từ không quân Liên Xô lẫn Trung Quốc, cả kỹ và chiến thuật Qua những cuộc không chiến trong "Chiến tranh Triều tiên" đã để lại cho họ không ít kinh nghiệm và những phi công Việt nam không những chỉ áp dụng những bài học quý báu đó vào cuộc chiến những năm thập kỷ 60, 70 mà còn có một lối đánh rất "Việt nam", rất sáng tạo.... Người Việt nam vốn rất thông minh, dũng cảm, tiếp thu nhanh...Hãy nghĩ xem, bất cứ khí tài, vũ khí nào vào tay người Việt nam sẽ được sử dụng "hết năng suất".

Những kinh nghiệm trên sẽ vô cùng quý báu trong nhiệm vụ bảo bệ bầu trời Tổ quốc khi chiến tranh xảy ra.

Ủng hộ Xếp daibangden!
  vanson307 cũng vậy, chúc Bác daibangden năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và dịch đều tay để anh em thưởng thức topic thú vị, bổ ích này.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 12:21:48 am »

Trong trận này, 1 tốp 2 chiếc Mig-21 được lệnh cất cánh lên chặn kích 1 tốp 2 chiếc máy bay trinh sát RF-4C đang bay ở độ cao 9000 mét. Sau khi dùng đài ra đa RP-21 trên máy bay sục sạo phát hiện tốp mục tiêu ở cự li 18 km, với giãn cách biên đội của tốp mục tiêu khoảng 1 km, chiếc Mig-21 số 1 đã bật tăng lực động cơ đưa tốc độ máy bay lên 1,4 mách để vào công kích. Phát hiện bị truy kích, các phi công tổ bay của tốp máy bay trinh sát Mĩ cũng cho tăng lực động cơ đưa tốc độ máy bay vượt âm, đồng thời các hoa tiêu vũ khí cho bật máy gây nhiễu chế áp ra đa. Mặc dù mục tiêu biến mất trên màn hiện sóng ra đa của phi công Bắc Việt, nhưng anh ta đã hạ quyết tâm bám sát để đưa chiếc “Con ma” bay phía sau vào vòng ngắm của máy ngắm quang. Quả đạn đối không K-13 được phóng đi từ cự li tối ưu 1500 mét và ở góc bắt bám tốt nhất của đầu tự dẫn tên lửa đã lao thẳng vào họng xả động cơ phản lực đang ở chế độ bật tăng lực của chiếc “Con ma” mục tiêu. Người Mĩ dù đã phải xóa sổ chiếc RF-4C này, nhưng theo lệ thường vẫn cho rằng nó bị tên lửa phòng không Bắc Việt bắn rơi. Căn cứ vào tài liệu lịch sử Việt Nam, chiếc máy bay trinh sát bị bắn rơi trong ngày này chính là chiếc máy bay thứ 2300 của Mỹ bị bắn trên bầu trời Bắc Việt. Công tác tìm cứu thiếu tá phi công John E. Stavast và trung úy hoa tiêu Gerald S. Venanzi - tổ bay của chiếc RF-4C bị bắn rơi đã không đem lại kết quả.

F-105D và vũ khí

Đã có vài cuộc đụng độ diễn ra trong tháng 10, trong đó phía Không quân Mĩ ghi nhận các hoạt động chiến đấu của Mig-21 đã bắn rơi 3 chiếc F-4D, 7 chiếc F-105F và 9 chiếc F-105D. Nhưng thực tế chỉ có mỗi 1 chiếc “Thần sấm” 2 người lái có số đuôi 63-8330 thuộc Phi đội 13 Liên đội không quân chiến thuật số 388 bị chiếc Mig-21 của phi công Nguyễn Văn Cốc, người sau này trở thành phi công Át thứ 3 trong Không quân nhân dân Việt Nam với thành tích bắn rơi 9 máy bay Mĩ, bắn rơi vào ngày 07-10. Về phần mình, người Mĩ cũng hạ được 2 chiếc Mig-21 trong tháng này, trong đó 1 chiếc Mig-21 là thành tích lập ngày 24-10 của tổ bay gồm thiếu tá phi công William J. Kirk và thượng úy hoa tiêu vũ khí Theodore R. Bongartz lái chiếc F-4D thuộc Phi đội 433 Liên đội không quân chiến thuật số 8, và chiếc còn lại là thành tích lập ngày 26-10 của tổ bay gồm trung úy phi công hải quân R.P. Hickey và trung úy hoa tiêu vũ khí hải quân Jerry Morris lái chiếc F-4B thuộc Phi đội tiêm kích hải quân VF-143 Liên đội không quân trên tàu sân bay “Chòm sao”.         

Tháng 11-1967, Bộ tư lệnh Quân chủng PKKQ Bắc Việt đã cho chuyển Trung đoàn không quân tiêm kích 921 sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên và cho một số biên đội máy bay tiêm kích trực ban tại sân bay Nội Bài sẵn sàng cất cánh làm nhiệm vụ chặn kích. Trận đánh đầu tiên diễn ra vào ngày 08-11, khi biên đội Nguyễn Hồng Nhị - Nguyễn Đăng Kính được lệnh vào cấp 1 và xuất kích sau khi các đài ra đa cảnh giới thông báo có đội hình tập kích “Con ma” và “Thần sấm” đang bay vào đánh phá Hà Nội. Các biên đội “Con ma” đã cố gắng đẩy đuổi những chiếc Mig khỏi đội hình máy bay cường kích và do đó họ tự đặt mình vào thế bị công kích. Một quả đạn K-13 được phóng đi từ cánh bay vững vàng của phi công Nguyễn Hồng Nhị về phía chiếc máy bay tiêm kích F-4D có số đuôi 66-0250 thuộc Phi đội 555 Liên đội không quân chiến thuật số 388 làm nó bùng cháy, tổ bay gồm thiếu tá phi công William S. Gordon nhảy dù và được cứu, còn thượng úy hoa tiêu vũ khí R.C. Brenneman nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Máy bay của phi công Nguyễn Đăng Kính không chiếm được vị trí phóng tên lửa do máy bay Mĩ phát hiện bị công kích nên đã kịp lẩn vào trong mây. Nguyễn Đăng Kính không bám theo mà đón đầu chiếc “Con ma” ở điểm nó sẽ ra khỏi mây. Đúng như tính toán của người phi công Bắc Việt, chiếc “Con ma” vừa ra khỏi mây đã bị trúng đạn K-13 nổ tung. Phía Không quân Mĩ đã không công nhận bị tổn thất chiếc “Con ma” này như đã công nhận tổn thất ở chiếc “Con ma” do phi công Nhị bắn rơi. Trong khi đám “Con ma” mải quần nhau với MiG thì đám “Thần sấm” đã quăng bom bừa bãi rồi tháo lui.

-----------------------------------------------
Cám ơn các bác động viên Grin. Một mình em thì không làm xong được topic này đâu ạ. Còn có các bác huyphongssi, phicongtiemkich, qtdc... giúp em rất nhiều Cheesy
Logged
OldBuff
Trung tá
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 03:43:45 pm »

Bay tiếp đi Đại bàng Wink
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 09:39:53 pm »

Phi công Nguyễn Văn Cốc đã hạ được 1 chiếc “Thần sấm” trong ngày 18-11, trong khi đó người phi công không rõ danh tính bay cùng biên đội với anh trong trận này cũng bắn rơi thêm 1 chiếc F-105 nữa. Đây là trường hợp hãn hữu khi người Mĩ đã không chỉ công nhận bị tổn thất cả 2 máy bay, mà còn chỉ rõ chúng bị hạ trong không chiến với Mig-21: 1 chiếc F-105F số đuôi 63-8295 của Phi đội 34 và chiếc còn lại của Phi đội 469 cùng thuộc Liên đội không quân chiến thuật số 388. Chiếc “Thần sấm” loại 2 người lái bị Nguyễn Văn Cốc bắn rơi kể trên cũng đồng thời là thành tích bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 5 trên bầu trời Bắc Việt đã đưa anh lên hạng phi công Át.

Phi công Át - Anh hùng Nguyễn Văn Cốc

Ngày hôm sau, biên đội Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Đăng Kính đã lập công bắn rơi 1 chiếc máy bay tác chiến điện tử EB-66, nhưng không được phía Mĩ công nhận. Thế nhưng vài ngày sau đó, các nguồn tin chính thức của Mĩ đã công bố 1 chiếc F-105D có số đuôi 61-0124 thuộc Phi đội 469 Liên đội không quân chiến thuật số 388 bị Mig-21 hạ, trong khi giới chức Không quân Bắc Việt lại không ghi nhận thành tích này.

Năm 1967 kết thúc với một loạt trận không chiến ác liệt khởi đầu từ trận ngày 12-12. Trận đó, các phi công Mig-21 đã bắn rơi 1 chiếc “Thần sấm” nhưng không được phía Mĩ công nhận. Sự trái khoáy trong báo cáo tổn thất được lặp lại sau trận không chiến ngày 16-12 khi phía Mĩ công bố họ bị tổn thất 1 chiếc máy bay cường kích F-4D có số đuôi 66-7631 thuộc Phi đội 555 Liên đội không quân chiến thuật số 8 do bị Mig-21 bắn rơi, trong khi phía đối phương của họ lại không ghi nhận phi công Bắc Việt nào lập thành tích trong ngày.

Hôm tiếp sau, 1 đội hình 32 chiếc “Thần sấm” và “Con ma” đã bị một biên đội 3 chiếc Mig-21 chặn kích. Trận này, phi công Vũ Ngọc Đỉnh đã bắn rơi liền 2 chiếc “Thần sấm”, và chúng là những chiếc máy bay Mĩ thứ tư và thứ năm trong bảng thành tích thăng hạng phi công Át của anh. Còn chiếc “Thần sấm” thứ ba thì bị trúng tên lửa từ máy bay của phi công Nguyễn Hồng Nhị. Các nguồn tin phía Mĩ chỉ công nhận mỗi một chiếc F-105D có số đuôi 60-0422 thuộc Phi đội 469 Liên đội không quân chiến thuật số 388 là do bị phi công Vũ Ngọc Đỉnh bắn rơi.   

Ngày 19-12, phi công Nguyễn Văn Cốc đã bắn rơi 1 chiếc F-105 trên bầu trời Tam Đảo và còn có thêm 3 phi công khác thuộc e921 báo cáo bắn hạ 3 chiếc máy bay không rõ kiểu loại, nhưng người Mĩ không công nhận bất cứ tổn thất máy bay nào trong ngày.

Hoạt động chiến đấu của lực lượng Mig-21 trong năm 1968 đã trở nên hiệu quả hơn hẳn. Ngay ngày đầu tháng Giêng, Trung đoàn không quân tiêm kích 921 đã được bổ sung 29 phi công vừa được học chuyển loại sang lái Mig-21 ở Liên Xô về nước. Món quà đầu năm này tới vừa kịp lúc đang có những trận không chiến ác liệt diễn ra từ hồi đầu tháng.

Sáng ngày 03-01, trên bầu trời Mai Châu xuất hiện đội hình 48 chiếc máy bay Mĩ đang hướng về phía Thanh Sơn, Phú Thọ. Được lệnh xuất kích từ sân bay Kép, biên đội 2 Mig-21 của Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu đã tạo được thế bất ngờ khi vào công kích đội hình địch từ hướng Mặt trời và ngay cú tiếp cận đầu tiên mỗi phi công đã hạ được 1 chiếc “Thần sấm”. Niềm vui chiến thắng giảm đi phần nào khi chiếc Mig-21 của Nguyễn Đăng Kính trở về hạ cánh đã “vượt rào” xông ra ngoài đường băng làm gãy càng trước. Như các kĩ thuật viên và phi công Việt Nam từng được học từ các thầy Xô viết đều biết rằng nguyên tắc cơ bản khi xử lí các tình huống uy hiếp an toàn bay là “Chớ lấy trứng chọi đá”. Thế nhưng các kĩ thuật viên Bắc Việt dũng cảm đã vác theo xà beng lao tới chỗ máy bay để tìm cách đưa phi công Nguyễn Đăng Kính ra khỏi buồng lái của chiếc máy bay tiêm kích đã bị gãy càng trước một cách lành lặn. Vì thế mà về sau, chiếc máy bay Mig-21 này đã được đem đi sửa không chỉ ở chỗ chiếc càng trước bị gãy, mà còn ở chỗ buồng lái. Phía Mĩ chỉ công nhận mỗi chiếc “Thần sấm” bị phi công Nguyễn Đăng Kính bắn rơi là chiếc F-105D có số đuôi 58-1157 thuộc Phi đội 469 Liên đội không quân chiến thuật số 388.

Anh hùng liệt sĩ - phi công Hà Văn Chúc

Cũng trong ngày 03 tháng Giêng, một tốp Mig-21 khác của Bùi Đức Nhu và Hà Văn Chúc được lệnh xuất kích chiến đấu nhưng không gặp địch. Sau đó vào lúc 3 giờ chiều, một đội hình 36 chiếc máy bay Mĩ bị phát hiện khi chúng bay vào Hà Nội. Phi công Hà Văn Chúc lại được lệnh xuất kích vào lúc 3 giờ 16 phút và nhanh chóng chiếm độ cao 5500 mét bằng với độ cao của đám “Thần sấm”. Trước khi chiếm được thế công kích, máy bay của Hà Văn Chúc đã bị một biên đội 4 chiếc “Con ma” lao vào cản phá. Phi công Chúc lại kéo cao tới độ cao 10000 mét khiến đám “Con ma” tụt lại phía sau. Khi lao xuống đám “Thần sấm” bay thấp mãi phía dưới, do tốc độ máy bay tăng quá nhanh nên Chúc đã không kịp lấy đường ngắm và khiến đám máy bay mục tiêu bị vuột về phía sau lưng (hay nói đúng hơn là máy bay Chúc đã bay vọt qua phía trước máy bay địch). Tiếp tục phát hiện một biên đội “Thần sấm” khác bay ở phía trước, Chúc lại xông vào công kích nhưng một lần nữa bị lỡ thời cơ phóng tên lửa. Khi đồng hồ báo dầu còn khoảng 700 lít không đủ để tiếp tục chiến đấu, Chúc đành đưa máy bay quay về sân bay hạ cánh. Như để trêu ngươi viên phi công dọc theo đường về, anh ta đã gặp cả thảy tới 8 biên đội “Thần sấm” đang trên đường bay vào. Chẳng còn gì mà tiếc, Hà Văn Chúc đã phóng 1 quả “Rắn đuôi kêu” Xô viết về phía máy bay địch từ cự li 3,5 km. Phi công Bắc Việt tuyên bố đã bắn rơi 1 chiếc “Thần sấm”, trong khi phía Mĩ không công nhận tổn thất này. Trong vụ này dù người phi công Bắc Việt có bắn rơi được máy bay cường kích Mĩ hay không, thì đối với Không quân Mĩ, những động tác cơ động lạ kì của Hà Văn Chúc đã giúp đẩy lui một trận không kích vào Hà Nội.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2013, 06:21:28 pm »

Các bác cho hỏi MiG-21PF (đầu số 4xxx thời KCCM) có khả năng mang cannon pod GP-9 không ạ?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #18 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2013, 09:02:25 pm »

Các bác cho hỏi MiG-21PF (đầu số 4xxx thời KCCM) có khả năng mang cannon pod GP-9 không ạ?
Theo như ở đây: http://www.airwar.ru/enc/fighter/mig21pf.html - là mang được.

Đáng chú ý rằng ở nước ngoài cũng như Liên Xô (Su-9) và Mỹ (F-4 “Con ma) trong những năm 1950 đến 1960, các máy bay tiêm kích đánh chặn được định hướng vào vũ khí tên lửa thay cho pháo, tương ứng với quan điểm đánh chặn mới (không lao vào các trận không chiến quần vòng –dogfight). Nhưng cùng với F-4 được chế tạo chỉ có vũ khí tên lửa, Mỹ không quên các trận không chiến kiểu quần vòng. Và làm nhiệm vụ này là các máy bay F-104, trang bị pháo. Dòng “Mirage” IIIC của Pháp cũng trang bị pháo.

Nhưng Liên Xô lại nghĩ khác. Và E-7 (nguyên mẫu của Mig-21P) đã tham gia các thí nghiệm cấp nhà nước không có pháo. Khối lượng bay tăng lên dẫn tới tăng tốc độ hạ cánh lên 260-290km/h làm phức tạp việc lái trong giai đoạn bay quan trọng nhất. Mặc dù vậy, máy bay vẫn được tiếp nhận vào trang bị, và vấn đề này sẽ được giải quyết về sau. Trang bị của máy bay đánh chặn chỉ có hai bệ treo trên cánh với 2 tên lửa K-13. Dự kiến (sau khi trang bị thêm phù hợp cho máy bay), sử dụng các tên lửa RS-2-US, nhưng thực tế không thực hiện. Bệ treo cho phép mang hai khối rốc két UB-16 hoặc S-240, hoặc 2 bom 500kg. Trên bệ treo dưới thân, cũng như dòng trước, bố trí thùng dầu phụ với 500 lít chất đốt. Sau đó, khi trong chiến tranh Việt Nam đã lộ ra sự cần thiết gấp phải trang bị pháo, Mig-21PF đã được thiết kế thùng pháo GP-9 với pháo hai nòng GSh-23L với 200 viên đạn. 

Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #19 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2013, 11:34:15 pm »

Loại Mig-21PFM 50xx sau này mới là loại mang thùng súng GP-9, còn Mig-21PF 4xxx chưa có thùng này đâu.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM