Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 04:10:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quá trình tham gia chiến đấu của Mig-21 ở Việt Nam  (Đọc 75492 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 06:11:07 pm »

Nguồn: http://www.wunderwaffe.narod.ru/Magazine/AirWar/22/index.htm

Biên tập: huyphongssi

Hành trình chinh phục tốc độ Mach 2

Tháng 7 năm 1965, người Mỹ lần đầu tiên đã ghi nhận việc sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 ở  Bắc Việt Nam, cũng như trở nên rõ ràng sau đó, các tổ hợp tên lửa phòng không được điều khiển bởi các kíp chiến đấu Liên Xô. Khí tài phòng không mới đã chứng tỏ là loại vũ khí hiệu quả chống lại các mục tiêu trên không trên tầm trung và tầm cao. Không quân Mỹ bắt buộc phải hạ thấp gần mặt đất, nơi các máy bay của Không quân và Hải quân Mỹ trở nên dễ bị tổn thương (tấn công, bắn hạ) từ các cuộc tấn công của các máy bay tiêm kích Mig-17 thuộc Không quân Việt Nam dân chủ cộng hòa (Bắc Việt Nam).

Đến cuối năm, cường độ chiến tranh đường không bị đẩy lên cao một cách dữ dội, ngoài Mig-17, trên không (bầu trời) đã xuất hiện các máy bay tiêm kích siêu âm Mig-21F-13, trang bị vũ khí tên lửa không đối không. Tháng 4 năm 1966, trong trang bị Không quân Bắc Việt Nam đã biên chế các máy bay tiêm kích đánh chặn Mig-21PF.

Vinh dự lớn (cao) được làm quen với các máy bay tiêm kích “2 Max” Mig-21 đã dành cho các phi công của đơn vị giàu kinh nghiệm (lão luyện) nhất thuộc Không quân Bắc Việt Nam – trung đoàn không quân tiêp kích 921 “Sao Đỏ”. Một số phi công, trong đó có các phi công giỏi (phi công át) tương lai Nguyễn Văn Cốc, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị đã trải qua huấn luyện ở Liên Xô, ở trường đào tạo phi công quân sự cao cấp ở Krasnodar. Trong số các phi công, được lựa chọn để chuyển loại sang Mig-21 là Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Ngọc Độ, Trần Mạnh, Đào Đình Luyện, người sau cùng, năm 1966 trở thành trung đoàn trưởng trung đoàn tiêm kích 921.

Ở Liên Xô, trước khi thực hiện chuyến bay đầu tiên trên máy bay chiến đấu Mig-21, các học viên đã làm quen ban đầu với các máy bay huấn luyện – chiến đấu phản lực L-29 “Delfin”, sau đó – theo ghép đôi trên Mig-21U. Không quân Bắc Việt Nam khi đó không có các loại máy bay này, vì thế, ban đầu việc huấn luyện được thực hiện trên Mig-15UTI, thỉnh thoảng – JJ-5 (phiên bản 2 chỗ ngồi của Mig-17 do Trung Quốc sản xuất).

Cuối tháng 1 năm 1966, quá trình chuyển loại lên Mig-21 được Bộ chỉ huy Không quân Bắc Việt Nam coi như hoàn thành. Trong trang bị của trung đoàn tiêm kích 921 có đồng thời các máy bay tiêm kích Mig-21F-13 mới nhất và Mig-17 cũ.

Các phi công Mig-21 đã bắt đầu công việc chiến đấu của mình từ nhiệm vụ săn lùng các thiết bị trinh sát không người lái “Firebee”. Máy bay loại này lần đầu tiên bị bắn hạ mùng 4 tháng 3 năm 1966. Lúc 4 giờ sáng, đài ra đa định vị đã phát hiện mục tiêu trên không, đang bay tới từ hướng đông bắc. Phó chỉ huy trung đoàn tiêm kích 921 Trần Hanh đã ra lệnh cho Nguyễn Hồng Nhị cất cánh truy đuổi. Sau 19 phút, Mig-21 đã lấy độ cao 16 000 mét, mục tiêu ở thời điểm đó nằm cách máy bay tiêm kích Việt Nam ở cự ly 15 kilomet và cao hơn 2000 mét so với máy bay. Máy bay trinh sát không người lái bay theo hướng tới Quảng Ninh. Trạm chỉ huy mặt đất đã điều khiển hoạt động của phi công một cách chắc chắn và sau vài phút, máy bay tiêm kích Mig-21 đã mở điểm số chiến đấu của mình trên bầu trời Việt Nam. Ngày hôm sau, thêm một máy bay trinh sát không người lái nữa bị bắn hạ bởi các máy bay tiêm kích Mig-21 của trung đoàn tiêm kích 921.

Cả hai máy bay trinh sát “Firebee” bị tấn công trên độ cao 18 000 mét và 70 kilomet cách Hà Nội. Trong cả hai trường hợp, các máy bay không người lái đã bị bắn bằng tên lửa được phóng lần đầu tiên từ cự ly 2-4 kilomet. Nói chung, đây là những máy bay trinh sát không người lái đầu tiên của Mỹ bị bắn hạ bởi các máy bay tiêm kích Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2012, 01:27:07 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 06:11:51 pm »

Tháng 4, các máy bay tiêm kích Mig-21 đã một vài lần tham gia các trận chiến đấu với các máy bay tiêm kích Mỹ, nhưng thành công đã ngoảnh mặt (không đến) đối với các phi công Mig. Trận không chiến đầu tiên diễn ra ngày 23 tháng 4, khi cặp Mig-21 đã tấn công phi đội máy bay “Fantom”. Mặc dù có yếu tố bất ngờ, người Việt Nam không thể chiếm vị trí để phóng các tên lửa K-13. Trong tháng 4-5, đã có không dưới 14 lần các tên lửa được phóng từ Mig-21, nhưng không tên lửa nào trúng mục tiêu. Trung đoàn 921 đã có những tổn thất đầu tiên, một số phi công bắt buộc phải phóng ra khỏi máy bay do hết nhiên liệu. Người Mỹ đã xác nhận một Mig-21 bị bắn rơi trong giai đoạn này. Kết quả đó được ghi nhận ngày 26 tháng 4 bởi kíp máy bay tiêm kích “Fantom” thuộc phi đội 480 thuộc đơn vị Không quân chiến thuật số 35 của Mỹ.

Khi Bộ chỉ huy Không quân Bắc Việt Nam phân tích các trận không chiến trong tháng 4-5 với sự tham gia của Mig-21 đã thấy rõ ràng rằng các phi công đã cảm thấy khó khăn khi làm việc với hệ thống thước ngắm của máy bay tiêm kích. Khi dò các mục tiêu, phi công đã sử dụng đài ra đa định vị mang theo, sau khi phát hiện mục tiêu, phi công sẽ chuyển sang sử dụng thước ngắm quang học mà theo đó, xác định thời điểm phóng tên lửa. Rõ ràng rằng, phi công máy bay địch khi đó, bằng mọi cách sẽ cố gắng lao xuống dưới để tránh đòn tấn công. Để kiềm chế khả năng cơ động của mục tiêu trong góc quan sát hẹp của thước ngắm quang học yêu cầu trình độ bay xuất sắc mà đối với các phi công Việt Nam trong mùa xuân năm 1966 là không đơn giản.

Sự phân tích những trận chiến đầu tiên đã chỉ ra rằng, hiệu quả lớn nhất sẽ là sử dụng các cặp đôi máy bay tiêm kích Mig-21 với trang bị hỗn hợp: máy bay số 1 sẽ trang bị 2 tên lửa K-13 với đầu đạn tự dẫn bắn bằng hồng ngoại, máy bay số 2 – cặp các khối tên lửa không điều khiển (rocket) với các tên lửa S-5M.

Cặp các máy bay tiêm kích Mig-21 với vũ khí hỗn hợp đã giành chiến thắng cụ thể đầu tiên trong không chiến với máy bay có người lái  Các phi công của 2 Mig-21PF, vào mùng 7 tháng 6 năm 1966, đã phát hiện 2 máy bay tiêm kích bom F-105 “Thunderchief” (Thần sấm), đang bay ở độ cao 500 mét. Phi công số 2 của Mig đã bắn rocket từ cự ly 1500 mét, nhưng phi công “Thunderchief” ở thời điểm đó đã nhận ra và né tránh rocket bằng cách ngoặt sang bên trái. Mig không bỏ mục tiêu “Thunderchief”: tiếp tục thêm 2 loạt bắn từ cự ly 500 và 200 mét. Theo lý giải của Việt Nam các tên lửa đã tìm đến mục tiêu, tuy nhiên Không quân Mỹ không xác nhận thiệt hại trong ngày này trong trận không chiến của máy bay tiêm kích bon F-105 “Thunderchief”. Thêm vào đó, phi công Mig số 1 không thể chiếm vị trí để phóng tên lửa do khả năng cơ động phi thường của “Thunderchief” thứ hai. Thêm hai trân không chiến có kịch bản tương tự đã diễn ra trong thời gian một vài ngày sau đó. Người Việt Nam hoàn toàn có thể thành công hơn nếu như các máy bay Mig của họ có pháo. Nhưng trong giai đoạn đầu của chiến tranh, Việt Nam nhận được các máy bay tiêm kích đánh chặn Mig-21PF “thuần túy”, không có khả năng mang theo các thùng pháo GP-9.

Trong các mục đích tăng cường hiệu quả hoạt động của các máy bay tiêm kích Mig-21, đã diễn ra việc thay đổi trình tự nhập cuộc tham chiến. Hiện tại, quyết định cất cánh được trực tiếp đưa ra từ Bộ tham mưu Không quân. Các phi công, mặc dù vậy, vẫn như trước, được định hướng áp dụng không chiến vận động, mà không dựa trên tốc độ bám đuổi, nói thực ra là để dành cho Mig-21PF. Chắc là, rõ ràng chiến thuật không đúng này không cho phép các phi công Mig-21 đạt được thành công bước đầu.

Bộ chỉ huy Không quân đã chỉ thị cho các phi công hoạt động trong các trình tự chiến đấu tương đối chặt chẽ: cự ly giữa các máy bay theo chính diện – 50 mét, theo chiều sâu – 200 mét; trong trường hợp hoạt động trong biên chế phi đội, cự ly giữa các cặp đôi là từ 300 đến 700 mét. Sau đó, các cự ly giữa các máy bay trong cặp sẽ tăng lên từ 500 – 800 mét và 800 mét giữa các cặp. Thông thường, các máy bay Mig-21 hoạt động trên độ cao hơn 2500 mét.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 02:52:18 am »

Do các thùng rốc két UB-16-57 cồng kềnh làm giảm tính năng cơ động của máy bay, nên cơ số vũ khí tiêu chuẩn của mỗi chiếc Mig-21 thường gồm 2 đạn đối không K-13. 

Trong tháng 6-1966 đã có thêm 13 phi công hoàn tất chuyển loại lên lái Mig-21 tại Liên xô. Ngày 09-6, một tốp 2 Mig-21 đã bắn hạ 2 chiếc “Con ma”, nhưng tổn thất này đã không được phía Mĩ xác nhận.

Trong năm 1966, thành tích chiến đấu của lực lượng không quân tiêm kích Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) liên tục gia tăng, nhưng chủ yếu là từ sự đóng góp của lực lượng tiêm kích Mig-17. Các phi công Mig-21 của Trung đoàn 921 cũng có xuất kích chiến đấu đôi lần nhưng chẳng hạ được chiếc máy bay Mĩ nào. Nguyên nhân chưa có thành tích đã được nghiên cứu tỉ mỉ để đi đến việc kết luận rằng các phi công Mig-21 vẫn dùng những chiến thuật mà họ đã tập luyện thuần thục khi còn lái Mig-17.

Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã cho điều chỉnh căn bản hoạt động chiến đấu của không quân tiêm kích với việc hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ giữa các máy bay tiêm kích Mig-17 và Mig-21. Chiến thuật hiệp đồng này có vẻ giống với chiến thuật tuần tiễu trên không của máy bay tiêm kích Mĩ, theo đó Mig-17 đảm nhiệm chiến đấu ở độ cao dưới 1500 m, còn Mig-21 hoạt động ở độ cao từ 2500 m trở lên. Dải độ cao từ 1500 m tới 2500 m là vùng phối hợp nhiệm vụ không chiến chung của 2 loại máy bay tiêm kích này.   

Các phi công tiêm kích VNDCCH có trong tay 2 ưu thế rõ rệt so với phi công Mĩ, đó là nắm vững địa hình địa vật khu chiến và có được hệ thống dẫn đường mặt đất rộng khắp.


Tên lửa không đối không K-13

Ngày 07-7, các đài ra đa cảnh giới của Bắc Việt đã phát hiện đội hình máy bay Mĩ đang tiến vào từ hướng Thái Lan. Biên đội 2 chiếc Mig-21 của các phi công Nguyễn Nhật Chiêu và Trần Ngọc Xíu được lệnh cất cánh từ Nội Bài đi chặn kích nhưng không được phép sa đà vào không chiến. Vào công kích sau khi đội hình tập kích của đám “Thần Sấm” vượt qua rặng Tam Đảo, phi công Trần Ngọc Xíu đã phóng liền 2 đạn diệt gọn 1 chiếc “Thần Sấm” (tổn thất của chiếc “Thần Sấm” trong trận này không được phía Mĩ xác nhận). Ngày 11-7, biên đội Vũ Ngọc Đỉnh và Đồng Văn Song lại hạ thêm 1 “Thần Sấm” trên vùng trời Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Nạn nhân của các phi công Mig-21 Bắc Việt lần này được xác nhận là chiếc máy bay tiêm kích bom F-105D số hiệu 61-0121 của thiếu tá phi công W. L. McClelland thuộc Liên đội tiêm kích chiến thuật số 355 Không quân Mĩ. Người Mĩ một lần nữa lại “bật mí” rằng vụ tổn thất máy bay trong phi vụ không kích này là do bị rơi khi cạn dầu. Phục thù trận thua này, người Mĩ đã tung những chiếc máy bay tiêm kích F-4C thuộc Phi đội 480 Liên đội tiêm kích chiến thuật số 35 vào cuộc và đã bắn rơi 2 chiếc Mig-21 trong ngày 14-7. Đại úy phi công William J. Swendner lái 1 trong những chiếc “Con ma” đó thuật lại:

- Tôi chỉ huy biên đội 4 chiếc “Con ma” bay hộ tống 1 biên đội mang mật danh liên lạc “Gấu trúc” gồm 3 chiếc “Thần sấm” đi làm nhiệm vụ chế áp ra đa. Thường thì trong những phi vụ như thế này, chiếc “Con ma” của tôi sẽ mang theo 2 thùng dầu phụ đeo dưới cánh, 1 thùng dầu phụ đeo dưới bụng, 4 đạn AIM-7 “Chim sẻ” và 4 đạn AIM-9 “Rắn đuôi kêu”. Khi dùng hết dầu từ chiếc thùng phụ đeo dưới bụng máy bay, tôi vứt bỏ thùng này rồi lệnh cho các phi công tổ viên khác trong biên đội thao tác theo.

- Tổ bay trên những chiếc “Thần sấm” có gắn khí tài trinh sát điện tử tinh vi đã phát hiện ra thứ gì đó. Cùng lúc, số 3 của biên đội tôi thông báo “Có Mig tiếp cận hướng 8 giờ”. Tôi ngó quanh và nhìn thấy 1 chiếc Mig đang bổ xuống đội hình biên đội từ phía mặt trời. Tôi liền cho máy bay ngoặt gấp về bên phải, đồng thời vứt bỏ 2 thùng dầu phụ đeo dưới cánh.

- Chiếc máy bay đối phương nhào vào lẩn trong những đám mây dày đặc lơ lửng làm tôi mất dấu. Lúc đó tôi cho rằng phi công bên kia chỉ muốn vọt qua chúng tôi để vào công kích biên đội “Gấu trúc”. Quả đúng như vậy, chiếc Mig đó đã kịp xông vào biên đội “Gấu trúc” từ hướng 3 giờ. Tôi vội nhắc thượng úy hoa tiêu vũ khí Duane A. Buttel cố bắt bám ra đa đưa chiếc Mig vào khung ngắm. Duane hô to báo cáo “Đã bắt xong. Giờ cho nó ăn đòn đi”. Tôi nhấn nút phóng 1 đạn “Chim sẻ”, nhưng nhác thấy đốm sáng mục tiêu đã biến mất trên màn hiển thị ra đa ngắm bắn của máy bay trước khi quả đạn kịp rời bệ. Duane nhắc “Hụt rồi. Cự li quá gần”. Tôi cố thử vận may bằng đạn tầm nhiệt “Rắn đuôi kêu” ở cự li phóng tối thiểu và tham số góc phóng lớn. Quả đạn sượt qua nóc buồng lái chiếc Mig nhưng không kích nổ. Phi công Bắc Việt thấy bị công kích đã bật tăng lực động cơ và ngoặt phải thoát li. Tôi vội bám theo và chợt nghĩ rằng trên màn hiển thị ra đa, chiếc Mig và “Con ma” như đang xoắn vào nhau. Giãn ra một chút để chiếc Mig leo cao tạo điều kiện cho đầu dò nhiệt của quả đạn “Rắn đuôi kêu” thứ 2 bắt mục tiêu trên nền trời. Thế nhưng tôi lại bắn trượt quả này. Nghiến răng phóng quả “Rắn đuôi kêu” thứ 3 biến chiếc Mig thành quả cầu lửa tại chỗ, tôi hô “Trúng rồi” và tìm cách tránh đám mảnh vỡ của chiếc Mig khi thoát li. Tôi hoan hỉ hỏi đồng đội “Các cậu đã thấy tớ bắn thế nào chưa?”.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 02:05:27 am »

Nửa cuối năm 1966 còn diễn ra một số trận không chiến với Mig-21, trong đó có trận ngày 21-9 khi 1 biên đội Mig-21 trực ban đã công kích đội hình “Thần sấm” có máy bay tiêm kích “Con ma” bay theo hộ tống. Số 1 của biên đội tiêm kích Bắc Việt đã hạ 1 F-105D bằng đạn K-13 từ khoảng cách 1500 mét. Không quân Mĩ lại ghi nhận tổn thất này là do pháo phòng không.

Ngày 05-10, phía Không quân Mĩ đăng kí tổn thất 1 “Con ma” (chiếc F-4C số đuôi 64-0702) của Phi đội 433 Liên đội không quân chiến thuật số 8 do bị Mig-21 bắn rơi. Tuy nhiên, số liệu tổng kết của Không quân Bắc Việt không ghi nhận trường hợp này. Có lẽ “Con ma” này đã bị lực lượng cao xạ bắn rơi chứ không phải do bên không quân tiêm kích.

Ba ngày sau, tức ngày 09-10, các phi công Mig-21 đã giành trận thắng đầu tiên trước máy bay hải quân Mĩ khi bắn hạ những 2 “Con ma”, trong đó có chiếc F-4B số đuôi 152093 của Phi đội tiêm kích hải quân VF-154 do thiếu tá phi công hải quân Charles Tanner và trung úy hoa tiêu vũ khí Ross Terry điều khiển. Thiếu tá Tanner mãi sau này mới bộc bạch về trận này như sau:   

- Tôi cùng với viên hoa tiêu vũ khí là trung úy Terry xuất kích trên chiếc F-4B từ tàu sân bay “Biển San hô”. Trong phi vụ này, tôi là chỉ huy của biên đội 4 chiếc “Con ma” làm nhiệm vụ hộ tống đội hình tập kích gồm những chiếc A-4 “Ó biển” đeo bom. Biên đội chúng tôi được giao 2 nhiệm vụ: vào trước để quăng những quả bom 500 cân Anh chế áp các trận địa cao xạ, rồi mới chuyển sang bay tuần tiễu chống Mig cho đám cường kích “Ó biển” vào giải quyết mục tiêu. 

Biên đội A-4 "Skyhawk" ("Chim ó biển)

- Tới mục tiêu ném bom là ga đường sắt Phả Lại, tôi dẫn đầu tốp của mình tới ném bom các trận địa cao xạ bảo vệ nhà ga này. Chiếc số 2 bám ngay phía sau thấp hơn máy bay tôi. Nội trong vòng 30 giây, tôi liên tục cơ động hướng và độ cao tiếp cận trước khi nhìn thấy mục tiêu.

- Trúng đạn cao xạ, chiếc “Con ma” của tôi bị mất điều khiển do hỏng hệ thống điện và thủy lực, trong khi đó động cơ vẫn hoạt động đẩy máy bay ngoặt về bên phải. Không còn thủy lực để khống chế hoạt động của động cơ, chiếc máy bay bị nghiêng mạn phải 135 độ và cắm xuống đất ở góc 60 độ với tốc độ lớn gấp 1,3 lần tốc độ âm thanh, buộc tôi phải phóng dù bỏ máy bay. 

- Phóng được dù ra khỏi máy bay nhưng chúng tôi lại bị bắt giữ ngay khi tiếp đất và ngồi tù trong 6 năm rưỡi. Chúng tôi đã bị ngược đãi cả về thể xác lẫn tinh thần để buộc phải khai báo về các bí mật quân sự và ép nhận việc bị Mig-21 bắn rơi. Sau cuộc hỏi cung kéo dài liên tục trong 8 giờ đồng hồ, cuối cùng Ross đã phải thúc thủ và chịu tuyên bố công khai rằng chiếc “Con ma” của chúng tôi đã bị máy bay tiêm kích Bắc Việt bắn rơi.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #4 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 01:02:08 am »

Theo số liệu của Hải quân Mĩ, chiếc “Con ma” của Phi đội tiêm kích hải quân VF-154 bị bắn rơi đó là chiếc máy bay phản lực duy nhất của lực lượng này bị tổn thất trong ngày 09-10-1966. Dù sao cũng có vẻ như chiếc “Con ma” này đã bị trúng đạn cao xạ chứ không phải đạn đối không.

Cũng trong ngày hôm đó, viên phi đội trưởng trung tá phi công hải quân Mĩ “Dick” Bellinger lái chiếc F-8E “Thập tự quân” ("Crusader") thuộc Phi đội tiêm kích hải quân VF-162 Liên đội không quân trên hạm CVA-34 của tàu sân bay Oriskany đã ghi được thành tích hạ chiếc Mig-21 đầu tiên. Ngày 05-11, các tổ bay “Con ma” thuộc Phi đội 480 Liên đội không quân chiến thuật số 366 Không quân Mĩ đã bắn rơi thêm 2 chiếc Mig-21. 

Một loạt các trận không chiến tiếp theo đã diễn ra trong nửa đầu tháng 12-66, bắt đầu với trận ngày 02-12 khi sân bay căn cứ Nội Bài nằm trong tầm ngắm của đám “Con ma” và “Thần sấm”. Có tới 3 biên đội Mig được lệnh xuất kích để bảo vệ căn cứ. Số 1 của cặp Mig đầu tiên tiến hành công kích và bắn hạ 1 chiếc trong đám “Con ma” bằng đạn K-13 ở cự li khoảng 1200 mét tới 1500 mét, trong khi số 2 lại không nâng được thành tích như biên đội trưởng của mình do cự li cho phép phóng tên lửa quá lớn. Chiếc số 1 liền phóng hú họa nốt quả đạn K-13 còn lại vào giữa đám “Con ma” từ cự li 4000 mét và quả đạn này dĩ nhiên là đã đi trượt mục tiêu.

Chiếc số 1 của biên đội Mig thứ hai cũng hạ được 1 “Con ma”. Khi biên đội Mig thứ ba nhập cuộc cũng là lúc máy bay Mĩ đã rời khu chiến và nằm ngoài tầm với của tên lửa K-13. Phía Không quân Mĩ thừa nhận bị tổn thất 2 chiếc F-4C trong trận này, nhưng lại là do bị tên lửa phòng không bắn rơi.

Cho tới cuối năm 1966, máy bay tiêm kích Bắc Việt chỉ hoạt động quanh sân bay căn cứ của mình là Nội Bài và chỉ xung trận khi máy bay Mĩ xâm phạm không phận sân bay. Các cố vấn quân sự Liên xô đã khuyến nghị Không quân Bắc Việt nên điều chỉnh chiến thuật chặn kích đội hình máy bay địch tiếp cận mục tiêu tập kích ngay khi chúng còn trong tư thế hành quân bám đuôi nhau. Và chiến thuật điều chỉnh này đã lần đầu được đem ra thử nghiệm trong trận ngày 05-12.

Hôm đó, 2 cặp Mig-21 được lệnh xuất kích từ Nội Bài và bay vào khu chờ cách sân bay khoảng 35 km. Khoảng 1 tới 2 phút sau, xuất hiện đội hình tập kích gồm 24 chiếc “Con ma” và “Thần sấm” lục tục bám đuôi nhau kéo vào. Biên đội Mig-21 thứ nhất xông vào công kích cặp “Thần sấm” đi tiên phong làm nhiệm vụ chế áp phòng không và hạ được 1 chiếc F-105D. Biên đội Mig-21 thứ hai tiến hành công kích biên đội cường kích Mĩ bay tiếp sau và hạ thêm được 1 chiếc. Đội hình máy bay Mĩ đã quay đầu tháo chạy và đành bỏ dở nhiệm vụ tập kích. Không quân Mĩ đã thừa nhận bị tổn thất 1 chiếc F-105D có số đuôi 62-4331 của Phi đội 421 Liên đội không quân chiến thuật số 388. Viên phi công lái chiếc “Thần sấm” bạc mệnh này là thiếu tá không quân B.N. Begley hiện vẫn đang trong diện mất tích. Theo phía Mĩ, chiếc máy bay của thiếu tá Begley đã bị Mig-17 bắn rơi.     

Ba ngày sau, một trận chặn kích khác đã diễn ra cách Nội Bài 50 km. Hai cặp Mig-21 được lệnh xuất kích và lại lập công bắn rơi 2 máy bay Mĩ, dù người Mĩ không thừa nhận tổn thất này. Trận cuối vào ngày 14-12, 1 biên đội 4 Mig-21 tiến hành chặn kích đội hình 20 chiếc cường kích F-105D. Các phi công Bắc Việt thông báo bắn rơi 3 chiếc “Thần sấm” trong trận này, nhưng phía Mĩ chỉ công nhận bị tổn thất 1 chiếc F-105D có số đuôi 60-0502 của đại úy phi công R.B. Cooley (đã được tìm cứu thành công) thuộc Phi đội 357 Liên đội không quân chiến thuật số 355.

Biên đội 4 chiếc máy bay cường kích F-105D đang hành quân tới mục tiêu tập kích trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (crimso.msk.ru)

Những trận không chiến trong tháng 12-66 đã khiến các phi công Bắc Việt tin tưởng vào hiệu quả chiến đấu của tên lửa đối không K-13, tuy chỉ có thể giành được thành công khi công kích bất ngờ. Các phi công cố tiếp cận mục tiêu nằm trong tầm quan sát, chỉ mở đài ra đa ngắm bắn trong trường hợp bất đắc dĩ và với thời gian lên sóng ngắn. Đa phần các vụ xạ kích bằng tên lửa được thực hiện ở cự li từ 1200 mét tới 1500 mét, trong khi các chuyên gia quân sự Liên xô lại cho rằng cự li phóng tên lửa tối ưu là 1500 mét. Ngay sau khi phóng tên lửa, các phi công Mig thoát li bằng cách bổ nhào xuống thấp sát mặt đất rồi chuyển hướng quay về sân bay của mình. Góc quan sát từ buồng lái Mig-21 kém hơn hẳn so với buồng lái Mig-17, nên làm tăng nguy cơ từ người đi săn trở thành con mồi của Mig-21. Do nắp buồng lái bằng kính nhỏ hẹp nên phi công lái Mig-21 gặp khó khăn hơn nhiều so với phi công lái Mig-17 khi cần nhận biết phía địch phóng tên lửa AIM-9 “Rắn đuôi kêu”. Phi công lái Mig-21 số 2 trong biên đội sẽ thường xuyên cảnh giới phía bán cầu sau để cảnh báo kịp thời cho số 1 biên đội trưởng của mình về các nguy cơ bị đối phương bám đuôi công kích. Khi nhận thấy bị đối phương công kích bằng tên lửa, phi công lái Mig-21 được dạy là cần ngoặt gấp để tạo quá tải lớn cho tên lửa đối không. Trong những trường hợp như vậy, khả năng mất bám sát mục tiêu của đầu tự dẫn hồng ngoại trên đạn “Rắn đuôi kêu” đời đầu là gần 100%. 
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 09:14:41 pm »

Thắng lợi và tổn thất

Năm mới 1967 được khởi đầu đầy đen đủi cho lực lượng Không quân Bắc Việt. Chỉ trong vài phút ngắn ngủi nhập trận ngày 02-01, đã có tới 5 chiếc Mig-21 bị những chiếc F-4C của Liên đội không quân chiến thuật số 8 thuộc Không quân Mĩ bắn rơi trên bầu trời Nội Bài. Đám “Con ma” dưới quyền chỉ huy của viên “Át” huyền thoại thời Thế chiến 2 – đại tá không quân Robin Olds đã thực hiện “Chiến dịch Bolo” để nhử đối phương sa vào trận đồ không chiến nhằm quét sạch lực lượng tiêm kích Bắc Việt. Nhân tố thành công của Không quân Mĩ trong trận này một lần nữa lại đến từ chiến thuật chưa hợp lí của các phi công Mig-21 Bắc Việt. Mặc dù 4 trong số 5 phi công bị bắn rơi đã nhảy dù an toàn (trong số này có 2 phi công sau này trở thành “Át” là Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Văn Cốc), nhưng việc tổn thất tới 5 máy bay trong 1 trận đã ảnh hưởng nặng nề tới tâm lí chiến đấu của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn không quân tiêm kích 921. 

Trong cái ngày xui xẻo của các phi công Bắc Việt đó, những chiếc Mig-21 ở sân bay Nội Bài và Mig-17 ở sân bay Kép đã được lệnh báo động cấp 1 sau khi các đài ra đa cảnh giới phát hiện 1 đội hình lớn các máy bay Mĩ. Bầu trời cả 2 sân bay này khi đó đều bị phủ mây với lượng che phủ 10 phần, đáy mây 1500 mét và đỉnh mây 3000 mét.

Ngay từ đầu, công tác chỉ huy tại Sở chỉ huy ở Hà Nội đã mắc sai lầm khi không cho phép cất cánh nếu máy bay địch chưa tới cách sân bay 40 km. Nhưng hóa ra hệ thống đài ra đa cảnh giới đã phát hiện không hết số máy bay Mĩ tham gia chiến dịch. Hai biên đội “Con ma” do đích thân đại tá Olds chỉ huy đã lọt tới chiếm vị trí chiến đấu ngay trên đỉnh mây sân bay Nội Bài mà không bị phát hiện. Khi đó dù lực lượng Mig-17 đã được phép xuất kích, nhưng lại bay dưới trần mây và không được trang bị ra đa nên không phát hiện ra đám “Con ma”.

Ngay khi vừa xuất kích từ Nội Bài, những chiếc Mig-21 đã phơi mình dưới làn mưa tên lửa từ biên đội của Olds phóng tới. Từng chiếc từng chiếc một, biên đội 4 Mig-21 đầu tiên đã máy bay Mĩ bắn hạ dễ như bắn bầy ngỗng. Kết cục tương tự cũng giáng xuống chiếc Mig-21 số 1 của biên đội thứ hai. 

Đại tá phi công Robin Olds kiểm tra vũ khí trước giờ hành quân trong "Chiến dịch Bolo"

Bốn ngày sau, đám “Con ma” cũng của Liên đội không quân chiến thuật số 8 lại bắn hạ thêm 2 Mig-21, trong đó có 1 phi công nhảy dù an toàn, còn phi công kia đã hi sinh cùng máy bay.

Tham gia “Chiến dịch Bolo” là các tổ bay F-4C thuộc Phi đội 433 Liên đội không quân chiến thuật số 8, trong số này có tổ bay của đại úy phi công John B. Stone và hoa tiêu vũ khí Clifton C. Dunnegan. Phi công Stone nhớ lại:

- Tôi vừa trả phép về đến doanh trại Phi đội ở Ubon sau kì nghỉ lễ đầy lưu luyến tại quê nhà thì ngóng được tin chuẩn bị có “phi vụ hành quân lớn”. Đích thân đại tá Olds chủ trì buổi giao nhiệm vụ. Khi nghe tới đoạn phải bay vào khu vực Hà Nội thì mọi người chùng hẳn xuống và rất ít người hào hứng với nhiệm vụ lần này.

- Kịch bản chính của “Chiến dịch Bolo” là đóng giả đám “Thần sấm” bay vào dụ những chiếc Mig lên không chiến. Chúng tôi sử dụng đường bay cùng mật danh, tần số liên lạc và thậm chí cả thời điểm kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống dẫn đường đóp le của những chiếc “Thần sấm” cho nhiệm vụ này, cho dù đám “Con ma” chỉ được lắp hệ thống dẫn đường quán tính.
     
- Đại tá Olds vừa mới hô khẩu lệnh “Đèn xanh, Quăng” – mật ngữ có nghĩa lệnh cho các phi công “Thần sấm” thả bom – thì đã nghe 1 thành viên tổ bay của những chiếc “Con ma” dẫn đầu đội hình thông báo đầy phấn khích: “đám Mig kìa”. Chúng tôi thấy 4 chiếc Mig-21 ở hướng 3 giờ. Tôi liền bẻ cần lái sang phải để vào thế bám đuôi. Chỉ vài giây trước khi công kích, tôi còn thấy một ánh kim loại lóe lên ở hướng 10 giờ. Ánh kim loại đó chỉ có thể là Mig vì các máy bay của chúng tôi được phủ lớp sơn ngụy trang không phản chiếu tia mặt trời. Tôi bám theo 1 chiếc Mig, trong khi những chiếc “Con ma” khác trong biên đội tôi bám theo những chiếc Mig còn lại của biên đội 4 Mig-21 này.

- Khi chiếm vị trí ở hướng 6 giờ sau biên đội Mig, tôi phát hiện “chiếc Mig của mình” đã ở vào thế chuẩn bị công kích có thể phóng tên lửa tức thì, nên vội cấp báo qua máy vô tuyến đối không cho viên phi công chỉ huy. Được cảnh báo, biên đội “Con ma” vội ngoặt gấp sang trái ở mức quá tải quá hạn. Giờ đã tới lúc đi săn chiếc Mig-21 đơn độc này và rồi tất cả chúng tôi ào xông vào nó. Lợi dụng tình thế hăm hở hỗn loạn của chúng tôi, chiếc Mig-21 đã chọc thủng vòng vây và thoát li về hướng Trung Quốc. Chúng tôi lại phải tiếp tục truy đuổi chiếc Mig-21 này. Khi còn dưới mặt đất chúng tôi đã thống nhất sẽ sử dụng liền 2 tên lửa “Chim sẻ” cùng lúc do loại “đồ chơi” này có tiếng thiếu tin cậy. Thế nhưng lần này, kế sau luồng đuôi lửa phụt ra từ động cơ, quả tên lửa “Chim sẻ” đầu tiên đã xé chiếc Mig-21 ra thành từng mảnh khi điểm nổ nhằm trúng phần tiếp giáp giữa cánh trái và thân máy bay. Phi công của chiếc Mig-21 đã kịp nhảy dù trước khi máy bay phát nổ.

- Chúng tôi đã được thưởng thức một bữa tiệc tuyệt vời khi Lawrence Glynn hạ thêm được 1 chiếc Mig-21 nữa. Toàn bộ trận không chiến này đã diễn ra ở độ cao 450 mét, nơi mà Mig-21 chiếm ưu thế cơ động hơn “Con ma”, nhưng chúng tôi vẫn hạ được nó.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2012, 06:43:26 pm »

Ngày 08-01-1967, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân VNDCCH đã tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm về trận tổn thất nghiêm trọng của Trung đoàn không quân tiêm kích 921 diễn ra trước đó và đi đến quyết định điều chỉnh chiến thuật theo hướng du kích chiến “đánh nhanh rút gọn”. Số lượng máy bay tiêm kích trực ban mỗi ca từ nay sẽ được giữ ở mức tối thiểu từ 2 tới 4 chiếc. Khi tiếp cận địch, phi công Mig-21 được nhắc thường xuyên thay đổi độ cao và tốc độ theo kiểu “thoắt ẩn thoắt hiện” để vào công kích địch ở thế hơi cao hơn từ phía sau đuôi, trong khi đội hình máy bay địch còn đang mải lo đối phó với lực lượng Mig-17 làm nhiệm vụ hiệp đồng nghi binh công kích từ phía dưới lên và từ 2 cánh sang. Việc kiểm nghiệm chiến thuật mới này trong thực chiến đã bị trì hoãn mất vài tháng để Trung đoàn không quân tiêm kích Mig-21 tiến hành “khắc phục” những tổn thất diễn ra từ hồi tháng 1.

Cho tới ngày 23-4-1967 mới diễn ra cuộc chạm trán tiếp theo giữa các phi công Mĩ với những chiếc máy bay tiêm kích Mig-21. Theo phía Mĩ, hôm đó có thêm 1 chiếc Mig-21 của E921 bị chiếc F-4C của tổ bay gồm thiếu tá phi công Robert D.Anderson và đại úy hoa tiêu vũ khí Fred D. Kjer thuộc Phi đội 389 Liên đội không quân chiến thuật số 366 Không quân Mĩ bắn hạ. Năm ngày sau, phía Mĩ công bố máy bay Mig-21 đã bắn hạ 1 chiếc F-105D “Thần sấm” mang số đuôi 58-1151 thuộc Phi đội 44 Liên đội không quân chiến thuật số 388, và viên đại úy phi công Franklin A. Caras lái chiếc này tới nay vẫn thuộc diện mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ. Phía Không quân Bắc Việt không thấy ghi nhận thành tích này, nên có lẽ chiếc “Thần sấm” đã bị pháo cao xạ bắn hạ.   

Biên đội 4 F-105D đang tiếp nhiên liệu trên đường bay vào không phận VNDCCH, năm 1965

Các phi công e921 lần đầu tiến hành thử nghiệm chiến thuật chặn kích mới cũng lại trên đám “thỏ thí nghiệm” có tên “Thần sấm” trong ngày cuối cùng của tháng 4-1967. Sau khi các đài ra đa cảnh giới phát hiện đội hình tập kích đường không của địch tiến về hướng Vĩnh Phú, hai cặp Mig-21 đã được lệnh cất cánh chặn kích. Một trong số các phi công xuất kích hôm đó sau này trở thành người có thành tích chiến đấu xuất sắc nhất Không quân Bắc Việt – phi công Nguyễn văn Cốc nhớ lại:

- Tôi bay số 2 cùng biên đội với anh Nguyễn Ngọc Độ. Cả tôi và anh Độ đều phát hiện được 1 toán F-105 “Thần sấm” bay ở phía dưới thấp hơn chúng tôi khoảng 2500 mét và ở hướng bay 30 độ. Chúng tôi tăng tốc rồi bổ xuống thấp bám theo trong khi các phi công Mĩ vẫn không hề hay biết. Biên đội trưởng của tôi đã bắn hạ chiếc máy bay số 2 của tốp bay đầu, còn việc của tôi là yểm hộ bọc hậu cho biên đội trưởng vào công kích. Một chiếc “Thần sấm” kéo cao bỗng lọt vào kính ngắm máy bay tôi và việc còn lại của tôi chỉ là nhấn nút phóng tên lửa. Sau khi thoát li công kích, chúng tôi đã quay về hạ cánh an toàn ở sân bay căn cứ.

Hai phi công của cặp Mig-21 thứ hai là số 1 Lê Trọng Huyên và số 2 Vũ Ngọc Đỉnh cũng lập công với việc bắn hại thêm 1 chiếc F-105 nữa. Báo cáo tổn thất trong ngày của Không quân Mĩ xác nhận mất 3 máy bay đều thuộc biên chế Liên đội không quân chiến thuật số 355 gồm: 2 chiếc F-105D loại 1 người lái (chiếc F-105D số hiệu 59-1726 của thượng úy phi công R.A. Abbott thuộc Phi đội 354 và chiếc F-105D số hiệu 61-0130 của đại úy phi công J.S. Abbott thuộc Phi đội 333) và 1 chiếc F-105F loại tổ lái 2 người (số hiệu 62-4447 có tổ bay gồm thiếu tá phi công L.K. Thorness và đại úy hoa tiêu vũ khí H.E. Johnson thuộc Phi đội 357). Cả 4 phi công đều bị bắt làm tù binh. Riêng trường hợp tổ bay của thiếu tá phi công L.K. Thorness và đại úy hoa tiêu vũ khí H.E. Johnson bị bắn rơi sau khi chiếc F-105F của họ vừa mới lập công bắn hạ 1 chiếc Mig-17 trước đó 11 ngày.   
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #7 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 02:47:23 am »

  Cám ơn các Bác, các bài viết rất hay, thú vị. Mà tự nhiên lại dừng hơi bị lâu, tiếp tục đi chứ ạ.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 10:39:15 pm »

Trong tháng 5, Không quân Mĩ đã khôi phục lại các cuộc không kích Hà Nội và để đáp lại, lực lượng không quân tiêm kích Bắc Việt cũng tiến hành tới 40 phi vụ chặn kích mỗi ngày. Ngày 04-5, đại tá Robin Olds đã bắn rơi 1 chiếc Mig-21:

- Chiếc Mig-21 xông vào tấn công chúng tôi từ hướng 7 giờ ở một điểm cách sân bay Phúc Yên (Đa Phúc) 15 dặm. Tôi vòng lại phía chiếc Mig-21, nhưng nó cũng vòng trái một cách ngớ ngẩn. Dù cách chiếc Mig-21 một quãng xa, nhưng chúng tôi cũng đủ để giữ nó nằm trên cùng góc lượn vòng với máy bay chúng tôi. Chiếc Mig-21 bắt đầu cơ động mạnh để vòng về sân bay. Tôi bám theo sát nút để chiếm thế công kích có lợi khi phóng tên lửa “Rắn đuôi kêu”. Sau khi 4 quả tên lửa “Chim sẻ” và 2 quả tên lửa “Rắn đuôi kêu” phóng đi đều trượt, quả “Rắn đuôi kêu” thứ 3 của tôi vút đi tạo điểm nổ ngay sát đuôi chiếc Mig-21 khiến nó rung lên. Trong khi viên phi công Mig-21 cố gắng thoát li không chiến bằng cách vừa lượn phải vừa giảm độ cao với ý đồ quay về hạ cánh tại sân bay Phúc Yên, thì máy bay của tôi chỉ còn lại mỗi 1 quả tên lửa “Rắn đuôi kêu” nên tôi chẳng vội gì mà dùng nốt nó cả. Chiếc Mig-21 có vẻ đã thoát, nhưng bỗng từ phần thân trái của nó bùng lên đám cháy màu lửa ma-nhê. Cuộc rượt đuổi tới đây không còn cần thiết nữa vì chiếc Mig-21 đã lọt vào vùng hỏa lực của phân đội pháo cao xạ bảo vệ sân bay. Chúng tôi nhớ mãi vụ này và thường bông đùa với nhau về cách tôi đã tiễn “ông Mig” đó về lại sân bay nơi nó từng xuất kích trước đó.   

Các phi công Trung đoàn 921 đã phục thù trận này 8 ngày sau đó bằng chiến công bắn rơi 1 chiếc “Thần sấm” loại tổ bay 2 phi công trên bầu trời Vạn Yên của biên đội Lê Trọng Huyên và Đồng Văn Song, dù người Mĩ cho rằng chiếc F-105 này bị tên lửa phòng không hạ.

A-4C "Chim Ó biển" (Sky Hawk) phi đội VA-146 cùng các máy bay hộ tống F-8C phi đội VF-194. Năm 1964

Ngày 20-5, hai “Con ma” của 2 tổ bay gồm trung tá phi công Robert F. Titus / thượng úy hoa tiêu vũ khí Milan Zimer và thiếu tá phi công Robert D. Janca / thượng úy hoa tiêu vũ khí William E. Roberts thuộc Phi đội 389 Liên đội không quân chiến thuật số 366 đã hạ liền 2 chiếc Mig-21. Hai ngày sau, phi đội trưởng Phi đội 389 trung tá phi công Robert F. Titus cùng thượng úy hoa tiêu vũ khí Milan Zimer lại xuất sắc lập công với thành tích bắn rơi 2 chiếc Mig-21 trong cùng 1 trận bằng tên lửa đối không. Các phi công của Trung đoàn 921 đã đáp lại bằng chiến công bắn rơi 1 “Con ma” cũng trong ngày 20-5 của phi công Đặng Ngọc Ngự, nhưng Không quân Mĩ vẫn giữ thói ghi nhận tổn thất của chiếc này cho lực lượng tên lửa phòng không.

Từ ngày 11-7, mục tiêu không kích của máy bay Mĩ đã chuyển sang các cây cầu Lai Vu và Phú Lương trên tuyến quốc lộ số 5. Biên đội Mig-21 của các phi công Lê Trọng Huyên và Đồng Văn Song được lệnh xuất kích hiệp đồng với lực lượng Mig-17 để chặn kích đội hình máy bay địch gồm 12 chiếc cường kích A-4 “Ó trời” và 4 chiếc tiêm kích F-8 “Thập tự quân”. Trận này phía Mĩ tổn thất 1 chiếc “Ó trời” nhưng vẫn không chịu công nhận.

Sáu ngày sau, 1 biên đội 4 chiếc Mig-21 do biên đội trưởng Nguyễn Nhật Chiêu chỉ huy đã hạ được 1 chiếc “Thập tự quân” trên bầu trời Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 20-7, biên đội Nguyễn Ngọc Độ và Phạm Thanh Ngân đã lập công bắn rơi 1 chiếc “Con ma”. Cả 2 chiếc “Thập tự quân” và “Con ma” bị tổn thất nêu trên đều không được phía Mĩ công nhận.

Ngày 26-7 và ngày 10-8, các phi công của Trung đoàn 921 đã bắn rơi mỗi ngày đó 1 chiếc máy bay trinh sát RF-4C, nhưng phía Mĩ công bố chúng bị tên lửa phòng không bắn rơi.   
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 12:27:53 pm »

  @daibang ạ, chiến công của các bác không quân ta thật đáng tự hào. Kể ra các chiến công đó mà buộc Mỹ phải công nhận tâm phục, khẩu phục thì vưỡn sướng hơn Bác nhỉ Grin
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM