Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:37:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong Vòng Lửa ( Dốc núi )  (Đọc 31825 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #60 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 06:29:30 pm »

Cảm ơn Tác giả ...cảm ơn Mr.Ngan đã đưa chuyện này lên diễn đàn...thân ái .
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #61 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 08:58:31 am »

   Câu chuyện thật hay ! Cám ơn bác Mr Ngan. Có chuyện nào nữa bác pots tiếp đi nhé !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
tuanlong
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #62 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 05:44:55 pm »

Đoạn Vĩ thanh này của bác em thấy cảm động quá, ngân ngấn nước mắt mà chả hiểu vì sao ?
"Thì ra ở chợ có một quy định không thành văn là hàng hoá bán cho bộ đội đều thấp hơn so với bán cho người khác từ 15 đến 20%. Mà có điều lạ là chả ai phổ biến, quán triệt nhưng bà con dân tộc đem hàng ra chợ ai cũng làm như vậy. Và không ai từ chối khi bộ đội hỏi mua hàng. Quy định bất thành văn đó chính là lòng dân thương yêu bộ đội mà có. Một lần đi công tác dừng lại nấu cơm dọc đường, thấy vườn đu đủ trên sườn núi trĩu quả, tôi hỏi mua, ông chủ vườn bảo: "Chú cứ lấy mà ăn! Để lại cái hột là được". Đu đủ chín đầy vườn bộ đội muốn ăn thì cứ lấy, ăn xong để lại cái hạt cho những cây con mới mọc lên.
           Chính nhờ lòng dân như vậy đã giúp chúng tôi đứng vững và chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Trong những trận đánh ác liệt để giữ từng tấc đất thiêng liêng nơi biên giới ấy có bao người dân đã ngã xuống cùng người lính trong chiến hào. Thời phong kiến xa xưa, các vua quan Việt Nam từng coi dân bản xứ ở nơi biên thuỳ như là những người lính tiền tiêu trấn giữ nơi biên ải vì thế. Tôi đã viết các truyện ngắn Gió núi, Đá dựng, Nước lũ... từ những câu chuyện về tình quân dân ngày ấy. Tôi cũng đã hoàn thành bản thảo truyện dài này viết về chiến tranh biên giới.
   Mong rằng trong tương lai thế hệ con em chúng ta sẽ không còn phải trải qua bất cứ một cuộc chiến tranh mới nào nữa. Máu đổ đã quá nhiều rồi, trên dải đất hình chữ S mong manh này biết bao mất mát, đau thương. Tôi không bao giờ quên một vùng biên giới Cao Bằng với bao nhiêu đồng đội của tôi còn nằm lại. Nhớ về họ tôi muốn gọi một câu: "Đồng đội ơi! Bao nhiêu năm rồi tôi vẫn nhớ một vùng đất thân yêu chúng mình từng gắn bó mà bạn đã lên đó không trở về..
."."
Cảm ơn bác nhiều.
Trân trọng.
Logged
bombacang
Thành viên
*
Bài viết: 5



« Trả lời #63 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 11:56:38 am »

Quá hay.Cám ơn bác Grin
Logged
bombacang
Thành viên
*
Bài viết: 5



« Trả lời #64 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 12:54:49 pm »

Trận địa pháo 85 ly chúng tôi chốt giữ trên đồi 33 bên ngã tư Đồng Đăng, một điểm cao án ngữ toàn bộ vùng thị trấn này. Trung đội tôi thực hành bắn theo yêu cầu hiệp đồng của đoàn 12 bộ binh. Ngày từ sớm tinh mơ ngày 17-2 ấy, hàng trăm khẩu pháo từ bên kia biên giới đồng loạt trút đạn vào vùng trận địa, phá hỏng hết các mạng thông tin, cắt đứt hoàn toàn liên lạc giữa chúng tôi với đoàn 12, với cả cơ quan chỉ huy trực tiếp của mình phía sau nữa.
Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #65 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2012, 10:58:11 pm »

Vậy là lại thêm 1 bác nữa tham gia trận 17-2-1979 tai Đồng đăng.Từ trước tới giờ em mới chỉ được đọc trong diễn đàn này qua ghi chép của sử sách chứ chưa có bác nào kể chi tiết .hoan ho bác bombacang @.không biết bác có tham gia đến cuối cuộc chiến không ạ?
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
trongbao
Thành viên

Bài viết: 0


« Trả lời #66 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 10:03:24 pm »

Kính gửi Ban quản trị VHM, vừa rồi tôi có được làm quen với một nhà văn có một bài viết rất hay, anh ấy tên là Trọng Bảo, anh ấy đã từng chiến đấu bảo vệ mảnh đất quê hương Cao Bằng của tôi vào những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc xảy ra vào 17/2/1979. Chuyện dài nhiều kỳ đã được đăng trên bloge của anh ấy và được sự đồng ý của tác giả, tôi xin được mạn phép đăng tải lên trang mạng nhà để các thành viên nếu ai chưa biết đến bài này thì cùng thưởng thức về một thời chiến đấu anh dũng và hùng tráng của các chiến sĩ bảo vệ biên cương của tổ quốc năm 1979.

     DỐC NÚI     
     Truyện của Trọng Bảo
     Vài lời trước truyện: Thế là nhờ có blog mà tôi đã lần lượt đưa lên mạng gần hết nội dung cuốn tiểu thuyết "TRONG VÒNG LỬA" viết xong từ lâu. Tuy nhiên từng chương của tiểu thuyết đã được "gia công chế biến" thành các truyện ngắn như: Gió núi, Nước lũ, Đá dựng, Cái áo trẻ con, Chuyến xe lên biên giới, Thầy ơi, Nấm mộ không mã số, Dốc núi, Tấm vải liệm... Tên nhân vật chính đứng ở ngôi thứ nhất "tôi" kể chuyện và các nhân vật khác đều được thay đổi để khỏi trùng lặp. Nhưng sự nhất quán đó là câu chuyện xảy ra tại thị trấn biên giới Sóc Giang, và những người lính trong chuyện thuộc Tiểu đoàn 3 Anh hùng-nơi tôi đã từng công tác và chiến đấu.
        Hy vọng một ngày nào đó không xa, tiểu thuyết "Trong vòng lửa" sẽ được in và ra mắt bạn đọc (Trọng Bảo).

       Buổi sinh hoạt chi đoàn sắp kết thúc. Nhiều ý kiến góp ý cho tôi và Lâm. Ai cũng mong hai người nhận ra khuyết điểm của mình để sửa chữa, tiến bộ. Nhưng cũng có một số ý kiến đề nghị phải kỷ luật nghiêm khắc, kể cả khai trừ cả hai ra khỏi đoàn. Khuyết điểm của hai chúng tôi là tính tự do vô kỷ luật, suýt để xảy ra sự cố mất tài liệu (bản mật danh thông tin) làm ảnh hưởng đến bí mật quân sự và sức chiến đấu của đơn vị.
Bí thư chi đoàn tiểu đoàn bộ Tính nói lời kết luận cuối cùng trước khi biểu quyết hình thức kỷ luật:
- Chúng ta đang làm nhiệm vụ ở tuyến trước! Chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tôi xin hỏi đồng chí Hà và đồng chí Lâm thì khi cuộc chiến đấu ác liệt nổ ra liệu các đồng chí có trụ vững được không, có giữ được chốt không! Hay là các đồng chí sẽ bỏ chạy?
Tôi và Lâm cúi gằm mặt im lặng không trả lời. Bí thư chi đoàn Tính được thể:
- Các đồng chí không dám trả lời chứ gì. Chiến tranh chưa xảy ra mà các đồng chí đã vô tổ chức, vô kỷ luật, thiếu ý chí chiến đấu vậy thì còn xứng đáng đứng trong đội ngũ tiền phong, xứng đáng là đoàn viên thanh niên nữa không? Các đồng chí đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích chung của chi đoàn ta...
Có nhiều tiếng ồn ào hưởng ứng. Bí thư chi đoàn Tính nhìn mọi người. Anh đi đến quyết định:
- Bây giờ chúng ta sẽ biểu quyết hình thức kỷ luật của đồng chí Lâm và đồng chí Hà. Tôi đề nghị mọi người trong chi đoàn cần hết sức nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm của hai đồng chí ấy. Vẫn biết kỷ luật là để giúp các đồng chí ấy tiến bộ, nhưng cũng không nên xuê xoa, dĩ hoà vi quý, tốt xấu lẫn lộn...
Mọi người im lặng. Bí thư chi đoàn nói tiếp:
- Có hai hình thức kỷ luật. Một là khai trừ khỏi đoàn, hai là cảnh cáo. Chúng ta sẽ lần lượt biểu quyết từng hình thức... - Quan sát một lượt các đoàn viên, bí thư Tính hỏi: - Ai nhất trí hình thức khai trừ đoàn đối với hai đồng chí thì giơ tay?
Đến gần một nửa chi đoàn giơ tay. Một số đang ngập ngừng giơ rồi lại rụt tay xuống. Mấy người thì đang ngập ngừng, có lẽ họ chờ nếu quá bán thì cũng giơ lên luôn cho xong. Bí thư Tính dọi đèn pin bắt đầu đếm. Hội trường như lắng hẳn đi...
- Một... hai... ba... bốn... - Tiếng bí thư Tính lầm rầm: - Mười... mười một... mười hai... mười ba...
         
         Chỉ cần một người biểu quyết nữa là quá bán. Bí thư Tính dọi đèn về phía cuối hội trường, nơi có mấy cánh tay lúc thì giơ lên, lúc thì hạ xuống. Đây rồi, có hẳn ba cánh tay nữa giơ lên. Bí thư Tính vừa cao giọng đếm tiếp: "Mười... bờ...ô..." thì có tiếng còi nhịp ba vang lên dồn dập: "Toét... toét... toét...". Báo động chiến đấu. Cả chi đoàn nhốn nháo. Bí thư Tính chưa biết xử trí ra sao thì trực ban tiểu đoàn xuất hiện ở cửa hội trường gấp gáp thông báo:
- Báo động chiến đấu! Tất cả mang theo vũ khí trang bị ra vị trí tập trung, nhanh lên...   
Tôi kéo Lâm bật dậy. Chúng tôi lao ra khỏi hội trường phóng như bay về nhà ở. Vớ vội khẩu súng và chiếc ba lô quân tư trang luôn luôn buộc đầy đủ các thứ cuốc xẻng, dây thông tin, máy điện thoại tôi và Lâm chạy ra địa điểm tập trung. Tiếng súng đạn, xẻng cuốc va chạm vào nhau lách cách. Dọi đèn pin nhận ra chúng tôi, tiểu đội trưởng Bùi quát:
- Hai thằng nhanh lên! Mà đã mang đầy đủ vũ khí trang bị chưa?
- Đủ rồi ạ!
Tôi đáp rồi lập cập hỏi lại:
- Lại báo động tập để kiểm tra như mọi lần hả anh?
- Tập gì mà tập... tình hình khẩn cấp lắm rồi! Tao vừa cùng bộ phận trinh sát đi nắ¬¬¬m tình hình từ đường biên về đây. Bọn giặc đã cắt mất ba mươi mét rào biên giới và xua đến ba bốn chục con trâu sang đất ta rồi...
- Chúng xua trâu sang đất ta để làm gì hả anh?
- Sao hỏi ngu thế! Nó đuổi trâu bò sang là để phát hiện bãi mìn của ta đấy!
Thì ra thế! Đến vị trí tập trung chờ nhận lệnh triển khai nhiệm vụ chiến đấu, tiểu đội trưởng Bùi quay sang khẽ hỏi nhỏ tôi:
- Buổi sinh hoạt chi đoàn thế nào?
- Đang biểu quyết thì báo động nên vẫn chưa xác định hình thức kỷ luật...
- Đánh nhau đến nơi rồi kỷ luật, kỷ liếc cái con khỉ gì! Thôi, mọi chuyện trở về trước coi như xong, không nhắc đến nữa. Từ bây giờ trở đi hai thằng phải chú ý rèn luyện nhé!
- Vâng... vâng ạ!
Tôi và Lâm cùng đáp. Tiểu đội trưởng Bùi lại thì thào dặn:
- Chắc chắn chiến tranh sẽ xảy ra, chả hôm nay thì hôm khác. Tiểu đội có mấy thằng, tình huống thế nào cũng không được bỏ nhau nhé!
- Vâng... anh cứ yên tâm.
Tôi đáp nhưng cũng thấy hơi run. Gió bắc thổi lành lạnh. Tôi chợt rùng mình. Cố giấu một hơi thở gấp vì hồi hộp khi nghe cán bộ tiểu đoàn phổ biến tình hình địch và triển khai nhiệm vụ. Ngay trong đêm ấy các đơn vị vào vị trí chuẩn bị chiến đấu. Bộ đội bộ binh trải tăng võng ngủ luôn trong hầm, dưới giao thông hào, súng đạn sẵn sàng. Trung đội công binh thì ngay trong đêm tiến hành rải mìn chống tăng dọc con đường từ biên giới xuống thị trấn và bố trí thêm một bãi mìn hỗn hợp ngay trong sân trường cấp 1. Trung đội thông tin của chúng tôi triển khai ngay các tuyến đường dây, các tổ đài vô tuyến sóng cực ngắn nối thông liên lạc từ vị trí hang đá của ban chỉ huy tiểu đoàn đến các điểm chốt các đơn vị bộ binh và trận địa hỏa lực đi cùng.
Xong xuôi mọi việc thì đã sang ngày hôm sau.

(còn nữa )
Logged
trongbao
Thành viên

Bài viết: 0


« Trả lời #67 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 10:36:05 pm »

          Các bạn đọc thân mến:
          Hôm nay tình cờ tôi ghé thăm diễn đàn "Dựng nước-Giữ nước" và thấy tác phẩm TRONG VÒNG LỬA (Dốc núi) của mình được bạn Mr. Ngan đưa lên diễn đàn. Bạn Mr. Ngan đã đề nghị tôi cho phép và tôi đã đồng ý, đúng như những lời bạn ấy đã ghi ở đầu tập truyện này. TRONG VÒNG LỬA là bản thảo lần 1 cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh biên giới -1979 của tôi. Hiện nay tác phẩm này đã được một số Web đưa lên. Đây mới chỉ là bản thảo lần thứ nhất nên còn nhiều chỗ chưa hay, văn phong còn chưa chuẩn, còn có cả sai chính tả nữa. Tôi rất cám ơn những tình cảm tốt đẹp của các bạn đọc đã dành cho truyện của mình. Đúng như các bạn đã viết có những đoạn vừa đọc vừa khóc, khi viết những đoạn này tôi cũng ứa nước mắt khi nhớ lại những đồng đội của mình đã ngã xuống trong các trận đánh hồi 2-1979 và những người dân đã bị quân giặc giết hại một cách dã man.
         Tuy nhiên do tình hình hiện nay, có nhiều đoạn, nhiều chi tiết tôi đã phải cắt bỏ khi đưa lên Internet, có những chỗ không nêu rõ kẻ thù... Qua ý kiến của các bạn đọc thì các bạn đọc tôi xin được có ý kiến lại như thế này: Đây là một cuốn tiểu thuyết viết dựa trên một sự kiện có thật nhưng cũng có những hư cấu trong khi xây dựng tính cách nhân vật, mô tả địa hình, tên nhân vật hoàn toàn khác với tên người thật, việc thật nhưng vẫn rất trung thực với thực tiễn cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân huyện Hà Quảng-Cao Bằng năm 1979. Do đó các bạn cũng không nên quá băn khoăn về những cái tên địa danh Táp Ná hay Táp Lá... Tôi là một người miền xuôi lên CB nên địa hình có thể chưa chuẩn lắm. Nhưng trong tác phẩm văn học có thể chấp nhận được.
         Trong chiến tranh mọi chuyện đều có thể xảy ra. Khi đọc tác phẩm này có bạn hỏi tôi liệu có nói quá về quân giặc không, liệu có nói hết về quân ta không? Tôi xin trả lời rằng "Không!". Tội ác của quân giặc còn hơn rất nhiều những gì tôi đã viết. Và về quân ta đúng là cũng không thể nói hết. Chiến tranh là thế, nó khốc liệt và bạo liệt, nó anh hùng và bi thương...
         Cuối cùng, tôi một lần nữa trân trọng cảm ơn các bạn đã đọc và chia sẻ về tác phẩm Trong vòng lửa (Dốc núi). Hiện nay tôi đang cố gắng sửa chữa, hoàn chỉnh tác phẩm này để in thành sách.
         Tác giả: Trọng Bảo 
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #68 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 10:47:11 pm »

Em nghĩ rằng, diễn đàn cũng như rất nhiều độc giả rất mong nhận được thêm nhiều tác phẩm từ cuộc chiến bác Trọng Bảo đã trải qua. Cuộc chiến biên giới phía bắc có rất nhiều điều cần nói, cần chia sẻ và cần ghi nhớ.

Những gì chưa thành truyện, thành sách được của Hà Giang 1979, mong bác chia sẻ ở đây.

Logged

trongbao
Thành viên

Bài viết: 0


« Trả lời #69 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 11:02:54 pm »

 Các bạn đọc thân mến:
          Hôm nay tình cờ tôi ghé thăm diễn đàn "Dựng nước-Giữ nước" và thấy tác phẩm TRONG VÒNG LỬA (Dốc núi) của mình được bạn Mr. Ngan đưa lên diễn đàn. Bạn Mr. Ngan đã đề nghị tôi cho phép và tôi đã đồng ý, đúng như những lời bạn ấy đã ghi ở đầu tập truyện này. TRONG VÒNG LỬA là bản thảo lần 1 cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh biên giới -1979 của tôi. Hiện nay tác phẩm này đã được một số Web đưa lên. Đây mới chỉ là bản thảo lần thứ nhất nên còn nhiều chỗ chưa hay, văn phong còn chưa chuẩn, còn có cả sai chính tả nữa. Tôi rất cám ơn những tình cảm tốt đẹp của các bạn đọc đã dành cho truyện của mình. Đúng như các bạn đã viết có những đoạn vừa đọc vừa khóc, khi viết những đoạn này tôi cũng ứa nước mắt khi nhớ lại những đồng đội của mình đã ngã xuống trong các trận đánh hồi 2-1979 và những người dân đã bị quân giặc giết hại một cách dã man.
         Tuy nhiên do tình hình hiện nay, có nhiều đoạn, nhiều chi tiết tôi đã phải cắt bỏ khi đưa lên Internet, có những chỗ không nêu rõ kẻ thù... Qua ý kiến của các bạn đọc thì các bạn đọc tôi xin được có ý kiến lại như thế này: Đây là một cuốn tiểu thuyết viết dựa trên một sự kiện có thật nhưng cũng có những hư cấu trong khi xây dựng tính cách nhân vật, mô tả địa hình, tên nhân vật hoàn toàn khác với tên người thật, việc thật nhưng vẫn rất trung thực với thực tiễn cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân huyện Hà Quảng-Cao Bằng năm 1979. Do đó các bạn cũng không nên quá băn khoăn về những cái tên địa danh Táp Ná hay Táp Lá... Tôi là một người miền xuôi lên CB nên địa hình có thể chưa chuẩn lắm. Nhưng trong tác phẩm văn học có thể chấp nhận được.
         Trong chiến tranh mọi chuyện đều có thể xảy ra. Khi đọc tác phẩm này có bạn hỏi tôi liệu có nói quá về quân giặc không, liệu có nói hết về quân ta không? Tôi xin trả lời rằng "Không!". Tội ác của quân giặc còn hơn rất nhiều những gì tôi đã viết. Và về quân ta đúng là cũng không thể nói hết. Chiến tranh là thế, nó khốc liệt và bạo liệt, nó anh hùng và bi thương...
         Cuối cùng, tôi một lần nữa trân trọng cảm ơn các bạn đã đọc và chia sẻ về tác phẩm Trong vòng lửa (Dốc núi). Hiện nay tôi đang cố gắng sửa chữa, hoàn chỉnh tác phẩm này để in thành sách.
         Tác giả: Trọng Bảo 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM