Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:41:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tại sao Việt Nam?  (Đọc 98540 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
(ak47)
Thành viên
*
Bài viết: 124



« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 03:19:46 pm »

TỪ CATROUX ĐẾN DECOUX

Quyết định của Pháp nhằm sắp đặt một âm mưu không được cho phép ở Đông Đương rõ ràng bắt nguồn từ tướng De Gaulle vào lúc De Langlade nhảy dù xuống đó. De Gaulle là một yếu tố mới trong những mối quan hệ Pháp - Nhật ở Đông Dương. Sự sụp đổ của Pháp vào tháng Sáu-1940 đã làm cho người Nhật rảnh tay tràn xuống Đông Nam Á. Một ngày sau khi Thống chế Pétain yêu cầu giảng hoà với nước Đức, người Nhật đã gửi một tối hậu thư cho Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp, tướng Georges Catroux. Trong vòng 48 giờ, Catroux đã chấp nhận các điều khoản của người Nhật(7), lúc đó ở gần biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ, và đồng ý để cho phái đoàn quân sự Nhật kiểm soát việc đình chỉ mọi viện trợ cho Trung Quốc.
Điều trái ngược là chính phủ Pétain - Darlan trong khi trong nước đã khuất phục trước những yêu cầu sỉ nhục của người Đức thì lại khiển trách Catroux vì đã chấp nhận những điều khoản kém nặng nề hơn của người Nhật và đã thay ông ta bằng một người đã được Darlan bảo trợ, phó đô đốc Jean Decoux. Bị từ bỏ bởi một Chính phủ mà ông ta định phục vụ, bị làm nhục và cô đơn, Catroux đã muốn chia sẻ số phận với một người lưu vong Pháp ở London, Charles De Gaulle.
Tuy nhiên không thể nghĩ rằng những yêu cầu của người Nhật dừng lại ở đó. Các kế hoạch của họ được bố trí có mục đích và được thực hiện có hệ thống. Nhật cần có những dự trữ chiến lược của Hà Lan và Pháp ở Đông Nam Á. Vichy, London cũng như Washington đều không ngăn chặn được họ vào năm 1940. Anh và Mỹ, lo đối phó với cuộc tấn công quyết liệt của Hitler ở châu Âu, đã thiếu phương tiện để bảo vệ các đế quốc thuộc địa ở Viễn Đông.
Sự nhân nhượng lúc đầu ở Đông Dương chỉ khuyến khích Nhật Bản đặt ra những yêu cầu lớn hơn đối với viên Toàn quyền mới. Ngày 22-9-1940, với sự tán thành của Vichy, đô đốc Decoux và tróng Issaku Nishihara đã ký kết một thoả ước thứ hai cho phép người Nhật chiếm đóng những vị trí then chốt ở phía bắc Bắc Kỳ. Mười tháng sau, Chính phủ Vichy chấp nhận quyền người Nhật chiếm thêm những phần thuộc miền nam Đông Dương. Sau trận Trân Châu Cảng, Đông Dương trở thành một căn cứ để cho người Nhật tấn công Đồng minh.
Người Nhật được phục vụ một cách lý tưởng. Mặc dầu có khoảng 5 vạn quân Pháp ở Đông Dương, Nhật đã giành được một căn cứ chiến lược ở Đông Nam Á mà không cần phải đổ máu hay phải đầu tư to lớn cho các lực lượng chiếm đóng. Trái lại, Nhật có thể để sự cai trị đất nước lại cho người Pháp một cách thích hợp, đến mức dung thứ cả cho quân đội thuộc địa của Pháp. “Những năm chiến tranh” thật khá thoải mái đối với những kẻ thực dân Pháp và những nhà kinh doanh Pháp đã lợi dụng được việc buôn bán của họ với kẻ thù. Về phần mình, Nhật Bản đã tìm được một nguồn tiếp tế sẵn sàng và tự nguyện cho nền kinh tế nước họ.
Trong thời kỳ hợp tác ấy, Decoux đã lợi dụng khá thành công cái gọi là “huyền thoại Pétain” trong người Pháp, nhìn chung, người Pháp đều là pétainistes(Cool và cả trong những người Việt Nam trở nên giàu có, phồn thịnh trong nền kinh tế chiến tranh mới. Để chống lại tuyên truyền của Nhật về khu thịnh vượng chung Đại Đông Á - sự tuyên truyền này cũng hấp dẫn phần nào trong các thuộc địa do người Âu thống trị - Decoux đã tiến hành một loạt các cải cách nhỏ nhặt để “tranh thủ trái tim của người Annam”, như cấm gọi người Việt Nam là “mày” theo lối bề trên hay đánh dập người Việt Nam công khai. Vô hình chung, Decoux đã cung cấp cho phong trào cách mạng đang lên một số viên chức cai trị và quan liêu được huấn luyện bằng cách tăng gấp đôi số viên chức trung cấp và cao cấp trong ngành dân sự.
 
“HÃY CẦM VŨ KHÍ” - DE GAULLE

Chỉ có một nhúm người ở Đông Dương được biết đến lời kêu gọi đầu tiên của De Gaulle qua đài BBC về sự liên kết với nước Pháp tự do, phát đi ngày 18-6-1940 theo giờ London (19-6 ở Đông Dương). Trong số những người nghe được, chỉ có một số rất nhỏ những viên chức Pháp cao cấp nhận ra tiếng nói của đại tá Charles De Gaulle. Catroux là một trong số đó; cho đến khi bị Pétain cách chức hẳn, ông ta mới quay hẳn sang với “phái De Gaulle”. Dù sao thì Đông Dương cũng đứng hẳn về phía Vichy cho tới năm 1944 và không chuyển sang phía De Gaulle cho đến lúc mà sự kết thúc cuối cùng cuộc chiến tranh ở châu Âu là chắc chắn rồi.
Ở Trung Quốc, lời kêu gọi của De Gaulle được một số người Pháp nghe được và một trong những người đó, Jean Escarra, một chuyên gia luật quốc tế đã từng làm cố vấn cho Quốc dân đảng, đã đáp lại lời kêu gọi và đi sang London. Ở đây, cùng với Lapie, cựu Toàn quyền Chad, và ông Hackin, cái bào thai tham mưu đối ngoại của De Gaulle đã hình thành để “liên lạc với các vụ khác nhau của Bộ Ngoại giao Anh và với các chính phủ lưu vong của châu Âu”.
Escarra sang Trùng Khánh vào giữa năm 1941 để tiếp xúc với Tưởng Giới Thạch, nhân danh De Gaulle, và để thu xếp những mối liên hệ chính thức giữa Quốc dân đảng và “nước Pháp tự do”. Với sự giúp đỡ của nhà thám hiểm André Guibaut, lúc đó cũng ở Trùng Khánh, và của nhiều sỹ quan trong quân đội Pháp đã rời Đông Dương, Escarra thành lập một cái khung mà về sau được biết tới dưới cái tên “Phái đoàn quân sự Pháp ở Trung Quốc”.
Theo lời kể của De Gaulle, ông đã có những “đại diện” của nước Pháp tự do hoạt động ở nhiều thủ đô trên thế giới và họ trực tiếp báo cáo với ông. Trong số nhiều cái tên được nhắc tới trong hồi ức của ông, có Schompré, Baron và François De Langlade ở Singapore, Guibaut và Béchamp ở Trùng Khánh. Trong số đó, De Langlade nổi bật lên như một kẻ tiên phong trong bộ máy bí mật của Pháp ở Viễn Đông. Là một người quản lý trước kia của các đồn điền cao su ở Malaysia, ông đã phục vụ cho tình báo Anh năm 1940 và đã cộng tác với cơ quan tình báo của nước Pháp tự do ở Singapore dưới quyền của trung tá Tutenges. Khi Singapore thất thủ năm 1942, tổ Tutenges - De Langlade sang Trung Quốc và móc nối với phái đoàn quân sự không chính thức của Escarra.
Sự có mặt mới của nước Pháp ở Trung Quốc không lẩn tránh được con mắt luôn luôn cảnh giác của Tai Li. Ông ta không cho phép bất cứ một hoạt động tình báo độc lập nào của Pháp ở đây. Escarra giới thiệu nhóm này với Tưởng và giành được một quy chế gần như chính thức cho nước Pháp tự do, với điều kiện họ chỉ hoạt động với BIS của Tai Li. Sự thu xếp tỏ ra không có hiệu quả. Tutenges và De Langlade tuy được tự do đi lại nhưng luôn luôn bị Trung Quốc giám sát. Nhưng sự thu xếp cũng thu được một điểm bù lại cho người Pháp: Tai Li, do sử dụng được những phương tiện của hạm trưởng Miles lấy từ OSS, đã cung cấp cho những nhân viên Pháp quỹ, đài phát và những tiếp tế đặc biệt. Nước Pháp tự do lập được một mạng lưới có thể làm việc được ở Đông Dương và cung cấp lại cho người Trung Quốc những tin tức về những sự bố trí của quân Nhật và những tin tức về các mục tiêu cho lực lượng không quân Chennault, bao gồm cả sự giúp đỡ cho các phi công nhảy dù của Mỹ khi cần thiết.
Những phương tiện của hạm trưởng Miles chỉ là một nguồn hỗ trợ cho những hoạt động bí mật rộng lớn và tốn kém của Tai Li. Một nguồn thu nhập quan trọng hơm là việc buôn thuốc phiện có lợi và những đường chợ đen từ Malaysia, Miến Điện và Thái Lan đi qua Đông Dương. Tai Li cần nắm được việc buôn bán ấy một cách liên tục, và ngay từ lúc bắt đầu cuộc chiến tranh Trung - Nhật, ông ta đã nhập bọn với kẻ quân phiệt hùng mạnh cai quản cửa tây nam vào Trung Quốc; tướng Trương Phát Khuê tỉnh Quảng Tây và tướng Lư Hán ở tỉnh Vân Nam. Cả hai tỉnh nằm sát với Đông Dương.
Để tự bảo vệ khỏi sự can thiệp của Mỹ mà ông coi là quá trong sạch, Tai Li ngay từ đầu cuộc chiến tranh đã yêu cầu người Mỹ không xen vào Đông Dương. Ông ta sau đó đã làm dịu lòng người Mỹ bằng những hoạt động được cho phép của OSS ở Đông Dương với điều kiện sử dụng người Pháp hơn là người Mỹ.
 
GIRAUDISTES VÀ GAULISTES

Để đáp ứng những điều kiện của Tai Li, Donovan tiếp xúc với người Pháp ở Bắc Phi và gợi ý họ phái một số sĩ quan Pháp vào OSS để hoạt động tình báo ở Đông Dương. Người Pháp nhận lời và Donovan chỉ thị cho Miles, lúc từ Washington trở lại Trung Quốc, thảo luận vấn đề này với tướng Chennault. Đó là vào tháng 5-1943, khi Miles đang làm phó cho Tai Li trong SACO vừa mới thành lập.
Miles giành được sự phục vụ của một số sĩ quan hải quân Pháp nổi tiếng và đã được nhiều lần tặng thưởng huân chương thiếu tá Robert Meynier, một người trẻ tuổi theo Giraud(9), chỉ huy tàu ngầm. Ông ta không những nổi tiếng về những cuộc tấn công thắng lợi chống lại hạm đội Đức, mà tháng 11-1942 còn thực hiện được một cuộc chạy trốn nguy hiểm khỏi nước Pháp với chiếc tàu và toàn bộ thuỷ thủ tới Casablanca.
Theo những hồ sơ của OSS, Meynier dường như đã tuyển mộ được nhiều sĩ quan Pháp có kinh nghiệm ở Đông Dương và một số lính Việt Nam trong quân đội Pháp đóng ở Pháp. Nhóm này được huấn luyện trong một căn cứ của OSS gần Alger và đổ bộ lên Trung Quốc tháng 7-1943 để được huấn luyện ở căn cứ SACO, trong khi chờ đợi Meynier. Những hồ sơ chính thức nói đến điểm này rất không rõ ràng, đặc biệt về việc tại sao Meynier đi qua Washington trong khi tới Trung Quốc.
Meynier lấy một phụ nữ lai Âu - Á quyến rũ, được coi là một công chúa An Nam, cháu của cựu Khâm sai (phó vương) Bắc Kỳ và ủy viên Hội đồng tư vấn của Bảo Đại, Hoàng Trọng Phu. Năm l943, bà Meynier bị bắt giam trong nước Pháp bị chiếm đóng. Kế hoạch của Meynier rõ ràng là muốn dùng nhũng hiểu biết và ảnh hưởng của vợ mình một cách đầy đủ, và đó là một điểm mà ông ta không tiết lộ ra cho đến khi tổ này sẵn sàng đi sang Trung Quốc. Với sự giúp đỡ của SOE và những phần tử kháng chiến Pháp, một hoạt động theo kiểu biệt kích của OSS đã giải thoát bà Meynier khỏi một trại tập trung của Đức, nhưng phải trả giá bằng nhiều mạng sống của người Anh và người Pháp. Bà ta được hộ tống đến một vùng hoang vắng, được đưa lên một chiếc máy bay Anh đi London, và sau đó bay tới Alger để gặp chồng.
Việc giải thoát bà Meynier đã tạo ra một cơn bão táp nhỏ trong cộng đồng tình báo và phơi bày ra những xung đột gây ra bởi cuộc đấu tranh quyền lực đang diễn ra giữa De Gaulle và Giraud, mà De Gaulle rõ ràng đã thắng thế. OSS che giấu SOE mục tiêu thật sự của Meynier, người theo Graud, vì sự ủng hộ rõ rệt của SOE đối với cơ quan tình báo thuộc phái De Gaulle, BCRA(10). OSS cũng dựng lên một câu chuyện ngụy trang. Meynier bề ngoài được giao cho cầm đầu một hoạt động đặc biệt của OSS/USN(11) ở Philippines, được tiến hành từ bờ biển Trung Quốc và bà Meynier thì trở thành một sĩ quan WAC(12) của Mỹ được chỉ định vào một “phái đoàn cao cấp” vì thế mà vợ chồng Meynier đã bay từ Alger tới Washington.
Tuy nhiên, theo một nhận xét bí mật trong một thông báo của OSS/Alger gửi cho OSS/Washington, Meynier đã được cơ quan tình báo của Giraud giao cho một bảng mật mã riêng để sử dụng trong một hoạt động tình báo ở Đông Dương, và điều cần thiết là bảng mật mã đặc biệt ấy phải phù hợp với mật mã của cơ quan tình báo hải quân ở Washington.
Khi Meynier đến Trùng Khánh hồi tháng 8-1943 để tiến hành nhiệm vụ do Giraud giao cho, ông đã tìm thấy một phái đoàn quân sự Pháp chính thức mới thành lập do một người đại diện cho De Gaulle cầm đầu bên cạnh Tưởng Giới Thạch, tướng Zinovi Pechkov(13) (cũng gọi là Pechkoff và Petchkoff). Tướng Pechkov yêu cầu Meynier trao lại mật mã riêng và đặt ông ta dưới sự kiểm soát của Phái đoàn. Không cần phải thách thức công khai với Pechkov, Meynier phàn nàn với đại tá Emblanc, người kế tục Tutenges, về hậu quả của việc sứ mệnh của ông ta bị đối xử xấu. Ông ta nói rằng ông ta được Giraud chọn để tiến hành một “sứ mệnh rất khó khăn cho nước Pháp” và kế hoạch ấy đã được De Gaulle tán thành và ông ta, Meynier, định tiến hành kế hoạch đó dù phải làm việc bên ngoài Phái đoàn quân sự Pháp. Meynier gợi ý, có thể đó cũng là lời đe doạ che đậy, rằng ông ta có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Miles và Tai Li để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhưng Emblanc không chú ý lắm và từ chối ủng hộ sứ mệnh của Meynier.
Sự va chạm ấy đã phát triển thành một cuộc xung đột trong các người Pháp ở Viễn Đông. Nhóm Meynier bị coi là những kẻ theo Giraud và được người Pháp ở Đông Dương gọi là “Bộ tham mưu”, trong khi nhóm Pechkov - Emblanc được coi là những kẻ theo De Gaulle, đại diện cho nhóm dân sự kháng chiến ở Đông Dương, hoạt động từ Trung Quốc.
Tuy đã được thừa nhận chính thức, Phái đoàn quân sự Pháp ở Trùng Khánh vẫn vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của Tai Li, bị Tai Li lên án là đang do thám chính phủ Trung Quốc. Phái đoàn phản đối rằng Tai Li đang tiến hành việc giết hại những người Pháp yêu nước để đảm bảo cho sự lật đổ không bị ngăn cản của Trung Quốc đối với người Việt Nam ở Bắc Kỳ.
Trong lúc đó, nhóm Meynier, với sự giúp đỡ của Miles và Tai Li, đã tuyển mộ những nhân viên Việt Nam ở Trung Quốc và đã tiếp xúc với một người bà con giàu có của bà Meynier và với những viên chức thuộc địa người Pháp ở Hà Nội. Qua những liên hệ buôn bán của bà Meynier, vợ chồng Meynier đã thiết lập được liên lạc với những viên chức chống De Gaulle trong Chính phủ Decoux.
Chẳng bao lâu, nhóm Emblanc ở phái đoàn đã kêu lên về “cú chơi xấu” ấy. Bản thân Emblanc tuyên bố “Bộ tham mưu” là một công cụ của Vichy, làm việc cho những quyền lợi nước ngoài, không thù địch với tương lai nước Pháp, và bất cứ người Pháp lương thiện nào cũng nên ngăn cản điều đó. Hai phái Emblanc và Meynier vẫn duy trì mối hận thù cay đắng của họ suốt cả cuộc chiến tranh ở Viễn Đông.
Là người được hạm trưởng Miles bảo trợ, Meynier hiện ra trước con mắt của Tai Li với một vẻ thuận lợi nhất. Tai Li hoan nghênh những sự tiếp xúc với chế độ Decoux để làm dễ dàng cho việc buôn bán “nhập khẩu” của BIS/Đông Dương. Meynier cũng thuyết phục được Tai Li rằng phái đoàn quân sự Pháp đối nghịch với BIS. Có thể đoán chắc rằng đó là một sự tin nhau rất nhỏ vì hai bên vẫn bắn tỉa lẫn nhau. Kết quả là đầu năm 1944, Tai Li ra lệnh cấm chỉ những phương tiện liên lạc của phái đoàn quân sự Pháp với Đông Dương. Điều đó làm tê liệt hoạt động của phái De Gaulle cho đến lúc tận cùng của cuộc chiến tranh.
Sứ mệnh của Meynier, có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc chia rẽ người Pháp, là một thất bại của OSS. Nó rất ít có tiến bộ trong việc thâm nhập Đông Dương và OSS không nhận được những tin tức quân sự mà Donovan chờ đợi và Miles hứa hẹn. Tháng 12-1943, Miles bị cất khỏi chức đứng đầu OSS ở Viễn Đông và cắt những tiếp tế cho những cơ quan đó. Trong lúc đó, những sự rắc rối chính trị của Pháp tỏ ra quá mạnh và Donovan yêu cầu nhóm Meynier chuyển sang đặt dưới quyền kiểm tra và điều khiển hoàn toàn của Phái đoàn tướng Pechkov.
Logged
(ak47)
Thành viên
*
Bài viết: 124



« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 03:21:58 pm »

RESISTANCE(14) CỦA MORDANT

Ở Alger, Đông Dương vẫn được nhớ tới. De Gaulle nhắc lại trong hồi ức của mình rằng: “Một số nhà chức trách Pháp ở Đông Dương dần dần quay về phía Chính phủ Alger. Ông François, một giám đốc ngân hàng từ Sài Gòn tới nói với tôi như vậy; ông De Boisanger, người đứng đầu ở Sở chính trị của Phủ toàn quyền (chính phủ Decoux), đã mở một ăng ten bí mật hướng về tướng Pechkov, đại sứ chúng tôi (sic) ở Trùng Khánh; tướng Mordant, Tổng chỉ huy quân đội, bí mật tiếp xúc với đại tá Tutenges...”.
Cuối năm 1943, ông François gửi một thông điệp của tướng Mordant cho tướng Giraud ở Alger, tỏ ý muốn hợp tác với Ủy ban giải phóng dân tộc Pháp (CFLN) ở Alger. Thông điệp được chuyển tới BCRA và cuối cùng tới De Gaulle. Ông đã viết trong hồi ức của mình rằng: “Ngày 29-2-1944, tôi viết cho tướng Mordant để xác nhận với ông ta những thiện chí mà ông ta bày tỏ với tôi và nêu rõ với ông ta rằng Chính phủ chờ đợi ở ông ta và quân đội của ông ta đang nằm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”. Bức thư của De Gaulle đáng lẽ được trao cho Mordant bởi ông François, nhưng việc trở lại Đông Dương của ông này bị hoãn lại và bức thư ấy được giữ ở BCRA (Alger) cho tới khi có những thu xếp khác 4 tháng sau đó.
De Gaulle, đoán trước sự đồng ý của Mỹ đối với sự tham gia của Pháp ở Viễn Đông, hồi đó đã chỉ định Blaizot làm chỉ huy đội quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông (CEFEO), với sứ mệnh chính là giải phóng Đông Dương. Cùng lúc đó, các kế hoạch được vạch ra để hợp nhất những cơ quan tình báo của Giraud vào tổ chức BCRA. Những cơ quan hợp nhất hợp thành một tổ chức mới, Tổng nha công tác đặc biệt, viết tắt là DGSS. Mọi cách tiến hành chiến tranh không chính thống đều do DGSS hướng dẫn, bao gồm cả hoạt dộng chiến tranh chính trị ở Viễn Đông, do trung úy (sau đó là thiếu tá) François De Langlade cầm đầu.
De Langlade, người đã từng làm việc ở Ceylon với SOE/SEAC, tới Alger vào mùa xuân 1944 để báo cáo những hoạt động của mình ở Đông Nam Á cho đại tá Escarra; rồi với Bộ tham mưu quốc phòng đang phụ trách tất cả các phái đoàn quân sự ở nước ngoài, và trình bày tóm tắt với đồng nghiệp cũ của mình là đại tá Tutenges về tình hình Đông Dương. Tutenges, một chuyên gia về Đông Nam Á, là người đứng đầu Phòng nhì (bộ phận tình báo) của tướng Blaizot.
Khi nhận chức giám đốc DGSS/Viễn Đông, De Langlade yêu cầu De Gaulle ủng hộ về nhân sự và về quyền hành để thực hiện sự kiểm soát duy nhất đối với tất cả những hoạt động bí mật của Pháp về Đông Dương. Cả hai người, De Gaulle và René Pléven, Ủy viên thuộc địa, đồng ý điều đó. Thế nhưng, trước khi De Langlade đảm nhận chức vụ mới của ông ta, De Gaulle yêu cầu ông ta truyền đạt riêng cho tướng Mordant ở Đông Dương những chỉ thị cao nhất của mình. Đó là lí do của việc De Langlade nhảy dù xuống Bắc Kỳ trong kế hoạch BELIEF I. Người Mỹ không biết gì đến những chỉ thị của De Gaulle cho Mordant. Thế nhưng, trước khi tôi sang Viễn Đông vào tháng 3-1945, tôi đã được biết một phần câu chuyện này từ tùy viên quân sự Mỹ ở New Delhi (qua những người Anh chống đối trong SEAC và do OSS/châu Âu cung cấp).
Chẳng bao lâu sau khi quân Đồng minh đổ bộ lên Bắc Phi, Mordant, người chỉ huy các lực lượng Pháp ở Đông Dương từ năm 1940, đã cảm thấy một sự bố trí mới ở nước Pháp và quay sang Chính phủ lâm thời của Pháp ở Alger; do đó mà có thông điệp của ông ta nhờ ông François mang tới cho Giraud năm 1943. Nhận được sự đồng ý của De Gaulle thông qua De Langlade, Mordant yêu cầu rút lui khỏi danh sách tại chức ngày 23-7-1943. Đô đốc Decoux đồng ý với yêu cầu ấy và cử phó chỉ huy là tướng Aymé làm tổng chỉ huy mới. Những chỉ thị bằng miệng của De Gaulle do De Langlade truyền lại đã chỉ định Mordant làm thủ lĩnh cuộc kháng chiến của người Pháp ở Đông Dương; việc từ chức của ông là để ông rảnh tay chuẩn bị cho “một cuộc đổ bộ của Đồng minh” chống người Nhật ở Đông Dương. Sau cuộc gặp gỡ Mordant - Aymé - De Langlade ở Hà Nội, De Langlade tới Calcutta, ở đó những người theo De Gaulle đã lập ra một Chi nhánh liên lạc Pháp ở Viễn Đông (SLFEO), và dàn xếp với người Anh để thả dù vũ khí, đạn dược, tiếp tế và những nhân viên của “nước Pháp tự do” cho Mordant. Chúng tôi biết được đại khái là người Pháp dự định dùng những căn cứ ở Ceylon và Ấn Độ.
Ở Đông Dương, những thay đổi diễn ra hỗn loạn. Mordant, chủ yếu là một quân nhân, không thông thạo những phương pháp bí mật; ông ta tiến hành các hoạt động của mình như những hoạt động quân sự thông thường và rất ít bí mật. Ông ta coi phong trào kháng chiến gần như là một hoạt động quân sự và không nghĩ tới sự ủng hộ của dân chúng. Khi SLFEO thả dù những nhân viên dân sự đã được huấn luyện của họ xuống Đông Dương, và khi họ gợi ý nên tranh thủ sự cộng tác của người Việt Nam, thì quân đội lẩn tránh và bướng bỉnh bác bỏ những lời khuyên bảo về chính trị và quân sự của các chuyên gia dân sự. Nhóm Mordant tiến hành công việc của họ mà hoàn toàn không tính đến sự an toàn và chẳng bao lâu, mọi người, kể cả người Nhật, đều biết đến những hoạt động của họ. Trong các tiệm rượu và tiệm cà phê, câu chuyện chính là huyền thoại người Mỹ sẽ đến, như họ đã làm ở Bắc Phi. Câu chuyện hoang đường ấy càng lặp đi lặp lại bao nhiêu thì người ta càng tin chắc điều đó sẽ xảy tới nhanh chóng bấy nhiêu. Người ta tưởng tượng ra những cuộc đổ bộ của Đồng minh lên bờ biển Đông Dương, được một làn sóng cờ tam tài chào đón hợp thành một cuộc tấn công quy mô vào người Nhật. Những sự căn dặn của SLFEO phải giữ bí mật hơn và bớt phởn đi đã không ngăn nổi tinh thần cả tin của người Pháp, lần đầu tiên kể từ năm 1940, họ cảm thấy mình cũng vẫn còn là một phần của nước Pháp.
Những câu chuyện ba hoa về việc Đồng minh đổ bộ, về việc đuổi người Nhật, về kháng chiến đã làm cho đô đốc Decoux và những kẻ ủng hộ ông ta trong giới thương nghiệp - công nghiệp Pháp lo ngại. Sau khi giải phóng Paris hồi tháng 8-1944, việc cai trị, nhân danh chính phủ Vichy đã chết, trở nên khó khăn. Nhưng De Gaulle, lo lắng đạt tới địa vị bình đẳng trong Đồng minh, đã không bỏ mất thòi gian trong việc tuyên bố “nước Pháp mới” của mình đang tiến hành chiến tranh với Nhật Bản. Điều đó đặt Decoux vào một vị trí đặc biệt tế nhị - không phải là bạn cũng không phải là thù - với người Nhật chiếm đóng, cũng không phải là đại diện hợp pháp của “nước Pháp mới”. Vị đô đốc già này báo cho chính phủ Paris và đại diện Pháp ở Trùng Khánh rằng chỉ có thông qua sự tiếp tục cộng tác với người Nhật mới giữ được chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Và ông ta phản đối tất cả những gì mà viên tướng náo động Mordant gây ra một phong trào kháng chiến ít được che giấu của mình.
Những lời phản đối của Decoux rơi vào những cái tai điếc vì ngày 12-9, De Gaulle bí mật chỉ định Mordant làm Tổng đại diện của mình ở Đông Dương với đầy đủ quyền hành để đưa ra những quyết định chính trị và quân sự, trở thành đại diện của Chính phủ Pháp ở Paris, trong thực tế. Khi Decoux hay biết điều đó, ông ta đã chống lại. Một lần nữa, ngày 19-11-1944, De Langlade được phái tới Hà Nội, lần này là để thuyết phục Decoux đừng chống lại và đưa ông ta vào sự cộng tác với De Gaulle. Với những chỉ thị từ Paris phải kiên quyết với viên Toàn quyền bấp bênh này, De Langlade nhân danh Chính phủ Lâm thời Pháp ra lệnh cho Decoux phải giữ vị trí của ông ta, không được thay đổi chút gì về thái độ và quan hệ của ông ta với các nhà chức trách Nhật, để cho người Nhật không biết gì tới những kế hoạch của Pháp ở Đông Dương, và không biết gì tới phong trào kháng chiến. Viên đô đốc kiêu căng và ích kỷ này, hiểu ra tình hình và tương lai chính trị của bản thân mình, đã chấp nhận mệnh lệnh của Paris và đồng ý tất cả.
Chưa đầy mười ngày sau (28-11), De Langlade lại trở lại Đông Dương để báo cho Decoux biết Chính phủ Paris đã lập một hội đồng Đông Dương bí mật để trông coi tất cả những vấn đề chính trị và quân sự. Decoux được chỉ định là “chủ tịch” Hội đồng. Cùng với ông ta, có Mordant là “phó chủ tịch”, tướng Aymé và 5 người trung thành với De Gaulle khác. Như vậy, Decuox bị tước mọi quyền hành ở Đông Dương và chỉ là “bình phong” cho Mordant.
 
Logged
(ak47)
Thành viên
*
Bài viết: 124



« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 03:23:16 pm »

PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI NHẬT

Đúng vào những tháng cuối cùng của ưu thế thuộc địa Pháp ở Đông Nam Á ấy, người Nhật vẫn yên trí bằng lòng để cho người Pháp kiểm soát hành chính và thương mại cho đến lúc nào chưa có một sự can thiệp bên ngoài làm cho tình hình thay đổi khác đi. Nhưng chỉ cần nghe thấy tính thiếu thận trọng và những lời khoác lác, thách thức của những sĩ quan Pháp, của những viên chức chính phủ và của những kẻ thực dân, là họ đã cảm thấy có một cái gì hết sức đáng lo ngại đang xảy đến.
Người Nhật đã chịu những sự đảo ngược ở Miến Điện và Thái Bình Dương, lo lắng trước sự náo động bên trong và sự biến động chính trị ở Đông Dương; và họ bắt đầu đề phòng. Họ thay đạo quân đồn trú ở Đông Dương bằng đạo quân Thiên Hoàng chiến thuật thứ 38, dưới sự chỉ huy của trung tướng Yuitsu Tsuchihashi. Như tôi trực tiếp được biết mấy tháng sau đó ở Hà Nội, viên tướng này đã đoán trước được những chuyện rắc rối đối với phái De Gaulle và với “quân Etsumei (Việt Minh)” và đã xin phép Tokyo vào tháng 12-1944 cho tiến hành những biện pháp thích hợp để ngăn chặn một cuộc tấn công của Pháp, nhưng Tokyo đã bác bỏ yêu cầu đó.
Trung tá Tateki Sakai, một sĩ quan cao cấp ở Ban tham mưu của Tsuchihashi, hồi tháng 8-1945, đã kể cho tôi nghe về tâm trạng của người Nhật trong mùa đông trước đó: “Do cuộc hành quân Philippin của quân Mỹ, …toàn bộ bờ biển Đông Dương phơi ra cho... những cuộc đổ bộ của kẻ địch... Những đường giao thông của chúng tôi với chính nước Nhật có nguy cơ bị cắt đứt bởi các lực lượng hải quân và không quân có ưu thế của Mỹ và những người bản xứ Đông Dương đang chờ đợi nổi dậy khi kẻ địch (Mỷ) ném bom... Xứ Đông Dương thuộc Pháp cho đến nay vẫn chỉ là một khu vực giao thông thì bây giờ đã trở thành một chiến trường”. Sau đó: “Việc tăng cường phòng thủ trong khu vực này không thể bị coi thường. Khi đã thấy rõ sự tiến triển bất lợi về quân sự trên mặt trận phía Tây và phía Đông, quân đội Đông Dương thuộc Pháp rõ ràng muốn hoạch định việc chuẩn bị tác chiến chống lại Nhật, bắt đầu tuyển mộ dân bản xứ vào quân đội. Trong việc tuyển mộ này, họ đặc biệt tránh những người An Nam ngoan ngoãn và thân Nhật, và lấy các bộ lạc man rợ Mọi và Lào vào sư đoàn Bắc Kỳ. Hành động ấy bị chúng tôi chú ý vì nó báo trưóc những mối liên hệ tương lai của nó với Trung Quốc”.
Về tình hình đặc biệt hồi tháng Giêng, trung tá Sakai nói: “Trong khi đó, quân đội chúng tôi tiếp tục nhận được những tin tức tình báo có giá trị như: “Bọn gián điệp Pháp vào Đông Dương qua đường không”; “Chúng đang liên lạc bằng vô tuyến điện với Ấn Độ và Trung Quốc”; “nhóm FFI(15) chịu trách nhiệm về những hoạt động ngầm”; “Toàn quyền Decoux trong một diễn văn đã sỉ nhục nước Nhật và ca ngợi Chính phủ De Gaulle”; “Dân bản xứ đang được tuyển mộ vào quân đội”; “quân đội Đông Dương thuộc Pháp đang phân tán ra các ngoại ô và các vùng nông thôn, và đang tập trung xây dựng những công sự phòng thủ”. Lúc đó Đông Dương thuộc Pháp đã tỏ rõ thái độ đối địch với Nhật và vẫn còn cố che giấu những tình cảm bên ngoài của họ cho đến lúc các lực lượng Đồng minh đến”.
Nhưng, hồi tháng 12-1944, Tokyo đã không sẵn sàng đảo lộn nguyên trạng. Đạo quân Thiên hoàng chiến thuật thứ 38 mới được tổ chức lại còn thiếu các đơn vị chiến đấu, vẫn còn trên đường từ các khu vực ngoài Đông Dương tới, và cho đến tháng 4-1945 nó vẫn chưa thể chiếm lĩnh được vị trí của nó. Trong số những lí do chính trị dài dòng được đưa ra ở Tokyo, có lí do nói rằng trong trường hợp thất bại của Nhật, thì tốt nhất không nên để Pháp đứng thêm vào những nước đòi bồi thường. Và trong tình thế ấy, khiêu khích người Pháp sẽ có lợi gì? Việc ủng hộ những nguyện vọng độc lập của người Việt Nam, như Tsuchihashi đã có lần gợi ý, cũng vô ích vì rốt cuộc Đông Dương lại bị trả lại cho Pháp, bị Trung Quốc nuốt đi hoặc trở thành lệ thuộc của Liên Xô. Dù cái gì đang xảy đến, nước Nhật vẫn gánh chịu sự hận thù của người Pháp, và ở Tokyo đã đi đến kết luận rằng nên khôn ngoan tránh khỏi những vướng mắc chính trị ở đó và nên ở trong tư thế trao Đông Dương nguyên vẹn cho Pháp. Nhưng IGHQ(16) ở Tokyo lại cân nhắc hết sức thận trọng trong việc trả lời cho Tsuchihashi và chỉ thị cho ông ta chờ cho đến lúc nào quân đội của ông ta sẵn sàng chiến đấu đã.
Như vậy, nhiều tuần lễ trôi qua khi quân đội Nhật ở Đông Dương phải đối phó với vấn đề hoạt động ngầm của phái De Gaulle. Từ lúc khởi đầu vào tháng 8-1944 đến tháng 1-1945, hoạt động ấy phát triển om sòm, nếu không phải là có hiệu quả. Từ mỗi bản doanh đều có những chỉ thị nói rằng các kế hoạch kháng chiến phải dựa vào một hoạt động ít tổn thất nhất: người Pháp không có kỳ vọng cuộc kháng chiến của họ sẽ là một hành động độc lập của người Pháp để giải phóng xứ này; trái lại, họ đều thừa nhận rằng họ chỉ tấn công người Nhật sau khi các cuộc đổ bộ của Đồng minh bắt đầu. Người Nhật ở Đông Dương đã biết rõ những kế hoạch ấy của người Pháp và đã nghĩ tới việc bảo vệ cho chính họ. Họ cũng không đánh giá thấp khả năng sau này là không có những cuộc đổ bộ trước khi Nhật thất bại và người Pháp trong trường hợp ấy tuy vốn rất ít dũng cảm nhưng vẫn có thể trả thù. Vì thế, người Nhật ở Đông Dương không có cách nào khác ngoài việc vô hiệu hoá quân đội Pháp trước khi Nhật thất bại, nếu nhu cầu phải tránh một cuộc tàn sát sau khi ngưng chiến.
Những gián điệp có kinh nghiệm hơn trong người Pháp hẳn phải thấy được việc cải tổ quân sự, những biện pháp tăng quân và những chuyển hướng ngoại giao của Nhật là những chỉ dẫn rõ rệt cho thấy rằng phong trào kháng chiến đang được chờ đón một cách thận trọng như thế nào. Nhưng Mordant và SLFEO đã có những hành động khác thường chỉ khiến cho người Nhật càng thêm nghi ngờ.
Hồi tháng Giêng và tháng Hai, Mordant ra lệnh di chuyển quân đội Pháp từ các thành phố và ngoại ô lên các vùng núi của Bắc Kỳ và Lào. Cuộc di chuyển ấy dựa trên sự tính toán là trong trường hợp Đồng minh tấn công, quân đội sẽ không bị nhốt kẹp vào những đồn đóng quân thời bình và có thể hoạt động như du kích ở những vùng ít dân cư. Làm thế nào để giúp cho các cuộc đổ bộ của Đồng minh ở những đồng bằng ven biển xa xôi, điều đó không được thảo luận kỹ lưỡng. Hơn nữa, những sự di chuyển quân đội của họ bị người Nhật theo dõi; và khi những viên chỉ huy Pháp di chuyển quân đội từ các vị trí chính qui của họ đi, thì các đơn vị Nhật lại đi theo và đóng với một khoảng cách cần thiết.
Tháng 2, SLFEO ở Calcutta làm sống lại một cách dại dột huyền thoại về việc Đồng minh đổ bộ vào tháng 5, và những hoạt động sôi nổi lại bùng lên - nhưng bao giờ cũng ở dưới những con mắt giám sát của Kempeitai, cơ quan an ninh Nhật.
Do một sụ trùng hợp không may trong chiến tranh, 9 phi công Mỹ buộc phải nhảy dù khỏi máy bay trên Đông Dương trong thời kỳ đó, và 4 phi công đã bị người Pháp bắt giam. Người Nhật yêu cầu chuyển giao cho người Nhật giam giữ, nhưng đô đốc Decoux từ chối.
Người Nhật đã thấy quá đủ. Một quyết định được đưa ra để chấm dứt những hoạt dộng của Pháp. Ngày 9-3-1945, vào 6 giờ, giờ Sài Gòn, đại sứ Matsumoto trao cho đô đốc Decoux tại dinh ông ta ở Sài Gòn một tối hậu thư đòi các lực lượng vũ trang Pháp phải đặt dưới quyền chỉ huy của Nhật. Nhận được một sự trả lời không hài lòng sau 2 giờ đồng hồ đã được qui định, người Nhật cho rằng Decoux đã bác bỏ tối hậu thư.
Trong vòng 48 giờ, tất cả các viên chức Pháp, từ đô đốc Decoux cho tới những viên chức thấp nhất, đều bị tước quyền hành và bị bỏ tù hoặc bị tập trung lại. Các tướng Mordant và Aymé bị bắt. Cờ Pháp bị kéo xuống khỏi các nhà công cộng và các căn cứ quân sự. Các nhà công nghiệp chủ chốt và những người bị biết rõ là thuộc phái De Gaulle đều bị bắt giam như những tù chính trị. Tất cả sĩ quan và các đơn vị thuộc phái quân đội của Pháp đều bị giải giáp và giam giữ. Chỉ có mấy nghìn quân Pháp đóng ở phía Bắc Kỳ và Lào là trốn thoát được cú vét lưới của Nhật. Và những người trốn thoát đã bắt đầu một cuộc rút lui bằng cách đi bộ sang Trung Quốc.
________________________________________
(1) Nguyên văn: status quo-ante
(2) tức Whitaker
(3) thiếu tá, cựu giám đốc chi nhánh công ty Standard Oil ở Hải Phòng
(4) thiếu tá, trưởng ban Nhật – Trung Quốc, SI-OSS
(5) lòng tin
(6) phó giám đốc cục “P”
(7) ngày 20-6-1940
(Cool những người theo Pétain - tiếng Pháp
(9) Cao ủy Pháp ở Bắc và Tây Phi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp
(10) Nha tình báo và hành động trung ương (BCRA), sau đổi thành DGER, chức năng tương tự như OSS và SOE
(11) USN (US Navy): Hải quân Mỹ
(12) WAC (Women's Army Corps): lực lượng nữ quân nhân
(13) trưởng phái đoàn quân sự Pháp ở Trung Quốc từ năm 1943
(14) cuộc kháng chiến
(15) lực lượng kháng chiến nội địa Pháp
(16) Tổng hành dinh quân đội Hoàng gia (Nhật)
Logged
(ak47)
Thành viên
*
Bài viết: 124



« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 03:32:27 pm »

Chương 6
Người Mỹ phát hiện ra Hồ Chí Minh
Khi các cường quốc bắt đầu xúc tiến các hoạt động bí mật ở Đông Dương thì ở đó ít nhiều cũng đã có một số nhóm công tác ngầm. Một nhóm đại diện cho quyền lợi giới dầu lửa phương Tây. Một nhóm khác là phong trào dân tộc Việt Nam - Việt Minh. OSS đã có liên hệ ở mức độ nhất định với cả hai nhóm và trước khi rời Washington, tôi đã để ý nghiên cứu tình hình các nhóm này.
GBT: NHÓM GORDON
Điều đầu tiên gợi cho tôi chú ý đến nhóm GBT là bản báo cáo của AGAS/ Trung Quốc(1) nói về tin của nhóm GBT tường thuật cuộc tập kích đường không của Đồng minh trên vùng Sài Gòn.
Nhóm GBT cho biết 9 phi công Mỹ đã bị hoả lực đối phương bắn rơi và 3 trong số đó đã bị Nhật bắt. Tin tức tiếp sau lại chỉ rõ các phi công khác đã được người Pháp cứu và có thể sẽ không trao lại cho Nhật.
Sau đó độ một tuần, tin tức của nhóm GBT đã được xác nhận lại khi Hurley báo cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ biết là người Pháp ở Côn Minh phán đoán là giữa Pháp và Nhật sẽ nổ ra một cuộc khủng hoảng vì đại sứ Matsumoto đã đưa ra cho đô đốc Decoux một số yêu sách, trong đó yêu cầu Pháp phải trao trả quân đội Nhật: “4(!) phi công Mỹ đã bị hạ trên đất Đông Dương và đã rơi vào tay người Pháp”.
Báo cáo của nhóm GBT về các nhân viên hàng không Mỹ đã làm tôi nhớ đến bức điện của đại sứ Gauss trước đó 6 tháng: “Người Trung Hoa và OSS hoạt dông thông qua nhóm Gordon, một tổ chức không được phái đoàn Pháp hoàn toàn ưa chuộng”. (Gordon là một người Anh, bề ngoài là đại diện của hãng Texas ở đó, nhưng bên trong thì để nhiều thời gian làm công tác tình báo cho OSS và cho quân đội Mỹ. Khi tới Trùng Khánh, Gordon đã ở cùng với tùy viên quân sự của chúng ta).
Tôi muốn tìm hiểu nhóm GBT này nhưng cơ quan OSS đã chẳng cung cấp cho tôi được gì hơn, mãi cho đến khi trung tá Duncan Lee gợi ý cho tôi phải hỏi đến OSS New York của chúng ta. Đến tháng 2-1945, tôi mới nắm được một ít tình hình về cái nhóm hai mặt kì cục này.
GBT là chữ tắt của các tên Gordon - Bernard - Tan. Nhóm GBT thuộc sự điều khiển của Laurence Laing Gordon, một công dân Anh sinh ở Canada. Trước đây Gordon là một chủ đồn điền cà phê ở Kénya, đã chuyển sang kinh doanh công nghiệp dầu lửa và phụ trách nhiều công tác khoan dầu ở Ai Cập, Trung Quốc và ở Madagascar.
Khi chiến tranh bùng nổ (1939-1940), Gordon là giám đốc công ty Cal - Texaco ở Hải Phòng. Sau khi Nhật chiếm đóng Đông Dương, Gordon và gia đình trở về California nhưng vẫn giữ quan hệ với các lãnh đạo của Cal - Texaco. Vào năm 1941, Cal - Texaco khuyên Gordon trở lại trông nom quyền lợi của hãng ở Đông Nam Á. Nhưng chuyến đi của Gordon đã phải bỏ dở vì Nhật đánh Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) và cũng từ đó, lãnh đạo Cal - Texaco đã đặt kế hoạch cho Gordon xâm nhập vào Đông Dương dưới một cái vỏ bán công khai.
Câu chuyện ngụy trang của Gordon do Sir William Stephenson(2), thủ trưởng Cục phối hợp An ninh Anh xây dựng. Sau khi được cơ quan tình báo Anh tuyển mộ, Gordon được điều tới New Delhi và theo chỉ thị của Bộ chiến tranh Anh, được bí mật phong hàm đại uý tình báo. Nhiệm vụ của Gordon lúc đó là đến cộng tác với phái đoàn Pháp ở Trùng Khánh để xây dựng một mạng lưới tình báo ở Đông Dương.
Thoạt đầu Gordon muốn tranh thủ sự giúp đỡ của phái đoàn Pháp và nhận thấy ngay rằng việc đó sẽ chẳng mang lại một kết quả gì, không những chỉ vì có sự hạn chế của tướng Tai Li mà còn do những chia rẽ vì tranh giành về chính trị. Gordon liền xoay xở để có một chỗ dựa chính thức, tìm đến tùy viên quân sự của ta(3) và được giới thiệu với Đô đốc Yang Hsuan Cheng(4). Người Trung Hoa đã cho phép Gordon được hoạt động ở tỉnh Quảng Tây, nhưng với điều kiện không được cộng tác với các cơ quan tình báo Pháp.
Thoạt tiên, Gordon chỉ hạn chế hoạt động trong việc duy trì sự có mặt của mình trong đám các nhân viên cũ của Cal - Texaco. Về sau, với danh nghĩa là một đại lý dầu hoả độc lập, Gordon đi khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, nối lại các quan hệ cũ, tập họp những người Pháp và người Việt trung thành, vừa cung cấp khá nhiều xăng dầu và các thứ khác cho chợ đen của người Trung Hoa, vừa xây dựng một mạng lưới chỉ điểm để nhằm cứu vãn tài sản của công ty dầu lửa. Như thế là ngẫu nhiên mà đã hình thành một cơ cấu sớm mang những đặc điểm của một tổ chức tình báo tài tử.
Trong năm đầu hoạt động, Gordon sử dụng tiền tài, đài vô tuyến điện và thiết bị máy móc của người Anh, nhân viên người Hoa, với sự cộng tác của hai người Mỹ, một là Frank (“Frankie'') Tan, dân Boston gốc Hoa, quen với Gordon khi ở Hải Phòng, hai là Harry V. Bernard, một cựu nhân viên Cal - Texaco ở Sài Gòn.
Trong thời kỳ hoạt động khẩn trương 1943, nhóm GBT đã làm cho người ta thấy họ không thể thiếu được đối với người Trung Hoa và đội không quân thứ 14 của tướng Chennault. Lợi dụng tốt nhất các quan hệ Pháp và Việt, nhóm GBT đã thiết lập được ở khắp Đông Dương một mạng lưới năng nổ các đài vô tuyến và trạm thu tin tình báo. Nhân viên của họ tuy không được đào tạo chuyên môn nhưng vẫn là nguồn cung cấp tin chủ yếu về Đông Dương trong những năm 1942-1943.
Sau khi hợp nhất tổ chức OSS và AGFRTS(5) tháng 4-1944, người Anh yêu cầu tướng Donovan sử dụng nhóm GBT và tất nhiên là phải trợ cấp cho họ. Lúc đầu, Gordon tỏ ra bướng bỉnh, muốn duy trì một kiểu hoạt động độc lập ngoài sự ràng buộc bởi lợi ích dân tộc và lề lối quan liêu bàn giấy. Nhưng sau, nhận thấy sự hỗ trợ hạn chế của người Anh, thấy tài nguyên và thế lực ngày càng lớn của OSS trên chiến trường Trung Quốc, Gordon cuối cùng đã phải nhận cộng tác với OSS/AGFRTS và đã tham gia vào các chiến dịch tâm lý (MO) của OSS. Tháng 9-1944, OSS cử trung uý Charles Fenn(6) làm sĩ quan liên lạc đến nhóm này. Về sau, trong khi mở rộng hoạt động của mình, OSS lại gia tăng nỗ lực để kiểm soát chặt chẽ nhóm tự do GBT hơn. Gordon không vừa lòng nên cuối cùng đã tự tách mình ra khỏi OSS/AGFRST và đi theo AGAS. Nhưng đến tháng 2-1945, Fenn lại được bổ nhiệm làm sĩ quan liên lạc của OSS với AGAS và do đó tái lập lại mối quan hệ với tổ chức GBT lúc ấy đang cộng tác với AGAS. Trung uý Fenn tiếp tục giám sát Gordon cho OSS.
Cuộc đảo chính tai hại của Nhật vào tháng sau đã làm cho mọi hoạt động của Gordon tiêu tan không thể tránh khỏi.
 

Logged
(ak47)
Thành viên
*
Bài viết: 124



« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 03:33:31 pm »

TRƯỜNG HỢP “ÔNG HỒ”
Các báo cáo của nhóm GBT đều khẳng định mọi thành công trong việc giải thoát được người của Đồng minh từ sau vùng bị Nhật kiểm soát là nhờ ở sự tổ chức và cộng tác có hiệu quả của những người Việt “phiến loạn” thuộc một phong trào chính trị vững mạnh đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam, được coi là có xu hướng thân Matxcơva, nhưng người Nhật, Trung Hoa và Pháp nói chung lại gọi họ là “cộng sản”. Trong các báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, AGAS và OSS/AGFRTS, họ lại thường được kêu là phần tử “thân Đồng minh”, “chống 'Nhật” và “chống thực dân”. Về phần mình, tôi cho rằng nhóm người này cũng giống như những người du kích chống phát xít châu Âu, có thể hỗ trợ nhiều cho các nỗ lực chiến tranh của chúng ta ở Đông Nam Á.
Lục trong đống hồ sơ, tôi đã tìm được một số thông báo của các nhà ngoại giao ta ở Trùng Khánh, Sài Gòn và Côn Minh, đề ngày tháng từ 1940 nói về các hoạt động của phong trào dân tộc này. Các bản thông báo đầu tiên phản ánh quan điểm của người Pháp đánh giá người Việt Nam “non nớt về chính trị, có thái độ lãnh đạm và thân Pháp”. Nhưng khi phong trào do đã có đà phát triển mạnh và sự chống đối với các nhà chức trách Pháp, Nhật đã trở thành công khai thù địch hơn; người Pháp, người Nhật và cả một số quan chức trong cơ quan đối ngoại của ta bắt đầu gán cho những người trong phong trào đó danh hiệu là “cộng sản”.
Chắc chắn rằng trong số lãnh tụ phong trào quốc gia đó cũng có mặt các phần tử thân Matxcơva, nhưng đa số những người lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh giành độc lập ấy chỉ là một khối hỗn hợp, trong đó bao gồm thành phần của mọi xu hướng chính trị, từ các tín đồ tôn giáo cho đến những người bảo hoàng theo ông hoàng Cường Để thân Nhật, từ những người Việt không Cộng sản, thân Trung Quốc, lưu vong ở Hoa Nam cho đến những người Cộng sản triệt để đi theo đại biểu Xô-viết Hồ Chí Minh.
Qua tập hồ sơ, tôi thấy lần đầu tiên người ta đề cập đến Hồ Chí Minh trong một bức điện của Đại sứ Gauss ghi ngày 31-12-1942. Bức điện đã nhắc tới một bản thông báo trước đó nói về việc người Trung Hoa bắt giữ một lãnh tụ Việt Nam “một người An Nam tên là Ho Chih Chi (?)” (sic) và được biết là giam ở Liễu Châu, Quảng Tây ngày 2-9.
Một năm sau, đại sứ Mỹ ở Trùng Khánh đã gửi về Bộ Ngoại giao hai bức thư của Ủy ban Trung ương hiệp hội Quốc tế chống xâm lược Đông Dương. Một bức viết bằng tiếng Pháp gửi cho Đại sứ Mỹ, một bằng tiếng Trung Hoa gửi cho thống chế Tưởng Giói Thạch. Cả hai bức thư đều đề ngày 25-10-1943, Hà Nội, nhưng mang dấu bưu điện 25-11-1943, Trình Tây(7). Bức thư gửi đại sứ Mỹ yêu cầu Đại sứ ủng hộ “Hiệp hội” trong việc đòi tha cho “đại diện Hồ Chí Minh của chúng tôi”. Bức thư cho Tưởng đòi Tưởng trả lại tự do cho Hồ Chí Minh, để tiếp tục lãnh đạo các hội viên Hiệp hội hoạt động chống Nhật.
Trong hồ sơ của OSS chúng tôi, chỉ có thấy nhắc đến Hồ Chí Minh trong bản báo cáo của Powell thuộc OWI(Cool ghi ngày 28-8-1944 và trong bức điện của William R. Langdon, tổng lãnh sự Mỹ ở Côn Minh, xin ý kiến Bộ Ngoại giao về việc xin thị thực nhập cảnh cho Hồ Chí Minh vào nước Mỹ.
Lúc đó cái tên Hồ Chí Minh liên tục xuất hiện trong các tài liệu hồ sơ hàng năm của OSS đã thu hút sự chú ý của tôi. Tôi liền tìm hỏi Austin Glass, một người bạn thân và là chuyên gia về các vấn đề Đông Dương. Anh ta có biết “người bạn An Nam” này, nhưng lại không rõ bây giờ ông ta lấy tên gì và Glass cũng chẳng giúp cho tôi tìm được ông ta ở đâu vì ông ta không có nơi ở nhất định. Glass chỉ nói: “Hãy kiếm ông ta ở Bắc Kỳ”.
Qua nhiều cộng tác viên khác của OSS tôi được biết Nha Viễn Đông sự vụ Bộ Ngoại giao cũng đang loay hoay tìm bắt mối với “Ông Hồ” và xem xét trường hợp của ông. Người bạn đồng nghiệp của tôi ở đó đã bắt tôi phải cam đoan giữ tuyệt đối bí mật mới cho phép tôi được xem tập hồ sơ những “tin tức chỉ để tham khảo” chứ không phải “để giải quyết” của Bộ. Theo tôi, đúng là tình hình đã được thổi phồng lên quá mức trong tài liệu của Bộ Ngoại giao.
Như vậy, thoạt tiên Hồ Chí Minh đã được những người Mỹ ở Trung Quốc chú ý vào khoảng 4 tháng sau khi ông bị bắt ở Quảng Tây (nay được xác định là vào ngày 28-8-1942). Bằng một nước cờ tài tình nhằm thu hút sự chú ý của người Mỹ nhưng đồng thời cũng làm cho Quốc dân đảng Trung Quốc bối rối, ông Hồ đã dựa vào sự giúp đỡ của bạn bè cho đăng trên đại công báo, tờ báo hàng ngày ở Trùng Khánh, một bài tiết lộ sự tồn tại của một chính phủ lâm thời do Trung Quốc dựng lên cho Đông Dương. Bài báo xuất hiện ngày 18-12-1942 và lập túc được ngay hãng UP tóm lấy để chuyển về New York và Washington.
Bản tin của UP đã gây ra một sự ngao ngán đáng kể trong giới ngoại giao Trung Quốc, Pháp và Mỹ ở Trùng Khánh. Chỉ vài giờ sau khi tin này được công bố tại Mỹ, Đại sứ quán của chúng ta ở Trùng Khánh phải chỉ thị cho một trong số những sĩ quan trẻ tuổi sắc sảo Cục Đối ngoại, Philip D. Sprouse(9) tiến hành diều tra về vấn đề này. Sprouse đã báo cáo là bài báo do một phóng viên của tờ Đại công báo tên là Hsu Ying viết dựa theo tin tức của một người Đông Dương không rõ căn cước nhưng được coi là một người Cộng sản. Sprouse cũng có đến gặp J. Fisbacher, đại diện “những người Pháp chiến đấu” theo De Gaulle ở Trùng Khánh. Fisbacher nói không hay biết gì về một “chính phủ lâm thời” cho Đông Dương nhưng lại cho Sprouse xem một bức thư (cũng từ một “người An Nam” không được xác minh!) gửi cho thông tín viên địa phương của hãng Reuters phản đối việc nhà cầm quyền Trung Quốc ở Liễu Châu đã bắt giữ ngày “2-9-1942” một người An Nam tên là Ho Chih Chi(?) “được xác nhận là lãnh tụ Đông Dương Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược”. Theo Sprouse, Fisbacher đã hăm hở gạt bỏ không những bài báo mà cả bức thư gửi cho Reuters và tỏ ý mong rằng cơ quan sứ quán Mỹ hãy bỏ qua đừng quan tâm đến chuyện này nữa.
Nhung cả Gauss và Sprouse đã không hoàn toàn bỏ rơi câu chuyện. Theo thường lệ, ngày 31-12, Gauss báo cáo về Bộ những điều đã khám phá ra được, kèm theo bản tường thuật của Fisbacher và nêu nhận định của Gauss có thể đồng ý với quan điểm của Pháp là không có “Chính phủ lâm thời” nhưng điều đó chưa thực chắc chắn lắm. Việc các nhà đương cục Trung Hoa vội vàng gạt bỏ câu chuyện và người Pháp đã quá nhậy cảm đối với quyền lợi của Mỹ trong các vấn đề Trung - Việt đã gây cho Gauss nhiều sự nghi ngờ.
Gauss đã không chững lại. Khi rời Trùng Khánh về Washington xin chỉ thị, Gauss đã đề nghị với đại diện lâm thời George Atcheson Jr. cho tiếp tục công việc. Ngày 20-5-l943, được sự đồng ý của trên, J.S. Service(10) và Sprouse đã tổ chức một bữa ăn với G. Wang, thông tín viên UP ở Trùng Khánh và ban biên tập Đại công báo, trong đó có người phóng viên độc đáo, ông Hsu Ying. Trong cân chuyện hôm đó, Hsu Ying đã nói chi tiết về nguồn gốc bài báo, đồng thời lại tiết lộ cho biết có hai tổ chức tuy có liên quan với nhau nhưng khác hẳn nhau, cùng tồn tại trong những người Việt lưu vong ở Trung Quốc và Hoa kiều hải ngoại.
Nhóm thứ nhất gọi là “Đông Dương Cách mạng Đồng minh Hội”, thành lập ở Liễu Chân dưới sự bảo trợ của tướng Trương Phát Khuê(11). Lãnh tụ của họ gồm toàn người Hoa kiều nhưng nghe nói họ cũng có khoảng chừng 2.000 lính An Nam được giới quân sự Trung Quốc huấn luyện.
Nhóm thứ hai là nòng cốt của “Chính phủ lâm thời Đông Dương”, gồm toàn người Việt và dựa vào Quốc dân đảng. Lãnh tụ của nhóm là một người Việt tên là Wu Fei, người này đã có lần đến Trùng Khánh, gặp bác sĩ Chu Chia Hua (12). Cái gọi là Chính phủ lâm thời này được tổ chức bởi hai đảng - Quốc dân đảng (không có quan hệ với chính phủ Trung ương Trung Hoa) và đảng Bảo hoàng. Có tin “Chính phủ” của họ đã có độ 12.000 quân du kích đang hoạt động ở miền bắc Bắc Kỳ, giáp biên giới Trung Quốc.
Ngày 28-5, Atcheson đã gửi bản báo cáo công tác của Sprouse cho Bộ Ngoại giao để hỏi ý kiến của John Carter Vincent(13). Carter Vincent tuyên bố không biết gì về các tổ chức nói trên nhưng biết có người nào đó thuộc một nhóm quốc gia Đông Dương “không phải đã bị bắt cầm tù mà chỉ bị các nhà chức trách Trung Quốc ở Liễu Châu giám sát chặt chẽ không cho tự do hoạt động”. Vincent cho rằng người Trung Hoa đã nghi nhóm người Đông Dương nói trên được cảm tình của cộng sản và đang xúc tiến thành lập một Chính phủ lâm thời Đông Dương trên đất Trung Quốc, mà theo ông thì chủ trương này không được Trung Quốc tán thành (14).
Nhưng Vincent, trước đây là quyền cố vấn đại sứ quán Mỹ lại nghĩ rằng người Pháp ở Trùng Khánh cũng nghi ngờ người Trung Hoa “đang mưu toan xúc tiến một cuộc vận động nhằm thiết lập một Chính phủ lâm thời ở Đông Dương” và phỏng đoán nhóm người Việt ở Liễu Châu đã được họ giúp đỡ để thực hiện ý đồ đó. Vincent đã nhắc tới việc Boncourt, cựu cố vấn đại sứ quán Pháp tại Trùng Khánh, cùng nhiều nhà chức trách Pháp đã tỏ ra rất mẫn cảm đối với mọi gợi ý về việc Trung Quốc có kế hoạch nhằm tranh chấp chủ quyền của Pháp ở Đông Dương.
Bộ trưởng Hull không hài lòng về thái độ lững lờ của Bộ Ngoại giao đối với trường hợp “ông Hồ”, ngày 30-6 đã điện cho đại sứ quán ta ở Trùng Khánh biết là tình hình “chưa hoàn toàn rõ ràng” và Hull muốn có một bản báo cáo bằng công văn tỉ mỉ hơn, kèm theo nhận xét của đại sứ quán về vấn đề này. Bản phúc đáp của Sprouse ngày 21-7 không nói gì đến việc ông Hồ bị bắt hoặc bị giam giữ mà chỉ xác định lại các báo cáo trước đó và phản ánh quan điểm của người Pháp cho rằng phong trào của người Việt Nam nói trên không có gì đặc biệt quan trọng trong lúc này. Sự việc này đã dừng lại ở đó vào tháng 7-1943.
Cố gắng đầu tiên của ông Hồ để thoát khỏi bị giam giữ và tranh thủ sự công nhận chính thức của Đồng minh đã không đi tới đâu. Câu chuyện trên tờ Đại công báo tuy có làm cho giới ngoại giao xôn xao ít nhiều nhưng rồi cũng bị lắng chìm đi trong cái biển quan liêu của Bộ Ngoại giao.
Logged
(ak47)
Thành viên
*
Bài viết: 124



« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 03:34:28 pm »

OSS VÀ “ÔNG HỒ”

Nhưng tình hình đã đổi khác, khi mà ở Trùng Khánh OSS ra sức xây dựng một hệ thống tổ chức hoạt động bí mật có hiệu quả. Đại diện của Mao Trạch Đông ở Trùng Khánh đã tiếp xúc với các sĩ quan OSS và SACO, và gợi ý rằng bằng con đường điều đình riêng có khả năng khiến cho nhà lãnh tụ Việt Nam đi theo phe Đồng minh.
Như chúng ta đã rõ, 1942 và 1 943 là những năm khó khăn cho hoạt động bí mật của Mỹ ở Đông Nam Á. Vì những lý do khác nhau, cả hai nước Pháp và Trung Quốc đều tỏ ra dè chừng đối với Mỹ, và cả hai đều đã từ chối không chịu trình bày ý đồ của mình hoặc cộng tác với Mỹ về các chủ trương chính sách đối với Đông Dương. Thực tế, họ đã có mưu đồ cách ly người Mỹ với các kế hoạch của họ. Pháp thì muốn ve vãn cảm tình và sự ủng hộ của người Anh, cùng là nước thực dân như nhau, để loại trừ người Mỹ. Còn Trung Quốc lại lo giành thế mạnh trên bàn đàm phán hoà bình sau này về các vấn đề đặc quyền ngoại giao và nhượng địa của Pháp ở Trung Quốc, nên Trung Quốc đã mưu tính với những người quốc gia Việt Nam nhằm thừa cơ hất cẳng Pháp ra khỏi thuộc địa cũ của Pháp.
Bằng nhiều con đường kín đáo khác nhau, gợi ý của những người cộng sản Trung Quốc đã được chuyển tới các đại diện của OSS ở Trùng Khánh. Không cho cả Miles và Tai Li biết, các đại diện của OSS đưa vấn đề ra thảo luận với OWI, với nhân viên Đại sứ quán; và họ đã đồng ý sẽ cho xúc tiến một cố gắng chính thức nhằm kéo Hồ Chí Minh ra khỏi nhà tù và điều đình để ông cộng tác với OSS.
Bây giờ chúng tôi mới hay là, cũng trong mùa hè và mùa thu 1943, khi OSS xúc tiến thương lượng qua đường ngoại giao và quân sự để giải thoát ông Hồ thì lúc đó tướng Trương Phát Khuê cũng đã làm áp lực để buộc ông hoạt động cho Quốc dân đảng. Trương đã gặp nhiều khó khăn rắc rối với các nhóm người Việt lưu vong ở Hoa Nam mà sự chia rẽ chống đối nhau về phương pháp tiến hành đấu tranh và những sự tranh giành quyền lực giữa các lãnh tụ đảng phái đã che lấp mất mục tiêu thống nhất đấu tranh giành độc lập đất nước họ đang theo đuổi. Trương đã lập luận rằng nếu muốn lợi dụng được các nhóm này để phục vụ cho Quốc dân đảng thì trong chiến tranh hay thời bình họ phải được thống nhất và tổ chức lại thành một khối thuần nhất thân Trung Quốc - Hồ Chí Minh đã được coi như là con người thích đáng nhất để đảm nhận công việc đó và “để giúp chấn chỉnh” Đồng minh Hội(15), mặt trận quốc gia do Trung Quốc đỡ đầu.
Tháng 11 năm đó được xem như là thời điểm mà Hồ Chí Minh đã được người Mỹ nghĩ tới, người Trung Hoa và các bạn Cộng sản của ông ở Việt Nam cho là biệt tăm vì họ chẳng được tin tức gì về số phận của ông ở Quảng Tây. Lúc đó cũng là lúc có hai bản kiến nghị xin tha cho ông được gửi đi từ Hiệp hội quốc tế chống xâm lược. Tài liệu Bộ Ngoại giao cho thấy con người lanh lợi Sprouse đã trình ngay bản kiến nghị cho Đại sứ và đề nghị gửi về Washington, kèm theo một công văn chuyển giao do Sprouse thảo. Nhưng cái lối làm việc quanh co ở đây đã giúp cho Đại sứ quán lẩn tránh được nhiệm vụ gay cấn phải giải quyết các vấn đề chính trị của người Pháp ở Đông Dương. Trong công văn, Sprouse đã ghi “người An Nam” chính là người được coi là đã bị bắt, là người đã được báo cáo gần một năm trước đây. Nhưng Gauss lại đề nghị Bộ trưởng “không nên phúc đáp bức thư của tổ chức người An Nam” khi mà người Pháp đã từ chối mạnh mẽ không công nhận sự tồn tại của “Hiệp hội”.
Lúc đó bản thân Đại sứ Mỹ cũng đang bị rối bận về các mối quan hệ Mỹ - Trung, một mặt là các vấn đề gay cấn trong cấp chỉ huy, giữa huân tước Mounbatten và Tưởng Giới Thạch, mặt khác là mối hận thù giữa Stilwell và Chennault. Các việc nhỏ nhặt khác như vấn đề Đông Dương đều được giao lại cho cơ quan giải quyết. Nhưng cơ quan, đặc biệt là Sprouse lại thường xuyên chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi Phái đoàn Pháp theo De Gaulle trong các sự vụ ở Đông Dương. Các quan chức phụ trách phái đoàn đã để nhiều thời gian và công sức thuyết phục người Mỹ rằng tất cả mọi người Việt Nam đều thân Pháp và mong đợi lực lượng thân De Gaulle quay trở lại, ở đó không có phong trào độc lập dân tộc quan trọng nào mà chỉ có người Trung Hoa khuyến khích một số ít người Việt bất mãn gây rối cho người Pháp. Bức thú gửi cho Hull, phản ánh ảnh hưởng của Pháp với Sprouse, đã kết luận “hình như không có cơ sở để nghĩ rằng các tổ chức quốc gia Đông Dương không đại diện gì cho một cái gì khác hơn là một mưu toan của Trung Quốc nhằm phơi bày một thái độ hữu nghị đối với các dân tộc bị lệ thuộc châu Á và đồng thời cũng nắm trong tay một hạt nhân tổ chức để phục vụ cho “những tình huống có thể xảy đến” sau này. Bức thư - báo cáo đến Washington ngày 12-1-1944 và đã được chuyển cho nhiều cơ quan để “biết và làm tài liệu”.
Mấy ngày sau, Lãnh sự quán của chúng ta ở Quế Lâm đã báo cáo là lãnh tụ của Đảng Cộng sản là “một ông Hoàng nào đó, đã từng cộng tác lâu năm với đảng Cộng sản Trung Quốc... Cơ quan lãnh đạo của phong trào đóng trong vùng phía nam tỉnh Vân Nam”. Đây hầu như là điều chắc chắn ám chỉ ông Hồ, nhưng tên thì chưa được xác nhận; đây không phải là “đồng chí Vương” như người ta đã nhiều lần được biết tên ông ở Quảng Đông, Liễu Châu và Côn Minh.
Hồ sơ của Bộ Ngoại giao đã cung cấp những tin tức có giá trị về vấn đề Powell/Langdon xin giấy phép nhập cảnh cho Hồ Chí Minh 6 tháng trước đó. Powell thuộc cơ quan OWI đã đến gặp Langdon, Tổng lãnh sự Mỹ ở Côn Minh và yêu cầu cấp thị thực nhập cảnh cho một người Đông Dương gốc Hoa “Ho Ting Ching”. Powell cho biết các nhà chức trách OWI New York đã định thuê người này trong một thời gian dài để phát thanh các bản tài liệu dịch tiếng Việt của OWI từ San Francisco.
Langdon đã trả lời là sẽ đồng ý cấp giấy nếu OWI yêu cầu và nói thêm rằng “Ho Ting Ching” cần phải xin một giấy phép thông hành do Chính phủ Trung Hoa cấp để đến công tác tại nước Mỹ và Langdon đã tỏ ra không tin là Ho Ting Ching đã có giấy đó. Langdon cũng lại cho biết trong bất cứ tình huống nào người Pháp cũng sẽ “rất bất bình” nếu “Ho Ting Ching” được đoán chừng cũng có thể là một người có quốc tịch Pháp, được đưa đến nước Mỹ để tuyển dụng vào làm nhân viên nhà nước mà người Pháp không được hỏi ý kiến trước.
Thấy có khả năng xảy ra nhiều điều phức tạp, Langdon đã hỏi xem ý kiến Bộ. Vấn đề được đặt ra cho Washington vào tháng 12-1944 và được chuyển tói Sprouse(16). Sprouse đã phải chuẩn bị một bản bị vong lục nói về “ông Hồ” cùng với những hoạt động và quan hệ của ông với OWI Côn Minh. Nhưng chứng chỉ nhập cảnh đã không được cấp.
Vấn đề xin nhập cảnh cũng như bài đăng trên Đại công báo và các kiến nghị xin trả tự do cho ông Hồ đã nằm chết trong đống hồ sơ của Bộ Ngoại giao. Nghĩ tới các bản danh sách các nạn nhân chiến tranh bi thảm của chúng ta trong những thập kỷ vừa qua, người ta chỉ có thể đau xót, hối tiếc đã để lỡ mất những cơ hội có khả năng làm chuyển biến thời cuộc đi theo một hướng khác như đã được trình bày ở trên. Còn đối với tôi lúc đó, ít ra tôi cũng đã nắm được một số đầu mối tổ chức kháng chiến của những người Việt Nam vào đầu năm 1945. Đó là một việc mà tôi cảm thấy có thể sẽ có ích cho tôi ở Trung Quốc. Nhưng lúc đó thì tôi không nhận thức được rằng những hồ sơ bị xếp xó đó và những cuộc điều đình của OSS ở Trùng Khánh đã thể hiện một cố gắng nhất định của Hồ Chí Minh chỉ nhằm để làm cho Mỹ chính thức công nhận “sự nghiệp” của ông ta.
Khi Hồ Chí Minh còn là khách của tướng Trương Phát Khuê tại nhà tù Tiên Dao thì Wendell Wilkie đến thăm Trung Quốc vào tháng 10-1942. Qua các báo chí cũ và các tin tức phát thanh bập bõm, ông Hồ cũng nắm được các sự kiện xảy ra trên thế giới và những lời công bố của Wilkie, và đã phát hiện được sự căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ, Anh, Pháp về vấn đề chủ nghĩa thực dân. Khi rời Trung Quốc Wilkie đã tuyên bố là người châu Á đang yêu cầu thi hành các nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương phù hợp với điều kiện đặc biệt của đất nước họ. Sau đó ông Hồ lại được đọc trên báo chí Trung Quốc những tin tức mới, những lời bình luận về cuộc trao đổi ý kiến giữa Churchill và Roosevelt về việc thi hành Hiến chương Bắc Đại Tây Dương. Vào 1945, trong một phút giễu cợt hiếm có của ông, ông Hồ đã hỏi tôi “phải chăng Hiến chương Bắc Đại Tây Dương chỉ là một bạn cùng đôi với 14 điểm Wilson được áp dụng cho các nước người da trắng châu Âu, ngoại trừ các nước thuộc địa Á – Phi”(17).
Trong những năm 1942-1944, vấn đề tự do của tất cả các dân tộc phụ thuộc đã trở thành một vấn đề quan trọng và người Mỹ đã nổi lên như một quán quân bênh vực cho lý tưởng này. Roosevelt và Cordell Hull yêu cầu các cường quốc thực dân châu Âu theo gương người Mỹ ở Philippin trong việc đặt nền tảng cho việc thực hiện độc lập của các nước thuộc địa cũ của họ. Roosevelt đã có lần nhấn mạnh quá mức đến nước Pháp ở Đông Dương và nói đến nền cai trị Pháp ở đây như là một điển hình nổi bật của chủ nghĩa thực dân áp bức bóc lột nặng nề.
Điều đó đã làm cho huân tước Halifax(18) phải yêu cầu Hull ngày3-1-1944 giải thích rõ hơn về ý đồ của Tổng thống Roosevelt. Theo bộ ngoại giao Anh thì Tổng thống Mỹ đã “xác nhận phần nào” những lời tuyên bố trong dịp đi Cairo và Téheran của ông với nội dung là “Đông Dương có thể sẽ được tách ra khỏi nước Pháp và đặt dưới quyền ủy trị quốc tế”. Halifax cho biết thêm là bản thân ông cũng đã nhiều lần được nghe Tổng thống có ý kiến như vậy nhưng không biết chắc những lời phát biểu đó của Tổng thống có phải đã là kết luận cuối cùng không. Người Anh ngại rằng những lời nhận xét đó của Tổng thống có thể tới tai người Pháp và sẽ gây ra nhiều sự lúng túng lớn.
Hull đảm bảo với Halifax là ông ta cũng chẳng biết gì hơn về việc này và gợi ý rằng có thể tốt hơn hết là Tổng thống và Churchill nên trao đổi với nhau về vấn đề này trong một cuộc gặp gỡ sau nào đó.
Câu chuyện giữa Halifax và Hull đã gây ra những tiếng vang xôn xao. Hai ngày sau, S.K. Hornbeck, cố vấn chính trị Bộ Ngoại giao, đã thông báo cho Hull biết tin nhà chức trách Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng mặc dầu Trung Quốc mong muốn thấy Đông Dương được trả lại cho Pháp nhưng lại không muốn điều đó được thực hiện mà không có một số các điều bảo đảm nhằm ngăn chặn Pháp dùng Đông Dương vào những hoạt động không thân thiện đối với quyền lợi của người Trung Hoa sau này. Nói tóm tắt là tương lai của Đông Dương sẽ không được định đoạt nếu như không có mặt người Trung Hoa trên bàn Hội nghị Hoà bình. Chính trong bối cảnh của việc nhận thức mới này về sự quan trọng của Đông Dương mà Trung Quốc và OSS đã sử dụng Hồ Chí Minh trong năm 1944-1945.
Sau vụ “hạ tầng công tác”(19) ở Đồng minh Hội, ông Hồ thấy rằng mình đã có một cương vị vững vàng để tự do hoạt động, vai trò lãnh đạo đã được công nhận trong đám đồng bào bạn bè và không bạn bè của ông, nên ông đã sử dụng triệt để lợi thế mới của mình. Đồng minh rõ ràng sẽ chiến thắng ở châu Âu và ông Hồ đã thấy trước là toàn bộ lực lượng của bộ máy chiến tranh Đồng minh sẽ chuyển sang chống Nhật Bản. Ông Hồ cũng biết rằng thời giờ còn lại cho ông rất eo hẹp. Ông phải sẵn sàng, nếu không theo luật pháp thì trên thực tế, là người đại diện cho chính quyền ở Đông Dương đối với những người Đồng minh chiến thắng, nếu như ông giành và duy trì được sự kiểm soát của một nước Việt Nam độc lập. Trong thực tế, thời gian của ông còn bị hạn chế hơn ông tưởng rất nhiều vì có vụ nổ bom nguyên tử.
Nhờ có đầu óc phân tích, bản chất thực dụng và một sự thông hiểu sâu sắc tình hình chính trị thế giới, ông Hồ đã rất sớm rút ra kết luận phải tranh thủ cảm tình của nước Mỹ. Ông đã xác định được không thể coi Trung Quốc như là một Đồng minh và thậm chí còn hơn thế nữa, có thể trở thành đối kháng. Ông đoán trước sẽ không có một sự ủng hộ tích cực về phía nước Nga “anh dũng” đối với kế hoạch giành độc lập của ông, bởi ngay sau khi thắng trận họ đã bị kiệt sức vì chiến tranh. Trong khối Đồng minh phương Tây, các nước thục dân như Anh, Pháp và cả Hà Lan - sẽ nhất tề không thể nào khác được trong việc chống lại cuộc vận động chống chủ nghĩa thực dân của ông. Đối với những nước này thì chỉ có việc đẩy mạnh công cuộc đề kháng. Trong suy nghĩ của ông, nhất định là khi có cơ hội, Pháp sẽ đòi lại Đông Dương làm thuộc địa.
Chỉ còn có Mỹ, một khả năng cuối cùng của ông. Nhưng đồng thời Mỹ cũng là một điều bí ẩn đối vối tâm tình của một con người đã được đào luyện chính trị ở Matxcơva. Ông Hồ đã phải vắt óc suy nghĩ để tìm ra những điều khá lạ lùng để dung hoà những đòi hỏi về lý thuyết và thực hành của ông. Ông cảm thấy người Mỹ rõ ràng là chống thực dân, bối cảnh lịch sử, thành tích trước kia và những lời tuyên bố mới đây, tất cả đều chứng minh điều đó. Nhưng Mỹ cũng vẫn là tư bản. Những cải cách kinh tế xã hội của họ chưa thực sự “dân chủ”. Vô sản của họ thật chưa được “tự do” và được “giải phóng” như ở Nga. Nhưng chỉ còn có người Mỹ có lẽ mới chịu nghe và giúp đỡ phong trào của ông một cách có thiện cảm.
Cuối mùa xuân 1944, thoát khỏi được gánh nặng ở Đồng minh Hội, chưa bao giờ ông Hồ lại lo tranh thủ sự chú ý của người Mỹ như lúc này. Năng khiếu nhận thức và tính toán thời cơ của ông đã giữ vai trò quan trọng trong các sự kiện tiếp theo. Ông biết rằng OSS cho tổ chức những nhóm gián điệp người Trung Hoa để quấy phá Nhật Bản dọc theo bờ biển Trung Quốc và trong các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây. Lúc đó OSS ở Trung Quốc đánh giá cao cái vốn quý của ông Hồ trong lĩnh vực công tác tình báo và chiến tranh du kích, nhưng người Pháp và Trung Hoa ở Trùng Khánh đã hoạt động chống lại việc người Mỹ muốn sử dụng Việt Minh. Mặc dù vấp phải những trở ngại nói trên, giữa năm 1944, OSS và AGAS đã tiếp xúc với ông Hồ trong một cố gắng không thành nhằm tổ chức một lưới tình báo ở Đông Dương, sau khi ông đã cộng tác phần nào với người Mỹ trong công tác tuyên truyền.
“Ông già” mưu mẹo(20) đã phản đối việc sử dụng ông giống như những nhân viên người Trung Hoa khác. Ông muốn được công khai chính thức công nhận và ở cấp bậc cao nhất có thể được. Tất nhiên ông không có được sự ủy nhiệm ngoại giao cần thiết để làm việc với một cường quốc bên ngoài. Ông được Matxcơva công nhận nhưng Cộng sản hoàn toàn không được thừa nhận ở Trùng Khánh. Ông Hồ có được một cơ sở chính trị trung thành và có hiệu lực ở Đông Dương nhưng lại bị người Pháp ở đó đặt ra ngoài vòng pháp luật. Ông bị đàn áp ở Trung Quốc vì Trung Quốc ủng hộ bọn “tay sai bù nhìn” mà họ hy vọng để sử dụng cho những tín toán sau chiến tranh. Nếu người Mỹ muốn lợi dụng sự giúp đỡ của ông cho mình - và họ cũng mong muốn như vậy - thì họ buộc phải đối xử với ông một cách khá trang trọng hơn. Và một cuộc thương lượng giữa ông Hồ với những người của OSS tiếp cận với ông đã được xúc tiến.
Logged
(ak47)
Thành viên
*
Bài viết: 124



« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 03:35:50 pm »

ÔNG HỒ TÌM KIẾM SỰ CÔNG NHẬN CHÍNH THỨC
Vào tháng 8-1944, qua các sĩ quan OSS và OWI ở Côn Minh, Đông Dương Độc lập Đồng minh Hội đã gửi một bức thu đến Đại sứ Mỹ. Tác giả bức thư yêu cầu Mỹ giúp đỡ công cuộc đấu tranh giành độc lập của họ và cho họ được cơ hội chiến đấu chống Nhật bên cạnh các nước Đồng minh. Ngày 18-8, một sĩ quan OSS trình bức thư cho Langdon, kèm theo bình luận: “Những người cách mạng An Nam... hiện nay tinh thần rất cao... [và] họ mong việc yêu cầu Mỹ giúp đỡ được chấp nhận”. Và người sĩ quan đó phán đoán: “Sau chiến tranh, sẽ có rối loạn lớn ở Đông Dương, nếu như không có ít nhất một biện pháp sớm bảo đảm quyền tự trị thực sự cho đất nước này”.
Ngày 8-9, được OSS khuyến khích, Langdon đã gặp các tác giả bức thư. Theo lời kể lại của Langdon, ông Phạm Viết Tự, được coi như là người phát ngôn của họ, đã nói rằng họ “đến để tranh thủ cảm tình... của nước Mỹ”. Langdon đã đáp lại như sau:
“Họ hoàn toàn đúng khi làm cho người đại diện nước Mỹ biết đến những quan điểm và nguyện vọng của dân tộc Việt Nam trong khi mà người phát ngôn cấp cao nhất của chính phủ Mỹ đã nhiều lần tuyên bố bảo đảm sự quan tâm của chính phủ Mỹ đối với chính sách vì phồn vinh và tiến bộ của các dân tộc bị trị ở phương Đông, trong đó nhân dân Việt Nam cũng có thể tự coi như có mình”.
Và Langdon đã hứa với những người đối thoại rằng những ý kiến của họ sẽ được ông ta chuyển tới Chính phủ Mỹ. Nhưng Langdon lại nói tiếp:
“Người Việt Nam là công dân của nước Pháp, mà nước Pháp lại đang sát cánh cùng Mỹ đấu tranh... chống lại phe Trục. Thực không còn nghĩa lý gì nếu như một mặt Mỹ đã phải bỏ ra những chi phí rất lớn về người và của để chi viện và giải phóng nước Pháp khỏi ách nô lệ của người Đức mà mặt khác Mỹ lại đục khoét đế quốc Pháp”.
Phạm Viết Tự đã đáp trả:
“Người An Nam rất biết về tình hình hữu nghị lâu đời giữa Pháp và Mỹ, và Đồng minh Hội chúng tôi không có ý đồ đấu tranh chống lại Pháp mà chỉ muốn cho các hội viên của mình được đứng về phía Đồng minh đánh Nhật. Vì thế Hội đã có kế hoạch hành động theo hướng đó nếu như Mỹ bằng lòng cung cấp vũ khí và tiếp tế cho chúng tôi”.
Đến đây Langdon ngắt lời và nói rằng đó là một vấn đề quân sự nên Đồng minh Hội phải trực tiếp thảo luận với Bộ chỉ huy quân sự của Đồng minh.
Phạm Viết Tự nói lại ông chỉ muốn hạn chế ý kiến của mình ở khía cạnh chính trị của vấn đề và yêu cầu Langdon đề đạt rõ với Chính phủ Mỹ là ở đây chỉ nhấn mạnh đến vấn đề tự trị cho nhân dân Việt Nam. Một lần nữa Langdon lại kéo dài câu chuyện và nói rằng ông hy vọng Đồng minh Hội xem xét lại lời yêu cầu trên với một lập trường thực tế hơn và cũng nên thấy rằng trong đó có bao hàm một sự ép buộc có thể đối với Đồng minh Pháp.
Langdon nói thêm là người An Nam có gì phải kêu ca đối với người Pháp thì họ nên theo con đường thông thường mà nói chuyện thẳng với người Pháp.
Phạm Viết Tự đáp lại rằng về lý thuyết mà nói thì đó là một cách giải quyết chính đáng “nhưng bênh vực cho điều đó trong trường hợp của Đông Dương là ngu ngốc, không nhận thấy thực tế của tình hình, vì ở đó chỉ có áp bức, không có dân chủ”.
Một lần nữa Langdon lại đả vào các người khách của mình: “Dân An Nam không nên nhìn tiền đồ của mình một cách quá bi quan. Tháng 7(21) vừa qua, tướng De Gaulle đã có công bố với báo chí Washington rằng chính sách của Pháp là nhằm dẫn dắt mọi dân tộc trong đế quốc Pháp tiến tới tự trị...”.
Cuộc nói chuyện đã tiếp diễn theo cái kiểu đó để rồi dẫn đến một kết thúc tất nhiên không tránh khỏi.
Khi Phạrn Viết Tự và các bạn của ông báo cáo lại cho ông Hồ, họ đã tỏ ra thất vọng và chỉ có thể nói rằng họ đã được tiếp đón thân mật nhưng không được một lời hứa hẹn ủng hộ về chính trị nào. Điều tốt nhất mà họ hy vọng có thể đạt được chỉ là một sự giúp đỡ hạn chế về quân sự và cũng có thể chỉ được trả công các dịch vụ đã tiến hành. Nhưng ông Hồ không thất vọng, trái lại ông tỏ ra hoan hỉ, trước sự ngạc nhiên của mọi người kể cả các sĩ quan OSS...
“Đồng minh Hội” của ông đã tranh thủ được sự công nhận của một quan chức trong Chính phủ Mỹ và đã giành được lời hứa hẹn sẽ làm cho các nhà cầm quyền cao cấp nhất  ở Washington, có thể cả đến “Tổng thống Roosevelt vĩ đại”, phải quan tâm đến sự nghiệp chính nghĩa của Hội.
Nhưng ở Washington, người ta đã đi đến một kết luận rất khác. Người Pháp đã được chấp nhận trước một cách không có cơ sở thục tế, như là một nước Đồng minh chiến dấu chống lại các lực lượng của Nhật ở Trung Quốc. Không muốn bị bỏ quên trên chiến trường Thái Bình Dương và hy vọng chiếm lại chủ quyền ở Đông Dương, người Pháp đã dồn dập yêu cầu các Chính phủ Washington và London cho họ tham gia vào các kế hoạch quân sự ở Viễn Đông.
Về sau việc tham gia chính thức của Pháp càng trở nên phức tạp khi Pháp đòi có quyền xúc tiến các hoạt động bí mật “chuẩn bị tác chiến” ngay trên đất Đông Dương. Việc đó đã đến tai cả Roosevelt và Churchill. Churchill không phản đối ý đồ của Pháp nhưng lại không muốn công khai bác bỏ lập trường đã được công bố của Roosevelt cho rằng ngtiòi Pháp không được chiếm lại Đông Dương bằng võ lực. Vấn đề được đưa ra bàn bạc rộng rãi và đã là đầu đề cho hàng đống giấy tờ và công văn ngoại giao trao đổi trong nội vụ và giữa các Bộ Ngoại giao Mỹ - Anh.
Roosevelt rất bực bội trước những đòi hỏi khăng khăng của Pháp, Anh và đã chỉ thị cho Hull “không được làm gì cả đối với các nhóm kháng chiến hay bất cứ cái gì khác có liên quan đến Đông Dương...”. Và như thế là câu chuyện đã được chấm dứt vào ngày 16-10-1944, nhất là đối với các hoạt dộng của Pháp như Roosevelt đã có ý nói. Nhưng vấn đề cũng đã lại chấm dứt với cả các “nhóm kháng chiến”.
Về sau, điểm này đã được làm sáng tỏ vào mùa xuân 1945, khi các nhà cầm quyền Mỹ cuối cùng đã phải cho phép chỉ giúp đỡ cho các nhóm nào đã chuẩn bị đánh Nhật.
 
Logged
(ak47)
Thành viên
*
Bài viết: 124



« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 03:36:27 pm »

ÔNG HỒ GẶP CHENNAULT
Trong lúc này, nhiều cuộc dàn xếp với ông Hồ đã được xúc tiến tại chỗ. Sau lần thương lượng mới với Trương Phát Khuê, ông được hoạt động tương đối tự do, và đã để một phần thời giờ cùng với các nhà chức trách OSS và OWI tham gia điều khiển công tác tuyên truyền của Đồng minh ở Côn Minh, Quế Lâm, Liễu Châu. Ông đã tận dụng các phương tiện của OWI để trau dồi thêm vốn tiếng Anh và sự hiểu biết thêm về lịch sử, phong tục tập quán Mỹ cũng như tình hình thời sự quốc tế. Ngoài ra, thỉnh thoảng ông lại cung cấp cho BIS tin tức quân sự về Nhật từ Đông Dương gửi tới, thực hiện công tác của tổ chức Việt Minh của ông và thu nạp người của các nhóm quốc gia đối lập. Đó cũng là một thời kỳ để ông Hồ tận dụng các khả năng thuận lợi của mình; nhưng trong thực tế, ông chỉ là một con tép nhỏ trong cái ao lớn và chắc chắn rằng đã chẳng có người Mỹ nào thấy được tầm quan trọng vai trò của ông trong tương lai.
Những người đi theo ông Hồ ở Đông Dương, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, mà người Mỹ ở Trung Quốc không hề biết, cảm thấy phấn khởi trước việc ông Hồ thoát khỏi sự giam cầm của người Trung Quốc, trước thắng lợi của Đồng minh ở châu Âu và Thái Bình Dương. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Võ Nguyên Giáp, họ đã tiến hành đánh phá các tiền đồn của Pháp và Nhật. Tiếp theo đó là những vụ đàn áp không thể tránh khỏi, cuộc “khủng bố trắng” của người Pháp. Người Việt Nam bị bắt giữ, nhà cửa bị đốt phá, tài sản bị tịch thu, làng xóm bị triệt hạ. Một số người Cộng sản được phát hiện bị bắn bỏ, bị chém đầu, hoặc bị chặt tay chân để bêu ra chợ. Chính quyền Decoux treo thưởng tiền và muối cho ai nộp được đầu các lãnh tụ cách mạng.
Những trận tấn công khủng bố của người Việt Nam và sự đàn áp dã man của Pháp đang còn diễn ra ác liệt vào 1944, khi có tin tướng De Gaulle vào Paris. Giáp trở nên nôn nóng và muốn phát động một cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại cả Pháp lẫn Nhật, nhưng nhiệt tình của ông đã bị các lãnh tụ khác thận trọng hơn kìm lại và cuộc khởi nghĩa đã bị hoãn. Nhưng những cuộc đàn áp của Pháp vẫn tiếp tục và phong trào cách mạng có nguy cơ bị tiêu diệt. Từ Côn Minh, ông Hồ ra lệnh “đình chỉ lại tất cả”, cho đến khi ông có thể về đến Pác Bó, hành dinh chiến đấu của ông trong vùng rừng núi tình Cao Bằng.
Cuối tháng 11, ông Hồ gặp Giáp và các chiến sĩ khác ở Bắc Kỳ. Ông thảo luận với họ về tình hình, phê phán tính nóng vội của họ và chỉ cho họ biết rằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra lúc đó là quá sớm và sẽ thất bại. Để nâng cao tinh thần họ và ngăn chặn những hành động liều lĩnh có thể làm nguy hại cho phong trào, ông Hồ cho thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và cử Giáp làm Tổng chỉ huy. Ban đầu, đội tập trung vào tuyên truyền phổ biến và giáo dục cho dân chúng về chiến thuật du kích; và sau đó đội đã trở thành tiền thân của Quân dội Nhân dân hiện nay mà Giáp là Tổng tư lệnh và là người anh hùng.
Sau khi đã giải thích và trấn an những người đi theo, ông Hồ quay trở lại Côn Minh. Khi đi qua vùng Cao Bằng gần biên giới Trung Quốc, ông Hồ gặp một người phụ tá tin cẩn khác là Phạm Văn Đồng, người trước đây đã đề xuất ra các bản yêu sách cho Gauss và Tưởng Giới Thạch để xin tha cho ông Hồ ra khỏi nhà tù. Qua Đồng, tình cờ ông Hồ biết là có một phi công Mỹ bị hạ đang được giữ trong một đơn vị du kích của Giáp ở gần đó. Người phi công đó chính là một trong 9 nhân viên hàng không mà nhóm GBT báo cáo là đã nhảy dù ra khỏi máy bay sau trận đánh trên vùng Sài Gòn.
Hay tin có một phi công Mỹ đang được giữ ở một nơi an toàn, ông Hồ nắm ngay lấy thời cơ may mắn này và ra lệnh cho đưa người Mỹ đó đến gặp. Sau một lúc nói chuyện thân mật và tin chắc rằng người Mỹ đã thấy được sự giúp đỡ của người Việt Nam, ông đã chỉ thị cho Đồng cho hộ tống người Mỹ đó, không phải chỉ giản đơn đến biên giới, mà đến thẳng cho người Mỹ ở Trung Quốc. Đây là một dịp thuận lợi nữa để ông Hồ đề cao phong trào cách mạng với người Mỹ và làm cho họ phải chính thức công nhận phong trào của ông.
Ông Hồ trở lại Côn Minh vào tháng 2 rét lạnh. Ở đó ông đã tiếp xúc ngay với các bạn ở OSS và OWI. Ông tỏ ra lo lắng về các cuộc điều động quân mới đây của Pháp và Nhật. Ông cho việc quân Pháp và cả quân Nhật cũng triển khai lực lượng trên các vùng rừng núi Bắc Kỳ và Lào là một điều lạ lùng. Ông Hồ đã không thể biết rõ về các cuộc điều động binh lực này nhưng chắc chắn là có một cái gì đó quan trọng đang được chuẩn bị. Theo ông có thể có cuộc tiến quân phối hợp Pháp - Nhật về hướng Vân Nam phủ(22) ở phía Bắc hoặc về Nam Ninh ở phía Đông.
Điều mà ông Hồ không biết là đội tuyên truyền mới của ông sắp sửa là mục tiêu cuộc hành quân càn quét của quân Pháp nhằm triệt để hoàn toàn “bọn phiến loạn”. Cuộc hành quân này đã được dự định tiến hành trong tuần lễ bắt đầu từ 10-3. Trong khi chuẩn bị, một số đơn vị quân Pháp ở Bắc Kỳ đã được dàn ra ở phía Bắc, hướng vào các căn cứ địa quân du kích Việt Nam. Thật ra, đó chỉ là một bộ phận trong kế hoạch to lớn chủ yếu của tướng Mordant bố trí toàn bộ quân của ông ở phía Bác để chờ “cuộc đổ bộ của quân Đồng minh” vào Đông Dương. Cuộc hành quân càn quét chỉ là một kế hoạch che giấu nhưng đồng thời đó cũng là một đòn Mordant muốn trả đũa cho “nhóm người An Nam phản bội”.
Nếu như ông Hồ và ông Giáp không hay biết gì về ý đồ nhằm tiêu diệt lực lượng nhỏ bé của họ thì người Pháp lại càng bất ngờ hơn với người Nhật: Nhật đã đột nhiên tấn công quân Pháp chiều ngày 9-3, ngay trước khi cuộc hành quân của Pháp bắt đầu. Như sau này đã rõ, người Nhật đã tước vũ khí và bắt giam tất cả những lực lượng quân sự cùng với những nhà lãnh đạo Pháp, trong đó có tướng Mordant và Aymé, và đã tước quyền của các quan chức mọi cấp - từ Decoux cho đến tên thư ký quèn. Như đã nêu trên, chỉ có những người Pháp trong các đội quân được triển khai ở bắc Bắc Kỳ và Lào(23) để nhằm càn quét vùng rừng núi quân du kích Việt Minh và chờ “quân Đồng minh” đến mới thoát được ra ngoài cú vét lưới của Nhật.
Chỉ có Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh của ông ta là đã được lợi gấp đôi trong cái cú đánh lớn may mắn này. Họ đã được cứu thoát khỏi những người Pháp đang nhằm tiêu diệt họ, những người mà sau này họ đã che chở và cho ẩn náu khi rút lui qua Trung Quốc. Còn nhân dân Việt Nam thì tạm thời đã được “giải phóng” khỏi những ông chủ Pháp của họ.
Luồng tin tức tình báo từ Đông Dương cho đến lúc đó vẫn còn hạn chế, đã bị tắc trong ngày một ngày hai. Cú đảo chính của Nhật đã làm ỉm đi mất tất cả mọi đường dây thông tin quân sự, chính trị của mạng lưới SACO và GBT. Tướng Chennault bên hàng không đòi cung cấp các mục tiêu tình báo; người Trung Hoa gặp khó khăn nguy hiểm trong việc triển khai các lực lượng trang bị đơn sơ và nghèo nàn của họ, cũng như trong việc xây dựng các cứ điểm phòng thủ của họ dọc theo biên giới Đông Dương mà không nắm được tin tức về sự bố trí quân Nhật. Vì vậy phải cấp bách mở lại các đường giao liên và các hoạt động bí mật để bảo đảm cho các kế hoạch chống Nhật ở Trung Quốc và Thái Bình Dương của Đồng minh thành công.
Trong tình hình khẩn cấp đó, lãnh đạo OSS được chỉ thị phải làm mọi việc có thể được để mở thông lại luồng tin tức và đã cho phép được sử dụng “tất cả mọi nhóm kháng chiến”. Đây rõ ràng là một sự thay đổi trong chính sách cấm đoán của Tổng thống từ tháng 10 trước và cũng có nghĩa là OSS đã được quyền tự do tiếp xúc với Hồ Chí Minh.
Fenn, trung uý hải quân của chúng ta, lúc đó được phái đến công tác ở AGAS, đã dược nghe nói về một “người An Nam tên là Hu Tze Minh” đã giúp cho viên phi công bị hạ “Trung uý Shaw” trở về Trung Quốc. Fenn lại được biết “Hu Tze Ming” đã ở Côn Minh và “thỉnh thoảng” xuất hiện trong các cơ quan của OWI. Fenn thu xếp để gặp người An Nam đó vào chiều 17-3. Đó tất nhiên là Hồ Chí Minh.
Khi tôi đến Côn Minh vào tháng 4-1945, tôi đã có dịp đọc một số báo cáo của Fenn nói về việc tổ chức “các lưới tình báo bản xứ trong nội địa Đông Dương”. Nhưng các báo cáo này không có những chi tiết mà trung uý Fenn đã đưa ra sau này trong quyển sách in năm 1973 của ông(24). Một số ít các chi tiết này (mà tôi đã xác nhận trong tập ghi chú chính thức vào lúc đó) đã nói rất xác đáng về những thắng lợi chính trị của Hồ Chí Minh vài tháng sau đó.
Trung uý Fenn đã kể lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của Fenn với ông Hồ: “Hồ đi cùng với một người trẻ tuổi là Phạm(25)... Hình như ông ta đã được gặp... Glass và De Sibour, nhưng chẳng thu được gì ở các vị này. Tôi đã hỏi xem ông Hồ muốn gì ở họ. Ông Hồ nói - chỉ có vấn đề công nhận nhóm của ông ta (gọi là Mặt trận Đồng minh hay Mặt trận Độc lập)”. Sau đó ba hôm, họ gặp nhau lại để chuẩn bị cho ông Hồ trở về Đông Dương, nơi sẽ được đặt các trạm thu tin tình báo với các máy vô tuyến của OSS và các hiệu thính viên người Việt do OSS đào tạo.
Ông Hồ đã gợi ý với Fenn rằng ông ta muốn được gặp tướng Chennault. Fenn chỉ đồng ý thu xếp cuộc tiếp kiến nếu như ông Hồ chấp nhận không được đòi hỏi ở Chennault bất cứ điều gì: “việc xin tiếp tế cũng như hứa hẹn ủng hộ. Hồ tán thành”. Ngày 29-3, Fenn, Bernard và Hồ Chí Minh được đưa đến cơ quan và giới thiệu với tướng Chenjlault.
Fenn kể lại: “Chennault rất cảm ơn ông Hồ về việc người phi công được cứu thoát. Ông Hồ đáp lại bao giờ ông cũng sung sướng được giúp đỡ người Mỹ và đặc biệt giúp tướng Chennault mà ông ta hết mực ca tụng. Họ chuyện trò về đội Hổ bay. Chennault tỏ ra hài lòng về những câu chuyện mà ông Hồ biết chung quanh vấn đề này. Họ bàn chuyện cứu các phi công bị nạn. Không ai nói gì đến người Pháp hoặc nói chuyện chính trị. Tôi thở phào khi mọi người sắp từ biệt nhau. Lúc đó, ông Hồ nói rằng ông muốn xin một vật kỷ niệm nhỏ... Và tất cả cái mà ông muốn chỉ là một cái ảnh của tướng Chennault... Đúng lúc... một tập ảnh 8x10 được đưa ra. “Hãy chọn lấy”, Chennault nói. Ông Hồ cầm lấy một chiếc ảnh và hỏi tướng Chennault có vui lòng cho xin chữ ký?' Chennault liền viết ở dưới “Bạn chân thành của anh. Claire L. Chennault”.
Theo ý ông Hồ thì việc được tướng Chennault tiếp là hết sức quan trọng vì được coi như là một sự công nhận chính thức của Mỹ. Nhưng tấm ảnh có chữ ký đã trở thành vật có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với ông khi ông rất cần một chứng cứ cụ thể để thuyết phục một số người Việt Nam quốc gia đa nghi rằng ông đã giành được sự ủng hộ của Mỹ. Đó chỉ là một mưu mẹo không có cơ sở nhưng cũng đã đạt được kết quả.
Khi Fenn, Bernard và Tan điều đình với AGAS để chở ông Hồ đến vùng biên giới Trình Tây để rồi từ đó ông đi bộ về Pác Bó, tôi cũng dùng “Humpll”(25) bay tới Côn Minh để tiếp quản các công tác ở Đông Dương.
________________________________________
 (1) Ban không trợ mặt đất, tổ chức cứu các phi công bị rơi ở chiến trường Trung Hoa, tương tự như BAAG của Anh.
(2) “Người hùng” của Churchill, lúc đó đang hoạt động bí mật dưới danh nghĩa là người Mỹ.
(3) Đại tá  N.B. De Pass
(4) Trưởng ban Ngoại vụ của Quân sự Ủy viên hội, giám đốc Cục tình báo quân sự Trung Quốc.
(5) Ban tham mưu kỹ thuật không lực mặt đất, đơn vị 5329
(6) sĩ quan MO của OSS ở Miến Điện
(7) thuộc đông bắc Côn Minh, cách biên giới Đông Dương 30 dặm
(Cool Nha thông tin chiến tranh
(9) Bí thư thứ ba của Đại sứ quán ở Trùng Khánh
(10) Bí thư thứ hai của Đại sứ quán ở Trùng Khánh
(11) Tư lệnh Đệ tứ chiến khu
(12) Bộ trưởng Bộ tổ chức Ban chấp hành Trung ương Trung Hoa Quốc dân đảng
(13) giám đốc Viễn Đông sự vụ Bộ Ngoại giao
(14) ý Vincent muốn chỉ tổ chức Việt Minh
(15) tức Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội
(16) lúc này Sprouse đã được chuyển về Bộ Ngoại giao
(17) Tại hội nghị Versailes 1919, ông Hồ, lúc đó mang tên Nguyễn Ái Quốc, đã thay mặt cho Đông Dương, gửi kiến nghị (bản Yêu sách 8 điểm) cho tổng thống Wilson nhưng không có kết quả.
(18) Đại sứ Anh ở Mỹ 1941-1946
(19) Để đáp lại việc Trung Quốc trả lại tự do vào tháng 8-1943, ông Hồ đã đồng ý hợp tác với tướng Trương Phát Khuê tổ chức lại Đồng minh Hội. Ông Hồ cũng phải hứa cộng tác với người Trung Quốc trong việc thu thập tin tức tình báo.
(20) lúc đó ông Hồ 54 tuổi
(21) năm 1944
(22) Côn Minh
(23) lực lượng dưới quyền tướng Galwel Sabattier, chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kỳ và tướng Wavcet Alessandri
(24) Charles Fenn, Hồ Chí Minh, 1973
(25) Sau này chính Phạm Văn Đồng đã xác nhận ông là người đi cùng ông Hồ trong lần gặp gỡ với Fenn
(26) tuyến đường bay ở phía đông Himalaya, được Đồng minh sử dụng để vận chuyển người và đồ tiếp tế từ Ấn Độ sang Trung Quốc.
Logged
(ak47)
Thành viên
*
Bài viết: 124



« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 03:39:14 pm »

PHẦN II
CÔN MINH
Chương 7

Điều mà Washington đã không biết
HỖN LOẠN
Chuyến bay của tôi đến Côn Minh lúc đó mất khoảng độ một tuần, qua chừng 13.000 dặm từ New York. Chiếc phi cơ C.47 lăn bánh vào sân bay Côn Minh chiều tối ngày 13-4-1945, không ai nghênh đón và cũng chẳng ai biết đến. Một lái xe người Hoa đến gặp và đưa tôi về nhà nhân viên OSS. Ở đó người quản ly chia cho tôi một mảnh giấy của trung tá Paul L.E. Helliwell(1) “Hoan nghênh dã đến Trung Quốc, sẽ gặp ở buổi điểm tâm”. Sáng hôm sau, ở Câu lạc bộ sĩ quan, một sĩ quan người cao, dáng dễ coi, đã nhẹ nhàng đi qua phòng ăn và giơ tay chào đón tôi. Ông tự giới thiệu là “Paul” với một nụ cười gượng trên môi. “Tôi sung sướng được gặp anh”, và ông nói thẳng cho tôi biết rằng mọi việc ở đây đều “rối tung lên” và Washington đã “chẳng được giúp đỡ gì cả”. Sau bữa ăn, chúng tôi về khu vực của OSS, một khu có sáu hay bảy nhà cao tầng chung quanh sân và có tường bao quanh. Cơ quan treo cờ rủ - Tổng thống Roosevelt đã mất trước đây hai hôm.
Chúng tôi đến thẳng dãy nhà hai tầng dài và vào nhiệm sở của đại tá Heppner. Thông thường Heppner điều khiển công việc từ cơ quan đóng ở Trùng Khánh, cạnh hành dinh của Wedemeyer, Đại sứ quán Mỹ và chính phủ Trung ương Tưởng Giới Thạch. Nhưng khi tôi tới thì Heppner cũng đến Côn Minh chủ trì một cuộc hội nghị hoạch định kế hoạch cho các hoạt động của OSS ở Đông Dương.
Cuộc đảo chính mới nổ ra của Nhật và các cuộc chuyển quân làm cho người ta phải tính đến khả năng người Nhật tiến về phía Côn Minh và các điểm khác dọc sườn phía nam quân Tưởng, Bộ tư lệnh của Wedemeyer đã chỉ thị cho OSS phải ngăn chặn cuộc tiến quân của Nhật và hội nghị phải làm sáng tỏ các quan hệ Mỹ - Pháp và quyền hạn của OSS được hoạt động ở Đông Dương. Heppner muốn tôi tham dự hội nghị và cuộc gặp mặt đã chuyển thành buổi giới thiệu tôi tham gia vào giới hoạt động ở Trung Quốc, liền ngay sau khi tôi mới chân ướt chân ráo rời khỏi cái bầu không khí đầy cao thượng và thanh khiết của Washington. Cứ như là một cuộc nhảy ào vào nước lạnh. Heppner mở đầu hội nghị và nói rằng tình hình đòi hỏi phải có hành động cấp bách nhưng chính sách Mỹ thì không rõ ràng. Đặc biệt là OSS không biết phải giúp cho người Pháp đang rút lui ở Bắc Kỳ chống cự lại Nhật hay chạy trốn sang Trung Quốc. Người phát ngôn của Đại sứ quán cũng như của Chiến trường có mặt ở đó đều không ai có thể trả lời được câu hỏi này. Đại diện của tướng Chennault giữ lập trường là cả hai việc đều cần được xúc tiến và đưa ra hai bức công điện để hỗ trợ cho quan điểm của mình.
Bức thứ nhất của tướng Marshall gửi cho Chennanlt đề ngày 19-3, trong đó có một đoạn nói: “thái độ mới của Chính phủ là giúp đỡ cho người Pháp với điều kiện là không được để cho sự viện trợ đó ảnh hưởng đến các chiến dịch đã được hoạch định. Đội không quân thứ 14 có thể tiến hành các trận đánh vào quân Nhật ở Đông Dương để chi viện cho người Pháp trong khuôn khổ đã định của chính sách nói trên”.  
Bức thứ hai, mới hơn, của Tham mưu trưởng Liên quân gửi cho Wedemeyer và đề ngày 9-4, yêu cầu Wedemeyer “nghiên cứu việc thả dù một số hàng tiếp tế nào đó (vì những mục đích nhân đạo) nhưng việc thi hành thì vẫn do chiến trường Trung Hoa quyết định”. Rõ ràng là Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân muốn tránh không đi thẳng vào vấn đề và muốn chuồi cho Wedemeyer trách nhiệm quyết định ra lệnh: đó là điều mà Heppner muốn được thấy chiến trường chấp nhận trước khi ông ta quay về Trùng Khánh. Hội nghị ngừng họp vào buổi trưa.
Trong khi tôi vắng mặt, Helliwell đã nắm lấy chồng hồ sơ tài liệu trong cơ quan tôi, và với một niềm thích thú độc ác, đã ghi lại cho tôi mấy chữ: “Để đánh giá tốt hơn nữa đối với tổ Đông Dương sự vụ (FIC Affair) lộn xộn”. Các tập hồ sơ này mang những cái tên cũng nói lên được một cách không úp mở: “Chính sách Mỹ - Đông Dương thuộc Pháp”, “kế hoạch Quail”(2), “người Pháp ở Đông Dương”, “phái đoàn quân sự Pháp - M.5”, “Người An Nam trong các hoạt động của SI – SO” và v.v... Khi xem lại các tài liệu, tôi mới thấy rõ rằng nhiều vấn đề chính sách còn rất mù mờ và trong các quan hệ quốc tế về địa phương của chúng tôi thì đầy rẫy những cuộc đấu tranh chính trị nội bộ tương tàn và xung đột về mục tiêu chiến tranh và các vấn đề về tác chiến đòi hỏi phải có sự quyết định của cấp cao nhất. Trước khi khởi sự hoạt động, tôi thấy cần phải có một cuộc thảo luận sâu sắc, đưa ra quyết định cuối cùng về các vấn đề nói trên và nó phải được đưa tới các cấp ở Trùng Khánh và Washington.
Ngày hôm sau, Helliwell triệu tập các sĩ quan tham mưu, chủ yếu để bàn về “kế hoạch Quail”, một hoạt động quan trọng của SI ở Đông Dương mới được trên thông qua. Trong những người có mặt, tôi thấy có đại uý (sau là thiếu tá) Robber E. Wampler, thủ trưởng phòng SO, ông R. Dulin, đại diện cho phòng Mountbatten, một đại diện của X2 (phản gián), một báo cáo viên của cơ quan R&A(3), và thiếu tá (sau là đại tá) A.R. Wichtrich thay mặt cho AGAS.
Ngay từ lúc tôi phụ trách kế hoạch “Quail”, Helliwell đã giúp tôi cho kiểm điểm lại tình hình từ khi ông đến chiến trường (vào ngày 25 tháng Giêng trước) và nghiên cứu các vấn đề phải đối phó, các tiến bộ đã đạt được trước khi đi vào thảo luận các vấn đề mới.
Báo cáo viên của R&A nêu tóm tắt về các hoạt động tình báo ở Đông Dương. Theo ông, từ những ngày Nhật chiếm Đông Dương, các giới liên quan người Pháp, Anh và Trung Hoa thỉnh thoảng cũng đặt được những trạm thu tin, đường giao liên và mạng lưới điện đài để nhằm đáp ứng các yêu cầu riêng của họ, nhưng những hoạt động đó thường không kết hợp với các mục tiêu của Đồng minh và nhiều khi lại cạnh tranh với nhau. Chỉ có nhóm GBT là ngoại lệ và đã cung cấp được nhiều tin tức quân sự cho Bộ chỉ huy Đồng minh. Nhưng cả nhóm này cũng chỉ là một tổ chức không có hình thức rõ rệt, theo đuổi những mục đích khả nghi, và chỉ được đặt dưới một sự kiểm tra mơ hồ của Đồng minh. Dẫu sao đi nữa thì từ khi có cuộc đảo chính của Nhật, mọi nguồn tin tình báo từ Đông Dương, bao gồm cả nhóm GBT đều im lặng.
Báo cáo của R&A lại cho biết là ngay từ đầu tháng 11-1944, tướng Wedemeyer đã quyết định cho tiến hành mạnh mẽ một chương trình hoạt động bí mật ở chiến trường Trung Quốc và đã yêu cầu tướng Donovan xúc tiến thực hiện vấn đề này.
Trước sự phản ứng của Nhật đối với thắng lợi của Đồng minh ở Thái Bình Dương và hoạt động của Pháp ở Đông Dương, Helliwell, ngày 1-3 (trước cú Nhật Bản) đã phải vội vã xin chỉ thị hướng dẫn của Bộ tư lệnh chiến trường. Helliwell đã được trả lời là ông không được làm việc với “người bản xứ hoặc các nhóm cách mạng” và “trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được gửi tiếp tế cho bất kỳ ai ở Đông Dương...(cũng như) không được làm việc với người Pháp nếu không thông qua những tiếp xúc cấp cao ở Trùng Khánh”. Helliwell lại còn được Hepper nhắc thêm “theo lệnh trực tiếp của Tổng thống, OSS bị cấm không được ra những quyết định về chính sách đối với Đông Dương thuộc Pháp”.
Cú mồng 9-3 đã gây ra một tình trạng cực kỳ hỗn độn ở Trung Quốc. Giữa lúc đó, cả tướng Wedemeyer lẫn đại sứ Hurley đều ở Washington họp với Tổng thống, Tham mưu trưởng liên quân và người cầm đầu Bộ Ngoại giao và Bộ Chiến tranh. Tướng Chennault thay Wedemeyer khi vắng mặt và đại diện lâm thời Atcheson điều khiển đại sứ quán. Vì không có tin tức cụ thể từ Đông Dương nên không thể lường được những ý đồ về chiến lược của Nhật. Tưởng lo sợ một cuộc tiến quân lên phía bắc vào đất Trung Quốc. Người Pháp kêu la xin được tiếp cứu và Chennault thì không nhận được chỉ thị gì. Chennault tuy là người thú hai sau Wedemeyer nhưng thường không biết tới các cuộc thảo luận về đường lối chính sách ở cấp cao. Theo quan điểm của các nhà chính trị thì vai trò sĩ quan không quân cao cấp của ông ở Trung Quốc là chiến thuật hơn là chiến lược. Do đó khi nổ ra cú 9-3, Chennault đã bị đặt vào tình thế khá tế nhị.
Chennault đã không được hay biết gì về cuộc thảo luận ngày 26-1 giữa Clarac, cố vấn Đại sứ quán Pháp, Wedemeyer và Hurley về vấn đề quan hệ Nhật - Pháp “đang đi đến một cuộc khủng hoảng” và cả vấn đề người Nhật yêu cầu Pháp bố trí một sư đoàn mới ở biên giới Bắc Kỳ và Trung Hoa v.v.... Chennault cũng chẳng được báo cho biết việc Wedemeyer có liên lạc trực tiếp với trung tướng J.F. Hull(4) ở Hội nghị Yalta, cũng như việc Wedemeyer đã được Hull thông báo cho biết là tướng Marshall đã trao đổi với Tổng thống về vấn đề các hoạt động tình báo ở Đông Dương. Đặc biệt là: “Tổng thống đã cho Marshall biết rằng ông không có gì phản đối việc (Wedemeyer) cho tiến hành các hoạt động tình báo và lật đổ ở Đông Dương. Tổng thống đồng ý với bất cứ điều gì làm để chống lại người Nhật nhưng với điều kiện là chúng ta không đuợc sắp cùng hàng với người Pháp. Tổng thống cũng không thay đổi thái độ trong việc đối xử với các nhà chức trách Pháp về vấn đề công nhận chính thức quyền lợi của Pháp ở Viễn Đông”.
Những thông tin cơ bản này đã không có giá trị gì đối với Chennault và sau ngày 9-3, khi người Pháp lên tiếng cầu cứu, Chennault đã dùng quyền chỉ huy của mình để đáp lại lời kêu gọi của Pháp. Chennault đã dựa vào một bức điện mơ hồ của Bộ Ngoại giao cho phép Wedemeyer “giúp đỡ người Pháp” trong trường hợp họ phải tới Trung Quốc để “xin viện trợ về thuốc men”, miễn là có thông báo cho người Trung Hoa biết.
Chennault đã gặp Tưởng Giới Thạch vào sáng 10-3 cùng với tướng Hà Ứng Khâm. Chennault hỏi Tưởng xem người Pháp có thể bị tước vũ khí không nếu như họ kéo vào Trung Quốc và không nghiêm chỉnh chống cự lại người Nhật. Tưởng chỉ đáp lại là người Pháp “có thể ở lại Trung Quốc trong một khu vực riêng..”. Đối với câu hỏi phải làm gì nếu như người Pháp tiến hành một cuộc chống cự kiên quyết, họ có bị phó mặc cho số phận của họ hay chúng ta sẽ đưa quân sang hỗ trợ cho họ; Tưởng đáp “nếu có chống cự kiên quyết thì cũng có thể được giúp đỡ”.
Trong khi thiếu một chính sách rành rọt, Chennault đã quan niệm chỉ thị mập mờ của Bộ Ngoại giao và những lời phát ngôn nước đôi của Tưởng là ngọn đèn xanh cho phép ông giúp Pháp. Chennault đã phái các cơ quan tình báo của mình (OSS/AGFRTS) đột nhập vào Đông Dương để tiếp xúc với các nhân viên hàng không người Pháp và thu xếp việc thả dù tiếp tế vũ khí, đạn dược, thuốc men và lương thực. Nhưng đến ngày 20-3, Bộ Chiến tranh đã ra lệnh cấm Chennault cung cấp vũ khí và đạn dược, mà chỉ cho phép thả bom và bắn phá quân Nhật ở Đông Dương.
Bốn năm sau tướng Chennault đã đánh giá tình hình của ông như sau:
“Chính phủ Mỹ rất quan tâm đến việc người Pháp bị đánh bật ra khỏi Đông Dương, vì việc đó sẽ làm dễ dàng hơn vấn đề tách người Pháp ra ngoài thuộc địa của họ sau chiến tranh. Lúc đó, người Anh lại ra sức phục hồi lại hệ thống các thuộc địa của họ ở Viễn Đông và coi việc thất bại của người Pháp ở Đông Dương là vô cùng tai hại cho uy tín của chính đế quốc mình. Khi các máy bay vận tải Mỹ tránh không đến Đông Dương thì các phi đội hàng không Anh có nhiệm vụ tiếp tế mọi mặt cho người Pháp từ Calcutta, thả dù cho họ súng tiểu liên, lựu đạn và súng cối.
Tôi đã nghiêm chỉnh thi hành mệnh lệnh cấp trên đúng từng chữ, nhưng thực sự tôi đã chẳng thích thú gì với cái ý nghĩ phải để mặc cho người Pháp bị tàn sát trong rừng sâu khi mà tôi chính thức bị buộc không được biết đến cảnh ngộ của họ”.(5)
Trở lại cuộc hội nghị, các vấn đề của Helliwell đặt ra rất khác với tướng Chennault. Trong khi Chennault nhận được chỉ thị phải đình chỉ gửi vũ khí đạn dược cho người Pháp ở Đông Dương thì OSS lại nhận được lệnh phải xây dựng những mạng lưới tình báo mới ở đó. OSS đã nhận được hai bản chỉ thị. Cả hai bản đều do tướng Marvin E. Grose, quyền tham mưu trưởng, ký thay cho tướng Chennault, tư lệnh chiến trường Trung Hoa.
Bản chỉ thị thứ nhất cho phép thành lập các lưới tình báo ở Đông Dương và cho phép viện trợ bất kỳ “nhóm kháng chiến nào mà việc chống đối tích cực với quân đội Nhật sẽ làm tăng thêm thuận lợi cho các hoạt động của Mỹ và Trung Quốc”. Ở đây có hai điểm quan trọng: sự viện trợ được hạn chế trong những việc không được gây trở ngại cho các cuộc hành quân đã được hoạch định và đang được xúc tiến trên chiến trường Trung Hoa; phải hết sức thận trọng trong khi hoạt động để làm sao cho “tất cả các nhóm đều được phân phối công tác một cách không thiên vị, bất kể họ có nguồn gốc chính trị hay sự liên kết với một Chính phủ riêng biệt nào”. Bản chỉ thị thứ hai đòi OSS phải thành lập nhiều trạm vô tuyến điện để phục vụ cho cả OSS và Phái đoàn quân sự Pháp. Các bản chỉ thị nói trên đã thúc đẩy OSS hoạt động nhưng đồng thời cũng đặt OSS vào một tình thế khá tế nhị và dễ gây lúng túng cho Pháp. Helliwell giải thích là người Pháp đã nài ép để xin được tiếp viện nhiều vũ khí và trang bị chiến đấu, mà làm như thế thì chỉ gây trở ngại cho các kế hoạch tác chiến của chiến trường vì phải giảm bớt đi không ít khả năng của không lực và, “khối lượng hàng tiếp vận của Hump”. Theo các chỉ thị mới thì cũng trong thời gian này, OSS lại được giúp đỡ người Việt Nam quốc gia. Những người này cũng đòi hỏi vũ khí và trang thiết bị chiến đấu nhưng với một khối lượng nhỏ bé, không cần đến một sự bảo đảm hậu cần quan trọng hoặc phải điều chỉnh lại các kế hoạch hoạt động đã được vạch ra.
Tôi nêu vấn đề là trong tháng qua không biết đích xác là Pháp đã có tiến hành một cuộc chống cự có tổ chúc nào không. Helliwell xẵng giọng đáp lại ngay: “Chết tiệt! Không có gì hết! Chúng ta đã thả dù hàng tấn vũ khí và đạn dược, nhưng không đâu báo là có cuộc chống cự của Pháp. Thực tế chúng ta nghĩ rằng Nhật đã tóm hết mọi thứ của chúng ta trong khi Pháp rút chạy gấp về phía biên giới”.

Logged
(ak47)
Thành viên
*
Bài viết: 124



« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 03:41:38 pm »

Helliwell nói, với hai bản chỉ thị mới, ông ta thấy rằng cần bắt đầu phái các tình báo viên xâm nhập vào Đông Dương, mặc dầu ngày hôm sau ông nhận được một bức điện của Bộ Chiến tranh ra lệnh cho OSS “không được làm gì cả đối với Đông Dương thuộc Pháp”. Bức điện cấm Chennault không được tiếp tục thả dù vũ khí cho nhân viên hàng không Pháp và hai chỉ thị của chiến trường cho phép triển khai các hoạt động tình báo ở Đông Dương đều được ghi cùng một ngày – 20-3.
Giữa tình hình lộn xộn gây ra do mớ điện tín nói trên thì Helliwell nhận được sự đồng ý của chiến trường về “phương án Quail” mà người ta phải nóng lòng chờ từ nhiều tuần nay. Nhưng ngày hôm sau, Helliwell lại nhận được một bức điện của đại tá Willis S. Bird, phó của Heppner, nói “không được làm gì cả trong việc thành lập các đài vô tuyến” định để phục vụ cho cả OSS và Pháp. Lại một chuyện kích động nữa trong quan hệ gay cấn giũa Mỹ và Pháp.
Helliwell tỏ ra rất bực mình vì không có sự phối hợp giữa các yêu cầu cấp bách về tin tức hoạt động của Nhật ở Đông Dương với mớ lệnh và phản lệnh quá hỗn độn của cấp trên. Ông đã phái nhiều sĩ quan Mỹ và hiệu thính viên người Việt tới biên giới để tìm gặp đội quân đang rút lui của tướng Sabattier(6) và thu lượm tin tức về Nhật. Tất cả điều mà những người này đã có thể báo cáo về được là “người Pháp đang bị Nhật đuổi chạy sát nút”. Và theo Helliwell, người Pháp cũng chẳng có thể cung cấp được tin tức gì về các đơn vị Nhật đang săn đuổi họ.
Helliwell cũng rất chán ngán bởi câu chuyện rắc rối mới đây xảy ra giữa Pháp, Anh, Mỹ và Trung Hoa. Câu chuyện đã được nhóm GBT báo cáo cho đại tá Bird ở Trùng Khánh rồi chuyển đến chỗ Helliwell. Theo GBT thì nhà đương cục ở Đông Hưng(7) ngày 20-3 đã thấy hai phi cơ Đồng minh lượn trên vùng trời Móng Cái và thả dù vũ khí cùng với đạn dược của Anh. Nhưng ở đó không có ai thu nhận nên người Trung Hoa đã ra thu nhặt tất cả. Vài phút sau GBT nhận được tin điện của Pháp nói rằng người Pháp đã rút lui hết sang đất Trung Quốc và Nhật đã chiếm Đông Hưng, Móng Cái và Tiên Yên. Pháp yêu cầu cho ném bom vào cả ba vị trí nói trên.
Rõ ràng là người Pháp không muốn mạo hiểm quay trở lại Móng Cái vì sợ đụng phải Nhật nhưng cũng không muốn cho người Trung Hoa thu lượm được món hàng thả dù khá quý giá nên đã yêu cầu cho thả bom ngay vào chỗ người Trung Hoa. Thật hiển nhiên là người Pháp đã tìm cách đánh lừa người Mỹ trong việc thả bom xuống các khu vực có quân đội Trung Quốc, và cũng may mắn mà nhóm GBT còn có liên lạc bằng điện đài với những nạn nhân mà đã được người ta nhắm sẵn.
Helliwell nói rằng Gordon đã cảm thấy người Pháp “hoàn toàn không đáng tin cậy” và mỗi hành động của Mỹ sau này đối với họ đều được xem xét kỹ lưỡng. Gordon cũng lại cảnh báo rằng theo ý kiến riêng của y thì “người Anh đã cắn chặt được một miếng và tự mình lao vào Đông Dương mà không có sự phối hợp của chiến trường”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM