Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 05:05:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Trung đoàn Tình nguyện quân 866 -Qua những miền Tây  (Đọc 174886 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 10:09:17 am »

       Trước hết  tôi rất cảm động và xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bác , đồng thời cũng thành thật  xin lỗi mọi người là  mở trang này  phàn đầu định dành cho một bác cựu đã trực tiếp tham chiến   giai đoạn 70-72  kể chuyện  . Bác ấy  và đứa cháu đã nhận lời , tôi cũng háo hức ngóng  vì chuyện ở Thượng Lào ít người biết, nhưng không may bác ấy ốm nặng đành chờ vậy
      Tôi  thuộc lớp  hậu sinh, ngày tôi sang Lào chiến tranh cơ bản đã kết thúc  nên  mọi chuyện ở  Cánh đồng Chum cũng chỉ là hóng hớt .Cũng như trong phần đặt   vấn đề mở top pich này mong được giao lưu và may ra có ai đó đã từng là lính của E 866 qua các thời kỳ  góp sức ,.
Khi  chúng tôi sang đó phần lớn các bác cựu trào là người Tây Bắc ,quân khu 2  người các dân tộc Mông ,Tày ,Thái  v.v  lính 73 về sau  là Thanh Nghệ ,nên khi họ trở về  khó có  điều kiện lên máy . Thực khó .
      Vâng bắn không nên tôi sẽ cố gắng đền đạn
     .Nói thật lòng  tôi chỉ là một anh binh nhì được sống và chiến đâu trong đội hình e 866  gần 10 năm . Mười năm  là dài  nhưng tôi chỉ là một thằng lính chiến , chỉ biết chuyện trong đại đội chứ  không  thể có tầm bao quát như bác Thang@, Phú @  được , lâu ngày chuyện nhớ chuyện quên , nhầm lẫn là   đương nhiên
                            TÔI ĐI LÍNH
       Năm 1975 tôi đang học dở lớp 10 ,Tết còn sang nhà  bé  hàng xóm  xin  một  khúc   cây mét về để nổ đất đèn thay pháo . Nổ đất đèn  là trò chơi  dùng một đoạn ống  mét  như nòng pháo đục thông vài  mắt với nhau,, trên thân  đục một lỗ nhỏ ..Đổ nước vào trong ống mét , cho đất đèn vào , khi đất đèn sôi hơi bốc qua lỗ , dùng lửa đốt vào đó rồi lấy tay  đập lại  đất đèn bắt lửa tạo áp suất  nổ tiếng rất to và phụt lửa ra phía trước  miệng  giống như súng  đại bác  bắn  Đó là trò chơi cuối cùng của tuổi thơ tôi , một trò chơi chiến tranh như những trò  chơi chiến tranh khác của trẻ con thời đó       
                       Ra Tết chúng tôi đi học bình thường , bắt đầu tính chuyện thi vào đại học ,tôi nhớ là đã chụp ảnh làm hồ sơ và nguyện vọng của tôi là vào đại học  Bách khoa  khoa chế tạo máy   để làm những cái máy cấy máy  cày giúp bà con  nông dân đỡ khổ vì tôi  học khối A  cũng ổn và  nằm trong đội tuyển Toán 5 thằng của trường câp 3 huyện  khóa đó . 
                    Năm 1975  miền Bắc tổng động viên , vay cả lính 76 nghĩa là gọi  đi lính đến cả thanh niên 17 tuổi  Cha tôi  hồi  đó về hưu làm Chủ tịch  mặt trận xã,ông đi khắp làng trên xóm dưới vận động thanh niên đi bộ đội , tôi  nghe bà con ỳ sèo phản ứng ông nhiều vì nhà tôi có 8 anh chị em , tôi thứ 7 . chú em thứ 8 bi bệnh còn 6 anh chị trên tôi đều học đại học thoát ly công tác  không có ai đi lính . Họ không đi lính chỉ vì khám tuyển không đủ sức khỏe , duy anh thứ ba khỏe hơn thì lại làm  thuyền trưởng  tàu Giải phóng vận chuyển súng đạn cho chiến trường vất vả hy sinh không thua gì bộ đội   Thời đó cả nước đánh giặc ,nhà nào cũng có người cầm súng  Nhà chưa có ai đi bộ đội như là một tội đồ . Anh thứ 2 tôi  2 lần  thi đậu nghiên cứu sinh không được cho đi , chị thứ 5 được gọi đi học đại học ở Bungari , ra đến Hà nội bị ách lại phải sang học Ngoại thương . anh kề tôi 17 tuổi học xong lớp 10  năm 73 ,khám tuyển nghĩa vụ quân sự chỉ nặng 37 kg, thi đậu Kinh tế kế hoạch cũng bị ách lại ,cha tôi phải  nói với huyện là : Con tôi không trốn NVQS. Nó khám trượt  các anh không lấy , bây giờ nó đậu DH phải cho nó đi , bao giờ nó trúng tuyển thì lúc đó hẵng hay . Lằng nhằng mãi anh tôi mới được đi học  . Tôi nghĩ rằng bà con lối xóm và tổ chức có cái lý của họ
         Không khí tuyển quân lan  đến trường học Những cuốn tiểu thuyết “Khi có một mặt trời “nói về anh hùng Lê Mã Lương, của Hồ Phương , Dấu chân người lính của Nguyễn minh Châu luôn là đề tài sôi nổi cuốn hút trong các giờ giải lao   Lớp tôi  các anh đủ tuổi nghĩa vụ không đi học nữa ,họ được các xã nuôi ăn  bồi dưỡng tập trung để đủ sức khỏe khám tuyến , lớp vắng dần
      Một tối tôi đang học bài , cha tôi lại gần hỏi “ con đi bộ đội được không ?? mẹ tôi nghe thấy choàng dậy hỏi : Ông nói chi lạ rứa ,con hắn đang con nít “,cha tôi không nói gì thêm . tôi cũng không biết trả lời thế nào .  Trưa hôm sau đi học về tôi nói với cha : con đi bộ đội được cha ạ. Chiều   anh  Quang bí thư xã đến nhà tôi nói :  Mai em xuống huyện khám sức khỏe   ( Sau này ông Quang phê  bậy vào  lý lịch tôi là : Gia đìnhbên nội có công bên ngoại có nợ máu phải thử thách  nhiều làm tôi lao đao ,)
 Sáng mai tôi có mặt tại phòng khám ,lúc lên bàn cân cả quần áo được  39 kg, cao 1,57met, mấy anh đi cùng nói : mày trượt rồi . Tôi quay ra xin giấy khác và nhờ thằng Đông khám thay ở phòng thẻ lực , còn các phòng khác họ chỉ hỏi : có thich đi bộ đội không . Trả lời : có , Thế là chữ A to tướng có trên hồ sơ  ( Sau này sang Lào 1 năm tôi cao 1,65  nặng 50 kg và ở K ra tôi cũng lại chỉ còn  39 -40kg, bây giờ vẫn đều đều trên 60kg , còn thằng Đông đén bây giờ vẫn kể công )
    NGày 28/2   thiếu 3 tháng nữa là tròn 16 tuổi tôi  nhập ngũ cùng khoảng 800  người vào  D 40 , E 175 tỉnh đội  cách nhà 17 km .. Ngày đi mẹ tôi đang ốm cha tôi đi họp , các anh chị ở xa   tiễn chân tôi chỉ có bạn bè  cùng lớp và bà con trong xóm . Lớp 10A của tôi  có 45 học sinh thì có gần 20 đứa đi chỉ còn lại mấy thằng còi cọc . sau đó nhà trường phải dồn 2 lớp làm một để dạy và năm đó không có ai đỗ Đại học vì những người giỏi nhất đã cầm súng lên đường
        Với một thằng bé chưa đầy 16 tuổi , sức vóc học trò , ở nhà được nuông chiều sống tương đối đủ đầy Ba tháng  tân binh ,vừa phải làm lán trại vừa huấn luyện trong điều kiện  bữa ăn chủ yếu là ngô độn gạo quả là một cực hình ghê gớm . Không ít lần đi  rừng hoặc đào công sự  bị say nắng ,, đôi bàn tay phồng rộp lở loét  vì những buổi đào công sự ,  cắt cỏ tranh ..v..v.Chỉ có đi lấy củi là  nhẹ nhàng vì  tôi thường bỏ tiền mua nộp nhà bếp để về nhà ăn bữa cơm có cơm .  nhưng  tôi đã  học được cách đánh tranh , cách buộc lạt cho chặt,  , cách mài dao rựa ,v,v
   
                           
     
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 10:33:48 am »



     Ừ đúng thế đó  Tai - lienson ơi, giờ nói thế hệ sau không hiểu được; chiến tranh có gia đình nào muốn con đi lính đâu, nhưng nghĩa vụ cả mà; 16 tuổi ư, sắp đến tuổi bẻ gẫy sừng trâu rồi; gia đình không có ai đi B cả ư, không chấp nhận được...cả khoảng thời gian đó cả nước hai miền đều như nhau cả - tất cả cho mặt trận mà...nhưng cái lý lịch khổ lắm...tôi cũng khổ nên khi đọc đoạn này giờ vẫn thấy sao sao, chỉ mong các thế hệ sau đừng vướng như anh em mình...đừng có cảnh cứ con quan thì lại làm quan, con sãi ở chùa cứ quét lá đa...người tài bỏ đi hết mất.
     Đồng đội viết tiếp đi.
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #12 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 07:35:14 pm »

Chào bác Tailienson.
Mò mẫm mãi mà không tìm ra nhà bác.Quay lại ngôi nhà cũ thì đã "cửa đóng then cài". Đang bơ vơ không biết hỏi ai thì nhìn thấy dòng chữ:Lính trung đoàn tình nguyện...
Xin chúc mừng bác đã có ngôi nhà mới.Hy vọng sẽ gặp bác "trên chiến trường k' đầy gian lao mà anh dũng.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 09:28:10 pm »

Đọc bài:Tôi đi lính của bác tôi đoán bác cũng học cấp ba cùng thời gian với tôi? Năm tôi học lớp 10, bạn bè tôi nhập ngũ khá đông.Họ vừa học xong chương trình học kỳ một thì có giấy báo nhập ngũ.Và được xét đặc cách tốt nghiệp cấp ba.Tháng 4.1975 thống nhất đất nước thì tháng 5 ra trường.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 10:32:53 am »

      Bác Xuân X@  
      Anh trai tôi học xong ĐH được động viên vào lính , năm 83 đeo hàm 3/ Khi về thẩm tra lý lịch ông Quang đó lại ghi "Gia đình chấp hành chính sách không nghiêm , không vào hợp tác xã ,cần nghiên cứu thêm  "  May là đảng ủy của Bộ tham mưu TCHC họ biết tỏng chuyện xấu tính của mấy bác nhà quê  , vì  bà gần 70 tuổi với chú em bệnh tật  làm sao mà vào hợp tác xã NN được , nên vẫn kết nạp anh tôi vào đảng .
     Nói ra thì cũng xấu hổ cho quê hương , người xứ em có tính " Ai hơn thì ghét , ai thua thì khinh,ngang ngang mới thích " .Vì thế người Nghệ đi ra làm ăn khấm khá chứ ở quê thì vì " Níu áo " nhau mà nghèo
     Mặc dù bố tham gia Đông dương cộng sản Đảng  từ 8/1929, mẹ nuôi cán bộ hoạt động bí mật trước 8/45 được tặng bằng " Có công với nước " nhưng không muốn thế hệ  bọn em  hơn  họ nên  phá  vậy thôi
    Phỏ@ đúng vậy  bạn cùng tuổi tôi đến tháng 11/77 mới phải đi lính bác ạ . Tôi có bằng tốt nghiệp cấp 3 to  đùng ghi Đặc cách NVQS
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 11:21:54 am »

      NGày 28/2   thiếu 3 tháng nữa là tròn 16 tuổi tôi  nhập ngũ cùng khoảng 800  người vào  D 40 , E 175 tỉnh đội  cách nhà 17 km .. Ngày đi mẹ tôi đang ốm cha tôi đi họp , các anh chị ở xa   tiễn chân tôi chỉ có bạn bè  cùng lớp và bà con trong xóm . Lớp 10A của tôi  có 45 học sinh thì có gần 20 đứa đi chỉ còn lại mấy thằng còi cọc . sau đó nhà trường phải dồn 2 lớp làm một để dạy và năm đó không có ai đỗ Đại học vì những người giỏi nhất đã cầm súng lên đường
        Với một thằng bé chưa đầy 16 tuổi , sức vóc học trò , ở nhà được nuông chiều sống tương đối đủ đầy Ba tháng  tân binh ,vừa phải làm lán trại vừa huấn luyện trong điều kiện  bữa ăn chủ yếu là ngô độn gạo quả là một cực hình ghê gớm . Không ít lần đi  rừng hoặc đào công sự  bị say nắng ,, đôi bàn tay phồng rộp lở loét  vì những buổi đào công sự ,  cắt cỏ tranh ..v..v.Chỉ có đi lấy củi là  nhẹ nhàng vì  tôi thường bỏ tiền mua nộp nhà bếp để về nhà ăn bữa cơm có cơm .  nhưng  tôi đã  học được cách đánh tranh , cách buộc lạt cho chặt,  , cách mài dao rựa ,v,v     
   Những năm đó nhiều người lên đường tòng quân quá trẻ. Bọn trẻ nhà tôi tới ngoài 20 tuổi vợ chồng tôi vẫn còn lo cho từng giấc ngủ, bữa ăn.Tôi thường kể chuyện đó cho chúng nghe, chúng chẳng tin...cuối cùng nói thế hệ các bác và ba khác bọn con...các cụ toàn chuyện...xưa, khó học lắm. Chúng nói thế thôi nhưng hành động và cách sống của chúng chuyển biến khá rõ, chủ động hơn trong cuộc sống, phấn đấu học tập tốt hơn..Thế mà đã mấy chục năm trôi qua.
  Mong cùng bác hành quân tiếp
   
   
     
   
                           
     
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 02:45:03 pm »

                                 SANG MIỀN TÂY
                  Bắn xong bài một  thì miền Nam giải phóng ,  chiến tranh đã chấm dứt , cả nước hân hoan .    Lũ tân binh chúng tôi. ngồi đâu cũng bàn tán ước đoán mình sẽ thi hành Nghĩa vụ quân sự 4- 5 năm gì đó rồi trở về đi học , không phải chết . Đơn vị  thôi không huấn luyện quân sự  mà chuyển sang tập đội ngũ , không còn cảnh lăn lê bò toài hay nửa đêm choàng dậy mang vác nặng hành quân xa nữa
             NGày 15/5 1975 toàn Trung đoàn tham gia diễu binh mừng chiến thắng của Quân khu tổ chức ở thành phố Vinh .     Tôi cũng tròn 16 tuổi . Từ Vinh về  chúng tôi tập trung củng cố doanh trại nhưng kỳ lạ đêm lại có báo động   tập hành quân  nhiều hơn  trước .
     Một ngày như thường lệ  được phân công lên rừng lấy củi , tôi và thằng Hồng bạn cùng lớp cùng trung độii  gửi tiền nhờ mấy đứa vào dân mua củi đem nộp nhà bếp,còn  hai đứa  dậy sớm đi bộ   về nhà , tối  hôm đó xuống đơn vị mọi chuyện bình thường ,Sáng hôm sau  thay vì tập thể dục tự nhiên B tr báo động chiên đấu  kiểm tra trang bị từng người  ,đến bên Hồng ông cầm  súng của hắn và kéo quy lát ., thật bất ngờ khóa nòng không còn cả  B sững sờ , thằng Hồng run lẩy bấy .
      Tội để mất vũ khí là to lắm . Sau một hồi  lên lớp  sỷ vả  ,B tr Trung   bắt cả B đi tìm . chúng tôi vạch từng bụi cỏ tìm cả ngày không thấy gì . Tối đến b họp kiểm điểm . Vẫn điệp khúc sỷ vả có thể nói là không còn từ ngữ thiếu văn hóa nào mà anh Trung không dùng , sau đó anh Dũng binh nhất atr phụ họa tiếp  đề nghị kỷ luật cảnh cáo  Hồng ., cả B ngồi im rồi cuối cùng một anh nói : chúng tôi đi lao động cả ngày ,súng để trên giá , chỉ có cán bộ ở nhà , tối có người gác nên không thể đổ cho Đ/ c Hồng được , dằng co đến khuya buổi họp mới kết thúc . Tối hôm sau họp toàn  C , lại cãi lý nhau  suốt buổi . Phía khung đề nghị kỷ luật cảnh cáo Hồng , phía lính đề nghị khiển trách     cuối cùng CV quyết định là cảnh cáo   ghi lý lịch,  Hồng khóc  tôi  chỉ biết ôm vai nó vỗ vỗ .  
        Vụ đó sau khi  chúng  tôi sang Lào , số còn lại cùng cán bộ khung  bổ sung về hải quân  mới rõ : Anh Trung B tr   ( trung sỹ người Hưng Tây Hưng nguyên )và Dũng  atr (lính1 0/74 binh nhất  quê Diễn châu )thấy chúng tôi  chơi thân và  thường  chia sẻ   điếu thuốc  tấm bánh với anh Ất cũng là atr trong B  nên để bụng . Chính Dũng đã tháo khóa nòng của   Hồng đem cất và vu cho nó .  
      Sau này  mỗi khi gặp nhau chúng tôi hay nhắc kỷ niệm này và không ai lý giải nổi tại sao các anh ấy lại như thế   và suốt đời quân ngũ tôi cũng không gặp  cán bộ nào có những lời lẽ vô văn hóa  với đồng đội như vậy  Đến giờ thi thoảng gặp anh Trung ở ga Vinh anh đều tránh mặt
       Rồi chúng tôi bàn giao vũ khí cho cán bộ khung ,rộ  tin đồn  đơn vị đi lao động làm kinh tế  . Cũng chẳng ai kịp ra quyết định kỷ luật Hồng  
         Đêm  12/6/75 mấy  ngày sau vụ mất khóa nòng ,  đang ngon giấc , kẻng  báo động dồn dập ,Toàn D mang quân trang hành quân một mạch ra   hướng đường 7 , dọc đường đi không còn cảnh   bà con  huyện Yên thành  cầm đền dầu đứng trước ngõ vẫy chào như hồi trước -Một buổi báo động như mọi lần báo động .
  Đến Truông Tràng Kè  trời vừa sáng ,một dãy xe tải đợi sẵn , lính vệ binh mang súng  đi lại nhìn ngó . Toàn D tập hợp . Một bác thiếu tá già được giới thiệu là e tr lên phát biểu ,( Lần đầu trong quân ngũ tôi trông thấy E tr ) bác  phát biểu ngắn gọn đại ý : sẽ biên chế một số đi đơn vị mới , chúc anh em đi khỏe v..v
   Nhận chúng tôi là những người lính da xanh tái nói giọng Bắc mặc quần áo Pha Thét Lào –kiểu quân phục mà từ hồi nhỏ chúng tôi đã thường thấy . Quân lực đọc danh sách đến 1/3 đơn vị để bàn giao. Lúc này  mọi người mới biết là “ đi “ thật và là  đi Lào , cùng lớp có 3 thằng là tôi, Hồng ,Bình ,cùng xã thì  có 7 người  
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2012, 02:54:34 pm gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 05:03:35 pm »

Xin chào bác Tai _ lienson . Hồi đó bác nhập ngũ lúc 16 tuổi , bác có phải độn gạch vào để tăng thêm cân không ?
Lúc đó ta vừa giải phóng miền Nam , nên trai tráng các làng xã thiếu , không đủ quân hay sao , mà các thanh niên 16 tuổi như bác cũng được gọi nhập ngũ.
Khi ấy bác nằm trong đơn vị QTN sang giúp bộ đội Pa thét Lào - chắc là tiễu phỉ Vàng Pao ?
Bác Tài tiếp tục hành quân đi , sau lần ấy chắc đơn vị bác vượt Trường sơn sang Lào ?
Thân ái.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2012, 03:25:21 pm »

 
      Một tối tôi đang học bài , cha tôi lại gần hỏi “ con đi bộ đội được không ?? mẹ tôi nghe thấy choàng dậy hỏi : Ông nói chi lạ rứa ,con hắn đang con nít “,cha tôi không nói gì thêm . tôi cũng không biết trả lời thế nào .  Trưa hôm sau đi học về tôi nói với cha : con đi bộ đội được cha ạ. Chiều   anh  Quang bí thư xã đến nhà tôi nói :  Mai em xuống huyện khám sức khỏe .......
 Sáng mai tôi có mặt tại phòng khám ,lúc lên bàn cân cả quần áo được  39 kg, cao 1,57met, mấy anh đi cùng nói : mày trượt rồi . Tôi quay ra xin giấy khác và nhờ thằng Đông khám thay ở phòng thẻ lực , còn các phòng khác họ chỉ hỏi : có thich đi bộ đội không . Trả lời : có , Thế là chữ A to tướng có trên hồ sơ  ( Sau này sang Lào 1 năm tôi cao 1,65  nặng 50 kg và ở K ra tôi cũng lại chỉ còn  39 -40kg, bây giờ vẫn đều đều trên 60kg , còn thằng Đông đén bây giờ vẫn kể công )
 
  Bác Nguyenhongduc :Tháng 2/1975 chưa giải phóng NM bác ạ. Bác Tai_lienson viết rất rõ, quê tôi cũng vậy năm 75-76 nhiều anh vào bộ đội tuổi chưa qua 16.
  Chào các bác
 
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 08:09:48 pm »

      
                                       ( tiếp
           Đoàn xe   theo đường 7 lao nhanh về hướng Tây , đến  phà Đô lương dừng lại , chúng tôi xuống xe . Bất ngờ có rất đông  bà con ở các xã dọc đường 7 biết tin con em họ đi Lào đạp xe đuổi theo vừa tới , Bờ sông đông nghịt lính và dân , những tiếng cười tiếng khóc náo động . Cố chen tìm  cha  mẹ nhưng không thấy  , ứa  nước mắt  tôi xuống sông rửa mặt rồi đứng đó  không dám lên bờ vì sợ mọi người  thấy mình  khóc..
        Đến lượt xe tôi sang phà , xe leo dốc ,  nhìn sang bờ đông tạm biệt quê hương ,người quen , tôi bỗng thấy  bên kia sông mẹ tôi   chạy từ  trên bờ xuống mép nước  vẫy tay kêu gào , Tôi đứng hẳn người dậy trên thùng xe gọi mẹ . Giữa muôn vàn âm thanh  lại cách  dòng  sông, hai mẹ con không nghe thấy tiếng gọi của nhau . Tôi thấy mẹ nhưng  giữa bạt ngàn áo xanh chắc mẹ không thấy được tôi . Xe đi vào khe núi Cóc  ,không nhìn thấy mẹ nữa  lúc này tôi khóc , nước mắt tuôn dài mà không thấy xấu hổ . Tôi nghĩ có lẽ đây là lần cuối  thấy mẹ . Anh Thống btr thấy vậy kêu tôi ngồi vào Cabin với anh . ( Anh Thống người  Tày  quê Văn Chấn  Yên Bái ,sang K là C tr của tôi rồi anh ra Bắc ,hình như về F 314, -tôi đang dò  hỏi mãi chưa được )
                    Sau này mẹ tôi kể khi  nghe tin tôi đi Lào thì đoàn xe qua xã đã lâu  , mẹ tôi chạy bộ theo . may có bác Hùng trong xóm thấy thế lấy xe đạp chở ,.đến nơi tôi đã sang sông ,,,
            Sẩm tối chúng tôi đến bản Đình  châu Khê huyện Con cuông nghỉ  tại đây mấy ngày nhận túi bơi , tăng ,võng và các loại  quân trang  cần thiết cho lính  chiến trường   . Một ngày ngồi ô tô nữa  qua nhiều chặng dân công đang mở đường, chúng tôi nghỉ tại bản Hòm cách thị trấn Mường Xén huyện Kỳ Sơn khoảng 3 km  Đây là bản lớn  với những nhà sàn dài rộng  ,chúng tôi được bố trí nghủ ở nhà dân , trước khi đi ngủ chị chủ nhà nhắc: Không được mắc màn trắng, không được nằm dọc theo đòn nóc nhà  ( Có lẽ đây là người dân tộc Khơ mú )
    NGày hôm sau đoàn xe chở chúng tôi theo đường 7 A vượt biên ,Khi đi qua mấy đoạn suối ở Tà Cạ  công binh bắc cầu phao thay  cho cầu treo đang sửa .Qua cầu phao thứ 2 anh Thống chỉ lối rẽ bên tay trái nói đó là đường 7B qua dốc O Hòa.
       Nói đến dốc O Hòa  rất nhiều người dân  Nghệ an và lính miền Tây ai cũng nghe danh.  Mặt trận Thượng Lào  từ thời đánh Pháp đánh Mỹ là nơi dân công hỏa tuyến các huyện  Yên Thành , Đô lương , Thanh chương  Anh Sơn  phục vụ . Cứ hết đợt này sang đợt khác , cha đi về lại đến con, anh đi về lại đến em  kẻ ngắn 3 tháng , người dài 1 năm  thay nhau  tải đạn gánh thương cho bộ đội , Khi đi là những người khỏe mạnh khi về  họ mang theo thương tật , căn bênh sốt rét và những câu chuyện chiến trường nên tôi  chẳng lạ gì   sự tích dốc  O Hòa;    Đó là con dốc cao trên đường 7B cách thị trấn Mường Xén trên dưới 15 km năm 67-69 gì đấy đơn vị dân công gánh  đạn qua đây . O Hòa rất khỏe ,gánh phần mình lên đỉnh dốc rồi quay lại gánh hộ cho nhiều người nữa, lần cuối đang cố lên dốc  O  “ đứt ruột “ hy sinh ngay tại chỗ . Con dốc từ đó mang tên O Hòa . Bây giờ y học hiện đại có thể nói là O đã  vì gắng quá mức trụy tim mà hy sinh  ,đường 7 B bây giờ ít người biết , ai còn nhớ tới  O Huh
       Xe leo đèo Nậm Cắn hết hơn 2 tiếng , So với đèo Hải vân , đèo SoongPha  , cổng trời Yên Minh, cổng trời Phù Nhi mà tôi đã qua ,có lẽ  đây là con đèo  cao dài  và hiểm  trở nhất   . Con đèo nhỏ bé đủ một làn xe dài 25 km len lỏi giữa rừng già nguyên sinh   và những hố bom đỏ loét vượt đỉnh Trường Sơn . Mỗi lúc 2 xe gặp nhau phải lui hàng km mới có chỗ tránh .   Trên đỉnh là  trạm biên phòng   xây gạch , cách độ trên trăm mét là trạm của bạn , những ngôi nhà cấp 4 nhỏ bé nép  dưới rừng già , biên giới được xác định bằng cây cần gỗ  sơn xanh đỏ nhấc sẵn, chúng tôi không phải  xuống xe  làm thủ tục xuất nhập cảnh .
           Xe bắt đầu xuống dốc,  qua Noong Hét , bản Ban chỉ thấy những túp lều mái lợp bằng  gỗ hoặc tranh  xiêu vẹo nằm hai bên con đường lầy lội . Lào đã sang mùa mưa
       Tối  một lúc, chúng tôi được anh Thống thông báo bắt đầu qua đèo Phỉ , ( một con đèo cao hiểm trở có rất nhiều Phỉ nên thành tên ). Trời tối  nhìn không thấy gì chỉ biết xe chạy lên cao mãi và qua rất nhiều ngầm mới lên đỉnh . KHuya  đoàn xe rẽ trái ,chúng tôi xuống xe căng lán nghỉ .Tối hôm đó mưa rất to ,cả bãi nghỉ ngập nước đành ôm ba lô ngồi đến sáng .( Sau này mới biết đó là ngã ba Noong Pẹt )
     Hôm sau chúng tôi đi tiếp , qua Khang Khay chỉ thấy bên trái đường  dấu tích duy nhất   của thị xã là một  bức tường gạch đổ nát . Thị xã Phôn xa Vẳn   là một dãy   lều ngắn vài trăm mét ,sâu hơn phía Tây là sân bay có mấy chiếc T.28 đang đỗ , xa hơn tý dãy 5 mỏm nổi tiếng và Phu Keng mù sương .Xe đi về hướng Tây Nam Cánh đồng Chum  ,những  ngọn đồi thoai thoải dưới là  thảm cỏ xanh ngắt  trên là rừng thông cổ thụ  chập chùng kéo dài tít tắp .Vẫn những hố bom hố pháo chi chít , cùng những vỏ bom vỏ đạn ,xác xe  ngổn ngang
  Qua một ngã ba rẽ trái khoảng vài cây chúng tôi được đổ xuống một lưng đồi , ở đó có đông lính cũ đứng đợi .  

        

 

    
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2012, 07:20:20 am gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM