Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:31:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 88 ANH HÙNG (phần 5)  (Đọc 223369 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #290 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 11:01:47 am »


Hầu như vào những tháng đầu năm 1979, E88 là đơn vị đầu tiên đi đánh cứ điểm (khu vực Sàm rông thôi!), sau khi hoàn thành giải phóng suốt lộ 68 thì lại đi đánh điểm rồi đi truy lùng địch cho nên tất cả những gì gặp và thấy toàn là của Pốt như nhà ăn công xả tại Sàm rông, bãi trồng bí tại Cầu cháy....dân chúng không dám vào cắt ăn mà phải chờ bộ đội ta "cho phép" sau khi ăn chán vì đã gọi là "bí" thì phải biết nó dở cở nào!

Bác gnguyen1001 nói đúng đấy, cây dừa tầm thấp thì củ hủ to hơn mà lại dễ trèo....khi đụng chuyện thì...dọt cũng nhanh hơn, vả lại anh em mình đâu phải toàn dân Bến tre?

Cá thì nhiều và to, chỉ cần 2 hoặc 3 con cá lóc bông hay thát lát là cả B 8 người ăn chán chê. Thời đó, lính mới chỉ được phát 2 quả lựu đạn "Made in Vietnam" (Do Việt nam chế tạo) nên muốn đánh trái thì phải xem mấy ông lính cũ có mấy quả M67...

Cá ở hồ Ampil nhiều lắm, khi đánh xong bọn này chốt lại và hôm sau "khi mặt trận bình yên.." thì bắt đầu..cải thiện...Không biết lúc đó D2 của bác gnguyen1001 đóng vùng nào của hồ? Bọn D1 tụi này nằm ngay dười chân núi biên giới, sau lưng là hồ nước...vị trí chiến lược, chỉ có tiến, không được lùi....Hì...Hì....

Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #291 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 01:27:34 pm »

   Bình yên và anh giáo nói chính xác,khi mới sang đeo quanh cổ 9 điều quy định và 5 không,anh em chúng tôi tới bữa nồi cơm to,bên cạnh nồi canh đại dương cùng đĩa muối giang đôi khi giang cùng xả,cái mùi vị ấy đến bây giờ Tuấnb chưa quên,mặc dù trâu bò gà vịt đầy,dân không có nhưng có mấy ông chính trị lượn như đèn cù,ngoài hệ thống chính trị của đơn vị mỗi tiểu đoàn còn một vị kiểu như giám sát của bộ hay quân khu cùng ăn cùng ngủ chẳng tham gia bất cứ chuyện gì chỉ quan sát thôi,không biết hướng F5 của Bình Yên có ông này không.
 Thế nhưng khi bóng tối trùm xuống là lính ta hoạt động,lòng,lông gà vịt xong,đào hố chôn,mới lại thời gian đầu hướng của đơn vị mình hầu như không gặp dân chỉ sau khi đi truy quét có những phum phải cho người đi mời dân về họ mới về.Cái phum Sa lem là phum không có dân nhưng địch thực hiện kế vườn không nhà trống,lính ta được thể mới ăn cổ hũ dừa,đợt đấy mấy tay bị kỷ luật,cu Ninh liên lạc tiểu đoàn làm một cây mang về mời mấy anh chỉ huy thế là bị lột sao gửi xuống trinh sát cải tạo,chưa hết án cải tạo lại dính vụ chém dè sà-rông của dân,khi tiểu đoàn gặp cái phum nhỏ ở hướng đông bắc Chôngkal(núi AN THO),dân thấy bộ đội từ bốn hướng tiến vào họ sợ nên bỏ chạy ra rừng,hôm sau tiểu đoàn đang hành quân thì có lệnh dừng kiểm tra quân tư trang giữa rừng chắc Tước còn nhớ vụ này,cu Ninh với tay Trực bị dính vụ này,sau bọn mình họp kiểm điểm lên xuống.
   Bác Svailo có nhớ cái nhà sàn thấp ở ngã ba phum Sênoy dưới các cây xoài to,đối diện kho của E bộ năm 8x không,bộ đội d1 rồi đến trung đoàn bộ đóng quân ở đây quá lâu,hầu như các "mỏ" đã bị khai thác hết,dân lúc này cũng rất quái,cả phum to như thế mà duy nhất mỗi nhà này còn đàn vịt đẻ trứng "khoảng gần chục con",tối đến nhốt dưới sàn nhà,mà sàn nhà diện tích lại rộng,quây tre nứa xung quanh chỉ chừa mối cửa ngay dưới chân cửa nhà(nhà sàn thấp nên không có cầu thang),sàn nhà thấp đến mức chui vào phải bò,bao nhiêu anh hùng hảo hán bó tay thách Tuấn,thế là trong một đêm Tuấn di chuyển đàn vịt đấy về công sự của...ăn dần,mà khi E bộ về đấy d1 của Tuấnb đã di chuyển....nhưng vẫn phải giải quyết vì thách đố,nghe nói vụ này E bộ bị mang tiếng nên tổ chức truy gắt gao lắm,đến hôm nay Tuấnb mới bật mí
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 01:35:45 pm gửi bởi tuanb » Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #292 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2012, 07:01:03 pm »

   Mấy hôm nay tết,lãoTước chén ngập chân răng quên hết thời"áo anh dách vai,quần tôi có hai miếng vá".
  Hà nội đang trải qua những ngày buốt giá,rét như thế mà hôm qua mình rủ "gấu" nhà đi về Đông tảo thưởng thức món thịt gà,lão Tước biết không gà ở đây mà có cựa họ không bán theo kg mà nhìn chân với cựa giá từ 2.500.000đ-4.000.000đ/con,còn gà Đông tảo nuôi bình thường để thịt thì 180.000đ/kg,được cái rau sạch,hành củ bán như cho,ở đây có cái chợ đầu mối trung chuyển về Hà nội.Lão Tước ở bên đấy ăn gà "tây",quên mất món gà đồi của VN rồi,còn nhớ gì hương vị của "mon" CPC,phải không../..
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #293 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2012, 08:42:11 pm »

HAPPYNEW YEAR Chúc anh chị mạnh giỏi, hạnh phúc phát đạt và hành quân dẻo dai. Tuần tới ngày này em cũng ráng ra thăm thủ đô kẻo người ta nói là "cù lần"
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #294 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 05:49:16 am »


Bác Zinbacau sẽ cho ông tuanb biết sinh hoạt ở Úc nó buồn tẻ đến đâu. Ở TpHCM , Hà nội,....e rằng người dân mừng Noel lớn hơn nhiều, vui hơn....

Riêng nói về khoản GÀ:

1. Gà Campuchia (muon): lúc mới giải phóng 1979, nếu đánh vào cứ địch thì gà là của Pốt, khi về phum gà sống dưới mấy cái nhà sàn của dân thì XÔM (xin). Đa số gà mà người Campuchia ở Úc, họ nói tiếng Việt là "Con gà đi bộ", nghĩa là gà thả rông để phân biệt với gà công nghiệp.
Lúc mới giải phóng, dân K quý gà lắm vì họ nuôi để gây giống ra, cũng như họ mới có quả bầu đầu tiên để lấy giống vậy!

2. Gà Việt nam: cũng như gà ở K, về vùng quê đa số họ thả gà quanh vườn, khi có khách thỉ đuổi bắt con có chân vàng đem luộc, xé ra trộn với rau húng quế, bắp chuối thái mỏng, rau thơm, chanh....Nồi nước để nấu cháo giả rượu.

Thịt gà chọi mới là ngon tuyệt, tôi đã thử qua vì thịt nó chắc hơn gà thường.

3. Gà ở Úc: đa số là gà nuôi công nghiệp, chúng được nuôi trong chuồng, chỉ nằm một chổ cố định thò đầu ra ăn suốt ngày đêm cho mau béo nên chỉ 3 tháng là xuất chuồng. Chúng béo khiếp, mở nhiều lắm nên khi ăn người ta thường bỏ da vì dưới lớp da có 1 lớp mở rất dày màu trắng. Xui cho ông nào không ý tứ lúc về VN mà lột da gà bỏ đi sẽ mang tiếng là...VK Phách! Gà bán trong siêu thị thì họ bỏ cả cổ, đầu và 2 cẳng chân nên khi học sinh phải làm bài luận tả về con gà, chúng tả là con gà không có đầu, không có cổ, cũng chẳng có chân....

Vào lễ Giáng sinh thì họ ăn mừng với con gà turkey (gà lôi ?) to đùng, thịt con này ngon tuyệt vì hầu như không có mỡ, mỗt con nặng trên 3 kg.
Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #295 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 02:10:53 pm »

    Năm mới Tuấnb mạn phép nói chuyện năm cũ,thấy các tonic trong diễn đàn nói về chiến dịch A88 của F302,các trung đoàn bộ binh 271,429,262,tôi vẫn thấy còn thiếu trung đoàn Gia định phối thuộc F302 đánh thu hút địch về hướng Sa mát,rồi trung đoàn 205 thuộc tỉnh đội sông bé cũng nằm trong đội hình F302 lúc bấy giờ.
  Chúng ta mới tận mắt chứng kiến sự hy sinh tổn thất của hướng chính Lò gò(271,429),nhưng với nỗ lực và hy sinh ấy hai ngày ta mới tiến được 800m (ngày đầu 300m,ngày sau 500m),trước tình hình ấy E88 nhận lệnh luồn qua các chốt biên giới của địch để đánh vu hồi thọc sâu cũng như kịp thời gian hiệp đồng bắt tay QĐ 3,trực tiếp sư phó Hai Phê đi cùng,88 chỉ làm công việc cuối cùng là vỗ tay xua pốt bỏ của chạy lấy người,nên chắc thủ trưởng Hai Phê cùng chỉ huy F302 đem số xe pháo 88 thu chia thành tích cho các đơn vị trong đó có cả 262,tôi nghĩ âu cũng là có lý,vì đó là thành tích chung.Bản thân tôi còn nghĩ nếu cứ đánh vỗ mặt như hai ngày đầu liệu tổn thất của các trung đoàn 271;429 sẽ như thế nào và có nghiền nát tuyến phòng thủ biên giới khu Lò gò này không ? các bạn hẳn còn nhớ địa hình khu vực này toàn rừng rậm,rừng già rất thuận lợi cho phòng thủ ///.Tước còn nhớ khi 88 có lệnh rút từ lộ 24 về Sa mát,chúng ta quay lại khu vực cửa mở nhỉ,thực ra ta mới bao vây chia cắt,chúng như rắn mất đầu từ trong rừng từng tốp lẻ tẻ xông ra đụng phải các đơn vị ta đang di chuyển trên các trục lộ,mình nghe nói phải đến mấy năm sau các tàn quân này mới bị tiêu diệt hoặc tự tan rã.
  Mình cũng không bao giờ quên hình ảnh mấy ts đi đầu bị thương nặng nằm rên kêu trước cái chốt của pốt mấy mét,đằng sau cái thân cây to mấy người ôm(pốt chặt ngả cây làm công sự),cũng chính vì cái thân cây to này mà pốt không hạ nòng khẩu 12ly8 xuống thấp để quét mỗi khi Tuấnb cùng đồng đội bò vào....cành cây bị 12ly8 tiện rơi lả tả,thân cây vỡ toác ra trắng hếu,hội ts mình đằng trước không sao trong khi mấy ông bộ binh (tay Thể với tay B trưởng hình như tay Quế) ở sau,dính quả M79 từ trong chốt bắn ra,dọc đường vận động trong rừng thỉnh thoảng gặp các bộ xương người nằm rải rác,có cả xác thằng pốt mới chết tay cầm miếng thịt,còn xác mấy thằng pốt ở chỗ cửa mở trương phình quần áo chúng mặc đủ các màu,có thằng nằm vắt ngang công sự.
  Mỗi lần chờ giờ nổ súng,hay mò vào nơi địch ở là trong con người Tuấnb cứ nghĩ lung tung thật sự có run run nhất là mấy trận đầu ở Lò gò,nhưng khi súng nổ cái mùi thuốc súng nó làm con người mình phấn chấn hẳn hoặc khi nhìn thấy đồng đội,đồng hương bị thương hay hy sinh thì mình chỉ còn biết mỗi xông lên,trúng biết liền,cái lần xông lên ở núi Cốc (biên phòng CPC-Thái) đeo B40 mà dám đuổi theo pốt lúc chân đá phải trái gài,thì thật sự do phản xạ hay bản năng mách bảo nên mình ngã lăn ra,trái nổ đất đá phủ đầy người chứ chẳng tài giỏi hay kinh nghiệm gì,may thôi Tước nhỉ.Rồi lần ở Congbongthom mình ngồi lắp đầy hai băng đạn trước mặt hai thằng pốt nằm trong búi tre,chốt cho tiểu đoàn dàn đội hình hành quân tiếp,cũng chẳng hiểu sao nó không bòm lúc đó mà đợi khi tay Trực đi lên bảo mình đi tiếp,mình vừa đứng lưng vẫn khom để định hất ba lô lên vai thì Trực hô :"kìa" mình nằm bẹp xuống,đồng thời trong bụi tre :"pằng,pằng"sượt rách áo chỗ bả vai tay Trực,mình bật chốt an toàn lia luôn mấy viên vào bụi tre thì thấy hai bóng đen chạy vụt từ trong bụi tre ra,thế là mình đuổi theo quyết bắt sống,hai thằng pốt chạy ra cánh đồng tách đôi,mình nhằm thằng chạy sau rượt có lúc mình đã nắm được đuôi khăn cà ma hắn quấn cổ,tưởng hắn ngã ai dè khăn tụt ra càng lúc mình càng tụt xa hắn và mình quyết định nằm xuống ngắm bắn tiêu diệt,thế mà chơi hết chục viên bóng hắn mất dần....quay lại nhặt cái khăn cà ma (sau này đô xì-ke),tại bụi tre tay Trực thu hai khẩu súng (1 khẩu B,1khẩu AK),phải nói mình cao số thằng pốt còn cao số hơn,đêm đó dù hành quân mệt mà Tuấnb không chợp mắt được lần đầu tiên mình thấy sợ,mình nghĩ đến cái chết chỉ một tý nữa thôi mà cũng chẳng hiểu sao nó không bắn.
    Tuấnb xin có mấy lời chia sẻ với Y tá 262 nhé,chúc bạn vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống,nếu có dịp mình gặp mặt hàn huyên bạn nhé,người đồng đội của tôi
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2013, 02:18:10 pm gửi bởi tuanb » Logged
dkz82
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #296 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 09:00:22 pm »

Trích đoạn video Gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập F302-MT479-QK7(16/12/1977-16/12/2012)
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=iAKie-kbMxo" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=iAKie-kbMxo</a>
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2013, 09:26:08 pm gửi bởi dkz82 » Logged
dkz82
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #297 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 09:06:25 pm »

Trích đoạn video Lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập F302-MT479-QK7(16/12/1977-16/12/2012)
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=xGz3dyI3EuY" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=xGz3dyI3EuY</a>
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2013, 09:21:35 pm gửi bởi dkz82 » Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #298 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 10:36:57 am »

  Mấy hôm nay thời tiết Hà nội rét đậm,không hiểu mấy bác CCB TB có mò khỏi giường được không nữa,nghe nói rét ở ta nhiệt độ chưa thấp lắm nhưng khắc nghiệt,buốt thấu xương,người cao tuổi và bệnh nhân rất dễ ra đi.Lão Tước ăn tết tây kỹ quá
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #299 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 03:49:07 am »


Xin giới thiệu đến các bác một bài báo hay:

 Từ đau thương đến hồi sinh và phát triển
QĐND - Chủ Nhật, 06/01/2013, 21:39 (GMT+7)

QĐND - “Tôi rất biết ơn Việt Nam đã giúp đánh đuổi Khơ-me Đỏ, nếu không thì làm sao có một người tù của Khơ-me Đỏ là Xi-ha-núc đứng hát cho các vị nghe ngày hôm nay”. Câu nói bằng tiếng Việt của cựu Quốc vương Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-núc (Norodom Sihanouk) sau khi tự trình diễn bài dân ca Bắc Bộ “Cây trúc xinh” trong một buổi tiệc chiêu đãi đoàn ngoại giao ở thủ đô Phnôm Pênh năm nào vẫn được nguyên Đại sứ Việt Nam tại Cam-pu-chia Nguyễn Chiến Thắng nhớ tường tận cho tới bây giờ.

Ân tình của Việt Nam

Ý tứ trong câu nói của cựu Quốc vương Xi-ha-núc có lẽ bất kỳ người dân Cam-pu-chia nào cũng có thể hiểu được. Bởi hình ảnh của bộ đội tình nguyện Việt Nam đã ghi dấu ấn khó phai trong tim mỗi thế hệ người dân nơi đây. Họ luôn biết ơn Việt Nam vì đã dành cho họ sự giúp đỡ to lớn về vật chất và tinh thần khi Cam-pu-chia chìm trong những tháng ngày đen tối của chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Đối với nguyên Đại sứ Việt Nam tại Cam-pu-chia, câu nói đó càng khiến ông cảm thấy tự hào. Là người có cơ hội được công tác tại xứ Chùa Tháp và viếng thăm nơi đây nhiều lần, đối với ông Thắng, mỗi lần quay trở lại, ông đều cảm nhận được sự nồng ấm và thân thiết mà những bạn bè Cam-pu-chia dành cho mình. Đó là tình cảm chân thật, xuất phát từ một thời “vắt cơm xẻ nửa” giữa những người con của hai dân tộc.

34 năm trước, vào ngày 7-1-1979, khi các lực lượng vũ trang cách mạng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, được sự phối hợp và giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, tiến vào giải phóng Phnôm Pênh, thành phố này thực sự là một thành phố ma, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Một thành phố không người, không trường học, không bệnh viện, không chợ, không tiền, không nhà băng, không nhà bưu điện…, chỉ có nhà tù và xác chết. Phnôm Pênh khi đó là một “mảnh ghép” của “những cánh đồng chết” với hơn 2 triệu người bị giết hại - hậu quả thảm khốc của 3 năm 8 tháng 20 ngày dưới chế độ diệt chủng tàn bạo mang nhãn hiệu “Cam-pu-chia dân chủ” của bè lũ Pôn Pốt (Pol Pot) I-êng Xa-ri (Ieng Sary) - Khiêu Xam-phon (Khieu Samphan).



Một Cam-pu-chia hồi sinh và phát triển. Ảnh: Wikipedia

Xã hội Cam-pu-chia từ một ốc đảo hòa bình trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước, đã bị Pôn Pốt biến thành một trại khổ sai khổng lồ đầy rẫy những hố chôn người, không có sự giao lưu với thế giới bên ngoài, con người không được nói, cười, không được vui, buồn, không được khóc, được suy nghĩ, chỉ được cúi đầu tuân lệnh, sống câm lặng và thấp thỏm chờ đợi đến lượt mình bị hành quyết. Pin Y-a-thây (Pin Yathay), một tác giả viết về Khơ-me Đỏ từng nhấn mạnh rằng: “Tôi muốn thế giới biết các con tôi, vợ tôi, bố mẹ tôi, các anh chị em và các cháu, các bạn bè của tôi đã bị giết chết như thế nào”.

Chỉ những ai từng bị đầy ải trong các “công xã” mà thực chất là các công trường lao động khổ sai hoặc các nhà tù dưới thời “Cam-pu-chia dân chủ”, hoặc chứng kiến tận mắt những tội ác mà chế độ Khơ-me Đỏ gây ra cho dân tộc Cam-pu-chia, mới thấy hết được ý nghĩa lịch sử mang tính sống còn đối với cả một dân tộc của ngày 7-1-1979.

Và để có được thời khắc tự do ấy cho nhân dân Cam-pu-chia là sự đánh đổi rất nhiều tháng năm tuổi xuân và xương máu của bộ đội tình nguyện Việt Nam. Nhiều người đã mãi nằm lại trên đất Cam-pu-chia vì sự nghiệp giúp người bạn láng giềng, người anh em thoát khỏi nạn diệt chủng. Trong rất nhiều cuốn sách về lịch sử Cam-pu-chia sau này, những nhà nghiên cứu quốc tế đã đưa ra những con số khác nhau về sự hy sinh của bộ đội tình nguyện Việt Nam. Nhưng dù con số có khác nhau, người ta vẫn có thể thấy được đó chính là sự hy sinh vô điều kiện.

Người Cam-pu-chia cũng mãi không quên những ân tình lớn lao đó. Ghi nhận những đóng góp, hy sinh to lớn của quân tình nguyện Việt Nam, người dân Cam-pu-chia đã xây dựng nhiều tượng đài tưởng niệm trên khắp đất nước. Đó là hình ảnh người lính tình nguyện Việt Nam sát cánh cùng người lính Cam-pu-chia che chở cho người phụ nữ đang bồng đứa con nhỏ. “Thần kỳ ở chỗ tuy những nét chạm khắc còn thô và chắc chắn không phải của một nhà điêu khắc chuyên nghiệp nhưng đã bộc lộ một ý chí dũng mãnh hòa quyện với tình cảm thân hữu trên nét mặt và ánh mắt những người lính. Họ đứng đấy sừng sững khắc tạc vào không gian và thời gian”, ông Thắng xúc động nhớ lại những lần thăm tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia tại thủ đô Phnôm Pênh.

Hồi sinh từ tro tàn

Ngày 7-1-1979 cũng là ngày lật sang trang mới trong lịch sử thăng trầm của quan hệ Việt Nam – Cam-pu-chia. Đi ngược lại quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước láng giềng, bè lũ Pôn Pốt - I-êng Xa-ri - Khiêu Xam-phon, sau khi giành được chính quyền (ngày 17-4-1975), đã phản bội bạn bè, coi Việt Nam là kẻ thù số 1 và xua quân tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam trong những năm 1977 - 1978. Việc Việt Nam đánh bại kẻ thù xâm lược trên biên giới Tây - Nam và giúp các lực lượng cách mạng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia đứng lên lật đổ chế độ Pôn Pốt không những cứu nhân dân Cam-pu-chia thoát họa diệt chủng, mà còn đặt dấu chấm hết cho chương đen tối nhất trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Cam-pu-chia.

Và từ đó, quan hệ đoàn kết, hữu nghị thủy chung trong sáng giữa hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia không chỉ được khôi phục mà là cơ sở quan trọng để hai nước cùng hợp tác phát triển. Cam-pu-chia và Việt Nam thường xuyên trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao, tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương. Năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2,829 tỷ USD (năm 2010 đạt 1,828 tỷ USD). Hai bên đang phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5 tỷ USD. Nhiều hoạt động sôi nổi đã được long trọng tổ chức trên khắp các tỉnh, thành của hai nước trong năm 2012 - Năm Hữu nghị Cam-pu-chia - Việt Nam và kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đứng lên từ tro tàn của diệt chủng, người dân Cam-pu-chia đang nỗ lực tạo nên một diện mạo mới cho đất nước mình. Theo đánh giá của nguyên Đại sứ Việt Nam tại Cam-pu-chia Nguyễn Chiến Thắng, kể từ khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị lật đổ cho đến nay, đất nước Cam-pu-chia không những “hồi sinh” mãnh liệt mà còn đang phát triển nhanh chóng về mọi mặt, từ kinh tế-xã hội đến chính trị, đối ngoại…

Kết quả đó, là tất yếu, đối với một dân tộc kiên cường như Cam-pu-chia. Nhưng nó cũng có một phần lớn công sức của những chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam. 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế tại Cam-pu-chia (1979-1989) với tinh thần vô tư, trong sáng, chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh, hết lòng vì sự nghiệp hồi sinh của đất nước bạn, chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam đã để lại những dấu ấn khó quên trong lòng người dân Cam-pu-chia. Ngày 7-1-1989, trong buổi gặp gỡ chuyên gia Việt Nam chuẩn bị về nước, Chủ tịch Hêng Xom-rin (Heng Samrin) đã nói: "Tổ quốc và nhân dân Cam-pu-chia đã khắc sâu vào trái tim mình, lịch sử đất nước Cam-pu-chia sẽ mãi mãi khắc bằng chữ vàng công ơn to lớn của các đồng chí chuyên gia, cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất nước Cam-pu-chia".

Giờ đây, nhà tù Tuol Sleng, biệt danh trại S21 ở Phnôm Pênh và làng Choeung Ek mà báo chí đã đặt cho cái tên nổi tiếng là Cánh đồng chết, vẫn còn đó như để minh chứng cho tội ác diệt chủng “trời không dung, đất không tha” của chế độ Pôn Pốt. Mỗi lần nhớ lại dịp được đến thăm hai nơi này, ông Thắng đều không khỏi bùi ngùi xúc động. Những nơi đó vĩnh viễn là những “vết cắt” hằn sâu trong lịch sử của đất nước Chùa Tháp. Cũng chính vì thế, ông Thắng nói người Cam-pu-chia sẽ mãi trân trọng và tri ân những gì Việt Nam đã dành cho họ. Ông Thắng cũng nhớ mãi Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen (Hun Sen), trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 10-2005, đã từng nói: “Tôi xin phép được bày tỏ lòng kính trọng đến nhân dân Việt Nam, những gia đình có cha mẹ, vợ chồng, anh em đã hy sinh trong sự nghiệp giúp đỡ sự hồi sinh của nhân dân Cam-pu-chia và tôi xin phép được khẳng định nếu không có ngày 7-1-1979, nhân dân Cam-pu-chia chúng tôi cũng không thể có được những gì trong ngày hôm nay. Đây là một chân lý lịch sử không một thế lực phản động nào có thể phủ nhận”.

LÂM TOÀN

Trích: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/3/399/399/223394/Default.aspx
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM