Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:05:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cẩm nang: Dại Gái Toàn Thư  (Đọc 14671 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 09:05:49 am »

(độc đăng nhiều kỳ trên quânsưvn.net)
-----------------------------------------------

THAY LỜI TỰA
(của cuốn cẩm nang Dại Gái Toàn thư)

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN THÀNH LẬP NGÀY DẠI GÁI QUỐC TẾ

Kính gởi: Uỷ ban Văn hoá Liên hiệp quốc

v/v: Xin lấy ngày 7 tháng 3 làm Ngày Dại Gái Quốc Tế đồng thời thành lập gấp rút các Viện Đại học Dại Gái quốc tế

Tôi tên là Nguyễn X. C, tuổi ... (vì dại gái quá nên quên béng mất tên tuổi rồi!) công dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (một quốc gia hiện có rất ít người dại gái, bởi vì họ bận rộn dại ... đủ thứ trời ơi đất hỡi, mà quên đi bản chất Dại Gái bẩm sinh!) hiện ngụ tại số 92 đường Thái Dai thành phố H kính viết đơn này gởi lên Uỷ ban Văn hoá Liên hiệp quốc để trình bày một việc như sau:

Bắt đầu từ năm 1857 cho đến năm 1977, tất cả phụ nữ nhiều nước trên thế giới đã cực lực hy sinh thân mạng để kiên quyết đấu tranh cho sự bình đẳng, tự do, nhân quyền, và đã đưa tới những sự kiện đáng cho cánh mày râu ghi nhớ như sau:

- Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga.

-Ngày 21 tháng 4 năm 1944, sau sự kiện 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc, buộc Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp.

Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.

Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ. Ngày 8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.

Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định đề nghị các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia.

Như vậy, qua bao nhiêu gian khổ, người phụ nữ trên thế giới đã có một ngày 8-3.

Chính cái ngày này trọng đại này đã giúp cánh đực rựa biết tôn trọng vai trò cần thiết của người phụ nữ, chấp nhận quyền lợi của người phụ nữ và nhất là: tất cả mọi đấng nam nhi nhờ ngày 8-3 mà biết bày tỏ niềm tri ân đối với sự hy sinh âm thâm, những đóng góp to lớn của giới tính thứ hai trên trái đất này.

Quả thật như vậy, nếu không có phụ nữ thì anh em chúng tôi biết sống với ai bây giờ?

Trong gia đình, ngoài nhiệm vụ truyền sinh vô cùng nặng nề, ai đảm trách công việc nội trợ để chúng tôi an tâm làm việc, lao động sản xuất, tạo ra sản phẩm?

Ai chia bùi xẻ ngọt với chúng tôi mặc dù chúng tôi luôn luôn nhân nhượng để cho quý bà giành phần ngọt ngào ưu tiên, còn lựa trái đắng quả chua thì chia chác cho chúng tôi? Ai mang lại hạnh phúc cho anh em chúng tôi? Và cả những cái ... chưa được hạnh phúc chi lắm nhưng chúng tôi buộc phải ráng chấp nhận vui vẻ!

Với tấm lòng tri ân nồng nhiệt ấy, chúng tôi xin ghi lòng tạc dạ cái ngày 8-3 để tỏ lòng biết ơn sâu xa người phụ nữ và lấy ngày đó để tôn vinh tất cả người phụ nữ kể cả những người phụ nữ ở trong nhà cũng như ngoài nhà.

Thưa quý lãnh đạo và toàn thể các ủy ban Liên hiệp quốc,

Nhưng nếu không có tố chất Dại Gái sẵn trong tâm hồn và chảy rần rật trong mạch máu (Không bao giờ ngừng chảy!) thì bọn đực rựa chúng tôi cũng không thể thực hiện được tất cả những điều tốt đẹp nêu trên và cũng không thể duy trì Ý NGHĨA ngày 8-3 nổi!

Nếu không dại gái, thì ngay cái nhìn đầu tiên, chúng tôi đâu dễ dàng chi để cho chị em phụ nữ nắm đầu dẫn dắt anh em chúng tôi trọn đời, như mấy anh cow-boys lùa cả đàn bò vô chuồng? Rồi lúc nào cũng sẵn sàng sai khiến chúng tôi và bắt chúng tôi tình nguyện làm đủ thử việc hằm bà lằng như bọn nô lệ thời đế quốc Roma xa xưa?

Quả thật như thế, nếu không dại gái, thì chúng tôi làm sao có được đức tính thật thà, ngay thẳng như hễ kiếm được bao nhiêu tiền về đưa hết quý bà mà không tiếc ... (và không khai gian, không cất giấu bớt), chỉ giữ riêng khoản bao thư và các khoản móc ngoặc, hối lộ khác để bù khú với anh em và “boa” cho các chị em ở những quán kạ-rào-kê?

Nếu không dại gái, thì chúng tôi làm sao chịu khó thực hành các bài tập thể dục tại gia như ... bưng thùng rác to tổ chảng mà đi bộ tửng tửng tới bãi rác gần nhà để ... đổ rác, nhón gót cao để tăng cường sức mạnh đôi chân khi phơi áo quần, luyện cơ bắp cho đôi bàn tay khi cúi mình lau chùi sàn nhà, luyện xương sống mềm dẻo khi khom mình dọn dẹp đủ loại đồ đạc mà quý bà cao hứng vứt lung tung ...? Nếu không dại gái thì làm sao chúng tôi có thể “mỏi gối quỳ mòn sân trướng phủ” và đi lên bằng đầu gối để tranh danh đoạt lợi, chiếm được chiếc ghế bảnh chọe, củng cổ chức vị rồi mang về cho quý bà không biết bao nhiêu là ving quang và tài khoản bí mật đủ loại? Chưa kể một số anh em chúng tôi vì quá thiệt thà, dại gái trên mức cho phép, đã để cho quý bà lộng hành, mở toang cửa hậu nhận quà biếu xén, đến nỗi giờ này phải ngồi bóc lịch trong nhà đá có gắn máy lạnh?

Nếu không dại gái, thì chúng tôi làm sao có được đức tính “nhịn đói, suy nghĩ và chờ đợi” khi đứng co ro hàng giờ bên gốc cây trong ánh nắng 40 độ, hoặc dưới những cơn mưa tầm tã để chờ đợi nàng mua sắm hằm bà lằng trong các hiệu mỹ phẩm, siêu thị khi đầu óc thì bận rộn nghĩ tới đội bóng nào sẽ thăng lớn trong cup C1 tối nay và sẽ thắng với tỷ số nào ....?

Nếu không dại gái, thì chúng tôi làm sao có được đức tính ngay thẳng, trung trực khi ra đường, chỉ đăm đăm nhìn thẳng không dám liếc nhìn vô số người đẹp đang diễu hành rềnh ràng và khoe cặp giò trắng bóc, vô cùng tươi mát trên đường phố?

Nếu không dại gái, thì chúng tôi làm sao tập tành được những đức tính quý báu cùa một người cha gương mẫu khi biết thay tã, tắm rửa cho con, ru dỗ con ngủ, cho con ăn, dạy con học hoặc cho con bú sữa (sữa bình, dĩ nhiên!) và đưa đón bọn nhóc đi học hàng ngày ... ?

Nếu không dại gái, thì chúng tôi làm sao vâng lời quý bà khi bị quý bà cấm đoán đủ thứ như không được hút thuốc, uống rượu bia ... trong mục đích giữ gìn sức khỏe mặc dù những thứ ấy luôn làm cho chúng tôi sướng thích?

Nếu không dại gái, thì chúng tôi làm sao có được đức  tính phục thiện, sẵn sàng nhận lỗi ngay cả khi ... mình chả làm gì sai trái cả?

Nếu không dại gái, thì chúng tôi làm sao có được đức lính Tri ân, luôn đề cao công lao to lớn của quý cô quý bà đã bảo bọc và ... giam nhốt chúng tôi trong cái lồng hạnh phúc bao la mà hơi hơi chật chội của quý bà để rồi chúng tôi tự nguyện ở lì mãi nơi đó không bao giờ muốn thoát ra?

Vậy, trước khi chúng tôi tôn vinh ngày 8-3 thì chúng tôi xin phép Liên hiệp quốc hãy khuyến cáo tất cả các quốc gia trên thế giới nên lấy ngày 7 tháng 3 hàng năm để tôn vinh đức tính Dại Gái của toàn thể bọn đàn ông chúng tôi trên hành tinh èo uột này.

Song song với việc thành lập ngày 7-3 (March, 07) hàng năm, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Liên hiệp quốc hãy sớm thành lập các việc ĐẠI HỌC DẠI GÁI trên khắp thế giới và sửa đổi luật lệ, như: Bắt buộc các thanh niên toàn cầu, trước khi kết hôn, phải tốt nghiệp Đại học Dại Gái, ai chưa tốt nghiệp mà lén lút lấy vợ thì sẽ bị kết án lưu đày biệt xứ, bị đưa ra hoang đảo ở chung với khỉ vượn, đười ươi!

Kèm theo lá đơn này, chúng tôi xin đính kèm cuốn sách DẠI GÁI TOÀN THƯ, một văn bản quý hiếm bậc nhất, một công trình sáng tạo độc đáo của người Việt Nam (đặc biệt là của tổ tiên dòng họ chúng tôi), để Liên hiệp quốc lấy làm tài liệu học tập căn bản cho các sinh viên trong các trường Đại học Dại Gái Quốc Tế.

Trong lúc chờ đợi sự hoan nghênh nhiệt liệt và ủng hộ hết mình của Liên hiệp quốc (cũng như sự động viên ầm ĩ,  náo động của quý bà), chúng tôi xin mạn phép đại diện tất cả đực rựa khắp thế giới, gởi đến quý vị lãnh đạo Liên hiệp quốc lời chào đoàn kết thắm thiết và chân thành nhất ...

Tinh thần ngày Dại Gái Quốc Tế 07-3 bất diệt!
Thắng lợi luôn luôn thuộc về chúng ta, những người dại gái!


H. ngày ... tháng ... năm 200...
Mạn phép đại diện anh em dại gái khắp thế giới,
Ký tên:
Nguyễn X. C.
Phone: 084.54.3530n29 Cell-phone: 0933. 561.n57

Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #1 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 10:42:30 am »

HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM DẠI GÁI TOÀN THƯ

Một sinh viên là công dân Mỹ với học bổng toàn phần tại viện đại học Los Angeles, hiện đang theo đuổi tiến sỹ khoa tâm lý, và mới theo học bốn năm, được cấp bằng tương đương cử nhân của ta. Nhân chuyến sang Việt Nam làm công tác xã hội, bỗng dưng đụng độ nẩy lửa với một thiếu nữ Hà Nội mà gái Bắc Hà thì luôn luôn duyên dáng và cực kỳ quyến rũ, dễ xiêu lòng người kể cả những người tự cho là khôn ngoan lịch lãm. Một cú sét long trời lở đất đã xảy ra giữa hai người. Cuối cùng, anh thanh niên bèn quay lại Mỹ, bỏ ngang xương việc học, thu xếp hành trang để trở lại Việt Nam dài hạn, chấp nhận dạy tiếng Anh ở các trường đại học, lương tiền tàm tạm với mục đích duy nhất: được sống gần người đẹp trong mộng của mình.

Người mẹ anh ta (hiện định cư tại Mỹ) dĩ nhiên phản đối kịch liệt. Sau khi thảo luận gay go và tỉ tê đủ chuyện nhằm đưa ra những lý do mà bà ta cho là chính đáng, cụ thể, với mục đích can ngăn cuộc sống chung giữa cậu con trai yêu quý cùng người đẹp Hà thành mà bà ta chưa một lần quen biết. Bà ta chỉ mong muốn con trai mình hoàn tất học vị tiến sỹ, rồi bà ta sẽ đích thân kiếm một cô vợ giàu có trong giới kinh doanh ở khu Bolsa (Mỹ). Nhưng chàng thanh niên vẫn một lòng hướng về phía Hà Nội, cương quyết bỏ ngoài tai những lời khuyên bảo khôn ngoan đầy thuyêt phục của mẹ.

Người mẹ vô cùng giận dữ, liền tống cổ chàng thanh niên ra khỏi nhà, thề rằng sẽ không bao giờ nhìn mặt con nữa. Khi chàng thanh niên xách va-li ra sân bay Los Angeles, người mẹ chưởi rủa thậm tệ, và nói:
-   Hãy đi khuất mắt tao, mày chỉ là đồ dại gái!

Mùa hè vừa qua, chàng thanh niên kia vào Huế để gặp tôi, bởi vì hắn chính là con trai tôi. Sau mấy tuần trà, hắn tường thuật lại mọi chuyện, thưa:
-Ba à, mẹ phản đối cuộc tình của chúng con, và bảo con là “Đồ dại gái”. Ba nghĩ sao?

Tôi chưa kịp trả lời Yes No gì cả, thì bỗng một chiếc xe gắn máy dừng ngay trước sân nhà và một người đàn ông trung niên bước xuống. Tôi đứng dậy: Ủa, chú Bình kìa!

Đúng là người chú của nó, tức là em trai tôi, vừa đến thăm. Tôi xởi lởi:
-Mời chú uống trà.

Chú Bình ngồi xuống ghế, cười vui vẻ:
Hai cha con đang thảo luận chuyện gì mà trông vẻ mặt căng thẳng như sắp sửa đầu quân qua Trung Đông chống khủng bố vậy?

Tôi kể vắn tắt nỗi khó khăn của mình và đẩy câu hỏi sang cho ông chú:
-   À, mẹ nó bảo nó là đồ đại gái. Chú nghĩ sao?
Chú Bình chợt đứng dậy hiên ngang vung tay, cười ha hả:
-   Hừm. Sự nghiệp chân chính của tất cả đàn ông trên thế giới này là Dại Gái. Tao cũng dzậy. Ai mà không cho tao dại gái thì ... tao té ngửa sụm bánh chè đời tàn trong ngõ hẹp ngay lập tức! Thà chết sướng hơn!

Tôi khoái chí, thầm nhủ: Ơ Rê Ka! Ngờ đâu, ông chú đã gỡ rối tơ lòng thòng cho kẻ hèn này. Đúng ý mình rồi. Tôi lật đật “đế vào” một câu ăn khách nhất của dân chợ trời về chiều:
-Dại Gái chính là thứ máu huyết đặc sản của tổ tiên dòng họ nhà mình, được thừa kế từ mấy chục đời nay. Con không biết ư?

Cậu trai giương đôi mắt ngây thơ của một người đang yêu, hỏi:
-   Thật vậy hở Ba?

Tôi như Trương Phi nơi cầu Trường Bản, thừa thắng xông lên vung xà mâu, ủa quên, vung mồm bắn một phát chớp nhoáng:
-   Tao mà nói láo, thì ... bạn tao sẽ bị xe cán chết nhăn răng ...

Vốn là một thanh niên tân tiến ở một siêu cường có nền công nghiệp hiện đại bậc nhất, hắn không bao giờ tin vào những câu thề thốt văng mạng của ông bố ba hoa chích choè, hắn bày đặt vặn vẹo:
Nhưng Ba nói chi thì cũng phải có bằng cớ, con mới tin. Con muốn có trong tay những văn bản hoặc sách vở chứng minh cái nòi Dại Gái của tổ tiên mình, nếu đó là sự thật. Ba có thể giúp con chứ?

Chú Bình nhìn thẳng vào khuôn mặt ... dại dại chuyên nghiệp của đứa cháu, vừa cười vừa nói:
-   Cháu yêu quý! Như mi đúng là đấng Dại Gái chân chính rồi, cần chi nghiên cửu sách vở, chữ nghĩa thêm cho ảm đạm cuộc đời! Chắc mi chưa nghe người ta nói: “Lý thuyết gì đó thì xám xịt mà cây đời mãi mãi xanh tươi" hay sao?

Hắn lắc đầu:
- Chú nói thì cháu xin vâng. Nhưng ... cháu vốn là một thanh niên khao khát hiểu biết, thèm muốn tri thức, cháu muốn tiếp cận một nền văn hóa Dại Gái, bao gồm các lãnh vục khoa học nghệ thuật đặc thù của Đạo Lý Dại Gái. Vả lại, cũng cần lưu giữ những văn bản thật sự quý hiếm kia, để còn truyền đạt cái Chân Lý Dại Gái lại cho các thế hệ sau nữa chứ, kẻo thất truyền thì nguy lắm!

Lỡ phóng lao đành phải theo lao, tôi hùng hổ, tuyên bổ chắc nịch (thật ra là ... hơi cà lăm):
- Được. Ba sẽ ... sẽ cho mày nắm bắt những tài liệu quý hiểm nhất về Dại Gái, tố chất cao quý của dòng họ vĩ đại nhà ta mà chưa một gia tộc nào trên thể giới dám sánh bằng. Nhưng ... mày phải chờ tao sưu tầm, kết tập lại đã chứ?

Rồi sau khi ờ nhà chơi vài hôm, hắn xin phép ra Hà Nội tiếp tục làm việc mưu sinh, sống tràn lan giữa thủ đô, bên cạnh người yêu, bạn bè cùng những niềm vui của bọn trẻ, để tôi lại một mình nóng ruột như ngồi trên đống than hầm. “Kiếm đâu ra các văn bản Dại Gái để ... trình làng bây giờ?”

Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 10:52:10 am »

Xin chào bạn Quocngoaicu@. Đọc hết bản tuyên ngôn của tôpic Dại gái ... Mà toát mồ hôi hột.Hic.
Bạn dùng tiêu đề Dại gái ... Vậy thì có ai dám bước chân vô ---> để mang tiếng là ; Dại gái .Hic.
Mình đã ít nhất một lần Dại ---> nên cứ nhào đại vô, toàn anh em cả, có gì mà phải mắc Cỡ
Xưa kia Quan vân trường một đao phó hội , ta phải học người xưa chớ. Đã là CCb thì còn ngại gì mấy chuyện nhỏ như thỏ.
HIC.HIC.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 11:06:24 am »

Xin chào bạn Quocngoaicu@. Đọc hết bản tuyên ngôn của tôpic Dại gái ... Mà toát mồ hôi hột.Hic.
Bạn dùng tiêu đề Dại gái ... Vậy thì có ai dám bước chân vô ---> để mang tiếng là ; Dại gái .Hic.
Mình đã ít nhất một lần Dại ---> nên cứ nhào đại vô, toàn anh em cả, có gì mà phải mắc Cỡ
Xưa kia Quan vân trường một đao phó hội , ta phải học người xưa chớ. Đã là CCb thì còn ngại gì mấy chuyện nhỏ như thỏ.
HIC.HIC.

Đây là cẩm nang gia truyền của ông Nguyễn X. C. chứ trình dại gái của em còn thấp lắm!  Cuốn cẩm nang dại gái này được cụ nhạc bí mật truyền cho, với lời đề tặng của tác giả - trước khi có sách in bán. Hy vọng là bản gốc!  Grin
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 04:44:23 pm »

Trong tác phẩm " Cô gái đồ long " Hân Tố Tố là một người rất đẹp , thông minh , quỷ quyệt , tình nghĩa , chung thủy , trước khi chết đã dặn con mình là Trương vô Kỵ rằng " con phải nhớ đàn bà càng đẹp thì càng hay nói dối " , nhưng sau này Trương vô Kỵ vẫn bị những cô gái đẹp làm cho điên đảo , phụ nữ càng đẹp , càng thông minh thì cũng càng mưu kế và quỷ quyệt , nếu biết tận dụng thì tốt , còn chọc giận họ thì thật là " họa vô đơn chí " , người miền nam có bài ca nói về con cua cái và con cua đực . Đàn ông là lửa , lửa thật dữ dội có thể thiêu hủy tất cả , phụ nữ mềm mại như nước nhưng nước có thể dập tắt lửa Cheesy . Đàn ông nào không mê phụ nữ , nhưng nếu không khéo lại chết trong tay phụ nữ Cheesy , phụ nữ là người xây dựng nhưng cũng là kẻ phá hoại rất nhanh chóng , các anh có thấy một gia đình nếu người chồng sa vào " tứ khoái " thì gia đình còn có thể giữ được do người phụ nữ đảm đang chèo chống , còn nếu phụ nữ mà mang vào một trong " tứ khoái " thôi là nhà cửa tan nát hết , nên ông bà ta có câu " thứ nhất vợ dại trong nhà" là vì thế .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #5 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 08:36:32 am »

Ngày xưa, mỗi làn khó khăn quẩn trí bế tắc, thì người ta cầu khấn tới Bụt. Bởi vì Bụt chính là ông Tiên đầy quyền năng, luôn ban phép lạ cho những người hiền lành, tử tế, thiệt thà ... như là tui dzậy, nhưng hình như Ông Bụt của người An nam mít quá nổi tiếng, có vẻ hiệu quả ghê gớm, cầu chi được nấy, cho nên thương hiệu của ngài vang lừng năm châu bốn biển, thế là bọn Tây bọn u đủ loại bèn đổ nhào vào mà sùng bái, tôn thờ Ngài rồi lập nên cái đạo Thiền chi chi rất là ăn tiền, gọi là đạo Bụt. Vì vậy cho nên bây giờ ông Bụt của chúng ta bỗng dưng quá ư bận rộn, ôm đồm cả thế giới tất tần tật, nên lo việc chẳng xuể, khiến uy lực thần thông bị sút giảm, không còn linh nghiệm nữa hay chăng?

Giữa lúc ưu phiền, lo lắng sốt vó mà Bụt dường như đi vắng, thì công việc cần làm ngay cho “một thanh niên xôn xồn được triển hạn yêu đời” như tôi, đó là bật tivi lên và chong cặp mắt cua ngó thẳng vào màn hình không phải để xem tụi diễn viên Hàn quốc có còn trình diễn những đặc sản “sên cu lơ” nữa hay chăng, mà thật ra là để trốn chạy cái băn khoăn day dứt đang thiêu cháy gan ruột. Những hình ảnh chập chờn của nàng tóc đỏ môi tím, chàng tóc vàng mắt xanh dần dần nhạt nhòa trong vũng tối nham nhở, làm tôi chìm vào giấc mê lùng bùng lúc nào chẳng hay. Tội tựa đầu vào ghế thiu thiu ngủ.

Trong cơn mê tối thui và đen đủi như kiếp người, bỗng dưng tôi thoáng nghe một giọng nói ồm ôm vang lên như tia chớp vắt ngang vùng tối của tâm thức: “Sách ở thượng nguồn”.
Tôi bật dậy. Ai đang nói cái chi rứa?

Cô con gái lớn từ nhà dưới đi lên, bật ngọn đèn và tắt tivi. Ánh sáng tỏa ra. Tôi quýnh quáng dụi mắt. Nó đặt bàn tay thon thả lên vai người cha bậm trợn, dịu dàng hỏi: (mà bọn con gái thường tỏ ra dịu dàng như thế, bất kể cha nó là người như thế nào.)
- Kìa Ba, Ba nói mê nói sảng gì thế?

Tôi không trả lời, chỉ lẩm nhẩm: "Sách ở thượng nguồn".
Thượng nguồn. Cái tên có vẻ quen quen. Tôi thừ người, tay chân rã rời. Lầu bầu trong mồm, Thượng nguồn là cái quái gì nhỉ?

Con gái tôi bỗng reo lên:
- Thượng nguồn là làng quê của chúng ta mà! Ngày xưa, thỉnh thoảng Ba “bật mí” cho chúng con biết quê hương mình là một vùng quê ở đầu nguồn sông Hương, sao bây chừ Ba lại chóng quên vậy?
Úi chao. Dè đâu cái phần mềm ký ức của mình lại hoạt động tệ hại đến thế. Bây giờ tôi nhớ ra rồi. Quê hương chính thức của tôi là một thôn làng nho nhỏ nằm sát đầu nguồn sông Hương, cách thành phố Huế về hướng Tây Nam chừng ba bốn chục câv số đường chim bay. Mấy trăm năm trước, Cụ tổ đầu tiên gốc Thanh Hóa, đã theo chân chúa Nguyễn Hoàng di dân vô đây lập nghiệp và dựng nên làng Thượng Nguồn. Về sau, cũng vì sinh kế, mà dân làng đã phiêu lưu tứ tán khắp cả thế giới, nào Anh, Mỹ, Tây, Tàu, Úc và cả Angola, Koweit, vân vân ...

Thế hệ cha ông tôi cũng vậy, thời Pháp thuộc vì cơm áo một số vị tiền bối trong đó có cụ thân sinh của tôi, đã bồng bế dắt díu nhau về thành phố Huế để mưu sinh, gọi là về Dinh. Hồi còn trẻ, cụ thân sinh cũng nhiều lần dắt tôi lên đó tảo mộ, cúng tế và căn dặn tôi phải ghi nhớ nơi chôn nhau cắt rốn thực sự của mình là làng Thượng Nguồn, và phải thường xuyên thăm viếng, chạp giỗ. Trước khi qua đời, cụ thân sinh còn dặn tôi cố gắng học chữ Hán để dịch Gia Phổ ra quốc văn và sao chép thành nhiều bản giao cho nhiều người cất giữ, phòng khi bản chính bị thất lạc. Tôi chỉ ậm ừ qua chuyện. Rồi chứng nào tật nấy, tôi chỉ lu bu lo việc vợ con, cái trách nhiệm trọng đại kia chỉ còn là chuyện nằm mơ xem kịch!

Như quý vị đã biết, một người dại gái tầm cỡ siêu hạng, đã đăng ký thương hiệu hơn bốn trăm năm nay như tôi, thì suốt đời tôi chỉ quanh quẩn bám quần dài áo ngắn của quý vị nữ nhi, và đeo đuôi nhan sắc người đẹp, (ồ, mà người phụ nữ nào ta yêu cũng đều quyến rũ mê hồn và xinh đẹp quá chừng), đâu có dư thừa thì giờ để quan tâm tới bất cứ một đại sự gì khác, huống hồ là những thứ hằm bà lằng như họ tộc, từ đường, quê hương chùm khế ngọt vân vân ... Từ khi lấy vợ, thì tôi chỉ biết gia đình vợ và các công việc mà vợ sai khiến mà thôi. Cho nên lâu dần cứ ngỡ cuống rún của tôi được chôn dưới cột cờ trước Ngọ Môn và gốc gác mình là ... cái xó chợ quanh thành phố Huế (bậy quá!). Té ra tôi cũng có một làng quê như ai và cũng có một nơi chốn để mà “cử đầu vọng minh nguyệt, đê đầu tư cố hương” như nhà thơ Lý Bạch thuở Thịnh Đường.



Ngay sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm và lên xe phóng nhanh về phía dãy Trường Sơn. Qua khỏi lăng Minh Mạng, rồi lăng Gia Long, tôi đã hít thở không khí hoang sơ của núi rừng và trước mắt là một không gian bao la vô tận toàn núi và đồi kéo dài tới tận vô biên. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, tôi đến một nơi gọi là thượng nguồn sông Hương. Núi rừng không vẳng tiếng chim muông, không có tiếng ẩn sỹ ngâm thơ bên dòng suối có cây cầu nhỏ bắc qua, hay mùi thơm của phấn thông ngàn. Mà hỡi ôi, ồn ã lắm công trình dang dở. Ầm ầm tiếng xe ủi đất, tiếng nổ của những người công nhân phá núi, mùi khói xăng khét lẹt, mùi dầu nhớt hăng hắc. Té ra, nơi đây, người ta đang thi công xây dựng hồ Tả Trạch chứa nước để chống lũ lụt cho cư dân vùng hạ lưu sông Hương.
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 08:50:14 am »

Nói về dại gái trong sách của lão Kim Dung tiên sinh thì không cái nào có thể qua được "Thiên Long Bát Bộ".

Đoàn dự thì dại gái di truyền sẵn trong máu của họ Đoàn, bỏ hết danh vọng để chạy theo em Vương. Ông già hờ củaq Đoàn Dự là Đoàn Chánh Thuần thì khỏi nói. Tuy là ổng ong bướm dụ dỗ các cô gái trẻ đẹp nhưng ổng cũng rất chung tình với tất cả, sãn sàng vì người đẹp mà xả thân, bất kể ngôi vị cao quí gì đó.

Kiều Phong thân đầy võ nghệ, bang chủ Cái bang, giết người đốt nhà đã trải qua nhiều vậy mà lại vì 1 cô gái mới quen mà chút nữa bỏ mạng. May nhờ có ông già bí mật cứu thoát rồi tát cho 2 bạt tai chửi là ngu!

Đoàn Dự dại gái ngơ ngơ ngẩn ngẩn còn gã họ Du thì si mê A Tử, em vợ Kiều phong đến mức điên dại, ngu ngốc. Biết A Tử chẳng thích gì mình mà vẫn cam tâm đưa thân xác cho cô ta hành hạ, mà còn lấy làm vui!

Hư Trúc tiểu tăng xấu xí cũng vì gái mà phạm giới luật phải bỏ cuộc tu. Ông già Hư trúc, chủ chùa Thiếu lâm oai vọng như thế đến cuối đời cũng lòi ra mối oan nghiệt kia!

Xem ra Kim tiên sinh hỏa hầu về công phu dại gái thuộc hạng thượng thừa rồi! Grin
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #7 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:04:47 am »

Quê tôi đâu rồi? Chỗ tôi đang đứng đúng là thôn làng yêu dấu của tôi mà mấy mươi năm trước tôi từng dặt chân tới nhiều lần, sao bây giờ là một công trường vĩ đại, hứa hẹn trở thành một cái hồ mênh mông với cái đập thủy điện cao ngất tầng xanh đang hối hả hoàn thành sao cho kịp tiến độ do cấp trên đề ra, mà cấp trên nào cũng luôn nôn nóng vì hạnh phúc nhân dân, muốn dự án được triển khai dúng kế hoạch ngay trong nhiệm kỳ của mình.

Như Lưu Nguyễn từ cõi tiên trở về trần, mọi sự đều đổi thay đến tối tăm mặt mũi, thì cái làng Thượng Nguồn của tôi chỉ còn nằm trong ký ức. Một thôn làng nhỏ rợp bóng cây xanh, tọa lạc giữa vùng núi đồi trùng điệp. Có những dòng suối li ti đầy cá ngạnh, đổ nước ra nhánh sông con trong xanh, chảy giữa miền đá sỏi phủ rêu, chen chúc những đám thạch xương bồ thoang thoảng mùi hương. “Măng giang nấu cá ngạnh nguồn, tới đây anh phải bán buồn mua vui”.

Sau một thời gian lần mò hỏi han những người dân địa phương, tôi mới biết làng Thượng Nguồn đã bị giải tỏa mấy năm rồi, (có lẽ sau trận Lụt Thế Kỷ 1999) và được chính quyền sở tại cho di dời tới một vùng quy hoạch cạnh làng Dương Hỏa, cách đây chừng dăm cây số. Mừng quá, tôi dắt xe băng rừng lội suối đi theo.

Qua nhiều ngón tay chỉ chỏ và những lời hướng dẫn nhiệt tình của mấy bác dân quê, tôi tìm ra được cái gọi là “làng tân lập” chẳng khác nào Christophe Colomb phát hiện ra châu Mỹ. Khoảng trăm nóc gia cấp bốn dường như mới vừa hối hả mọc lên chen chúc nhau trên một mặt bằng chật hẹp kề bên một thung lũng vô danh. Thôi được. Đâu cũng là quê hương mình.

Chừng mười phút sau, tôi được đứng trước ngôi nhà rường cổ kính, uy nghiêm với ba gian hai chái, nhỏ nhắn và lọt thỏm giữa rừng nhà cấp bốn mái tôn còn sặc mùi vôi vữa, xi măng Long Thọ. Đây là từ đường của dòng tộc mình ư? Phút cảm xúc chưa qua thì bỗng nhiên một người đàn ông già nua, ăn bận xộc xệch theo kiểu làm ruộng chân đất, từ sau đi ra, trông quen quen. Tôi không giấu nổi mừng rỡ:
- Ủa, bác là ...
-Tui tên là Ấm, người phụ trách coi sóc từ đường, mà cậu muốn hỏi ai?

Sau khi lúng túng trình bày lý lịch trích ngang, bác Ấm mời tôi vô nhà dùng nước chè. Giũa giây phút xúc cảm nhất, bác bỗng ôm choàng lấy tôi:
-Tưởng ai, té ra là con chú X. Cháu hãy gọi tui là Bác, bác họ.

Rồi bác thả giọng rề rề:
-Làng ta vừa mới dọn tới đây đã được mấy năm, không biết còn giữ được cái tên Thượng Nguồn nữa hay không. Công việc còn bề bộn ngổn ngang lắm. Ở xứ mình không có một tay thần đèn nào như Nguyễn Cẩm Lũy, nên khi chuyển ngôi từ đường ở chỗ cũ sang nơi này, tau phải tháo rời từng mảnh ván, từng cây đòn tay, từng khúc rui mèn ... rồi gọi con cháu mỗi đứa một tay, khiêng tất cả tới đây, rồi ráp lại, dựng lên. Quả thật tốn không biết bao nhiêu công sức. Nhưng mọi chuyện đã yên một bề, nay đã ổn lắm phần... Ủa. Mà mi lên đây ngoài việc thăm làng, còn có chi khác nữa?

Tôi lại phải tẩn mẩn báo cáo nguyên do, nói:
-Thưa bác, cha cháu trước khi qua đời có dặn cháu làm thế nào cũng phải phiên dịch bộ Gia Phổ ra tiếng Việt. Ngoài ra, còn có cuốn sách chi chi đó do cụ tổ mười mấy đời sáng tác và để lại cho cháu chắt, cũng viết bằng chữ Nho ... Phải không, bác?

Bác Ấm nối lời:
-Hừm. Tau ở trên ni cũng được nghe anh em nhà mi có học hành chữ nghĩa khá lắm, ắt sẽ tình nguyện đảm trách việc dịch gia phổ chữ Nho ra chữ ta. Nhưng cả mấy chục năm ni chẳng thấy đứa mô héo lánh tới cái chỗ khỉ ho cò gáy ni. Cử tưởng bọn mi đi Tây đi Mẽo, đổi họ thay tên hoặc chết nhăn răng cả rồi! Té không ngờ bữa ni có mi dẫn xác lên đây, thiệt tau mừng ơi là mừng ...

Dứt lời, bác mời tôi thêm cốc nước chè. Lá chè rừng phơi khô, pha bằng nước đầu nguồn sông Hương, đậm đà vị chát nhưng nuốt lọt xuống cổ họng thì thanh tao, ngọt lịm.

Bác bắc thang, trèo lên sát cây đòn dông nằm bên trong nóc nhà, mang xuống một ống tre lớn cỡ bắp chân. Bác cười hê hả, ra vẻ sung sướng như bắt được vàng:
- Đây. Di sản của cụ tổ khai canh để lại có chừng ni. Cha ông chúng ta đã gìn giữ đến nay, qua bao nhiêu cuộc chiến tranh, bao nhiêu nạn đói, dịch bệnh, những cơn lụt lội ngập đầu. Tau giao cho mi đó. Ngoài cuốn gia phổ, dường như còn có cuốn sách chi chi đó, cũng bằng chữ Nho. Tau thì mù tịt, chữ quấc ngữ cũng không biết. Mi mang về xem có thể sử dụng được không?

Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:42:51 am »

Xin chào bác chủ quán ; Tôi xin góp vào Cẩm nang DGTT mấy mẩu nhỏ sau , các bác xem nhé;
Trong thiên tiểu  thuyết Tây du ký của Ngô thừa Ân tiên sinh - nhân vật Trư bát giới vốn có máu dại gái từ khi chưa đầu thai . Hic .
Chỉ vì mê gái mà xàm sỡ Hằng nga , đến nỗi bị tước bỏ ấn Thiên bồng nguyên súy nơi tiên giới , bị đày xuống hạ giới , rồi đầu thai nơi lợn nái , . Sau được Bồ tát tiến cử với Đường tam tạng , làm đồ đệ cùng đi Tây trúc thỉnh kinh.
Nhưng Trư vẫn không chừa thói DG bản năng , cọc ghẹo con gái nhà lành , yêu quái nữ cũng không tha.Hic .Nhiều phen suýt nữa thì thành món lợn hấp ngon lành cho yêu tinh.
Trong TT dã sử Tam quốc Chí của  Đại văn hào La quán trung -Lưu huyền đức , hậu duệ của Trung sơn tĩnh vương , văn võ song toàn . Có khả năng thu phục nhân tâm , với chí lớn khôi  phục Hán thất .
Nhưng trong một lần - chỉ vì DG ( trong đoạn Tôn phu nhân quy Thục )
xuýt nữa thì trúng kế Chu du, bỏ thân nơi nước Ngô của Tôn quyền .
Có lẽ lần ấy Lưu Bị đã phải ôm hận thiên thu , tan giấc mộng khôi phục nhà Hán . Nếu không có Gia cát Lượng tính toán như thần , không có Triệu tử long hết mực trung thành cắm thuyền đứng đợi . Và nếu không có bà mẹ vợ Ngô quốc thái rất yêu con rể , và Tôn phu nhân rất  thông minh ...Có lẽ đời  sau không được thưởng thức một pho TT kinh điển ...
Ôi ...Những người dại gái đáng yêu .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #9 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:52:03 am »

Tôi mừng thiệt tình. Vội tháo hai đầu ống tre. Lòi ra mấy cuốn sách mỏng bằng giấy bổi, mỏng dính. Ngoài cuốn gia phổ mà tôi có trách nhiệm phải dịch ra Việt ngữ, còn một cuốn nữa dường như viết bằng chữ Nôm. Gay go rồi đây. Chữ Nho (tức chữ Hán cổ), thì tôi lõm bõm đọc lai rai, vả lại gia phổ vốn không phải là sách văn chương, nên chẳng khó đọc chi lắm, người nào học lam nham Tam Thiên Tự chắc hẳn đọc thông các cuốn gia phổ.   

Nhan đề sách này gồm bốn chữ, tôi chỉ đọc được hai chữ Toàn Thư, còn hai chữ kia thì phải nói như Vi Tiểu Bảo: “Nó nhận ra mình chứ mình không nhận ra mặt mũi của nó!”. Lật bên trong và đọc sơ qua, tôi thấy sách này đúng là viết bằng chữ Nôm, một thứ văn tự thông dụng thời các chúa Nguyễn.

Han hỏi. Chuyện trò. Chuyện đời xưa, đời nay. Chuyện anh em họ tộc lưu lạc. Bác Ấm mời ở lại dùng bữa cơm nhà quê, xong tôi đánh một giấc đến chiều, rồi chào từ biệt.

Tiễn tôi ra đến tỉnh lộ, bác Ấm còn dặn dò:
- Mi cố gắng mần nhanh nhanh. Dịch cuốn sách kia xong, mi nhớ mang lên đây cho tau một bản, tau sẽ nhờ mấy đứa cháu đọc cho tau nghe để biết ông cụ tổ viết cái chi trong sách.

Tối ấy, vừa về tới nhà, tôi liền đi mượn cuốn Đại từ điển chữ Nôm của tác giả Trương Đình Tín và pha bình trà móc câu. Mới tra cứu vài ba chữ, tôi sửng hồn, toát mô hôi hột, lưng lạnh ngắt khi đọc ra cái nhan đề sách. Bất ngờ quá. Té cuốn sách mà cụ tổ mười mấy đời để lại, có cái tựa đáng cho tôi phải rùng mình: Dại Gái Toàn Thư.

Như kẻ buồn ngủ rớ đặng mảnh chiếu manh, như kẻ lữ hành trên sa mạc gặp được ốc đảo, tôi rú lên vì quá sức sung sướng dường như trên cõi đời này chẳng có chi hạnh phúc hơn: Tôi đang tiếp cận Dại Gái Toàn Thư!

Đây là tư liệu mà tôi đang cần. Không thể nào chần chừ được, tôi quyết định làm việc gấp rút để đưa nội dung cuốn sách lên trang giấy, thầm ước mong sao mỗi ngày có được năm mươi tiếng đồng hồ chứ không phải hăm bốn tiếng!

Và sau hơn mấy tháng trời đánh vật nhọc nhằn với bản chữ nôm Dại Gái Toàn Thư, tạm xem như bản chuyển ngữ đã hoàn thành qua một học giả bất đắc dĩ tay ngang. Tôi có ý định cậy nhờ cụ Trương Đình Tín hiệu đính những chỗ sơ sót, nhưng hỡi ôi, cụ Trương hiện bận rộn phiên dịch văn bia cho đền thờ Huyền Trân công chúa, nên đành chịu vậy chứ biết mần răng? Kẻ hèn này vốn chữ nghĩa lem nhem chưa hề trải qua một lóp đào tạo Hán Nôm và hắn chưa hề làm công tác phiên dịch cắc cớ như vậy bao giờ trong đời, cho nên nếu bản chuyển ngữ “từ Nôm sang quốc ngữ” búa xua này có gì lầm lẫn, sai sót, kính mong chư vị độc giả cao minh góp ý, chỉnh sửa và phê bình, để dịp tái bản sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.

* * *

Quả thật như vậy, các bậc tu mi nam tử trên quả đất này “từng yêu đương, từng khổ vì đàn bà, từng mê gái chết bỏ đến nồi chết ngây chết dại” thì nhiều như cát sông Hằng, nhưng đã có ai dám để lại cho đời những tác phẩm Dại Gái?

Người ta vì để sinh tồn, nên đã viết vô số tác phẩm để dạy con cháu làm việc, nên mới có những cuốn sách: “Cách tìm kiếm việc làm”, “Cách thành lập công ty”, “Đầu tư thế nào cho có hiệu quả”, “Sống 25 giờ một ngày”, “Kinh doanh có lãi”', “Nghệ thuật bán hàng”, “Bước đầu kinh doanh”, ... vân vân.

Hoặc vì xây dựng văn hóa, nghệ thuật, mà con người đã xuất bản các tác phẩm như: “Học Làm Người Dơi Người Nhện”, “Nghệ thuật viết văn”, “Cấu trúc Thơ”. “Vũ trụ Thơ”, “Nghệ thuật hội họa”, “Sách dạy làm văn”, “Lãng du lệt đệt trong văn hóa Việt”, “Văn học Việt Nam”, ‘Thi nhân hiện đại”, vân vân ...

Hoặc do nhu cầu tạo nên những tiện nghi vật chất, họ đã soạn ra vô sô sách vở kinh điển về đủ mọi đề tài, như: “Cẩm nang làm nhà, xây cầu”, “Khoa học kiến trúc”, “Kỹ thuật quân sự”, “Kỹ thuật tác chiến”, “Bàn về chiến tranh”, “Khoa học chính trị”, "Binh pháp Tôn Tử”, “Trà Kinh”, “Tố Nữ Kinh”, “Hạnh phúc gia đình”...

Nhưng viết về “Đạo Lý Dại Gái” thì hỡi ôi, dường như chưa có ai, mặc dù đàn ông con trai chúng ta có ai chưa từng dại gái một đôi lần trong đời? Hoặc có lắm người trọn đời mê gái, dại gái không mệt mỏi, cho đến khi đậy nắp quan tài vẫn còn yêu, còn mê, còn si cuồng vì gái, ... nhưng vẫn kín kẽ, (hoặc thiếu dũng cảm) cố ý chôn chặt niềm riêng để mang tất cả bí quyết dại gái xuống cửu tuyền bày vẽ cho chư vị Diêm vương và bọn ngưu đầu mã diện, chứ không chịu hé nửa lời cho bọn hậu sinh chúng ta nhờ cậy chút xíu!

Nay, vì sự nghiệp dại gái của con cháu, vì tương lai xán lạn của muôn thế hệ mai sau, vì hạnh phúc chân chính của giới trẻ, vì sự an toàn của toàn thể các đấng đực rựa trên thế giới, và cũng vì để tôn vinh tất cả các bậc anh thư nữ kiệt đã hết lòng dẫn dụ, mồi chài và che chở, bảo bọc cũng như răn đe, dọa nạt chư vị đàn ông bằng tình yêu trong xxxx - ủa quên, trong sáng mà ích kỷ, rắc rối vô vàn của quý bà, chúng tôi xin công bố Dại Gái Toàn Thư.

Mặc dù vô cùng khiêm tốn, chúng tôi vẫn xin thú thật cùng quý vị độc giả trong và ngoài nước và các đấng mày râu trên toàn thể trái đất rằng: Dại Gái chính là “di sản phi vật thể” giá trị nhất mà tổ tiên chúng tôi cống hiến cho toàn thể nhân loại trong thế giới hiện đại, mà tác phẩm Dại Gái Toàn Thư cũng chính là cuốn kim chỉ nam hiệu quả nhất cho những người đang yêu và sẽ yêu.

Đây là cuốn Tân thánh kinh (New Holy Bible) cần thiết nhất cho giới trẻ trong thời đại công nghiệp vi tính, là cuốn cẩm nang cầm tay cho những người xồn xồn đang loay hoay ngớ ngẩn giữa nên yêu và không nên yêu, là cuốn kỳ thư màu nhiệm nhất dành cho những ai đang thiết tha đến những gì chân chính và đích thật còn sót lại nếu chiến tranh hạch tâm đồng loạt xảy ra.


(Thấy trên mạng có cuốn này mới xuất bản, không biết có trùng nội dung hay không. Bản của tui là bản mộc)
Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM