Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Tư, 2024, 04:19:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế Giới Hoa Phần III  (Đọc 198961 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #380 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 03:35:21 pm »

Nhìn ngắm những bức ảnh hoa của bác Khanhhuyen thật đẹp, thật miên man, lãng mạn Grin
Nhân bác KH nói về hoa rừng xứ lạnh, em xin góp vui vài hình ảnh hoa rừng mùa hè ở vùng núi quê em. Chỉ tiếc ảnh chụp bằng điện thoại nên không nét lắm.

                             
                             

                              Hoa sim giữa đồi nắng gió

                           
                           
                         

                         Hoa Mua ai bán mà mua Huh Grin

                       
                       

                            Hoa Hy thiêm - đây cũng là một loại dược liệu.
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #381 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 07:44:44 pm »

Chào bác DinhLongGiang,em nhìn toét mắt mà chẳng thấy hoa Mua,hoa Sim nhà bác đâu. Grin Em chưa bao giờ làm lâm tặc mà thấy rừng nhà bác cảnh giác ghê quá,cứ gạch chéo đỏ chắn đường thế kia thì ai dám nhòm ngó. Grin

KH lang thang trong rừng,tiếng chim hót muôn điệu líu lo,điểm vào cái âm thanh kỳ diệu ấy là tiếng cộp.. cộp.. từng chập gõ vào thân cây của chú chim gõ kiến,tìm mãi mà chẳng thấy nó đang cheo mình ở chỗ nào.Thấy chú chim này quanh đây,KH cố chụp mà khó quá.

Hắn cảnh giác lắm không thể đến gần tới 10 mét được.

nhìn tấm hình này,lại thương cho những ngày lạnh giá ở biên cương năm nào.

dáng dấp rừng già biên giới năm xua.

còn hay không những cây đại thụ như thế này.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #382 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 09:58:46 pm »

Chào bác DinhLongGiang,em nhìn toét mắt mà chẳng thấy hoa Mua,hoa Sim nhà bác đâu. Grin Em chưa bao giờ làm lâm tặc mà thấy rừng nhà bác cảnh giác ghê quá,cứ gạch chéo đỏ chắn đường thế kia thì ai dám nhòm ngó. Grin

KH lang thang trong rừng,tiếng chim hót muôn điệu líu lo,điểm vào cái âm thanh kỳ diệu ấy là tiếng cộp.. cộp.. từng chập gõ vào thân cây của chú chim gõ kiến,tìm mãi mà chẳng thấy nó đang cheo mình ở chỗ nào.Thấy chú chim này quanh đây,KH cố chụp mà khó quá.

Hắn cảnh giác lắm không thể đến gần tới 10 mét được.

nhìn tấm hình này,lại thương cho những ngày lạnh giá ở biên cương năm nào.

dáng dấp rừng già biên giới năm xua.

còn hay không những cây đại thụ như thế này.
..............
Bác KH thân mến , nhìn ảnh bác chụp , lại nhớ tới chặng đường hành quân năm xưa : lúc chiến đấu ở Vị xuyên .
Lâu rồi tôi không nhớ chính xác đâu như đường lên Cocnghè hay từ Coc nghè xuống phía trận địa 76ly2 , tôi bắt gặp cánh rừng đại ngàn - có những cây to cổ thụ như vậy .Bác KH thấy đúng không ?
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #383 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 11:38:52 pm »

Đúng thế bác nguyenhongduc à,đại ngàn Tây Côn Lĩnh mà mỗi người lính đã đi qua và trở về vẫn không thể nào quên.



đây là hoa nhà KH mua cây lúc còn nhỏ về trồng,và giờ này thì nó đã ra hoa.Loại này nở cũng rất lâu tàn,hình như vùng núi rừng ở Huế cũng có.



bó hoa rừng mới hơn,lúc này có thêm màu hồng và màu vàng của loại hoa khác nữa.


loại hoa này lá như loại hoa hành tây ở VN vẫn thấy,nó mọc ít và xen với loại khác nhìn rất lãng mạn.Nhưng nếu các ông ấy mà thả dàn mọc thành bãi thì thấy nó nhạt nhòa lắm.


loại hoa này trong rừng hay nơi giáp đồng đều có,nó thả mình trên những gờ đất cao rất điệu.

Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
NGHIA29/7/78
Thành viên
*
Bài viết: 96



« Trả lời #384 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2013, 08:39:58 pm »

Hoa đồng nội của các bác đẹp và lạ lắm ạh !! Mình ở Sài gòn hiếm khi nào thấy được các loài hoa đó.
Thôi thì góp vui với các bác = hoa của hàng xóm. Buổi sáng đi bộ tập thể dục, gặp cái gì hay hay thì chụp cho vui, chẳng biết " khoe " với ai , nên khoe với đồng đội của mình.  Grin

Hoa khg biết tên.





Hoa nầy thì biết tên:




Logged

Con người chúng ta sinh ra đâu phải để đánh nhau và để chết. Nhưng"kẻ thù buộc ta ôm cây súng" và ta đã làm những gì khi đất nước cần chúng ta.
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #385 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 02:24:24 pm »








Hoa này là Sao nhái anh ạ , BH cũng thích hoa này lắm , hihi .



« Sửa lần cuối: 04 Tháng Sáu, 2013, 02:32:36 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #386 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 02:35:22 pm »



Hoa Thanh Long
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #387 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 12:14:06 am »

gần 01 tuần mưa sụt sùi về đêm,lắc rắc ban ngày.Hậu quả là toàn nước Đức chìm ngỉm dưới địa ngục của nước,nơi lên cao nhất lên trên 10 mét,tàu bè trên những con sông lớn và đông đúc hoàn toàn phải neo đậu vì nước ngập tràn cầu.Ngay chỗ nhà KH bên kia đường trước cửa nhà qua 2 dãy phố là con suối Brettach rộng gần 10 mét,nước lũ chàn qua mép cầu cao hơn ngày thường hơn 6 mét,mấy căn hộ dọc suối nước ngập tầng ngầm và một phần tầng chệt,thành phố ..à..không chính quyền bản phải điều xe cứu trợ đến hỗ trợ và bơm nước ra.
Từ tầng 3 nhìn về sau nhà qua bãi dỗ xe lớn của  bản qua con đường vành đai mới mở,ra cánh đồng là dòng sông Cốc nước màu gạch chảy băng băng cuộn xoáy nước.
Những con đường đắp cao trở thành những cái đê ngang dọc,chia cắt các khu và cũng là cầu nối các khu vực với nhau.
Những bông hoa dưới đồng chũng bây giờ chôi nổi theo dòng nước lũ,và những đàn vịt trời thì sao nhỉ?
Còn những bông hoa chụp trước đây vài tuần,kéo ra cho đỡ nhớ những cánh hoa..bạc phận.


lẳng lơ,hoa tím.

tím nhạt và..


vẫn nó. Grin

tinh khôi màu trắng.

Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
 ....
Người đi khu chiến thương người hậu phương.
Thương màu áo lính ra xa trường.
.........
Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay.
Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng.


Lính biên thùy Hà Giang-Lạng Sơn.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #388 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 09:59:48 am »

Đúng thế bác nguyenhongduc à,đại ngàn Tây Côn Lĩnh mà mỗi người lính đã đi qua và trở về vẫn không thể nào quên.

[/URL]

đây là hoa nhà KH mua cây lúc còn nhỏ về trồng,và giờ này thì nó đã ra hoa.Loại này nở cũng rất lâu tàn,hình như vùng núi rừng ở Huế cũng có.


Hoa Đỗ Quyên (der Rhododenron ) đó bác KhanhHuyen à. Hoa này có khắp cả nước rồi, nhưng đúng là vùng núi Bạch Mã  ở Huế có nhiều thật, có cả một ngọn thác mang tên Đỗ Quyên trong rừng Quốc gia Bạch Mã nữa.
Nhưng ở VN còn chỗ khác nổi tiếng về loài hoa này chính là rừng Hoàng Liên sơn, nhất là trên đường leo đỉnh Fansipan, Đỗ Quyên bạt ngàn, cây cao cả chục mét . Tiếc là em chưa được thấy Đỗ Quyên ở đây nở hoa lần nào bởi đi vào mùa hè.
Logged
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #389 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 01:49:29 pm »

Hôm nay đọc trên VN EXpress thấy có bài này ,tôi xin được sao chép để đưa vào Thế giới hoa cho mọi người cùng thưởng thức :
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/thien-nhien/2013/06/nhung-ke-khong-diep-luc-song-bam-o-viet-nam/

Những kẻ không diệp lục sống bám ở Việt Nam

Trong tự nhiên Việt Nam, có một số loài thực vật không có chất diệp lục trên cơ thể, chúng sống nhờ vào dinh dưỡng từ các chất hữu cơ phân huỷ của sinh vật khác, hoặc từ mô chết.



Hầu hết các loài thực vật sống bám thường ở các vùng núi cao, và là những loài thuốc quý trong dân gian. Tuy nhiên số lượng loài rất hiếm gặp đối với ngay cả những nhà nghiên cứu về thực vật. Một số loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Trên hình vẽ là cây Dó đất hoa thưa Balanophora laxiflora. Trên đỉnh Mẫu Sơn - Cao Bằng, ở độ cao 1.600 m so với mặt biển loài thực vật Balanophora laxiflora được đưa vào sách đỏ Việt Nam, đang khoe sắc trong cái lạnh cuối thu và như báo hiệu những cơn gió mùa đông bắc sẽ tràn về.

Cây ký sinh trên rễ, màu nâu đỏ, không có diệp lục, cao 10 - 20 cm. Loài cây này là nguồn gene qúy hiếm và rất độc đáo, cây còn được dùng làm thuốc. Hiện chúng là loài bị săn tìm ráo riết để phục vụ cho những bài thuốc tăng cường sinh lực cho các quý ông.



Đầu chuỳ Rhopalocnemis phalloides. Trong các loài thực vật ký sinh, thì loài cây này thực sự mang đến điều kỳ thú cho người chiêm ngưỡng. Loài cây ký sinh trên rễ này hoàn toàn không có lá và không có diệp lục, nó cao 15 - 25 cm. Thân mập, dạng củ, màu vàng đậm hoặc vàng nâu.

Đây là loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam, vì nó là nguồn gene qúy hiếm, đại diện duy nhất của chi Rhopalocnemis đơn loài ở Việt Nam. Loài này được các nhà nghiên cứu phát hiện mọc rải rác trong rừng (ký sinh trên rễ) cây lá rộng, ở độ cao khoảng 1.000 - 2.000 m ở Kontum, Lâm Đồng, Gia Lai.



Dó đất nấm Balanophora fungosa. Trong các loài thực vật thuộc họ dương đài Balanophoraceae, thì Dó đất nấm Balanopphora fungosa có vùng phân bố rộng khắp từ Ấn Độ, Đông Dương đến đảo Hải Nam, bán đảo Malaysia, đảo Sumatra (Indonesia), vài đảo ở Thái Bình Dương và Australia.

Ở Việt Nam, nhiều người gặp chúng ở khu vực từ Hà Nội tới An Giang. Đây là loài mọc phổ biến trong rừng thường xanh. Chúng ra hoa quanh năm nhưng chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Loài cây này sống ký sinh trên rễ các loài cây thân gỗ, cả cây gỗ và dây leo.

Đồng bào dân tộc ở Ninh Thuận thường dùng cây sắc nước uống làm thuốc trị bệnh đau bụng và đau toàn thân. Có người dùng nó như vị tỏa dương làm thuốc ngâm rượu bổ tinh, cường tráng mạnh gân cốt.



Dó đất đài rộng Balanophora latisepala. Dãy núi Minh Đạm thuộc Bà Rịa -Vũng Tàu với bạt ngàn các loài sinh vật tồn tại, nay chỉ còn là trong ký ức đối với người sống quanh vùng núi này. Giờ đây chúng chỉ còn trơ trọi những tảng đá mẹ bạc phếch cùng năm tháng và những lùm cây bụi lúp xúp bao quanh.

Mặc dù sự tàn phá của con người như muốn tuyệt diệt các loài sinh vật đã được tạo hóa ban tăng cho thiên nhiên nơi đây, nhưng đâu đó trong các hang sâu, kẽ đá loài Dó đất đài rộng Balanophora latisepala vẫn tồn tại và phát triển trong các vách đá ẩm ướt, thiếu sáng.

Loài thực vật ký sinh không thân, có củ cứng, mặt nhăn nhúm, có mụn hình sao. Cụm hoa cái của chúng hình đầu tròn, màu nâu đỏ, cuống ngắn.



Dó đất cúc phương Balanophora cucphuongensis. Đây là loài đặc hữu hẹp của miền bắc Việt Nam, lần đầu tiên loài này được các nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Bân phát hiện ở khu vực Bống thuộc vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình năm 1995. Hiện loài này được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Theo Sinh vật rừng Việt Nam
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM