Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:42:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 8 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 295168 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #490 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2013, 11:57:58 pm »

Cháu chào bác quangcan và các bác!
Đầu tuần trước cháu có gọi điện cho bác Quang (nhưng lại gọi là anh, có gì mạo phạm cháu mong bác bỏ qua) nhưng đến hôm nay cháu mới gửi được thông tin nhờ các bác mổ xẻ thông tin giúp cháu....

úi giời, tui chả nhớ, nhưng quả thật tui... cực khoái ai gọi tui là anh, cho "tre trẻ" tý ,  Cheesy Cheesy Cheesy.

1. Giấy báo tử số 163B/HN do Quân Khu Hữu Ngạn báo về nội dung chi tiết:

Liệt sỹ: Trần Văn Bổng - Chức vụ: Chính trị viên phó tiểu đoàn - Đơn vị: Thuộc Nam Bộ
Nguyên quán: Xã Nhân Phú - Huyện Lý Nhân - Hà Nam Ninh
Sinh năm: 1942 - Nhập ngũ: 1963 - Hy sinh: 2/1/1975 tại Mặt trận Nam Bộ trong trường hợp vì sự nghiệp chống Mỹ bảo vệ tổ quốc - Xác nhận là liệt sỹ - Thi hài mai táng tại khu vực ruộng đơn vị.
Ngày ký giấy báo tử 1/6/1976 do Phó chủ nhiệm chính trị Thượng tá Nguyễn Huy Diểu ký

Mặt sau giấy báo tử có ghi lại tóm tắt Quá trình công tác cách mạng:
Tháng 4/1963 - tháng 1/1975 được giữ các chức vụ:
- Chiến sỹ Tiểu đội
- Phó tiểu đội trưởng
- Phó trung đổi trưởng
- Chính trị viên phó - Chính trị viên đại đội
- Chính trị viên phó tiểu đoàn
Đã đc khen thưởng 2 Huân chương chiến sỹ giải phóng, 6 bằng 7 giấy khen....

Giấy báo tử chưa nói lên điều gì bạn nhé, nhất là khi gia đình cần phải hoàn thiện/ xin bản trích lục thông tin ở tỉnh đội để có thông tin chính xác/ cụ thể nhất về đơn vị của Liệt sỹ.=> làm cơ sở để báo cáo và trình bày với địa phương khu vực khoanh vùng nơi Liệt sỹ hy sinh.

2. Một số thông tin cháu thu thập được từ giấy tờ của bác cháu (nay đã bị thất lạc). ...
- Đi B trong khoảng thời gian 1965-1966
- Tháng 1/1969 được bổ nhiệm làm Chính trị viên phó Đại đội thuộc đơn vị C2 D274 Đoàn 86 MT giải phóng Miền Nam Việt Nam do Chính ủy thu trương J5/X.20 Nguyễn Hữu Phát ký bổ nhiệm
- Tháng 8/1970 Được điều động làm Chính trị viên Phân đội C2 D274
- Khoảng năm 1973-1974 giữ chức vụ Chuyên viên phó E25 Bộ Tư lệnh B2....

Chà, nghe có vẻ rắc rối với những cụm từ: "C2 D274 Đoàn 86 MT" - "J5/X.20" - " C2 D274" nhỉ,  Grin.

Tài liệu của ta về những đơn vị này thì nói luôn là không có đâu hoặc rất ít hay ... hơi khó kiếm, giải mã một trong các cụm từ trên đã đủ chết rồi. Thế mà Mỹ họ lại thống kê một tài liệu có đầy đủ các cụm từ trên. Tôi xin dẫn chứng (trích) từ các trang dưới đây:



Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #491 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2013, 11:58:51 pm »

vẫn tài liệu tiếp ạ:

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #492 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2013, 11:59:18 pm »

vẫn tài liệu tiếp ạ:

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #493 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2013, 12:06:32 am »

vẫn tài liệu tiếp ạ: :



Khái quát tài liệu:
- Ngày tháng: Mỹ thu được năm 1970, tài liệu đề tháng 1/1969.
- Nội dung: Báo cáo của Đoàn 86/ Group 86 hậu cần Miền về hoạt động và quá trình tái cơ cấu, bố trí các đơn vị tại các cung/ tuyến đường vận tải trên đất Kampuchia/ Cambodia.
- Qua tài liệu Mỹ thu được có thể thấy: X20 và D274 (đoạn mờ ở trang tài liệu trên) là các đơn vị thuộc đoàn 86 hậu cần, ở các vị trí và khu vực đứng chân khác nhau nhằm đảm bảo quá trình giao nhận trên tuyến.

Ở đây, tài liệu không cho biết chính xác vị trí tọa độ hay phân bố/ bố trí của từng đơn vị nên không thể/ chưa đủ điều kiện để xác định trên bản đồ. Thế nhưng vì Liệt sỹ không hy sinh ở thời điểm này nên ta cũng không cần quan tâm lắm. Điều quan trọng là qua tài liệu ta đã nối/ kết được các đơn vị vào với nhau để không còn phải nghi ngờ D274/ tiểu đoàn 274 này là đơn vị nào khác.

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #494 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2013, 12:36:25 am »

Trích dẫn
3. Thông tin thu thập được từ 1 bác là đồng đội cũ của bác cháu:

Liệt sỹ Bổng hy sinh trên đường đi làm nhiệm vụ cùng 1 chiến sỹ nữa thì bị bom gần một bờ sông hoặc suối có thể ở khu vực Bờ Dốp, Lộc Ninh, Bình Phước. Liệt sỹ bị thương và được đưa về đơn vị chữa trị nhưng không qua khỏi....

Nhất trí, thông tin này sẽ có tính chất tham khảo để lựa chọn và phân tích khu vực hy sinh qua bản đồ.

Trích dẫn
...- Khoảng năm 1973-1974 giữ chức vụ Chuyên viên phó E25 Bộ Tư lệnh B2........

....4. Một số thông tin cháu tìm hiểu được nhưng không biết có chính xác không ạ. Cháu rất mong các bác xác minh giúp cháu:

- E25 là đoàn công binh thuộc Quân khu 7....

Hơi lạ với nhiều người đấy, ta sẽ xem "D274/ tiểu đoàn 274", "E25/ trung đoàn 25", "1973-1974" và "công binh" có gì liên quan đến nhau không? B2 có trung đoàn 25 công binh cơ à? Sẽ có một số bác đặt câu hỏi: "liệu có liên quan gì đến trung đoàn bộ binh 25/ E25 thuộc B3 Tây Nguyên cũng tiến xuống gần sát khu vực của B2 Nam Bộ không?

Có tài liệu đối chiếu ngay đây:

Trích dẫn
...Tháng 1 năm 1968, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết lịch sử "Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định".

Để đáp ứng yêu cầu tác chiến của bộ đội chủ lực, lực lượng công binh ở chiến trường miền Nam được củng cố và tăng cường.

Tại Quân khu Trị - Thiên, ngoài lực lượng công binh của Quân khu và của tỉnh, có thêm Tiểu đoàn công binh của Sư đoàn 324. Tại Quân khu 5, các sư đoàn 2 và 3 đều có 1 tiểu đoàn công binh trực thuộc gồm 2 đại đội. Mặt trận Tây Nguyên có 2 tiểu đoàn công binh trực thuộc (Tiểu đoàn 254 và Tiểu đoàn 258). Các sư đoàn 1, 6, 10, mỗi sư đoàn có 1 tiểu đoàn công binh Các trung đoàn bộ binh và tỉnh có 1 đại đội công binh, riêng tỉnh Kon Tum có 2 đại đội

Ở Nam Bộ, công binh trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền có 3 tiểu đoàn, gồm 2 tiểu đoàn cầu đường 739 và 274 mới thành lập, Tiểu đoàn 525 đánh giao thông; 2 đại đội công binh vượt sông 23, 20 và 2 đại đội công binh xây dựng sở chỉ huy 19 và 21. Ở các quân khu đều tổ chức 1 đại đội đánh phá giao thông, riêng Quân khu 8 có 1 tiểu đoàn. Các phân khu đều có đại đội công binh trực thuộc, riêng Phân khu 1 được tăng cường Tiểu đoàn 67 đánh giao thông đường bộ và Đại đội 35 công binh đánh giao thông đường thủy....

....Các lực lượng công binh trực thuộc Miền còn làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông, mở đường tiếp nhận vận chuyển hàng chi viện từ tuyến đường 559 vào. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1968, hai tiểu đoàn công binh cầu đường 739 và 274 của Miền đã lao động suốt ngày đêm, mở xong tuyến đường dài 200km nối từ vùng ngã ba biên giới qua Phước Long đến đường số 10. Sau đó, Tiểu đoàn 274 còn mở tiếp 30km đường mới từ Đắc Huýt qua sông Bé nối vào đường chiến lược số 55 ở Bù Rét. Việc tiếp nhận hàng từ miền Bắc chuyển vào chiến trường Nam Bộ được thông suốt.

...Năm 1970, Bộ Tư lệnh Miền xây dựng lại 2 tiểu đoàn công binh đánh phá giao thông (tiểu đoàn 25, Tiểu đoàn 27) và Đại đội 18 phá gỡ bom mìn. Lực lượng công binh bảo đảm của Miền từ 2 tiểu đoàn phát triển thành 4 tiểu đoàn (274, 276, 278 và 739). Trong tình hình cụ thể năm 1969 và năm 1970, việc tổ chức các đơn vị công binh trực thuộc Miền ở quy mô tiểu đoàn  đã tạo điều kiện nâng cao sức chiến đấu của các đơn vị và thuận lợi cho lãnh đạo, chỉ huy....

....Ở miền Đông Nam Bộ, ngày 26 tháng 1 năm 1972, Phòng Công binh Miền được phổ biến chủ trương quyết tâm chiến dịch. Nhiệm vụ công binh là mở đường, bảo đảm vận chuyển hậu cần và cơ động lực lượng. Lúc này lực lượng công binh trực thuộc Miền có 6 tiểu đoàn: 25, 27, 739, 278, 276 và 274. Hai tiểu đoàn 25 và 27 đánh giao thông chuyển sang làm nhiệm vụ cầu đường. Tiểu đoàn 278 là công binh vượt sông, nhưng do thiếu khí tài nên được tổ chức thành tiểu đoàn hỗn hợp (vượt sông, cầu đường và sở chỉ huy).

Ồ, lực lượng công binh của BTL Miền đã phát triển đến 6 tiểu đoàn thì việc thành lập trung đoàn là chuyện đương nhiên nhỉ!

Nó có đây:
Trích dẫn
....Từ cuối năm 1973, các quân đoàn 1, 2 và 4 chủ lực trực thuộc Bộ lần lượt ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của quân đội ta, bảo đảm cho quân và dân ta có thể mở các chiến dịch quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu chiến tranh trong giai đoạn mới. Thành phần binh chủng kỹ thuật trong các quân đoàn chiếm tỷ lệ đáng kể. Trung đoàn công binh 299 thuộc Bộ Tư lệnh Công binh được tăng cường quân số, trang bị, xây dựng thành Lữ đoàn công binh 299 thuộc Quân đoàn 1 (gồm 4 tiểu đoàn công trình, 1 tiểu đoàn vượt sông, 1 tiểu đoàn xe máy), do đồng chí Vũ Trọng Hà làm lữ đoàn trưởng. Trung đoàn 219 thuộc Quân khu Trị - Thiên, tổ chức thành Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 (gồm 3 tiểu đoàn công trình, 1 tiểu đoàn vượt sông, 1 tiểu đoàn xe máy), do đồng chí Nguyễn Hoa làm lữ đoàn trưởng, Chủ nhiệm công binh Quân đoàn 2 là đồng chí Bùi Lộc. Trung đoàn công binh 25 thuộc Bộ Tư lệnh Miền chuyển thành Lữ đoàn công binh 25 thuộc Quân đoàn 4 (gồm 2 tiểu đoàn công trình, 1 đại đội vượt sông, 1 đại đội xe máy), do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung làm chủ nhiệm công binh quân đoàn, kiêm lữ đoàn trưởng..

Rồi sổ vàng thành tích khen thưởng các đơn vị AHLLVTND trong những năm tháng KCCM có ghi:
Trích dẫn
...39. Tiểu đoàn công binh 739 Trung đoàn 25 Đông Nam Bộ. Tuyên dương ngày 15 tháng 1 năm 1976.

Xin giải thích một số thông tin bên lề của bạn:
Trích dẫn
- Vị trí E25 khoảng năm 1979: Từ ngã tư Kralanh đi về hướng Sầm Rông khoảng 3km, E25 nằm bên phải, khoảng 2km núi chùa nằm bên trái (thông tin này cháu thu thập được từ các mẩu chuyện của bác Trí - kings ở phần Máu và Hoa).

Cái này là Trung đoàn công binh 25/ E25 công binh trực thuộc Quân khu 9/QK 9 ạ.
Có một đặc điểm là theo đánh số của Bộ thì 25 là số của công binh. Vậy mặc nhiên Quân khu nào có E công binh thì phải "khoác áo số 25",  Grin.

Vậy nên ta có đồng thời E25 công binh trực thuộc QK 3 có ra đặc khu Quảng Ninh đánh quân bành trướng Trung Quốc. Nhưng đồng thời vẫn có E25 công binh của QK 9 và QK 7.  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #495 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2013, 01:21:10 am »

Trích dẫn
...- Nhà cháu có tìm lại thông tin về hòm thư trước kia của bác cháu là: 710850.
Cháu tra google và suy luận thì số hiệu hòm thư này thuộc huyện Châu Thành, Tây Ninh mà không chắc có chính xác không ạ....

Hòm thư 6 số, xin hỏi bạn lại một lần nữa là có đúng/ chính xác chưa?
Hòm thư thì thường thay đổi nhiều theo thời gian - nhất là khi Liệt sỹ là người ở lâu năm trong chiến trường. Ta có nhiều giai đoạn về sử dụng số/ đánh số/ đánh phiên hiệu mã hóa hòm thư: đơn cử như từ 4 số sang 6 số.

Tôi vẫn thường gắn liền nhân vật đi kèm với sự kiện và thời gian cùng một số tình tiết khác để phân tích và tổng hợp. Nếu chỉ đơn giản không có số 710850 mà đã nhận định huyện Châu Thành, Tây Ninh thì e hơi vội quá.

Tôi có một ví dụ về hòm thư của Đoàn/ Group hậu cần 86 thuộc BTL Miền thời điểm 1969 để bạn tham khảo đây:
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #496 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2013, 05:12:52 am »

Trích dẫn
...Đầu tuần sau bố cháu lên đường vào SG và dự kiến sẽ thẳng tiến vào mạn Lộc Ninh, Bình Phước.
Vậy cháu rất mong được các bác lưu tâm giải mã giúp cháu đơn vị C2 D274 nằm ở khu vực nào vào khoảng 1975 để giúp bố  cháu đi đúng hướng trong lần lên đường này....

Ô hay, Lộc Ninh hay Bình Phước là cả vấn đề đấy, cần phải hiểu và xác định cho rõ  Wink.

Từ những thông tin ở trên ta có một sợi dây liên kết:
- tiểu đoàn 274 công binh thời gian đầu hoạt động độc lập trên đất bạn; sau đó đứng chân trong đội hình Đoàn hậu cần 86 chuyên đảm bảo vận tải đường sông.
- khi đoàn hậu cần 86 về nước thì chuyển về trực thuộc Phòng Công binh của BTL Miền.
- đến giai đoạn thành lập Quân đoàn 4 thì E25 công binh sang là trung đoàn/ lữ đoàn trực thuộc, vậy D274 hẳn vẫn nằm trong đội hình đó.

Đoạn trích dưới đây ở một tài liệu khác nhưng cùng thời điểm với đoạn trích của bác UyenNhi
Trích dẫn
.....Sau khi ta tiêu diệt các chi khu quân sự Đồng Xoài, Bù Đăng, Bù Đốp và chiếm hoàn toàn quốc lộ số 14, quân địch ở Phước Long bị cắt khỏi quân đoàn 3 ngụy. Phạm vi chiếm đóng của chúng thu hẹp trong một khu vực hình tam giác với ba đỉnh là thị xã Phước Long, chi khu Phước Bình và điểm cao Bà Rá (736 mét).

Trong bản "thuyết trình quân sự” gửi lên cấp trên, tiểu khu trưởng Phước Long trình bày: Thế phòng thủ thị xã Phước Long là thế "chân vạc". Muốn giữ được thị xã phải giữ được Phước Bình, Bà Rá. Muốn giữ được Phước Bình, Bà Rá phải giữ được chu vi Thác Mơ, Phước Lộc và tuyến vòng cung lộ 309, 310. Mất Bà Rá, Phước Bình thì thị xã Phước Long không giữ nổi. Mất Phước Bình mà còn Bà Rá thì vẫn còn giữ được thị xã. Nguyên tắc tổ chức phòng thủ thị xã là phòng thủ chu vi, có tuyến trong, tuyến ngoài có khu tử thủ và khu phòng thủ cơ bản, có nhiều vị trí cố định phòng thủ...". Theo cách lập luận đó, một mặt chúng ráo riết xin lực lượng chi viện, một mặt đốc thúc quân lính củng cố các tuyến phòng thủ ở ngoại vi và trung tâm thị xã.

Về phía ta, Quân đoàn 4 muốn đánh chiếm tiểu khu Phước Long, giải phóng thị xã phải phá thế "chân vạc", đập tan tuyến phòng thủ ngoại vi của địch, đánh theo cách mà cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn vẫn gọi là "chặt chân và bóc vỏ". Ngày 27 tháng 12, tức một ngày sau chiến thắng Đồng Xoài Bộ Tư lệnh Miền điện cho Quân đoàn "... Bộ thông báo có khả năng địch điều động một đến hai lữ đoàn dù về quân đoàn 3. Anh Dũng chỉ thị, ta phải tranh thủ thời cơ địch đang hoang mang và lực lượng tổng dự bị chưa về tới, phát triển nhanh chóng vây ép A1 (thị xã Phước Long), đồng thời có kế hoạch tiêu diệt quân viện lên B1 (Đồng Xoài) và A1".

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ và của Bộ Tư lệnh Miền, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 khẩn trương điều động lực lượng, hình thành thế trận mới, chia cắt Phước Bình và Phước Long, khống chế đường không, sẵn sàng đánh quân viện đặc biệt là cơ giới địch, vây ép quân địch ở tiểu khu Phước Long. Đại tá Bùi Cát Vũ, phó Tư lệnh Quân đoàn cùng một số cán bộ các cơ quan lập một sở chỉ huy bồ trợ gần khu vực tác chiến của Sư đoàn 7, trực tiếp nắm tình hình và chuyển lệnh chỉ huy và hiệp đồng các lực lượng tiến đánh Phước Long.

Ngay trong ngày 27 tháng 12, tiểu đoàn bộ binh 2 (Trung đoàn 165), một tiểu đoàn pháo cao xạ, hai khẩu đội pháo 105 đã bí mật hành quân và chiếm lĩnh điểm cao 250 cách Phước Bình 3km về phía tây nam. Chi khu Phước Bình bị đặt trong tầm súng cối và sân bay Phước Bình bị hỏa lực phòng không của ta khống chế. Những ngày tiếp đó, các đoàn xe ô tô chở bộ đội, chở gạo, đạn... theo các đường 14, đường 311, đường số 2, dồn dập và hối hả chạy về hướng Phước Long. Lữ đoàn công binh 25 bảo đảm cho hàng trăm xe, pháo vượt sông Bé tại bến Trà Thanh an toàn.

Đêm 30 tháng 12, các đơn vị tham gia trận đánh đã đến vị trí. Trung đoàn 165 (Sư đoàn 7) triển khai lực lượng tiến công Phước Bình trên hai hướng tây bắc và đông nam. Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 141) do Ngô Hồng Lập tiểu đoàn trưởng và Đoàn Văn Hồng chính trị viên sử dụng chia cắt Phước Long với Phước Bình. Trung đoàn đặc công 429 đứng ở chân núi Bá Rá. Trung đoàn 271 (Sư đoàn 3) đảm nhiệm hướng vu hồi đứng ở Thác Mơ. Bộ đội địa phương Bình Phước đứng ở Phước Lộc. Để đảm bảo chắc thắng, Bộ Tư lệnh Miến và Quân đoàn tăng thêm Trung đoàn 2 (Sư đoàn 9) làm dự bị chiến dịch; Trung đoàn 16 (thiếu) hợp vây và tiến công hướng đông bắc thị xã, phía bờ bắc sông Bé. Các đơn vị binh chủng được tăng cường gồm một tiểu đoàn xe tăng, hai tiểu đoàn pháo 130, hai tiểu đoàn pháo cao xạ.....



Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #497 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2013, 04:28:49 pm »

Ở một tài liệu khác:

Trích dẫn
...Tới cuối năm 1975 lực lượng công binh các quân đoàn chủ lực cơ bản đã chuyển thành cấp lữ đoàn, như Lữ đoàn 299 Quân đoàn 1, Lữ đoàn 219 Quân đoàn 2, Lữ đoàn 7 Quân đoàn 3. Riêng Quân đoàn 4 tuy ra đời từ tháng 7 năm 1974, nhưng tới đầu năm 1976, Lữ đoàn công binh 25 của Quân đoàn mới được tổ chức trên cơ sở tiểu đoàn công binh của Sư đoàn 341, Tiểu đoàn công binh 274, Tiểu đoàn công binh 9 của Cục Hậu cần Miền, do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung làm lữ đoàn trưởng...

Càng rõ nhỉ,  Grin. Cụ Nguyễn Phú Xuyên Khung rất nổi tiếng từ hồi đánh Pháp tại trận Điện Biên Phủ, cụ hiện ở Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội.

Liên kết với một số thông tin khác thì ra được Lữ đoàn công binh 25 Quân đoàn 4 đã chuyển phiên hiệu thành Đoàn/ Lữ đoàn công binh 550 hiện nay ở P. Bình Hòa – TX. Thuận An – Tỉnh Bình Dương - Điện thoại: 069.666111 – Fax: 069666311 : đây. .

Vậy ngoài Quân đoàn 4, nhà bạn nên đến Trà Thanh thuộc Bình Long và Lữ đoàn 550.

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #498 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2013, 04:52:56 pm »

Thân gửi Quang và cả nhà
Nhờ các bạn xem giúp hộ trường hợp này ạ:
Liệt sĩ
Họ và Tên: ĐẬU QUỐC KHÁNH - Năm sinh:1940 - Quê Quán:Nam Mỹ,Nam Đàn,Nghệ Tĩnh
Nhập ngũ:(theo giầy báo tử 6/1962) - Đơn vị: C11.D3.E1.F2.QK5
Cấp Bậc/Chức vụ:Tiểu đội bậc truởng/Tiểu Đội Trưởng - Ngày hi sinh:7/2/1965
Truờng hợp hi sinh: Chiến Đấu - Nơi Hi sinh: THĂNG BÌNH.QUẢNG NAM
Nơi an táng ban đầu:ĐỒNG DUƠNG.BÌNH ĐỊNH,THĂNG BÌNH.QUẢNG NAM
Trân trọng cám ơn

Trường hợp này thì đơn giản thôi, tài liệu có sẵn cả rồi, có thể tham khảo các thông tin khác của D3 E1 F2/ tiểu đoàn 3/ tiểu đoàn 90 thuộc trung đoàn 1 Ba Gia sư đoàn bộ binh 2 ở mục Thông tin đơn vị :

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #499 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2013, 04:56:03 pm »

phần tiếp theo: tài liệu về trận đánh ngày 6,7/2/1965 của trung đoàn 1 Ba Gia gồm các tiểu đoàn 1/ 40 đánh Việt An; tiểu đoàn 2/ 60: lực lượng dự bị và chống phản kích; tiểu đoàn 3/90 đứng chân ở Đồng Dương chống phản kích giải tỏa:

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM