Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:13:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 8 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 295169 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Ha thi Hoa
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #340 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2013, 10:44:15 pm »

Xin tim giup thông tin ls sau :
Logged
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #341 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2013, 02:42:24 pm »

@ thành viên cuonghanam:
Đã có những thông tin mới được chuyển về tỉnh đội Hà Nam, gia đình nên đến để xin trích lục thông tin mới.
còn thắc mắc tiểu đội hay trung đội đề nghị cho xem giấy báo tử.

@ thành viên HT Hoa:
Thấy chị một lúc đăng tin cả 2 Ls?, không biết quan hệ như thế nào ?
Về LS Lê văn Nghĩa, chị đã hỏi bên chính sách chưa?, trước là Hà Tây nay là BTL quân khu Thủ Đô.
Về LS Hoàng cao Dưỡng, cái bức ảnh chị chụp là nhờ bác đồng đội nào vậy?.
nguyên gốc của d4/tiểu đoàn 4/ E12/ trung đoàn 12 như sau:
tiểu đoàn 7/ D7/ K7 trung đoàn 18A sư đoàn 325A (D7 E18A F325A) chuyển thành tiểu đoàn 4 trung đoàn 12 sư đoàn 3 Sao Vàng (D4 E12 F3) từ năm 1965:

  * hòm thư quân đội/ quân sự: số hiệu hòm thư từ 21162 đến 21166; 7163
  * Phiên hiệu/ mật danh/ mã hiệu đơn vị trong từng giai đoạn: Liên gia 4; 47; đơn vị 521; huyện 31; X4 ; Làng 4; Sông Giang (Giàng?); H13; đơn vị 803A; Thôn 4; Tiểu đoàn 31; đoàn 4 Giải phóng; tiểu đoàn 1; Xóm 4; H7; H31; Tiểu đoàn 63.

Vào thời điểm cuối năm 1969 sư 3/ f3 giải thể phân tán về các địa phương hoạt động, lúc này trung đoàn 12 hoạt động phía nam tỉnh, kìm chân quân nam Triều tiên trong đó có huyện Bình Khê.
đến đầu năm 1971 thì F3 tái lập sau 1 năm phân tán, đồng thời quân khu 5 quyết định thành lập thêm F 711/sư đoàn 711.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2013, 03:07:18 pm gửi bởi ditimlietsy69 » Logged

cuonghanam
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #342 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2013, 06:49:09 pm »

kính gửi bác Quang Can, cháu xin ghi rõ lại thông tin của bác cháu:
 Liệt sỹ: Nguyễn Thanh Sơn
sinh năm: 1952
quê quán: Mai Cầu-Thanh Nguyên-Thanh LIêm-Nam Hà
nhập ngũ: 1/1970. tháng 5/1972 thì  đã vào chiến đấu tại quảng trị ạ
hy sinh :14/7/1972 tại mặt trận phía nam quân khu 4, được mai táng tại khu vực riêng của đơn vị gần mặt trận
 đơn vị: Đại đội 14, trung đoàn 48, sư 320( đại đội 14 là hỏa lực của trung đoàn 48 và chỉ có một đại đội 14 phải không bác?)
cấp bậc: thượng sỹ
chức vụ: tiểu đội trưởng
 cháu đã lên mạng và được biết 4 giờ sáng 14/7/1972 có một trận đánh của đại đội 14 hỏa lực của trung đoàn 48 cùng với các chốt của tiểu đoàn địa phương 3  tiêu diệt một nhóm biệt kích lẻn vào cắm cờ. Liệu bác cháu có hy sinh trong trận đánh này không. Cháu xem tất cả các danh sách liệt sỹ có tên tại các nghĩa trang tỉnh quảng trị nhưng không có tên bác cháu.
cháu muốn hỏi các bác khu vực an táng của đại đội 14, trung đoàn 48, sư 320 liệu bây giờ còn có ai nhớ không ạ, và những bác cùng đơn vị cháu nêu ở trên liệu còn có ai không? cháu cũng biết là trận chiến ác liệt thương vong nhiều lắm. Với cấp bậc tiểu đội trưởng thì liệu quân bổ sung cho chiến trường khi vào  đến nơi chắc là chỉ huy biết và phân phối xuống các đơn vị phải không bác. Có lẽ bác cháu vẫn còn nằm đâu đó chưa được quy tập hoặc là đã mang tên vô danh nằm đâu đó trong nghĩa trang liệt sỹ. Rất mong các bác chia sẻ những thông tin quý giá về bác của cháu. cháu cảm ơn. Tất cả các thông tin trên cháu lấy từ gia đình cháu đọc cho. Rất Tiếc cháu đang ở Hà Nội nên không thể gửi cho các bác bản chụp giấy báo tử. Cháumong các bác giúp đỡ cháu với những thông tin trên và tìm kiếm hài cốt của bác cháu
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2013, 08:32:51 pm gửi bởi cuonghanam » Logged
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #343 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2013, 11:05:02 pm »

Nhắc nhở thành viên cuonghanam thực hiện nội quy.
về mặt trận quảng trị thì trên trang nhà còn rất nhiều các cựu tham gia mặt trận có thể giúp đỡ.

Ở hà nội thì ới mod cafe cũng được, vừa hướng dẫn đăng ảnh vừa được chém gió
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2013, 11:24:02 pm gửi bởi ditimlietsy69 » Logged

Hanhvi
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #344 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2013, 02:00:30 am »


Liệt sĩ Trần Quang Tường, sinh năm 1952, Quê quán: Đào Xá - Thanh Thủy - Phú Thọ (Vĩnh Phú cũ)
Nhập ngũ: 4/1970, hy sinh: 06/10/1972; đơn vị trước khi hy sinh: Đại đội 24 - thuộc KB ( Theo giấy báo tử do BCHQS tỉnh Phú Thọ kí ngày 15/4/1974 thông báo). Gia đình cháu biết chú cháu là bộ đội đặc công, vì bác ruột cháu đã đến thăm nơi chú cháu huấn luyện (đoàn 305 đặc công) tại xã Hoàng Văn Thụ - Chương Mỹ - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) và đồng đội cùng quê nói lại. Quá trình hành quân vào miền Nam có 4 chú cùng quê nhưng do ốm nên không đi được cùng nhau. Có 1 chú đi đến Hà Tiên, Cà Mau, còn 1 chú về đoàn 429 đặc công Miền Đông. Theo thông tin trích lục hồ sơ liệt sĩ do BCHQS tỉnh Phú Thọ cấp thì nơi hy sinh: Bến Cát - Bình Dương, nơi mai táng ban đầu: Nghĩa địa Thối Hòa (cháu tìm hiểu và đoán có thể là xã Thới Hòa - Bến Cát). Theo thông tin của Trung tâm Marin thì đơn vị có thể là trung đoàn 205 của BTL Miền Đông. ....

Vấn đề cần làm rõ là LS thuộc đơn vị nào? Đại đội 24 KB này là của sư đoàn, trung đoàn nào? hay thuộc LLVT địa phương? hay thuộc đặc công Miền.

Khoảng thời gian LS hy sinh, ở địa bàn Bến Cát, Bình Dương không chỉ có E205/ trung đoàn 205 thuộc BTL MIền đâu. Thời điểm đó, Miền lập Đoàn 301 gồm F5/ sư đoàn 5, F7/ sư đoàn 7, F9/ sư đoàn 9 và các trung đoàn trực thuộc, trong đó có E205.

Khi F7 chốt cứng đường 13 đoạn Tàu Ô, ta với địch giành giật quyết liệt. Để phân tán bớt lực lượng địch và giảm bớt áp lực lên tuyến chốt Tàu Ô - Xóm Ruộng thì Đoàn 301 quyết định để Trung đoàn 209 và Tiểu đoàn 3 ở lại Tàu Ô, Sư đoàn 7 (thiếu) được tăng cường Trung đoàn 205 của Miền, bí mật vòng xuống đánh vu hồi vào sườn phía sau của địch đoạn Bến Cát - Chơn Thành, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đánh phá "bình định" ở vùng sâu.

1. Có thể xác định C24/ đại đội E24 này là một đơn vị trực thuộc trung đoàn => có thể của một trong các trung đoàn sau:  E141A/ trung đoàn 141A,  E165A/ trung đoàn 165A và E205/ trung đoàn 205. Tuy nhiên, nếu LS được huấn luyện đặc công thì .... chắc không thể thuộc các đại đội trực thuộc các trung đoàn trên được. Bởi vì các đại đội này được đánh số khác:thường là đại đội 28 đặc công và đại đội 21 trinh sát. (Đặc điểm này là quy luật chung bởi các tiểu đoàn trực thuộc sư đoàn nếu là đặc công thì ở bất cứ sư đoàn nào cũng đều là D28). Hơn thế nữa, C24 thuộc các trung đoàn thuộc BTL Miền thường là C hỏa lực.

Theo tài liệu này của Mẽo thì E205 như sau:



2. Tôi cũng đã tìm hiểu LLVT huyện Bến Cát và Bình Dương (Thủ Dầu Một cũ) thì không thấy có đại đội nào được đánh số 24/ C24 => loại giả thiết này.

3. LS nhập ngũ tháng 4/1970, vậy thời gian đi B là khoảng thời gian nào? gia đình có biết không?
Có một giả thiết đặt ra nên quan tâm: LS thuộc đại đội 24 tiểu đoàn 252 trung đoàn 10 Rừng Sác/ C24 D252 E10 Rừng Sác.

Trích dẫn
...Tháng 9 năm 1972, vào lúc cao điểm 2 của toàn Miền đang quyết liệt, nhất là mặt trận Quảng Trị và Tây Nguyên, thì tình hình khẩn trương trên mặt trận ngoại giao ở hội đàm Pa-ri đòi hỏi những quả đấm mạnh trên chiến trường. Chỉ thị của Tham mưu Miền xác định nhiệm vụ mới cho Đoàn 10: "Phát triển thế tiến công của Đoàn thành một diện rộng ở hậu cứ địch, phối hợp nới hoạt động chung trên chiến trường toàn Miền. Dùng lực lượng đặc công bộ đánh trao kho xăng Nhà Bè, kho bom Thành Tuy Hạ, kho Rạch Dừa, Cát Lái. Lấy nhiệm trụ đánh kho xăng. Nhà Bè làm chủ yếu số 1 và kho bom Thành Tuy Hạ làm nhiệm vụ chủ yếu số 2. Tập trung đánh hủy diệt từ 70 - 80 phần trăm bom đạn, xăng dầu và phương tiện chiến tranh, coi đánh bom đạn, xăng dầu là chủ yếu".

Ngoài ra, để chuẩn bị cho nhiệm vụ thời cơ theo phương án "chồm lên", Đoàn 10 làm kế hoạch thông qua dự kiến chiếm và làm chủ một số ấp chiến lược.

Để Đoàn có đủ sức mạnh hoàn thành trọng trách, Miền quyết định bổ sung cho Đoàn một tiểu đoàn 252 cán bộ, chiến sĩ, gồm 3 đội: 23, 24, 25; một đại đội hỏa lực gồm: một trung đội cối 82, một trung đội hỏa tiễn vác vai B72, một trung đội thượng liên và B41. Một đại đội bộ binh rút từ các cơ quan của trên ghép lại đưa xuống; một tổ chốt kho Thành Tuy Hạ 4 đồng chí.

Theo một tài liệu khác thì khoảng tháng 6/1968, D252/ tiểu đoàn 252 được BTL điều vào Nam Bộ; là đặc công thủy, chuyên bám đánh các sông thuộc hệ thống sông Sài Gòn; khoảng tháng 4/1972, tiểu đoàn này ở đường/ lộ 22 đoạn Bến Sỏi - Gò Dầu thuộc sông Vàm Cỏ Đông. Khi ta mở chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 và nhất là giai đoạn 2 vào khoảng từ tháng 7/1972 thì đơn vị này được điều tăng cường về E10 Rừng Sác để đánh tại hệ thống sông Sài Gòn => đơn vị của LS vào bổ sung cho tiểu đoàn đặc công thủy này chăng???

p/s:
- viết hơi vội vì lúc nào cũng phải tranh thủ nên sắp xếp ý hơi loạn, bác hanhvi đọc tạm.
- hôm lâu có bác nào có LS hy sinh ở đường/ lộ 4 đoạn Cần Thơ - Sài Gòn ý nhỉ; vừa có ít tài liệu khu vực đó, tin nhắn cho em cái nhé, chả nhớ được,   Grin

Gia đình cháu tìm hiểu thì LS vào Nam trong đoàn 2278 hoặc 2279 (hai đoàn này cùng vào 1 thời điểm, đi theo phương pháp "sâu đo": đoàn này nghỉ thì đoàn kia đi) vào khoảng đầu năm 1971 (Tháng 1 - Tháng 4)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Năm, 2013, 02:24:32 pm gửi bởi quangcan » Logged

Thời gian sẽ chẳng bao giờ dừng lại chờ đợi!
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #345 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2013, 03:01:24 pm »

Xác nhận các thành viên Ha thi Hoa, Hanhvi, Oanhcan đã thực hiện đúng quy định của box.

Phù, trở lại với "cuộc chiến" nào,  Grin.

@cuongnamha: bạn đã hỏi ở chủ đề của chú/ nick Lexuantuong và được chú giúp đỡ một số địa chỉ cần thiết rồi nhé,  Grin. Nếu bạn muốn tiếp tục hỏi thêm ở đây thì làm theo quy định như Mod ditimlietsy đã yêu cầu nhé. Nếu không sau 24 giờ nữa tôi sẽ chuyển bài viết của bạn tại box sang chủ đề Các bài viết tách riêng chờ thực hiện đúng quy định của Box.

@vuonghieu: Về hướng Viện quân y 4/K4A và các trạm phẫu, đội phẫu thời kỳ đó ở Phước Long hoặc Khu 10 thì em cũng tìm kha khá - nhất là các tài liệu của bên quân y nhưng chưa thấy gì. Em đã lùng thêm qua các từ khóa khác như bệnh viện/ trạm phẫu thuộc khu 10, phân khu 10, .... nhưng cũng chưa ăn thua. Để có thời gian tra thông tin phía Mỹ + VNCH có gì không bác nhé, mong bác thông cảm.

Logged

cuonghanam
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #346 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 12:29:40 am »

Anh chup tu dien thoai
Logged
thanglicogi
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #347 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 08:17:14 am »

Xin chào tất cả các Bác trên diễn đàn!
Tôi xin phép đăng tải 1 bức ảnh đen trắng mà theo như tôi được biết là được chụp từ đầu năm 1967 tại Đất Hoành - Xã Hoài Sơn - Huyện Hoài Nhơn - Tỉnh Bình Định của một Chú CCB gửi cho Chú Hòa - Đội trưởng đội quy tập Sư 3 Bình Định. Tôi rất mong muốn thông qua các thành viên diễn đàn may ra tìm được thân nhân các Liệt sỹ trong bức ảnh này hoặc các chú CCb còn sống trong bức ảnh này hoặc người đã chụp bức ảnh này để có thêm thông tin về những người trong ảnh vì theo Chú Hòa nói thì sau khi chụp bức ảnh này có 6 người đã hy sinh do bị địch phục!!!
Mong các bác thông cảm và mong chờ hồi âm!
Số điện thoại của tôi: Thắng 0912.159.148 Hoặc Email của tôi: licogidaithang@yahoo.com.vn (Email cũ: daithanglicogi@yahoo.com.vn đã bị mất)
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2013, 08:58:15 am gửi bởi thanglicogi » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #348 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 11:28:44 am »

Có sự trùng nhau rồi đây.
Oanhcan vừa lục lọi được một chút: " Thành đội Sài gòn Gia định - FK6" ....

Lục lọi nốt đi nhé  Grin, xem còn cái gì không nhé, đôi khi xâu chuỗi thông tin rời rạc lại thành sợi dây liên kết bởi sự tư duy logic thì lại ra vấn đề đấy. Vâng, liên quan đây,  Grin.

Trích dẫn
...Do tính chất đặc biệt quan trọng của Sài Gòn - Gia Định trong Tổng công kích-tổng khởi nghĩa, ngày 25 tháng 10 năm 1967, Trung ương Cục quyết định giải thể Quân khu Sài Gòn Gia Định và Quân khu 7, tổ chức lại chiến trường miền Đông theo yêu cầu nhiệm vụ mới; tổ chức Sài Gòn - Gia Định thành khu trọng điểm do Trung ương Cục trực tiếp chỉ đạo, gồm các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà.

"Khu trọng điểm" Sài Gòn - Gia Định và một phần các tỉnh lân cận, chia thành sáu phân khu. Năm phân khu ở ngoại vi được thành lập trên cơ sở năm cánh đã có trước đây và hai cơ quan Quân khu giải thể, hình thành năm mũi tiến công vào Sài Gòn:

- Phân khu 1 (hướng tây bắc) gồm các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp (Gia Định), Bến Cát, Dầu Tiếng (Bình Dương), Trảng Bàng (Tây Ninh).

- Phân khu 2 (hướng tây nam) gồm Bình Tân, bắc Bình Chánh, các quận 3, 5, 6 và các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Thủ (Long An).

- Phân khu 3 (hướng nam) gồm các quận 2, 4, 7, 8, Nhà Bè, Nam Bình Chánh và các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc (Long An).

- Phân khu 4 (hướng đông bắc) gồm Thủ Đức, Long Thành, Nhơn Trạch (Biên Hòa), Thạnh Mỹ Tây (Gia Định).

- Phân khu 5 (hướng bắc) gồm Phú Nhuận, Bình Hòa (Gia Định); Tân Uyên, Phú Giáo, Lái Thiêu, Dĩ An (Bình Dương).

- Phân khu 6 đặc trách nội thành Sài Gòn, cơ cấu gồm Ban Cán sự Đảng và Bộ Chỉ huy Phân khu trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy lực lượng biệt động và hoạt động của các ngành, các giới ở nội đô, các cơ sở Đảng ở các lõm chính trị nội thành. Ban Cán sự Phân khu 6 gồm các đồng chí: Trần Bạch Đằng Bí thư, Nguyễn Thái Sơn Phó bí thư, Trần Hải Phụng Chỉ huy trưởng, Võ Văn Thạnh Chính ủy.

Có cái bản đồ hành chính này bác xem tạm: đây.

Vậy ta có một số từ khóa có liên quan: "F40/ tiểu đoàn 40/ D40 đặc công nước/ thủy" + "31/3/1973"+"hy sinh gần Bốt Lý hạnh"+"Đồng đội đã chôn tại kênh Sáng ( kênh Cụt) ấp 6 xã Bình Lợi, Huyện Bình Chánh".

Tiếp tục đi theo hướng về các lực lượng thuộc Thành đội Sài gòn Gia định - FK6/ Phân khu 6 nhé:
Trích dẫn
...Do yêu cầu nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, Phân khu 6 giải thể Đoàn F100 biệt động (thành lập cuối năm 1964) để thành lập các đội biệt động độc lập nhắm vào các mục tiêu chiến lược. Các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần của F100 chuyển thành cơ quan quân sự của Phân khu 6. Như vậy lúc này ngoài lực lượng bảo đảm, biệt động thành có hơn 100 chiến đấu viên. Đây là vốn liếng xây dựng từ nhiều năm qua và là lực lượng xung kích đảm trách tấn công chín mục tiêu trọng yếu của địch ở nội thành. Quân số này được chia thành chín đội mang số hiệu từ 1 đến 9 và tổ chức thành ba cụm:
- Cụm 128 gồm các đội 1, 2, 8.
- Cụm 345 gồm các đội 3, 4, 5.
- Cụm 679 gồm các đội 6, 7, 9.
- Ngoài ra còn một đội độc lập là 90C.

....Tháng 4 năm 1972, Bộ Chỉ huy Miền ra quyết định tổ chức lại Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn - Gịa Định.
Quân khu Sài Gòn - Gia Định được khôi phục lại toàn bộ cả đô thị lẫn nông thôn như thời kỳ trước Mậu Thân 1968. Trên cơ sở sáp nhập hai phân khu là Phân khu 1 và phân khu 6. Đồng chí Trần Hải Phụng làm Tư lệnh, đồng chí Mai Chí Thọ, Bí thư Thành ủy kiêm Chính ủy Quân khu, đồng chí Lê Thanh (Tám Lê Thanh) Phó chính ủy. Tuy vậy đến tháng 8 năm 1972, mới ổn định được cơ cấu Quân khu....

....Cuối năm 1972 đầu năm 1973, Quân khu Sài Gòn - Gia Định mới ' thực sự ổn định về tổ chức biên chế. Phân khu 1 giải thể, một số chiến sĩ cán bộ của cơ quan Phân khu được điều động bổ sung cho dân khu miền Đông. Các huyện Trảng Bàng, Dầu Tiếng, Bến Cát cũng tách ra khỏi Phân khu 1 để nhập vào Quân khu miền Đông. Bộ Chỉ huy Miền điều Trung đoàn 16 (phối thuộc với Phân khu 1 từ năm 1968) về trực thuộc Miền. Các huyện Nam Chi, Bắc Chi nhập lại thành huyện Củ Chi như trước tháng 8 năm 1968.  Như vậy, đến tháng 1 năm 1973, Quân khu Sài Gòn - Gia Định bao gồm thành phố Sài Gòn, chín quận, sáu huyện ven thuộc tỉnh Gia Định (Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình, Hóc Môn, Gò Vấp, Củ Chi) và các đội biệt động nội thành, các lực lượng võ trang đô thị.... [/quote]
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #349 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 12:19:21 pm »

Báo cáo các bác là bài viết trên em tập hợp từ hôm qua, lục lọi thêm đến giờ mà không được chi nên đành đưa lên tạm. Có lẽ nhà trường hợp nào dễ, có thông tin cụ thể thì em đưa lên trước vậy nhé,  Grin - chứ không có bác lại thắc mắc tôi hỏi trước cơ mà,  Grin. Rất mong các bác thông cảm.

---------------------------

@Ha Thi Hoa: Vâng, C2 D2 E27 P5 với 19/8/1968:.
Có sẵn thông tin đây:

1. Thời điểm đó đơn vị đó ở:
Trích dẫn
... Ngày 5 tháng 6 năm 1968, Đảng ủy Trung đoàn họp tại sở chỉ huy cơ bản ở điểm cao 202. Sau khi đánh giá tình hình địch trong khu vực Trung đoàn đảm nhiệm, Đảng ủy Trung đoàn nhận định:
- Trong thời gian tới, bọn địch vẫn tăng cường hoạt động hòng giải toả cho hướng Tây đang bị các đơn bị bạn
vây ép mạnh mẽ.
- Để bảo vệ đường 9, chúng sẽ nống ra phía bắc, nhất là tuyến đường 76 và phía tây điểm cao Cồn Tiên, ngăn chặn ta luồn sâu phục kích trên đường 9.
- Đích sẽ tăng cường hoả lực cho các đơn vị tham gia hành quân, dùng không quân đánh vào các khu vực mà
pháo binh chúng không đảm nhiệm được.

Từ những nhận định đó, Đảng ủy Trung đoàn đề ra chủ trương: Trước mắt khẩn trương bổ sung quân số cho
Tiêu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 đang tham gia chiến đấu ở phía trước Tiếu đoàn 3 nhanh chóng ổn định để bước vào chiến đấu, các đơn vị phải tổ chức các phân đội nhỏ luồn sâu tiêu diệt địch. Chuẩn bị lực lượng tổ chức đánh địch từ cấp tiểu đoàn thiếu đến tiểu đoàn..... Trong giai đoạn này, địa bàn hoạt động của Trung đoàn 27 càng được mở rộng. các đơn vị đều tổ chức từng  phân đội thọc sâu vào phía Bắc hành lang đường 9, nổ
súng ngay bên cạnh các căn cứ địch. Bằng các trận phục kích, tập kích, vận động tiến công ở tuyến đường 76, bình lộ phía tây và nam Cồn Tiên gây cho địch nhiều thiệt hại. Chiến sĩ Tiểu đoàn 2 và Phân đội đặc công 33 của mặt trận và Trung đoàn 246 vây ép căn cứ Cồn tiên. Cồn Tiên là căn cứ quan trọng nhất của địch trong khu vực tứ giác. Pháo cối địch ở Cồn Tiên khống chế phía bắc hai huyện Gio Linh và Cam Lộ. Pháo binh địch ở Cồn Tiên, Miếu Bái Sơn, Quán Ngang, Dốc Miếu, ngày đêm bắn phá dã man hủy diệt xóm làng ở Vĩnh Linh và hai bên bờ sông Bến Hải. Trong những ngày này, theo chỉ thị của Bộ Tư lệnh Mặt trận B5, các đơn vị ở đây tổ chức vây ép Cồn Tiên làm cho Mỹ - ngụy không thể tập trung lực lượng lớn để giải toả cho hướng Khe Sanh - làng Vây. Ta đánh liên tục, đánh đều khắp càng làm cho địch lúng túng, bị động đối phó khắp nơi, đây là một hình thức chi viện kịp thời nhất, hiệu quả nhất của các đơn vị tham gia chiến đấu. Trên trận địa vây ép Cồn Tiên, chiến sĩ Tiểu đoàn 2 trải qua những ngày đầy gian nan, ác liệt. Ngày cũng như đêm họ bám chặt lấy trận địa vây ép của mình, thường xuyên tổ chức các phân đội luồn sâu vào cứ điểm, tập kích các cụm quân địch, các chiến sĩ Đại đội trinh sát 15 của Trung đoàn thay nhau bám địch trên các hướng chiến đấu của Tiều đoàn...

Vậy sơ bộ ta xác định được Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 27 - Trung đoàn Triệu Hải tại thời điểm LS hy sinh tham gia vây ép cứ điểm Cồn Tiên - cần lưu ý là các LS thường được đại đội 22/ C22 vận tải của trung đoàn mang ra ngoài nên cần tìm CCB ở đơn vị này để hỏi,  Grin.

2. Vấn đê là ta cần xác định hướng D2 vây ép Cồn Tiên phải không ạ? Ta đến với một số thông tin từ phía bên kia trong khoảng thời điểm từ tháng 5/1968 (thời điểm bắt đầu vây lấn tấn trấn diệt căn cứ Cồn Tiên ):

Trung đoàn 27 với các phiên hiệu, mã hiệu hòm thư:


Cũng là nó nhưng chi tiết hơn:


Tọa độ cụ thể của tiểu đoàn 2: 48QYD1268


Từ đây sẽ thấy rõ D2 E27 vây ép từ hướng nam và tây nam vào Cồn Tiên.

Mô tả tọa độ tại bản đồ 1/50K:


Chuyển tọa độ quân sự sang tọa độ google maps hiện nay:
    input   = 48QYD1268
    lat lon = 16.89035 106.99488 (16°53'25.3"N 106°59'41.6"E)
    UTM/UPS = 48N 712500 1868500
    MGRS    = 48QYD1250068500
 
3. Ban liên lạc CCB Trung đoàn 27 Triệu Hải: đây .
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM