Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:59:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 8 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 295784 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #290 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 11:17:03 am »

Kính chào bác Quangcan.

Rất may, gia đình cháu đã tìm được nhiều đồng đội của cha cháu tại C21 (pháo 12 ly 7), E141, QK5. Tìm thấy cả bác BIÊU như đã đề cập ở thư trước. Rất tiếc, bác Biêu không phải làm "liên lạc" mà là "anh nuôi". Bác Biêu có tham trận, nhưng sớm bị thương và được du kích Hòa Vang rút đưa bác ra khỏi trận địa, nên bác không biết được diễn biến sau đó.

Trong số các CCB đó, có một bác tên là Bác Bảo nhà ở gần Chùa Thày (Hà Tây cũ), cùng tham trận, cũng bị thương (sức ép) và được cha cháu ôm sang hầm (công sự) của cha cháu (Bác Bảo kể lại). Rồi sau đó, bác Bảo sớm hồi phục và tiếp tục chiến đấu. Trận đánh ấy xảy ra tại thôn Dương Lâm 2, tập trung đánh yểm trợ cho bộ binh vào căn cứ quận lỵ Hiếu Đức và cứ điểm Túy Loan (quận Hiếu Đức cũ, nay là xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang - Đà Nẵng).

Sau khi pháo hết đạn, cha cháu cho rút quân (2 khẩu đội 12 ly 7). Trên đường về, vượt qua một vùng (vườn) có nhiều cây chuối thì đến một con suối nhỏ (tháng 2/1969 - là mùa nước cạn), ở đấy có một gò cát khoảng 300 m2. Cha cháu nói với các bác ấy: "anh em đi tản ra, kẻo bom Mỹ dội xuống thì chết hết. Qua được gò cát này, rồi vượt qua được dãy núi sang phía bên kia là an toàn rồi". Đúng lúc ấy thì bom Mỹ dội xuống, bác Bảo và mọi người chạy về hướng hậu cứ (thuộc vùng núi phía Tây xã Hòa Thượng - Hòa Vang). Ba ngày sau bác Bảo mới về tới hậu cứ, cha cháu đã không trở về. Đơn vị điểm lại, có tất cả 21 người không trở về. Ba ngày sau trận bom, đơn vị cử người xuống khu vực đó để gom xác LS, nhưng không tìm thấy bất cứ LS nào nữa. Đơn vị đã giao lại du kích địa phương tìm kiếm và chôn cất liệt sỹ thuộc đơn vị.

Ngày nay cháu đã đến vùng này nhiều lần, theo phán đoán của cháu, nó thuộc (hoặc vùng trên/ dưới) hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ thuộc xã Hòa Khương - Hòa Vang ngày nay. Dân địa phương kể rang: tại vùng núi này, khi máy bay Mỹ đi dải bom ở bất cứ nơi đâu, khi về, nếu còn dư bom, chúng thả hết xuống vùng này trước khi cho MB hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng.

Cháu xin bác bản đồ Hòa Vang (bản đồ cũ những năm 68-69) để nhờ các bác CCB C21, E141 tìm kiếm và khoanh vùng tọa độ nơi cha cháu đã hy sinh.

Cháu mong tin bác và cảm ơn bác.

Có ngay:
- bản đồ hành chính để dễ hình dung:
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #291 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 11:17:59 am »

- đỏ: thôn Dương Lâm 2 và Hòa Khương
- xanh: một số vị trí, địa danh làm mốc xác định:

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #292 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 12:20:34 pm »

Hòa Vang thống kê tại thời điểm tháng 2/1969 đây nhưng rất tiếc không nêu được chi tiết nào cụ thể có liên quan:
Logged

nang64
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #293 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 09:43:26 pm »

Bác ơi tôi đã đăng tin từ phần 7 giúp đỡ tìm người, mà sao bác không trả lời vậy bác. Có thế nào thì bác cũng động viên an ủi chút xíu chứ. Nay tôi lại đăng tin trên phần 8 giúp đỡ tìm người, kính mong bác lưu ý quan tâm tới gia đình tôi.
Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn Bác.
Logged
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #294 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 10:37:23 pm »

Bác ơi tôi đã đăng tin từ phần 7 giúp đỡ tìm người, mà sao bác không trả lời vậy bác. Có thế nào thì bác cũng động viên an ủi chút xíu chứ. Nay tôi lại đăng tin trên phần 8 giúp đỡ tìm người, kính mong bác lưu ý quan tâm tới gia đình tôi.
Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn Bác.

Bác thông cảm cho bọn em,có những trường hợp có thể phân tích tổng hợp ngay, có những trường hợp đơn vị, nơi hi sinh, địa danh rất khó tìm. Ngay cả bên cơ quan cũng trả lời sơ qua với bác như vậy.
Ta biết nơi chôn cất ban đầu là sông Khiêng,bác tìm được địa danh sông khiêng chưa?.
Em biết bác cũng có khá nhiều thông tin, bình tĩnh xem lại.
Thời điểm LS hi sinh, đơn vị tách nhập, nên có thể hôm nay hôm nay bọn em( cụ tỉ là A Quang)chưa tìm được,rồi sẽ thấy.
Xin chia sẻ nỗi niềm với bác.
p/s: Bác thử nhồi mấy cốc nâu nâu cho anh đấy xem sao??
Logged

vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #295 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 11:37:36 pm »

Bác ơi tôi đã đăng tin từ phần 7 giúp đỡ tìm người, mà sao bác không trả lời vậy bác. Có thế nào thì bác cũng động viên an ủi chút xíu chứ. Nay tôi lại đăng tin trên phần 8 giúp đỡ tìm người, kính mong bác lưu ý quan tâm tới gia đình tôi.
Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn Bác.
  Bác nang64 thân mến, bác cũng như tất cả mọi người tìm đến topic này đều là người thân của các liệt sỹ, hy sinh trong các cuộc chiến tranh .Không ít những liêt sỹ ngã xuống trong những giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến,khi đó để đảm bảo bí mật nên phiên hiệu,nơi đóng quân...vv đều được giữ kín.Hoặc đổi tên,phiên hiệu liên tục để lừa địch...Chính vì vậy mà những ký hiệu KB,KH...vv,là để đảm bảo yêu cầu bí mật đó...

  Ngày nay,nhiều liệt sỹ còn nằm lại đâu đó ở những nơi xưa kia là mặt trận.Còn gia đình liệt sỹ chỉ có trong tay tờ giấy "Báo tử" với những thông tin như đánh đố vậy thôi.Với tình cảm sâu nặng với người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc,vì hòa bình mà ngày nay ta đang được thụ hưởng.Việc giúp gia đình tìm lại hài cốt các liệt sỹ,như là một việc làm tri ân với các anh.Mà những người có trách nhiệm trong topic này đã rất nhiệt tình,mặc dù là hàng ngày họ vẫn phải lo kiếm sống cho bản thân và cả gia đình

  Tuy nhiên,việc tìm lại nơi các anh ngã xuống và nằm lại từ đó đến nay không phải dễ dàng.Mấy chục năm qua,do tác động của thiên nhiên,của con người,tất cả đã thay đổi...Vì vậy để tìm được ,người nhà liệt sỹ cùng góp sức và động viên các bác ấy,không nên nôn nóng...

 Ở những phần đã qua,tôi thấy các bác rất cố gắng.Đưa lên diễn đàn tất cả dù chỉ là một mẩu tin ngắn ngủi vừa mới lục thấy ở đâu đó- Đôi khi là của đối phương-,với những phân tích nhận định logic.Điều đó thật là quý,đối với diễn đàn ta...

 Với bác,cũng như bao gia đình LS khác.Chúng ta mong muốn tất cả các anh-những người đồng đội của chúng tôi-sẽ được trở về với gia đình,trong một ngày gần đây !
Logged
buihuong
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #296 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2013, 10:42:11 am »

Mấy bữa nay mạng ở công ty cháu hay bị rớt nên cháu không gửi được , giờ cháu gửi bản trích lục của bác cháu nhở bác xem giúp ạ. ;bác thông cảm đừng ....nóng ạ. Grin Grin Grin

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2013, 11:00:12 am gửi bởi quangcan » Logged
timbac
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #297 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2013, 11:06:30 pm »

@timbac: chào bác, Mod ditimlietsy69 đã xác nhận và gửi tin nhắn cho bác đã lâu nhưng đến giờ em mới có thời gian viết vài dòng, bận quá, mong bác thông cảm nhé   Grin.

Trường hợp nhà bác hơi là lạ; em rất mong bác bớt thời gian đọc lại các trang 1 Phần 8, trang 57-60 Phần 7 của trường hợp nhà bác hoangvanloi để có cái nhìn chung về E9/ trung đoàn 9/ Đoàn Quang Trung trong đợt Mậu Thân tại Thừa Thiên Huế 1968.

Để đi vào cụ thể thì em thấy rằng:

1. Đơn vị khi hy sinh: Thông tin 915 E9 QK Trị Thiên:
- Cái này đồng nhất ý kiến với diễn đàn bạn thôi, không có cái gọi là đơn vị 915 thuộc E9/ trung đoàn 9 tại Huế 1968 đâu. Chắc nhầm thôi: chuẩn của nó phải là đơn vị thông tin thuộc tiểu đoàn 815/ D815/ K15.

- ở chỗ này có một điểm mở nhỏ: vì LS thuộc đơn vị thông tin của D815 E9/ tiểu đoàn 815 trung đoàn 9 vào bổ sung cho chiến trường Huế nên QK Trị Thiên tăng cường sang cho Đoàn 5/ E5/ trung đoàn 5 (còn gọi là Thành đội Huế). Sau 2 tháng chiến đấu và làm chủ thành phố Huế, ta rút ra thì đơn vị này lại trở về đội hình E9/ trung đoàn 9 thôi.

Điều này lý giải:
- nếu hy sinh từ tháng 1 đến tháng 2/1968 thì sẽ báo tử kiểu D815 E5 Thành đội Huế
- nếu hy sinh từ tháng 3/1968 thì lại quay về báo tử đúng đơn vị gốc D815 E9.

2. Thời điểm LS hy sinh: 25/5/1968
- Tôi có một tài liệu do Mỹ + VNCH thống kê xác nhận tại thời điểm ngày 02/6/1968, phát hiện dấu vết của K15 E9 tức tiểu đoàn 815 trung đoàn 9 tại vị trí tọa độ YD9716 (48QYD970160)





    input   = 48QYD970160
    lat lon = 16.40751 107.78117 (nhập vào google maps/ earth: 16°24'27.0"N 107°46'52.2"E)
    UTM/UPS = 48N 797050 1816050
    MGRS    = 48QYD9705016050

- như vậy hợp lý về mặt thời gian khi ta rút từ Thành nội Huế ra, D815/ K15 bám các xã ven biển, khu vực đồng bằng phía đông Huế; ngày 25/5/1968 thì ở thôn Trường Lưu, xã Phú Đa; vừa đánh vừa di chuyển dọc xuống, đến ngày 02/6/1968 thì về khu vực giáp ranh giữa hai xã Vĩnh Thái, Vĩnh Phú thuộc Phú Vang

3. Liên hệ:
- nhà bác đã vào tận nơi rồi phải không? không biết đã tìm được bác CCB nào cùng đơn vị, cùng đợt đó chưa?

- trung đoàn này là chỗ của cụ Phiêu đây, phải hỏi nhờ cụ mới ra được Ban liên lạc hoặc ai đã từng ở tiểu đoàn 815/ K-15; bác phas ơi, xem cụ thể thế nào giúp người ta cái nhé  Grin

Chào các bác,
Mong các bác trong diễn đàn lên tiếng tư vấn hay chỉ giúp em ban liên lạc theo gợi ý của bác Quangcan với.
Thanks các bác
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #298 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2013, 10:19:53 am »

@buihuong: xem đoạn trích dẫn này của sư đoàn 324/ F324/ đoàn Ngự Bình về các tiểu đoàn 1,2,6/ D1, 2, 6 thuộc trung đoàn 6/ E6 Phú Xuân:

Trích dẫn
...Bằng sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung đoàn 6 và Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324), 18 giờ ngày 30-4-1972, tuyến phòng thủ trên đường số 12 của địch đã bị chọc thủng, cũng là lúc chiến dịch Quảng Trị vào giai đọn kết thúc và thắng lợi. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường, bằng những trận đánh có hiệu quả, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn bộ binh 6 đã góp phần xứng đáng vào chiến công chung của chiến dịch giải phóng Quảng Trị trong năm 1972.

Sau khi tuyến phòng thủ trên đường số 12 của địch bị phá vỡ, Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324) phát triển về phía bắc đường 12 chuẩn bị tiến công Bình Điền. Theo lệnh của Quân khu, Trung đoàn bộ binh 6 triển khai: Tiểu đoàn 2 vượt sông bố trí ở đông Tả Trạch, Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 6 chuẩn bị tham gia đánh Bình Điền.

Trên đà thắng lớn, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch 702 hạ quyết tâm “Tranh thủ và nắm vững thời cơ phát triển tiến công giải phóng Thừa Thiên càng sớm càng tốt”. Nhưng tình hình chiến sự lúc này đã thay đổi. Bị đòn tiến công bất ngờ về chiến lược, thua đau ở Quảng Trị; tổng thống Mỹ Níchxơn liều lĩnh leo thang chiến tranh, thực hiện “Mỹ hóa trở lại chiến tranh”, tập trung lực lượng phản kích, hòng đánh chiếm lại tỉnh Quảng Trị. Chúng huy động toàn bộ lực lượng tổng dự bị bao gồm cả hành quân và không quân Mỹ cũng trực tiếp tham chiến. Chúng trắng trợn dùng máy bay B52 đánh phá miền Bắc. Trước sự thất bại trên chiến trường Trị - Thiên, Mỹ - Thiệu cách chức Hoàng Xuân Lãm, đưa tướng Ngô Quang Trưởng lên thay làm Tư lệnh Quân khu I (Quân đoàn 1). Chúng tập trung lực lượng dự bị của Quân đoàn 1 gồm 17 Tiểu đoàn pháo binh, 5 Trung đoàn xe tăng, xe bọc thép lập nên phòng tuyến mới ở phía nam sông Mỹ Chánh chuẩn bị phản công tái chiếm Quảng Trị và ngăn chặn bước tiến của quân ta vào Thừa Thiên.

Ở phía tây thành phố Huế, những ngày đầu tháng 5, địch sử dụng hầu hết Sư đoàn 1, Lữ đoàn 258 biẹt động kết hợp với máy bay B52 và xe tăng tấn công vào cao điểm 300, Sơn Na và 372 là nơi Tiểu đoàn 6 và Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 6) đang chốt giữ và một số vị trí khác… nhằm lập lại tuyến phòng thủ đường 12. Trước sự tiến công của quân địch, cả 2 tiểu đoàn đều cố gắng đánh trả, ngăn chặn. Tuy nhiên do tương quan lực lượng quá chênh lệch, địch đã đánh chiếm lại các điểm trên.

Ngày 26-5-1972, Bộ Tư lệnh chiến dịch 702 điều Sư đoàn 324 (thiếu Trung đoàn 3) vào tăng cường cho Quân khu Trị - Thiên ngày 15-6 Trung đoàn bộ binh 6 phối thuộc với Sư đoàn 324. Có nhiệm vụ: Tác chiến tiêu diệt, tiến tới phá vỡ tuyến phòng thủ của địch trên đường 12. Đối tượng tác chiến vẫn là Sư đoàn 1 bộ binh ngụy. Trung đoàn 6 được giao nhiệm vụ đánh chiếm lại cao điểm 300 để cắt giao thông giữa Bình Điền và Động Tranh.

Ngày 28-6-1972, Trung đoàn trưởng Trần Lưu Chữ giao nhiệm vụ cho các đơn vị: Tiểu đoàn 2 tổ chức đánh chiếm lại điểm cao 300, Tiểu đoàn 1 và một bộ phận của Tiểu đoàn 6 đánh chiếm lại Sơn Na, tiểu đoàn 6 làm lực lượng dự bị.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #299 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2013, 10:49:58 am »

...Căn cứ theo tài liệu và ghi chú của 506th Infantry Regiment (Trung đoàn 56 bộ binh Mỹ) tại đây. bạn sẽ thấy cao điểm 342 chính là FSB/ Fire Support Base Bastogne/ hay bộ đội ta gọi nôm na là căn cứ Bát sờ tông/ Bốt tôn/ đồi Bostol ,  Grin.

- nâu: cao điểm 342/ FSB Bastogne/ đồi Bostol
         bình độ 220m và một vòng tròn nhỏ phía trên => cao điểm 226 được nhắc đến nhiều trong sử F324.
....

Trong bài viết để trả lời bạn Phương An khi tìm cao điểm 372 trên đường 12 Thừa Thiên Huế, tôi có ghi cao điểm 342 chính là FSB Bastogne/ đồi Bostol.

Tôi xin lỗi vì nhầm khi nhìn vào ảnh minh họa của 506th Infantry Regiment (Trung đoàn 56 bộ binh Mỹ) và đính chính như sau:
- cao điểm 342 nằm phía nam đường 12, phía xa hơn; có tọa độ chính xác là YD 633 083
- FSB Bastogne/ đồi Bostol: nằm ngay sát đường 12 (tỉnh lộ 589 trên bản đồ - còn Mỹ gọi là đường 547/ Highway/Hwy 547) có tọa độ chính xác là YD 620-095;

Việc đặt giả thiết cao điểm 372 tại bài viết cho nhà bạn Phương An vẫn giữ nguyên.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM