Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:16:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 8 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 295175 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #200 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2013, 03:44:37 pm »

@tungpham38 : thông tin tạm đã nhé,  Grin

1. Về Đoàn 959:
- Thông tin về nguồn gốc thành lập thì Mod ditimlietsy69 đã nêu nhá,  Grin. Đoàn 959 hay còn gọi là Đoàn chuyên gia quân sự 959/ Đoàn công tác Miền Tây.
- Thời điểm thành lập, Đoàn 959 được biên chế một số đơn vị sau:
  * Bộ chỉ huy nhẹ/ tiền phương: Quân khu Tây Bắc do đ/c Phạm Nghiêm, Phó chính ủy Lữ đoàn 335 phụ trách
  * D3/  tiểu đoàn 3 lữ đoàn 335/ đoàn Thảo Nguyên thuộc Quân khu Tây Bắc; được tăng cường 4 khẩu cối 82ly do D trưởng Huỳnh Lê và Chính ủy Tạ Đình Am phụ trách
  * Tiểu đoàn 1 Pa thét Lào
  * Tổ chuyên gia quân sự.

2. Thời điểm LS hy sinh:
- lúc đó, ta đang mở chiến dịch Mường Sủi từ tháng 6/1969, với sự chỉ huy của Vũ Lập; lực lượng tham gia gồm có F316/ sư đoàn 316 thiếu; đoàn 766, đoàn 866; 3 tiểu đoàn đặc công của Bộ; 2 tiểu đoàn cối, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7; 1 đại đội xe tăng; 1 tiểu đoàn vận tải.

- Phía bạn có 2 tiểu đoàn bộ binh Pathet Lào; 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7; 1 đại đội 14,5 ly; 1 đại đội cối do lực lượng nữ phụ trách; 1 trung đội xe tăng.

-  Đoàn 959 có nhiệm vụ thành lập tổ công tác giúp cán bộ cơ quan bạn xây dựng phương án tác chiến hợp đồng với quân tình nguyện Việt Nam tham gia chiến dịch.

Vậy có lẽ đại đội 36 BTM đoàn 959 chính là tổ công tác này chăng?
Chà, thiếu nguồn tư liệu để khoanh vùng khu vực quá, đang nhờ một vài chỗ xem sao đã bác nhé.

Quên mất một chi tiết: Tổng chỉ huy quân đội Việt Lào đóng tại Phu Lênh (Khang Khay). Cái này quan trọng đấy,  Grin

-----------------------------------

Xin trả lời bác 2 điểm nêu trên như sau: Thông tin này gia đình có được từ năm 2006 sau khi có đơn gửi Cục CS bqp, nhưng ở văn bản(đóng dấu) trả lời thi họ chỉ nói chung là chưa tìm được chứ họ không nói cụ thể. Còn thông tin ngoài lề thì do Bà cô đi lại nhiều lần thì có đồng chí ở Cục tìm hiểu và trả lời riêng nên cũng khó xác định được vị trí, hồi ấy thông tin để tìm hiểu có vẻ rất ít nên không sao tìm thêm được nữa mà đồng ngũ cùng quê thì cũng là liệt sỹ rồi. ..

Lạ nhở!  Wink. Đánh máy rõ ràng thế mà không đặt bút tích hay dấu má gì cả? Lạ nhỉ! Thời điểm bác có bản này? Cho nhìn cả tờ đê,  Grin. Ổng tuaans đang thắc mắc rất hợp lý ở đây này.

Bác ngó qua bản đồ hành chính huyện Kon Tum nhỉ  Wink
Logged

fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #201 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2013, 09:21:16 am »

Anh Trần Ngọc Trung, sinh năm 1951, quê quán xã Đồng Phong, Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, nhập ngũ (06)/9/1971, đơn vị D bộ, D14, E18, F325, ngày hi sinh 26/10/1972,  (Thành cổ Quảng Trị), số giấy báo tử 304.

Xin nhờ mọi người giúp đỡ tìm mộ!

http://dinhphdc.multiply.com/links/item/84/84
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
openlove_k5bkt
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #202 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2013, 09:58:39 am »



Xin trả lời bác 2 điểm nêu trên như sau: Thông tin này gia đình có được từ năm 2006 sau khi có đơn gửi Cục CS bqp, nhưng ở văn bản(đóng dấu) trả lời thi họ chỉ nói chung là chưa tìm được chứ họ không nói cụ thể. Còn thông tin ngoài lề thì do Bà cô đi lại nhiều lần thì có đồng chí ở Cục tìm hiểu và trả lời riêng nên cũng khó xác định được vị trí, hồi ấy thông tin để tìm hiểu có vẻ rất ít nên không sao tìm thêm được nữa mà đồng ngũ cùng quê thì cũng là liệt sỹ rồi. ..

Lạ nhở!  Wink. Đánh máy rõ ràng thế mà không đặt bút tích hay dấu má gì cả? Lạ nhỉ! Thời điểm bác có bản này? Cho nhìn cả tờ đê,  Grin. Ổng tuaans đang thắc mắc rất hợp lý ở đây này.

Bác ngó qua bản đồ hành chính huyện Kon Tum nhỉ  Wink

Chao bác ạ!
Việc này Các bác thắc mắc rất chuẩn ạ, bản thân em cũng thắc mắc và cả bác Đinh Văn Thắng ở bên trang banchiendaub3.com của Ban LL b3tây nguyên
cũng cho là không khớp nhau vì thế em mới đưa lên nhờ các Bác cho ý kiến, hướng dẫn em tìm kiếm hiệu quả hơn. Rất mong nhận được sự quan tâm của các bác ạ.
Còn bản đánh máy đấy có xem cả tờ cũng không còn gì, ngoài mấy chữ chính em viết tay gửi cho chị gái trong Sai gòn thôi.

[/quote]
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #203 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2013, 11:39:09 am »

Anh Trần Ngọc Trung, sinh năm 1951, quê quán xã Đồng Phong, Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, nhập ngũ (06)/9/1971, đơn vị D bộ, D14, E18, F325, ngày hi sinh 26/10/1972,  (Thành cổ Quảng Trị), số giấy báo tử 304.

Xin nhờ mọi người giúp đỡ tìm mộ! http://dinhphdc.multiply.com/links/item/84/84

- Tiểu đoàn 14: tiểu đoàn cao xạ (sử 325 ghi); đơn vị này trực thuộc F325/ sư đoàn 325 chứ, sao mà trực thuộc E18/ trung đoàn 18 được. Có chăng là phối thuộc từng đại đội đi cùng E theo yêu cầu của F thôi chứ. Thế nên mới có kiểu báo tử như vậy.

- Theo em biết thì khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8, F325 có đưa 2 đại đội 12,7 của tiểu đoàn súng máy cao xạ vào bố trí trong thị xã và hai đại đội khác của tiểu đoàn bố trí ở Nham Biều đánh máy bay bổ nhào, ném bom, hạn chế hiệu quả oanh tạc của chúng, bảo vệ bến vượt của ta. Tuy nhiên lại thấy đề tiểu đoàn này mang phiên hiệu số 16/ D16.

Theo em thì thường lúc đó BQP đánh số phiên hiệu các sư đoàn bộ binh như sau:
* D14: pháo, cối mang vác
* D16: súng máy phòng không 12,7 ly.

- Bác xem lại ngày hy sinh? nếu 26/10/1972 thì không còn ở trong Thành cổ Quảng trị đâu- ta rút hết rồi còn gì, còn ổ đề kháng nào thì cũng bị phía VNCH vây diệt hết rồi còn đâu. Có chăng lúc đó ở Nham Biều, phía bờ bắc mà thôi.

Các chú lính sinh viên cho ý kiến nhé,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #204 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2013, 11:58:22 am »

Chao bác ạ!
Việc này Các bác thắc mắc rất chuẩn ạ, bản thân em cũng thắc mắc và cả bác Đinh Văn Thắng ở bên trang banchiendaub3.com của Ban LL b3tây nguyên
cũng cho là không khớp nhau vì thế em mới đưa lên nhờ các Bác cho ý kiến, hướng dẫn em tìm kiếm hiệu quả hơn. Rất mong nhận được sự quan tâm của các bác ạ.
Còn bản đánh máy đấy có xem cả tờ cũng không còn gì, ngoài mấy chữ chính em viết tay gửi cho chị gái trong Sai gòn thôi.



Thông tin sơ bộ thời điểm này thuộc chiến dịch Sông Sa Thầy của cụ An. Cz diễn ra gần sông Sa Thầy - chủ yếu phía đông sông - ở huyện Sa Thầy bây giờ.

Huyện Đắc Hà - phía bắc thị xã Kon tum - vào thời điểm này thì không rõ có lực ượng nào của ta ở đó và đã xảy ra trận đánh nào lớn?

đậm: Chả có đâu cụ ơi.
Theo thống kê khi tham gia chiến dịch Sa Thầy, B3 huy động Sư đoàn bộ binh 1/ F1, Trung đoàn bộ binh 88A/ E88A, Trung đoàn bộ binh 95 (thiếu)/ E95, 3 tiểu đoàn pháo binh, phòng không;

Đúng là tiểu đoàn 3/ D3 thuộc E88A/ trung đoàn 88A và ngày 11/11/1966 (đúng ngày LS hy sinh) đánh lớn tại bãi 9 với lữ đoàn 2 sư đoàn 25 Mỹ. Địa danh Pki Jirăng/ Plei Gi Răng/ Pl. Ghi Răng cũng thuộc khu vực này. Để xem cụ thể ra sao đã nhé,  Grin
Logged

q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #205 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2013, 01:10:56 pm »

QC@  Nguồn gốc đoàn 959 như các bạn nêu là đúng, lưu ý là từ khoảng 1969-1970 thì toàn bộ chiến trường Cánh đồng chum- Xiêng khoảng được gọi là Mặt trận 959, lực lượng chính chiến đấu là các sư và trung đoàn đã dẫn, đoàn 959 vẫn có một bộ phận làm chuyên gia dân, quân sự cho bạn nhưng theo chú thì liệt sỹ này thuộc một đơn vị độc lập của BTL mặt trận, góc trên bên trái giấy báo tử có chữ đỏ HC, rất có thể đó là một đơn vị nhỏ của Hậu cần mặt trận, quân y, tải thương, cảnh vệ chẳng hạn. ( đoán vậy thôi nhé)
 Khăng khay- là một tên một thị trấn nhỏ được xây dựng dự định làm thủ phủ của một phái nào đó ở Lào thời chính phủ liên hiệp 3 phái Lào nhưng đã bị tàn phá nặng trong chiến tranh, nó nằm trên một vùng đồi thấp cách thị trấn Phonxavan hiện nay vài km ( không nhớ lắm nhưng chừng 3,4 km gì đó) dưới chân núi phu He. rất tiếc là bạn Tungpham38 không hỏi kỹ xem trong hồ sơ l/s có tọa độ nơi anh táng hay không, vì khu vực này cũng dễ tìm hơn khu vực Long cheng. nhưng vì vậy phần chắc là mộ l/s đã được quy tập. (dự đoán)
 Ngoài ra, l/s hy sinh ngày 13- 5 - 1970, tức là đang tham gia chiến dịch 139, chiến dịch có thể nói là lớn nhất giải phóng cánh đồng chum - xiêng khoảng.
Logged
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #206 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2013, 11:21:27 pm »

Chú Q.T ơi, cháu xem lại cuốn lịch sử quân tình nguyện thì thời điểm giữa năm 1969 thì chiến trường bắc Lào.ta và bạn có sự điều chỉnh về lực lượng, các lực lượng quân khu cánh đồng chum tập trung về Mường Khưng, lực lượng quân tình nguyện chuyển ra gần biên giới để củng cố và huấn luyện.
Tại cánh đống chum chỉ còn tiểu đoàn 766/ E 766, tiểu đoàn 866/ E 866 và bộ đội địa phương chốt giữ.
Đến tháng 7 /1969 thì địch mở chiến dịch Cù Kiệt, nhằm thu hút lực lượng chủ lực của ta.đến cuối tháng 8 /1969 địch chiếm được khu vực cánh đồng chum.
Đến tháng 11/ 1969 phía ta đưa phương án chiếm lại cánh đồng chum, xiêng khoảng.
Tháng 12/1969 quân ủy trung ương ra chỉ thị cho BQP phối hợp với bạn mở chiến dịch 139 hay là chiến dịch Toàn Thắng.chiến dịch này bắt đầu ngày 13/9/ 1969 nên lấy tên là chiến dich 139.
Về lực lượng ta tại chiến dịch này có 2 sư đoàn bộ binh F312/ F 316, 2 tiểu đoàn D7/ D 924 của trung đoàn 866/ E 866, 1 trung đoan pháo, 1 đại đội xe tăng, 12 đại đội đặc công, 4 tiểu đoàn công binh, 5 tiểu đoàn phòng không.
Ngày 25/1/1969 diễn ra đợt 1 đến 10/ 2/ 1970. ta đánh địch ở Mường Khừng, Phu phựng, Lạt Vuong và thị xã Xiêng Khoảng.
Đợt 2 từ 11 đến 25/2/1970, ta đánh chiếm Phu Theng Neng/ Noọng Pẹt, điểm cao 1505.
Ngày kết thúc chiến dịch là ngày 25 tháng 4/ 1970. ta làm chủ cánh đồng chum, giải phóng cánh đồng chum xiêng khoảng nối với Sảm Thông, Sầm Nưa, với 4 tỉnh bắc Lào.
Em không thấy nhắc đến đại đội 36 nhỉ.
Sau chiến dịch cánh đồng chum phía bắc lào thì tháng 5/1970 chủ yếu là phía trung hạ lào nổ ra chiến dịch lớn.
Ngày 19/5/1970 ta phối hợp bạn đánh vào thị xã Sa La Van , do mặt trận phối hợp với BTL quân khu 4 lấy mật danh Mặt trận Z.
Như vậy khả năng LS hy sinh sau chiến dịch 139 chứ chú QT?.
Sang tháng 7/ 1970 BQP ta quyết định thành lập BTL quân tình nguyện trên cơ sở đoàn 959/ BTL 959, có quyền hạn như BTL quân khu.giúp BCH tối cao quân đội Lào. tập trung các tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, Viêng Chăn.
Quản lý các đoàn, đơn vị sau:
1. các đoàn ,đơn vị phục đoàn 95 cũ.
2. các đoàn chuyên gia, chỉ huy quân sự quân khu cánh đồng chum, phân đoàn trung tâm.
3. sư đoàn 316, các đơn vị, đoàn, binh chủng thuộc quân khu tây bắc được Bộ điều sang làm nhiệm vụ tại Lào.
4. các đơn vị phối thuộc cánh đồng chum xiêng khoảng được Bộ điều sang gồm một số tiểu đoàn pháo binh cơ giới, 1 d đặc công, 1 d xe tăng, 1 trung đội trinh sát kỹ thuật .
Sau một thời gian ngắn BTL 959 lại tách ra gồm :
1. một bộ phận tách trở về với tên cũ, đoàn chuyên gia 959.
2. một bộ phận tách thành đoàn 31 hay Mặt trận 31.
Đoạn này thiếu nhiều tài liệu quá , tạm thời chờ Mod quangcan xem thế nào.
Logged

q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #207 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2013, 09:33:47 pm »

Cụ thể thì chú không nhớ lắm, nhưng giấy tờ của chú đều ghi như trên đầu, bên trái giấy báo tử của l/s, chắc là cho tiện, gộp hết vào thành BTL 959 BTL miền Tây. Chiến dịch 139 cơ bản là hoàn thành cuối tháng tư, nhưng bọn chú còn quay lại đánh Buomlong mấy tháng nữa, tuy gọi là kết thúc nhưng địch vẫn đánh phá ác liệt bằng không quân, khoảng tháng 5, đầu mùa mưa, khi các đơn vị chủ lực rút quân thì địch lại đổ quân lấn chiếm CĐC, ta mở chiến dịch Z, gần như là hai CD gối đầu nên chú cho là là l/ s hy sinh cuối 139 và trong khoảng đầu chiến dịch Z.
 Riêng cái tên đại đội 36 mới khó,  nhưng có mấy C vận tải cơ giới , chú nhớ chắc chắn có C35, vậy c36 có liên quan hay không? nó là đoàn xe Vọt tiến Tàu chuyên chở hậu cần cho mặt trận, đoàn này mà chạy trên đường 7, bị C 130 tẩn thì cháy xe liên tục, chú gặp khá nhiều xe cháy ở khu vực Khăng khay, chả cần vào chiến dịch vẫn 'đi' như thường, vấn đề c 36 vận tải này thân nhân l/s nên hỏi lại ở sư 31 hoặc sư 316 hoặc Hội ccb mặt trận miền Tây.
Logged
openlove_k5bkt
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #208 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 10:27:24 am »



Thông tin sơ bộ thời điểm này thuộc chiến dịch Sông Sa Thầy của cụ An. Cz diễn ra gần sông Sa Thầy - chủ yếu phía đông sông - ở huyện Sa Thầy bây giờ.

Huyện Đắc Hà - phía bắc thị xã Kon tum - vào thời điểm này thì không rõ có lực ượng nào của ta ở đó và đã xảy ra trận đánh nào lớn?

đậm: Chả có đâu cụ ơi.
Theo thống kê khi tham gia chiến dịch Sa Thầy, B3 huy động Sư đoàn bộ binh 1/ F1, Trung đoàn bộ binh 88A/ E88A, Trung đoàn bộ binh 95 (thiếu)/ E95, 3 tiểu đoàn pháo binh, phòng không;

Đúng là tiểu đoàn 3/ D3 thuộc E88A/ trung đoàn 88A và ngày 11/11/1966 (đúng ngày LS hy sinh) đánh lớn tại bãi 9 với lữ đoàn 2 sư đoàn 25 Mỹ. Địa danh Pki Jirăng/ Plei Gi Răng/ Pl. Ghi Răng cũng thuộc khu vực này. Để xem cụ thể ra sao đã nhé,  Grin

Em xin cảm ơn bác Quangcan và các bác đã quan tâm, thực sự rất cảm phục mọi người đã bỏ công sức giúp đỡ tận tình cho nhiều người muốn tìm hiểu về quá khứ như em. Thực ra về việc xác định là trung đoàn 88 do em thấy trùng về ngày trận đánh và tiểu đoàn 3 mà ngay ở diễn đàn mình cung cấp. Tiện đây em xin đưa tên các phiên hiệu đơn vị tham gia chiến trường Tây Nguyên thời kỳ 63 -75.

Phiên hiệu đơn vị KT và các đơn vị chiến đấu tại Mặt trận Tây Nguyên B3
Thứ Hai, 6.10.2008 | 16:18 (GMT + 7)
(LĐĐT) - Các liệt sỹ có phiên hiệu đơn vị KT là đã chiến đấu và hy sinh tại Mặt trận Tây Nguyên B3 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Căn cứ tài liệu lịch sử và hồi ký của các vị tướng lĩnh, có nhiều đơn vị đã tham gia chiến đấu ở Mặt trận Tây Nguyên, cụ thể như sau:
- Tiểu đoàn pháo binh 200 gồm 148 cán bộ, chiến sỹ được lựa chọn từ hai tiểu đoàn pháo của F324 và F305, vào Tây Nguyên từ đầu năm 1961. Tháng 02.1967, trên cơ sở tiểu đoàn pháo binh 200, trung đoàn 40 pháo binh được thành lập, mang số hiệu tên huyện 40 ( Đắkglây Kon Tum )- để luôn nhớ tới nơi đứng chân của Tiểu đoàn 200, đơn vị pháo binh đầu tiên vào chiến trường B3. E40 pháo binh gồm có các tiểu đoàn 30, 31, 32, và 34. E40 đã chiến đấu ở B3 đến năm 1975.
- Trung đoàn 320 vào B3 từ tháng 9.1964, là trung đoàn đầu tiên đủ quân được chọn lọc từ 3 sư đoàn 304, 308, 350. Tiếp theo đó là các Trung đoàn bộ binh 101A thuộc F325A, Trung đoàn 33 (101B) thuộc F325B, tiểu đoàn 545 quân khu Tây Bắc và tiểu đoàn đặc công 952.

- Trung đoàn 66 ( gồm các tiểu đoàn 7,8,9 ) thuộc F304 xuất phát ngày 20/8/1965 từ  Thanh Hoá lên đường vào Tây Nguyên chiến đấu. Đầu tháng 11.1965, E66 kịp thời có mặt tại thung lũng Ia Đrăng để tham gia chiến dịch PlâyMe lịch sử. E66 đã lập công xuất sắc trong chiến dịch PlâyMe, được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân, nên còn gọi là Đoàn PlâyMe để ghi nhớ truyền thống của Trung đoàn và E66 đã chiến đấu ở Tây Nguyên cho đến năm 1975. 

- Sư đoàn 1 được thành lập tháng 12.1965 tại Mặt trận B3, gồm các Trung đoàn 66, 33, 320. Đầu năm 1967, Tây Nguyên được bổ sung tiểu đoàn 33 hoả tiễn ĐKZB và Trung đoàn bộ binh 174. Vào đến Tây Nguyên, E174 được biên chế vào đội hình của F1. Cuối năm 1968, F1gồm các Trung đoàn 33, 320 và 174 được lệnh cơ động vào miền Đông Nam Bộ và đến cuối năm 1969, F1 đã giải thể để đưa các Trung đoàn thọc sâu xuống đồng bằng sông Cửu Long chiến đấu .

- Trung đoàn 88 bộ binh thuộc F308, Trung đoàn 24A bộ binh thuộc Quân khu Tả ngạn và Sư đoàn 325B vào B3 từ đầu năm 1966. Vào đến Tây Nguyên, F325B được đổi thành F10 ( mang phiên hiệu Nông trường 10 ). Đến cuối năm 1966, một số Trung đoàn của Tây Nguyên được điều động vào Nam Bộ, đồng thời F10 chuyển sang hoạt động phân tán từng Trung đoàn để phù hợp tình hình chiến đấu trên chiến trường.

- Trung đoàn 95 từ mặt trận phía tây Thừa Thiên Huế chuyển lên chiến đấu ở Tây Nguyên từ giữa năm 1966 cho đến năm 1975.

- Sau Tết Mậu Thân 1968, Bộ Tổng Tư lệnh bổ sung cho Tây Nguyên các đơn vị: Trung đoàn 209 hành quân từ miền Bắc vào, Sư đoàn 325C ( thiếu 1 trung đoàn ) từ Khe Sanh - Quảng Trị đến, Trung đoàn 10 và 20 từ đồng bằng Khu 5 lên. Sau một thời gian ngắn hoạt động ở Tây Nguyên, hầu hết các đơn vị trên đã được Bộ Tổng Tư lệnh điều vào miền Đông Nam Bộ.

- Đến cuối năm 1968, khối chủ lực Tây Nguyên chỉ còn lại ba Trung đoàn bộ binh là 66, 95, 24A, Trung đoàn 40 pháo binh và một số tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật.

- Trung đoàn 28 thành lập ngày 15.10.1968 tại Quảng Bình với lực lượng gồm các tiểu đoàn 8A, 8B và tiểu đoàn 3 là những đơn vị độc lập của Mặt trận Trị Thiên. E28 vào B3 chiến đấu từ tháng 02.1969. Trong mấy tháng mùa mưa năm 1970, E28 phối hợp với E24A sang làm nhiệm vụ quốc tế ở Hạ Lào, giải phóng thị xã AtôPơ. Sau đó, E28 đã chiến đấu ở Tây Nguyên đến năm 1975.

- Cuối năm 1971, E24A được điều động vào miền Đông Nam Bộ. Đầu năm 1972, Bộ Tổng tư lệnh đã bổ sung cho Tây Nguyên các đơn vị, gồm: Sư đoàn 320A, Trung đoàn 24B, Trung đoàn 7 công binh, Trung đoàn pháo binh 675, ba tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly, 01 tiểu đoàn xe tăng T54,  01 tiểu đoàn ô tô vận tải, 01 tiểu đoàn thông tin và Sư đoàn 2 QK5 cùng với khối chủ lực hiện có ở Tây Nguyên gồm 03 trung đoàn bộ binh 66, 95, 28 ; trung đoàn pháo binh 40; tiểu đoàn 631, các tiểu đoàn đặc công 37, 406 Kon Tum, cùng một số đơn vị binh chủng kỹ thuật để mở chiến dịch giải phóng Đắk Tô - Tân Cảnh.

 - Sư đoàn 10 được thành lập ngày 20. 9. 1972 tại huyện Đắk Tô, thành phần gồm 03 Trung đoàn bộ binh 28, 66, 95 và 8 tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật ( gồm : D37 đặc công, D30 pháo cao xạ, D32 pháo hỗn hợp, D41 pháo cơ giới, D24 quân y, D25 vận tải, D26 thông tin và D31 công binh ), đều là những đơn vị có truyền thống chiến đấu vẻ vang, đã trải qua nhiều năm gắn bó với địa bàn cao nguyên chiến lược. F10 còn có tên gọi là Đoàn Đắk Tô để luôn nhớ về nơi thành lập và truyền thống anh hùng của các đơn vị trong Sư đoàn đã lập công xuất sắc trong chiến dịch giải phóng Đắk Tô - Tân Cảnh tháng 4.1972. Giữa năm 1973, E24B được điều động về Sư đoàn 10, đến tháng 12.1973, E95 được tách ra khỏi F10 để tiếp tục nhiệm vụ đánh cắt giao thông, từ đó đến nay đội hình của F10 gồm 3 Trung đoàn 66, 28 và 24B.

Cả hai Trung đoàn 24A và 24B đều kế thừa truyền thống của Trung đoàn 42 từ thời chống Pháp ở vùng Tả ngạn sông Hồng, được Bác Hồ khen " Trung dũng và luôn luôn trung dũng ".Vào đến Tây Nguyên, E42 được đổi thành E24. E24A chiến đấu ở Tây Nguyên từ đầu năm 1966 đến cuối năm 1971 và từ 1972 đến 1975: chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ. E24B chiến đấu ở Tây Nguyên từ đầu năm 1972 đến năm 1975.

- Trong thời gian từ tháng 01.1975 đến cuối tháng 3.1975, các đơn vị đã tham gia chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, gồm có :

F10; F320A; F316( từ Nghệ An hành quân vào ); F968; Trung đoàn 25; Trung đoàn 95; Trung đoàn 95B(thuộc F325); Trung đoàn đặc công 198; hai Trung đoàn pháo binh 40 và 675; ba Trung đoàn pháo cao xạ 232, 234 và 593; Trung đoàn xe tăng 273; hai Trung đoàn công binh 7 và 575 (thuộc Đoàn 559); Trung đoàn thông tin 29; 2 Tiểu đoàn vận tải và cầu phà ; 3 trạm sửa chữa xe pháo và các đội điều trị. Ngoài ra còn có các đơn vị phối hợp và phối thuộc ở các hướng, gồm : Sư đoàn 3 Sao Vàng của QK5 từ Bình Định hành quân đến đông An Khê-Gia Lai; Trung đoàn bộ binh 271; Tiểu đoàn đặc công 14 của Miền đến Gia Nghĩa ; Tiểu đoàn 21 của Sư đoàn 470 ( thuộc Đoàn 559 ) đến Bản Đôn.

F968 là Sư đoàn bộ binh, thuộc Đoàn 559-Bộ đội Trường Sơn- đường HCM. Từ cuối năm1974 trở về trước: F968 đóng quân ở bên Lào. Tháng 01.1975: F968 được điều động từ Hạ Lào về Mặt trận Tây Nguyên, bí mật luồn vào thay vị trí của F10 và F320A tại Kon Tum, Gia Lai, thực hiện kế hoạch nghi binh lừa địch để 2 Sư đoàn 10 và 320A bí mật hành quân về Đắk Lắk, tạo bất ngờ cho chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột . 

F320A kế thừa truyền thống của Sư đoàn 320( Đại đoàn Đồng Bằng ) được thành lập ngày 16.01.1951 ở Quân khu 3. F320A gồm 4 trung đoàn: 48, 52, 54 và 64. Năm 1968-1969: F320A chiến đấu ở Cam Lộ - Quảng Trị ; năm 1970-1971: chiến đấu ở đường 9 - Nam Lào; từ đầu năm 1972 đến năm 1975: chiến đấu ở Tây Nguyên.

F10 cùng với F320A là những Sư đoàn chủ lực mạnh của chiến trường B3, đã lập nhiều chiến công xuất sắc. Trong đội hình F10 có các Trung đoàn 66, 28, 24B là những đơn vị có bề dày thành tích chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trung đoàn 66 đã hai lần được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân. Sau khi giải phóng Tây Nguyên - Buôn Ma Thuột, F10 và F320A là lực lượng nòng cốt, vinh dự đứng trong đội hình Quân đoàn 3 được thành lập ngày 26.3.1975, tạo thành mũi tiến công quan trọng tiến về giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch HCM lịch sử.

Thân nhân liệt sỹ căn cứ giấy báo tử ghi phiên hiệu đơn vị KT, có thể liên hệ trực tiếp hoặc gửi thư đến Ban Chính sách Quân đoàn 3 ( địa chỉ: QL19 - phường Trà Bá - TP.PlâyKu - Gia Lai ) để biết cụ thể nơi hy sinh và phần mộ của liệt sỹ. Còn có thông tin gì thiếu sót, rất mong các Cựu Chiến binh bổ sung thêm để giúp các thân nhân, gia đình liệt sỹ giảm bớt khó khăn trong hành trình tìm mộ người thân của mình.

(Nguyễn Phú Dũng, 337 đường Trần Phú - thị xã Kon Tum . ĐT 0982.017138)

http://laodong.com.vn/Home/Phien-hieu-don-vi-KT-va-cac-don-vi-chien-dau-tai-Mat-tran-Tay-Nguyen-B3/200810/109241.laodong

Logged
hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #209 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 09:53:57 pm »

Bạn thanglicogi :
Đầu năm ban xông đất Bình Đinh thế nào? Đã tìm thêm được đầu mối nào mới không ?
Mong bạn chia xẻ để những người sắp khăn gói lên đường học hỏi kinh nghiệm.
Chúc bạn khỏe.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM