Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:31:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 8 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 295148 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #180 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2013, 02:05:45 pm »

@M.K: 1405D à? hơi lạ, bác có thể đưa bản chụp lên đây không.

@Thanh11: 1 ô vuông trên bản đồ. của em ở trang 17 là 1km2 (1km x 1 km). Vì vậy, 400m cũng chỉ nằm trong khoảng ô đó thôi.

Những cái gì đã cho bác thì em kê cả rồi, chưa có gì mới ạ.

@nguyen trong luan: thông tin thì hơi khó, không biết là LS đi với trung đoàn nào của F339; địa bàn thì rộng quá Am Leng/ Âm Leng, Kim Ri/ Kimri, Lếch/Lech, Ô Ran/ Oran;

Trên trang mình thì có bác taxek9 thuộc F339 Quân khu 9 đấy ạ.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #181 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2013, 03:51:16 pm »

Thông tin giúp tìm LS Nguyễn Hữu Hoàn, hy sinh 17/3/1971 - đơn vị C6 D2 E803 F324:

1. Thông tin về đơn vị LS: em đã viết rất nhiều ở các Phần trước, nhắc lại một chút vậy:
1. Về đơn vị của LS:
- Trung đoàn 1 Sư đoàn 324: còn gọi là trung đoàn 803 sư đoàn Ngự Bình. Cụ thể như sau:

Trích dẫn
..tháng 2 năm 1969, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức lại Sư đoàn 324 thuộc Bộ tư lệnh Quân khu Trị-Thiên, với thành phần gồm các trung đoàn bộ binh 803, 812, 29 và các tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật, tiểu đoàn 78 đặc công, tiểu đoàn 33 pháo 85 và cối 120mm, tiểu đoàn 16 súng máy 12,7mm, tiểu đoàn 17 công binh, tiểu đoàn 18 thông tin, tiểu đoàn 24 quân y, tiểu đoàn 25 vận tải bộ và các đại đội 61 trinh sát, đại đội 23 vệ binh.... Trung đoàn 803 mang tên Trung đoàn 1, Trung đoàn 812 thành Trung đoàn 2, Trung đoàn 29 thành Trung đoàn 3. Các tiểu đoàn binh chủng mang phiên hiệu thống nhất theo quy định của các sư đoàn chủ lực toàn quân...Trung đoàn 1 đồng chí Vũ Thế Đào Trung đoàn trưởng; đồng chí Nguyễn Đàm, Chính ủy.


- Như vậy, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 1 là xác đáng.
- Thời điểm trước khi vào Nam thì F324B/ sư đoàn 324B này đóng quân ở Cẩm Ninh, Cẩm Sơn, Cẩm Dinh, Cẩm Lạc thuộc huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh và trung đoàn 803/ trung đoàn 1/ E803/ E1 này có mật danh Trung đoàn Sông Hương.


2. Chiến dịch đường 9 Nam Lào hay Lam Sơn 719 của VNCH:
- Bác chỉ cần lên mạng tra thì thông tin về chiến dịch này nhiều vô kể; em cũng đã từng viết rất nhiều bài viết về các đơn vị khác nhau tham gia chiến dịch này.

- Với nhà bác thì có thể hiểu là đợt 2 của cánh nam đường 9 thuộc chiến dịch Lam Sơn 719.
Sau khi thắng lớn tại Phu Cốc Tôm/ Phu Coc Tom/ dãy điểm cao 619 ở nam đường 9, gần sát biên giới Việt - Lào. F324 nhận được lệnh của BTL B70:

Trích dẫn
...Ngày 28 tháng 2, Bộ tư lệnh chiến dịch giao nhiệm vụ: Sư đoàn 324 đưa nhanh 1 trung đoàn bộ binh và tiểu đoàn 7b đặc công lên đường 9 cùng Trung đoàn 2 đánh cắt giao thông từ Lao Bảo đến Hướng Hóa. Một trung đoàn ở lại khu vực Sa Đi-Mường Noọng, phối hợp với Binh trạm 41 bảo vệ kho tàng và hành lang vận chuyển, đồng thời làm lực lượng dự bị cho sư đoàn. Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn họp khẩn trương để phổ biến triển khai ngay nhiệm vụ....

BTL B70 đã nhận định chính xác tình hình phía VNCH:
- VNCH muốn cắt đường 9, con đường xuyên từ đông sang tây, từ Lao Bảo - Bản Đôn - Pha Lan - Se Pôn - Xê Nô/ Seno thuộc Lào; giới hạn khu vực phân tuyến là ô vuông Lao Bảo - Sê Pôn - Sa Đi/ Sa Di - Mường Nọng/ Muong Nong. Toàn bộ hệ thống đường/ kho tàng/ trạm giao liên của 559 từ Hướng Hóa Quảng Trị, vắt sang Lào, theo đường 16 (đường nhánh 92 trên bản đồ) tỏa thành các nhánh chọc thủng đường 9; xuôi theo dòng Xê Băng Hiêng/ Se bang hieng vào chiến trường miền nam. Nếu cắt được nhánh đường 16 (92), 18 (91), 23 chạy dọc theo hướng bắc nam thì tạo ra một hàng rào lửa, phân tuyến toàn bộ Bắc Việt với Việt Cộng . Thế cho nên, một chiến dịch hoành tráng của VNCH đã diễn ra từ đầu tháng 1/1971 với 3 cánh quân (cánh bắc đường 9, cánh hành quân dọc theo đường 9 và cánh nam đường 9). Để hỗ trợ các cánh quân và đảm bảo có các cụm điểm tựa phòng ngự, các quyết chiến điểm buộc phía ta phải lao vào, VNCH đã tổ chức một số cụm cứ điểm theo 2 cánh quân bắc nam, dọc theo đường 9.



- Ở cánh nam đường 9, từ cuối tháng 1 đến  tháng 2/1971, F324 đã thực hiện tốt nhiệm vụ nhổ cụm cứ điểm Phu Cốc Tôm/ dãy cao điểm liên hoàn 619 thuộc khu vực Ha Sin Pe Nu trên đất Lào. Để tăng cường binh lực chặn cánh quân đi trên đường 9 của VNCH, F324 đã đưa E1/ E803 lên sát đường 9 nhằm tiêu diệt  một số cụm cứ điểm của VNCH, trong đó tiêu biểu nhất là cụm cao điểm 550.

- Điểm cao 550 cách Huội San 6km về phía nam, cách Lao Bảo 10km về phía tây nam; phía bắc giáp sông Sê Pôn, phía nam giáp đường 70, phía đông có các điểm cao Cô Rốc (811), 654; phía tây có các điểm cao 425, 332, 619. Điểm cao 550 có nhiều hang đá tự nhiên và công sự cũ do quân ngụy Lào xây dựng từ những năm trước. Vào điểm cao 550 có hai con đường chính là 29 và 70. Điểm cao 550 dài 1.500m, rộng 80 đến 1.500m, hình thành 3 mỏm từ bắc đến nam: 400, 550 và 500. Giữa hai mỏm 550 và 500 có một "yên ngựa” bằng phẳng, sườn phía đông và tây có độ dốc lớn 30 đến 70 độ, phía nam và tây nam khoảng 10 đến 15 độ.

3. Thời điểm LS hy sinh:
3.1 Về phía VNCH điều binh:
- Ngày 2 tháng 3,  trung đoàn 2 bộ binh và lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến Mỹ ở Dốc Miếu, Quán Ngang, tiếp tục vượt biên giới sang Nam Lào.

Có lực lượng tăng cường, địch vội vàng điều lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến ngụy xuống thay chân trung đoàn 1 ngụy ở điểm cao 654, 640 và khu vực Cô Rốc. Lữ đoàn 369 làm dự bị ở Hướng Hóa. Toàn bộ sư đoàn thủy quân lục chiến ngụy đã được tung xuống hướng nam của cuộc hành quân. Ngày 3 tháng 3 chúng hoàn tất việc thay quân. Cùng với việc tăng quân ồ ạt vào cuộc hành quân, địch cho máy bay phản lực, B52, hàng trăm khẩu pháo hạng nặng ngày đêm oanh kích. Cánh rừng hai bên dòng sông Sê Pôn và đường 9 nham nhở, ngã ba Tam Luông/ Tam Luong dày đặc hố bom đạn, mặt đất bị cày nát.

- sáng ngày 5 tháng 3 địch đổ lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ ngụy xuống các điểm cao 550, 535 thay cho trung đoàn 1 sư đoàn 1, nhằm tiếp tục đánh chiếm các mục tiêu bàn đạp phía nam cuộc hành quân. Chúng bố trí thành ba điểm tựa, mỗi điểm có từ 1 đến 2 đại đội bộ binh, 1 đại đội pháo binh. Sở chỉ huy lữ đoàn ở mỏm 550. Phía "yên ngựa", địch xây dựng thành khu sân bay lên thẳng, nhà kho và một trận địa pháo hỗn hợp. Công sự làm bằng. tôn vòm, trên đắp bao cát dày 1m, xung quanh căn cứ có từ 2 đến 5 lớp rào kẽm gai. Phía nam có bãi mìn dài 300m. Trong căn cứ có hàng rào cách biệt từng khu vực. Trừ các tiểu đoàn 3 và 4 hoạt động vòng ngoài, số còn lại ở cả trên điểm cao 550. Hỏa lực có 9 khẩu pháo 105mm, 4 khẩu 155mm, 5 khẩu cối 106,7mm, 16 đại liên và súng máy 12,7mm, 4 khẩu ĐKZ75mm, được bố trí thành nhiều tầng bao bọc xung quanh sở chỉ huy lữ đoàn.

Phía đông bắc điểm cao 550 khoảng 10km là lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ, sở chỉ huy đặt ở điểm cao 640. Các tiểu đoàn chiếm giữ các điểm cao 654, Cô Rốc với bán kính hoạt động từ 5 đến 7km, nối liên hoàn với lữ đoàn 147 tạo thành một vành đai kiểm soát rộng khoảng 100km2. Khi lữ đoàn này bị tiến công, sẽ có trận địa pháo ở Hướng Hóa, Lao Bảo, Cha Ky, Tà Mây, Tà Ríc, 640 cùng với máy bay phản lực và B52 chi viện.

Đây là một trong những lực lượng dự bị của cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của địch.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #182 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2013, 03:52:26 pm »

Thông tin giúp tìm LS Nguyễn Hữu Hoàn, hy sinh 17/3/1971 - đơn vị C6 D2 E803 F324 (tiếp theo):

3.2 Về phía ta:
- Nhiệm vụ đang được triển khai thì  Bộ tư lệnh chiến dịch thay đổi phương án tác chiến là lệnh cho sư đoàn đưa 1 trung đoàn lên khu vực điểm cao 550 chặn đánh lữ đoàn 147 khi chúng vừa mời tới, đảm nhiệm khu vực tác chiến của Trung đoàn 141 đi làm nhiệm vụ khác, đồng thời vẫn phải đảm bảo giữ vùng Sa Đi-Mường Noọng, điểm cao 619. Trung đoàn 1 và tiểu đoàn 7b trở về địa bàn cũ.
Trích dẫn
- Chiều ngày 13 tháng 3, Bộ tư lệnh Sư đoàn tổ chức giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị:
 * Trung đoàn 1 được tăng cường 2 khẩu cối 120mm, có nhiệm vụ tiêu diệt tiểu đoàn 2 lữ đoàn 147 đang hoạt động từ hướng đông nam đến đông bắc điểm cao 550. Sau đó tiến hành vây ép căn cứ 550 trên hướng này.
 * Tiểu đoàn 9 được tăng cường 1 khẩu cối 120mm có nhiệm vụ tiêu diệt tiểu đoàn 4 lữ đoàn 147 đang hoạt động trong khu vực từ tây nam đến tây bắc 550, sau đó chuyển sang vây ép 550.
 * Tiểu đoàn 7 làm lực lượng dự bị.
 * Pháo Đ74 do sư đoàn chỉ huy, chi viện cho các hướng. Đại đội 3 xe tăng sẽ được tung vào các hướng, tùy thuộc vào diễn biến trận đánh.

- Trưa ngày 15 tháng 3, các đơn vị lên đường vào vị trí tập kết. Trung đoàn 1 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu Thỏa và Chính ủy Trần Ngọc Diếp chỉ huy là đơn vị trực tiếp tiến công căn cứ 550. Mười ba giờ ngày 15 tháng 3, đơn vị đã ém gọn vào chân điểm cao 550 trên hướng đông nam đến đông bắc chuẩn bị xuất kích. 15 giờ 30 phút, trung đoàn trưởng hạ lệnh cho hỏa lực cấp tập vào đội hình đóng quân của tiểu đoàn 2 ngụy. Sau 30 phút bắn, hỏa lực chuyển làn, bộ binh xuất kích. Chiến sĩ đại đội 10 nhằm thẳng hướng "yên ngựa". Phía sau là đại đội 11, cánh phải là đại đội 1 và 2 tiểu đoàn 1, nhằm thẳng vào trung tâm căn cứ địch. Mũi của đại đội 10 ngay từ phút đầu đã diệt được hỏa điểm đầu cầu. Bằng một quả B41 chính xác, chiến sĩ Đặng Hiếu Lâm đã bắn tung công sự, xoá sổ ổ đại liên lợi hại của địch, mở cửa cho các đại đội bạn đánh thẳng vào trung tâm, chia cắt địch ra từng khu vực để tiêu diệt. Bọn địch từ dưới những căn hầm đắp bằng bao cát nửa chìm nửa nổi dùng đại liên bắn ra ngăn chặn sức tiến công của ta. Hướng các đại đội 1 và 2 chỉ nhích được từng bước. Nhiều chỗ ta và địch cách nhau vài mét. Có nơi ta vào lọt trong hàng rào, chúng dùng hỏa lực bịt lại. Một số chiến sĩ thương vong. Hướng đại đội 11 phát triển khá hơn, luôn bám sát đại đội 10 đang phát triển đánh chiếm sở chỉ huy tiểu đoàn 2 ngụy.

Chính ủy Trần Ngọc Diếp cầm tổ hợp động viên tiểu đoàn 3: "Hướng tiểu đoàn 2 gặp khó khăn chưa vào được các đồng chí cử 1 trung đội đánh vào sau lưng, phá vỡ đội hình của chúng, để tiểu đoàn 2 phát triển vào bên trong". Đại đội 11 tiểu đoàn 3 đánh lướt qua dãy nhà hầm phía trái sở chỉ huy tiểu đoàn 2 rồi chọc thẳng vào phía sau đội hình của đại đội 2 tiểu đoàn 2 địch, diệt ngay mấy hỏa điểm đang bịt đường tiến công của tiểu đoàn 2 ta. Tiểu đoàn 2 ngụy bị đòn bất ngờ dạt sang hai bên lùi dần về đông nam. Chúng bị đại đội 9 tiểu đoàn 3 và đại đội 3 tiểu đoàn 1 chặn đánh. Quân ta từ ba phía ép vào, địch càng rối loạn, trận chiến đấu diễn ra trong tình huống đan xen nhau lúc nhá nhem tối. Đến 19 giờ 30 phút, lữ đoàn 147 phải cho tiểu đoàn 2 lùi về điểm cao 550 và tung tiểu đoàn 7 ra thay thế. Nhưng địch không thực hiện được việc thay quân. Tiểu đoàn 2 vẫn bị ta cầm chân ở đông nam 550, tiểu đoàn 7 bị hỏa lực ta bắn chặn, không ra được khỏi căn cứ.

Trên hướng tây nam đến tây bắc 550, tiểu đoàn 4 của địch cũng bị tiểu đoàn 9 do tiểu đoàn trưởng Hồ Hữu Lạn và chính trị viên Lê Hồng Hải chỉ huy đánh thiệt hại nặng. Ngay từ phút đầu, sở chỉ huy tiểu đoàn 4 ngụy đã bị cối 120mm của ta bắn trúng. Khi bộ binh ta xông vào các nhà hầm, các công sự thì địch đã bỏ trốn, một số bị diệt, số sống sót chạy về điểm cao 550.

Vòng vây ép của ta đã vào sát hàng rào của mỏm 550. Trong lúc đó, ở hướng chính cuộc hành quân, các đơn vị của địch đang bị các sư đoàn chủ lực 308/ F308, 320A/ F320A của ta đánh cho đại bại ở Bản Đông, Lao Bảo, Cha Ky, đồi 500... Nhiều trực thăng bị bắn rơi, mục tiêu đánh chiếm thị xã Sê Pôn của địch khó thực hiện được, cuộc hành quân đang thất bại. Hướng nam, lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ, sư đoàn 1 bộ binh địch cũng liên tục bị ta vây đánh và bị tiêu hao nặng. Lữ đoàn 147 vẫn bị các chiến sĩ sư đoàn bao vây chặt, tiêu hao dần về sinh lực. Tối ngày 16 tháng 3, lữ đoàn 147 được lệnh rút bỏ căn cứ 550 bằng đường không và đường bộ, cả ban ngày lẫn ban đêm.

Bộ tư lệnh Sư đoàn 324 lệnh cho đơn vị chuyển từ vây ép sang tiến công dứt điểm 550, tiêu diệt sở chỉ huy lữ đoàn 147, tiến công các đơn vị địch "cù” vòng ngoài. Trung đoàn 1 được tăng cường tiểu đoàn 54 (súng 12,7mm) trực tiếp đánh lấn căn cứ 550, không cho địch bốc chạy bằng đường không. Trung đoàn 3 thiếu (tiểu đoàn 9) tiếp tục tiến công tiểu đoàn 4 lữ đoàn 147 ở Sa Đi.

Bốn giờ sáng ngày 17 tháng 3, sư đoàn tập trung hỏa lực mạnh đánh sở chỉ huy lữ đoàn 147, phá hủy khu thông tin, trận địa pháo và nhiều công sự địch. Các trận địa 12,7mm bắn rơi 8 máy bay trực thăng. Các chiến sĩ đại đội 20 đặc công được công binh dùng mìn mở cửa đánh thẳng vào tiểu đoàn địch đóng ở sườn điểm cao 550 về phía đông nam. Bọn địch dựa vào công sự chống trả. Các chiến sĩ ta lợi dụng địa hình, giành giật với chúng từng đoạn hào. Đến 11 giờ trưa, ta đã chiếm được một nửa căn cứ của lữ đoàn 147, dồn quân địch vào hướng nam. Trận chiến đấu đang phát triển thuận lợi thì đại đội trưởng đại đội 11 Nguyễn Công Trưởng hy sinh, đội hình ùn lại. Không bỏ lỡ thời cơ, chiến sĩ liên lạc Nguyễn Đình Phương vọt lên, khẩu AK hướng về phía trước dõng dạc chỉ huy đại đội:
- Trả thù cho đại đội trưởng! Các đồng chí xung phong?

Nguyễn Đình Phương cùng đồng đội ào lên tung lựu đạn, quét AK vào các công sự. Hàng chục tên địch bị diệt. Bọn sống sót chạy dạt vào rừng ở hướng nam.

Cửa phía nam căn cứ 550 đã mở, Trung đoàn 1 dồn lực lượng đánh lên khu vực sở chỉ huy lữ đoàn 147. Đánh đến đâu trung đoàn lập các chốt phòng ngự và triển khai kế hoạch "4 cắt" (đường bộ, đường không, nguồn nước và đội hình địch) trong từng khu vực. Bọn địch trong 550 bị bao vây trong tầm hỏa lực các loại và lực lượng bắn tỉa của bộ binh ta.

Mùa khô ở Nam Lào khí hậu rất khắc nghiệt. Bọn địch trên 550 như cá mắc cạn dưới nắng rát. Nạn thiếu nước sinh hoạt càng làm cho tinh thần binh linh địch hoang mang cực độ. Mỗi ngày đã có hàng chục tên đi lấy nước bị bỏ xác vì các tay súng bắn tỉa của ta. Nhiều trực thăng bị bắn cháy khi xuống tiếp nước cho đồng bọn. Trước tình thế khốn quẫn ấy, bọn chỉ huy lữ đoàn 147 một mặt xin cấp trên tăng cường pháo binh, máy bay chi viện, một mặt xin lữ đoàn 258 từ Sa Đi đánh vào hướng nam căn cứ 550, nhằm nới rộng vòng vây để trực thăng xuống bốc quân tháo chạy.

Ngày 18 tháng 3, ta đại phá Bản Đông, tiêu diệt trung đoàn 1 của địch, đánh tan lữ đoàn 1 dù và thiết đoàn 11. Pháo binh ta bắn cấp tập xuống căn cứ Khe Sanh. Lữ đoàn 258 đang bị tiểu đoàn 8 và lực lượng các binh trạm của ta cầm chân ở Sa Đi-Mường Noọng. Vì vậy, điện xin cấp cứu của lữ đoàn 147 không được đáp ứng.

15 giờ ngày 18 tháng 3, Tư lệnh chiến dịch Lê Trọng Tấn lệnh cho Sư đoàn trưởng Chu Phương Đới bằng điện thoại:
- Ngự Bình khẩn trương dứt điểm "thằng” 147! Nếu chậm chân nó sẽ bốc trước mắt các cậu.
Buông máy, Sư đoàn trưởng đi nhanh đến tấm bản đồ trải rộng trên liếp nứa trong sở chỉ huy, cùng Bộ tư lệnh quây tròn quanh bàn.

Về phía sư đoàn, quân số do liên tục chiến đấu chưa được bổ sung. Xe tăng vẫn chưa đến, lượng đạn pháo còn quá ít. Chiến đấu trong đội hình chiến dịch nhưng sư đoàn như một hướng tác chiến độc lập quan trọng. Lực lượng còn phân tán trên hai hướng. Trung đoàn 2 vẫn ở đường 9. Vì vậy muốn hoàn thành được nhiệm vụ này, sư đoàn phải có quyết tâm rất lớn. 19 giờ ngày 18 tháng 3, Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn họp quyết định: Tập trung toàn bộ hỏa lực ghìm địch trong công sự. Nhanh chóng đánh "bóc vỏ” dần, khẩn trương đi tới dứt điểm. Lực lượng phòng không ngăn chặn máy bay, khống chế các bãi đổ trực thăng, sẵn sàng hạ nòng bắn thẳng chi viện bộ binh. Nếu xe tăng đến kịp sẽ đột phá lên 550 từ hướng nam. Phải vây chặt, đột phá mạnh, chia cắt nhanh, đột phá giỏi. Gắng dứt điểm căn cứ 550 ban ngày. Chú ý hướng đông bắc. Cán bộ cơ quan xuống các mũi, các hướng cùng chỉ huy đơn vị, động viên tinh thần chiến đấu với quyết tâm "Đánh mạnh như 68, trụ bám như 70" (Đánh mạnh như năm 1968, bám trụ như năm 1970, những năm ác liệt và gian khổ), quyết xoá sổ lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ của quân đội Sài Gòn.

Sư đoàn quyết định mở đợt tiến công mạnh trên toàn tuyến.
Chín giờ ngày 20 tháng 3 năm 1971, các trận địa pháo đồng loạt trút đạn vào 550, ghìm địch trong công sự. Các trận địa cao xạ liên tiếp bắn rơi 9 máy bay trực thăng, khi chúng đánh vào trận địa pháo ta. Đại đội 10 tiểu đoàn 3 nhanh chóng đánh chiếm hỏa điểm đầu cầu ở hướng đông bắc, đại đội 2 và đại đội 3 tiểu đoàn 1 đánh chiếm được một số công sự vòng ngoài. Ở hướng đông nam, cửa mở đã khai thông, tiểu đoàn 7b đặc công cùng đại đội 2 tiểu đoàn 7 nhanh chóng vọt lên mỏm 500. Địch dựa vào công sự kiên cố chống trả. Trận chiến đấu diễn ra dai dẳng suốt 5 giờ liền. Chúng cố sức đẩy ta ra khỏi khu vực bị mất. Ta quyết giữ các khu vực đã chiếm. Pháo binh và máy bay trực thăng vũ trang bắn chặn xung quanh, một số chiến sĩ ta thương vong. Đạn ở phía trước hết dần. Quá trưa tốc độ tiến công chững lại, chưa dứt điểm được mỏm 500. Bộ tư lệnh Sư đoàn chỉ thị cho các đơn vị xây dựng công sự, củng cố vị trí chiếm được để giữ bàn đạp cho giai đoạn sau.

Lợi dụng cơ hội này, lữ đoàn trưởng 147 ngụy Hoàng Tích Thông lệnh cho 2 tiểu đoàn 4 và 7 từ mỏm 550 đánh xuống mỏm 500 hỗ trợ cho tiểu đoàn 2. Bị hỏa lực sư đoàn bắn chặn, chúng buộc phải lùi về 550.
Sau khi củng cố thế phòng ngự, bố trí lại các hướng, bốn giờ sáng ngày 21 tháng 3, từ hướng tây bắc mỏm 550, Trung đoàn 3 do Trung đoàn trưởng Hoàng Trọng Thế và Chính ủy Lê Văn Dành chỉ huy sử dụng toàn bộ hỏa lực của trung đoàn, có sự chi viện của tiểu đoàn pháo chiến dịch, tiến công nhanh, đánh thẳng vào khu hậu cần địch. Đạn pháo của ta đánh trúng kho xăng và kho đạn, gây cháy nổ suốt 5 giờ liền. Tiểu đoàn 2 ngụy chạy lên mỏm 550, tạo ra một khu trống. Tiểu đoàn 9 do tiểu đoàn trưởng Võ Bá Mạnh chỉ huy, nhanh chóng vượt khu trống, áp sát "yên ngựa" xây dựng trận địa chốt, tạo bàn đạp tiến công mỏm 550.

Bị mất khu kho hậu cần và khu nam (thuộc mỏm 500), bọn địch dồn lên mỏm 500. Vòng vây 550 ta đã khép chặt. Lúc này trời ngả về chiều. Bộ tư lệnh Sư đoàn quyết định tiếp tục công kích. 16 giờ ngày 21 tháng 3, với 720 quả đạn pháo cối các loại đồng loạt giội vào căn cứ 550 suốt gần một giờ, cùng với các khẩu đội 12,7mm được tháo rời, di chuyển vào chi viện trực tiếp bộ binh, đến 17 giờ, bộ binh ta triệt dần các vị trí vòng ngoài của địch. Vòng vây khép chặt dần vào trung tâm. Địch, ta cách nhau một khoảng ngắn. Chúng cố thủ trong công sự vãi đạn ra xung quanh, bộ binh ta bị chặn lại ở sát hàng rào trong cùng. Trời chuyển dần về đêm, ta phải dừng lại để xây dựng công sự, củng cố chốt. Đêm xuống, tiếng súng vẫn nổ rộ. Máy bay thả pháo sáng suốt đêm. Trực thăng vũ trang xả từng tràng 20mm vào khu "yên ngựa", bên cạnh mỏm 500 và triền núi xung quanh 550.

Chiến sĩ ta lợi dụng địa hình thường xuyên di động, áp sát địch để hạn chế tầm hiệu quả của bom đạn địch, giữ vòng vây suốt đêm ngày 21 tháng 3. Lúc này, đại đội 3 xe tăng đã tới vị trí tập kết, cách căn cứ 550 bốn ki-lô-mét về phía nam. Do đường xa, phải hành quân gấp và tắc đường nên khi tới nơi ta chỉ còn 6 trong số 10 chiếc vào chiến đấu.

Sáng ngày 22 tháng 3, Bộ tư lệnh Sư đoàn thực hành kế hoạch tiến công hiệp đồng binh chủng.
Hướng chủ yếu do hai đại đội 2 và 3 của Trung đoàn 1, đại đội 6 tiểu đoàn 5 cùng với 4 xe tăng làm thê đội 1 do Tham mưu phó Ma Vĩnh Lan cùng ban chỉ huy Trung đoàn 1 trực tiếp chỉ huy. Thê đội 2 có đại đội 1 tiểu đoàn 7 và 2 xe tăng. Dự bị cho hướng này có đại đội 3 tiểu đoàn 7. Tiểu đoàn 9 tiến công từ hướng tây bắc, tiểu đoàn 8 từ hướng tây nam ở các hướng phối hợp, đại đội 20 đặc công Trung đoàn 3 là lực lượng dự bị.
Hướng dương công phía đông bắc có đại đội 1 tiểu đoàn 1 và hai mũi đặc công của tiểu đoàn 7b.
Hỏa lực dưới sự chỉ huy trực tiếp của sư đoàn trưởng tập trung đánh vào trung tâm điểm cao 550, đồng thời chi viện cho các hướng. Mười tám giờ 50 phút, pháo chuyển làn. Từ sở chỉ huy sư đoàn, pháo hiệu xanh vút lên. Ở hướng chủ yếu, hai đại đội 1 và 3 tiểu đoàn 1 cùng 4 xe tăng sau khi đánh vỡ tuyến phòng ngự vòng ngoài mỏm 500, diệt hơn 60 tên, nhanh chóng phát triển vào bên trong, địch bỏ chạy sang mỏm 550, bị xe tăng cùng đại đội 6 tiểu đoàn 5 chặn đứng ở khu vực "yên ngựa". Chiến sĩ Nguyễn Văn Bảy dùng AK diệt 8 tên ngay trước xe tăng. Hết đạn, Bảy dùng B40 diệt 3 ổ đại liên ở góc chốt đang vãi đạn vào xe tăng ta.
Đến 21 giờ ta làm chủ mỏm 500, diệt 2 đại đội địch, bắt sống 30 tên. Để giải vây cho lữ đoàn 147 trên mỏm 550, bọn chỉ huy kêu cứu cấp trên chi viện. Hàng chục lần máy bay B52, phản lực tới ném bom cháy, bom bi. Máy bay C130 yểm trợ cho bộ binh từ mỏm 550 phản kích. Một chiếc xe tăng của ta trúng đạn M72, một số chiến sĩ thương vong. Mũi tiến công của đại đội 6 tiểu đoàn 5 chững lại.

Bộ tư lệnh Sư đoàn quyết định dốc toàn lực lượng dứt điểm căn cứ 550 ngay trong đêm.
Các đại đội 1, 2, 7 Trung đoàn 1; hai đại đội 7, 11 Trung đoàn 3 cùng với lực lượng đã ém sẵn ở mỏm 500 được xe tăng yểm trợ, đồng loạt công kích lên mỏm 550. Tiến công trong đêm tối, chiến sĩ ta diệt hàng trăm tên địch. Đến 22 giờ ta làm chủ hoàn toàn mục tiêu. Hướng bắc điểm cao 550, do vòng vây của ta không khép chặt, toàn bộ chỉ huy lữ đoàn 147 đã trốn thoát. Bộ đội ta chuyển sang truy kích địch. Đại đội trưởng Biện Văn Thanh dẫn đại đội băng đồi, lội suối, chặn đánh một cánh tàn quân chạy sang hướng điểm cao 518, diệt hơn 50 tên.

Ở hướng khác, tiểu đoàn 5 và đại đội 16 súng 12,7mm khống chế bãi đậu trực thăng trên điểm cao 515, tiêu diệt nhiều bộ binh địch, bắn cháy 8 trực thăng đến bốc quân (trong đó có 6 chiếc đã hốt quân vừa rời khỏi mặt đất). Đến 12 giờ trưa ngày 24 tháng 3, khu vực tác chiến do sư đoàn đảm nhiệm đã sạch bóng quân địch, kết thúc chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào trên hướng phía nam.

Hơn 10 ngày liên tục tiến công, sư đoàn đã loại khỏi vòng chiến đấu lữ đoàn 147, đánh thiệt hại nặng lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ, tiêu diệt 1.797 tên, phá hủy 12 khẩu pháo, thu gần 1.500 súng các loại, hoàn thành tốt nhiệm vụ tiêu diệt cánh quân phía nam của địch trong cuộc hành quân "Lam Sơn 719", giữ vững hành lang vận chuyển trên khu vực Sa Đi-Mường Noọng....

Vậy có vẻ hợp lý đúng không ạ! Thông tin đồng đội cung cấp là ở đơn vị cối, được tăng cường cho đơn vị khác. Chắc hy sinh khi đánh ở hướng đông nam của điểm cao 550 thôi.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #183 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2013, 04:53:53 pm »

Thông tin giúp tìm LS Nguyễn Hữu Hoàn, hy sinh 17/3/1971 - đơn vị C6 D2 E803 F324 (tiếp theo):

4. Những thông tin chưa rõ ràng từ phía gia đình LS:
Trích dẫn
1. Hướng nam chân cao điểm 63 cách Xepon 3 km; bản Đông 3km; giáp đường 9

Trích dẫn
2. Chiến đấu ở đồi 320, rừng le; mộ chôn cạnh đường giao liên, có hòn đá bên cạnh làm mộ chí. Hy sinh trước trận đánh, trên đường đi công tác về; rừng le xe tăng cũng chạy được.

Điểm cao 550 ở đâu?
- Theo sử F324 thì E1/ E803 sẽ đánh cụm cao điểm 550 từ ngày 15/3/1971. Vậy chúng ta cần xác định vị trí cao điểm này rồi mở rộng ra xung quanh để thử tìm "đồi 320/ cao điểm 320", "điểm cao 93", "rừng le", "đường xe tăng chạy".

Đầu tiên bác xem cái phóng đồ mô tả Lam Sơn 719 của Mỹ và VNCH ở đây.

Chuyển nó sang cỡ bản đồ 1/250K như sau:
- vàng: các địa danh Sê Pôn/ Se Pon/ Thchepone, Bản Đông, hướng đi Lao Bảo trên đường 9; ngã ba Tam luông/ Tam Luong.

- đen: cao điểm Phu Rệp/ P. Rep/ cao điểm 723 và cao điểm 660 nơi sư đoàn 2/ F2 đánh trong chiến dịch.

- vuông đỏ: khu vực nghi ngờ, đặt giả thiết là cao điểm 550.



còn tiếp,  Grin
Logged

M_K
Thành viên
*
Bài viết: 34

Face The Change or Change The Face


« Trả lời #184 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 09:15:29 am »

@M.K: 1405D à? hơi lạ, bác có thể đưa bản chụp lên đây không.



Phần ghi chú là 1040 D bác ạ . Đây là cột cuối ghi chú trong cuốn ghi lại tên các liệt sĩ gốc Thanh Hóa thôi nên em không chụp hình .

Bác xem coi có thêm thông tin gì cho em xin với ạ . Em đang muốn đi 1 chuyến lên đó trước tết âm lịch này .

Cảm ơn bác .
Logged

Có người lính , mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo...
Có người lính , mùa thu ấy ra đi từ đó không về ....
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #185 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 09:38:22 am »



Điểm cao 550 ở đâu?

- Theo sử F324 thì E1/ E803 sẽ đánh cụm cao điểm 550 từ ngày 15/3/1971. Vậy chúng ta cần xác định vị trí cao điểm này rồi mở rộng ra xung quanh để thử tìm "đồi 320/ cao điểm 320", "điểm cao 93", "rừng le", "đường xe tăng chạy".

Đầu tiên bác xem cái phóng đồ mô tả Lam Sơn 719 của Mỹ và VNCH ở đây.

Chuyển nó sang cỡ bản đồ 1/250K như sau:
- vàng: các địa danh Sê Pôn/ Se Pon/ Thchepone, Bản Đông, hướng đi Lao Bảo trên đường 9; ngã ba Tam luông/ Tam Luong.

- đen: cao điểm Phu Rệp/ P. Rep/ cao điểm 723 và cao điểm 660 nơi sư đoàn 2/ F2 đánh trong chiến dịch.

- vuông đỏ: khu vực nghi ngờ, đặt giả thiết là cao điểm 550.



còn tiếp,  Grin


Có lẽ chỗ này chuyên gia QC hơi nhầm.
Theo mô tả của QC trích dẫn ở trên nữa thì: "Điểm cao 550 cách Huội San 6km về phía nam, cách Lao Bảo 10km về phía tây nam; phía bắc giáp sông Sê Pôn, phía nam giáp đường 70, phía đông có các điểm cao Cô Rốc (811), 654; phía tây có các điểm cao 425, 332, 619. Điểm cao 550 có nhiều hang đá tự nhiên và công sự cũ do quân ngụy Lào xây dựng từ những năm trước. Vào điểm cao 550 có hai con đường chính là 29 và 70. Điểm cao 550 dài 1.500m, rộng 80 đến 1.500m, hình thành 3 mỏm từ bắc đến nam: 400, 550 và 500. Giữa hai mỏm 550 và 500 có một "yên ngựa” bằng phẳng, sườn phía đông và tây có độ dốc lớn 30 đến 70 độ, phía nam và tây nam khoảng 10 đến 15 độ".
Thế mà trên mảnh bản đồ này ô vuông nghi 550 lại nằm ngay phía nam của Sê Pôn (cách Huội San gần 30 km, cách Lao Bảo 40 km).

Theo mình thì nó phải ở đây (gạch đít màu đen, trong khoanh màu vàng):



Cận tý nữa:

Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #186 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 10:45:08 am »

@lixeta: Cảm ơn bác,  Grin

Em đã quên mất, không bám vào câu này của mình:
Trích dẫn
...- Nhiệm vụ đang được triển khai thì  Bộ tư lệnh chiến dịch thay đổi phương án tác chiến là lệnh cho sư đoàn đưa 1 trung đoàn lên khu vực điểm cao 550 chặn đánh lữ đoàn 147 khi chúng vừa mời tới, đảm nhiệm khu vực tác chiến của Trung đoàn 141 đi làm nhiệm vụ khác, đồng thời vẫn phải đảm bảo giữ vùng Sa Đi-Mường Noọng, điểm cao 619. Trung đoàn 1 và tiểu đoàn 7b trở về địa bàn cũ.

Mà bị hút theo tài liệu này (đoạn bôi đen):





Em xin hỏi bác lixeta về vị trí tọa độ của cao điểm 550 như sau:
- Đúng như khu vực bác nêu, cụm dãy cứ điểm 550 của lữ đoàn 147 VNCH hay chính xác hơn là điểm cao 550 có vị trí tọa độ  48Q XD 647302:
    input   = 48QXD647302
    lat lon = 16.54858 106.54397 (google maps/ earth: 16°32'54.9"N 106°32'38.3"E)
    UTM/UPS = 48N 664750 1830250
    MGRS    = 48QXD6475030250

So sánh với tài liệu trên thì có sự khác nhau giữa XD 647302 và GC  647302? bác có biết chỗ này không ạ,  Grin
Logged

Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #187 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 04:00:13 pm »

Đây là tài liêu của ta viết cho địch xem !  Grin

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #188 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 04:06:34 pm »

@QC: So sánh với tài liệu trên thì có sự khác nhau giữa XD 647302 và GC  647302? bác có biết chỗ này không ạ,

Vụ này thì mình chịu!
Nhưng chắc chắn chỗ đó là điểm cao 550 đấy.
Mình chụp lại từ mảnh bản đồ Hướng Hóa 6342III, hệ UTM Roll Eyes
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #189 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 04:46:57 pm »

@QC: So sánh với tài liệu trên thì có sự khác nhau giữa XD 647302 và GC  647302? bác có biết chỗ này không ạ,

Vụ này thì mình chịu!
Nhưng chắc chắn chỗ đó là điểm cao 550 đấy.
Mình chụp lại từ mảnh bản đồ Hướng Hóa 6342III, hệ UTM Roll Eyes

Vâng, thì em cũng nhất trí đó chính là cao điểm 550, nơi xảy ra trận đánh trong những ngày đầu tháng 3/1971 của F324/ sư đoàn 324. Vị trí tọa độ (48QXD 647302 ) em nêu chính là ở bản đồ 6342.3 mà bác nói đấy.

Nói về cánh nam đường 9 thì chỉ có:
- F2/ sư đoàn 2 thiếu đánh cao điểm Phu Rệp/ P. Rep/ cao điểm 723 và cao điểm 660;
- F324/ sư đoàn 324 đánh cao điểm 619 và 550
mà thôi,  Grin
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM