Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:55:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 8 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 295115 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #160 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 03:09:20 pm »

Theo cháu được biết hiện chú cháu đang nằm ở nông trường Quyết Thắng. Vậy bác có tài liệu nào cho thấy trong những năm qua nông trường có tìm thấy ngôi mộ nào không ạ? Vì gđ cháu không tìm được đồng đội nào của chú cháu còn sống nên việc xác định vị trí cung gặp kho khăn ạ.

Vị trí nông trường quyết thắng đây:
Vị trí này không phải là Nông trường Quyết Thắng đâu, nông trường Quyết Thắng có địa hình là đồi núi, có các rừng cao su, là nơi trú quân, kho bãi tập kết của các đơn vị làm bàn đạp tiến vào Quảng Trị. Các địa danh Ngã Tư đất, Nông trường Quyết Thắng, thị trấn Bến Quan là một, nó nằm ở Tây Vĩnh Linh ngoài sông Bến Hải chừng mười mấy km.  
---------------------------

@dodinhthuan1967: bác thông cảm nhé, ai hỏi trước thì được nhận trả lời trước, bọn em sẽ cố gắng cung cấp mọi thông tin có thể. Như vậy ta có các thông tin: C1 K31 E40 hy sinh 16/3/1967 tại bãi 2 Gia Lai.

1. Về đơn vị LS:
- Mod ditimlietsy đã trích dẫn tài liệu rồi, em không phải giải thích nhiều nữa bác nhé. Nó là một mà thôi, vì nguyên gốc ban đầu từ 1964 ở chiến trường B3 Tây Nguyên chỉ có tiểu đoàn pháo binh 200/ K200/ D200 . Đến đầu 1967, Bộ tăng cường cho B3 một số tiểu đoàn pháo binh các loại khác để lập thành một trung đoàn pháo binh hoàn chỉnh trực thuộc thì D200 về đứng chân trong đội hình E40, đổi tên thành D31/ K31/ tiểu đoàn 31 pháo binh.

- Trong những năm 1967 - 1968, C1 D31/ đại đội 1 tiểu đoàn 31 pháo binh là một trong những đơn vị khá nổi tiếng, liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ; đặc biệt có chiến công tháo rời sơn pháo 75mm, khênh cáng lên đính Ngọc Bơ Biêng/ Ngok Bo Bieng/ Ngok Bo Biek/ cao điểm 1338 để bắn thẳng vào khu căn cứ địch,.... Đến đầu 1969,  BTL B3 điều Tiểu đoàn 31 đi nhận nhiệm vụ mới: Đại đội 1 và tiểu đoàn bộ Tiểu đoàn 31 sáp nhập với Tiểu đoàn bộ binh 6 của Trung đoàn bộ binh 320 thành Tiểu đoàn 631/ D631; Đại đội 2 chuyển về tỉnh đội Gia Lai, Đại đội 3 chuyển về tỉnh đội Kon Tum cho đến kết thúc chiến tranh.

2. Trận đánh căn cứ Sùng Thiện tháng 3/1967 nằm trong chiến dịch Sa Thầy 1967:

- theo nguồn chính sử:
Trích dẫn
...  Trên hướng chính Trung đoàn đã chỉ đạo cho Tiểu đoàn 311 đưa 8 khẩu cối 82mm, 2 khẩu ĐKZ 75mm bố trí trận địa cách trung tâm khu vực mục tiêu từ 1 đến 1,5km (tại đây có súng đại liên và trung liên của Tiểu đoàn 30 bảo vệ pháo) có nhiệm vụ bắn vào trung tâm chỉ huy, các hỏa điểm trong căn cứ của địch.

  Hướng phối hợp, Tiểu đoàn 32 (có súng máy phòng không 12,7mm của Đại đội 42 Tiểu đoàn 30 phối hợp) hiệp đồng chặt chẽ với Tiểu đoàn 31, đánh vào các mục tiêu ở tây nam Sùng Thiện và sẵn sàng đánh quân địch ra ứng cứu giải tỏa tại khu vực này cùng lực lượng vũ trang địa phương.

 Căn cứ Sùng Thiện nằm sâu trong hậu cứ của địch nên lữ đoàn 2 và các lực lượng khác đổ quân xuống đây rất chủ quan. Sau khi đã hoàn thành chiếm lĩnh trận địa, tính toán xong phần tử bắn và nắm chắc qui luật hoạt động của địch, đúng 22 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1967 được lệnh nổ súng, Tiểu đoàn 31 dùng cối 82mm và ĐKZ 75mm đồng loạt bắn vào sở chỉ huy lữ đoàn 2. Đạn pháo đã rơi trúng vào khu trung tâm chỉ huy ngay từ những viên đạn đầu, làm cho địch ở đây nhốn nháo, hỗn loạn. Được lệnh của trên, Tiểu đoàn 31 tiếp tục bắn dồn dập vào đội hình địch, sau đó chuyển làn bắn vào khu vực đậu máy bay, trận địa pháo. Do ta bắn chính xác và đúng thời cơ, nhiều mục tiêu bị tê liệt, sân bay bị phá hủy, máy bay địch không thể lên xuống được, các trận địa pháo hoạt động kém hiệu quả. Trong quá trình chiến đấu, tuy trận địa của Đại đội 1 (Tiểu đoàn 31) bị máy bay, pháo binh của địch bắn phá nhưng các pháo thủ vẫn kiên cường bám trụ, chớp thời cơ để nhả đạn diệt địch. Hiệp đồng chi viện cho Tiểu đoàn 31, các khẩu đội súng máy phòng không của Tiểu đoàn 30 đã bắn rơi 3 máy bay địch.

  Hiệp đồng chặt chẽ với hướng chính, Tiểu đoàn 32 trên hướng phối hợp, đồng thời đánh vào trại biệt kích của địch ở tây nam Sùng Thiện. Địch vội cho máy bay đến oanh tạc làm thành tuyến phân cách giữa ta và chúng. Bom đạn Mỹ đã ném cả vào đội hình bọn biệt kích ngụy, địch chạy tán loạn bị lực lượng địa phương phối hợp tiêu diệt gọn.

  Trận tập kích vào căn cứ Sùng Thiện kết thúc, pháo binh Trung đoàn đã tiêu diệt 2 đại đội pháo, tiêu hao nặng 1 tiểu đoàn và lữ đoàn bộ lữ đoàn 2 Mỹ; 2 đại đội biệt kích ngụy loại; khỏi vòng chiến đấu 350 tên Mỹ, 70 tên ngụy, phá 8 pháo lớn, 7 máy bay trực thăng và 30 xe quân sự. Đây là đòn đánh quyết định, buộc lữ đoàn 2 Mỹ phải chịu thất bại nhục nhã trong cuộc hành quân Sam Hau-xtơn. Trận tập kích căn cứ Sùng Thiện là trận đánh đầu tiên đạt hiệu suất chiến đấu cao của Trung đoàn 40 sau ngày thành lập. Từ trận đánh đơn vị đã rút ra những kinh nghiệm quý về công tác giáo dục xây dựng quyết tâm chiến đấu cho bộ đội; việc phát huy trí tuệ tập thể thông qua dân chủ về quân sự, tự do thảo luận, hiến kế khắc phục khó khăn để đưa pháo luồn sâu, sát căn cứ địch mà vẫn giữ được yếu tố bí mật bất ngờ đến khi nổ súng; vai trò của cán bộ lãnh đạo chỉ huy từ Trung đoàn đến tiểu đoàn, đại đội sâu sát, trực tiếp có mặt ở những nơi khó khăn, phức tạp nhất để kịp thời giúp đỡ cấp dưới giải quyết khắc phục. ...

- Chiến thắng của trận pháo kích vào căn cứ Sùng Thiện 1967 được Cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo mô tả ý nghĩa như sau:
Trích dẫn
...Bài thơ chúc Tết của Bác đến với Tây Nguyên đã tiếp thêm sức mạnh cho toàn quân và toàn dân đang bước vào cuộc đọ sức với quân Mỹ trong mùa khô lần thứ hai 1966 - 1967.

Tết đến, nhưng Tết trên chiến trường còn nhiều gian khó, nên đạm bạc lắm. Trong lúc tổ chức cho anh em chiến sĩ văn hóa, văn nghệ vui ngày Tết để làm vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, thì cán bộ được triệu tập họp để nghe phổ biến nhiệm vụ khẩn trương trong những ngày sắp tới.

Chiến dịch Sa Thày đợt 2 nổ súng giành thắng lợi giòn giã, như một đóa hoa Xuân của Tây Nguyên dâng lên Bác kính yêu. Địch buộc phải rút khỏi phía tây sông Sa Thày, sau đó rút cả phía đông và sang bờ bên kia sông Pô kô. Thậm chí chúng còn bỏ cả Sùng Thiện, Sùng Lễ sau một trận pháo kích ác liệt của ta.

Chiến thắng Sa Thày đã góp phần phối hợp với quân và dân miền Đông Nam Bộ đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ hai mùa khô 1966 - 1967 của Mỹ, bẻ gãy chiến lược "hai gọng kìm" là "bình định" và "tìm diệt" của chúng. Trên toàn Miền, lợi dụng thời cơ địch đang lúng túng bị động về chiến lược, ta liên tiếp mở nhiều đợt hoạt động tấn công địch không để cho chúng có thời gian củng cố chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược lần 3. ...

- Từ một tài liệu khác cho ta biết đối thủ mà D31/D200 - tiểu đoàn 31/200 pháo binh đã nã pháo vào:
Trích dẫn
...Đầu tháng 3 năm 1967, đợt 1 chiến dịch Sa Thày 2 kết thúc thắng lợi giòn giã. Bộ tư lệnh Chiến trường chủ trương nhanh chóng điều chỉnh lực lượng, tiếp tục tiến công đợt 2 (11-31.3). Mở đầu đợt hoạt động, ngày 12 tháng 3 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 88 vây ép, pháo kích quân địch ở C16; cùng lúc Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 vận động tiến công tiêu hao nặng 1 đại đội thuộc lữ đoàn 2 sư đoàn 4 Mỹ và đánh thiệt hại 1 đại đội khác của tiểu đoàn 2, trung đoàn 35, sư đoàn 25 Mỹ ở Mít Dép. Đêm hôm sau (13.3), Tiểu đoàn pháo binh 31 (trung đoàn 40) tập kích hoả lực ba đợt vào lữ đoàn bộ lữ đoàn 2 sư đoàn 4 ở Sùng Thiện, loại khỏi vòng chiến đấu 350 tên Mỹ, 70 tên ngụy, phá huỷ 8 pháo lớn, 7 máy bay trực thăng và 30 xe quân sự.

Sau hai đợt pháo kích, đặc công của ta đột nhập vào Sùng Thiện phá huỷ 2 xe quân sự, 1 máy bay trực thăng và đốt cháy 1 kho xăng. Cùng đêm 13, ta pháo kích C16, công trường Đất Đỏ gây nhiều thiệt hại cho địch. Bị đánh tơi tả, tiêu hao nặng lữ đoàn 2, sư đoàn 4 Mỹ phải tháo chạy khỏi bờ tây sông Sa Thày. Phát huy thắng lợi, ta phát triển tiến công sang bờ đông sông và dùng một lực lượng đánh về hướng Chư Pa, buộc địch phải đưa lừ đoàn 1 sư đoàn 4 Mỹ từ Tuy Hoà lên Tây Nguyên đối phó. Nhưng lữ đoàn 1 vừa đổ quân xuống Chư Pa đã bị pháo kích tiêu hao và ngày 23 tháng 3 bị Tiểu đoàn 101 chặn đánh tiêu diệt gần 2 đại đội.

Cùng thời gian này, trung đoàn 35 sư đoàn 25 Mỹ bên bờ đông sông Sa Thày cũng bị đánh liên tiếp, bị Trung đoàn 320 đánh vận động tiêu diệt một đại đội và tiêu hao 1 đại đội khác ở phía bắc công trường Đất Đỏ. Để tránh bị tiêu diệt, ngày 28 tháng 3, quân Mỹ phải rút chạy khỏi Chư Pa và bờ đông sông Sa Thày, co về phòng thủ trên tuyến đường 15 (Sùng Thiện, Sùng Lễ, Lệ Thanh). Phối hợp với hướng chính, Trung đoàn 95 đánh mạnh trên đường số 5, đường 19 tây, Plei Me, Phú Nhơn; Trung đoàn 24 pháo kích thị xã Kon Tum; Trung đoàn 33 pháo kích vào Buôn Hồ, Buôn Đôn... tiêu hao một lực lượng quân ngụy buộc địch phải phân tán đối phó, tạo điều kiện cho hướng chính của chiến dịch phát triển thuận lợi.

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1967, địch rút bỏ Sùng Thiện, đưa lữ đoàn 2 sư đoàn 4 và tiểu đoàn 2 lữ đoàn 3 sư đoàn 25 về Plei Ku củng cố, đồng thời dùng lữ đoàn 1 sư đoàn 4 Mỹ mở cuộc hành quân Frăng-xi Ma-ri-ôn và cho tiểu đoàn 11 biệt động quân ngụy càn quét vùng Tân Lạc, Thanh Giáo, Lệ Ngọc nhằm bảo vệ phía nam Plei Ku, gom dân lập ấp chiến lược....
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #161 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 05:24:25 pm »

phần tiếp theo trường hợp LS Đỗ Đình Phúc - hy sinh 16/3/1967 tại bãi 2 Gia Lai trong trường hợp bị bom B52 khi đi tìm đồng đội:

3. Thông tin từ phía Mỹ:
- ngồi cà phê hơn 3 tiếng, thông tin thì nhiều về lữ đoàn bộ binh số 2 thuộc sư đoàn 4 Mỹ năm 1967; thậm chí còn có cả thống kê chi tiết hàng ngày trong tháng 3, Mỹ thống kê chiến dịch Sam Houton/ Sam Hâu tơn, khu căn cứ lữ đoàn bộ lữ đoàn 2 bị pháo kích lúc mấy giờ. Tuy vậy, cái cần là vị trí tọa độ pháo kích lại không có/ không đề cập => C1 D31/ D200 pháo binh đã thường xuyên thay đổi vị trí trận địa từ 01/3 - 13/3 chăng?

Tôi có phác đồ này của Mỹ, mô tả trận đánh bên bờ tây Sông Sa Thầy (có một nhánh là suối Ia Drang/ Ia Đrăng) trong Xuân Hè 1967 ; nó đúng theo mô tả của cụ Thảo, ta bức địch rút từ bờ tây sang bờ đông:



Nhưng theo tôi, có lẽ sau trận đánh ngày 13/3/1967, LS chắc bị nằm trong tọa độ hủy diệt của B52 và được đồng đội đưa về chôn cất bãi 2 Gia Lai, nên ta quan tâm đến khu vực này ở đâu thì đúng hơn nhỉ,  Grin.
 
4. Nơi LS hy sinh:
- Bác nên đọc một lại một loạt bài ở đây. của em và bác Saigon Guider về địa danh bãi 1, 2, 3 Gia Lai hay còn gọi là Bãi Dynamo/ Đi na mô/ Dinamo.

- Theo giả thiết của tôi về bãi 1,2,3 Gia Lai với bản đồ theo link trên:


thì lần lượt từ trái sang phải như sau:
* cao điểm 182: tọa độ 8207 ô 1 - vị trí điểm tọa độ 48PYA822077 - tọa độ google maps/ earth: 13°37'29.4"N 107°36'31.2"E

* cao điểm 170: tọa độ 8308 ô 7 - vị trí điểm tọa độ 48PYA831082 - tọa độ google maps/ earth: 13°37'45.4"N 107°37'01.3"E

* cao điểm 170: tọa độ 8307 ô 3 - vị trí điểm tọa độ 48PYA838078 - tọa độ google maps/ earth: 13°37'32.1"N 107°37'24.4"E

- Theo giả thiết của bác Saigon Guider về bãi 1,2,3 Gia Lai với bản đồ theo link trên:


* LZ Mary: 48PYA831066 - tọa độ 8306 ô 8 - 13°36'53.3"N 107°37'00.7"E

* Ia Drang River Ambush/ LZ North Ambush: 48PYA835079 - tọa độ 8307 ô 9 - 13°37'35.5"N 107°37'14.5"E

* Ia Drang River Ambush/ LZ Southern Ambush : 48PYA833059 - tọa độ 8305 ô 1 - 13°36'30.5"N 107°37'07.1"E

LZ: Land Zone: cụm từ mô tả bãi đáp của lính Mỹ, sau khi đã được B52 + pháo tọa độ dọn sạch, đảm bảo có thể đổ quân.

Nói chung là các điểm tọa độ đều rất gần nhau, nằm trong ranh giới giáp ranh giữa 2 xã Ia Pnon và Ia Nan thuộc huyện Đức Cơ, Gia Lai - đông đường 14/ đường Tây Trường Sơn mà thôi.

4. Liên hệ:
- CCB B3 Tây Nguyên ở Gia Lai: xem tin nhắn nhé. Các số khác, mod ditimlietsy đã đưa rồi nhé.
- Tôi cũng có số cụ Tô Thuận đấy nhưng cụ mất rồi,  Undecided
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #162 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 04:31:22 pm »

Tìm hài cốt Liệt sĩ :

Liệt sĩ : Phạm Minh Sơn
Sinh năm 1948
Quê Quán : Xã Xuân Giang , Thọ Xuân - Thanh Hóa
Hy sinh ngày : 13.10.1971 tại mặt trận Tây Ninh
Cấp bậc : Thượng Sĩ
Chức vụ : Y sĩ
Đơn vi : Đại đội 20KB

Được biết Cậu tôi lúc hy sinh đang ở đơn vị K50 - Khu giáp ranh giữa Tỉnh Tây Ninh và Campuchia .
Thủ trưởng đơn vị ký quyết định tặng danh hiệu Dũng Sĩ Quyết Thắng ngày 17.01.1971 là Trần Kim . Ngày 11.06.1975 gia đình chúng tôi nhận được thư từ đơn vị 1220 HT 705.350.J.E42 do Trung Tá Bùi Đình Kiểm - thủ trưởng đơn vị ký gửi thăm hỏi gia đình . ....

HT 705.350.J.E42 hay HT 705.350.K42 hở bác ơi!
Em nhìn mờ mờ, nhưng sợ là chữ K viết tháu nên bác hiểu nhầm là chữ J và chữ E tách rời. Không thấy dấu chấm ở giữa mà Grin.

Tuy vậy, nếu đầu hòm thư số 705.350 thì em chịu rồi; không tra được. Mã hiệu JE, JE42, K42 cũng đều chưa gặp. Có thể đây là hòm thư sau 4/1975 nên khác; chỗ em toàn hòm thư từ 1965 - 4/1975 thôi. Kể cả, em đã có một số hỗ trợ trong ngành .... khác rồi đấy, mà vẫn không tìm ra.

Đơn vị 1220 thuộc KB? tạm thời chưa tra cứu được bác ạ!

Bác chưa hỏi Quân khu 7 sao?
Logged

ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #163 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 10:06:45 pm »

Anh Quang xem có đặt giả thiết D 20/ K 50 đại đội 20 thuộc tiểu đoàn 50 hay bệnh viện K 50?.
Logged

M_K
Thành viên
*
Bài viết: 34

Face The Change or Change The Face


« Trả lời #164 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 10:20:14 am »

HT 705.350.J.E42 hay HT 705.350.K42 hở bác ơi!
Em nhìn mờ mờ, nhưng sợ là chữ K viết tháu nên bác hiểu nhầm là chữ J và chữ E tách rời. Không thấy dấu chấm ở giữa mà Grin.

Tuy vậy, nếu đầu hòm thư số 705.350 thì em chịu rồi; không tra được. Mã hiệu JE, JE42, K42 cũng đều chưa gặp. Có thể đây là hòm thư sau 4/1975 nên khác; chỗ em toàn hòm thư từ 1965 - 4/1975 thôi. Kể cả, em đã có một số hỗ trợ trong ngành .... khác rồi đấy, mà vẫn không tìm ra.

Đơn vị 1220 thuộc KB? tạm thời chưa tra cứu được bác ạ!

Bác chưa hỏi Quân khu 7 sao?

Em cũng không rành đâu các ký hiệu trong QĐ đâu bác ạ . Em cũng không rõ chữ J có dùng trước và sau 1975 ( Em thì sinh 1975 tại Sao Vàng  Grin ) nhưng nếu là chữ K thì phần chữ C sao lại có gạch ngang ở giữa Huh Bác có thể giải thích giùm em một số từ như KB là đơn vị gì không ạ ? Còn đơn vị 1220 là đơn vị gì ạ ? Nếu liên lạc với QK 7 thì có thể liên lạc ở đâu ?

Em xin chân thành cảm ơn bác ( Em ở TPHCM nên nếu bác cũng sinh sống ở đây thì cho em xin số đt ( hoặc email ) để em có thể gặp trực tiếp họặc biên thư cho bác  )

Em có coi trang này : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=21814.450 thì nếu theo giấy khen thì đúng là cậu em ở bệnh viện K50 vì cậu là Y sĩ . Cũng thấy có nhắc tới D20 nhưng không biết có liên quan thế nào với Đại đội 20 KB không nữa .
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2013, 10:56:04 am gửi bởi quangcan » Logged

Có người lính , mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo...
Có người lính , mùa thu ấy ra đi từ đó không về ....
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #165 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 10:55:05 am »

Anh Quang xem có đặt giả thiết D 20/ K 50 đại đội 20 thuộc tiểu đoàn 50 hay bệnh viện K 50?.


Em cũng không rành đâu các ký hiệu trong QĐ đâu bác ạ . Em cũng không rõ chữ J có dùng trước và sau 1975 ( Em thì sinh 1975 tại Sao Vàng  Grin ) nhưng nếu là chữ K thì phần chữ C sao lại có gạch ngang ở giữa Huh Bác có thể giải thích giùm em một số từ như KB là đơn vị gì không ạ ? Còn đơn vị 1220 là đơn vị gì ạ ? Nếu liên lạc với QK 7 thì có thể liên lạc ở đâu ?

Em xin chân thành cảm ơn bác ( Em ở TPHCM nên nếu bác cũng sinh sống ở đây thì cho em xin số đt ( hoặc email ) để em có thể gặp trực tiếp họặc biên thư cho bác  )

Em có coi trang này : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=21814.450 thì nếu theo giấy khen thì đúng là cậu em ở bệnh viện K50 vì cậu là Y sĩ . Cũng thấy có nhắc tới D20 nhưng không biết có liên quan thế nào với Đại đội 20 KB không nữa .

- Cái quan trọng là hòm thư đó dùng sau 4/1975 nên tôi không thể tra cứu được,  Undecided; mã hiệu nào cũng vậy thôi,  Undecided.

- KB hả? trời, Quy định của box có nêu rõ mà, tưởng bác đọc rồi thì mới thực hiện theo chớ! C20 KB được hiểu là đại đội 20 thuộc tiểu đoàn? trung đoàn? sư đoàn? hoặc đoàn? thuộc vùng chiến trường Đông Nam Bộ. Cơ quan có trách nhiệm trả lời là QK7 và Quân đoàn 4.

- Cái thông tin "đơn vị 1220", "K.50" và "thủ trưởng Trần Kim" thì chưa thể kết luận là LS thuộc đơn vị/ bệnh viện/ đoàn 50 được đâu. Vì K50 cũng có thể hiểu là D50/ tiểu đoàn 50. Mà D50 thì nhiều vô biên bạn ạ. Thế nên mình mới hỏi bạn đã hỏi QK 7 chưa? (làm ngay nhé). Từ họ mới ra thông tin xác đáng, mới có giá trị pháp lý khi bạn đi tìm. Đơn vị 1220 là mã hiệu/ mật danh/ phiên hiệu của một đơn vị ở thời điểm biên thư về cho gia đình mà thôi, không phải là tên/ phiên hiệu chính thức. Mà cái này thì thay đổi liên tục và có nhiều đơn vị cùng dùng, nên thường phải xét theo thời điểm => khó. Tôi chưa có đủ tài liệu và thông tin để kiểm tra nó.

p/s: lại trượt cốc cà phê rồi, tôi ở Hà "lội"  Grin
Logged

M_K
Thành viên
*
Bài viết: 34

Face The Change or Change The Face


« Trả lời #166 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 11:04:47 am »

HN cũng cách SG có 1h40 phút bay chứ mấy bác  Grin .

Hồi đó giờ em ít làm việc với chính quyền hay QĐ nên cũng không rành mấy vụ này lắm . Vậy liên lạc QK7 thì liệc lạc bộ phận nào hả bác ? Em không có nhiều thời gian để đọc lại nội quy ... nên cái gì không biết em hỏi luôn , bác biết giúp em với ạ  .
Logged

Có người lính , mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo...
Có người lính , mùa thu ấy ra đi từ đó không về ....
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #167 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 12:12:36 pm »

Thân gửi các đồng đội và các bác trong Giúp đỡ tìm người . Tôi gửi lên đây thông tin và mong muốn các bác giúp kiếm tìm thông tin về liệt sĩ Đức con của một bà hàng xóm nhà tôi . Cụ chỉ có một con trai duy nhất là LS Đức nay cụ đã tám mươi tuổi . hi vọng có thông tin từ các đồng đội trên VMH
Tôi mong đợi nhận thông tin giúp đỡ của các bác . kính ! LTN- Nguyến trọng Luân
Dưới đây là thông tin liệt sĩ
- Liệt sĩ Đỗ văn Đức              sinh ngày 20/12/1957
-nguyên quán và trú quán ; Xã Đan hà - huyện hạ Hòa - Phú Thọ
Đơn vị : Đại đội 2 , tiểu đoàn thông tin , Sư đoàn 339 QĐ4
Hi sinh ngày 28/9/1980 
Nơi hi sinh Chiến trường phía Tây Nam









« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2013, 12:54:08 pm gửi bởi nguyentrongluan » Logged
dodinhthuan1967
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #168 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 08:21:08 pm »

Chào các bác,em được các bác cho thông tin về ls Đỗ Đình Phúc .Em đã liên hệ với bác Phạm Chào ,được bác tư vấn thêm em hy vọng sẽ tìm được đúng địa danh nơi chôn cất ban đầu.còn đội quy tập là k52 phải không bác ditimlietsi ?em liên lạc nhiều lần rồi mà không ai nhấc máy.Bên chính sách quân đoàn 3 em đã gửi giấy tờ hồ sơ vào được 2 tháng nay mà chưa thấy hồi âm.
Qua trích dẫn của mod quangcan em thấy ấm lòng và biết được đơn vị chú mình chiến đấu và hi sinh mất mát nhưng oai hùng.được cấp trên khen ngợi!
Kính chúc các bác vui khỏe,có tin mới em thông tin lại.Chào thân ái!
Logged
M_K
Thành viên
*
Bài viết: 34

Face The Change or Change The Face


« Trả lời #169 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2013, 09:27:15 am »


- Cái quan trọng là hòm thư đó dùng sau 4/1975 nên tôi không thể tra cứu được,  Undecided; mã hiệu nào cũng vậy thôi,  Undecided.

- KB hả? trời, Quy định của box có nêu rõ mà, tưởng bác đọc rồi thì mới thực hiện theo chớ! C20 KB được hiểu là đại đội 20 thuộc tiểu đoàn? trung đoàn? sư đoàn? hoặc đoàn? thuộc vùng chiến trường Đông Nam Bộ. Cơ quan có trách nhiệm trả lời là QK7 và Quân đoàn 4.

- Cái thông tin "đơn vị 1220", "K.50" và "thủ trưởng Trần Kim" thì chưa thể kết luận là LS thuộc đơn vị/ bệnh viện/ đoàn 50 được đâu. Vì K50 cũng có thể hiểu là D50/ tiểu đoàn 50. Mà D50 thì nhiều vô biên bạn ạ. Thế nên mình mới hỏi bạn đã hỏi QK 7 chưa? (làm ngay nhé). Từ họ mới ra thông tin xác đáng, mới có giá trị pháp lý khi bạn đi tìm. Đơn vị 1220 là mã hiệu/ mật danh/ phiên hiệu của một đơn vị ở thời điểm biên thư về cho gia đình mà thôi, không phải là tên/ phiên hiệu chính thức. Mà cái này thì thay đổi liên tục và có nhiều đơn vị cùng dùng, nên thường phải xét theo thời điểm => khó. Tôi chưa có đủ tài liệu và thông tin để kiểm tra nó.

p/s: lại trượt cốc cà phê rồi, tôi ở Hà "lội"  Grin

Chào bác Quang ,

Hôm qua em có vào phòng chính sách thì 1 anh Trung Tá ở đây cho em xem 2 cuốn sổ về các LS quê Thanh Hóa thì em có tìm ra được thông tin của Cậu em dù có 1 2 chi tiết chưa đúng ví dụ như xã Xuân Giáp thì không đúng vì Thọ Xuân không có Xuân Giáp mà chỉ có Xuân Giang . Cậu em nhập ngũ năm 1965 nhưng trong sổ ghi 1967 thì đúng vì cậu em học y sĩ 18 tháng mới vào Nam thì coi như hoàn toàn phù hợp .
Theo cuốn sổ ghi thì các thông tin như sau :

LS : Phạm Minh Sơn
Nhập ngũ : 1967

Chức vụ : H3 - BBP - C2 - K50 - CHC - QK7

An táng tại nghĩa trang K50

Trong mục ghi chú có ghi : 1040D ( em không biết là gì )

Theo lời anh TrT Hùng ( không biết em có nhớ chính xác không ) thì hiện nay không biết nghĩa trang K50 nằm ở đâu nhưng có nói thêm là từ nay đến cuối năm 2013 , BQP sẽ mã hóa tất cả các nghĩa trang K5X tức là K50 ....

Ảnh cũng có cho số đt của ban chính sách QD 4 ở Bình Dương để em liên hệ .

Vậy bác có hướng dẫn gì thêm thì giúp em với . Hôm nay em sẽ liên lạc QD 4 xem thế nào .

Có bác CCB nào cùng đơn vị với cậu em có đi ngang đây vui lòng giúp em chút thông tin ạ .

Em xin chân thành biết ơn .
Logged

Có người lính , mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo...
Có người lính , mùa thu ấy ra đi từ đó không về ....
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM