Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:09:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 8 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 295120 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cuongninhchi
Thành viên
*
Bài viết: 100


Các anh đi xa nhưng còn mãi trong lòng người ở lại


« Trả lời #20 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 09:43:17 am »

@cuongninhchi: ơ hơ, thế thì mừng quá còn gì nữa, vụ này khá hay hay đấy, hỏi quản trang và đơn vị quy tập là đưa từ chỗ nào về chưa bác?
Em đã hỏi Chú Hoài NTLS Đường 9, nhưng mộ này không có hồ sơ Bác ạ. Chỉ biết được quy tập về đây năm 1980. Đội nào quy tập cũng không biết, thế mới khó cho em

trình bày với trovetukyuc.vn xem sao? cái này là thế mạnh của họ, đang làm điểm mà,  Wink
Lại 1 lần nữa em xin làm phiền các Bác. Ngày hôm qua 25/11/2012, gia đình em đã tìm đến được gia đình Liệt sỹ Vũ Đức Thắng. Rất vui mừng cho gia đình em, Liệt sỹ Vũ Đức Thắng đã được gia đình đưa hài cốt về quê cách đây 2 tháng. Chính là ngôi mộ số 39 tại NTLS Đường 9 các Bác ạ. Gia đình liệt sỹ Vũ Đức Thắng đã thử ADN và kết quả là đúng. Sau khi làm thủ tục đưa hài cốt liệt sỹ về quê, NTLS Đường 9 đã gắn bia với đầy đủ các thông tin về liệt sỹ Vũ Đức Thắng (Ngôi mộ 39 lúc này không còn hài cốt nữa nhưng vẫn phải tồn tại ở NTLS Đường 9, có lẽ đây là quy định của nghĩa trang). Các Bác cho em xin thêm 1 lời khuyên nhé, em đang mừng quá
Logged

Núi liền núi, sông liền sông, trong cuộc sống không lúc nào mình không đề phòng bọn liền sông núi với mình
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #21 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 02:59:16 pm »

.... Lại 1 lần nữa em xin làm phiền các Bác. Ngày hôm qua 25/11/2012, gia đình em đã tìm đến được gia đình Liệt sỹ Vũ Đức Thắng. Rất vui mừng cho gia đình em, Liệt sỹ Vũ Đức Thắng đã được gia đình đưa hài cốt về quê cách đây 2 tháng. Chính là ngôi mộ số 39 tại NTLS Đường 9 các Bác ạ. Gia đình liệt sỹ Vũ Đức Thắng đã thử ADN và kết quả là đúng. Sau khi làm thủ tục đưa hài cốt liệt sỹ về quê, NTLS Đường 9 đã gắn bia với đầy đủ các thông tin về liệt sỹ Vũ Đức Thắng (Ngôi mộ 39 lúc này không còn hài cốt nữa nhưng vẫn phải tồn tại ở NTLS Đường 9, có lẽ đây là quy định của nghĩa trang). Các Bác cho em xin thêm 1 lời khuyên nhé, em đang mừng quá

Viết một bài tổng hợp, kể chi tiết quá trình và cặn kẽ thông tin rồi gửi vào e-mail của tui; tui sẽ gửi hộ đến  ....... người có trách nhiệm bên trovetukyuc.vn  cho,  Grin
Logged

phong1303
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 04:30:12 pm »

Xin chào các bác trong topic.
Cách đây không lâu, em đã nhờ các bác tìm giúp thông tin về Chú em. Tuy nhiên, phiên hiệu đơn vị là một thông tin rất quan trọng mà chưa giải mã được. Hiện nay, phiên hiệu đơn vị P2m vẫn chưa được Quân đôi giải mã xong. Nay, em xin cung cấp lại toàn bộ thông tin về Chú em, mong rằng các bác có thể giúp em 1 số thông tin em đang rất quan tâm.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=20130.325;wap2

Đây là giấy báo tử em gửi kèm (đã load):
Thông tin trên giấy báo tử có thể upload lên bị mờ, em xin chú thích lại nhé:
1. Tên LS: Nguyễn Đức Nghi.
2. Sinh ngày: 1949
3. Cấp bậc: Hạ sỹ.
4. Chức vụ: Chiến sỹ.
5. Đơn vị: P2m.
6. Nguyên quán: Thôn Xuân Áng, xã Trường Sơn, huyện An Thụy, Thành phố Hải Phòng (nay là thôn Xuân Áng, thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, TP. Hải Phòng).
7. Hy sinh ngày 25/3/1968 tại "mặt trận phía Nam", trong trường hợp chiến đấu, an táng tại "nghĩa trang mặt trận".
8. Giấy báo tử số 70 HP/3 của Bộ tư lệnh 350, người ký là CNCT - trung tá Nguyễn Vân, kí ngày 01/3/1977
9. Mặt sau giấy báo tử ghi thời gian nhập ngũ là tháng 4/1966.

Gia đình em đã gửi thư hỏi tất cả các quân khu, có một điểm đáng chú ý là:
A. Tất cả các Quân khu đều trả lời là không có tên Nguyễn Đức Nghi với thông tin như trên
B. Chỉ có 1 thông tin rất quan trong: Quân khu 9 có gửi lại 1 danh sách các liệt sỹ quê Hải Phòng hy sinh trong chiến tranh (em load và gửi kèm), tại trang vần "ng" có 1 thông tin về 1 liệt sỹ thiếu nhiều nội dung, cụ thể như sau:
- Tên LS Nguyễn Văn Nghi, chiến sỹ. không có năm sinh.
- Quê quán: Hải Phòng.
- Không có ngày nhập ngũ.
- Đơn vị: D5 Long An.
- Ngày hi sinh .../7/1968.
- Địa điểm hy sinh: Lò bún- Tân Phú - Đức Hòa - Long An.
- Trường hợp hy sinh: Chống càn, bị pháo.
- Nơi an táng: Tân phú, Đức Hòa, Long An.
- Tại các cột thông tin khác bỏ trống.
Đây là trường hợp em rất quan tâm, linh cảm của giác quan cho em biết đây là Chú mình (có thể nhầm tên đệm từ "Đức" sang "Văn".

Bác Quangcan và tất cả bác khác có thể giúp đỡ em với lượng thông tin như trên được không, vì có thể em sẽ bố trí thời gian vào tận Long An để xác minh nếu sắp xếp được thời gian.
1. D5 Long An là tiểu đoàn gì? Biến chế lực lượng (bổ sung, điều động, sát nhập....) từ đâu? Đặc biệt từ thời gian 1966-1968. Có tách ra, nhập vào từ đơn bị tân binh nào ngoài Bắc vào không? Có tài liệu nào về D5 Long An?

2. Sau này, nếu Em muốn tới Long An xác minh thì các bác cho em lời khuyên như thế nào? (xác minh danh sách liệt sỹ tại tỉnh Long An, đặc biệt thông tin về D5 Long An, xác minh tại địa điểm hy sinh, chuẩn bị những gì? liên hệ ra sao?)

3. Em cần xác minh danh sách quân nhập ngũ 4/1966 từ huyện An Lão về BTL350 thì xác minh như thế nào, bắt đầu từ đâu? (để xem còn ai sống cùng đợt đi đó, cùng đơn vị đó không? Vì rằng, như đã trình bày tại quansuvn.net thì trường hợp Tiểu đoàn của Chú em - em nghe kể lại hi sinh gần hết, chỉ sống 2 người, sau Hòa Bình đều bị chết vì tai nạn giao thông và bệnh).

Ghi chú: Hiện gia đình không giữ được lá thư nào gửi về.

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2012, 05:27:39 pm gửi bởi phong1303 » Logged
phong1303
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #23 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 05:26:21 pm »

Đây là thông tin QK9 cung cấp:
Logged
vuonghieu
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #24 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 10:25:26 pm »

 Dạ em xin mạn phép đưa thông tin bác em lên đây , hi vọng mọi người ai có thể tìm giúp ạ :
Họ tên liệt sĩ: Vương Thị Thưởng
Nguyên quán:Đông Lạc, Thạch Thất, Hà Tây
Năm sinh :9/8/1947
Năm hy sinh : 03/07/1969
Cơ quan trước khi đi B:   Trường Trung học Chuyên nghiệp Dược, tỉnh Hưng Yên
Trường hợp hy sinh: chiến trường miền Nam

  Còn đây là thông tin bên lề là bức thư bố em viết trong quá trình đi tìm !
 Kính gửi các anh chị trong ban biên tập thư tìm mộ liệt sĩ .
    Tên tôi là : Vương Thái Học .   DT : 0988554950 / 0437841873       
Địa chỉ : Số 1/8/ ngõ 22 phố Trung Kính , phường Trung Hòa , Cầu Giấy , Hà Nội .
    Quê tôi ở Hà Tây cũ – tên cũ năm 1967 – 1968 là xã Đồng Lạc , huyện Thạch Thất , tỉnh Hà Tây . Tôi có người chị gái cả tên là :
                       Vương Thị Thưởng , sinh năm 1947 .
- Năm 1967 , chị đi học trường Trung cấp dược ở Hưng Yên , chị cũng đã đăng kí kết hôn ( nhưng chưa tổ chức lễ cưới vì điều kiện học hành ) .
- Tháng 8/1968 , trong thời kì chiến tranh ác liệt , nhà trường có nhiều phong trào để động viên HS , SV tham gia chống Mĩ cứu nước , chị đã gác chuyện riêng tư để tham gia phong trào “ Ba khoan “ thời đó , tình nguyện lên đường đi B . Trong nhiều lá đơn tình nguyện , chị tôi là một trong số đó và đã nằm trong danh sách đi B .
- Sau khi đi được một năm , gia đình nhận được thư từ thỉnh thoảng mặc dù thư về đến nhà có khi 5-6 tháng . Từ khoảng gần cuối năm thì không còn thư từ , tin tức nữa . Mẹ tôi phong phanh nghe tin chị tôi đã mất trong một bệnh viện dã chiến vì bị sốt rét ác tính .
      Bây giờ khi chúng tôi cũng không còn trẻ nữa , cũng day dứt nhiều bởi một phần  máu mủ anh em đã mất ở nơi xa xôi nào đó , chúng tôi đã bằng mọi hướng đi hỏi thăm dò tìm tin tức . Song tất cả đều vô vọng .
      Tôi đã tìm đến hội HS – SV trường Dược Hưng Yên đi B được tổ chức vào 30/4 hàng năm . Vào ngày 30/04/2009 , tôi lên hội trường bộ Y Tế và đã gặp nhiều người trong đó có chị Mai Nga là người gần gũi với chị tôi ở bệnh viện dã chiến khi chị tôi mất . Tôi đã đến nhà chị ở số 24 , phố Bà Triệu , Hà Nội và đọc cuốn nhật kí nhỏ bằng lòng bàn tay mà chị còn giữ được – chị ghi “ Thưởng mất lúc 4h30’ sáng 03/07/1969 “ . Nhưng khi hỏi về địa danh thì chị không biết hay không nhớ , chị cũng nói rằng chị tôi rất thân với một người bạn gái tên Sang ( hay San ) người quê Thanh Oai , Hà Tây – sau đó đã đi ngang và lấy chồng miền Nam .
    Còn một anh ( là em chồng chưa cưới chị tôi ) kể lại rằng gần cuối năm 1969 khi hành quân và nghỉ lại một nơi thì có một có gái thấy anh nói giọng Bắc thì lân la hỏi anh quê quán : tỉnh , huyện rồi xã ... rồi hỏi anh có gần nhà chị Thưởng không – ngày mai anh sang sẽ gửi anh tư trang của chị Thưởng vì chị đã mất . Tiếc rằng hôm sau anh lại hành quân sớm và không gặp được chị . Tôi đoán đó là chị Sang ( hoặc San ) vì anh nói chị người Thanh Oai . Khi hỏi anh địa danh ấy thì anh cũng không biết .
    Còn một anh khác bộ đội cùng quê ( khác xã ) nói rằng chị tôi mất và chon cất ở bên kia cầu 48 ( ? )
Chị tôi khi còn sống là một người da trắng , tóc dài .
Khi đã gần như tắt hết hi vọng tìm thân nhân , tôi lại được xem và nghe chương trình tìm mộ liệt sĩ trên VTV1 . Hôm nay tôi viết những dòng này gửi tới các anh chị và chờ đợi rất hi vọng . Gia đình tôi đã tìm kiếm suốt 43 năm nay !
   Kính chúc các anh chị trong BBT mạnh khỏe , công tác tốt , đem lại nhiều niềm vui cho mọi người .

Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #25 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 08:22:22 am »

@phong1303: rồi, tôi sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất; nhìn sơ qua thì có 2 hướng:
-  D5/ tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn Long An
-  hoặc D5 thuộc tỉnh đội Long An.


@vuonghieu: để thực hiện đúng quy định, bác bổ sung giúp giấy báo tử hoặc các công văn trả lời của cơ quan chức năng về trường hợp LS.

Trích dẫn
...chị ghi “ Thưởng mất lúc 4h30’ sáng 03/07/1969 “ . Nhưng khi hỏi về địa danh thì chị không biết hay không nhớ , chị cũng nói rằng chị tôi rất thân với một người bạn gái tên Sang ( hay San ) người quê Thanh Oai , Hà Tây – sau đó đã đi ngang và lấy chồng miền Nam ....



Trích dẫn
...Còn một anh khác bộ đội cùng quê ( khác xã ) nói rằng chị tôi mất và chon cất ở bên kia cầu 48 (?)

Thông tin này kết hợp với nhau sẽ rất quý vì nó sẽ giúp xác định và khoanh vùng được nơi hy sinh qua nhiều phương pháp/ cách tiếp cận khác nhau. Bác có photo được cuốn nhật ký đó không? bác Mai Nga thuộc đơn vị nào?

Trích dẫn
...Khi đã gần như tắt hết hi vọng tìm thân nhân , tôi lại được xem và nghe chương trình tìm mộ liệt sĩ trên VTV1 . Hôm nay tôi viết những dòng này gửi tới các anh chị và chờ đợi rất hi vọng . Gia đình tôi đã tìm kiếm suốt 43 năm nay!...

ủa, thế nào thế, em không hiểu, chúng em lên VTV1 sao? lúc nào nhở?  Undecided
Logged

vuonghieu
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #26 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 02:26:34 pm »

Dạ giấy báo tử tối nay em xin bổ sung thông tin ! Đoạn VTV1 là em trích cái thư bố em viết trong quá trình đi tìm . Em ko trực tiếp tham gia nhưng bố em bảo ngày xưa bác em đi theo trường Dược là bên Bộ Y Tế nhưng sang bên đó thì họ lại bảo thuộc bên quân đội quản lí nên bao lâu vẫn cứ luẩn quẩn ạ !
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #27 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 03:40:53 pm »

@phong1303: chà, trông thế mà phức tạp phết,  Grin.

1. D5/ tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn Long An:
- Trung đoàn Long An (theo tôi biết) thì được thành lập sau 1975, khi ta đánh Pốt, trên cơ sở nâng các tiểu đoàn trực thuộc tỉnh đội Long An lên.

- Vừa thử tìm hiểu thì thấy, trong KCCM, nhất là giai đoạn trước 1970, ta không có trung đoàn nào mang phiên hiệu, mật danh, mật ngữ Long An (hiểu theo cách phiên hiệu được phổ biến rộng rãi, chính thức). Thời gian này, Tỉnh đội Long An, cũng như các tỉnh đội khác, gồm có D504A/ tiểu đoàn 504A và sau này lập thêm D504B/ tiểu đoàn 504B, cùng các phân đội đặc công và đại đội bộ binh trực thuộc huyện đội của tỉnh.

Bác có thể xem một số thông tin ở bày viết này của tôi: đây.

3. Vậy ta chỉ còn một hướng là D5 thuộc tỉnh đội Long An của Quân khu 8:
- Vậy, D5/ tiểu đoàn 5 này có thể hiểu là D504 và nó là 504A hay 504B?
- giấy báo tử ghi hy sinh tháng 3/1968 còn theo thông tin mà bác lấy ở QK 9 thì là tháng 7/1968? Cứ xem xét cả hai nhé,  Wink

toàn cảnh Long An thuộc QK 8 hay Phân khu 2, 3 thuộc BTL Miền (theo thời điểm) hay theo cách gọi của VNCH là Kiến Tường, Kiến Phong, ....



4. Các thông tin tham chiếu: tài liệu đảng bộ tỉnh Long An:
Trích dẫn
...Theo phương án của trên thì Sài Gòn và vùng phụ cận chia thành 5 phân khu theo 5 hướng tấn công vào Sài Gòn. Tỉnh Long An được tổ chức thành 2 phân khu (2 và 3) tấn công vào hướng Tây và Nam Sài Gòn. Lực lượng các tiểu đoàn chủ lực Quân khu 8 tập trung vào trọng điểm Mỹ Tho.

... Chấp hành chỉ đạo của cấp trên, Tỉnh ủy Kiến Tường đã trực tiếp chỉ đạo Ban cán sự, Ban chỉ huy Tỉnh đội điều toàn bộ lực lượng các trường (huấn luyện Đặc công; Thiếu sinh quân; Tân quân và giáo viên, học sinh trường Bổ túc văn hóa). Động viên hàng trăm du kích xã, đảng viên, đoàn viên thanh niên bổ sung cho Tiểu đoàn 504 (hoàn chỉnh như một tiểu đoàn chính quy), các đại đội bộ đội vùng 4, vùng 6, vùng 8 và đội biệt động thị xã Mộc Hóa (vùng 2). Tỉnh còn tổ chức mới 3 phân đội đặc công (1, 2 và 3), củng cố lại đại đội pháo (1 trung đội ĐKZ, 1 trung đội cối) và 1 trung đội súng cối 60 và cối 81 ly gồm 20 cán bộ và chiến sĩ nữ do nữ đồng chí Mười Bình và Bé Hoa chỉ huy, tổ chức thêm 1 trung đội thông tin vận động11 và vô tuyến điện có 12 nữ do 2 nữ đồng chí Ba Nhỏ và Hai Thái chỉ huy.
Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các vùng vận động và động viên thanh niên nam nữ ở vùng giải phóng và cả ngoài vùng địch kiểm soát thành lập 1 đội dân công hỏa tuyến nữ do 2 đồng chí Mai Phương và Út Dung chỉ huy, bổ sung hàng trăm chiến sĩ du kích cho các đội du kích tập trung xã.
Đi đôi với tăng cường lực lượng quân sự, Tỉnh ủy chú trọng xây dựng, củng cố lực lượng đấu tranh chính trị, rà soát các cơ sở binh vận và móc nối liên lạc với các cơ sở nội tuyến, quán triệt và giao nhiệm vụ cho các đảng viên, cơ sở mật trong thị xã và các thị trấn.
Lúc này ở Kiến Tường, lực lượng địch gồm: lực lượng biên phòng có 4 Đại đội biệt kích; bảo an có 1 tiểu đoàn, 9 đại đội độc lập, dân vệ có 25 trung đội; 4 trung đội biệt kích thám báo; một đại đội tuần giang; một đại đội cơ giới; 1 đại đội pháo cơ động và 4 trung đội pháo diện địa. Ngoài ra địch còn có ưu thế về sự chi viện của không quân.
Trong đợt Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa, Kiến Tường được Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 8 giao cho nhiệm vụ là: ''Bằng lực lượng của tỉnh tiến công dứt điểm thị xã Mộc Hóa và hỗ trợ, phát động quần chúng nổi dậy giải phóng các quận lỵ và vùng nông thôn. Đồng thời bảo đảm hành lang vận chuyển thông suốt từ biên giới đến các vùng trọng điểm ở  Khu 8. Về nhiệm vụ bảo đảm hành lang, Khu ủy và Quân khu nhấn mạnh đó là nhiệm vụ rất quan trọng và yêu cầu tỉnh phải bố trí lực lượng đảm bảo cho được hai tuyến hành lang: từ Tăng Lèo qua vùng 8, vùng 4, đến vùng Bắc Cai Lây (Mỹ Tho) và đường từ Chân Rà - Ba Thu (biên giới) qua vùng 6 đến vùng Bắc Long Định (Mỹ Tho).
Ngày 28 tháng 1 năm 1968, Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Cán sự tỉnh đội họp tại biên giới Bắc Bình Hiệp (Ban Chăng) nghe báo cáo về công tác chuẩn bị, xác định quyết tâm và tổ chức chỉ đạo. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Lê Văn Khuyên (Tám Dần) được trên chỉ định vào Thường vụ Tỉnh ủy và làm Tỉnh đội trưởng (thay đồng chí Ba Hiền bị bệnh), Khu ủy rút đồng chí Trần Công Lý, Thường vụ Tỉnh ủy Trưởng ban An ninh Kiến Tường, điều đồng chí Phạm Văn Hai về thay, Hội nghị đã thành lập Ban chỉ huy thống nhất ở trọng điểm thị xã Mộc Hóa do đồng chí: Lê Ngọc Thanh, Phó Bí thư tỉnh ủy làm Trưởng ban; Nguyễn Xích Điểu, Tỉnh đội phó làm Phó ban.
Đồng thời cũng tăng cường các Tỉnh ủy viên về các vùng: Đồng chí Trần Ngọc Nhóm về vùng 4; đồng chí Bùi Văn Ngưu về vùng 8, đồng chí Lê Văn Mỹ về vùng 6...

Các mặt công tác chuẩn bị đang được hoàn tất, chỉ còn 48 giờ nữa là đến giờ nổ súng thì có lệnh của Khu điều Tiểu đoàn 504 vào đội hình Quân khu để tăng cường lực lượng cho trọng điểm 1 (thành phố Mỹ Tho).

Tỉnh ủy, Tỉnh đội Kiến Tường một mặt lo chỉ đạo sắp xếp và động viên cán bộ, đảng viên và chiến sĩ đi nhận nhiệm vụ mới. Mặt khác động viên rút lực lượng từ bộ đội các vùng 4, 6, 8 và du kích đã qua chiến đấu để thành lập 2 đại đội bộ binh mang phiên hiệu Tiểu đoàn 504B. Đồng thời củng cố lại hai đội đặc công, đội biệt động thị xã Mộc Hóa, đại đội pháo cối để tiến hành tấn công vào thị xã Mộc Hóa với các mục tiêu quan trọng là dinh Tỉnh trưởng, Tỉnh đoàn bao an, Ty Cảnh sát, Đài Truyền thanh, cụm pháo binh, sân bay, khu hậu cần và khám đường (nhà lao).

... Trên chiến trường trọng điểm của Quân khu (Thành phố Mỹ Tho), Tiểu đoàn 504A do đồng chí Châu Văn Thiêm (Sáu Một) làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Võ Văn Vi, Chính trị viên, trong thời gian gần 2 tháng (từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3 năm 1968), đã đánh nhiều trận, tiêu biểu như trận Giồng Nhỏ, trận Phú Kiết, trận trên Quốc lộ 4 (đoạn Tây ngã ba Trung Lương), tiểu đoàn đánh chiếm 2 đồn địch, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội địch, bắn cháy 9 xe quân sự và xe thiết giáp, bắn rơi 2 trực thăng võ trang, loại khỏi vòng chiến đấu gần 300 tên địch. Tiểu đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu giao. Đến cuối tháng 3 năm 1968, Tiểu đoàn 504 được lệnh trở về Kiến Tường đánh địch, bảo vệ hành lang biên giới và củng cố lực lượng chuẩn bị cho tấn công đợt 2 Mậu Thân (1968).

....Tháng 3 năm 1968, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 8 tổ chức hội nghị sơ kết đợt 1 và triển khai đợt 2 cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa Mậu Thân (1968). Đợt 2 Kiến Tường có nhiệm vụ là tiếp nhận huyện Châu Thành và thị xã Tân An của tỉnh Long An (Phân khu 3) để lực lượng Phân khu 3 Long An tập trung tấn công vào hướng nam thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.
Cuối tháng 3 năm 1968, Khu ủy điều động đồng chí Lê Văn Khuyên (Tám Dần), Thường vụ Tỉnh ủy Kiến Tường về Quân khu 8; đồng chí Nguyễn Xích Điểu (Sáu Điểu) được bổ nhiệm vào Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức vụ Tỉnh đội trưởng.
Đầu tháng 4 năm 1968, bộ phận chỉ đạo, chỉ huy phiá trước (tiền phương) Tỉnh ủy, (vùng 2) chuyển về xã Hòa Phú huyện Châu Thành gồm các đồng chí:
- Lê Quốc Hùng, Bí thư Tỉnh ủy.
- Phạm Công Hưng, Ủy viên Ban Tuyên huấn Khu 2 được Khu ủy chỉ định kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
- Nguyễn Xích Điểu, Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh đội trưởng.
- Hồ Ngọc Dẫn, Tỉnh đội phó, Tham mưu trưởng và tăng cường 12 cán bộ trung cao cấp các ngành, đoàn thể cho thị xã Tân An do đồng chí Huỳnh Hữu Thống, Tỉnh ủy viên phụ trách16.
Chỉ huy lực lượng tấn công vào thị xã Mộc Hóa vẫn do đồng chí Lê Ngọc Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy,  đồng chí Vũ Quang Tường, Tỉnh ủy viên và đồng chí Trương Văn Rật (Mười Tâm), Tỉnh đội phó đảm nhận.
Các đồng chí Tỉnh ủy viên phụ trách các vùng gồm: vùng 4 và vùng 8 do đồng chí Bùi Văn Ngưu và đồng chí Trần Ngọc Nhóm (lúc này lực lượng vùng 4 và vùng 8 thống nhất thành 1 lực lượng); vùng 6 do đồng chí Lê Văn Mỹ (Năm Lợi) phụ trách.
Nhiệm vụ trọng tâm trên giao cho Tỉnh ủy, Tỉnh đội Kiến Tường lãnh đạo và chỉ huy tấn công đợt 2 Mậu Thân (1968) là tấn công vào thị xã Tân An. Ta đang tiếp tục sắp xếp tổ chức Tiểu đoàn 504 để hành quân đến chiến trưởng thị xã Tân An thì ngày 20 tháng 4 năm 1968, Tiểu đoàn 504 phối hợp với Đại đội địa phương huyện Hồng Ngự tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp) do đồng chí Dương Văn Thương, Tiểu đoàn phó Tham mưu trưởng chỉ huy phục kích đánh 2 đại đội biệt kích tại đầu kinh Nguyễn Văn Trỗi thuộc xã Hưng Điền B, diệt gần hết 1 đại đội đi đầu và đánh thiệt hại nặng đại đội phía sau, diệt và làm bị thương 70 tên địch tại trận địa, thu gần 200 súng (cả số súng du kích lấy sau trận đánh), 2 máy vô tuyến điện và nhiều đạn dược đồ dùng dã ngoại của địch.
Trận đánh biệt kích địch trên kinh Nguyễn Văn Trỗi được Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam gửi điện khen ngợi và sau đó Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng Huân chương chiến công hạng nhì. Chiến thắng trận kinh Nguyễn Văn Trỗi làm nức lòng, hả dạ quân dân Đồng Tháp Mười, vì đã diệt được bọn ác ôn gây nhiều nợ máu đối với nhân dân trong vùng. Chiến thắng trên đã động viên cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 504 và các lực lượng vũ trang khác trong tỉnh bước vào cuộc chiến đấu đợt 2 Mậu Thân (1968) với tinh thần hồ hởi hơn bao giờ hết.
Nhìn chung sau tấn công đợt 1, tình hình Kiến Tường có nhiều khó khăn hơn trước cả về chủ quan và khách quan: lực lượng vũ trang của tỉnh đã bị thiệt hại khá nhiều trong tấn công đợt 1, nhưng chưa được bổ sung kịp thời. Quân địch ở các đồn bót và thị xã, thị trấn đã cảnh giác, củng cố lại cách bố trí lực lượng và canh phòng rất cẩn mật. Nói cách khác là ta không còn yếu tố quan trọng nhất là bất ngờ, trong khi tương quan lực lượng còn rất chênh lệch. Đứng trước thực tế ấy, Tỉnh ủy Kiến Tường đã tập trung công tác lãnh đạo vào lực lượng vũ trang nhằm giữ vững ý chí tiến công, sẵn sàng nhận những nhiệm vụ nặng nề và khó khăn hơn, đồng thời tranh thủ củng cố lại các cơ quan ban ngành chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới.
Sau chiến thắng trên, Tiểu đoàn 504 lại hành quân đến thị xã Tân An bước vào đợt 2. Do đường hành quân xa và phải vừa đi vừa đánh địch mở đường hành quân nên mãi gần hết cao điểm 1 đợt 2, tiểu đoàn mới đến được điểm tập kết. Lúc này trên vành đai thị xã Tân An, địch đã điều động 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 10 Sư đoàn 7 ngụy, 1 liên đoàn bảo an, 2 tổng đoàn dân vệ và các lực lượng thiết giáp, hải quân, cảnh sát dã chiến tổ chức phòng thủ thành nhiều lớp. Tiểu đoàn phản chiến đấu ngoài vùng ven nhằm tạo ra chỗ hở để thọc sâu đánh vào thị xã phối hợp với lực lượng ta đã bố trí bên trong. Ở vùng ven, Tiểu đoàn 504 đã đánh địch nhiều trận như: trận phục kích trên lộ 21 diệt 4 xe  GMC từ Châu Thành đi thị xã Tân An; trận phục kích thứ 2 ở Bắc Vàm Cống (Vĩnh Công) diệt 1 trung đội địch thu vũ  khí; trận Tiểu đoàn 504 phối hợp với đội Biệt động thị xã Tân An tập kích 1 đại đội bảo an, 1 đoàn bình định ở Bình Tâm, diệt và làm bị thương 50 tên, thu 20 súng; Trận đánh 1 trung đội biệt kích ác ôn ở sát căn cứ Bình Tịnh diệt gần hết trung đội địch. Tiểu đoàn 504 trở về xã An Vĩnh Ngãi đánh 2 trận liên tiếp làm tan tác trung đội biệt kích do tên Út Xéo chỉ huy (một tên ác ôn gây nhiều nợ máu ở vùng ven thị xã Tân An), bẻ gãy chiến thuật đột kích của địch đánh vào các cơ sở ăn ở của ta.
Cùng trong thời gian đợt 2, trên địa bàn các huyện lâm thời ở Kiến Tường ta chủ yếu vừa củng cố lực lượng vừa tổ chức đánh địch phản kích và bọn biệt kích bung ra ngăn chặn hành lang. Tháng 6 năm 1968, đơn vị Đặc công 2 và đội Công binh tỉnh phục kích đoàn tàu ở gần Chùa Nổi (Tuyên Bình), bắn chìm 3 chiếc, bắn hỏng 3 chiếc. Trên sông Vàm Cỏ Tây và kinh Dương Văn Dương, địch tăng cường hơn 50 chiếc tàu chiến các loại của Mỹ để hoạt động ngăn chặn hành lang. Tỉnh ủy, Tỉnh đội đã chỉ đạo các Huyện ủy lâm thời, các đơn vị bộ đội tăng cường lực lượng về phối hợp với du kích xã tổ chức được 13 đội đánh tàu địch, bố trí trên các tuyến, bắn chìm và bắn cháy 57 chiếc. Đại đội pháo cối cũng được phân tán về bám các trọng điểm của từng nơi, liên tục tổ chức pháo kích, tập kích hỏa lực vào thị xã, các thị trấn và cứ điểm quân sự của địch.
Sau đợt 2 (khoảng tháng 8 năm 1968), theo chỉ đạo của trên, Kiến Tường trở về đội hình cũ, trả huyện Châu Thành và thị xã Tân An về Phân khu 3, giải thể các Huyện ủy lâm thời Mộc Hóa, Vàm Cỏ. Đồng chí Phạm Công Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiến Tường được điều về Khu....

Hơi rắc rối phải không,  Grin. Vậy có khả năng (một giả thiết) là tiểu đoàn 504B/ D504B?

4. Địa danh hy sinh?
- Lò bún? chịu,  Grin; tìm trên bản đồ thời điểm đó và tra bảng địa danh không thấy có, danh từ chung chung theo nghĩa đen chăng?
- Tân Phú, Đức Hòa, Long An: tặng bác cái bản đồ này,  Grin

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #28 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 03:45:09 pm »

Dạ giấy báo tử tối nay em xin bổ sung thông tin ! Đoạn VTV1 là em trích cái thư bố em viết trong quá trình đi tìm . Em ko trực tiếp tham gia nhưng bố em bảo ngày xưa bác em đi theo trường Dược là bên Bộ Y Tế nhưng sang bên đó thì họ lại bảo thuộc bên quân đội quản lí nên bao lâu vẫn cứ luẩn quẩn ạ !

- đậm 1: rồi, nhất trí chờ bổ sung; trong lúc chờ, ném lên một thông tin về một cái cầu 48 ở sát biên giới K,  Grin; khu vực thuộc đơn vị hậu cần Miền? tìm được trong lúc tìm thông tin cho nhà bác phong1303Grin



- nghiêng: em ăn quả "dưa bở" rồi,  Cheesy Cheesy Cheesy

- đậm 2: có một chút hy vọng khi tổng hợp các thông tin riêng lẻ của nhà bác, xâu chuỗi lại để có thể ra một giả thiết có độ tin cậy cao, giống trường hợp nhà bác hoangvanloi, hy vọng thế,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #29 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 04:04:19 pm »

bác phong1303 nên gửi lời cảm ơn đến bác macbupda, người đã kỳ công sưu tầm tài liệu này:

- các thông tin ở dưới đây cho thấy; tại Long An, Khu ủy và BTL QK 8 đã thành lập các chiến đoàn 1, 2 (một thời gian ngắn sau chuyển sang gọi là trung đoàn 1,2); liệu đây có phải là các đơn vị tiền thân của trung đoàn Long An sau này?

- xin lưu ý: tiểu đoàn 1, 2 Long An trong tài liệu trên được hiểu là tiểu đoàn 504A, 504B thuộc tỉnh đội. Có tiểu đoàn 5 Nhà Bè?

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM