Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:33:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cayxỏn Phômvihản - Tiểu sử và sự nghiệp  (Đọc 68905 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2013, 08:19:47 am »

TẠI ĐẠI HỘI III VÀ NHỮNG NĂM THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Vừa tổng kết vừa chỉ đạo thực tiễn, trong những năm từ 1978 đến 1980, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản và Trung ương Đảng chú ý nhiều đến việc phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa III, năm 1979, lần đầu tiên, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đề nghị với Đảng về đường lối chuyển từ kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên thành kinh tế hàng hóa. Nhờ đó, các chỉ tiêu kinh tế đều có những bước tiến mới, sản lượng nông nghiệp, công nghiệp đều tăng. Đặc biệt, công trình thủy điện Nậm Ngừm đợt 2 đưa vào sử dụng với công suất từ 30.000Kw lên 110.000Kw,v.v.

Sau 5 năm lãnh đạo việc bảo vệ và xây dựng đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản có dịp nhìn lại một chặng đường đã qua. Báo cáo tổng kết của Trung ương do Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản trình tày tại Hội nghị Trung ương mở rộng họp tháng 12-1980 đã nhận định những nhiệm vụ và mục đích cơ bản đề ra trong kế hoạch kinh tế, xã hội ba năm (1978-1980) đã thực hiện tương đối tốt, đời sống nhân dân từng bước được ổn định, có thể tự giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó là những khuyết điểm và tồn tại, nhất là khuyết điểm về công tác cơ sở và công tác quản lý kinh tế tài chính chưa tốt. Những vấn đề trên đã được rút ra để khắc phục trong kế hoạch kinh tế, xã hội 5 năm lần thứ nhất (1971 - 1985).

Riêng vấn đề công tác ở cơ sở đã được Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản nêu ra tại Hội nghị Bộ Chính trị, tháng 6-1980, yêu cầu các địa phương, các ngành phải chuyển trọng tâm công tác xuống cơ sở, kết hợp chặt chẽ ba mặt công tác: giúp đỡ nhân dân sản xuất, giải quyết những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần, bảo đảm an ninh cho dân; phát hiện, bồi dưỡng xây dựng nòng cốt chính trị từ cơ sở và đẩy địch ra, không cho địch có chỗ ẩn náu trong nhân dân. Tuy vậy, vấn đề công tác cơ sở làm chưa đồng bộ, chưa toàn diện, do đó, Hội nghị Trung ương tháng 12-1980 đã nghiêm túc xem xét vấn đề này. Phải nói rằng, một trong những bài học thành công của Đảng Nhân dân cách mạng Lào là hướng trọng tâm công tác về cơ sở. Cho đến nay, Đảng vẫn kiên trì công tác đó.

Theo Điều lệ Đảng, năm 1976 là đến thời hạn họp Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III. Nhưng vì cả nước vừa mới giải phóng, chế độ mới vừa thành lập, công việc bề bộn và đang trong quá trình tổ chức lại,… Vì vậy, Trung ương Đảng quyết định hoãn triệu tập Đại hội vào năm 1976. Đến nay, nhiều việc đã tương đối ổn định, cho nên Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội lần thứ III của Đảng.

Để chuẩn bị cho báo cáo chính trị có chất lượng, phản ánh đúng tình hình Lào, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã dành nhiều thời gian đi khảo sát tình hình các địa phương. Đồng chí đã đến một số tỉnh của Bắc Lào, Trung Lào và Nam Lào. Tại tỉnh Luổng Phạbang, đồng chí đến thăm đồng bào, bộ đội Hmông sống ở bản Thànịt. Đồng chí nói với những đồng chí lãnh đạo địa phương là muốn trực tiếp tiếp xúc với nhân dân. Vì vậy, đồng chí đã đến nhiều gia đình một cách đột ngột mà không có sự hẹn trước. Qua tiếp xúc, đồng chí biết nhiều người vùng khác đến định cư nơi đây. Đồng chí nói: Nông dân nước ta rất tinh tường trong việc phát hiện đất vùng này rất tốt cho nên mới di cư đến đây lập nghiệp. Trách nhiệm của những người lãnh đạo là cần ổn định nhân dân yên tâm định cư tại vùng này. Qua đó, đồng chí rút ra vấn đề Nhà nước phải biết phát hiện những vùng đất tốt để giới thiệu nhân dân đến đấy làm ăn. Không được bỏ hoang đất tốt trong khi cứ phải cày bừa trên đất xấu.

Tại tỉnh Atôpư, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản sau khi khảo sát các khu rừng, tiếp xúc với nhân dân các bộ tộc, trở về Tỉnh ủy, triệu tập hội nghị cán bộ của tỉnh để trao đổi phương hướng phát triển của Atôpư. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản nhận xét: Trước đây nhiều người cho Atôpư là một tỉnh nghèo về tài nguyên thiên nhiên. Sự thực không phải như thế. Atôpư có nhiều rừng gỗ quý, lại có mỏ quý. Vấn đề là phải có kế hoạch khai thác mỏ và quy hoạch rừng. Về phương tiện và công cụ lao động, tôi thấy nhân dân hầu hết còn lao động thô sơ. Vì vậy, phải từng bước đưa cơ giới vào trong sản xuất nhằm giải phóng sức lao động. Chẳng hạn mua vài chục chiếc máy xay xát gạo có khó gì. Với đặc điểm của Atôpư, chú ý phát triển kinh tế gia đình.

Về mặt văn hóa, xã hội, tôi thấy bà con ta khen Đảng và chính quyền địa phương có nhiều cố gắng dạy chữ cho nhân dân. Nhiều người đã biết chữ. Điều đó rất tốt. Có điều là đừng để nhân dân mù chữ trở lại. Riêng về phong tục tập quán, nhiều bản còn lạc hậu. Tỉnh ủy nên có biện pháp khắc phục dần, từng bước có kết quả. Đối với 11 bộ tộc trong tỉnh, Đảng cần đặc biệt quan tâm. Các bộ tộc phải biết đoàn kết thương yêu nhau. Bộ tộc nào có hiểu biết cao hơn phải giúp đỡ bộ tộc yếu. Vì vậy, phải hết sức đoàn kết, đoàn kết trong nôi bộ Đảng, đoàn kết nhân dân và đoàn kết quốc tế với những tỉnh của Việt Nam giáp biên giới với Atôpư.

Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản mong ước trong ương lai Atôpư sẽ có con đường tốt đi Xêcoong và từ Xêcoong sẽ tạo tuyến giao thông thuận lợi nối với Thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh khác của Lào. Bên cạnh đó là con đường từ Atôpư nối với các tỉnh của Việt Nam, nhằm mở rộng quan hệ buôn bán giữa hai nước.

Các đồng chí trong Tỉnh ủy Atôpư nhận xét: những vấn đề mà đồng chí Cayxỏn Phômvihản đặt ra đều rất thiết thực.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2013, 08:20:15 am »

Trong những ngày ở Atôpư, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã dành thời gian đi thăm bản Xêcamản thuộc huyện Xamắckhi Xay, nơi mà năm 1958, 1959, đồng chí đã đến tiếp xúc với nhân dân trong cuộc vận động bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội Vương quốc. Từ dưới thuyền bước lên bờ, thấy bờ sông thì thấp, mà đất bản Xêcamản thì cao, dốc đứng, đất trơn, nhìn mấy nhà sư leo lên bờ khó nhọc, vất vả mà lòng đồng chí thấy ái ngại vô cùng. Đồng chí nói: Không thể để nhân dân đi lại khó khăn mãi thế này. Rồi đồng chí chỉ thị cho chính quyền địa phương phải làm ngay một cầu thang bằng gỗ cho nhân dân đi lại được dễ dàng. Chính quyền địa phương đã thực hiện ngay chỉ thị đó.

Đến thăm bản Inthi, bản The, đồng chí Cayxỏn Phômvihản khen ngợi về cung cách làm ăn của hai bản này, vừa đoàn kết được bà con trong bản, vừa cải thiện được đời sống nhân dân. Đồng chí đề nghị nên rút kinh nghiệm, lấy đó làm điển hình, phổ biến rộng ra để các địa phương khác cùng học tập chung.

Rời Atôpư, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản qua một số tỉnh khác của Nam Lào, sau đó trở về Thủ đô Viêng chăn để chuẩn bị cho Đại hội III của Đảng.

Sau một thời gian chuẩn bị, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Nhân dân cách mạng Lào khai mạc ngày 27-4-1982, tại Thủ đô Viêng chăn. 228 đại biểu thay mặt cho 3,5 vạn đảng viên của cả nước đã về dự Đại hội.

Đồng chí Xuphanuvông đọc Diễn văn khai mạc; đồng chí Cayxỏn Phômvihản đọc Báo cáo chính trị, đồng chí Nuhắc Phumxavẳn đọc Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế, xã hội 5 năm lần thứ nhất (1981 - 1985), đồng chí Xixổmphon Lờvănxay đọc Báo cáo về sửa đổi Điều lệ Đảng và những tham luận khác.

Báo cáo chính trị đã đánh giá một cách tổng quát những diễn biến của cách mạng Lào từ Đại hội II đến Đại hội III trên các mặt chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, giành thắng lợi cuối cùng, mang lại sự thống nhất đất nước; công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước từ sau khi đất nước thống nhất; mối quan hệ quốc tế và vấn đề xây dựng Đảng. Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản nêu rõ ngay sau khi đất nước được giải phóng, Đảng đã đặt ngay vấn đề khôi phục và phát triển nông nghiệp mà nhiệm vụ hàng đầu là giải quyết vấn đề lương thực. Do cơ cấu đầu tư được bố trí sắp xếp hợp lý, tập trung xây dựng một số vùng trọng điểm sản xuất lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, vùng định canh, định cư, từ năm 1980 đã giải quyết về cơ bản vấn đề lương thực, thực phẩm. Về công nghiệp cũng đã có những bước tiến mới. Quốc phòng, an ninh bảo đảm. Xây dựng Đảng được củng cố và phát triển.

Đồng chí Cayxỏn Phômvihản nêu vấn đề ưu thế của cách mạng Lào với chế độ chính trị tiên tiến, nhân dân các bộ tộc đã làm chủ cả nước, đất nước có nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng, nhưng nền kinh tế nhìn chung chậm phát triển. Vấn đề này đặt ra cho Đảng là phải đầu tư trí tuệ để tìm tòi một đường lối phát triển kinh tế có hiệu quả. Trong lúc cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật của thế giới phát triển nhanh thì ở Lào cũng phải nắm bắt được sự phát triển đó.

Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Lào, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân các bộ tộc Lào là củng cố hòa bình, giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc lâu dài. Điều quan trọng là Đảng phải tổ chức và bảo đảm cho nhân dân các bộ tộc Lào đoàn kết phát huy quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, cùng nhau xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội.

Đảng kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị.

Báo cáo chính trị nhấn mạnh việc xây dựng Đảng vững mạnh trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, xây dựng Đảng gắn chặt với phong trào cách mạng của nhân dân, gắn liền với việc củng cố bộ máy Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, xây dựng Đảng phải kết hợp với việc nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, đưa những người đủ tư cách vào Đảng và đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng.

Đồng chí Buaxỷ Chulơnxúc, thư ký của Đại hội kể lại: Báo cáo chính trị của Trung ương Đảng do đồng chí Cayxỏn Phômvihản trình bày được Đại hội III của Đảng đánh giá cao và hoàn toàn nhất trí với nội dung Báo cáo.

Đại hội đã bầu đồng chí Cayxỏn Phômvihản làm Ủy viên Trung ương Đảng và Trung ương Đảng mới trong Hội nghị toàn thể đã bầu đồng chí làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Sau Đại hội III của Đảng, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản nghĩ đến việc củng cố thêm một bước các đoàn thể cách mạng. Quan điểm của đồng chí là xây dựng Đảng bao giờ cũng phải gắn với việc xây dựng các đoàn thể, vì các đoàn thể mạnh mẽ là một trong những điều kiện làm cho Đảng mạnh và Đảng mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các đoàn thể mạnh. Sự tác động lẫn nhau là cần thiết trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước.

Theo gợi ý của Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản và được Bộ chính trị chấp nhận, Đại hội I của Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào đã khai mạc ngày 27-4-1983 tại Thủ đô Viêng Chăn. Tiếp đó, Đại hội đại biểu Công đoàn toàn quốc khai mạc ngày 14-11-1983 và ngày 21-3-1984, Đại hội đại biểu toàn quốc phụ nữ Lào họp. Sự thành lập của các đại hội đoàn thể quần chúng đánh dấu sự trưởng thành của phong trào quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2013, 08:20:42 am »

Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản đánh giá cao vai trò của công đoàn, thanh niên, phụ nữ, mặt trận. Đồng chí nói thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong mọi công việc khó khăn. Thanh niên phải là những cánh chim đại bàng, những cánh tay trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, xứng đáng với niềm tự hào của Đảng và của dân tộc. Đối với phụ nữ, đồng chí nói rằng: Dưới chế độ phong kiến và chế độ thực dân, chị em bị áp bức bóc lột nặng nề. Đến khi Đảng phất cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chị em đã theo Đảng làm cách mạng, có nhiều cống hiến to lớn vào việc viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Siêng năng, cần cù trong lao động, có lòng yêu nước, yêu quê hương; trung thành, thủy chung, thương chồng con, chịu đựng gian khổ, chấp nhận hy sinh vì hạnh phúc của gia đình, con cái là những đức tính nổi bật của phụ nữ Lào ngày nay. Gia đình đoàn kết gắn bó, một phần nhờ ở người vợ đảm đang, chung thủy. Đồng chí mong chị em khắc phục tư tưởng tự ti tiêu cực, cho phụ nữ là yếu đuối, không có khả năng làm việc, học tập như nam giới. Sự cố gắng vươn lên không mệt mỏi của chị em đã góp phần vào mọi công việc của xã hội, vừa thực hiện sự bình đẳng nam nữ, vừa từng bước giải phóng phụ nữ. Sự đánh giá đó của đồng chí Cayxỏn Phômvihản là nguồn cổ vũ to lớn đối với chị em trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Vấn đề phát triển kinh tế của đất nước luôn luôn được đồng chí Tổng Bí thư của Đảng quan tâm. Đồng chí đã dành thời gian nghiên cứu, chỉ đạo các vấn đề kinh tế, xã hội, nhất là nhưng vấn đề phát triển nông nghiệp, công nghiệp cùng với việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có hiệu quả cao. Đồng chí đã cùng Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Hội đồng Chính phủ tập trung nghiên cứu từng bước chuyển các xí nghiệp quốc doanh sang hạch toán kinh doanh theo chế độ tự quản, chuyển các hợp tác xã nông nghiệp sang chế độ khoán đến hộ nông dân đã làm cho sản xuất ở nông thôn phát triển mạnh, giá cả từng bước ổn định. Đồng chí chủ trương thực hiện quản lý kinh tế bằng chính sách, pháp luật, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, kết hợp giữa tiềm năng trong nước với vốn của nước ngoài, tranh thủ thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới áp dụng vào Lào trong điều kiện cho phép.

Đồng chí Cayxỏn Phômvihản và đồng chí Khămtày Xiphănđon cùng Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào chủ trương xây dựng một số huyện thành những khu vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng vững mạnh; đồng thời, xây dựng một số thị trấn mới có phố, có dân, có cửa hàng, bệnh viện, trường học,… làm trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương. Thị trấn Lắc Sao thuộc huyện Khăm Cợt, tỉnh Bôlikhămxay là một trong những nơi được chọn xây dựng đầu tiên. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã nhiều lần về kiểm tra tình hình xây dựng thị trấn Lắc Sao. Có năm đồng chí đến Lắc Sao hai lần, gặp các đồng chí lãnh đạo địa phương bàn những công việc cần làm tiếp. Lắc Sao đã trở thành một trong những điểm của mô hình xây dựng kinh tế mới của Lào.

Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản là một trong những đồng chí lãnh đạo đã mở đầu sự nghiệp đổi mới ở Lào. Sự nghiệp này bắt đầu từ năm 1985 trên lĩnh vực kinh tế mà trước hết là tập trung vào cải cách giá và tiền lương. Phương châm cải cách kinh tế mà các đồng chí lãnh đạo (trong đó có đồng chí Cayxỏn Phômvihản) của Lào đề ra là phải tiến hành từng bước vững chắc từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng, từ thấp đến cao, từ giá, tiền lương đến chính sách tiền tệ, chính sách tài chính… Việc xác định điểm khởi đầu và các bước đi trong cải cách kinh tế là một vấn đề khoa học và nghệ thuật (khoa học và nghệ thuật quản lý kinh tế). Đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người lãnh đạo cao nhất của Đảng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng những văn bản pháp quy và những chính sách cụ thể, bảo đảm tính khoa học và cách mạng, đưa lại hiệu quả cao; đẩy mạnh phong trào chuyển xuống cơ sở, tổ chức và phát động nhân dân đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp đổi mới kinh tế. đó là sự kết hợp giữa lý luận và thực tế, giữa vai trò Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể với lợi ích cá nhân, giữa chính trị và kinh tế.

Công cuộc đổi mới kinh tế bước đầu mang lại kết quả. Tổng sản phẩm xã hội năm 1985 tăng 40% so với năm 1980. Nông nghiệp, công nhân, giao thông vận tải, phân phối lưu thông và các mặt văn hóa, xã hội đều tăng. Nhiều xí nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh có lãi. Quan hệ kinh tế với nước ngoài được mở rộng. Thành tựu này là kết quả của sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu nỗ lực vượt bậc của nhân dân các bộ tộc Lào. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã có sự đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới đó.

Rút kinh nghiệm trong những khiếm khuyết chỉ đạo kinh tế, Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ đã một loạt quyết nghị về ngân sách: tiền lương, giá cả, thuế, tín dụng và về cải tiến cơ chế quản lý kinh tế. Thực hiện các quyết nghị nói trên, các địa phương phải tự cân đối ngân sách, các xí nghiệp phải hạch toán kinh tế và kinh doanh, áp dụng chính sách giá cả, lấy giá thị trường làm căn cứ, giao cho cơ sở sản xuất kinh doanh được quyền định giá sản phẩm của mình. Những chính sách đó, như báo chí nước ngoài nhận xét là thông thường, “chính sách mở”, nó đã tạo ra một cơ chế quản lý đồng bộ, phù hợp. Cánh cửa kinh tế bắt đầu hé mở đã đưa đất nước đi vào tương lai.

Đảng cũng không giấu giếm khuyết điểm về lãnh đạo quản lý kinh tế trước nhân dân, phân phối lưu thông còn ách tắc, giao thông vận tải còn nhiều khó khăn, thương nghiệp chưa phục vụ tốt các tỉnh miền núi và các vùng xa xôi hẻo lãnh, chậm khắc phục cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, chưa chuyển hẳn được kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản gọi đó là khuyết điểm của quá trình tìm tòi, thử nghiệm. Theo đồng chí, phải kịp thời rút kinh nghiệm để uốn nắn và phải biết sử dụng tối đa khả năng của các chuyên gia giỏi. Bản thân đồng chí đã dành nhiều thời gian để làm việc với các chuyên gia giỏi ở trong nước và nước ngoài, mời những chuyên gia có tầm cỡ của thế giới đến Lào để góp ý cho Lào về một cung cách làm ăn mới. Một người lãnh đạo biết sử dụng chuyên gia là người lãnh đạo có trí tuệ.

Để tránh tác động bất ngờ, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản và Trung ương đã đổi mới một cách thận trọng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 10:01:22 am »

ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐƯỢC TIẾP NỐI

Lại bốn năm nữa trôi qua, Đại hội IV của Đảng đang đến gần.

Cũng như quá trình chuẩn bị cho Đại hội III, quá trình chuẩn bị cho Đại hội IV, đồng chí Tổng Bí thư của Đảng có một chuyến đi tới nhiều miền của đất nước để khảo sát tình hình. Tới Xêcoong, đồng chí không nghỉ ở khách sạn, mà nghỉ ở nhà đồng chí Bônhơn lúc ấy là Bí thư Tỉnh ủy. Làm việc với Tỉnh ủy, đồng chí Cayxỏn Phômvihản hỏi: Ở Xêcoong hiện nay huyện nào đang gặp khó khăn nhất? Các đồng chí trong Tỉnh ủy đều nói: Có ba huyện đang gặp khó khăn, nhưng huyện Tờhim khó khăn nhất. Đồng chí hỏi tiếp: Huyện ấy có mấy bộ tộc? Trả lời: Có bộ tộc Cà Tu và bộ tộc Nhẹ. Hỏi: Đường đi đến đó thế nào? Trả lời: Rất khó khăn, chỉ có đường xuống huyện chứ không có đường xuống xã. Hỏi: Không có đường xuống xã, vậy bằng cách nào mà vận chuyển được muối xuống cho đồng bào? Trả lời: Đồng bào gần biên giới Việt Nam thì nhận muối từ Việt Nam chuyển sang. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản gợi ý: Đường đi khó khăn thế, chúng ta có thể bỏ ít vốn mua ngựa thồ chở muối cho dân được không? Trả lời: Tỉnh ủy cũng nghĩ như vậy, có điều là nuôi ngựa ở đó rất khó khăn vì luôn luôn bị hổ vồ. Hỏi: Vậy có biện pháp nào khác không? Các đồng chí trong Tỉnh ủy Xêcoong hứa sẽ nghiên cứu một cách nghiêm túc những câu hỏi của Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản.

Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản muốn xuống thăm một xã nghèo ở xa nhất. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Xêcoong ngần ngại nói: Thưa đồng chí Tổng Bí thư, từ thị xã xuống Xêcoong xuống đó phải đi mất nhiều ngày, đường rừng, nhiều đồi dốc, rất khó đi. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản kiên quyết đi, nói rằng: Chúng ta phải đến đó để thăm đồng bào.

Đến tỉnh Luổng Phạbang, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản đến thăm một bộ tộc sống trên đỉnh núi Coongxỉ thuộc bản Thàphèn, xã Mường Khải, huyện Luổng Phạbang(1). Đó là một đỉnh núi rất cao, leo lên đó không phải dễ. Tiếp xúc với đồng bào trên đỉnh núi cũng như đi thăm các xã nghèo của tỉnh Xêcoong, đồng chí thấy rõ nhân dân mình nhìn chung là còn nghèo. Đảng, Nhà nước và nhân dân phải phấn đấu rất nhiều mới có cơ hội đưa nước Lào trở thành một nước giàu có.

Qua khảo sát thực tế, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản đã út ra nhiều vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội để đưa vào Báo cáo chính trị của Trung ương Đảng mà đồng chí sẽ trình bày tại Đại hội IV của Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 13 đến ngày 15-11-1968, tại Thủ đô Viêng Chăn. Dự Đại hội có 303 đại biểu chính thức, thay mặt cho 45.000 đảng viên cả nước.

Đồng chí Phumi Vôngvichít đọc Diễn văn khai mạc, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đọc Báo cáo chính trị, đồng chí Nuhắc Phumxavẳn đọc Báo cáo về phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1986-1990), đồng chí Xixổmphon Lờvănxay đọc Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng, cùng các tham luận và phát biểu của các đại biểu dự Đại hội.

Báo cáo chính trị đã đánh giá một cách khách quan thực trạng tình hình mọi mặt của Đảng, của xã hội và tình hình thế giới; kiểm điểm sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng, rút ra những bài học quan trọng từ thực tiễn của cách mạng Lào trong giai đoạn mới. Báo cáo chính trị nhấn mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới suy nghĩ và phong cách lãnh đạo của Đảng. Về phương hướng và nhiệm vụ kinh tế, xã hội đến năm 2000 và trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai, Báo cáo chính trị nêu rõ cần giải quyết vững chắc vấn đề lương thực và thực phẩm trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện: trồng rừng và bảo vệ rừng, chấm dứt nạn phá rừng; bước đầu hình thành cơ cấu nông - lâm - công nghiệp hợp lý; phân vùng kinh tế, quy hoạch xây dựng nông thôn và thành thị; phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc; ứng dựng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, tổ chức công tác điều tra cơ bản; phát triển năm thành phần kinh tế: kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên, kinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước (công tư hợp doanh) và kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và tập thể), trong đó kinh tế quốc doanh nắm vai trò chủ đạo; củng cố toàn diện và phát triển mạnh mẽ hệ thống thương nghiệp; củng cố nền tài chính và tiền tệ ngày càng ổn định; phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại; hình thành hệ thống pháp luật, phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.

Đổi mới cơ chế quản lý bằng việc sử dụng đầy đủ và đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, tăng cường hiệu lực của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân của các thành phần kinh tế; giải quyết đúng đắn trong quan hệ hàng hóa - tiền tệ; xây dựng kinh tế trung ương, phát triển kinh tế địa phương; quan tâm thỏa đáng lợi ích của người lao động; kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, hành chính bao cấp, thực hiện hạch toán kinh tế.

Phát triển kinh tế đi đôi với công tác quốc phòng và an ninh, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng.


(1) Huyện Luổng Phạbang trùng tên với tỉnh Luộng Phạbang.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 10:02:37 am »

Về Đảng, Báo cáo chính trị nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng, kiện toàn các cơ quan đảng, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở, đổi mới công tác cán bộ, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên, đổi mới phong cách làm việc, giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, tăng cường công tác tư tưởng và lý luận.

Về mặt đối ngoại, Báo cáo chính trị khẳng định sự tiếp tục chính sách đối ngoại độc lập, hòa bình và hữu nghị của Đảng và Nhà nước.

Đại hội đã nhất trí tán thành Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng.

Đại hội biểu dương những nỗ lực bền bỉ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đại hội III, trong đó có những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV gồm 51 ủy viên chính thức và 9 ủy viên dự khuyết. Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất (khóa IV) đã bầu Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết, bầu Ban bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản được Trung ương nhất trí bầu lại làm Tổng Bí thư.

Trong Diễn văn bế mạc Đại hội, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản nói:

“Với tất cả lòng khiêm tốn, chúng ta đã đánh giá đúng đắn ý nghĩa của các thành tựu đạt được trong 10 năm là đã tạo ra cục diện mới cho cách mạng nước ta và có ý nghĩa quốc tế quan trọng… Đại hội của chúng ta lần này đã thể hiện sự đoàn kết thống nhất vững chắc trong Đảng ta. Những quyết định đúng đắn của Đại hội sẽ chỉ đạo mọi hoạt động của chúng ta trong những năm trước mắt…”.

Đường lối của Đại hội IV được cụ thể hóa trong các Hội nghị Trung ương 5, 6, 7 (khóa IV).

Sau Đại hội, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản đi một số địa phương để phổ biến Nghị quyết của Đảng, đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Đồng chí dành thời gian nghiên cứu những thành tựu kinh tế mới của thế giới, trao đổi với các chuyên gia trong nước và nước ngoài về kinh tế và quản lý kinh tế. Đồng chí lật đi lật lại vấn đề để rồi rút ra vấn đề then chốt nhất trong kinh tế. Đó là phương pháp xác định một đường lối, chính sách kinh tế ở Lào mà đồng chí Cayxỏn Phômvihản thường áp dụng. Trên bàn làm việc của đồng chí, người ta đã nhìn thấy những cuốn sách, tài liệu viết về chính sách kinh tế và giáo dục của Nhật Bản từ thời Minh Trị, chính sách cải cách kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc, Hà Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Xingapo, Malaxia…(1). Đồng chí nêu câu hỏi và yêu cầu cá chuyên gia phải trả lời: Vì sao những nước cùng dạng về đất đai, dân số, … mà có nước phát triển kinh tế nhanh, có nước lại phát triển chậm? Trả lời trên cơ sở phân tích khoa học câu hỏi của đồng chí Tổng Bí thư của Đảng đâu phải dễ.

Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản thường căn dặn các cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế là cần đi sâu vào thực chất của vấn đề thế giới, liên hệ với nước ta nhằm tìm tòi một giải pháp hợp lý cho việc chỉ đạo kinh tế. Đồng chí yêu cầu các cán bộ quản lý kinh tế cần đi sâu nghiên cứu cụ thể, rút ra những vấn đề trong chính sách mở cửa, chính sách đất đi, kinh tế phải bắt đầu từ hộ gia đình, trong đó lấy hộ gia đình của nông dân làm đơn vị chủ yếu,thực hiện chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Rất chú ý đến chính sách tài chính “mở” thu chi cân đối, kết hợp tốt chức năng quản lý Nhà nước và kinh doanh tiền của ngân hàng, chi vào việc gì và chi bao nhiêu đều có sự cân nhắc, tính toán thận trọng.

Trong việc chỉ đạo các ngành làm kinh tế, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản thường nhắc nở các đồng chí bộ trưởng, thứ trưởng phải luôn luôn xuất phát từ nguyên tắc hiệu quả và nguyên tắc chủ động, sáng tạo, giữ vững hướng đi, nhưng xử lý linh hoạt các bước đi. Điều quan trọng là phải có năng lực phân tích, năng lực tổ chức kinh tế, bảo đảm hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, tại một Hội nghị Trung ương Đảng, đồng chí Cayxỏn Phômvihản nói đến khuyết điểm, nhược điểm của mình: Có đôi lúc tôi cũng chủ quan, rơi vào chủ nghĩa giáo điều, cứng nhắc, có khi lại nóng vội. Tôi sẽ cố gắng khắc phục khuyết điểm, nhược điểm của mình, nhằm làm lợi cho đất nước được nhiều hơn(2).


(1) Có lần đồng chí Cayxỏn Phômvihản nói với các chuyên gia: Trong khoảng 15 năm (1960 - 1975), Nhật Bản dám bỏ ra gần sáu tỷ đôla Mỹ để mua về 25.000 độc quyền kỹ thuật của thế giới. Kết quả thu về 200 tỷ đôla Mỹ tiền lãi hàng hóa do áp dụng kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Từ một nước nhập khẩu kỹ thuật, Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu kỹ thuật lớn nhất của thế giới. Điều này chứng tỏ đồng chí Cayxỏn Phômvihản nghiên cứu rất sâu kinh tế thế giới (Theo lời kể của một số chuyên gia).
(2) Xem Xixanạ Xixán: Một lòng đi theo cách mạng, trung thành với nhân dân, sđd.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 10:03:21 am »

Đồng chí Cayxỏn Phômvihản rút ra một vấn đề quan trọng: chiếc chìa khóa để phát triển kinh tế quy tụ lại vẫn là con người. Đồng chí luôn đặt vấn đề phải gấp rút đào tạo đội ngũ cán bộ biết kinh doanh giỏi, đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Đồng chí cho rằng, công nhân lành nghề ở nước ta còn ít, cán bộ quản lý kinh tế giỏi càng ít hơn. Nhiều vấn đề đặt ra chưa làm được vì thiếu đội ngũ cán bộ biết kinh doanh và đội ngũ công nhân có tay nghề cao.

Những cố gắng của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản, đã tạo ra những chuyển biến mới của kinh tế Lào từ sau khi có Nghị quyết Đại hội IV của Đảng. Quan điểm kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần bắt đầu từ hộ gia đình nông dân đã mở ra cho nông thôn một không khí làm ăn phấn khởi. Nhiều tỉnh, thành phố, huyện, công ty thực hiện liên doanh liên kết, cùng nhau sản xuất, cùng nhau kinh doanh đã mở ra khả năng phát triển kinh tế hàng hóa thị trường, những cơ chế bảo thủ, quan liêu trong kinh tế được tháo gỡ dần dần. Các xí nghiệp được quyền tự chủ trong sản xuất, đầu tư, sử dụng nhân công, tiền lương và giá cả, mở ra một cung cách làm ăn mới, năng động, sáng tạo. Ngân hàng Nhà nước có những biến chuyển mới trong công việc vận hành tiền tệ. Sự chuyển giao lợi nhuận được thay bằng hệ thống thuế lợi tức đối với các ngành sản xuất và thuế doanh thu đối với các ngành dịch vụ đã khuyến khích sản xuất và kinh doanh phát triển. Sau một năm kể từ khi Đại hội IV họp, đất nước đã có khoảng 75% các xí nghiệp trung ương của Lào được trao quyền tự chủ sản xuất và kinh doanh. Đến giữa năm 1988, toàn Lào có 377 xí nghiệp quốc doanh thì 186 xí nghiệp được chuyển sang hạch toán kinh doanh. Hơn 2/3 số xí nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh làm ăn có lãi, tăng sản phẩm, tăng thu nhập. Tất nhiên, bên cạnh đó, cũng còn nhiều xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, phải đóng cửa. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản nói đó là “ngã xe” trong cuộc đua nước rút. Đồng chí đề xuất một phương án có thể cổ phần hóa, tư nhân hóa một số xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ để khỏi bị “sập tiệm”. Đồng chí nói: Đảng và Chính phủ chủ trương phải có chính sách rõ ràng, ổn định và nhất quán đối với kinh tế tư nhân và kinh tế sản xuất hàng hóa. Chủ trương đó đã dẫn tới việc Nhà nước ban hành một số đạo luật vào năm 1990, nhằm hoàn thiện một bước về quản lý kinh tế, xã hội. Nhà nước cho phép các xí nghiệp tư nhân được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh theo chính sách của Nhà nước và bình đẳng trước pháp luật. Một bước tiến mới nữa là các doanh nghiệp đều được phép huy động vốn từ mọi nguồn ở trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, được phép mở các ngân hàng thương mại trong nước với các tài khoản riêng và được trực tiếp tham gia xuất, nhập khẩu hàng hóa được định hướng bằng chính sách thuế. Thành công lớn nhất là Đảng và Nhà nước đã huy động được mọi thành phần kinh tế, hội tụ cùng nhau vì sự nghiệp phát triển đất nước, làm cho nền kinh tế của đất nước tuy còn nhiều khó khăn, nhưng rõ ràng là sống động hơn trước. Đặc biệt, các lĩnh vực dịch vụ, vận tải, mậu dịch, ngân hàng phát triển mạnh.

Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước đã khuyến khích nông dân ngày càng gắn bó với đồng ruộng. Nhiều hộ nông dân được cấp thêm đất để trồng trọt, giao đất, giao rừng cho những ai có nhu cầu và khả năng làm kinh tế nông nghiệp. Chính sách thuế đối với nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến 1% tổng sản phẩm thu nhập, đó là một tỷ lệ rất thấp so với nhiều nước. Nhà nước miễn thuế cho đất hoang mới khai phá từ 3 đến 5 năm đầu, miễn thuế sản lượng vụ thứ hai trong năm, không thu thuế vùng đất đai cằn cỗi, khó canh tác ở miền núi cao, núi sâu. Hình thức thu thuế nông nghiệp cũng thay đổi đa dạng: bằng thóc hoặc bằng tiền tùy theo ý muốn của nông dân. Giá thu mua nông sản tăng, lưu thông lương thực được tự do trong cả nước,… Tất cả những chính sách đó đã giúp cho nền nông nghiệp của Lào tự túc được lương thực. Những thành tựu đạt được trong nông nghiệp đã tác động lớn đến toàn bộ đời sống xã hội Lào.

Một trong những thành công trong chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào là từng bước hạn chế để rồi tiến tới chấm dứt nạn phá rừng một cách có kế hoạch, đồng thời khôi phục thảm rừng và phát triển thế mạnh của rừng. Chính sách quản lý rừng được thực hiện ở việc giao cho địa phương quản lý; tỉnh giao cho huyện, huyện giao cho bản, bản giao cho các hộ gia đình sử dụng. Chính sách đó làm cho người trồng rừng yên tâm đầu tư vốn cho việc phát triển rừng. Rừng được bảo vệ cũng nhờ có chính sách này.

Tại Hội nghị Trung ương 6, Khóa IV, họp vào tháng 6, 1988, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản nói:

“Đến năm 2000, nông nghiệp phải đạt được trình độ khá, có khả năng tạo ra nhiều nguồn sản phẩm hàng hóa, có cơ cấu phong phú về chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nông nghiệp phải bảo đảm vững chắc nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội và làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp”(1).


(1) Cayxỏn Phômvihản: Một số vấn đề quản lý kinh tế hiện nay ở Lào, tài liệu lưu tại Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản (Bản tiếng Việt do Nxb. Sự thật, Hà Nội, xuất bản, 1990, tr. 33).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 10:03:43 am »

Bên cạnh việc quan tâm chỉ đạo phát triển nông nghiệp, đồng chí Cayxỏn Phômvihản chú ý nhiều đến sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Chương trình này được đặt ra trong chủ trương chiến lược phát triển kinh tế hàng hóa và mở cửa nền kinh tế lấy thương nghiệp làm “mắt xích chính” và giao thông vận tải làm “mũi nhọn”. Đảng và Nhà nước đưa ra chính sách khuyến khích nhập máy móc thiết bị nhỏ, vật tư nguyên liệu cần thiết nhằm phát triển sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, với hàng tiêu dùng, Đảng, Nhà nước và đồng chí Cayxỏn Phômvihản có quan tâm, nhưng trên thực tế hàng nội địa còn chiếm tỷ trọng rất thấp, chất lượng hàng hóa làm ra chưa thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được, phải nhập của nước ngoài. Hàng nước ngoài nhìn rõ những lỗ hổng đó đã thi nhau nhập ổ ạt vào nước Lào. Hàng nước ngoài (chủ yếu là hàng xa xỉ phẩm Thái Lan) qua nhiều con đường tràn vào Lào, lấn át hàng sản xuất trong nước.

Trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế, Trung ương Đảng, Chính phủ đứng đầu là Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản chú ý nhiều đến vấn đề đầu tư của nước ngoài. Năm 1988, Nhà nước Lào công bố Luật Đầu tư nước ngoài, được nhiều nước quan tâm. Sau khi công bố Luật Đầu tư, nhiều hãng kinh doanh đã đến Lào để tìm hiểu. Và sau một năm kể từ khi công bố Luật Đầu tư đã có 333 công ty lớn nhỏ của Thái Lan ký hợp đồng buôn bán với Lào. Công ty Pridi Haranphít đã bỏ vốn 150 triệu bạt hợp doanh với Lào xây dựng xí nghiệp may mặc…

Nhờ cải cách chính sách thuế đã tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa nói chung, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu nói riêng.

Tháng 1-1989, Trung ương họp Hội nghị lần thứ 7, khóa IV. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản khẳng định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta là không thay đổi. Nhưng xuất phát từ tình hình thực tế đất nước ta, tính chất cơ bản của cách mạng Lào trong giai đoạn hiện tại vẫn là tính chất dân chủ nhân dân. Hiện nay, chúng ta đang trong giai đoạn củng cố, phát triển, hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng chí phân tích sở dĩ nói như vậy vì Lào trên thực tế chỉ mới hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ giải phóng dân tộc, còn nhiệm vụ dân chủ chưa làm được bao nhiêu, phải tiếp tục làm nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm tự do dân chủ thực sự cho nhân dân các bộ tộc, tạo tiền đề từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nội dung kinh tế của chế độ dân chủ nhân dân là phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường, dựa trên quan hệ hàng hóa và tiền. Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, liên kết vừa cạnh tranh lành mạnh theo phát luật nhằm thúc đẩy nhau cùng phát triển dưới sự quản lý của Nhà nước. Mọi hoạt động kinh tế, xã hội phải hướng về cơ sở, xuống nông thôn, lên miền núi. Mặt khác, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa tranh thủ vốn liếng, kỹ thuật, kinh nghiệm của nước ngoài để áp dụng vào nước ta. Đồng chí nêu vấn đề “mở cửa” nhưng phải chủ động, có hiệu quả, bảo đảm quốc phòng, bảo vệ nội bộ và trật tự an ninh xã hội tốt.

Đó là tầm nhìn xa, “rất Lào” của Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản. Hoàn cảnh của Lào mà không có những chính sách phù hợp như trên sẽ rất dễ xa vào con đường giáo điều, duy ý chí.

Sau Hội nghị Trung ương Đảng tháng 1-1989, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản rời Thủ đô Viêng Chăn đi công tác tại một số địa phương của Trung Lào. “Bộ não” của cách mạng Lào vẫn thường xuyên xuống các địa phương để xem xét tình hình. Không riêng gì đồng chí Cayxỏn Phômvihản mà các đồng chí Khămtảy Xiphănđon, Nuhắc Phumxavẳn, Xamản Vinhakệt, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng, bộ trưởng, thứ trưởng đều thường xuyên xuống làm việc tại các địa phương. Đó là tác phong, nếp sinh hoạt tốt của những người lãnh đạo.

Đến tỉnh Bôlikhămxay, đồng chí Cayxỏn Phômvihản xuống thăm bản Phônxỉ. Đây là lần thứ hai, đồng chí về thăm bản này. Lần trước,đồng chí phê bình một số gia đình chưa thực hiện tốt phong trào “ba vệ sinh”. Lần này, đồng chí khen bản sạch sẽ, bà con khỏe mạnh, phấn khởi, có đủ lúa gạo. Đồng chí mong bà con dân bản đoàn kết, phấn đấu, xây dựng bản làng ngày một phát triển.

Trở về Thủ đô Viêng Chăn, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản đã tổng kết chuyến đi công tác của mình tại các địa phương và giải quyết kịp thời một số đề nghị của các địa phương nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Ngày 1-5-1989, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản dự lễ kỷ niệm Quốc tế Lao động được tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn. Nhân dịp này, đồng chí đã ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các bộ tộc Lào cùng những cống hiến của các nhà yêu nước và cách mạng của Lào.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 10:04:53 am »

Ngày 13-7-1989, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản đến dự buổi lễ trao tặng đồng chí Xuphanuvông Huân chương Vàng quốc gia Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Lào cho đồng chí Xuphanuvông nhân dịp đồng chí 80 tuổi. Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đánh giá cao những cống hiến xuất sắc của đồng chí Xuphanuvông đối với cách mạng Lào: “Toàn Đảng, toàn dân ta đều biết rõ đồng chí Xuphanuvông là một nhà trí thức lớn, một người hoàng tộc có tinh thần yêu nước sâu sắc, từ rất sớm đã gắn bó cuộc đời của mình với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong suốt nửa thế kỷ qua”(1). Đồng chí Cayxỏn Phômvihản cho rằng, tài năng, đức độ và uy tín của đồng chí Xuphanuvông đã trở thành nguồn động viên, lôi cuốn nhân dân các bộ tộc Lào đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Tình cảm giữa đồng chí Cayxỏn Phômvihản với các đồng chí lãnh đạo cách mạng Lào là bền chặt.

Năm 1990, trong không khí kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản trao đổi với các đồng chí làm công tác thông tin báo chí rằng, cần mở đợt tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Đảng của mình và lấy ý kiến của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. Đây là bước phát triển mới trong nền dân chủ ở Lào.

Trong buổi mít tinh kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đảng tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn ngày 22-3-1990, Tổng Bí thư Cayxỏn Phomvihản nêu bốn vấn đề định hướng cho cách mạng Lào trong giai đoạn mới: Không ngừng phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân các bộ tộc Lào, kiên trì mục tiêu cách mạng, củng cố, phát triển và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân; tăng cường đoàn kết, hòa hợp, dựa vào nhân dân, mở rộng dân chủ; quyết tâm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, có nguyên tắc, từng bước thích hợp; không ngừng tăng cường mở rộng đoàn kết và hợp tác quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước(2).

Những ngày cuối tháng 3-1990, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản trở lại công tác tại Bôlikhămxay. Đồng chí đến thăm bản Phônten thuộc xã Khămcợt. Sau đó đồng chí đi La Cai. Có người hỏi: Vì sao dạo này đồng chí lại hay đi Bôlikhămxay? Đồng chí Cayxỏn Phômvihản nói: Tôi muốn xem xét kỹ hơn vấn đề kinh tế và vấn đề xây dựng Đảng ở đây. Nhìn chung, hai vấn đề này ở Bôlôlikhămxay cần được nghiên cứu kỹ hơn.

Cuối năm 1990, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản về Khămmuộn để kiểm tra tình hình việc chuẩn bị xây dựng công trình thủy điện Nậm Thơng. Đồng chí nhắc nhở các cán bộ phụ trách công tình này là khi xây dựng phải chú ý đến vấn đề môi trường, đề phòng tham ô, lãng phí trong khi xây dựng bằng biện pháp quản lý chặt tiền vốn và nhân công. Nét mặt đồng chí không được vui khi nói với anh chị em cán bộ, công nhân làm thủy điện rằng: Nước ta thừa điện, nhưng lại thiếu điện. Điện Nậm Ngừm tiêu thu không hết lại bán cho Thái Lan và Thái Lan dùng điện đó để bán lại cho tỉnh Khămmuộn và tỉnh Xavẳnnakhệt của Lào. Vấn đề là chưa có đường dây tải điện từ Bắc Lào đến Trung Lào và Nam Lào. Địa hình của Lào hiểm trở, nhiều núi cao, rừng sâu, cho nên làm đường dây tải điện Bắc - Trung - Nam là rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy, chúng ta cố gắng sản xuất điện “tại chỗ” cung cấp cho địa phương là phương án cần được đặt ra và giải quyết.

Sang đầu năm 1991, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản lại về công tác tại Khămmuộn. Đồng chí dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh. Phát biểu tại Đại hội, đồng chí nhấn mạnh đến công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Điều quan trọng trong công tác xây dựng Đảng là Đảng phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Mọi đường lối, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân. Một Đảng mà tách khỏi nhân dân là một Đảng hỏng. Phải hết sức tranh thủ sự đóng góp của nhân dân các bộ tộc Lào đối với sự lãnh đạo của Đảng và vai trò gương mẫu của đảng viên. Phải thông qua sự tín nhiệm của nhân dân mà đánh giá phẩm chất đảng viên. Đoàn kết tốt với nhân dân, đồng thời phải đoàn kết tốt trong Đảng, tạo thành khối thống nhất ý chí và hành động trên cơ sở nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình và bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Xây dựng Đảng phải gắn với việc đề phòng mọi âm mưu diễn biến hòa bình của địch, đề phòng sự phá hoại của địch. Phải luôn luôn có lập trường quan điểm giai cấp vững vàng, không hoang mang dao động, bình tĩnh xem xét những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới. Đó là những vấn đề cơ bản trong công tác xây dựng Đảng.


(1) Báo Paxaxôn, ngày 14-7-1989.
(2) Xixanạ Xixán: “Một lòng đi theo cách mạng, trung thành với nhân dân”, sđd, tr. 22.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 10:05:26 am »

NHỮNG NĂM CUỐI ĐỜI

Những năm cuối của cuộc đời, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản thường dành nhiều thời gian nghiên cứu công tác xây dựng Đảng.

Để chuẩn bị cho Đại hội V của Đảng, đồng chí Cayxỏn Phômvihản càng chú ý đến công tác xây dựng Đảng. Đồng chí rất quan tâm đến vấn đề đảng viên làm kinh tế. Đồng chí nói: Vấn đề đảng viên làm kinh tế là vấn đề được chú ý đúng mức. Có được phép thuê nhân công không và thuê tới mức nào đều phải nghiên cứu thận trọng. Phải lý giải cho rõ là đảng viên được phép làm kinh tế, nhưng lại không được phép bóc lột. Đồng chí gợi ý: Làm kinh tế trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và trong khuôn khổ Điều lệ của Đảng là vấn đề đảng viên phải hết sức chú ý.

Đồng chí Cayxỏn Phômvihản còn hết sức chú ý đến chính sách đối với cán bộ về hưu. Đồng chí nói: Các đồng chí cán bộ của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân đã cống hiến phần lớn cuộc đời mình cho công việc của cơ quan, đơn vị. Nay họ đến tuổi nghỉ việc, Đảng và Nhà nước phải có chính sách tương xứng với sự cống hiến của họ.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp từ ngày 27 đến ngày 29-3-1991, tại Thủ đô Viêng Chăn. 367 đại biểu chính thức đã tham dự Đại hội.

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản đọc Báo cáo chính trị. Báo cáo chính trị thể hiện một cách sâu sắc, toàn diện tình hình giữa hai nhiệm kỳ từ Đại hội IV đến Đại hội V và đề ra phương hướng, nhiệm vụ mới của Đảng trong giai đoạn tới, tiếp tục xây dựng phát triển chế độ dân chủ nhân dân.

Báo cáo chính trị nêu rõ cuộc sống xã hội ở nước ta ngày càng tốt lên, ý thức làm chủ đất nước của nhân dân được đề cao. Nhân dân các bộ tộc Lào sống trong tinh thần bình đẳng, đoàn kết, hòa hợp, thương yêu nhau, hăng hái, phấn đấu cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nhờ đổi mới chính sách kinh tế, sản xuất kinh doanh phát triển với nhịp độ tương đối nhanh, tăng bình quân 5,5%/năm; lạm phát ở mức không nghiêm trọng, giá cả tương đối ổn định.

Thành tích nổi bật trong nông nghiệp là đã bảo đảm về cơ bản nhu cầu lương thực cho cả nước và có một phần dự trữ. Theo đồng chí Cayxỏn Phômvihản thì có được thành tích này chủ yếu là nhờ điều chỉnh chính sách, coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất chủ yếu, giao đất cho nông dân có quyền sử dụng lâu dài, kể cả quyền thừa kế. Tuy vậy, nhìn chung nông nghiệp nước ta phát triển chưa vững chắc.

Về lâm nghiệp có những bước phát triển mới nhờ kết hợp giữa khai thác và trồng rừng, bảo vệ, tu bổ rừng, giao rừng cho dân bảo vệ và sử dụng. Việc phá rừng làm rẫy cũng giảm dần, đi đôi với việc tổ chức định cư cho đồng bào miền núi.

Về giao thông vận tải Nhà nước đã sửa chữa một số đường liên tỉnh, đường địa phương. Đường thủy và đường hàng không được mở mang thêm. Chúng ta đã sử dụng nhiều thành phần, cả Nhà nước và tư nhân với nhiều loại phương tiện hiện đại và thô sơ, làm cho giao thông vận tải phát triển thuận lợi.

Thành công nhất trong chính sách tài chính mà đồng chí Cayxỏn Phômvihản nêu trong Báo cáo chính trị là đã xóa bỏ cơ chế tài chính bao cấp tràn lan, áp dụng cơ chế tài chính mới theo quan hệ hàng hóa - tiền tệ đi đôi với việc huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Hệ thống của ngân hàng được cơ động khi một bộ phận chuyển sang làm kinh doanh tiền tệ.

Chính sách thương nghiệp được thể hiện khá rõ khi hàng hóa được lưu thông tự do trên thị trường, trao đổi mua bán ngày càng nhộn nhịp đã tác động thúc đẩy sản xuất phát triển.

Về xã hội, Báo cáo chính trị đã phân tích chương trình cải cách giáo dục và chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2000. Hệ thống trường học được củng cố và phát triển. Trình độ dân trí của nhân dân được nâng cao. Văn hóa và thuần phong mỹ tục được duy trì và phát huy. Báo cáo chính trị đánh giá cao đối với những cống hiến của các nhà sư trong việc giáo dục cho thiện nam, tín nữ có tinh thần tương trợ, thương yêu nhau, đoàn kết nhau để xây dựng quê hương, đất nước.

Công tác quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước mà nòng cốt là do các lực lượng vũ trang.

Về đối ngoại, Đảng đã thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác với các nước, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật một cách bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

Hệ thống chính trị được giữ vững nhờ tiến hành đổi mới một cách đúng hướng, đặc biệt, Đảng đã đề cao trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của dân tộc và của xã hội, có mối liên hệ với nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Bộ máy Nhà nước được củng cố và hoạt động có hiệu lực hơn trước.

Nhìn chung, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IV của Đảng, đất nước đã đạt được những thành tựu và thắng lợi to lớn, nhiều mặt và có bước tiến vững chắc.

Bên cạnh những thành tựu trên đây, Báo cáo chính trị cũng chỉ ra một số thiếu sót trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện trong sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng và Nhà nước các cấp, các ngành. Công việc có lúc, có bộ phận còn chồng chéo, bộ máy còn cồng kềnh. Một số địa phương còn có tư tưởng cục bộ. Đội ngũ cán bộ tuy đã trưởng thành về nhiều mặt, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới, v.v. Những thiếu sót ấy đã hạn chế không ít đối với bước phát triển của đất nước mà nguyên nhân quan trọng là sự nghiệp đổi mới còn rất mới mẻ, cho nên chưa có nhiều kinh nghiệm cả về hoạch định đường lối lẫn biện pháp tổ chức.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 10:06:15 am »

Báo cáo chính trị đã rút ra những kết luận quan trọng:

- Một là: Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của chúng ta.

- Hai là: Đoàn kết hòa hợp trong nội bộ dân tộc là sức mạnh vô địch của chúng ta.

- Ba là: Trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, Đảng phải dựa vào dân, từ nhân dân mà ra, tất cả vì lợi ích của nhân dân.

- Bốn là: Cán bộ quyết định thành, bại của đường lối.

- Năm là: Phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng, kết hợp giữa sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại.

Báo cáo chính trị nêu những phương hướng, nhiệm vụ chung trong thời gian sắp tới của toàn Đảng, toàn dân ta là:

“Tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện, tăng cường đoàn kết nhất trí toàn dân trên cơ sở liên minh công nông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tích cực khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, chuyển nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên thành nền kinh tế hàng hóa, làm cho đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân các bộ tộc ngày càng được cải thiện. Phát huy dân chủ trong mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng và tổ chức xã hội, xây dựng bộ máy Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Không ngừng kiện toàn tổ chức và vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố công tác quốc phòng, an ninh toàn dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc, bảo vệ chế độ mới, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an ninh xã hội. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế. Tất cả để xây dựng nước Lào hòa bình, độc lập dân chủ, thống nhất và thịnh vượng, góp phần vào sự nghiệp hòa bình và tiến bộ xã hội trên thế giới”(1).

Đảng trong sự nghiệp đổi mới được thể hiện bởi trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Đề cao vai trò hết sức quan trọng của công tác lý luận, tư tưởng, công tác tổ chức, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, kiên trì thực hiện biện pháp chiến lược chuyển xuống cơ sở.

Đó là những vấn đề chủ yếu trong phương hướng công tác của Đảng mà Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản đã nêu trong Báo cáo chính trị.

Báo cáo chính trị tại Đại hội V của Đảng là sản phẩm của trí tuệ tập thể của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, sự đóng góp tích cực và đầy trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có vai trò của Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản.

Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Cayxỏn Phômvihản trình bày; văn kiện về Sửa đổi Điều lệ Đảng và Điều lệ Đảng sửa đổi và thông qua Nghị quyết của Đại hội.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa V, gồm 55 đồng chí ủy viên chính thức và 4 đồng chí ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương khóa V họp bầu Bộ Chính trị gồm 11 đồng chí: Cayxỏn Phômvihản, Nuhắc Phumxavẳn, Khămtày Xiphănđon, Phun Xipaxớt, Maychăntan Xẻngmani, Xamản Vinhakệt, Uđôm Khắtthinhạ, Chunmali Xaynhaxỏn, Xổmlắt Chănthamạt, Khămphủi Kẹobualapha, Thoongxỉng Thămmạvông.

Theo Điều lệ sửa đổi của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa V đã bầu đồng chí Cayxỏn Phômvihản làm Chủ tịch Đảng và Ban cố vấn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm ba đồng chí: Phumi Vôngvichít, Xuphanuvông, Xixổmphon Lờvănxay.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đọc Diễn văn bế mạc. Đồng chí đã tổng kết quá trình diễn biến của Đại hội và nêu rõ Đại hội lần này đã xem xét, đánh giá quá trình tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng, khẳng định những thành tựu đã đạt được, phê phán nghiêm khắc những khuyết điểm, tồn tại và rút ra những bài học vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. Đồng chí nhấn mạnh thành công của Đại hội lần này mang rõ sắc thái đổi mới tư duy chính trị, tư tưởng, tổ chức, về phong cách công tác của Đảng, thể hiện sự đoàn kết thống nhất, sự trưởng thành vững vàng về mọi mặt của Đảng. Thành công của Đại hội còn là kết quả tổng hợp của sự tập trung trí tuệ của toàn Đảng và toàn thể nhân dân các bộ tộc Lào.

Đại hội bế mạc trong không khí đầm ấm, nồng nàn tình Đảng, tình dân khi đoàn đại biểu nhân dân Thủ đô Viêng Chăn, những nam nữ thanh niên, học sinh mặc trang phục dân tộc, giương cao cờ nước, cờ Đảng, mang những bó hoa tươi thắm tiến vào hội trường lớn chúc mừng thắng lợi rực rỡ của Đại hội.


(1) Báo cáo chính trị tại Đại hội V của Đảng, do đồng chí Cayxỏn Phômvihản trình bày. Tài liệu lưu tại Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM