Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:06:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cayxỏn Phômvihản - Tiểu sử và sự nghiệp  (Đọc 68979 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:44:52 pm »

Cayxỏn Phômvihản nghiên cứu kỹ những cuộc nổi dậy hoàn toàn mang tính chất tự phát của nhân dân địa phương chống chế độ thực dân và phong kiến. Cậu rất khâm phục cuộc khởi nghĩa do người anh hùng Commađăm lãnh đạo hoạt động trong nửa đầu của những năm 30 thế kỷ XX, Ông là một nhà yêu nước chân chính của Lào đã khéo léo dựa vào chiến lũy Phulông xây dựng trên cao nguyên Bôlôven để chống Pháp. Ông không ngừng đấu tranh đòi chính quyền Pháp ở Lào phải thừa nhận vùng đất Nam Lào được hưởng một quy chế như một quốc gia độc lập. Ngày 22-2-1927, trong một bức thư gửi chính quyền Pháp ở Lào, Commađăm viết: “Chúng tôi đòi một quy chế soạn thảo theo một thời gian hạn định. Chúng tôi không lựa chọn chính quyền cai quản chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng không thể nộp mình cho một chính quyền khước từ một quy chế đối với chúng tôi”. Rõ ràng, Commađăm muốn đòi quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc Lào yêu dấu của ông. Tiếc rằng, lực lượng yêu nước của ông chưa đủ mạnh để chống trả với một thế lực thực dân hùng mạnh, cho nên mặc dù nghĩa quân chiến đấu vô cùng anh dũng, nhưng cuộc khởi nghĩa vẫn không tránh khỏi thất bại. Trong một cuộc chiến đấu với binh lính Pháp ở một khu rừng thuộc Bôlôven vào tháng 9-1936, người anh hùng Commađăm đã hy sinh cùng với các nghĩa quân. Tiếp đó, mấy người con của ông cũng lần lượt bị quân Pháp bắt. Từ đó, quân Pháp khống chế được cao nguyên Bôlôven. Tuy vậy, họ vẫn không thể chinh phục nổi tấm lòng yêu nước của nhân dân các bộ tộc Lào nói chung và nhân dân Lào Thượng nói riêng.

Bên cạnh phong trào yêu nước tự phát triển Commađăm, ở Lào trong những năm 40 thế kỷ XX còn xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Lớp người sinh vào những năm 20, 30 thế kỷ XX ở đã tiếp thu và thừa hưởng được những hạt giống cách mạng ra đời từ sáu chi bộ cộng sản đầu tiên ở Viêng Chăn, Xavẳnnakhệt, Pắcxế, Thàkhẹc, Bònèng, Phôngtin vào giai đoạn Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập (năm 1930-1931). Tháng 9-1934, trên cù lao của sông Mê Kông, đại biểu các chi bộ cộng sản các địa phương đã tổ chức thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lào. Từ đó, cuộc đấu tranh nhân dân các bộ tộc Lào gắn bó mật thiết với cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới, chuyển từ cuộc đấu tranh yêu nước sang cuộc đấu tranh yêu nước - cách mạng với chất lượng hoàn toàn mới. Đầu năm 1936, nổi lên cuộc đấu tranh của công nhân mỏ thiếc Phôngtin và mỏ thiếc Bònèng đòi tăng lương, mở đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân Lào trong giai đoạn mới. Tiếp đó, công nhân cầu đường, công nhân điện và công nhân cưa xẻ gỗ đồ mộc ở Viêng Chăn đấu tranh đòi cải thiện đời sống. Năm 1937, công nhân mỏ thiếc lại bãi công lần thứ hai và đến năm 1938, công nhân các đồn điền ở Xiêng Khoảng và nhân dân tỉnh Khămmuộn liên tiếp nổi dậy đấu tranh chống sưu cao thuế nặng… Thực dân Pháp đã có những cố gắng đặc biệt để trừ bỏ mọi sự tuyên truyền cách mạng đối với người “bản xứ”(1), nhưng họ vẫn không dập tắt được phong trào đấu tranh của nhân dân.

Cayxỏn Phômvihản biết thực trạng tình hình chính trị ở Lào trong giai đoạn cách mạng Đông Dương đang có sự chuyển biến về chất. Có lúc, cậu muốn thôi học để bước vào cuộc đấu tranh giành độc lập cho nước Lào. Nhưng sau đó nghĩ lại, cho rằng mình chưa đủ kiến thức để làm những công việc to lớn của cách mạng. Vả lại, ông Nai Luân không ngừng thúc giục Cayxỏn Phômvihản trở lại Hà Nội để tiếp tục sự nghiệp học hành. Bà Nang Đốc cũng cầu mong như vậy.

Đáp lại tấm lòng thịnh tình của cha mẹ, mùa thu năm 1939, Cayxỏn Phômvihản tạm biệt quê hương để sang Hà Nội học tiếp lên lớp trên. Kỳ này, cậu phải ra sức học tập để có bằng tú tài trước khi thi vào đại học. Một sự nghiệp đầy khó khăn đang đợi ở phía trước.

Cayxỏn Phômvihản học đến năm1943, thì tốt nghiệp tú tài toàn phần và thi dỗ vào đại học luật. Tin ấy được báo về Xavẳnnakhệt và gia đình của Cayxỏn Phômvihản vô cùng vui sướng. Ông Nai Luân tuy rất nghiêm khắc với đứa con trai của mình, song ông cũng hết sức có trách nhiệm với con và luôn luôn quan tâm đến sự phát triển về học vấn và tinh thần của con. Bà Nang Đốc tự hào nói với bà con dân bản rằng: Con tôi nhất định sẽ nên người(2). Đúng như mơ ước của mẹ, Cayxỏn Phômvihản vào học Trường Đại học Luật (École Supérieur des Droits) được thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp, ngày 11-9-1931. Phải nói rằng, ngày 18-9-1924, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương ra Nghị định thành lập “Đông Dương cao đẳng học viện” (École Hautes Études Indochinoises) để đào tạo ở bậc cao học về pháp luật, chính trị, lịch sử và triết học. Tiêu chuẩn thi vào trường phải có bằng tú tài hệ thống bản xứ hay tú tài Tây. Chương trình học ba năm. Theo Sắc lệnh ký ngày 11-9-1931, Tổng thống Pháp quyết định đổi tên “Đông Dương cao đẳng học viện” thành Trường Đại học Luật (École Supérieur des Droits). Học sinh thi đậu vào Trường này đều được học bổng toàn phần, gần 30 đồng bạc Đông Dương mỗi tháng, trong khi giá gạo lúc ấy là 2 đồng 1 tạ.


(1) Dẫn theo “Rapport sur la situation administrative, écônmique et financier du Laos durant les périodes 1934-1935, 1938-1939. Vientiane 1935-1939 - Annuaire statistique de l’Indochine, 1939, p.6”.
(2) Theo lời bà Phăn (em ruột bà Nang Đốc), kể ngày 24-9-1993, tại Xavẳnnakhệt với chuyên gia Việt Nam đi sưu tầm tài liệu về Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:46:07 pm »

Cayxỏn Phômvihản quyết định xin thi vào Trường đại học Luật vì cậu rất thích những vấn đề thuộc về luật pháp và cũng qua Trường đại học Luật mà tìm hiểu thực chất bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương ra sao. Mục đích rõ ràng đã trở thành động cơ thúc đẩy Cayxỏn Phômvihản lao vào học tập với niềm say mê. Cậu đọc tất cả những gì thuộc về luật, nghị định, quyết định, hiệp ước, khế ước… của chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Trụ sở Trường Đại học Luật lúc ấy ở phố Lê Thánh Tông(1), Hà Nội, Việt Nam, lúc ấy gọi là đại lộ Bôbilô (Boulevard Bobillot), trong khi đó, Cayxỏn Phômvihản lại ăn nghỉ ở ký túc xá dành cho học sinh nước ngoài ở cuối phố Bà Triệu, Hà Nội. Hằng ngày, cậu đi học bằng xe đạp (có hôm đi bộ) trên đoạn đường dài vài cây số. Vất vả, gian khổ, thiếu thốn không hề làm cho cậu nản chí. Cậu đặt quyết tâm rất cao vào việc học tập.

Trong lúc anh sinh viên Cayxỏn Phômvihản đang tập trung vào học tập, thì ở Việt Nam, Lào, Campuchia nổi lên nhiều sự kiện chính trị trọng đại. Những diễn biến phức tạp trên trường quốc tế vẫn luôn luôn dội vào ba nước Đông Dương. Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã đặt các nước Đông Dương vào tình hình nước sôi lửa bỏng. Để tập hợp lực lượng yêu nước và cách mạng đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Các nhà cách mạng của Đông Dương cho rằng, chính Chiến tranh thế giới thứ hai này sẽ tạo ra thời cơ cho cách mạng Đông Dương bùng nổ. Vì vậy, nhiệm vụ của những người yêu nước và cách mạng Đông Dương phải chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc đấu tranh quyết liệt giành chính quyền khi thời cơ đến. Trước mắt cần tăng cường xây dựng các cơ sở cách mạng ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

Tháng 6-1940, phátxít Đức Hítle tiến đánh nước Pháp. Pháp thất bại. Nhân cơ hội này, phátxít Nhật nảy ra âm mưu đánh quân Pháp đang đóng ở Đông Dương để thống trị Đông Dương. Như vậy, lúc này ở Đông Dương có hai quân đội Pháp và Nhật chiếm đóng mà nhân dân Đông Dương gọi là “một cổ hai tròng”. Đến tháng 9-1940, quân đội Nhật đánh Lạng Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng,… Quân Nhật đánh đến đâu, quân Pháp thua đến đấy. Cùng thời gian đó, quân Nhật giúp quân Thái Lan gây chiến tranh biên giới với Lào và Campuchia. Cuộc chiến tranh này kéo dài nửa năm (từ tháng 9-1940 đến tháng 3-1941) đã làm cho lãnh thổ Lào mất hai tỉnh Xaynhabuly và Chămpaxắc. Nhật càng ngày càng uy hiếp Pháp để tới ngày 8-12-1941, Pháp phải ký Hiệp ước với Nhật để Nhật thống trị Đông Dương, biến Đông Dương thành căn cứ quân sự và sự khống chế của Nhật. Không chịu được cảnh áp bức, bóc lột của Nhật và Pháp, tại một số địa phương ở Lào, Việt Nam,… đã lần lượt nổi dậy chống Pháp, Nhật. Mục tiêu lúc này của cách mạng Đông Dương là chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang đánh đổ phátxít Nhật - Pháp, giành chính quyền về tay nhân dân.



Quân đội Nhật tiến vào Đông Dương, ảnh chụp ngày 22-9-1940

Tháng 1-1941, từ Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc về nước. Điểm đến đầu tiên của Người là xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Người ở trong hang Cốc Bó thuộc xóm Pắc Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Quốc tế Cộng sản, chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ năm họp tại tỉnh Cao Bằng, Việt Nam(2) để kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Đảng và cách mạng Đông Dương, đồng thời, đề ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc cho các nước Đông Dương. Ở Việt Nam lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), bao gồm nhiều hội cứu quốc mang tính chất đoàn thể yêu nước. Ở Lào, lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh. Ở Campuchia, lập Mặt trận Cao Miền độc lập đồng minh, tất cả đểu nhằm đánh đổ kẻ thù chung là đế quốc Nhật - Pháp, giành độc lập, tự do cho mỗi nước. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc thống nhất của mỗi nước đánh dấu sự trưởng thành mới về chất của cách mạng giải phóng dân tộc mỗi nước trong một liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương mà nó kéo dài mãi về sau này. Chủ trương thành lập ở mỗi nước một Mặt trận dân thộc thống nhất đã phát huy được tính chủ động của cách mạng mỗi nước, khơi dậy được sức mạnh tự thân của hai dân tộc Việt - Lào, đồng thời, cũng biểu hiện một tinh thần đoàn kết gắn bó chiến đấu của nhân dân hai nước Lào - Việt.

Kết quả của cuộc đấu tranh mới này, buộc Pháp phải nhượng bộ cho Lào một số quyền lợi, trong đó có việc cho người Lào được làm tỉnh trưởng (chậu khoẻng), cho vua Lào được cai quản thêm ba địa phương nữa là Viêng Chăn, Xiêngkhoảng và vùng Thượng Mê Kông, thừa nhận quyền kế vị của thái tử Xivavang Vátthana, phục hồi tước Phó vương cho hoàng thân Phétxarạt vào tháng 12-1941…

Tại Lào, từ cuối năm 1943, nhiều đảng viên, sau một thời gian phiêu bạt do sự khủng bố gắt gao của địch, đã lần lượt trở về hoạt động tại Lào. Giữa năm 1944, các đồng chí Lào tiếp nhận được Chương trình, Điều Lệ của Mặt trận Việt Minh gửi từ Việt Nam sang. Cuối năm 1944, các đồng chí Lào tổ chức ra “Đội tiên phong” để lãnh đạo các phong trào đấu tranh cách mạng ở Lào. Các tổ chức đảng ở Viêng Chăn, Xavẳnnakhệt, Thàkhẹt, Bònèng được củng cố lại sau một thời gian hoạt động chuệch choạc. Các tổ chức cứu quốc cũng phát triển mạnh ở các đô thị và ven đô thị. Các đảng viên cách mạng người Lào và người Việt Nam trên đất Lào ngày càng được nhân dân các bộ tộc Lào tín nhiệm.


(1) Lê Thánh Tông (1442-1497) làm vua thời Hậu Lê từ năm 1460 đến năm 1497, được 37 năm. Thời kỳ ông làm vua là thời kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam.
(2) Đây là lần đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng ở trong nước.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2013, 09:21:54 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:49:11 pm »

Cayxỏn Phômvihản nhận được những tin tức trên đây từ các báo chí xuất bản ở Hà Nội. Anh cho rằng, nếu không đấu tranh, thì không thể có được một số quyền lợi mặc dù quyền lợi đó còn nằm trong khuôn khổ của chế độ thực dân, phong kiến ở Lào. Sách, báo yêu nước và cách mạng lúc này thật sự tác động đến tinh thần của anh sinh viên khoa luật pháp, Cayxỏn Phômvihản. Trường Đại học Luật, nơi anh đang theo học đã nảy sinh nhiều xu hướng chính trị khác nhau. Tư tưởng cách mạng đã thâm nhập trong sinh viên của Trường, làm nảy sinh những cuộc tranh luận bí mật về thời cuộc. Một số sinh viên tuyên bố không tham gia các hoạt động chính trị mà trước mắt cần tập trung vào học chuyên môn để kiếm mảnh bằng rồi ra làm quan. Nhưng nhiều sinh viên có tinh thần “về với dân tộc” đã ra sức tìm hiểu thời thế và cho rằng con đường đấu tranh để giải phóng vẫn là lối thoát duy nhát cho các dân tộc Đông Dương. Anh sinh viên Cayxỏn Phômvihản đã nhân rõ xu thế phát triển của Lào và Việt Nam, cho nên anh hoàn toàn tự nguyện bước vào con đường đấu tranh cách mạng. Anh vừa tranh thủ học tập vừa ra sức tuyên truyền cách mạng. Anh vừa tranh thủ học tập vừa ra sức luyện tập võ nghệ, vì ở Hà Nội lúc này có phong trào thanh niên sôi nổi tập võ để tự vệ. Anh hát những bài hát của Lào, kể chuyện về các anh hùng giải phóng của Lào như Phạ Ngừm, Commađăm,… Anh đặt vấn đề: nước Lào có 2 triệu người liệu có thắng nổi được những tên phátxít, đế quốc không? Và anh tự trả lời: Có thể thắng với điều kiện người Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Xủng phải đoàn kết lại. Tại Hà Nội, vào cuối năm 1944, Hội Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu (tức thành Hà Nội) quyết định kết nạp anh vào hội.

Tại Xavẳnnakhệt, ông Nai Luân chưa biết sự lựa chọn hướng đi của con mình, trong khi đó, thì ở Hà Nội, Cayxỏn Phômvihản lại cho đây là bước rẽ ngoặt đầu tiên trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình. Anh đã biết chọn hướng đi.

Sau khi gia nhập Hội Thanh niên cứu quốc, Cayxỏn Phômvihản hăng hái lao vào cuộc “vận động thanh niên, học sinh đấu tranh chống bọn thực dân Pháp, Nhật”(1). Hồi đó, ở Hà Nội tuy có cả Pháp và Nhật cai trị, nhưng thực tế mọi quyền hành đều nằm trong tay Nhật. Hà Nội có Tòa Bắc Kỳ Khâm sai phủ của Nhật. Tòa Khâm sai phủ của Nhật có quyền hành gần như quyết định mọi vấn đề của người bản xứ Bắc Kỳ cứ một đoàn thể, tổ chức nào được lập ra đều phải xin phép Tòa Khâm sai phủ của Nhật. Khi ấy, Tổng Hội sinh viên và thanh niên Việt Nam(2) muốn tổ chức những buổi diễn thuyết hằng tuần vào ngày chủ nhật về các vấn đề xã hôi, thời cuộc và khoa học tại giảng đường Trường Đại học Luật nhằm tuyên truyền cho sinh viên hiểu biết những vấn đề trên. Nhà chức trách Nhật yêu cầu phải xin phép Tòa Bắc kỳ Khâm sai phủ của Nhật. Tổng hội Sinh viên và thanh niên Việt Nam phải làm đơn xin phép và mãi gần một tháng sau mới được nhà chức trách Nhật trả lời đồng ý cho diễn thuyết, nhưng với điều kiện là “những bìa diễn văn phải trình Ty kiểm duyệt trước khi đem ra diễn thuyết”(3). Mặc dù quy định này mãi mới giữa năm 1945 mới ban bố, nhưng trong thực tế thì sự kiểm duyệt này đã thi hành từ cuối năm 1944. Một số người hoạt động trong Tổng Hội sinh viên và thanh niên Việt Nam lúc ấy đã cho biết, có lần anh sinh viên người Lào Cayxỏn Phômvihản đã đứng lên diễn thuyết tại giảng đường của Trường Đại học Luật, đòi quyền dân chủ và quyền sống cho người Lào. Những người nghe kể rằng, có lúc anh nói bằng tiếng Pháp, có lúc anh nói bằng tiếng Việt Nam, thỉnh thoảng lại nói chen vào vài câu tiếng Lào làm cho người nghe rất khâm phục tài diễn thuyết và khả năng học vấn của anh. Có lần, vào khoảng tháng 3-1945, vào lúc 17h30, Cayxỏn Phômvihản cùng các bạn của mình rủ nhau đến “Việt Nam học xá” để dự lễ giỗ tổ Lạc Vương(4). Ngày 1-4-1945, Tổng Hội sinh viên và thanh niên Hà Nội tổ chức chương trình kỷ niệm nhà yêu nước Việt Nam Nguyễn Thái Học. Chương trình kỷ niệm khá phong phú, gây xúc động lớn trong sinh viên và học sinh. Đầu tiên là bản nhạc “Hồn tử sĩ” nổi lên rất réo rắt, sau đó là một anh đại diện của Tổng hội sinh viên và thanh niên Việt Nam lên nói về sự nghiệp chính trị của Nguyễn Thái Học kiên trì chống Pháp đến giờ phút cuối cùng, bị Pháp bắt và chém đầu(5).

Có một người dự buổi kỷ niệm đó đã trông thấy anh Cayxỏn Phômvihản đứng nghe diễn thuyết(6). Sau này, khi trở thành Chủ tịch Đảng Lào, có lần Cayxỏn Phômvihản đã nói với một chuyên gia Việt Nam tại Lào rằng, anh rất cảm phục tinh thần của Nguyễn Thái Học chống Pháp, nhưng anh cũng cho rằng Nguyễn Thái Học thất bại là do ông không định ra đường lối đoàn kết toàn dân Việt Nam chống Pháp. Trong những ngày theo học tại Trường Đại học Luật, Cayxỏn Phômvihản rất thích đến giảng đường dự các buổi nghe diễn thuyết về thời cuộc. Có lần anh say sưa nghe một nhà thơ sinh viên tên là Xuân Diệu nói về một đề tài thơ văn yêu nước. Có lần Anh còn đến dự hòa nhạc tại Hội Khai trí tiến đức (Association de la Formation Intellectuelle et morale des Annamites, viết tắt là A.F.I.M.A). Thời sinh viên của Cayxỏn Phômvihản hoạt động thật là sôi nổi.


(1) Xixanạ Xixán: “Một lòng đi theo cách mạng, trung thành với nhân dân”, in trong sách Cayxỏn Phômvihản - Người con của nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 9.
(2) Tổng Hội sinh viện và thanh niên Việt Nam ra đời từ thời Pháp. Sau này, khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra, nhiều hội viên đã đi theo cách mạng, một số người đi theo Pháp và Nhật.
(3) Trích theo Công văn phúc đạp số 676 A/1 của “Bắc Kỳ Khâm sai phủ” - Tòa Nhật, đề ngày 12-6-1945, gửi Tổng Hội sinh viên và thanh niên Việt Nam xin tổ chức các buổi nói chuyện. Trong công văn có đoạn: “Phải trình Ty kiểm duyệt…”. Ty ở đây có nghĩa là Ty Đốc lý Hà Nội.
(4) Lạc Vương tức vua Lạc Long Quân, một ông vua có tính chất truyền thuyết của nước Việt Nam xưa. Ông lấy bà Âu Cơ đẻ ra 100 quả trứng, nở ra 50 người con trai và 50 người con gái…
(5) Đứng trước máy chém, Nguyễn Thái Học ung dung hát:
      “Chết vì Tổ quốc
      Cái chết vinh quang
      Lòng ta sung sướng
      Trí ta nhẹ nhàng”.
(6) Chương trình của buổi lễ kỷ niệm nhà yêu nước Nguyễn Thái Học tổ chức vào lúc 17 giờ, ngày 1-4-1945, tại Hà Nội. Rất tiếc, trong bản chương trình này không ghi danh sách những người đến dự. Nếu đúng là Cayxỏn Phômvihản có dự buổi lễ kỷ niệm này, thì có thể xác minh rằng ngày 1-4-1945, Anh đang còn ở Hà Nội, Việt Nam, chưa về Xavẳnnakhệt, Lào.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:53:05 pm »

Tình hình chính trị ở Đông Dương vào đầu năm 1945 hết sức phức tạp. Phátxít Nhật đang ráo riết làm mọi “thủ tục cần thiết” để hất cẳng thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương. Đầu tháng 3-1945, viên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Đờcu (Decoux(1)) bị một quan chức cao cấp của Nhật ở Sài Gòn gọi vào trong đó để bàn một số công việc cần gấp. Đờcu vào đến Sài Gòn thì Nhật giữ ở lại luôn trong đó, làm cho viên Toàn quyền này không sao chỉ huy được quân lính Pháp. Vì vậy, binh lính Pháp hết sức hoang mang và ở trong tình trạng báo động. Phía Nhật ráo riết chuẩn bị lật đổ Pháp. Nhật phát đạn và lương thực dự trữ cho binh lính trong 10 ngày. Binh lính Pháp cũng ở trong tình trạng báo động. Rõ ràng, đây là những dấu hiệu cụ thể chứng minh cuộc xung đột Nhật, Pháp đã đến lúc bùng nổ mà Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh đã nhiều lần dự đoán “cái nhọc bọc” đã đến lúc “phải vỡ mủ”, cuộc xung đột này đã gần tới lúc bùng nổ. Không thể chậm trễ, dù chỉ trong giây lát, vì biết chắc đã đến lúc Nhật lật Pháp, vì vậy, Tổng Bí thư Trường Chinh triệu tập Hội nghị Thường vụ mở rộng để bàn về tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng Đông Dương khi Nhật và Pháp bắn nhau. Hội nghị họp vào tối ngày 9-3-1945, tại chùa Đồng Kỵ (tức chùa Tây Am) thuộc làng Đồng Kỵ (tức làng Còi), tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam (nay là xã Đồng Quang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Khi họp Hội nghị cũng là lúc Nhật đảo chính Pháp(2). Hội nghị phân tích sâu sắc tình hình, nhận định rất đúng rằng, việc Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương là Nhật muốn bỏ cái ách thống trị của Pháp ở Đông Dương đi vào thay vào đó là cái ách thống trị của Nhật tròng vào cổ nhân dân Đông Dương. Tuy vậy, quyền thống trị của Nhật ở Đông Dương chắc chắn sẽ tan rã vì nhân dân Đông Dương nhất định sẽ nổi dậy chống quân phátxít Nhật. Nhân thời cơ Nhật đảo chính Pháp, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa trên toàn cõi Đông Dương, trước hết là ở Việt Nam. Hội nghị nhất trí ra chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp khởi thảo. Chỉ thị đề ngày 12-3-1945, có sáu vấn đề: nhận xét tình hình; điều kiện mới do tình thế mới gây ra; chiến thuật của Đảng thay đổi; thái độ của ta đối với cuộc kháng chiến của Pháp và việc lập Mặt trận Dân chủ chống Nhật ở Đông Dương; công việc cần kíp bây giờ; sẵn sàng hưởng ứng quân Đồng minh. Chỉ thị nhận định cuộc khủng hoảng chính trị do cuộc đảo chính của Nhật gây ra là cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc:

“1 - Hai quân cướp nước cắn xé nhau chí tử.

2 - Chính quyền Pháp tan rã.

3- Chính quyền Nhật chưa ổn định.

4 - Các từng lớp đứng giữa hoang mang.

5 - Quần chúng cách mạng muốn hành động”(3). Hội nghị xác định những cơ hội tốt sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để tiến hành khởi nghĩa ở Đông Dương là chính trị khủng hoảng, cả Pháp và Nhật không rảnh tay đối phó với cách mạng Đông Dương; nạn đói ghê gớm xảy ra ở Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương oán ghét quân cướp nước. Chiến tranh thế giới thứ hai đến giai đoạn quyết liệt, quân Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật(4). Tư tưởng chỉ đạo có tính chất bao trùm chỉ chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” chính là chương trình hành động cách mạng của nhân dân Đông Dương thời kỳ trước ngày khởi nghĩa, bằng việc lập “Mặt trận Dân chủ chống Nhật ở Đông Dương”, thực hiện khẩu hiệu: “Chính quyền cách mạng của nhân dân”. Cần hành động ngay, hành động kiên quyết, triệt để, nhanh chóng, chủ động, sáng tạo, táo bạo, không chùn bước, không chịu bó tay khi tình thế biến chuyển thuận lợi, đẩy nhanh cao trào kháng Nhật, cứu nước, tiến tới tổng khởi nghĩa. Chỉ thị kết luận:

“Hãy giương cao lá cờ chói lọi của Đảng, gắng vượt mọi khó khăn nguy hiểm… Thắng lợi cuối cùng nhất định về thay chúng ta”(5). Đây là chỉ thị có tầm cỡ lịch sử của Đảng Cộng sản Đông Dương, vì nó ra đời đúng vào thời điểm khởi đầu một giai đoạn mới sẽ mở ra bước ngoặt lịch sử của các dân tộc Đông Dương.

Đang học ở Hà Nội, anh sinh viên Cayxỏn Phômvihản được các bạn sinh viên đưa cho xem chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Anh vô cùng vui mừng trước thời cơ đang đến của cách mạng Đông Dương, trong đó có cách mạng Lào. Là hội viên Hội Thanh niên cứu quốc, anh nghĩ tới trách nhiệm của mình phải góp sức vào công cuộc giải phóng nước Lào, Tổ quốc yêu dấu của anh. Tuy chưa biết tình hình cụ thể của Lào lúc ấy ra sao, song, Cayxỏn Phômvihản biết rất rõ rằng, nước Lào bị thực dân Pháp sáp nhập vào Liên bang Đông Dương từ ngay 19-4-1899, cho nên anh nghiên cứu rất kỹ tình hình quá trình Pháp và Nhật xâm chiếm Đông Dương, trong đó có Lào. Anh nhận định rằng, Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam rồi Nhật cũng sẽ gây ra đảo chính Pháp ở lào. Sự thật thì sau khi lật đổ quân Pháp ở Việt Nam, quân Nhật tràn sang Lào để lật đổ quân Pháp ở Lào. Ngày 15-3-1945, Chính phủ Nhật công nhận Vương quốc Lào và ép buộc vua Lào phải đọc bản tuyên bố theo sự chỉ đạo của Nhật: “Vương quốc Lào thuộc Pháp trước đây, nay trở thành một nước độc lập và Vương quốc Lào quyết định cộng tác với nước Nhật trên mọi lĩnh vực”. Lòng anh nóng như lửa đốt. Đi trên các làng quê gần Hà Nội, đâu đâu anh cũng thấy tình hình khác trước. Tổng lý, quan lại ở Việt Nam hoang mang, sợ sệt, co lại. Nhân dân vô cùng hồ hởi. Tiếng súng bắn, tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng mõ lúc dồn dập, khi thưa thớt, báo hiệu những điều tốt đẹp đang và sẽ đến với dân tộc Việt Nam. Anh nghĩ đến nhân dân các bộ tộc Lào, đến quê hương Xavẳnnakhệt của anh, tự nhiên anh thấy trong lòng rộn ràng, xao xuyến. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Hà Nội, Trường Đại học Luật Đông Dương tạm đóng cửa một thời gian. Cayxỏn Phômvihản không phải đến trường học, anh dành thời gian hăng hái tham gia các hoạt động trong Hội Thanh niên cứu quốc. Nhớ Tổ quốc và quê hương Lào, Cayxỏn Phômvihản nảy ra ý định trở về Xavẳnnakhệt với mục đích là tổ chức và tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh nhà.

Ý nghĩ ấy đã thôi thúc người thanh niên Lào yêu nước Cayxỏn Phômvihản quyết định trở về Tổ quốc Lào và quê hương Xavẳnnakhệt thân yêu của anh và anh đã rời Hà Nội vào một ngày cuối tháng 4-1945 để về Lào.


(1) Đờcu (Decoux) là Phó đô đốc (Vice - admiral d’ escarde) được phong làm Toàn quyền Pháp ở Đông Dương ngày 25-6-1945), chính thức nhậm chức ngày 19-7-1940. Ngày 19-12-1941, được phong làm Tổng Cao ủy Pháp tại Đông Dương.
(2) Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương vào đêm 9-3-1945.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 7, tr. 365.
(4) Dự báo này là hoàn toàn chính xác.
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tr. 373.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:54:49 pm »

Chương II

THAM GIA CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
(1945-1946)

Cayxỏn Phômvihản đi xe ôtô của một ngươi bà con bên mẹ, từ Hà Nội về Xavẳnnakhệt. Đến thành phố quê hương, anh nhận ra ngay tình hình ở Lào phức tạp chẳng kém gì mấy so với ở Việt Nam. Ông Nai Luân và bà Nang Đốc tỏ vẻ hơi buồn khi nhìn thấy “niềm hy vọng” của mình đột nhiên bỏ học trở về. Nhưng đến khi Cayxỏn Phômvihản nói rõ lý do là ở Hà Nội, phát xít Nhật đã đảo chính thực dân Pháp đêm 9-3-1945, làm cho người Pháp phải chạy trốn (kể cả những giáo sư, giáo viên người Pháp dạy trong các trường của Việt Nam), ông Nai Luân và bà Nang Đốc dần dần nhìn ra vấn đề và tỏ ra thông cám với người con trai yêu quý của mình.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi đông Dương, các chính quyền thân Nhật được lập nên ở Việt Nam và Lào do Nhật trực tiếp nắm.

Qua tìm hiểu nhiều người, nhiều nguồn, Cayxỏn Phômvihản thấy rõ tương quan giữa lực lượng cách mạng và lực lượng phản cách mạng ở Lào. Lực lượng phản cách mạng ở Lào lúc này là quân Nhật, quân Pháp và tay sai người Lào. Bọn Pháp và tay sai của pháp tuy rệu rã, hoang mang, những đã nhanh chóng quay sang tìm cách cố thủ ở Lào. Phía quần chúng nhân dân có tinh thần yêu nước thiết tha, nhưng họ chưa được chuẩn bị, chưa được tổ chức. Là một thanh niên cứu quốc, Cayxỏn Phômvihản đi tuyên truyền tư tưởng yêu nước trong nhân dân và thanh niên ở Xavẳnnakhệt. Anh nói rõ cho mọi người biết là thực dân Pháp đã bị phátxít Nhật đánh cho thua tơi tả ở Việt Nam, Lào… Nhật đang thống trị Đông Dương. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng là phải chuẩn bị lực lượng để vùng lên chống Nhật, cứu nước. Anh đã giới thiệu được một số thanh niên gia nhập Hội Thanh niên cứu quốc Lào. Một số đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương ở Lào đã lãnh đạo Hội Thanh niên cứu quốc Lào, Tổng hội Việt kiều cứu quốc ở Lào và Thái Lan với sự giúp đỡ của lực lượng dân chủ Thái Lan chống phátxít Nhật, để tập hợp nhau lại thành một lực lượng quan trọng, và to lớn chuẩn bị cho một cuộc tổng khởi nghĩa sắp tới ở Lào. Lực lượng này lấy tên là đội quân Ítxalạ. Đội quân Ítxalạ hùng mạnh có hàng nghìn người tràn qua từ đất Thái Lan trở về các tỉnh của Nam Lào, Trung Lào và một số vùng của Bắc Lào. Viêng Chăn, Xavẳnnakhệt, Thàkhẹc, Pắcxế,… là những tỉnh, thành phố, thị xã được xây dựng lực lượng quân sự đầu tiên ở Lào. Bên cạnh đó lại có một lực lượng trí thức, viên chức, thân hào, thân sĩ, binh lính địch quay súng đầu hàng nhân dân…, tập hợp nhau lại lập ra một tổ chức yêu nước lấy tên là “Lao pên Lao”, có nghĩa là nước Lào của người Lào. Mục đích của tổ chức này là muốn dựa vào quân Đồng minh để mưu cầu độc lập cho nước Lào. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, các lực lượng yêu nước và cách mạng đã lần lượt ra đời ở Lào. Nhiều người trong số họ đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Lào. Trước sự lớn mạnh của các lực lượng yêu nước và cách mạng ở Lào, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời bổ sung thêm một số đảng viên trung kiên cho cách mạng Lào. Sự kiện đó đã dẫn đến việc khôi phục Xứ ủy lâm thời Lào vào giữa năm 1946. Lúc này, Cayxỏn Phômvihản tuy chưa phải là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, mà mới chỉ là hội viên thanh niên cứu quốc Đông Dương, nhưng anh đã có sự liên hệ với một số đảng viên của Đảng lúc ấy đang hoạt động tại Xavẳnnakhệt.

Tình hình thế giới diễn biến mỗi lúc một mau lẹ. Ngày 9-5-1945, các lực lượng dân chủ cách mạng cùng với Hồng quân Liên Xô đã đánh tan toàn bộ lực lượng của phátxít Hítle. Nhân dân yêu nước và tiến bộ Lào tuy nhận được tin Liên Xô thắng phátxít Đức có chậm hơn so với Việt Nam, nhưng khi tin đó đến với nhân dân các bộ tộc Lào, thì mọi người vô cùng phấn khởi, vì cho rằng, trong một ngày không xa nữa, trục phátxít Đức -Ý - Nhật sẽ phải đầu hàng quân Đồng minh. Đúng như dự đoán của nhiều người, ngày 9-8-1945, Quân đội Liên Xô đánh mạnh vào Mãn Châu. Trong một tuần lễ, Hồng quân đã giáng cho đội quân Quan Đông mạnh có tiếng của Nhật những đòn sấm sét. Tiếp đó, ngày 10-8-1945, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc mở cuộc tiến công quân Nhật ở Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Những thắng lợi của quân đội cách mạng Liên Xô và Trung Quốc làm xoay chuyển cục diện chính trị thế giới, đẩy quân Nhật vào thế sụp đổ sau sự sụp đổ của quân phátxít Đức Hítle. Chớp thời cơ này, Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương đã triệu tập khẩn cấp Hội nghị toàn quốc của Đảng vào ngày 13-8-1945, tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang của Việt Nam. Xứ ủy Lào cử địa biểu tới dự. Hội nghị nhận định tình hình thế giới, tình hình các nước Đông Dương và cho rằng, thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã đến, phải nắm đúng thời cơ, phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền của mỗi nước trước khi quân Đồng minh vào. Đó là khả năng duy nhất để giành độc lập dân tộc. nghị quyết của Hội nghị có nêu vấn đề “đặc biệt giúp Đảng bộ Lào”. Tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp riêng đồng chí đại biểu Xứ ủy Lào. Người hỏi cụ thể về tình hình ở Lào và nói đại ý: “Thời cơ này rất thuận lợi cho nhân dân Đông Dương. Ở đâu có điều kiện phải giành được chính quyền trước khi Đồng minh vào… ở Việt Nam cũng thế, ở Lào cũng thế. Phải đoàn kết Việt - Lào đánh kẻ thù chung”(1).


(1) Theo tài liệu “Ghi chép những sự kiện lịch sử của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” của Phòng Nghiên cứu tổng kết chiến tranh Bộ Quốc phòng Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (giai đoạn 1945-1955), tr. 5.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:56:54 pm »

Tình hình rất khẩn trương, ngày 14-8-1945, Nhật chính thức đầu hàng Liên Xô và các nước Đồng minh không du kích. Đây chính là lúc vùng lên của nhân dân các dân tộc Đông Dương. Ngay trung tuần tháng 8-1945, tại Việt Nam và Lào đều tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở mỗi nước. Ở Lào, khởi nghĩa nổ ra đầu tiên ở Thủ đô Viêng Chăn. Tình hình Viêng Chăn và Lào lúc ấy rất phức tạp. Tàn quân Pháp sau khi bị quân Nhật đảo chính, chạy vào sống chui nhủi trong rừng. Nay quân Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Pháp ở Lào tập hợp lực lượng đột nhập vào Kinh đô Luổng Phạbang, ép nhà vua và tuyên bố: “Vương quốc Lào vẫn tiếp tục dưới sự bảo hộ của nước Pháp”. Trong khi đó, tại Viêng Chăn, quân đội Nhật mặc dù đã đầu hàng Đồng minh, bộ máy thống trị của chúng gần như bị tê liệt ở Đông Dương, vậy mà ở Lào chúng vẫn ngoan cố chiếm giữ các xí nghiệp, công sở, chờ quân Pháp đến chúng sẽ giao lại. Đảng bộ Viêng Chăn sớm nhận ra âm mưu này, đã phát động công nhân, nhân dân nổi dậy. Ngày 16-8-1945, 500 công nhân xí nghiệp giấy C.A.F.F.A ở Thủ đô Viêng Chăn đấu tranh đòi quân Nhật phải trả lại nhà máy cho người Lào và phải trả đủ tiền lương cho công nhân trước khi rút. Quân Nhật lúc đầu nổ súng bắn vào công nhân, làm cho một số người bị thương. Chúng còn bắt giam đại biểu công nhân. Bên ngoài nhà máy, nhân dân Viêng Chăn vây quanh đả đảo quân Nhật, ủng hộ công nhân. Trước sức mạnh của công nhân và nhân dân, buộc Nhật phải trả tự do cho những người bị bắt và trả lại nhà máy cho công nhân Lào quản lý. Tiếp theo thắng lợi của công nhân xí nghiệp giấy là cuộc đấu tranh thắng lợi của công nhân dệt và công nhân của nhiều xí nghiệp ở Viêng Chăn và nhiều tỉnh khác của Lào. Phong trào học sinh, viên chức và tiểu thương nổi dậy ở nhiều nơi. Nhiều binh lính địch quay súng trở về với nhân dân.

Cao trào kháng Nhật, cứu nước ở Việt Nam tác động đến Lào, giúp đỡ các lực lượng yêu nước Lào vùng lên đấu tranh giành độc lập. Từ đấy, phong trào chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân được tiến hành khẩn trương. Các lực lượng vũ trang được hình thành. Các chiến khu lần lượt ra đời. Từ ngày 16-8-1945 đến cuối tháng 9-1945, các lực lượng yêu nước Lào đã phối hợp với các lực lượng Việt kiều yêu nước Lào đấu tranh giành chính quyền thắng lợi ở Viêng Chăn, Xavẳnnakhệt, Thàkhẹc, Xiêng Khoảng, Sầm Nưa.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã cổ vũ cho nhân dân các dân tộc Lào tiến lên đấu tranh giành thắng lợi.

Trong lúc tại Viêng Chăn, không khí cách mạng sục sôi, thì tại Xavẳnnakhệt, nhân dân vùng lên khởi nghĩa thắng lợi, Cayxỏn Phômvihản lúc này đang ở Xavẳnnakhệt.

Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp rã ngũ, nhưng chỉ ít lâu sau, Pháp lại có âm mưu chiếm lại Xavẳnnakhệt. Khi quân Pháp chuẩn bị lực lượng để chiếm lại thị xã Xavẳnnakhệt thì Cayxỏn Phômvihản đã cùng với đoàn đại diện nhân dân đi gặp đại diện quân đội Nhật, yêu cầu họ trao lại quyền tự chủ quản lý đất nước cho nhân dân Lào. Trước cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước Lào, ngày 31-8-1945, bọn Nhật chịu giao 120 khẩu súng và và nhiều hòm đạn. Lập tức, đơn vị vũ trang nhân dân được thành lập.

Vào lúc này ở Xavẳnnakhệt, ngoài đơn vị vũ trang nhân dân của Cayxỏn Phômvihản còn có một lực lượng vũ trang Ítxalạ. Các đồng chí Cayxỏn Phômvihản và Xixanạ Xixán(1) đi đến bản Xoọc (cách thị xã Xavẳnnakhệt 11 cây số) nơi lực lượng vũ trang Lào Ítxalạ vào Xavẳnnakhệt phối hợp với đơn vị vũ trang nhân dân vừa thành lập để tổ chức thành lực lượng thống nhất. Việc bảo vệ thị xã Xavẳnnakhệt có sự đóng góp tích cực của hai lực lượng vũ trang vừa nhập lại và của bà con Việt kiều tham gia trong các lực lượng vũ trang của tỉnh.

Thấy tình hình ở huyện Mường Phìn còn gặp nhiều khó khăn, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã trực tiếp chỉ huy một đơn vị bộ đội vượt qua chặng đường hơn 70 cây số từ thị xã Xavẳnnakhệt đến huyện Mường Phìn để hỗ trợ cho nhân dân địa phương nổi dậy khởi nghĩa. Theo hồi ký của Xuvănthon Buphanuvông(2) cho biết, tại khu vực Trường tiểu học Mường Phìn, Cayxỏn Phômvihản đã nói chuyện trước đông đảo nhân dân về những thắng lợi của quân và dân Lào vừa giành được trong những ngày khởi nghĩa. Đồng chí kêu gọi “mọi người ra sức thực hiện nhiệm vụ của mình”(3).

Ngày 9-9-1945, quân Pháp mở đợt tiến công vào thị xã Xavẳnnakhệt. Lực lượng vũ trang nhân dân đã chống trả quyết liệt, đẩy lùi được cánh quân địch ở phía bắc. Tại phía nam thị xã, quân Pháp đã vào đến doanh trại của lực lượng vũ trang yêu nước.

Tình hình khẩn cấp, đồng chí Xixanạ Xixán kể lại rằng thời gian này, có lúc đồng chí Cayxỏn Phômvihản đến ở lại chùa Xaynhạphum, giữa lúc có cuộc thương lượng giữa các nhà chức trách Lào, Nhật, Pháp mới tiến vào Xavẳnnakhệt, về việc quân Pháp ra khỏi thị xã. Kết quả cuộc thương lượng là quân Pháp buộc phải rút khỏi thị xã Xavẳnnakhệt. Chiến sự tạm lắng dịu, nhưng công việc bảo vệ thị xã vẫn được tiến hành khẩn trương(4).


(1) Xixanạ Xixán lúc này cũng đang hoạt động trong đơn vị vũ trang của Cayxỏn Phômvihản.
(2) Bài hồi ký này đã được in trong sách Cayxỏn Phomvihản - Người con của nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
(3) Xem bài hồi ký của Xuvănthon Buphanuvông, sđd, tr. 86.
(4) Theo hồi ký của Xixanạ Xixán: “Một lòng đi theo cách mạng, trung thành với nhân dân”, in trong cuốn Cayxỏn Phômvihản - Người con của nhân dân, sđd, tr. 10.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:06:16 pm »

Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Xavẳnnakhệt là cuộc nổi dậy thắng lợi ở Thàkhẹc, Khămmuộn, Sầm Nưa, Xiêng Khoảng…

Ngày 23-8-1945, nhân dân Thủ đô Viêng Chăn tập trung tại khu vực Chợ Mới tổ chức cuộc míttinh lớn biểu dương ý chí và sức mạnh. Khẩu hiệu và tiếng hô “Nước Lào độc lập muôn năm” vang lên trong cuộc míttinh. Sau cuộc míttinh, chính quyền cách mạng được thành lập. Khoảng tháng 10-1495, nhân dân Kinh đô Luộng Phạbang nổi dậy đấu tranh đòi thành lập chính quyền cách mạng. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn (từ 23-8 đến tháng 10-1945), chính quyền cách mạng lần lượt được thành lập ở Thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh Khămmuộn, Xiêng Khoảng, Sầm Nưa, Phôngsalỳ, Luổng Phạbang.

Tiếp tục trong xu thế phát triển của cách mạng, ngày 1 và ngày 3-101-945, tại dinh Thống sứ Pháp cũ ở Viêng Chăn đã diễn ra cuộc hội nghị của những đại biểu yêu nước Lào bàn việc tổ chức Chính phủ độc lập Ítxalạ, dự thảo bản Hiến pháp, quyết định quốc kỳ, quốc ca, thông qua danh sách các thành viên Chính phủ độc lập lâm thời Lào. Cuộc họp quan trọng này đã dẫn tới sự kiện chính trị trọng đại của nước Lào mới. Đó là sự kiện ngày 12-101-45, tại sân vận động Viêng Chăn,đã diễn ra lễ tuyên bố nước Lào độc lập với bản Hiến pháp tiến bộ, khẳng định nước Lào là một khối thống nhất, mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật,… Chính phủ mới của nước Lào độc lập lấy tên là Chính phủ lâm thời Ítxalạ. Do điều kiện lịch sử và tính chất đặc thù của Lào, thành phần trong Chính phủ mang tính chất liên hiệp rộng rãi, bên cạnh những chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do của Lào, còn có những phần tử cực hữu như Kà Tày. Lịch sử đã thừa nhận Chính phủ lâm thời Lào là Chính phủ tiêu biểu cho nguyện vọng độc lập của nhân dân Lào.

Báo Cứu quốc (xuất bản ở Việt Nam), số 68, ngày 16-10-1945, đưa tin:

“Vạn Tượng - 15-10 - 8 giờ sáng(1), Ai Lao độc lập Đồng minh đã thành lập và ra tuyên bố lập Chính phủ thống nhất toàn xứ Ai Lao.

Quân đội Lào, hàng vạn dân chúng và dân quân Việt kiều ở Vạn Tượng tham dự Lễ độc lập rất long trọng.

Ngoại trưởng Phaya Khammao nhân dịp này đã tuyên bố với Việt kiều, mong rằng ba nước Việt, Miên, Lào bắt tay nhau để kiến thiết quốc gia và đã gửi cho đại diện Chính phủ Việt Nam bức thư sau đây:

“Thưa ngài:

Tôi lấy làm hân hạnh gửi Ngài biết rằng, hôm 14-10 dương lịch năm 1945, nước Ai Lao đã tuyên bố lập nội các mới theo thể lệ đã tuyên bố ngày 12-10 vừa qua. Sở dĩ nước Ai Lao tổ chức Chính phủ mới là vì nước Lào tựu trung chưa có một Chính phủ Trung ương đảm đang việc cai trị, như thế việc ngoại giao với các nước thực là khó khăn. Vậy kể từ ngày hôm nay, tôi tha thiết hy vọng rằng tình thân thiện giữa nước Ai Lao và nước của Ngài sẽ được hoàn hảo khăng khít hơn, vững chãi hơn trước bội phần. Sau đây, tôi xin biên kê danh sách các nhân viên trong nội các mới của nước Ai Lao để Ngài rõ”.

Kính cẩn
                                                                                                                                    
Khammao”

Tiếp đó, Báo Cứu quốc, số 69, ngày 17-10-1945, đưa tin:

“Vạn Tượng - 16-10 - Trước thái độ thân Pháp của Triều đình Luang Pờrabang (Luổng Phạbang) có thể di hại cho nền độc lập của nước Lào và đã làm công phẫn các tầng lớp dân tộc Lào, một Chính phủ Nhân dân Lào đã thành lập để bảo vệ nền độc lập và duy trì sự thống nhất của dân tộc Lào. Trong khi cho triệu tập một Quốc hội để định Hiến pháp và chính thể, Chính phủ Nhân dân ấy đã tuyên bố một bản Hiến pháp tạm thời.

Chính phủ Nhân dân Lào có các vị sau đây:

Phaya Khammao: Chủ tịch kiêm ngoại giao.
Tiao Somsanith: Bộ truưởng Bộ Nội vụ kiêm Tư pháp.
Katay: Tài chính.
Thao Sing: Quốc phòng.
Thao Nhouy: Giáo dục.
Tiao Souphanouvong: Công chính.
Thao Oun: Kinh tế.
Phia Oun Houeun: Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Tiao Tham: Thứ trưởng Ngoại giao.
Tiao Kruong: Thứ trưởng Kinh tế.

Chính phủ Nhân dân Lào đã đánh điện yêu cầu vua Luang Pờrabang thoái vị, giải tán nội các cũ và đã thông tư cho các tỉnh hô hào toàn thể dân chúng Lào đoàn kết để bảo vệ nền độc lập và cương quyết chống xâm lăng Pháp.

Chính phủ Nhân dân Lào đánh điện chào mừng Chính phủ Việt Nam và mong rằng tình thân thiện giữa hai nước càng ngày càng thêm chặt chẽ”.


(1) Ngày 15-10-1945 (B.T).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:08:39 pm »

Sau gần một tháng kể từ ngày Chính phủ lâm thời thành lập, ngày 10-11-1945, tại Kinh đô Luổng Phạbang, vua Xivavang Vông ký và công bố tờ “Chiếu thoái vị”:

“1 - Tôi ký tên dưới đây là Xivavang Vông tự nhận đặt mình dưới quyền lực của chính phủ Lào mới được thành lập, là Chính phủ chân chính và hợp pháp của nước Lào.

2 - Trong suốt thời gian trị vì, tôi không hề ký bất cứ hiệp ước nào có liên quan đến quốc gia Lào với bất cứ một nhà ngoại giao Pháp nào.

3 - Dù Chính phủ mới này được lập ra trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi không hề oán giận Ủy ban nhân dân đã lập ra Chính phủ và tôi mong rằng về điểm này sẽ có được sự thứ lỗi hoàn toàn của các bên.

Tôi lập văn bản này để làm tin và tiện dụng”(1).



Vua Xivavang Vông

Chính phủ lâm thời Lào Ítxalạ vừa được thành lập đã có tiếng vang trên trường quốc tế. Ngày 14-10-1945, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa là Chính phủ đầu tiên trên thế giới gửi điện công nhận Chính phủ Lào độc lập và cử phái viên của Chính phủ Việt Nam tại Lào, tỏ rõ mối quan hệ mới đầy triển vọng giữa Việt Nam và Lào. Tiếp đó, ngày 16-10-1945, Hiệp định tương trợ giữa hai nước Việt Nam - Lào được ký kết tại Thủ đô Viêng Chăn. Hiệp định tương trợ Việt Nam - Lào là văn kiện ngoại giao chính thức đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cũng là văn kiện ngoại giao chính thức đầu tiên của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; là cơ sở pháp lý đầu tiên về quan hệ liên minh, hợp tác giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Hiệp định này đã dẫn đến việc thành lập liên quân đội hai nước Lào - Việt Nam vào ngày 30-10-1945. Liên quân Lào - Việt Nam được đặt dưới sự chỉ huy của Tổng chỉ huy Quân đội Lào Ítxalạ.

Cũng trong khoảng tháng 10-1945, Chính phủ Lào độc lập đã thiết lập cơ quan ngoại giao đầu tiên của Lào ở nước ngoài, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tức Ủy ban Ngoại giao của nước Lào độc lập (Comité Extéreur du Lao Indépendant). Trụ sở Ủy ban Ngoại vụ của nước Lào độc lập đóng tại số nhà 228, phố Bà Triệu, Hà Nội. Ông Nguyễn Chương, một trong số chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đầu tiên ở Lào, phái viên của Hoàng thân Xuphanuvông, cho biết, các nhà lãnh đạo cách mạng lào: Cayxỏn Phômvihản, Xuphanuvông, Nuhắc Phumxavẳn đã từng ở và làm việc tại ngôi nhà này(2). Ngày 27-5-1946, ông Nguyễn Chương, phái viên của Hoàng thân Xuphanuvông, trao cho ông Cayxỏn Phômvihản một số tiền để phục vụ cách mạng Lào. Giấy biên nhận có chữ ký của Cayxỏn Phômvihản và con dấu của Ủy ban Ngoại vụ nước Lào độc lập(3).


(1) “Chiếu thoái vị” viết bằng tiếng Pháp, Lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 Việt Nam.
(2) Đây có thể là ngôi nhà mà anh sinh viên Cayxỏn Phômvihản đã từng ở trong những ngày học tại Trường Đại học Luật Đông Dương. Có tài liệu nói ngôi nhà làm việc của Ủy ban Ngoại vụ của nước Lào độc lập, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm vào cuối năm 1946, sau khi Người ở Pháp về.
(3) Xem bài viết của Nguyễn Chương: Một ngôi nhà lịch sử của cách mạng Lào ở giữa lòng Thủ đô Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân, số ra cuối tuần, Tết Bính Tý 1996, tr. 9.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:13:01 pm »

Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Lào năm 1945 đã đưa tới nền độc lập mới của Lào. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi là do có sự kết hợp giữa bạo lực chính trị với lực lượng vũ trang tự vệ của quần chúng để giành chính quyền; là thắng lợi của truyền thống đấu tranh kiên cường của nhân dân Lào chống kẻ thù xâm lược; là thắng lợi của ý chí tự lực tự cường, chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa Anh hùng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, là thắng lợi của sự nhanh nhạy chớp thời cơ kịp thời trong lúc Nhật đầu hàng Đồng minh. Sự đoàn kết giữa các bộ tộc cùng nhau chống kẻ thù chung là một nhân tố có tính chất quyết định thắng lợi đối với một nước thuộc địa chậm phát triển, dân số ít. Quá trình diễn biến của cách mạng Lào năm 1945 mang tính chất khó khăn phức tạp, vừa khởi nghĩa giành chính quyền trong tay phátxít Nhật vừa chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược trở lại, để bảo vệ chính quyền mới giành được, mang tính chất khởi nghĩa đi liền với chiến tranh cách mạng. Về ý nghĩa thắng lợi của cuộc khởi nghĩa này, đồng chí Cayxỏn Phômvihản nói: “Thắng lợi đó là mở đầu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên mà nhân dân ta được huy động và tự giác tham gia vào cuộc chiến đấu sống còn với kẻ thù để cứu nhà cứu nước”(1).

Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân đã chứng minh tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân các bộ tộc Lào, sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Việt Nam và Lào độc lập chưa được bao lâu, thì thực dân Pháp mưu toan chiếm lại Đông Dương, trong đó có Lào. Trước tình hình đó, ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị nêu rõ cuộc cách mạng ở Đông Dương lúc này “vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”(2). Chiến thuật của cách mạng Đông Dương lúc này là “lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”(3). “Thống nhất mặt trận Việt - Miên - Lào chống Pháp xâm lược. Kiên quyết giành độc lập - tự do - hạnh phúc dân tộc. Độc lập về chính trị, thực hiện chế độ dân chủ cộng hòa; cải thiện đời sống nhân dân”(4).

Để giúp cho cuộc kháng chiến ở Lào, ngày 4-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Hoàng thân Xuphanuvông lúc ấy đang ở thành phố Vinh của Việt Nam, ra Hà Nội để gặp Người, bàn về cuộc kháng chiến sắp tới của Lào. Sau cuộc gặp đó, Hoàng thân trở về Làm tham gia lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào chuẩn bị kháng chiến.

Tháng 3-1946, thực dân Pháp chuyển từ việc lấn chiếm sang vũ trang xâm lược Lào. Ngày 10-3-1946, quân Pháp chiếm được Xavẳnnakhệt. Tiếp đó, Pháp đánh vào thị xã Thàkhẹc thuộc tỉnh Khămmuộn. Ngày 21-3-1946, máy bay Pháp và pháo binh Pháp dội bom, pháo vào Thàkhẹc. Trong cuốn sách Chiến đấu bảo vệ Thàkhẹc, Xihcapô Xikhốt Chulamani đã viết: “Máu người Lào cùng máu người Việt Nam đã nhuộm đỏ dòng sông Mê Kông… Ngày 21-3-1946 là ngày căm thù chung của hai dân tộc đối với bọn thực dân cướp nước”(5).

Công tác ở Xavẳnnakhhệt suốt một thời gian, Cayxỏn Phômvihản rời quê hương, trở lại Hà Nội.

Đến Hà Nội, Cayxỏn Phômvihản đã chứng kiến quân Tưởng Giới Thạch ở Hà Nội và được tin quân Tưởng cũng tràn sang đánh chiếm Lào, trong khi đó quân Pháp tiếp tục nuôi ý đồ xâm chiếm trở lại Việt Nam và Lào, trong đó có Hà Nội, Viêng Chăn. Tình hình rất phức tạp. Quân Tàu Tưởng chưa rút quân, quân Pháp đã định nhảy vào. Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ra sức chèo chống đưa con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh. Nhân dân Việt Nam đang tìm mọi cách đuổi quân Tưởng đi, ngăn quân Pháp đến.

 Đến Hà Nội, Cayxỏn Phômvihản thuê một gian nhà ở số 44 phố Carô (boulevard Carreau)(6).

Tại Hà Nội, Cayxỏn Phômvihản đã gặp bạn bè ở Việt Nam để liên lạc hoạt động. Hồi ký Một lòng đi theo cách mạng, trung thành với nhân dân của Xixanạ Xixán, kể rằng: Lúc này Hà Nội đang sôi sục khí thế cách mạng. Tất cả những gì có liên quan đến bọn thực dân đều bị chống một cách quyết liệt. Có lần đồng chí Cayxỏn nói với tôi rằng: “Cuối năm 1945, trong khi đi từ Xavẳnnakhệt đến Hà Nội, có lần tôi suýt bị giết”. Tôi hỏi: “Tại sao?”. Đồng chí đáp: “Người ta bảo tôi là con lai Pháp, hồi đó ai mặc quần áo có ba màu trắng, đỏ, xanh đều có thể bị bắt hoặc bị theo dõi”. Tôi hỏi: “Thế, làm thế nào mà thoát được?”. Đồng chí Cayxỏn đáp: “Có gì đâu! Chỉ nói với họ: “Tôi là người Lào”, họ liền thả ngay”(7).

Cũng theo Hồi ký trên của Xixanạ Xixán thì “trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 12-1946, Cayxỏn tham gia công tác trong Ban liên lạc Lào - Việt tại Hà Nội. Cơ quan này tập hợp người Lào ở Hà Nội và các tỉnh Việt Nam, để tổ chức thành đoàn thể cứu quốc của người Lào đã sinh sống ở Việt Nam hoặc đã tản cư sang Việt Nam”(8).

Vào khoảng đầu năm 1946, Cayxỏn Phômvihản đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên trong đời, ông được gặp vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam. Cayxỏn Phômvihản kể rằng: “Người đã nói nhiều vấn đề, nhưng nội dung quan trọng hơn cả là người Việt Nam, người Lào cần phải đoàn kết với nhau chống thực dân Pháp để cứu nước. Người Lào cần tổ chức Ủy ban kháng chiến Lào, cần xây dựng cơ sở cách mạng trong nước Lào, xây dựng lực lượng vũ trang…”(9).


(1) Cayxỏn Phômvihản: 25 năm chiến đấu và thắng lợi của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 15.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr. 26.
(3). (4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tr. 26.
(5) Xem: Xinhcapô Xikhốt Chulamani: Chiến đấu bảo vệ Thàkhẹc, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980.
(6) Phố “Carô”, nay gọi là phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
(7), (8), (9) Xem: Hồi ký: Một lòng đi theo cách mạng, trung thành với nhân dân của Xixanạ Xixán, sđd, tr. 11.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:15:26 pm »

Vào khoảng đầu năm 1946, Cayxỏn Phômvihản đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên trong đời, ông được gặp vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam. Cayxỏn Phômvihản kể rằng: “Người đã nói nhiều vấn đề, nhưng nội dung quan trọng hơn cả là người Việt Nam, người Lào cần phải đoàn kết với nhau chống thực dân Pháp để cứu nước. Người Lào cần tổ chức Ủy ban kháng chiến Lào, cần xây dựng cơ sở cách mạng trong nước Lào, xây dựng lực lượng vũ trang…”3.

Chiến trường Đông Dương lúc này nóng bỏng khi quân Pháp quay trở lại đánh chiếm. Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định tuy Việt Nam và Lào đã giành được độc lập, bao nhiêu xích xiềng do thực dân và phong kiến gây nên, đã được cởi mở, tự do và dân chủ bước đầu đã đến với nhân dân. Tuy nhiên, quyền độc lập của các nước ở Đông Dương còn rất mong manh. Quân xâm lược sẽ quay trở lại đánh chiếm Đông Dương. Giành chính quyền là một việc rất khó, nhưng giữ chính quyền lại khó hơn. Vì vậy, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi nhân dân các nước Đông Dương hãy đoàn kết chặt chẽ, sẵn sàng chiến đấu, chống lại mưu mô xâm lược.

Đúng như dự kiến của Đảng cộng sản Đông Dương quân Pháp lần lượt trở lại chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia.

Tại Việt Nam, ngày 23-9-1945, dựa vào quân Anh và sự giúp đỡ của 5 nghìn quân Nhật, quân đội Pháp nổ súng tấn công thành phố Sài Gòn, chính thức trở lại xâm lược Việt Nam. Tháng 12-1946, quân Pháp mở rộng chiến tranh ra toàn Việt Nam và tràn cả sang Lào và Campuchia.

Trước tình hình đó, ngay 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!”(1).

Cả dân tộc Việt Nam vào trận. Cả nhân dân Lào vào trận.



Liên quân Lào - Việt tại chiến trường Lao Bảo, Quảng Trị năm 1946

Tại Lào, với sự giúp đỡ của quân Anh, quân Pháp chiếm Pắcxế, cao nguyên Bôlôven, Xavẳnnakhệt. Sau Hiệp định Trùng Khánh (28-2-1946), quân Tưởng rút để quân Pháp chiếm đóng Lào. Tháng 3-1946, quân Pháp bắt đầu đánh chiếm trở lại nhiều vùng trên đất Lào. Ngày 24-4-1946, quân Pháp chiếm được Thủ đô Viêng Chăn. Ngày 13-5-1946, quân Pháp chiếm được Kinh đô Luổng Phạbang. Ngày 27-8-1946, Hiệp định của Pháp và Lào được ký kết tại Viêng Chăn, công nhận sự thống nhất của Lào và Lào được quyền là một quốc gia tự trị, đồng thời là một bộ phận của Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp. Ngày 28-12-1946, Pháp tuyên bố bình định xong Lào.

Tình hình Việt Nam trong những ngày cuối năm 1946 khá khẩn trương và căng thẳng. Sau khi đã đánh chiếm nhiều tỉnh của Việt Nam, trong ngày 17 và18-12-1946, thực dân Pháp đánh vào Hà Nội. Quân và dân Hà Nội đã đánh trả quyết liệt. Trước tình hình đó, ngay 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại làng Vạn Phúc thuộc tỉnh Hà Đông của Việt Nam, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã quyết định chủ trương kháng chiến trong cả nước Việt Nam. Vào lúc 6 giờ chiều ngày 19-2-1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia Việt Nam ra mệnh lệnh cho toàn thể các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu. Lửa kháng chiến bắt đầu lan tỏa trên bán đảo Đông Dương.

Thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, kháng chiến lâu dài, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định chuyển các cơ quan rời khỏi Hà Nội.

Cayxỏn Phômvihản cùng cơ quan Nha Thông tin Việt Nam cũng rút khỏi Hà Nội sang phía bắc của Việt Nam. Đầu năm 1947, ông công tác tại một cơ quan tuyên truyền Khu 12. Những ngày làm việc tại đây, ông đã viết một số bài cổ vũ cho cuộc kháng chiến vừa được bắt đầu của nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam. Làm việc tại đây cho đến khoảng cuối năm 1947, ông quyết định trở về Lào tiếp tục hoạt động.

Từ đây cuộc đời của đồng chí Cayxỏn Phômvihản bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới: giai đoạn cùng nhân dân các bộ tộc Lào đoàn kết tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t. 4, tr. 480.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM