Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:28:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cayxỏn Phômvihản - Tiểu sử và sự nghiệp  (Đọc 68908 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:16:17 am »



Cayxỏn Phômvihản - Tiểu sử và sự nghiệp
Tác giả: PGS. TS. Đức Vượng
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
Năm xuất bản: 2008
Số hóa: macbupda



Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Đồng chí Cayxỏn Phômvihản sinh ngày 13-12-1920 tại bản Naxeng, huyện Khămthạbuli, tỉnh Xavẳnnakhệt, Lào. Năm 1935, Cayxỏn Phômvihản, với tên gọi Nguyễn Trí Mưu, rời thành phố quê hương lên đường đi Hà Nội để dự thi vào Trường trung học Bảo hộ (còn gọi là Trường Bưởi, nay là Trưởng phổ thông trung học Chu Văn An, Hà Nội). Tại đây, đồng chí giác ngộ cách mạng theo đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương. Là một trí thức yêu nước, có tâm huyết với nhân dân các bộ tộc Lào, đồng chí luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc; đã cống hiến sức lực, trí tuệ, tài năng vào việc lãnh đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đồng chí có nhiều đóng góp quan trọng trong việc sáng lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, trong việc xây dựng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Là một trong những nhà hoạt động quốc tế tích cực của Đảng và Nhà nước Lào, đồng chí luôn nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, đóng góp nhiệt tình vào sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, nhất là các quốc gia trong khu vực. Hoạt động quốc tế của đồng chí đã góp phần xứng đáng vào việc làm cho uy tín và vai trò của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

Trong sự nghiệp đổi mới của Lào, đồng chí có nhiều đóng góp quan trọng. Quan điểm đổi mới của đồng chí là đổi mới toàn diện, có nguyên tắc, từng bước vững chắc, không nóng vội, có tính toán cẩn thận, không lấy ý chí chủ quan thay cho điều kiện thực tế của Lào, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế, nhằm tạo sự thay đổi tích cực sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được bắt nguồn từ nền móng tư tưởng vững chắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản xây đắp là mối quan hệ hợp tác toàn diện, thủy chung, trong sáng.

Nhân kỷ niệm lần thứ 88 ngày sinh của đồng chí Cayxỏn Phômvihản (1930-2008), lần thứ 46 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5-9-1962 - 5-9-2008), làn thứ 31 ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18-8-1977 - 18-8-2008), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Cayxỏn Phômvihản - Tiểu sử và sự nghiệp.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 10 năm 2008
                                                                                                       
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2020, 08:15:30 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:20:19 am »

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày 7-6-1993, tôi đang làm việc tại cơ quan, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thì nhận được điện thoại của ông Xixanạ Xixán, Giám đốc Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản của Lào, nói rằng ông được một chuyên gia Việt Nam tại Lào là Hà Nghiệp giới thiệu tôi là một trong những người ở Việt Nam chuyên nghiên cứu và viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng tiền bối Việt Nam, cho nên muốn mời tôi sang Lào để giúp Lào xây dựng dự án Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản và cùng với cán bộ Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản biên soạn Tiểu sử và sự nghiệp Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản. Tôi trả lời với ông Xixanạ Xixán là tôi sẵn sàng sang Lào để nghiên cứu và viết tiểu sử Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và các nhà lãnh đạo của cách mạng Lào, coi đó là vinh dự đặc biệt đối với tôi. Từ đấy, tôi bắt đầu sưu tầm tài liệu về Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Mặt trận Lào, tài liệu về cuộc đấu tranh của nhân dân các bộ tộ Lào trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước Lào.

Ngày 20-7-1993, tôi được mời đến Trụ sở Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam để họp. Tại buổi họp này, tôi thấy còn có Trung tướng Nguyễn Hòa, người đã từng chiến đấu ở Lào nhiều năm và ông Nguyễn Vĩnh Thiêm, chuyên viên Ban Đối ngoại Trung ương, đã từng công tác ở Lào nhiều năm. Ông Phạm Văn Chương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương, đọc Thông báo số 300/ĐNTW, ngày 17-7-1993 của Ban Đối ngoại Trung ương, về việc Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử tôi cùng Trung tướng Nguyễn Hòa và ông Nguyễn Vĩnh Thiêm sang làm chuyên gia tại Lào. Ông Chương giao cho tôi làm Tổ trưởng Tổ chuyên gia ba người. Trung tướng Nguyễn Hòa và ông Nguyễn Vĩnh Thiêm làm tư vấn dự án xây dựng Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản.

Căn cứ vào Thông báo số 300/ĐNTW, ngày 17-7-1993 của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 20-7-1993, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo sự Đặng Xuân Kỳ, ký Quyết định cử tôi sang làm chuyên gia tại Lào.

Sang Lào, công việc trước tiên của tôi là phải tập trung học tiếng Lào. Sau một thời gian ra sức học tiếng Lào bằng cuốn Từ điển Việt – Lào, dần dần tôi cũng học và hiểu được tiếng Lào. Điều kiện thuận lợi này đã giúp tôi sưu tầm được nhiều tài liệu quý về Lào.

Tôi đã viết được hai tập bản thảo về Tiểu sử Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản bằng tiếng Việt. Tại Viêng Chăn, Lào, tôi đã trao hai tập bản thảo này cho ông Xixanạ Xixán, Giám đốc Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản và Phó Giám đốc Xuvănđi (nay là Giám đốc) để các cán bộ Bảotàng Cayxỏn Phômvihản dùng làm tài liệu tham khảo biên soạn bằng tiếng Lào cuốn Tiểu sử Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản. Cuốn sách này đã được xuất bản và tái bản ở Lào. Ngoài ra, tôi còn viết được các cuốn Tiểu sử tóm tắt Chủ tịch nước Xuphanuvông và những bậc tiền bối của cách mạng Lào.

Rời Lào, tôi mang bản thảo Cayxỏn Phômvihản - Tiểu sử và sự nghiệp cùng bản thảo của các nhà lãnh đạo Lào do tôi viết, về Việt Nam. Từ đấy, tôi tiếp tục sưu tầm tài liệu để bổ sung vào bản thảo Cayxỏn Phômvihản - Tiểu sử và sự nghiệp của tôi được xuất bản bằng tiếng Việt tại Việt Nam.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam, Đảng và Nhà nước Lào phối hợp tổ chức biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, mà tôi là thành viên trong Ban Biên tập, được giao trọng trách Trưởng ban Biện soạn Văn kiện quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào và Trưởng ban Biên soạn Hồi ký quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào.

Về xưng tên nhân vật trong tác phẩm, tôi dựa vào cách xưng tên của một số cuốn sách của người nước ngoài viết về nhân vật lịch sử, nghĩa là viết trực tiếp tên nhân vật mà mình viết. Tuy nhiên, trong cùng một trang, không thể lúc nào cũng viết đầy đủ họ và tên của người đó, mà phải thay bằng đại từ “cậu”, khi còn là thiếu niên; “anh”, khi còn là thanh niên; “ông”, khi đã luống tuổi…

Mặc dù đã có nhiều cố gắng sưu tầm tài liệu và phân tích nhân vật, nhưng với một nhân vật lịch sử tầm cỡ như Cayxỏn Phômvihản, muốn thể hiện đầy đủ, không phải là chuyện giản đơn. Vì vậy, nếu có điều gì sơ suất, mong được bạn đọc lượng thứ.

                                                                                                         
Viêng Chăn - Hà Nội, 1993 – 2008
Tác giả
PGS. TS. ĐỨC VƯỢNG
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:23:47 am »

CẢM TƯỞNG CỦA NGƯỜI ĐỌC ĐẦU TIÊN

XAMẢN VINHAKỆT
Ủy viên Bộ Chính trị
Phụ trách Chỉ đạo tư tưởng lý luận,
                                                                                                 
văn hóa Đảng Nhân dân cách mạng Lào

Tháng 6-2008, đồng chí Đức Vượng, nhân chuyến đi công tác tại Lào, đến thăm tôi, nhờ tôi đọc và cho ý kiến vào bản thảo cuốn sách: Cayxỏn Phômvihản - Tiểu sử và sự nghiệp (1920-1992, do đồng chí viết trong thời gian làm chuyên gia tại Lào, Viêng Chăn năm 1993 và chỉnh lý, bổ sung tại Việt Nam, Hà Nội năm 2008

Cuốn sách đã phản ánh một cách trung thực cuộc đời hoạt động của nhà cách mạng Cayxỏn Phômvihản, những cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ của Lào, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và trong công cuộc xây dựng đất nước Lào.

Năm 1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) dự Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp (Đại hội Tua). Tại Đại hội, Người đề nghị Đảng Cộng sản Pháp phải truyền bá chủ nghĩa xã hội vào các nước thuộc địa. Từ đấy, chính Người đã ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào các nước trên bán đảo Đông Dương.

Lớn lên với quê hương đất nước Lào, đồng chí Cayxỏn Phômvihản trọn đời cống hiến vì một nước Lào phồn vinh. Năm 1935, đồng chí Cayxỏn Phômvihản vào học Trường Bưới, Hà Nội, Việt Nam. Tại Trường Bưởi, đồng chí giác ngộ cách mạng theo đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin do đồng chí Nguyễn Ái Quốc truyền bá, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã tìm ra con đường đấu tranh giải phóng nhân dân các bộ tộc Lào, mở ra kỷ nguyên mới cho việc xây dựng đất nước Lào hòa bình, độc lâp, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng.

Từ khi Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng Nhân dân cách mạng Lào) được thành lập, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Cayxỏn Phômvihản gắn chặt với việc xây dựng, củng cố, phát triển các lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng Lào. Sự liên minh chiến đấu giữa Quân đội nhân dân Lào và Quân đội nhân dân Việt Nam là sự liên minh chiến đấu bền vững đã đi vào lịch sử của hai dân tộc Lào - Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm với những trang chói lọi, hào hùng nhất. Sau 30 năm chiến đấu gian khổ, trải qua hai cuộc kháng chiến của quân và dân các bộ tộc Lào đã mang lại thắng lợi vẻ vang, nước Lào được độc lập, thống nhất.

Đồng chí Cayxỏn Phômvihản là người đề xướng, lãnh đạo sự nghiệp đổi mới và cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện sự nghiệp vĩ đại này, trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Đồng chí Cayxỏn Phômvihản luôn luôn nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, đóng góp nhiệt tình vào sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, nhất là các quốc gia trong khu vực.

Đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã suốt đời nêu tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, chan chứa tình thương yêu đồng chí, đồng bào, thương yêu cán bộ, bộ đội, cụ già, trẻ em, thương binh và gia đình liệt sĩ; hết lòng chăm lo đến các thế hệ mai sau; suốt đời chăm lo đến khối đại đoàn kết của nhân dân các bộ tộc Lào.

Những cống hiến của đồng chí Cayxỏn Phômvihản đối với cách mạng và nhân dân các bộ tộc Lào là vô cùng to lớn.

Là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người nước ngoài đầu tiên viết sách về Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, cuốn sách Cayxỏn Phômvihản - Tiểu sử và sự nghiệp (1920-1992) của tác giả Đức Vượng đã phản ánh được một cách cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Cayxỏn Phômvihản.

Rất mong các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước tiếp tục viết về cách mạng Lào, về Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và các nhà cách mạng khác của Lào, thể hiện tình đoàn kết gắn bó của các bạn với đất nước và nhân dân các bộ tộc Lào chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn.

Viêng Chăn - Hà Nội, tháng 7 năm 2008
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:28:07 am »

Chương I

TUỔI TRẺ CHÍ LỚN
(1920-1945)

Năm 1958, chiến hạm của Pháp tiến vào Biển Đông, nã đại bác vào thành phố Đà Nẵng của Việt Nam, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam và từ Việt Nam, tiến đánh Lào và Campuchia, đặt ách thống trị lên ba nước trên bán đảo Đông Dương.

Ngày 17-10-1887, Tổng thống Cộng hòa Pháp ký sắc lệnh thành lập Liên bang Đông Dương và ngày 19-4-1899, nhà cầm quyền Pháp ký sắc lệnh sáp nhập Ai Lao (Lào) vào Liên bang Đông Dương. Liên bang Đông Dương đặt dưới sự thống trị của Toàn quyền Đông Dương do Tổng thống Pháp bổ nhiệm. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, lưỡi lê, máy chém, họng súng tràn khắp Đông Dương, giết chết những người yêu nước ở Đông Dương. Dưới thời thuộc Pháp, cảnh đau thương, tang tóc, ảm đạm bao trùm lên khắp Đông Dương.

Trước tình hình đó, một người Việt Nam yêu nước tên là Nguyễn Tất Thành (năm 1919, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và năm 1942, Người lấy tên là Hồ Chí Minh…) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Ngày 5-6-1911, bằng trái tim, khối óc và đôi bàn tay lao động, muốn đánh đuổi quân xâm lược, giải phóng đồng bào, Nguyễn Tất Thành tới cảng Nhà Rồng, Sài Gòn, Việt Nam, xuống tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) thuộc Hãng Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunies) của Pháp, bắt đầu vượt trùng dương sóng gió, biển cả mênh mông, đi ra nước ngoài, khảo sát tình hình, tìm tòi một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên bản đảo Đông Dương.

Trong cuộc hành trình cứu nước, tại cá hội nghị quốc tế, Người lớn tiếng bên vực các dân tộc ở Đông Dương, viết nhiều bài tố cáo chế độ thực dân ở Đông Dương. Người nói:

“Đông Dương dưới quyền cai trị của viên toàn quyền Lông cũng chẳng khác gì Mađagátxca dưới sự thống trị của viên toàn quyền Gácbi: cũng những bất công, những việc lộng quyền, những vụ tai tiếng, những điều ô nhục như thế”(1).

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, ngày 26-12-1920, Nguyễn Ái Quốc nói:

“Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa”(2).

Đầu thế kỷ XX, chính trường thế giới và Đông Dương diễn ra sôi động. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) xảy ra do kết quả của cuộc khủng hoảng của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới và cuộc đấu tranh giữa các nước đế quốc chủ nghĩa lớn, nhằm tranh giành các nước thuộc địa và phụ thuộc, chia lại thế giới, đã đẩy các nước thuộc địa và phụ thuộc trong đó có các dân tộc Đông Dương, lâm vào tình cảnh vô cùng điêu đứng, chết đó, chết khát.

Nước Lào, từ khi Pháp xâm lược, nhân dân các bộ tộc Lào sống trong cảnh đói khổ, bệnh tật, đất nước lầm than, điêu đứng.

Ngày 1-11-1924, từ Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc về tới Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Người xác định rất rõ ràng là về Quảng Châu nhằm tiến hành công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức (đặc biệt là việc đào tạo cán bộ), chuẩn bị điều kiện để thành lập chính đảng ở Việt Nam, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và Đông Dương. Người ở Quảng Châu từ cuối năm 1924 đến năm 1928. Trong thời gian này, Người đã mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo được khoảng 200 cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà nòng cốt là Cộng sản Đoàn, ra báo “Thanh niên” của Hội và tham gia sáng lập “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức”.

Trong những năm 1928 và 1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu tại Xiêm (Thái Lan) và Người đã đến công tác tại Lào(3). Trong thời gian này, một số cơ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã được xây dựng tại Lào. Đến cuối năm 1929, đầu năm 1930, một số cơ sở, tổ chức của Đông Dương Cộng sản Đảng(4), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn(5) được thành lập và phát triển tại Lào.

Đầu năm 1930, tại Hồng Công, Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Quốc tế Cộng sản, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lập ra Trung ương lâm thời của Đảng. Tháng 10-1930, Đảng đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông dương đã xác lập định hướng và đường lối cơ bản cho các nước ở Đông Dương. Lúc này, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đều là thuộc địa của Pháp, có mối liên hệ với nhau về địa lý tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa. Cách mạng của ba nước Đông Dương đều cùng chung mục đích làm “cách mạng tư sản dân quyền”, tức cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xa hội chủ nghĩa, đánh đổ thực dân đế quốc, mang lại ruộng đất cho nông dân. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, hai động lực chính của cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Cách mạng Đông Dương có mối liên hệ với cách mạng và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đảng phải xây dựng tổ chức đều khắp ở Đông Dương, phải lập ra các Xứ ủy ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Campuchia. Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Đông Dương đánh dấu bước ngoặt lịch sử của nhân dân Đông Dương, đánh dấu sự hình thành liên minh cách mạng giữa ba nước ở Đông Dương, chuyển từ đấu tranh tự phát thành đấu tranh tự giác của mỗi nước. Với cách mạng Việt Nam và Lào, Đảng chính là hạt nhân đoàn kết, gắn bó trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của mỗi nước, tạo tiền lệ cho sự phát triển mới của Việt Nam và Lào.

Hòa nhịp với cao trào đấu tranh cách mạng bùng lên ở Việt Nam trong những năm 1930-1931, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Lào nổ ra tại Viêng Căng, Bònèng, Phôntịu… Đặc biệt, vào giữa năm 1931, công nhân Lào làm đường Lắc Xao đấu tranh ủng hộ cao trào Xôviết Nghệ - Tĩnh của Việt Nam. Bốn năm sau, tháng 5-1935, Xứ ủy lâm thời Lào lãnh đạo cuộc biểu tình kéo dài hơn ba tuần lễ, nổ ra ở Viêng Chăn, Bònèng, Phôntịu, Thàkhẹt, Pắcxế, Xiêng Khoảng. Chính quyền thực dân và chính quyền thuộc địa ở Lào ra sức khủng bố, đàn áp dã man phong trào cách mạng Lào qua những cuộc nổi dậy này. Năm 1936, hơn 400 chiến sĩ cách mạng Việt Nam tại Lào bị bắt và trục xuất ra khỏi nước Lào. Tuy vậy, công nhân, nông dân, học sinh, thương gia ở Viêng Chăn, Thàkhẹt, Xiêng Khoảng đã đứng lên đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Ngày 25-10-1936, công nhân mỏ Phôntịu nhất loạt bãi công, đòi tăng lương, đòi tiền thuốc chữa bệnh. Tháng 3-1937, công nhân Nhà máy điện Viêng Chăn nổi dậy, đòi chủ tăng lương, giảm giờ làm. Công nhân làm đường số 9, đường số 13 cũng nổi dậy đấu tranh.

Tháng 9-1934, Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời Làm (tức Xứ ủy lâm thời Lào) sau một thời gian bị địch khủng bố, được thành lập lại để lãnh đạo quần chúng tiếp tục đấu tranh. Tiếp đó, các đoàn thể Công hội, Hội phản đế liên minh… dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy lâm thời Lào, lần lượt ra đời và được củng cố, phát triển. Tháng 9-1934, tại Lào đã thành lập được bốn chi bộ ở Viêng Chăn, Phôntịu, Bònèng, Thà Khẹt với tổng số gần 20 đảng viên. Cuối năm 1934, Xứ ủy lâm thời Lào được củng cố, công tác tổ chức xây dựng Đảng được đẩy mạnh. Đầu năm 1935, các tổ chức đảng lần lượt được thành lập. Thị ủy Viêng Chăn, Tỉnh ủy Xavẳnnakhệt, Tỉnh ủy Thàkhẹt, Chi bộ Bònèng, Chi bộ Phôntịu. Tháng 2-1935, Xứ ủy lâm thời Lào họp Hội nghị cử đại biểu đi Ma Cao, dự Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương. Một đại biểu của Lào đã tham dự Đại hội. Đại biểu này được Đại hội nhất trí bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, khóa I. Sau một thời gian bị địch khủng bố, bị tan rã, tháng 9-1935, Xứ ủy lâm thời Lào được tái lập. Lúc này, Đảng bộ Lào có hai Tỉnh ủy là Viêng Chăn, Xavẳnnakhệt. Ngoài ra, còn có các tổ chức đảng ở Bònèng, Phôntịu.

Cayxỏn Phômvihản sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đó.


(1), (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 1, tr. 110, 23.
(3) Ngày 18-2-1930, Nguyễn Ái Quốc viết Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản. Trong Báo cáo này, tại mục B, Người đề cập đến công tác của Người ở Lào. Như vậy, có thể vào khoảng cuối năm 1928, đầu năm 1929, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan đã sang gây cơ sở cách mạng tại Lào. Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 3, tr. 11.
(4) Đông Dương Cộng sản Đảng, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, thành lập ngày 17-6-1929, tại số nhà 316, phố Khâm Thiên, Hà Nội.
(5) Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, thành lập ngày 1-1-1930, tại Đò Trai, Hà Tĩnh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:29:58 am »

Cayxỏn Phômvihản (lúc nhỏ tên là Kẹo Cayxỏn Đoọcmay do một nhà sư đặt cho), sinh ngày 13-12-1920, tại bản Naxeng, huyện Khămthạbuli, tỉnh Xavẳnnakhệt, Lào, trong một gia đình mà thân phụ là công chức, còn thân mẫu là nông dân.

Vào đầu năm 1920, nhiều người dân ở tỉnh Xavẳnnakhệt đã biết đến đám cưới giữa ông Nai Luân(1), một viên chức làm việc ở Tòa công sứ Pháp tại Xavẳnnakhệt, đẹp duyên cùng một phụ nữ nông dân Lào tên là Nang Đốc(2), nổi tiếng là người đẹp của tỉnh Xavẳnnakhệt thời ấy.

Hai người chung sống cùng nhau và sinh được ba người con (một trai, hai gái): Cayxỏn Phômvihản, Xavẳn Thoong và Commani. Cayxỏn Phômvihản là người con trai duy nhất của ông Nai Luân và bà Nang Đốc.

Cayxỏn Phômvihản ra đời được 3 tháng thì mắc bệnh ghẻ lở. Gia đình cùng bà Phăn (em ruột bà Nang Đốc) hết lòng chăm sóc, chạy chữa, dần dần bệnh qua khỏi. Bà Phăn kể rằng: “Muốn cho cậu bén Cayxỏn Phômvihản ngủ, tôi phải đặt cậu vào võng và ru bằng bài hát của quê hương, nếu không thì cậu không chịu ngủ”(3).

Cayxỏn Phômvihản lớn lên trong một gia đình nền nếp. Ông Nai Luân rất nghiêm khắc trong việc dạy bảo các con của mình. Ông đặt ra kỷ cương trong nhà theo phép tắc bố mẹ ra bố mẹ, con cái ra con cái, anh em ra anh em. ngay cả việc ăn uống ông cũng đề ra quy định bố mẹ ăn riêng, con cái ăn riêng. Nồi nấu cơm canh co bố mẹ không được dùng để nấu cho con cái ăn. Không cho phép con cái ăn quả chua, còn cá, thịt bao giờ cũng phải tươi rói mới được ăn. Bát đĩa ông cấm người nhà không được rửa bằng nước xà phòng mà phải lấy trấu đánh cho sạch, sau đó, rửa bằng nước suối hoặc nước mưa. Quần áo mặc buổi chiều hôm trước, sáng hôm sau phải thay ngay và trước khi phơi phải nhúng vào nước sôi. Ông đặc biệt chú ý đến đời sống tinh thần của các con. Vì sợ ảnh hưởng không lành mạnh đến các con, ông không cho các con đi xem phim, xem hát. Thay vào đó, ông say sưa dạy cho Cayxỏn Phômvihản biết thổi các loại khèn, vì ông cho rằng thổi khèn sẽ làm cho con người thêm yêu quý cuộc sống, yêu đất nước, quê hương của mình. Nhờ vậy, mà ngay từ nhỏ, Cayxỏn Phômvihản đã biết thổi khèn. Cậu thổi say sưa, âm điệu mượt mà, làm cho bố mẹ rất hài lòng.

Ông Nai Luân chú ý dạy Cayxỏn Phômvihản thổi khèn, còn bà Nang Đốc lại hay dắt con trai của mình lên chùa để tụng kinh niệm Phật. Ở gần bản Naxeng có một ngôi chùa lớn gọi là chùa Xaynhạphum. Chùa Xaynhạphum nằm trên mảnh đất của bản Thàbé thuộc tỉnh Xavẳnnakhệt. Đó là một ngôi chùa lớn, nhiều tượng Phật, kiến trúc rất hài hòa đẹp mắt. Chùa được xây dựng từ năm 1902. Mahả Pun người chủ trì ngôi chùa này đã nhiều năm, lại là người anh nuôi của Cayxỏn Phômvihản. Mahả Pun đã chỉ bảo cho Cayxỏn Phômvihản về đạo đức Phật giáo, kể cho Cayxỏn Phômvihản nghe kinh Phật, nghe kể chuyện “Xín Xay” trung nghĩa vẹn toàn, biểu tượng của một người đạo đức cao cả. Sau này đi hoạt động cách mạng và trở thành lãnh tụ, Cayxỏn Phômvihản thường nhắc đến chuyện “Xín Xay” với với tấm lòng ưu ái. Vì vậy, có thể nói cuộc đời và nhân cách văn hóa, đạo đức của Cayxỏn Phômvihản được bắt đầu từ người cha, người mẹ và nhà chùa(4).



Chùa Xaynhạphum

Khi cậu bé Cayxỏn Phômvihản bước vào tuổi thứ 6, thì ông Nai Luân bắt đầu hướng cho con mình quen với chữ nghĩa, dạy cho con biết những chữ cái tiếng Lào, chữ cái tiếng Việt, chữ cái tiếng Pháp. Lên 7 tuổi, ông cho con vào học tiếng Lào ở trường trong chùa Xaynhạphum nằm trên mảnh đất của bản Thàbé, sau đó, học tiểu học bằng tiếng Pháp ở Trường tiểu học Xavẳnnakhệt.

Trong những năm học tiểu học, Cayxỏn Phômvihản tỏ rõ tính thông minh, cần cù học tập, tiếp thu tiếng Pháp khá nhanh. Ông Nai Luân luôn hài lòng trước sức học của con trai mình. Nhưng ông cũng không bằng lòng với chữ viết rất khó đọc của con. Ông thường khuyên nhủ Cayxỏn Phômvihản phải tập viết chữ cho đẹp vì theo ông, thì “chữ tốt” là có chung một mệnh đề với “văn hay”. Nghe lời cha, Cayxỏn Phômvihản cố gắng rèn luyện viết chữ đẹp. Tiếc rằng, cố gắng ấy đã không mang lại kết quả mong muốn.

Trong những ngày học ở Xavẳnnakhệt, ngoài việc học tập, Cayxỏn Phômvihản còn tham gia các cuộc vui chơi giải trí. Cậu thiếu niên năng động Cayxỏn Phômvihản cho rằng vui chơ lành mạnh sẽ giúp cho việc học đạt kết quả tốt. Những ngày nghỉ, cậu tranh thỉ đi thăm nhiều danh lam thắng cảnh của tỉnh Xavẳnnakhệt, một miền quê thơ mộng nằm ngay bên bờ sông Mê Kông, nơi ấy có nhiều núi non, chùa chiền, vừa linh thiêng, vừa trang nghiêm. Đặc biệt, ở tỉnh Xavẳnnakhệt, nơi mà thực dân Pháp khi xâm lược Lào đã từng gọi là “cửa ngõ nhà trời” với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ đã in đậm trong lòng những người dân quê hương, trong đó có Cayxỏn Phômvihản. Qua những cuộc thăm viếng các di tích lịch sử, Cayxỏn Phômvihản đã biết tới cuộc nổi dậy của người Anh hùng Phô Càđuột chống thực dân Pháp và biết tới nhiều nhà chính trị, văn hóa của Lào sinh ra từ nơi đây.


(1) Ông Nai Luân sinh năm 1887 và mất năm 1972, thọ 85 tuổi. Khi lấy bà Nang Đốc, ông 33 tuổi. Ông có trình độ văn hóa tốt nghiệp bậc tiểu học, rất giỏi tiếng Pháp. Viên công sứ Pháp ở Xavẳnnakhệt đã nhận ông vào làm công việc bàn giấy và phiên dịch cho viên Công sứ đó.
(2) Bà Nang Đốc sinh năm 1900 và mất năm 1985, thọ 85 tuổi. Khi lấy ông Nai Luân, bà mới 20 tuổi. Có tài liệu nói đám cưới của ông Nai Luân và bà Nang Đốc tổ chức vào cuối năm 1919. Dựa vào kết quả cuộc hội thảo về ông Nai Luân và bà Nang Đốc tổ chức tại Xavẳnnakhệt, Lào, ngày 24-9-1993, theo chúng tôi là đầu năm 1920 (TG.).
(3) Theo lời bà Phăn kể ngày 24-9-1993, tại Xavẳnnakhệt, Lào.
(4) Khi lớn lên sang học tại Việt Nam, mỗi kỳ nghỉ hè về Lào, Cayxỏn Phômvihản thường về nghỉ tại chùa Xaynhạphum, đọc sách cổ và nghiên cứu lễ nghi ở chùa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:31:49 am »

Ở Xavẳnnakhệt, cậu học sinh Cayxỏn Phômvihản còn rất thích chơi thể thao như chọi gà, đá bóng, bắn súng… Một người bạn cùng học với Cayxỏn Phômvihản kể lại rằng: “Tôi nhớ hôm đó là ngày thứ năm, nghỉ học, tôi và vài người bạn nữa đến nhà của anh Cayxỏn chơi. Anh nói: Chúng mình ăn xoài nhé! Anh vào xin phép mẹ, rồi lấy khẩu súng hơi ra. Anh nói: Bắn thử đi, ai bắn rơi quả nào, ăn quả đó. Nói xong, anh đưa súng lên ngắm bắn rơi một quả. Còn chúng tôi phải chèo lên hái. Một lần khác, với khẩu súng hơi đó, anh rủ tôi đi bắn chim. Chúng tôi men theo bờ ruộng cách nhà độ 300 mét (chỗ này nay là khu vực chợ mới của thị xã) đi tìm chim. Đi nửa giờ mới gặp một đàn chim 5 con. Anh Cayxỏn giương súng bắn, một con trúng đạn rơi xuống đất, tôi liền lao đến nhặt lên. Hôm ấy, chúng tôi có một bữa ăn nhẹ rất thú vị: chim nướng ăn với xôi, chấm “chèo” sao mà ngon thế. Một buổi chiều của này thứ năm, trời nắng nóng, tôi và ba người bạn nữa đến chơi nhà anh Cayxỏn. Anh rủ chúng tôi ra sông tắm. Đến bờ sông, bỏ mũ, cởi quần áo xếp thành đống, chúng tôi thách nhau nhảy xuống nước theo kiểu các nhà thể thao, thách nhau bơi ra xa. Chỉ có anh Cayxỏn là bơi xa hơn cả, còn chúng tôi không dám bơi ra xa, chỉ loanh quanh ở chỗ nước ngang thắt lưng thôi”. Qua đó, thấy rằng Cayxỏn Phômvihản là một người bắn súng giỏi và bơi giỏi.

Năm 1934, Cayxỏn Phômvihản học lớp nhất, lớp cuối của bậc tiểu học. Cậu học sinh chăm chỉ càng miệt mài học tập. Ngoài việc đến trường, đêm nào cậu cũng học ở nhà đến khuya. Có những tối cậu đến nhà bạn để học thêm. Cậu tiếp thu nhanh các bài giảng, bài học nào cũng nghiên cứu cẩn thận, đến nơi đến chốn, cho nên các bài tập thường được điểm cao. Có thể nói, “về mặt học tập, đồng chí Cayxỏn là một trong những người học giỏi”(1).

Thời gian trôi nhanh. Cuối năm học đã đến. Cayxỏn Phômviản dành toàn bộ thời gian để ôn thi lấy bằng tiểu học. Ngày thi đã tới. Ông Nai Luân bồn chồn trông đợi. Biết sự lo lắng của cha, Cayxỏn Phômvihản nói: Xin cha yên tâm, con sẽ cố gắng. Cậu vào trường thi với niềm tự tin sẽ thi đậu. Kết quả rất đúng với niềm tin: thi đậu vào loại giỏi. Ông Nai Luân mừng lắm. Cả gia đình đều vui.

Nghỉ ngơi ít ngày, Cayxỏn Phômvihản tiếp tục ôn thi vào học trung học. Hồi đó ở Xavẳnnakhệt không có trường trung học. Muốn tiếp tục học lên cấp cao hơn thì phải đi Viêng Chăn hoặc đi Hà Nội, Việt Nam. Ông Nai Luân muốn cho Cayxỏn Phômvihản đi học ỏ Hà Nội. Ông nhờ bạn bè giúp cho việc này. Thời gian chờ đợi trả lời là thời gian nóng lòng đối với ông Nai Luân, bà Nang Đốc và con ông là Cayxỏn Phômvihản.

Một hôm, vừa đến Tòa công sứ làm việc, thì có người đưa cho ông bức điện báo tin Trường Bảo hộ của Pháp ở Hà Nội, Việt Nam, đã đồng ý nhận Cayxỏn Phômvihản vào học. Ông vui mừng báo cho Cayxỏn Phômvihản biết và chuẩn bị mọi thứ cần thiết để cho con lên đường sang Hà Nội, Việt Nam để học tập. Được tin vui này, cả gia đình phấn khởi hẳn lên. Ánh nắng ban mai chiếu rọi vào nhà, làm cho nhà cửa trở nên sáng sủa hơn. Tiếng chim hót líu lo trước nhà, làm cho gia đình vui hẳn lên. Bầu không khí vui tươi tràn ngập gia đình ông Nai Luân và bà Nang Đốc.

Năm 1935, Cayxỏn Phômvihản lấy tên là Nguyễn Trí Mưu rời thành phố quê hương Xavẳnnakhệt lên đường đi Hà Nội để dự thi vào Trường trung học Bảo hộ. Họ hàng bên mẹ của Cayxỏn Phômvihản ở Xavẳnnakhệt kể lại rằng, mấy hôm trước khi con mình đi xa, bà Nang Đốc lên chùa tụng kinh niệm Phật ngày đêm, cầu xin đức Phật đại từ đại bi phù hộ cho con bà được bình an, học hành tiến tới trong những ngày sống và học tập ở Hà Nội. Còn ông Nai Luân suốt mấy đêm liền nằm bên con căn dặn đủ điều. Ông nói: Con sẽ tiếp tục học tập vì cuộc đời của con, vì gia đình và vì nhân dân các bộ tộc Lào. Ông nói đi nói lại câu “… vì nhân dân các bộ tộc Lào”. Câu nói ấy đã làm cho Cayxỏn Phômvihản khắc sâu trong lòng. Ông nghiêm khắc với con cũng chỉ vì muốn rèn luyện cho con mình trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, có thể noi đó là tính nghiêm khắc “yêu” chứ không phải là tính nghiêm khắc “ghét”, như sau này có lần Cayxỏn Phômvihản đã nói. Nai Luân là người có nhân cách, biết rõ phẩm giá của con người và cùng với vợ, ông rất sùng đạo Phật.

Đây là lần đầu tiên, Cayxỏn Phômvihản đi xa, vả lại, cậu vẫn còn ở tuổi thiếu niên, cho nên ông Nai Luân phải nhờ một người quen đưa cậu đi Hà Nội bằng ôtô. Trong quá trình học tập, Cayxỏn Phômvihản đã được Nuhắc Phumxavẳn giúp cho ít tiền ăn học.

Đến Hà Nội, Cayxỏn Phômvihản thi vào Trường trung học Bảo hộ (Collège du Protectorat à Hanoi) mà người Việt Nam thường quen gọi là Trường Bưởi(2). Trường Bưởi thành lập từ năm 1907 theo quyết định của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Đến năm 1908, Trường chính thức bắt đầu nhận học sinh vào học. Trường nằm ngay bên cạnh hồ Tây, một cái hồ to rộng hơn nhiều so với hồ Hoàn Kiếm và hồ Thiền Quang của Hà Nội. Trường đề ra một quy chế học tập hết sức chặt chẽ, quy định cụ thể về nhiệm vụ của giáo viên, học sinh, giờ lên lớp, giờ ôn bài, giờ vui chơi, vấn đề kỷ luật,… Ngoài quy chế học tập, học sinh của Trường còn tổ chức Hội học sinh với điều lệ chặt chẽ. Học sinh của Trường tuy được đào tạo trong một cái lò của nền giáo dục bảo hộ, nhưng rất nhiều người đã thoát ly được cái nền bảo hộ đó, có suy nghĩ độc lập về thời cuộc, sớm nảy sinh tư tưởng yêu nước và từ yêu nước dẫn đến cứu nước, có tinh thần dạy và học tốt, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói khi Người đến thăm Trường Bưởi:

      “Các Thầy zạy bảo tốt.
      Các Cháu học tập tốt.
      Mọi người lao động tốt.
      Cả trường đoàn kết tốt”(3).


(1) Xixánạ Xixán: Một lòng đi theo cách mạng, trung thành với nhân dân, in trong cuốn Cayxỏn Phômvihản - Người con của nhân dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 8.
(2) Sở dĩ lấy tên Trường Bưởi vì Trường nằm trên đường Bưởi. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi ở Việt Nam, Trường Bưởi được đổi tên thành Trường Chu Văn An, tên một nhà văn hóa, nhà giáo dục lớn của Việt Nam. Chu Văn An sinh năm 1929 và mất năm 1370. Tên đầy đủ của Trường hiện này là Trường phổ thông trung học Chu Văn An. Năm 2008, Trường trung học phổ thông Chu Văn An kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Trường
(3) Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi trong Sổ vàng truyền thống Trường Chu Văn An khi Người về thăm Trường ngày 31-12-1958, in trong “100 năm Trường Bưởi - Chu Văn An - 1908-2008”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:34:08 am »

Với tinh thần yêu nước thương nòi, theo lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc, nhiều học sinh của Trường Bưởi sớm giác ngộ cách mạng và trở thành những nhà lãnh đạo cách mạng Đông Dương như Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1938 cho đến khi bị địch bắt vào tháng 1-1940, Ngô Gia Tự, một trong những nhà lý luận và nhà tổ chức của Đảng thời kỳ 1930-1934; Phạm Văn Đồng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ của Đảng và Nhà nước Việt Nam, học Trường Bưởi vào khoảng năm 1925, lĩnh bằng “tú tài bản xứ”(1); Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, một nhà lý luận và chiến lược quân sự tầm cỡ thế giới(2); ông Nguyễn Cơ Thạch - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam;… Nhiều nhà khoa học lớn như Giáo sư Tạ Quang Bửu; Giáo sư Tôn Thất Tùng; Giáo sư Trần Đức Thảo; Giáo sư Nguyễn Khắc Viện; Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thế Trung; Giáo sư, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Tài Thu; Luật sư Phan Anh; Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân; Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Thiêm; Giáo sư Từ Giấy, Tiến sĩ, Thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc;… Nhiều thầy giáo đã từng dạy học ở Trường Bưởi như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn(3); Họa sĩ Tô Ngọc Vân; Giáo sư Dương Quảng Hàm; Giáo sư Ngụy Như Kon Tum; Giáo sư Nguyễn Văn Huyên; Giáo sư Nguyễn Xiển;… Nhiều nhà quân sự như Tướng Nguyễn Sơn; Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp; Trung tướng Vũ Xuân Vinh (Anh Vịnh); Thiếu tướng Vũ Văn Cẩn;… Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn như Nguyễn Công Hoan; Nguyễn Đình Thi; Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu); Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu); Hoàng Ngọc Phách; Lê Văn Trương; nhà nghiên cứu, nhà thơ Việt Phương (Trần Việt Phương, tên khai sinh là Trần Quang Huy); nhà báo Trần Lâm;… liệt sĩ Đặng Thùy Trâm;… đều đã trải qua một thời gian học ở Trường Bưởi.

Cayxỏn Phômvihản thi vào Trường Bưởi không khó khăn gì vì đã có sự chuẩn bị từ trước.

Vì từ nước Lào đến Hà Nội, Cayxỏn Phômvihản không có điều kiện thuê nhà trọ ở ngoài, cho nên đã xin được ở khu nội trú của Trường. Nhà trường bố trí cho cậu ở buồng số 4, tầng 3, sát với sân bóng và có cửa sổ nhìn thẳng ra hồ Tây, trông rất đẹp. Việc ăn uống có người phục vụ chu tất. Mỗi tháng phải trả tiền ăn và tiền thuê phòng hết 16 đồng Đông Dương cộng với 4 đồng tiền học phí, tất cả là 20 đồng. Từ Xavẳnnakhệt, gia đình gửi tiền cho đều đều mỗi tháng 25 đồng. Số tiền ăn, tiền thuê phòng còn dư ra, cậu dành để giúp cho các bạn học sinh nghèo và mua sách để học thêm. Để bồi dưỡng sức khỏe; thỉnh thoảng cậu ra chợ Đồng Xuân (cách trường Bưởi không xa) mua ít hoa quả, nhất là chuối để ăn. Dạo ấy, chuối là món ăn vừa bổ, vừa rẻ. Tháng nào gửi chậm, cậu lại đi vay gia đình các bạn học. Vì cậy là người Lào, lại có phong cách sống giản dị, thân thiện, khiêm tốn, cho nên cậu được các bạn học người Việt Nam rất yêu mến. Vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày tết, họ thường mời cậu về nhà chơi hoặc đưa đi thăm các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội. Hiệu trưởng Trường Bưởi lúc đó là Ôtigông (Autigon), người Pháp, có lần hỏi Cayxỏn Phômvihản có nhớ nhà, nhớ quê hương không? Cayxỏn Phômvihản trả lời: Nhớ thì có nhớ, nhưng ở đây có nhiều bạn bè tốt, nên vui lắm, âu cũng là quê hương thứ hai của tôi.


(1) Những người bản xứ học Trường Bưởi lúc này tốt nghiệp tú tài, thì lĩnh bằng “tú tài bản xứ”, còn những người mang quốc tịch Pháp, tốt nghiệp tú tài, gọi là “tú tài chính quốc”. Đây là sự phân biệt của Chính phủ Đông Pháp.
Trong một bức thư gửi Trường Bưởi (Trường Chu Văn An), đề ngày 15-3-1988, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Tôi thân ái chúc Thầy và Trò trường Chu Văn An làm tốt hai điều Bác Hồ dạy. Điều đó cũng là làm tốt mấy điều sau đây:
        Trường ra Trường,
        Lớp ra lớp,
        Thầy ra Thầy,
        Trò ra trò,
        Dạy ra dạy,
        Học ra học…”.
Dẫn theo “100 năm Trường Bưởi - Chu Văn An - 1908-2008”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008.
(2) Trong một bức thư gửi Trường Bưởi - Chu Văn An, đề ngày 27-2-2008, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết:
“Trải qua một thế kỷ ra đời, đổi hay và phát triển, Trường Bưởi - Chu Văn An trước đây nay là trường Trung học quốc gia Chu Văn An đã có nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục bồi dưỡng tri thức văn hóa cho thiếu niên, thanh niên nước ta.
Nhiều thầy giáo và nhiều học sinh của Trường đã trở thành những nhà trí thức yêu nước, những nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà giáo, nhà văn tiêu biểu, những Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang. Lớp lớp các thế hệ thầy và trò Trường Chu Văn An trưởng thành đã tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Bước sang chặng đường 100 năm tới, tôi chúc thầy và trò Trường Chu Văn An ra sức thực hiện tốt lời Bác Hồ căn dặn, tiếp tục phát huy truyền thống: “yêu nước, sáng tạo, dạy tốt, học giỏi”, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu rở thành trường Trung học kiểu mẫu của quốc gia, đạt đẳng cấp quốc tế, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho Thủ đô và đất nước…”.
Dẫn theo “100 năm Trường Bưởi - Chu Văn An - 1908-2008”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008.
(3) Trong một bức thử gửi Cố ván Phạm Văn Đồng đề Paris, ngày 2 tháng giêng năm Bính Tý; Giáo sư Hoàng Xuân Hãn nguyên giáo viên Trường Bưởi viết:
“Nước ta chỉ có hai cuộc giải phóng mà thôi: thời 1416-1427 với Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi và thời 1945-1975 với Bác Hồ cùng các Anh. Tự nhiên, cả hai mặt, phải nhờ gắn bó giữa mưu lược lãnh đạo và kiên cường của nhân dân… Vì vậy, cái cần thiết nhất trong cuộc giải phóng là cái Đức của những người lãnh đạo, cái Đức để cho địch không tìm cách mua chuộc mình và làm gương cho nhân dân giữ lòng yêu nước”.
Dẫn theo “100 năm Trường Bưởi - Chu Văn An - 1908-2008”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:37:36 am »

Vào học trung học, Cayxỏn Phômvihản phải qua hệ bốn năm: đệ nhất niên, đệ nhị niên, đệ tam niên, đệ tứ niên (có nghĩa là năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba, năm thứ tư), chủ yếu học bằng tiếng Pháp. Mỗi tuần có 27 giờ rưỡi lên lớp, trong đó có 12 giờ chuyên học tiếng Pháp, còn lại là các giờ học toán, vật lý, hóa học, khoa học; địa lý, văn, sử cũng bằng tiếng Pháp. Còn chữ quốc ngữ dành cho môn văn học Việt Nam mà nhà trường quy định không được dạy quá ba giờ trong một tuần. Cayxỏn Phômvihản học tiến Pháp, đồng thời trau dồi thêm tiếng Việt(1). Bạn bè cùng học một lớp nói Cayxỏn Phômvihản hồi ấy đều thừa nhận sức học của cậu rất khá, tiếp thu bài giảng nhanh, đã vậy, lại chăm chỉ ôn bài vào các buổi tối, càng làm cho cậu học giỏi thêm. Cậu thường nói với bạn bè: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy chúng sinh phải siêng năng cần mẫn. Chúng ta không có lý do gì làm trái với giáo huấn của Ngài. “Trước khi đến với lý tưởng cách mạng, Cayxỏn Phômvihản say sưa với những giáo lý của đạo Phật. Trên bàn học của Cayxỏn Phômviản, ngoài những cuốn sách giáo khoa, chúng tôi thấy còn có cả quyển kinh Phật”(2). Dưới chế độ cũ ở Lào, người ta coi Phật giáo là quốc giáo, gia đình nào có con trai đều gửi vào chùa tu hành ba năm, sau đó mới ra trường đời để học chữ và làm việc. Vì vậy, Cayxỏn Phômvihản say mê nghiên cứu Phật giáo trước khi hoạt động cách mạng là điều không có gì phải ngạc nhiên.

Năm học đầu tiên của Cayxỏn Phômvihản (1935-1936) được nhà trường bố trí vào học lớp Đ. Sang năm học thứ hai (1936-1937), cậu được nhà trường chuyển sang học lớp C cho tới năm 1939.

Ở Trường Bưởi, ngoài việc học tập, Cayxỏn Phômvihản còn nổi tiếng là người thích chơi thể dục thể thao, đặc biệt là môn đá cầu và đá bóng. Sau giờ học tập buổi chiều, cậu thường rủ các bạn cùng lớp đi dá bóng ngay tại sân trường. Trong khi đá, Cayxỏn Phômvihản luôn luôn tỏ ra xông xáo, bao sân. Bóng lăn chỗ nào, cậu lăn xả vào chỗ đó để tranh cướp bóng, chính vì thế các bạn cùng Trường gọi đùa cậu bằng cái tên thân mật: “Trâu lăn”. Buổi sáng, Cayxỏn Phômvihản dậy sớm chạy thể dục quanh sân trường, sau đó, dành 30 phút ôn bài trước khi lên lớp. Trong điều kiện ở xa bố mẹ, xa gia đình, Cayxỏn Phômvihản chăm chỉ học tập và rèn luyện, chứng tỏ cậu có tinh thần tự giác phấn đấu.

Tại Trường Bưởi vào các buổi tối hoặc ngày nghỉ, người ta thường nghe tiếng khèn vang lên. Người dân Hà Nội ít nghe tiếng khèn, cho nên mỗi khi có tiếng khèn vang lên, người ta biết ngay là tiếng khèn của học sinh Lào hoặc học sinh người thiểu số của Việt Nam. Nhiều bạn học được Cayxỏn Phômvihản dạy thổi khèn, lấy làm thích thú lắm. Họ coi tiếng khèn là một trong những biểu hiện của sinh hoạt văn hóa vui tươi và lành mạnh.

Cayxỏn Phômvihản yêu cầu các bạn học người Việt Nam dạy cho tiếng Việt, còn cậu lại dạy cho họ tiếng Lào, đặc biệt là các bài hát bằng tiếng Lào, dạy múa lăm vông, một điệu múa phổ biến ở Lào, rất đơn giản theo điệu nhạc bước chân và khum tay lượn vòng, tượng trưng cho vẻ đẹp, tình yêu và hạnh phúc của nhân dân các bộ tộc Lào.

Vào các buổi tối, sau khi ôn bài xong, Cayxỏn Phômvihản thường rủ các bạn đến ngồi quanh giường của mình, yêu cầu các bạn kể cho nghe về chuyện cổ tích và chuyện cười của Việt Nam. Sau này, trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Lào, Cayxỏn Phômvihản thường nhắc lại những chuyện cổ tích đã được nghe kể ở Việt Nam. Các bạn học sinh người Việt Nam cũng yêu cầu Cayxỏn Phômvihản kể cho nghe những chuyện cổ tích của Lào. Đáp lại yêu cầu đó, cậu đã kể cho các bạn cùng lớp cùng trường nghe nhiều chuyện cổ tích của Lào như chuyện “Pu Nhơ nhà Nhơ” (Ông Nhơ bà Nhơ), thiên truyền thuyết đã sinh ra con dòng cháu giống, khai thiên lập địa, xây dựng cơ đồ trở thành nước Lào như ngày nay. Chuyện “Khún Bolôm” kể về người trời xuống hạ giới, chiến thắng thiên tai, ra sức cày cấy, lao động gian khổ để tồn tại trên trái đất. Chuyện “Pralakpralam” ca ngợi một người anh hùng vượt qua nhiều thử thách đấu tranh kiên quyết chống các thế lực bạo tàn, kiên quyết bảo vệ đất nước… Chuyện nào Cayxỏn Phômvihản kể cũng rất say sưa, gây sự chú ý đối với mọi người. Cayxỏn Phômvihản nói Kể chuyện bằng ngôn ngữ Việt Nam cũng là một trong những hình thức để nâng cao trình độ tiếng Việt.

Ở Trường Bưởi, Cayxỏn Phômvihản kết thân với nhiều bạn bè. Cậu làm lễ “Baxi, Xukhuan, Mặtkhẻngkhạmư”(3) cho những người bạn bè thân thiết nhất mà cậu muốn kết nghĩa làm anh em. Đây là một phong tục rất đẹp của người Lào, phản ánh tình cảm cao quý giữa con người với con người, mặc dù họ ở những nước khác nhau. Qua cử chỉ này, có lẽ Cayxỏn Phômvihản muốn gieo hạt giống đầu tiên cho tình đoàn kết và hữu nghị Lào - Việt.

Những ngày học ở Trường Bưởi, theo lời ông Nai Luân dặn, có lần, Cayxỏn Phômvihản đi tàu hỏa từ Hà Nội vào Sài Gòn và từ Sài Gòn, đi ôtô về thăm một làng ở gần thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam, vì theo ông Nai Luân, nơi đây ông có nhiều người thân thuộc.

Kỳ nghỉ hè của năm học 1935-1936, Cayxỏn Phômvihản xin phép về nước thăm quê hương, gia đình. Ông Nai Luân và bà Nang Đốc cười nói vui vẻ mỗi khi tiếp khách bà con hàng xóm sang chơi. Mọi người đều khen ngợi Cayxỏn Phômvihản là người có chí và có trí. Điều này động viên cậu rất nhiều. Khi Cayxỏn Phômvihản vào thăm lại chùa Xaynhạphum thì Mahả Pun(4) dự đoán rằng: Em tôi đang tiến về phía trước. Rồi Mahả Pun dạy cho Cayxỏn Phômvihản biết đọc và viết chữ Phạn cổ. Cayxỏn Phômvihản say mê nghiên cứu chữ Phạn. Nhà sư Pun rất hài lòng về tinh thần chăm chỉ học tập của em mình, nhưng ông vẫn băn khoăn là Cayxỏn Phômvihản viết chữ còn nguệch ngoạc, làm cho ông phải vất vả lắm mới đọc được. Biết ý, Cayxỏn Phômvihản bảo nhà sư Pun rằng: Chữ cốt ở nội dung chứ không phải ở nét chữ. Ngày 23-9-1993, khi chúng tôi đến gặp Mahả(5) Pun ở chùa Xaynhạphum thuộc Xavẳnnakhệt, vị Hòa thượng còn nhắc lại câu nói trên của Cayxỏn Phômvihản.


(1) Sau này, trong quá trình hoạt động cách mạng, Cayxỏn Phômvihản nói tiếng Việt, tiếng Pháp rất giỏi. Có lần, một phóng viên người Pháp đến phỏng vấn ông, yêu cầu ông nói bằng tiếng Pháp. Khi ông nói xong, phóng viên đó nhận xét: “Tôi không ngờ ngài Cayxỏn Phômvihản lại nói tiếng Pháp giỏi đến thế”.
(2) Ý kiến trong buổi trao đổi ngày 19-1-1994, tại Hà Nội, về Cayxỏn Phômvihản trong những ngày học Trường Bưởi của học sinh Trường Bưởi thời ấy.
(3) “Baxi”, “Xukhuan”, “Mặtkhẻngkhạmư” đều có chung ý nghĩa: buộc chỉ cổ tay.
(4) Mahả Pun là con nuôi ông Nai Luân và bà Nang Đốc, là anh nuôi của Cayxỏn Phômvihản.
(5) Mahả có nghĩa là Hòa thượng
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:40:07 am »

Trong thời gian Cayxỏn Phômvihản học ở Trường Bưởi, tại Việt Nam nổi lên phong trào đấu tranh quyết liệt của nhân dân chống chủ nghĩa phátxít câu kết với các thế lực phản động gây chiến tranh thế giới mới. Mặt trận Dân tộc Đông Dương ra đời bao gồm các giai cấp, đảng phái, sắc tộc, các đoàn thể chính trị tán thành cải cách dân chủ và tiến bộ, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng.

Báo chí yêu nước và cách mạng trong thời kỳ này xuất hiện khá nhiều. Riêng năm 1936, ở Việt Nam đã có 277 tờ báo xuất hiện, năm 1937 có 289 tờ được xuất bản công khai. Nhiều tờ báo đã được đưa vào Trường Bưởi. Lợi thế của học sinh Trường Bưởi là họ đọc được cả sách báo tiếng Việt và sách báo tiếng Pháp. Trong một quyển sổ tay của một chuyên gia Việt Nam có ghi lại lời kể của Cayxỏn Phômvihản nói rằng, hồi học ở Trường Bảo hộ Bắc Kỳ (Trường Bưởi), học sinh chúng tôi đã đọc các tờ báo “Le Travail” (Lao động), “Rassemblement” (Tập hợp), “Le Peuple” (Dân chúng), “En avant” (Tiến lên), “Notre vaix” (Tiếng nói chúng ta). Đặc biệt là hai tờ “Le travail”“Ressemblement” đã được các học sinh ưa thích. Tờ "Hồn trẻ” cũng được học sinh tìm đọc. Năm cuối của kháo học, Cayxỏn Phômvihản có dịp được đọc báo “Dân chúng”, một tờ báo lớn của Đảng Cộng sản Đông Dương. Qua từ báo này, lần đầu tiên Cayxỏn Phômvihản biết đến tên Đảng Cộng sản Đông Dương với nhận thức như một người đọc thông thường chứ chưa có ý thức chính trị và chưa có ai giác ngộ cho một học sinh của xứ Lào xa xôi chưa đến tuổi thành niên. Dù sao, cậu học sinh này cũng rất say sưa học tập và say sưa đọc sách báo tiến bộ. Có lần, Cayxỏn Phômvihản đang đọc một bài báo mới về cách mạng và cải lương, nêu bật quan điểm của Đảng Cộng sản Đông Dương là kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cải lương thì ông Hiệu trưởng Hôliê(1) đi vào. Vì bất ngờ, cho nên Cayxỏn Phômvihản không kịp giấu tờ báo đi. Hôliê liếc nhìn tờ báo rồi hỏi Cayxỏn Phômvihản: Thế nào là cách mạng và thế nào là cải lương? Cayxỏn Phômvihản không trả lời. Hôliê lặng lẽ bỏ đi. Sau lần ấy, các bạn đọc cùng lớp lo cho số phận của Cayxỏn Phômvihản có thể sẽ bị đuổi học vì đọc sách báo cấm, vi phạm nội quy của Trường lúc ấy(2). Cũng may là sau đó không có chuyện rủi ro gì đến với Cayxỏn Phômvihản. Xixanạ Xixán, người cùng quê và cùng hoạt động cách mạng với Cayxỏn Phômvihản, kể lại: “Lúc bấy giờ, mình chưa hề nghĩ đến chuyện xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa gì cả, chỉ có tin tưởng rằng Liên Xô nhất định đánh bại bọn phátxít Hítle”(3).

Trong những năm 1936-1939, tại Việt Nam, nổi lên phong trào đấu tranh của thanh niên đòi tự do dân chủ. Học sinh Trường Bưởi đã hưởng ứng sôi nổi phong trào này. Tư tưởng của Đảng thâm nhập vào các nhóm học sinh tiến bộ đã làm nảy nở và phát triển thành những tư tưởng yêu nước cách mạng sôi nổi trong học sinh. Học thức do nhà trường thực dân cung cấp đã được các học sinh của trường lý giải, phân tích đúng sai để rồi lựa chọn cho mình con đường đi giải phóng Tổ quốc. Cái gì thuận chiều hướng phát triển của lịch sử, thì những học sinh thức thời của Trường Bưởi đi theo luôn. Trường Bưởi thời kỳ Cayxỏn Phômvihản theo học thường xuyên gọi là “cơn lũ của các sự kiện”, có nghĩa là rất nhiều sự kiện chính trị, xã hội xảy ra ở Đông Dương, thì học sinh Trường Bưởi biết rất sớm, vì học sinh ở Trường phần lớn là con em những viên chức làm việc trong các sở, ty của Pháp. Về nhà bố nói với con, con mang chuyện đó đến Trường, nói với bạn, cho nên tin tức lan ra rất nhanh. Vả lại, học sinh Trường Bưởi rất thích và nhạy với thời cuộc. Mỗi khi có chuyện gì xảy ra, anh em đều có trao đổi và cùng nhau thảo luận. Hưởng ứng phong trào dân chủ do Đảng Cộng sản Đông dương phát động, học sinh Trường Bưởi có sự tham gia của Cayxỏn Phômvihản đã ký tên vào bức thư chung gửi Thống sứ Bắc Kỳ yêu cầu viên Thống sứ báo cáo lên Toàn quyền Đông Dương biết đề nghị của học sinh Trường Bưởi đòi cho nhân dân các dân tộc Đông Dương được quyền tự do, cơm áo, hòa bình. Cayxỏn Phômvihản tham gia Hội học sinh yêu nước của Trường, tham gia việc tuyên truyền, giới thiệu những cuốn sách tiến bộ trong học sinh. Cậu còn tham gia đoàn học sinh đi dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5 lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội vào năm 1938. Học sinh của Trường còn phát động phong trào rèn luyện phong cách và nhân cách sống để cho người Pháp hiểu rằng, người bản xứ cũng là hạng người văn minh, chứ đâu có phải hạng người man rợ như một số người Pháp thực dân cực đoan thường nói. Để tỏ rõ phong cách và nhân cách sống của mình, học sinh Trường Bưởi thống nhất với nhau là sinh hoạt giản dị, không đua đòi ăn diện, không chơi bời lêu lổng, nói năng lễ phép, lịch sự. Điều quan trọng hơn cả là phải phấn đấu học cho giỏi. Nhà trường cố nhồi nhét cho học sinh học thuộc lòng hai môn “tư tưởng”, đó là lịch sử nước Pháp và văn học Pháp. Có học sinh phản đối học hai môn này vì cho rằng, học hai môn đó có khác gì bắt người Đông Dương suốt đời phải phụ thuộc vào “nước mẹ”, cho “nước mẹ” là văn minh, còn các nước Lào, Việt Nam, Campuchia là “man di”. Cayxỏn Phômvihản lại nghĩ khác. Cậu khuyên bạn bè cần phải học tiếng Pháp, lịch sử nước Pháp và văn học Pháp. Suy nghĩ của Cayxỏn Phômvihản luôn luôn đúng đắn, vì cậu không có thành kiến gì đối với nền văn hóa Pháp. Cậu yêu quý và trân trọng nền văn hóa tiếng Pháp, chỉ ghét sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương. Chính vì say sưa với nền văn hóa Pháp mà cậu đã miệt mài đọc các tác phẩm của Víchto Huygô (Victor Hugo), Horonê đờ Bandắc (Honoré de Balzac),… coi đó là những trước tác văn hóa kiệt xuất của nhân loại, rất đáng được trân trọng. Cậu khâm phục các nhà văn hóa khai sáng của “Thế kỷ Ánh sáng” ở nước Pháp. Tuy vậy, Cayxỏn Phômvihản đôi khi vấn vương trong lòng là tại sao người Pháp thực dân chỉ đề cao một chiều nền văn hóa Pháp, trong khi đó, lại có ý đồ hạ thấp nền văn hóa cổ truyền của Việt Nam, Lào, Campuchia. Họ đề cao H. Bandắc, V. Huygô,… nhưng lại không nhắc gì đến Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du ở Việt Nam,… những vị anh hùng dân tộc, những nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam; không nhắc gì đến vua Phạ Ngừm, đến những người ha như ông Kẹo, ông Commađăm, Xêthatirạt, Chậu Anu…, đến nền văn hóa rực rỡ của Lào, Campuchia. Cayxỏn Phômvihản cho đó là “sự bất công” của nền giáo dục bảo hộ. Cậu hoài nghi nền giáo dục của chế độ thực dân ở Đông Dươnng. Suy nghĩ như vậy, nhưng cậu không hề bỏ học, trái lại, ngày đêm vẫn miệt mài với đèn sách. Những người cùng học với Cayxỏn Phômvihản ở Trường Bưởi hồi đó kể lại rằng, có lần Cayxỏn Phômvihản đã tâm sự với bạn học: Tôi phải cố gắng học cho giỏi để người Pháp biết cái chí và cái thông minh của người Lào. Và cậu học sinh đến từ đất Lào học tập say sưa, quên cả thời gian và vượt qua những ngày thiếu thốn vì tiền của gia đình chưa kịp gửi đến. Trong tâm trí, cậu luôn luôn nghĩ rằng, chừng nào con người ta còn mong muốn làm điều gì, còn muốn đi đến nơi nào đó để tìm một cái gì đó nhằm mưu cầu lợi ích cho nòi giống của mình, chừng ấy còn phải gắng công học tập. Chưa đi đến đích đã dừng lại, co lại, cuộc đời sẽ tàn lụi cùng thời gian, nó sẽ phí hoài, vô ích. Người đang sống, sống giữa cuộc đời phải mau mau đi tới đích. Đó mới là đấng nam nhi. Học sinh Trường Bưởi có những người nhĩ như vậy, cho nên khi cách mạng nổ ra họ đã cầm súng lên đường bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Riêng đối với trường hợp của Cayxỏn Phômvihản, sau đó, cậu trở về Tổ quốc Lào yêu dấu của mình để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.


(1) Lúc này, Hôliê đã thay Ôtigông làm Hiệu trưởng Trường Bưởi.
(2) Theo ý kiến của một số người trong buổi trao đổi ngày 19-1-1994, tại Hà Nội về Cayxỏn Phômvihản trong những ngày học Trường Bưởi.
(3) Xixanạ Xixán: “Một lòng đi theo cách mạng, trung thành với nhân dân”, in trong cuốn Cayxỏn Phômvihản - Người con của nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 9.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:43:02 am »

Năm 1939, bước vào tuổi 19, Cayxỏn Phômvihản học xong chương tình trung học, thi đậu điplôm vào loại giỏi. Nhà trường khen ngợi cậu là học sinh giỏi toàn diện.

Bạn bè cùng lớp kể lại rằng, sau khi tốt nghiệp trung học ở Trường Bưởi, Cayxỏn Phômvihản rủ một số bạn thân đi chơi một số nơi chung quanh Hà Nội như hồ Tây, đền Quán Thánh, chùa Châu Lâm, hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột. Cậu còn sang Gia Lâm (một huyện ngoại thành ở phía bắc Hà Nội) cùng với một người bạn ăn món “thịt bò Đông Dương”(1). Trong cuộc đi chơi này, Cayxỏn Phômvihản không ngờ rằng, theo sau cậu là một mật thám của Pháp. Qua việc tham gia các hoạt động trong phong trào dân chủ Đông Dương ở Trường Bưởi, cậu đã bị mật thám Pháp theo dõi. Trong hồ sơ do mật thám Pháp viết năm 1938 có nói đến một người Lào học Trường Bưởi say sưa đọc các sách báo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Người đó chính là Cayxỏn Phômvihản. Tuy vậy, họ chưa tìm được chứng cứ để bắt cho nên cậu đã thoát khỏi vòng vây của chúng.

Mùa hè năm 1939, Cayxỏn Phômvihản trở về quê hương để nghỉ hè. Gia đình đòn tiếp trọng niềm hân hoan, vì cậy đã có trong tay tấm bằng có giá, chỉ cần học thêm ba năm nữa là có thể thi tú tài và vào học đại học. Ông Nai Luân vui sướng cho biết bò khao cả bản và bà con thân thuộc. Còn bà Nang Đốc thấy đứa con trai độc nhất của mình học hành tiến tới, bà cho rằng, nhờ Trời, Phật phù hộ, cho nên bà càng chăm chỉ lên chùa cùng đức Phật đại từ đại bi che chở cho con bà ngày càng học hành tiến tới. Cayxỏn Phômvihản thưa với mẹ rằng Phật ở trong lòng mỗi người, ai chịu khó làm ăn, chịu khó học tập, chịu khó rèn luyện là người đó sẽ tiến thân. Dù sao, Phật giáo đối với nước Lào được coi như quốc giáo, cho nên với đức Phật bao giờ cũng thiêng liêng.

Khi còn học ở Việt Nam, qua phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939), Cayxỏn Phômvihản bắt đầu nảy sinh ý nghĩ, trăn trở nhiều về Tổ quốc Lào thân yêu trong lúc “cơn xoáy lốc cách mạng” đang cuồn cuộn dâng lên ở Việt Nam. Vì vậy, vào dịp nghỉ hè này, cậu có dịp tìm hiểu trên sách báo và trên thực tế về một nước Lào vừa phong kiến, vừa thuộc địa. Cậu đến gặp Mahả Pun, một trí thức Phật giáo để trao đổi về thời cuộc. Quan điểm của Mahả Pun muốn cứu nhân dân Lào thoát khỏi vòng đói khổ bằng con đường đạo đức tôn giáo. Lòng vị tha, từ bi bác ái sẽ làm cho con người biết thương yêu nhau và cưu mang đùm bọc cùng nhau. Quản điểm của Cayxỏn Phômvihản là đạo Phật chỉ có thể mang lại đạo đức cho con người, chứ không thể đánh đuổi được quân xâm lược và vua chúa phong kiến để giải phóng nước Lào. Do khác nhau về quan điểm, cho nên Mahả Pun một người suốt đời trung thành với chốn cửa thiền, còn Cayxỏn Phômvihản đã trở thành “con chim đại bàng” tung cánh bay vào không gian bao la của nước Lào, suốt đời nung nấu với sự nghiệp giải phóng Tổ quốc. Rõ ràng, cũng trên mảnh đất Lào, hai người đi trên hai con đường khác nhau.

Tranh thủ những ngày nghỉ hè ở Xavẳnnakhệt (có lúc lên Viêng Chăn), Cayxỏn Phômvihản đi vào các thư viện, các chùa, sưu tầm và nghiên cứu nhiều tài liệu, sách, báo nói về Lào trong giai đoạn hiện đại(2). Qua nghiên cứu, Cayxỏn Phômvihản cho rằng giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1940 là giai đoạn chuyển biến căn bản của công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đối với Lào. Một số nhà máy điện được xây dựng ở Viêng Chăn, Luổng Phạbang, Xavẳnnakhệt, Pắcxế,… chủ yếu phục vụ cho người Pháp ở Lào và một số cơ quan trọng yếu ở thành thị. Tại Lào, Pháp bắt đầu khai thác thiếc và các mỏ quặng. Các nhà tư bản Pháp còn khai thác gỗ, đặc biệt là gỗ tếch (một thứ gỗ quý) có năm khai thác được tới 12-13 nghìn tấn. Đồn điền do người Pháp quản lý được mở mang. Giao thông với hai hệ thống đường quốc lộ và đường địa phương bắt đầu được làm ở một số tỉnh. Phương tiện vận tải thêm được một số xe ôtô đi từ Xavẳnnakhệt của Lào sang Đông Hà của Việt Nam và từ Viêng Chăn đi Stưng Treng của Campuchia. Nhờ đó mà việc buôn bán với các nước Đông Dương bước đầu phát triển. Như vậy, có thể nói, về mặt kinh tế Lào từ năm 1930 đến năm 1940 có những biến đổi ban đầu trong lĩnh vực sản xuất, giao thông vận tải và giao thông phân phối, làm cho các giai cấp trong xã hội có mầm mống hình thành. Một tầng lớp viên chức cũng đã hình thành để phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Lào và Đông Dương. Nhưng có một câu hỏi đặt ra đối với Cayxỏn Phômvihản lúc ấy mà sau này câu vẫn thường kể lại là tại sao đời sống vật chất và trình độ dân trí của người dân lại rất thấp và nói, tôi đi hỏi nhiều người, họ nói lợi nhuận thu được trong sản xuất và lưu thông đều được thu gom vào trong tay các nhà tư bản Pháp và các tầng lớp quan lại phong kiến cát cứ tại các địa phương. Bên cạnh việc nghiên cứu bộ máy thống trị của nhà cầm quyền Pháp ở Lào, Cayxỏn Phômvihản còn tập trung tìm hiểu giai cấp phong kiến ở Lào. Cậu nhận ra rằng, giai cấp phong kiến là giai cấp thống trị lâu đời nhất ở Lào, đã từng có một quá khứ oanh liệt lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm như Phạ Ngừm, Xêthatirạt, Chậu Anu,… Tuy vậy, giai cấp phong kiến ở Lào có hạn chế rất cơ bản là họ chưa bao giờ đoàn kết lại thành một khối thống nhất vì quyền lợi chung của các bộ tộc Lào. Họ nặng về thu thuế để phục vụ cho cuộc sống cung đình (là vua) và cuộc sống gia đình (là quan). Họ cũng nặng về tính chất cha truyền con nối đối do một quá khứ xa xôi để lại đã làm cho nhân tài trong nước muốn vươn lên quản lý đất nước cũng không có chỗ, vì đã có thông lệ cha truyền con nối án ngữ đời đời.


(1) Tức là món thịt chó. Người Lào và người Việt Nam ở Lào thường gọi thịt chó là “thit bò Đông Dương”.
(2) Trong số những tài liệu mà Cayxỏn Phômvihản đã nghiên cứu, có một số tài liệu về vấn đề kinh tế và tài chính của Lào (Economique et finacier du Laos durant les périodes 1934-1935). Tài liệu lưu trữ tại Tòa Công sứ Xavẳnnakhệt do ông Nai Luân mang về cho Cayxỏn Phômvihản đọc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM