Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:24:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây Nguyên ( Phần 4)  (Đọc 229189 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #590 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 12:32:10 am »


                                   Đêm ấy ở Gia nghĩa  


Anh Luân ơi, em cho rằng đấy mới đúng là câu chuyện của  những người chiến thắng thực sự đấy, sau chiến thắng bằng bạo lực phải là thu phục lòng người bằng chính những phẩm chất cao đẹp của mình, những phẩm chất mà  mái trường XHCN thời xưa đã trang bị cho các anh.
Câu chuyện chiến tranh này nhẹ nhàng lãng đãng quá, những tình tiết đối lập, chiến tranh và cây đàn, bố con cô gái và những anh bộ đội Bắc Việt, tiếng xe pháo ngoài đường và nỗi im lặng lo lắng trong nhà .... và cuối cùng được xóa hết chỉ bằng một bài hát...em hiểu cả những ẩn ý sâu xa của anh, 40 năm rồi còn gì anh nhỉ.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #591 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 06:26:34 am »

Anh cám ơn HaHoi đã hiểu và đồng tình với ý thức sâu xa của anh . Viết mà được người đọc hiểu mình như vậy thì đó là hạnh phúc nhất rồi . Cám ơn em .
Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #592 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2013, 04:44:37 pm »

Luân à đang ở Đà nẵng phải không .Mai bọn này đi các tỉnh Biên giới phía  Bắc mà không có Luân đi cùng ,tiếc quá đi.Gia nghĩa nay là tỉnh lỵ của Đắc Nong rồi,bữa CCB Cơ Điện đi xuyên Việt có nghỉ lại khách sạn Hà Nội của tỉnh Đội.Nhưng Gia nghĩa còn nhỏ lắm và trống vắng ,không biết bao giờ mới xanh và đông đúc được
Nhưng có lẽ thế nó mới đúng như hồi ức của Luân và người dân nơi đó mới giữ được kỷ niệm một thời  chứ vui quá thì còn ai nhớ được gì nữa,.May ra có mấy anh lính già là nhớ được thôi.Chuyên nào của Luân đọc cũng thấy cứ gai người cả nhưng mới thấm tình đồng đội của những người xẻ chia sự sống với cái chết.Chiến tranh có lùi xa nhưng trường tồn trong ta.


Nhà khách tỉnh đội Đắc nông ban đêm


Lên đỉnh đồi khu Tỉnh đội tham quan ngắm thị xã ban đêm


Chụp ảnh lưu niệm


Một đoạn phố của thị xa với cửa hàng của dân
Logged
PhuongBac
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #593 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 01:29:36 am »

Cô bé tuy trải qua những giờ phút náo loạn nhưng vẫn còn hồn nhiên lắm. Cách chọn bài thể hiện khát vọng hòa bình, mong muốn cuộc sống thanh bình... Người cha có thể đã có cách nhìn khác về anh lính Bắc Việt nhưng vẫn không hết nỗi lo về con trai mình không biết có còn trở về không? Cũng như nỗi lo của những người thân của các anh ở xứ Bắc vậy.
Cách kể chuyện thật hay, tác giả và những người trong cuộc không ai muốn chiến tranh.
Sao ai đó không điều tra về họ, biết đâu lại là câu chuyện hay sau chiến tranh.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #594 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 06:21:36 am »



  Uống Rượu với sông Hàn

                                                                   ( với một người bạn lính )

Mấy mươi năm giờ ngồi với sông Hàn
Sóng vẫn cũ và tôi như người cũ
Bạn tôi cũng dường như hiểu thế
Uống miết rồi nhìn sông ngày xưa


Đà nẵng chiều nay lại mưa
Sao tôi nhớ một mùa mưa vừa giải phóng
Hòa Vinh Hòa Khánh rợp áo xanh của lính
Tôi đi tìm thành phố biển có bạn tôi

Ơi Hải Vân ngút ngát mưa rơi
Sao miền trung cứ mưa đầu mùa lạnh?
Lên đèo rồi ngoái nhìn mưa ảo ảnh
Vũng Thùng nơi nao ? Điện Ngọc nơi nào ?

Tôi già rồi về lại chốn năm nao
Một trưa đứng bần thần với hai khẩu thần công ngạo nghễ
Nó đâu rồi ? ôi sao tôi vô lễ thế
Súng thần công mang tuổi tổ tiên mình

Chuyện đạo chuyện đời chỉ mới mấy mươi năm
Thành phố thì có mấy trăm năm trước
Chúng tôi sống cũng như muôn hạt cát
Dòng sông reo cát trắng cứ vô bờ

Rượu rót bâng khuâng người ngước hướng Sơn Trà
Lung linh cứ sáng một cõi rừng Linh ứng
Biển khơi phía muối mồ hôi áo lính
Sóng Gạc ma máu đồng đội nhuộm về

Đã từ lâu lật lại những ước mơ
Tôi với bạn rấm rứt hoài nỗi nhớ
Sóng với nước thì cứ là muôn thuở
Bạn và tôi hạt cát bến sông Hàn

Uống chén này ta nhìn phía Hải vân
Mây và gió đời này qua đời nữa
Vẫn vần vũ qua muôn trùng dâu bể
Một trưa nào dựng súng Hải Vân Quan

Đà nẵng khuya 23/5/2013

Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #595 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 07:29:48 am »

          Chào bác nguyentrongluan, chào các bác! Sáng nay Tranphu341 đọc bài của bác kể lại cái đêm Gia Nghĩa. Chuyện thật hay, thật cảm động. Đọc chuyện mà cứ Đúng như là đang xem Phim vậy. Nếu bác nào, Đạo diễn phim nào biết chuyện này thì có thể dựng được một trường đoạn về phim Giải phóng được. Chuyện đẹp quá, hình ảnh và cốt chuyện thật đẹp quá. Rất Chính trị mà lại không phải là Chính trị mà nó là những giai điệu đẹp của cuộc chiến. Nó không phải gò cố làm Chính trị mà thực sự lại rất Chính Trị.

          Đã lâu Tranphu cũng đã được xem một bộ phim của Việt nam cũng nói về cuộc hành quân chiến đấu của một đơn vị lính xe Tăng quân giải phóng. Xe hỏng dừng lại ven một làng có một hiệu ảnh, con của người thợ ảnh là Lính VNCH Đang bị thương trốn trên gác. Cô gái con chủ nhà là một cô giáo cũng chơi đàn ghi ta chính những bản ngạc cô chơi đã làm cho Trưởng xe đang bị thưởng đã tỉnh lại và nói cách sứa xe..

         Buổi sáng đọc chuyện của bác mà thấy hay, thật cảm động trào nước mắt. Bác Luân là một nhà thơ, nhà văn và giờ đây còn là nhạc sỹ nữa. Bác thật nhiều tài Tranphus vô cung khâm phục và trân trọng. Tranphu đang có kế hoạch lên chơi gặp các bác 19c mà chưa xếp được lịch.

         Chúc bác cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #596 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 04:40:20 pm »

          Chào bác nguyentrongluan, chào các bác! Sáng nay Tranphu341 đọc bài của bác kể lại cái đêm Gia Nghĩa. Chuyện thật hay, thật cảm động. Đọc chuyện mà cứ Đúng như là đang xem Phim vậy. Nếu bác nào, Đạo diễn phim nào biết chuyện này thì có thể dựng được một trường đoạn về phim Giải phóng được. Chuyện đẹp quá, hình ảnh và cốt chuyện thật đẹp quá. Rất Chính trị mà lại không phải là Chính trị mà nó là những giai điệu đẹp của cuộc chiến. Nó không phải gò cố làm Chính trị mà thực sự lại rất Chính Trị.

          Đã lâu Tranphu cũng đã được xem một bộ phim của Việt nam cũng nói về cuộc hành quân chiến đấu của một đơn vị lính xe Tăng quân giải phóng. Xe hỏng dừng lại ven một làng có một hiệu ảnh, con của người thợ ảnh là Lính VNCH Đang bị thương trốn trên gác. Cô gái con chủ nhà là một cô giáo cũng chơi đàn ghi ta chính những bản ngạc cô chơi đã làm cho Trưởng xe đang bị thưởng đã tỉnh lại và nói cách sứa xe..

         Buổi sáng đọc chuyện của bác mà thấy hay, thật cảm động trào nước mắt. Bác Luân là một nhà thơ, nhà văn và giờ đây còn là nhạc sỹ nữa. Bác thật nhiều tài Tranphus vô cung khâm phục và trân trọng. Tranphu đang có kế hoạch lên chơi gặp các bác 19c mà chưa xếp được lịch.

         Chúc bác cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!

@TP: Phim đó có nhan đề là "Bốn lẻ một". Đây là số hiệu của chiếc tank T54 401 trên đường hành tiến về phương Nam đã trú tại 1 ngôi nhà ven đường và câu chuyện tái hiện của nhân vật kể lại câu chuyện này lúc ấy bị thương được đưa vào gia đình đó để chăm sóc. Gia đình này có 1 người con trai đi lính VNCH trốn tại nhà. Chính những người lính tank đã cảm hóa gia đình và người con trai đã ra trình diện. Sau khi xe sửa xong, họ lại lên đường và mấy chục năm sau duy nhất người lính bị thương ngày ấy trở lại tìm lại ngôi nhà đó nhưng gia đình đã không còn ở đó. 4 người lính tăng chỉ còn sót lại 1 người. Cốt chuyện phim dung dị nhưng không hề lên gân và sáo rỗng, những người lính chúng ta xem và chấp nhận được.     
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #597 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 08:47:20 am »

Xin nhờ Mod khóa topic Linh Tay Nguyen phần 4 / Cám ơn và tạm biệt LTNp4
Logged
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #598 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 10:20:38 am »

           Đã lâu Tranphu cũng đã được xem một bộ phim của Việt nam cũng nói về cuộc hành quân chiến đấu của một đơn vị lính xe Tăng quân giải phóng. Xe hỏng dừng lại ven một làng có một hiệu ảnh, con của người thợ ảnh là Lính VNCH Đang bị thương trốn trên gác. Cô gái con chủ nhà là một cô giáo cũng chơi đàn ghi ta chính những bản ngạc cô chơi đã làm cho Trưởng xe đang bị thưởng đã tỉnh lại và nói cách sứa xe..


@TP: Phim đó có nhan đề là "Bốn lẻ một". Đây là số hiệu của chiếc tank T54 401 trên đường hành tiến về phương Nam đã trú tại 1 ngôi nhà ven đường và câu chuyện tái hiện của nhân vật kể lại câu chuyện này lúc ấy bị thương được đưa vào gia đình đó để chăm sóc. Gia đình này có 1 người con trai đi lính VNCH trốn tại nhà. Chính những người lính tank đã cảm hóa gia đình và người con trai đã ra trình diện. Sau khi xe sửa xong, họ lại lên đường và mấy chục năm sau duy nhất người lính bị thương ngày ấy trở lại tìm lại ngôi nhà đó nhưng gia đình đã không còn ở đó. 4 người lính tăng chỉ còn sót lại 1 người. Cốt chuyện phim dung dị nhưng không hề lên gân và sáo rỗng, những người lính chúng ta xem và chấp nhận được.     
Phim này chuyển thể từ truyện "Ba lẻ một" của Bảo Ninh đó chú Tường, kịch bản phim có mô-đi-phê khác với truyện 1 chút (trong truyện không có nhân vật anh con trai là lính dù trốn trên gác).
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #599 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 11:34:35 am »

301 chứ không phải 401!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM