Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:37:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm hiểu về AC-130 và các biện pháp đối phó  (Đọc 36566 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2012, 02:03:51 am »

Bổ sung cho bài của star dẫn nguồn báo Bắc Ninh.
Dưới đây là bài trên http://www.quocphonganninh.edu.vn/tabid/194/catid/540/item/1931/mot-be-mot-dan-cung-danh.aspx

Một bệ, một đạn cũng đánh

5/3/2012 12:07:00 AM
Trận đánh máy bay AC-130 của tiểu đoàn 67 Trung đoàn 257 ở “trận địa máy húc 1” trên đường Trường Sơn là trận đánh đáng nhớ. Máy bay của địch bị diệt, các đoàn xe an toàn vào tuyến lửa.
AC-130 tên chỉ điểm đánh đêm giai dẳng

AC- 130 là loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng của không quân Mỹ, được cải tiến thành máy bay trinh sát vũ trang để dùng trong chiến tranh Việt Nam. Nó được trang bị hệ thống quan sát hồng ngoại và khuyếch đại ánh sáng mờ tới 4 vạn lần. Nên nó phát hiện mục tiêu dưới mặt đất rất nhạy cảm và chính xác. AC-130 có hỏa lực rất mạnh: pháo bắn thẳng 40mm, đại liên 20 mm và thường bay quanh mục tiêu bắn rất dai dẳng. Đây là đối tượng rất lợi hại, cực kỳ nguy hiểm. Bộ đội lái xe đoàn 559 thường lo ngại và gọi nó là loại “xin thùng”.

Quy luật hoạt động của AC-130 cùng B52 và các loại máy bay cường kích chiến thuật là: Chập tối, đánh khu vực cừa khẩu đường 10, 12, 16 đường 20 và các trọng điểm giao thông gần cửa khẩu. Nửa đên về sáng chúng di chuyển dần vào phía trong, đánh sâu vào trận địa. Xe của ta đi đến đâu thì bị địch tập trung chặn đánh đến đó.

Ban đêm AC-130 có F4 yểm trợ, khống chế ta trên từng đoạn đường. Hỏa lực của địch bắn phá dai dẳng suốt dọc Tây Trường Sơn, nam bắc đường 9. Suốt dọc trục chính đường 559 - Các tuyến đường xương cá máy bay địch bắn phá và rải bom không ngớt.

Đường Trường Sơn chủ yếu là đường quân sự làm gấp nên nhỏ hẹp. Địa hình trải dài rất phức tạp. Có nơi vượt qua những con đèo ngoằn nghèo, dốc dựng dứng bên cạnh vực sâu hun hút. Mỗi khi trời mưa thì những ổ voi, ổ trâu trở thành những chiếc ao nhỏ. Chỉ cần một xe hỏng giữa đường là cả đoàn xe tắc nghẽn. Khi đó nếu địch phát hiện ra mục tiêu thì thiệt hại sẽ rất lớn. Vì thế Bộ tư lệnh 559 và Bộ tư lệnh Phong không- Không quân chỉ thị cho sư đoàn phòng không 377 nghiên cứu bằng được cách đánh AC-130 bay đêm.

Tiểu đoàn 67 với lối đánh nhanh

Chấp hành chỉ thị, Tiểu đoàn 67 thuộc Trung đoàn 257 hành quân đến “trận địa máy húc 1” đường Trường Sơn để triển khai chiến đấu. Suốt chặng đường hành quân, bộ đội ta bị AC-130, B52, B57 đánh 21 lần, trong đó 17 lần trúng đội hình. Đêm 6-1-1972 bị đánh hỏng 3 bệ phóng, 1 xe chở đạn, 1 xe xăng. Khối hoàn mã xe điều khiển, xe cẩu cùng hỏng. Do bị bắn trúng nhưng 5 trong tổng số 8 quả đạn tên lửa bị hỏng nhưng tiểu đoàn vẫn hành quân được đến trận địa đúng thời gian quy định.

Ban kỹ thuật trung đoàn và các cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 67 tập trung sửa chữa khí tài. Trung đoàn điều động khí tài tiểu đoàn 68 để dồn lắp cho Tiểu đoàn 67. Riêng ống dẫn sóng bị bẹp, nếu ra Hà Nội lấy sẽ mất cả tháng. Các kỹ sư và kỹ thuật viên đã vượt khó bằng cách lấy đất tơi ép nén để cho ống dẫn sóng dãn ra. Sau đó lắp vào xe thu phát. Mừng quá đã nhận được sóng về máy thu.

19 giờ 20 phút ngày 27 tháng 2 năm 1972 tiểu đoàn 67 ở “trận địa máy húc”, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Vũ Bá Hắc và chính trị viên Nguyễn Lập đánh trận đầu tiên vào AC-130 đang oanh tạc đoàn xe của ta trên đường số 9. AC-130 cháy nhưng không rơi tại chổ.
Do chưa bị bắn rơi ngay tại chổ, ngày hôm sau AC-130 vẫn hoạt động trở lại. Trung đoàn đã họp khẩn để rút kinh nghiệm, tìm quy luật hoạt động của AC-130. Chỉ huy trung đoàn đã kết luận chỉ có thể bắn rơi tại chổ AC- 130 khi nó bay với tham số P nhỏ nhất. Điều tối kỵ là không được bắn đuổi. Phương pháp bắn là dựa vào phần tử xạ kích theo phần tử từ đài nhìn vòng, thực hiện bắn nhanh để tránh tên lửa sơ rai của địch đánh trả.
3 giờ ngày 29 tháng 3 năm 1972, Tiểu đoàn 67, Trung đoàn 275 đang có mặt tại “trận địa máy húc 1” với chỉ một bệ một đạn . Đài nhìn vòng P12 phát hiện AC-130 từ hướng đường 9 bay lên. Dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn phó Nguyễn Lành, chính trị viên Nguyễn Lập, sỹ quan điều khiển pháo Hồ Viết Bá, các trắc thủ Nguyễn Đăng Dương, Ngô Văn Chàng, Ngô Văn Bắc đã thực hiện đánh nhanh có chuẩn bị. Tiểu đoàn phát sóng bắt được mục tiêu và phóng tên lửa bằng phương pháp điều khiển ba điểm T(t) (vì lúc này tốc độ máy bay đang bé hơn 100m/s.) Chiếc AC-130 trúng đạn, bốc cháy rơi xuống bản NoBa cách trận địa 6 ki-lô-mét. Sáu tên giặc lái chết thui.

Tiểu đoàn 67 bắn rơi tại chổ AC-130. Từ đây kẻ địch nguy hiểm nhất của đoàn vận tải quân sự 559 buộc phải rút về hoạt động từ nam đường 9 trở vào. Tên đánh đêm AC-130 đã phải chịu khuất phục.

Bộ đội Trường Sơn tổng công kích cả ngày và đêm từ đó. Đoàn xe 40 chiếc dồn dập chuyển hàng vào các chiến trường. Tiểu đoàn 67, Trung đoàn 275 đã cùng với các lực lượng Phong không của Bộ tư lệnh 559 thực hiện khẩu hiệu: “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến. Còn một đạn cũng đánh, còn một bệ cũng đánh”. Xe ta ngày đêm tiếp thêm sức mạnh cho tiền tuyến. Ngày hôm sau- 30-3-1972, chiến dịch Trị Thiên mở màn.

Tiểu đoàn 67 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn rơi hai chiếc AC-130, xứng đáng là tiểu đoàn thép của bộ đội tên lửa anh hùng.

PS1: Lưu ý một số chỗ sai sót nhỏ:
- tiểu đoàn 67 lúc thì được để trong biên chế trung đoàn 257, lúc thì trung đoàn 275, chính xác thì tiểu đoàn 67 thuộc trung đoàn 275, sư đoàn PK 377.
- ở đây là phóng 1 đạn, bài trên báo Bắc Ninh là 2 đạn, theo chién lệ "17 trận đánh hay của bộ đội PK-KQ" thì d67 đã phóng 2 đạn.
PS2: Về giai đoạn trung đoàn TLPK 275 tham gia cuộc tiến công chiến lược năm 1972 có thể tham khảo bài viết "Chúng tôi còn nhớ cuộc đấu tranh chung" của chuyên gia kỹ thuật tên lửa PK Liên Xô - đại tá Piatoev Tauno Fedorovitch tại đây.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2012, 11:54:36 am gửi bởi qtdc » Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 07:35:03 am »

Em tìm được một tài liệu nói rất chi tiết về quá trình gắn khẩu 105mm lên máy bay AC-130E. Đây là tài liệu giải mật của Không quân Mỹ nên em nghĩ là độ chính xác cao (ít ra là theo cách nhìn và thông tin từ phía Mỹ):

[PA-AC130E]PAVE AEGIS Weapon System (AC-130E Gunship).
Project CHECO Report,
Báo cáo hoàn thành ngày 30/07/1973
Giải mật ngày 31/12/1981.
Link:
http://oai.dtic.mil/oai/oai?verb=getRecord&metadataPrefix=html&identifier=ADA487279

(Trong phần dưới đây, em có dùng thêm 1 vài dữ liệu từ trang
[Spectre-A]Spectre Association
http://www.spectre-association.org)

Qua tài liệu này thì ý tưởng về chương trình PAVE AEGIS đưa pháo cỡ nòng lớn lắp trên máy bay AC-130, đã có từ năm 1970, được chấp nhận vào đầu năm 1971, sau đó được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đưa vào chiến đấu chỉ trong vòng 1 năm [PA-AC130E,trg.xi], [PA-AC130E,trg.8].

Trong tài liệu, hệ thống PAVE AEGIS bao gồm khẩu pháo 105 mm (cải tiến từ pháo M-102 của lục quân) cùng với hệ thống giá đỡ, điều khiển, giá đạn, ... Dữ liệu về đường đạn của khẩu pháo được cài sẵn trong máy tính. Việc khai hỏa cũng được thực hiện thông qua máy tính [PA-AC130E, trg.14].

Ngày 18/02/1972, quá trình lắp đặt PAVE AEGIS lên chiếc AC-130E đầu tiên được hoàn thành. Nếu căn cứ theo [Spectre-A] thì đây là chiếc 69-6570 (biệt danh The Hussy). Sau 2 cuộc thử nghiệm tại Campuchia (22, 23/02/1972), nó chính thức tham chiến lần đầu tiên vào ngày 24/02/1972 [PA-AC130E, trg.17].

Ngày 15/03/1972, chiếc 69-6570 bị pháo 57 mm bắn bị thương. Hệ thống PAVE AEGIS (từ chiếc 69-6570) đã được chuyển sang chiếc AC-130E số hiệu 69-6571 (biệt danh The Destroyer) [Spectre-A]. Chiếc 69-6571 tham chiến đến ngày 30/03/1972 thì bị pháo 57 mm bắn hạ. Ngày 31/03/1972, chiếc 69-6570 được trang bị lại PAVE AEGIS (mới), và tiếp tục hoạt động [PA-AC130E, trg.20].

Trong thời gian từ 24/02/1972 cho đến 01/05/1972, phía Mỹ chỉ có duy nhất 1 AC-130E với PAVE AEGIS hoạt động (69-6570 hoặc 69-6571). Đến ngày 1/5/1972, hệ thống PAVE AEGIS tiếp theo mới được hoàn thành và đưa vào trang bị [PA-AC130E, trg.20] (tuy nhiên, em chưa tìm thấy trong [PA-AC130E] số lượng AC-130E được trang bị PAVE AEGIS).

Theo [PA-AC130E, trg.21] thì đạn pháo 105 mm bắn từ AC-130E có khả năng diệt tăng: ngày 15/04: phá hủy 5 chiếc xe tăng sau khoảng 10 phát đạn; đêm 23/04: phá hủy hoặc bắn bị thương 5 xe tăng tại Kon Tum. Lưu ý: đây chỉ là thông tin từ phía Mỹ, cần phải đối chiếu với thông tin từ phía ta để kiểm chứng.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2012, 07:58:51 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 07:42:19 am »

Trong mấy ngày gần đây, với những tài liệu đã tìm được, em thấy rằng một số tài liệu phía ta nói rằng:

"các máy bay AC-130 được trang bị pháo 105 mm chỉ tham chiến vào giai đoạn cuối của năm 1972, trong 1 thời gian rất ngắn trước khi Mỹ rút khỏi Việt Nam"
(ví dụ: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,2775.msg45511.html#msg45511)

là không chính xác. Thực tế, chúng đã chính thức tham chiến (với số lượng không nhiều) từ ngay đầu 1972 và gây cho ta rất nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, qua đó cũng thêm tự hào về chiến công của bộ đội phòng không của ta, đã bắn bị thương, bắn tiêu diệt kẻ thù cực kì nguy hiểm này từ ngay khi chúng bắt đầu xuất hiện.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2012, 07:57:04 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 06:07:54 pm »

Tài liệu star tìm được rất hay. Đúng AC-130 là kẻ thù vô cùng nguy hiểm, nội chuyện nó mất có 6 chiếc mà đốt của mình hàng ngàn xe tải cũng thấy sức phá hoại của nó ghê gớm thế nào. Nhưng trong số 6 chiếc rơi cũng có đến 4 chiếc bị pháo PK hạ, tên lửa vác vai SA-7 và TLPK SA-2 cũng chỉ diệt được 2 thằng, chứng tỏ không phải pháo PK bó tay với nó, có lẽ cái khó là mình không đủ pháo PK 37mm và 57mm bố trí dọc tuyến Trường Sơn mà thôi.
Logged
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 06:28:19 pm »

Tài liệu star tìm được rất hay. Đúng AC-130 là kẻ thù vô cùng nguy hiểm, nội chuyện nó mất có 6 chiếc mà đốt của mình hàng ngàn xe tải cũng thấy sức phá hoại của nó ghê gớm thế nào. Nhưng trong số 6 chiếc rơi cũng có đến 4 chiếc bị pháo PK hạ, tên lửa vác vai SA-7 và TLPK SA-2 cũng chỉ diệt được 2 thằng, chứng tỏ không phải pháo PK bó tay với nó, có lẽ cái khó là mình không đủ pháo PK 37mm và 57mm bố trí dọc tuyến Trường Sơn mà thôi.
Lúc trước cũng cùng nguồn nói AC-130 gắn Pháo 105mm tham chiến cuối năm 1972 và một số nguồn khác viết không khác nhiều - có lẽ là tham chiếu cùng một nguồn  Huh - trong đó họ nói rằng pháo 37 và 57 bắn...không tới  Undecided - nếu mà AC-130 bay ở trần tới mức pháo 57 bắn không tới thì bản thân nó cũng đâu bắn chính xác ( đành rằng pháo 130 cũng không cần bắn trúng ngay chóc ) - bắn ( ném ) ở độ cao lớn với vũ khí không điều khiển thì sai số lớn - và vùng sai lệch của mục tiêu càng lớn (  Mĩ họ gọi là AOC gì đó  Huh ) - vì mục tiêu di chuyển liên tục  mà thời gian đạn chạm diệt dài ra ...

Hậu bối không biết nhiều mong được giải đáp cái vụ  " Bắn Không tới " - vì nếu đưa SAM-2 vào được thì Pháo PK 100ly cũng vào được ạ ?
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 06:39:42 pm »

Để tiện theo dõi, em tách riêng các bài về AC-130 ra đây.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 07:31:28 pm »

Cám ơn đ/c Tunguska nhé.
Cái khó là đánh thằng này bay đêm. Nó nhin thấy mình mà mình không nhìn thấy nó, trừ radar TLPK, xe mình thì chạy đêm là chủ yếu. Vì vậy mới có sáng kiến bắn pháo sáng của Viện Kỹ thuật quân sự.

Trích:
AC-130 tên chỉ điểm đánh đêm giai dẳng

AC- 130 là loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng của không quân Mỹ, được cải tiến thành máy bay trinh sát vũ trang để dùng trong chiến tranh Việt Nam. Nó được trang bị hệ thống quan sát hồng ngoại và khuyếch đại ánh sáng mờ tới 4 vạn lần. Nên nó phát hiện mục tiêu dưới mặt đất rất nhạy cảm và chính xác. AC-130 có hỏa lực rất mạnh: pháo bắn thẳng 40mm, đại liên 20 mm và thường bay quanh mục tiêu bắn rất dai dẳng. Đây là đối tượng rất lợi hại, cực kỳ nguy hiểm. Bộ đội lái xe đoàn 559 thường lo ngại và gọi nó là loại “xin thùng”.

Quy luật hoạt động của AC-130 cùng B52 và các loại máy bay cường kích chiến thuật là: Chập tối, đánh khu vực cừa khẩu đường 10, 12, 16 đường 20 và các trọng điểm giao thông gần cửa khẩu. Nửa đên về sáng chúng di chuyển dần vào phía trong, đánh sâu vào trận địa. Xe của ta đi đến đâu thì bị địch tập trung chặn đánh đến đó.

Ban đêm AC-130 có F4 yểm trợ, khống chế ta trên từng đoạn đường. Hỏa lực của địch bắn phá dai dẳng suốt dọc Tây Trường Sơn, nam bắc đường 9. Suốt dọc trục chính đường 559 - Các tuyến đường xương cá máy bay địch bắn phá và rải bom không ngớt.

Đường Trường Sơn chủ yếu là đường quân sự làm gấp nên nhỏ hẹp. Địa hình trải dài rất phức tạp. Có nơi vượt qua những con đèo ngoằn nghèo, dốc dựng dứng bên cạnh vực sâu hun hút. Mỗi khi trời mưa thì những ổ voi, ổ trâu trở thành những chiếc ao nhỏ. Chỉ cần một xe hỏng giữa đường là cả đoàn xe tắc nghẽn. Khi đó nếu địch phát hiện ra mục tiêu thì thiệt hại sẽ rất lớn. Vì thế Bộ tư lệnh 559 và Bộ tư lệnh Phong không- Không quân chỉ thị cho sư đoàn phòng không 377 nghiên cứu bằng được cách đánh AC-130 bay đêm.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 08:07:38 pm »

Các bác có thể tham khảo thêm cuốn này USAF 1965-73 Fixed Wing Gunships, có khá nhiều thông tin về quá trình phát triển và sử dụng các dòng gunship/vận tải vũ trang (AC-47/-119/-130) của KQ Mỹ trong CTVN.

AC-130 sục sạo như thế nào.



Tổng kết kết quả diệt xe vận tải của KQ Mỹ trong chiến dịch Commando Hunt III (1-11-69 đến 30-4-70), cho thấy hiệu suất kinh khủng của gunship khi so với các loại tiêm kích hay cường kích đánh đất khác như thế nào. Ở đây AC-130 Surprise Package là phiên bản mang 2 pháo 20mm 6 nòng và 2 pháo 40mm thay cho 4 pháo 20mm 6 nòng và 4 đại liên minigun như trên AC-130A.


« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2012, 08:13:18 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 10:19:00 pm »

Sách của chiangshan rất hay.
Gunship lùng sục, phát hiện, công kích:



Phân nhiệm giữa F-4 hộ tống và Gunship:

Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #19 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 12:48:43 am »

Trong hồi kí Đường Xuyên Trường Sơn của Trung Tướng Đồng Sỹ Nguyên có đoạn:

"Sau một thời gian dài "săn đuổi", ngày 14 tháng 8 năm 1972, đại đội 14 cao xạ 57 ly, Trung đoàn 591 bắn rơi một chiếc AC.130 tại ngã ba Máy Húc; nửa tháng sau, tiểu đoàn 67 tên lửa Trung đoàn 275 bắn cháy một AC.130 tại Na Bo"
(http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,94.msg8090.html#msg8090)

Tôi cho rằng trong đoạn trên đã có nhầm lẫn về tháng.
Nếu ta lấy sự kiện Tiểu đoàn tên lửa 67, Trung đoàn 275 bắn cháy chiếc AC-130 (số hiệu 55-0044) tại Na Bo vào sáng ngày 29/03/1972 làm mốc,
thì (có lẽ) thời gian Đại đội 14 cao xạ 57 ly, Trung đoàn 591 bắn rơi chiếc AC-130 tại ngã ba Máy Húc nêu trên phải là ngày 14/03/1972 (trước nửa tháng),

Nếu so sánh với thông tin từ phía Mỹ thì "ngày 15/03/1972, chiếc 69-6570 bị pháo 57 mm bắn bị thương"
Do AC-130 hoạt động từ đêm về sáng, nên rất có thể xảy ra chênh lệch 1 ngày khi tính thời gian một cách tương đối (đêm hôm trước với rạng sáng hôm sau).

Tôi cho rằng, đoạn trích trên chính là nói đến sự kiện pháo 57 mm của ta bắn bị thương (ta tính là bắn rơi, nhưng nếu căn cứ theo tài liệu của Mỹ thì chỉ bị thương) chiếc AC-130E số hiệu 69-6570 (chiếc đầu tiên gắn pháo 105 mm).
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2012, 12:54:51 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM