Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:20:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 228976 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #590 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 11:04:46 am »

   Làng Pinh-Một địa danh thuộc xã Phương tiến (H.Vị xuyên).Trong những năm chiến tranh biên giới phía bắc ,nơi này là nơi tập kết quân và nơi chứa vũ khí ,khí tài trước khi vận chuyển bằng sức người vào các điểm chốt ở tuyến 1.
   Đó là một bản nhỏ gồm 20 chục nóc nhà của người Tày.Bản nằm dưới chân núi Cóc nghè,với một cánh đồng nhỏ thanh bình và thơ mộng,kể từ năm 1979 bộ đội về đóng quân trong một góc của bản.Đến năm 1981,từ bên kia biên giới quân Trung quốc bắt đầu bắn những đợt pháo lớn vào làng,gây xáo động và người dân phải đi sơ tán về phía sau.Để lại quê hương bản quán ở lại...
   Vẫn tên Làng Pinh,nhưng giờ nó như là thủ đô của lính:đoàn bộ các đơn vị,sở chỉ huy tiền phương,kho tàng v/v đều tập trung ở đây.Dãy 812 liên kết với 673 ở phía trước tạo nên một lá chắn,giữ an toàn cho thung lũng Làng Pinh
   Cũng bắt đầu từ Làng Pinh,con đường dốc Cóc nghè dẫn các đoàn quân đi vào phía trong-kể từ khi quốc lô số 2,đường vào Thanh thủy- bị phong tỏa.Ngày ấy đêm đêm Cóc nghè như hội,quân ra quân vào.dân công hỏa tuyến vận tải nườm nượp.Sau năm 84,đường được mở rộng để xe chạy lên đỉnh
   Hơn 20 năm,nhiều người lính chưa trở lại,Làng Pinh nay chắc lại yên bình như thời xa xưa vốn có của nó.Nơi đó hơn 20 trước là nơi có giấc ngủ cuối cùng của nhiều đồng đội tôi trước khi họ ra trận và ngã xuống...
Logged
tangocdq
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #591 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 06:57:29 pm »

tôi đã từng ở làng pinh vào những năm 1985 nơi đó đã có một vài đồng đội của chúng ta yên nghỉ tại đó .Chả biết sau này có ai qui tập các anh ấy vế nghĩa trang cây 18 chưa tôi ở đại đội 39 sư đoàn 356
 sau đó tôi lên 900 và ở cùng sư đoàn bộ đến tháng7 1087 thì rút . Tôi nhớ nhất tôi bị mất một tập thơ tình chép tay mà hồiddax  ở trường sĩ quan đã chép .Giá bây giờ mà được trở lại căn hầm đó thì quí biết mấy .
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #592 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 07:09:53 pm »

Hướng đông sông lô có đỉnh 1250 và 1030 có lợi thế về quân sự, lên chúng cố sống cố chết đánh chiếm bằng được.Tháng 7/84 trong chiến dịch MB 84, e141 cùng LL tăng cường đã tấn công lấy lại mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc nhưng ko thành công. Khu vực này chủ yếu là núi đất trừ 1250, gọi là 1030 thực ra nó là một cái dông của 1250, nhưng nó có tầm quan sát và khống chế đông dòng lô bên chúng,nếu chúng ko chiếm dông này các hoạt động của chúng bị ta khống chế và theo dõi. Do địa hình chia cắt, khó bố trí binh hỏa lực nên hướng này lúc nào ta cũng chỉ có 1eBB phòng ngự chiều rộng bằng tây sông Lô.Đối diện 1030 là các điểm cao 840, đồi tròn, 1069, 973...Nên hướng này chúng ko dám lấn chiếm thêm bởi giữa các đỉnh là các thung lũng sâu, rộng bên nào nên cũng chỉ làm mồi cho pháo, cối...Cho nên 2 bên đa số dùng hỏa lực để hỏi thăm"Sức khỏe" nhau nếu bị lộ.
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #593 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 07:16:24 pm »

tôi đã từng ở làng pinh vào những năm 1985 nơi đó đã có một vài đồng đội của chúng ta yên nghỉ tại đó .Chả biết sau này có ai qui tập các anh ấy vế nghĩa trang cây 18 chưa tôi ở đại đội 39 sư đoàn 356
 sau đó tôi lên 900 và ở cùng sư đoàn bộ đến tháng7 1087 thì rút . Tôi nhớ nhất tôi bị mất một tập thơ tình chép tay mà hồiddax  ở trường sĩ quan đã chép .Giá bây giờ mà được trở lại căn hầm đó thì quí biết mấy .

 Hồi đó thằng bạn em là Phạm Đức Vượng hình như cũng ở đại đội này không biết bác có biết nó không.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #594 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 08:18:23 pm »

  Làng Pinh-Một địa danh thuộc xã Phương tiến (H.Vị xuyên).Trong những năm chiến tranh biên giới phía bắc ,nơi này là nơi tập kết quân và nơi chứa vũ khí ,khí tài trước khi vận chuyển bằng sức người vào các điểm chốt ở tuyến 1.
   Đó là một bản nhỏ gồm 20 chục nóc nhà của người Tày.Bản nằm dưới chân núi Cóc nghè,với một cánh đồng nhỏ thanh bình và thơ mộng,kể từ năm 1979 bộ đội về đóng quân trong một góc của bản.Đến năm 1981,từ bên kia biên giới quân Trung quốc bắt đầu bắn những đợt pháo lớn vào làng,gây xáo động và người dân phải đi sơ tán về phía sau.Để lại quê hương bản quán ở lại...
   Vẫn tên Làng Pinh,nhưng giờ nó như là thủ đô của lính:đoàn bộ các đơn vị,sở chỉ huy tiền phương,kho tàng v/v đều tập trung ở đây.Dãy 812 liên kết với 673 ở phía trước tạo nên một lá chắn,giữ an toàn cho thung lũng Làng Pinh
   Cũng bắt đầu từ Làng Pinh,con đường dốc Cóc nghè dẫn các đoàn quân đi vào phía trong-kể từ khi quốc lô số 2,đường vào Thanh thủy- bị phong tỏa.Ngày ấy đêm đêm Cóc nghè như hội,quân ra quân vào.dân công hỏa tuyến vận tải nườm nượp.Sau năm 84,đường được mở rộng để xe chạy lên đỉnh
   Hơn 20 năm,nhiều người lính chưa trở lại,Làng Pinh nay chắc lại yên bình như thời xa xưa vốn có của nó.Nơi đó hơn 20 trước là nơi có giấc ngủ cuối cùng của nhiều đồng đội tôi trước khi họ ra trận và ngã xuống...

Làng Ping,vào một đêm cuối đông năm 1985 đầy sương trắng đục đoàn xe lầm lũi chạy không đèn,đến đúng hòn đá lớn này thì dừng lại.Quân quan vội vã xuống xe và nhanh chóng hành quân,vì......địch ở quanh ta. Grin

và hôm nay thế hệ công dân mới sẽ tiếp tục xây dựng Làng Ping và giữ vững biên giới,nơi một thời bộ đội ta rất ngoan cường chiến đấu để giữ vững dải đất biên cương như ngày hôm nay.Vì giặc dã các anh đã đến đây và đã ở lại chốn này - sao lắm giặc thế.? Suốt hàng ngàn năm chúng chỉ muốn mọi người gọi chúng là lũ giặc hay sao ?. Angry

Phía sau lưng những công dân làng Ping,Cóc Nghè là đường lên đỉnh Cóc Nghè do trung đoàn 876 năm xưa khai phá và xây dựng lên.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #595 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 09:16:24 pm »

Cây cầu khỉ bắc qua suối Thanh thủy đường lên 1100, ko tên đã in đấu chân biết bao nhiều người con anh dũng vì biên cương Tổ Quốc.Nó vẫn nằm đó,như thầm nhắc ta một thời hào hùng đã qua.Mỗi buổi tối,hay sáng tinh mơ, những bước chân hối hả lên xuống, gắn bó với biết bao nhiêu người? Dốc công binh, cầu khỉ, dốc đại tá là nơi đi vào đi ra của 3 hướng, biết bao chiến sĩ bước qua nhưng ko thấy bước quay trở lại? Năm 92-93 f313 được giao nhiệm vụ qui tập các anh hùng liệt sĩ nằm ở các nơi trên mặt trận về nghĩa trang Vị Xuyên. Lấy e 14 làm nòng cốt, chủ yếu là cán bộ, và bổ xung các e khác.Trước khi đi làm nhiệm vụ, mặc dù chủ yếu là cán bộ, nhưng vẫn phải làm công tác tư tưởng gần 1 tháng và các thủ tục cần thiết khi tiến hành. Bởi vì đã ai làm công việc này bao giờ đâu? Sau đó được cấp phất những thứ cần thiết, chia từng khu vực để tiến hành.
Logged
quangden149
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #596 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 09:59:23 pm »

Trong biên chế của cBB ko có TT, nhưng với cPB đã được biên chế 1 tiểu đội thông tin gồm VT và HT, để tự bảo đảm được trong chiến đấu, ko cần phối thuộc. Do đặc thù đó nên quá trình đào tạo sĩ quan PB môn học và sử dụng TT là bắt buộc, Phải dịch 80 nhóm điện trong 15 phút mới đạt, cách triển khai ăng ten 25m, cáp đường hầm... Hoặc phải dải 500m dây qua các loại địa hình nối thông LL, cho nên PB và TT như 2 anh em mà ko thể thiếu nhau được.
bác pb thân mến. đúng là lính thối tai chai đít, phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn trên mới đảm bảo phục vụ chiến đấu được đáp ứng được yêu cầu thông tin thông suốt. đúng với khẩu hiệu [bí mật an toàn ,nhanh chóng chính xác.]nhưng dich 80 nhóm điẹn trong 15 phút thì quá bình thường .tôi có thể vừa nhận điện vừa nhận điện vừa dịch 80 nhóm điện chỉ trong vong11phút
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #597 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 10:22:57 pm »

Chúng tôi có phải trong ngành TT đâu bác quangden149. Như thế là "Quá" với bọn tôi rồi. Ngày xưa lúc đang còn ở trên Vị xuyên, khi nghe 2ww đọc nhóm điện gửi đi, và nhận, là tôi đã nắm được sơ sơ rồi nội dung bức điện rồi.Còn những thuật ngữ dùng trong chiến đấu phải lắm chắc để còn ra lệnh cho dưới trận địa.Khi đã nổ súng ko phải mã khóa nữa.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #598 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 10:25:20 pm »

Mạn phép các bác cựu Hà Giang, trong một buổi chiều cảm xúc, xin viết vài dòng mở ra chủ đề  Hà Giang - Phần 8, khép lại Phần 7 (đã đủ 60 trang) đầy sự kiện, thông tin nóng hổi.

Kính!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM