Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:55:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 228965 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #580 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 07:25:15 am »

Có lực lượng hết sức quan trọng trong chiến đấu đó là lực lượng thông tin, họ đảm bảo cho người chỉ huy trong lúc bình thường cũng như trong chiến đấu. Họ là những chiến sĩ thầm lặng góp phần ko nhỏ làm nên chiến thắng. Nhưng trong các buổi mừng công, tổng kết chiến đấu họ chỉ được vài câu: "Thông tin đã đảm bảo tốt cho chỉ huy trong mọi tình huống". Lúc bình thường hoặc chưa nổ súng LL thông tin HTĐ phát huy hết công xuất. Họ phải trực nghiêm túc 24/24 để phục vụ, sẵn sàng truyền lện hay thông báo. khi tác chiến sảy ra giữa lúc pháo bắn họ lại phơi thân ở những nơi ác liệt. Họ cũng phải phối thuộc nằm chốt chiến đấu và chiến đấu như người chiến sĩ BB thực sự. Họ luôn phải "ĐI trước" nhưng về sau trong chiến đấu,nhưng với những chiến công thầm lặng đó ít ai biết đến tôn vinh.Họ luôn tự động viên mình, thôi đằng nào cũng: "Thối tai, chai đít, công ít, tội nhiều"
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #581 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 10:06:42 am »

Có lực lượng hết sức quan trọng trong chiến đấu đó là lực lượng thông tin, họ đảm bảo cho người chỉ huy trong lúc bình thường cũng như trong chiến đấu. Họ là những chiến sĩ thầm lặng góp phần ko nhỏ làm nên chiến thắng. Nhưng trong các buổi mừng công, tổng kết chiến đấu họ chỉ được vài câu: "Thông tin đã đảm bảo tốt cho chỉ huy trong mọi tình huống". Lúc bình thường hoặc chưa nổ súng LL thông tin HTĐ phát huy hết công xuất. Họ phải trực nghiêm túc 24/24 để phục vụ, sẵn sàng truyền lện hay thông báo. khi tác chiến sảy ra giữa lúc pháo bắn họ lại phơi thân ở những nơi ác liệt. Họ cũng phải phối thuộc nằm chốt chiến đấu và chiến đấu như người chiến sĩ BB thực sự. Họ luôn phải "ĐI trước" nhưng về sau trong chiến đấu,nhưng với những chiến công thầm lặng đó ít ai biết đến tôn vinh.Họ luôn tự động viên mình, thôi đằng nào cũng: "Thối tai, chai đít, công ít, tội nhiều"


Bác pb47vp bên pháo, như môi với răng với cánh thông tin nên cảm khái về lính thông tin trên mặt trận biên giới phía bắc đúng quá; không có họ "thầm lặng kết nối " thì .... chốt nào ... có anh đũng đến đâu.... cũng đứt,  Grin.

Vậy thì ta có vài dòng về họ nhỉ  Grin. Vì chỉ có các bác đánh trên đất liền nên chỉ nêu phạm vi này, không nêu phạm vi ngoài biển,  Grin:

1. Chống quân bành trướng Trung Quốc - mặt trận biên giới phía bắc năm 1979:

1.1. Thưa các bác, nói gì thì nói, ta vẫn lấy Hà Nội làm trung tâm tiếp nhận, xử lý và ra quyết định thông tin. Vì vậy, Hà Nội là tâm, các hướng tỏa đi phủ khắp các tỉnh biên giới:

   * Về lực lượng: lúc đầu ta có trung đoàn/ E139 ở tuyến 1, sát biên giới; trung đoàn / E134 ở tuyến 2 đồng thời bảo vệ trục  đường dây trục hữu tuyến điện Thái Nguyên - Cao Bằng - Lạng Sơn và Yên Bái - Lào Cai. Sau ta tăng cường thêm trung đoàn 205 khi chiến tranh nổ ra (tổ đài xe máy P118 chuyên hướng Phong Thổ - Lai Châu)

   * Về hữu tuyến điện, ta có  các tuyến chính : Hà Nội – Kép, Hà Nội - Sơn Tây, Hà Nội - Thái Nguyên - Tuyên Quang, Phú Thọ - Yên Bái. Binh chủng Thông tin thống nhất với Tổng cục Bưu điện dành cho thông tin quân sự sử dụng các tuyến: Tuyên Quang - Hà Giang, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Ngân Sơn - Cao Bằng, Hà Nội - Tiên Yên, Hà Nội - Hòn Gai và một số mạch tải ba Hà Nội - Yên Bái, Hà Nội - Tiên Yên, Lào Cai - Phong Thế, Thái Nguyên - Lạng Sơn. Ngoài ra, Bộ có chỉ đạo các Quân khu 1, 2 được sử dụng kết hợp đường dây của Quân khu, Bộ và bưu điện, liên lạc bằng hữu tuyến điện tới các sư đoàn, các bộ chỉ huy quân sự tỉnh và vượt cấp tới các trung đoàn, ban chỉ huy quân sự huyện và vùng biên giới.
Các sư đoàn độc lập và các tỉnh biên giới triển khai đường dây trần và dây bọc dã chiến kết hợp với đường dây bưu điện hình thành mạng lưới thông tin phòng thủ bảo đảm liên lạc tới các trung đoàn, tiểu đoàn và một số chốt quan trọng trên biên giới phía Bắc.

   * Về Mạng vô tuyến điện: hệ thống  P401-M được triển khai bảo đảm liên lạc từ sở chỉ huy Bộ tới tiền phương các Quân khu 1, 2 (qua trạm trung gian Tam Đảo và Yên Tử.). Thông tin Quân khu 1 được sử dụng vô tuyến điện sóng cực ngắn thông qua các trạm trung gian của Bộ, bảo đảm liên lạc tới các sư đoàn và bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Nhờ công tác đảm bảo cơ sở tốt, tinh thần cảnh giác cao độ, cán bộ chiến sỹ được tăng cường học tập kỹ thuật thường xuyên nên công tác thông tin liên lạc trong thời kỳ đầu đảm bảo khá tốt. Ngay sau khi đối phương nổ súng, tổng trạm thông tin sở chỉ huy cơ bản của Bộ được lệnh dùng liên lạc vô tuyến điện sóng ngắn và sóng cực ngắn kịp thời chuyển các chỉ thị, mệnh lệnh tác chiến đến các đơn vị phía trước và nhận báo cáo của các sư đoàn đang chiến đấu ở tuyến 1, các sư đoàn ở tuyến sau được điều động lên tuyến 2, bảo đảm liên lạc với sở chỉ huy các Quân khu 1 và 2; đồng thời giữ liên lạc với tổ đài xe máy P118 của trung đoàn 205 biệt phái lên Phong Thổ (Lai Châu) để bảo đảm liên lạc với bộ chỉ huy quân sự Lai Châu. Vô tuyến điện tiếp sức của Bộ được lệnh giữ liên lạc theo chế độ 24/24 giờ trong ngày với sở chỉ huy tiền phương Quân khu 1 và Quân khu 2. Cán bộ và chiến sĩ ở các trại trung gian chuyển tiếp trên các điểm cao các trạm X53, X57, X33, X34 tăng cường trực phiên ca liên tục ngày đêm.

Hệ thống hữu tuyến điện chiến lược được chuẩn bị chu đáo cả về lực lượng và phương tiện vật chất kỹ thuật, kết hợp chặt chẽ với vô tuyến điện tiếp sức và được sự hiệp đồng giúp đỡ của bưu điện đã tiếp chuyển liên lạc kịp thời chính xác. Ngay sáng 17 tháng 2 năm 1979, tổng trạm thông tin sở chỉ huy và các trạm trên đường dây đã tổ chức bảo đảm phục vụ các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy ở Bộ đàm thoại nhiều lần giao nhiệm vụ cho chỉ huy các Quân khu 1 và 2, các sư đoàn 3, 311, 346, 373 và bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn. Trung đoàn 134 - đơn vị quản lý và khai thác các trạm cơ vụ, các tuyến đường dây hữu tuyến điện chiến lược tổ chức bảo đảm liên lạc từ Bộ xuống các quân khu phía Bắc và phục vụ sở chỉ huy tiền phương hai Quân khu 1, 2 chỉ đạo, chỉ huy các sư đoàn trực thuộc trên tuyến 1 chiến đấu.

Ta cũng không thể quên tinh thần dũng cảm của các chiến sỹ quân bưu khi chuyển hàng chục công văn, mệnh lệnh "hỏa tốc" đến các đơn vị đang chiến đấu trên biên giới phía Bắc; nhất là tại các nông - lâm trường, khu mỏ, .... sát biên giới.

1.2.
Trong chiến đấu, do bị pháo kích nặng nề, thám báo địch cắt dây - phá cột - bố trí phục kích; địch tổ chức gây nhiễu, phá sóng thông tin  nên lực lượng thông tin liên lạc gặp nhiều khó khăn và phải bằng mọi cách khắc phục:

- Ngày 22 tháng 2, quân Trung Quốc đánh chiếm thị xã Cao Bằng. Việc liên lạc bằng vô tuyến điện hữu tuyến điện từ Bộ lên Cao Bầng gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Bộ giao nhiệm vụ cho trung đoàn 130 quân bưu phải chuyển ngay mệnh lệnh xuống sở chỉ huy tiền phương Quân khu 1 và sư đoàn 413 công binh đang chiến đấu với đối phương tại thị xã Cao Bằng. Hai chiến sĩ Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Khắc Long dùng mô tô chuyển công văn "hỏa tốc" hẹn giờ lên Quân khu 1. Xe đến cách sở chỉ huy 10 km thi bị hỏng. Hai chiến sĩ gửi xe lại nhà dân rồi chạy bộ tới nơi giao công văn trước thời gian quy định 26 phút. Trong khi đó, hai đồng chí Phạm Trọng Thể và Lý Văn Sáng được cử chuyển mệnh lệnh của Bộ lên sư đoàn 473 công binh ở Cao Bằng, phải chạy bộ trong đêm hơn 20 km (do xe hỏng và đường khó đi) tìm tới sở chỉ huy sư đoàn vừa di chuyển, giao mệnh lệnh trước thời gian quy định 30 phút, bảo đảm cho sư đoàn kịp thời chuyển hướng chiến đấu theo kế hoạch của Bộ.

- Ngày 25 tháng 2, tổ đài vô tuyến điện F100 (dùng điện đài P105) gồm bảy chiến sĩ do đồng chí Đào Duy Giám (trung đoàn 139) phụ trách từ trạm A51B lên A51. Tổ đài được hai chiến sĩ Nguyễn Đình Chiến và Định Xuân Liễn (trạm A51) dẫn đường đã luồn sâu vào vùng đối phương đang chiếm đóng ở thị xã, chốt tại đó nắm tình hình hoạt động của đối phương và báo cáo về Bộ kịp thời chỉ đạo tác chiến.

- Do mạng thông tin tuyến A51-A51B mất liên lạc, một bộ phận lực lượng đại đội 4 do đồng chí Cường phụ trách đi khôi phục đường dây gặp quân Trung Quốc ở cầu Tài Hồ Xỉn. Trong trận chiến đấu quyết liệt này, đồng chí Cường đã hy sinh anh dũng, đồng chí Định Công Tráng bị thương nặng. Các đồng chí còn lại rút về Ngân Sơn. Tại trạm A51, trạm trưởng Hoàng Văn Tám và chiến sĩ Nguyễn Văn Đệ trên đường đi khôi phục đường dây trở về bị đối phương phục kích ở cầu Gia Cung (thị xã Cao Bằng). Đồng chí Hoàng Văn Tám bị thương nặng, anh dũng hy sinh. Đối phương tiến vào sâu, vây đánh trạm A51. Theo kế hoạch, sau khi chôn cất một số khí tài thông tin, các chiến sĩ trạm A51 bí mật chuyển về trạm A51B tiếp tục làm nhiệm vụ.


Logged

quangden149
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #582 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 02:34:35 pm »

Một con thác đẹp và thơ mộng như thác thanh hương mà các bác gọi là thác âm phủ thì thật sai lầm. Thác thanh hương nằm trên đường đi nậm lan khu vực có trận địa cối 82 nằm nó nằm dưới chân dãy 2000. Hồi đó mỗi lần đi qua đó tôi thường nói với a/e là sau này hết chiến tranh chỗ này làm khu du lịch thì tuyệt vời. Huh
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 08:05:09 pm gửi bởi quansuvn » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #583 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 05:14:51 pm »

Có sai lầm gì đâu hả bác quangden? Lính ta gọi thế nào thì nên thế. Đỉnh 400 hồi tôi nằm trên đó, tôi rất muốn làm khu "Du lịch" có được đâu bác? Khu 400 thời xưa đẹp lắm bác ạ.
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #584 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 05:20:58 pm »

một con thác đẹp và thơ mộng như thác thanh hương mà các bác gọi là thác âm phủ thì thật sai lầm. thác thanh hương nằm trên đường đi nậm lan khu vực có trận địa cối 82 nằm nó nằm dưới chân dãy 2000. hồi đó mỗi lần đi qua đó tôi thường nói với a/e là sau này hết chiến tranh chỗ này làm khu du lịch thì tuyệt vời. Huh

          
          Bác quangden149,nhớ đúng đấy.Cũng gọi là thác Nậm làn (Làn nước)tiếng địa phương,chảy từ chân dãy 2000 xuống qua bản Tả ván.Gặp suối Thanh thủy ở km 9 đường vào Lao chải,thác nước rất đẹp vào mùa mưa
         Nhưng lính ta gọi thế từ thời E122 ,sư 313 còn "Ngự" trong Lao chải,thì không biết tại sao bác à Huh.Đúng như bác Tài nói suối Thanh thủy lính ta còn đặt cho cái tên 'Suối gọi hồn",nghe chết khiếp đi được phải không các bác...                      
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #585 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 05:31:16 pm »

Bác Vt, hôm nay lại gặp mấy chú cùng e bác, bên c17 CB, nói chuyện tào lao về thời xưa tôi trêu: Đã từng đào hào lẫn dũi bên đồi đài,dốc cb chưa?Toàn lính tháng 7/ 80.
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #586 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 07:28:16 pm »

xóa
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 08:30:06 pm gửi bởi kc135 » Logged
quansuvn
Trung tá
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #587 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 08:15:17 pm »

Bác Vt, hôm nay lại gặp mấy chú cùng e bác, bên c17 CB, nói chuyện tào lao về thời xưa tôi trêu: Đã từng đào hào lẫn dũi bên đồi đài,dốc cb chưa?Toàn lính tháng 7/ 80.
dốc cb là dốc nào vậy bác?có phải dốc đại tá ko?
ở khu cô ích,đồi đài,ta phải dùng thông tin vô tuyến chứ hữu tuyến không thể được vì pháo địch sẽ làm đứt dây,nhưng như vậy sẽ để cho địch nghe lén,
theo cháu nghĩ có những trận đánh bị lộ ý định tác chiến là do địch nghe lén được thông tin của ta chứ không phải do "gián điệp cấp cao của địch" ở cục 2(theo lời Đào Lão) đâu.khi đó các bác xài máy thông tin vô tuyến do Tàu sản xuất hay do anh hai viện trợ vậy bác?
thưa bác pb47,từ khu đồi Đài chi viện hỏa lực cho núi pha hán được không bác,cháu xem trên bản đồ không thấy pha hán
trận ngày 2/12/85 ngoài 1100 và 685,địch có đánh pha hán không bác?
Liên tục vi phạm, xóa bài sau 12 giờ!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #588 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 09:57:49 pm »

Bác Vt, hôm nay lại gặp mấy chú cùng e bác, bên c17 CB, nói chuyện tào lao về thời xưa tôi trêu: Đã từng đào hào lẫn dũi bên đồi đài,dốc cb chưa?Toàn lính tháng 7/ 80.
    Bác pb-C17 (công binh),năm 80-81 anh em quân Vĩnh phú là chủ yếu.Doanh trại của họ đóng tại cánh đồng Làng Pinh,phía sau là trận địa pháo 105 của các bác.Bên trong là E bộ 122
     Các đơn vỵ trực thuộc,doanh trại thường ngày chỉ có quản lý và 1-2 nuôi quân coi.Còn quân cán đều đi phối thuộc hết có bác đi nửa năm (Như cánh thông tin,trinh sát) còn chưa về doanh trại.Đơn vị tôi hầu hết "Bao" các bác phối thuộc hết các khoản từ A đến Z luân
     Có dịp nào bác gặp lại a/e cựu C17, hỏi họ xem dịp giật sập cầu Thanh thủy có bác nào ở đấy không ?.Còn việc coi 4 trái bom phá đường ở km 18 cũng của C17-122 đấy bác ạ...
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #589 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 07:23:38 am »

Trong biên chế của cBB ko có TT, nhưng với cPB đã được biên chế 1 tiểu đội thông tin gồm VT và HT, để tự bảo đảm được trong chiến đấu, ko cần phối thuộc. Do đặc thù đó nên quá trình đào tạo sĩ quan PB môn học và sử dụng TT là bắt buộc, Phải dịch 80 nhóm điện trong 15 phút mới đạt, cách triển khai ăng ten 25m, cáp đường hầm... Hoặc phải dải 500m dây qua các loại địa hình nối thông LL, cho nên PB và TT như 2 anh em mà ko thể thiếu nhau được.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM