Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 25 Tháng Tư, 2024, 11:53:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229026 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #90 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2012, 10:49:45 pm »

                                        Hoa gạo,Mộc miên hay Pơ lang ?  .Một loài cây mọc nhiều ở mặt trận Vị xuyên                                                                                                                                                          
                                                                                     
     Em ơi lên Hà giang cùng anh
     Tháng ba rực trời hoa gạo đỏ
    
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2012, 10:55:20 pm gửi bởi vt738@yahoo.com » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #91 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 12:32:26 am »

Quái lạ, cùng là đất BGPB mà ở Lạng sơn thì rất ít cây gạo không như HG. Vào tháng 3 khi tiết xuân ấm áp đi kèm với mưa xuân thì núi rừng Lạng sơn tràn ngập màu hoa mận trắng, đâu đó là cây đào rừng nở muộn với cánh phớt hồng nhú ra từ cành khẳng khưu mốc trắng.

Ở Lạng sơn là đất của cây mận, cây hồng, cây quít và cả cây hồi nữa. Hồng ngâm sứ Lạng ngon,giòn nổi tiếng nhưng tôi là thằng chẳng giống ai chỉ thích ăn hồng chín cây. Tôi cứ ngắm nghía khi dân bản thu hoặch xong vụ hồng thế nào cũng xót ít quả ở cành la, cành bổng và lúc này là "vụ thu hoặch" của tôi. Grin. Còn quít thì tôi có nhiều kỉ niệm với các "vụ thu hoặch" quít lắm.....

Có 1 lần tôi và Nam cùng đv vào 1 vạt quít ở chân cao điểm Chậu cảnh( nơi đây năm 1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liện của E 12 sư 3). Sau khi chén no 1 bụng quít quả nào quả đấy to như quả cam, ngọt đến độ ăn no được. Nam nằm ngửa dưới gốc quít thách tôi làm thế nào để quít dơi vào mồm mà không cần hái(thể hiện lười). Nói xong Nam đạp mạnh vào gốc quít, quả dụng rào rào nhưng chẳng quả nào dơi vào mồm hắn. Tôi thể hiện mình lười hơn thằng này bằng cách lấy chân gắp quả quít cho giúp vào mồn bạn, Hì Grin bắt chiếc chuyện cười dân gian thôi.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #92 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 02:14:44 am »

Các cụ nhà ta thường nói: HG bắc mục. Nơi rừng thiêng nước độc, quả đúng ko sai. nếu ai đã từng ở trên đó mà ko bị sốt rét mới là lạ.Đã thiếu thốn đủ đường lại cộng thêm căn bênh này nữa nên trông ai cũng  " Hồng hào "đôi khi cả khinh người nữa sau khi bị ăn một phát qui nin vào mông. Nên lúc nào cũng mang thuốc phòng theo người. Một lần về phép do phấn khởi, lại vội ko mang theo, về đến nhà khị lên cơn mặc dù giưã mùa hè nhưng vẫn bắt vợ mở tủ lấy chăn bông để đắp, ko lấy đâu ra thuốc cả. Gặp những hôm trời mưa có sấm sét   giật mình choàng dậy: " về vị trí chiến đấu"? Mong mãi mới được gần chồng mà lại ... Đúng là PN VN muôn năm.  ở đơn vị tôi có Tên liên y tá đơn vị lúc nào cũng phòng thủ một cái kim tiêm rất to chỉ chờ tôi bị là hắn đè ra để tiêm, vì tôi thách hắn: ko bao giờ cho mày sờ vào mông tao? hơn nưã hắn lại hay bị tôi lừa. Nên cứ lúc nào thấy người gai gai là tôi lại sai nó đi làm việc gì đó, ở nhà nhanh chóng làm ngay mấy viên phòng rồi vào hần đắp chăn chả vờ ngủ. thế mà cũng lừa được hắn trong suất thời gian hắn tại ngũ. hôm hắn ra quân tôi trêu: Chú cầm lấy cái kim làm kỉ niệm. hắn rơm rớm nước mắt: Em thua bác rồi hi.hi..
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #93 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 07:56:18 am »

Đúng là Lạng sơn là xứ xở của mận , đến mùa ra hoa, núi rừng trắng hoa mận . Còn ở Lào cai mận cũng nhiều không kém : mận Sa pa, mận Bắc Hà.
Khi rừng mận trắng một màu hoa mận , các đôi trai gái Dao H`Mông , Sán dìu, Hà Nhì , ... Cùng nhau nhảy múa trong tiếng Khèn , sáo,dìu dặt.
Còn ở Vị xuyên Hà giang thì qủa là rất nhiều hoa gạo . Không hiểu sao cây gạo được trồng nhiều đến thế ?
Có lẽ nó sinh sôi nhanh - và điều này cũng không kém quan trọng để cây gạo tồn tại ở HG : Gỗ của cây gạo chẳng dùng vào việc gì cả , làm củi cũng không xong .
Nhớ hồi sang HG , đơn vị giao cho ae đi lấy củi , nhiều cậu chặt cây đu đủ rừng , gạo ,...( lính đồng bằng mà ) Hic . Chỉ tội anh nuôi : mắt mũi nhòe nhoẹt vì khói...
Sau đv   không nhận gỗ gạo ...
Hoa gạo cháy đỏ rực là cuối tháng 3 , sau đó là một màu xanh nơn mởn .Mộc miên là do người Trung hoa gọi , còn các dân tộc Tây nguyên thì gọi là Pơ lang.   
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:38:02 am »

         Lạng sơn -ở huyện Cao Lộc ,nơi tôi ở , đào mận thì không nhiều . Ở đây cây hoa quả nhiều nhất là mắc coọc , nhãn , trám đen và xanh . Trám đen bùi và béo , lúc cho vào luộc ,chỉ đun đến nước nóng già rồi bắt ra để nước nguội là lấy ra ăn được . Còn ai không biết đun sôi , quả trán cứng lại như đá không ăn được . Trám đen mang thổi xôi , rất ngon nó có màu như xôi đỗ đen nhưng béo ngậy hơn nhiều .Kho cá hoặc tép ăn rất thú vị . Thời gian đầu lên tôi không biết ăn , lúc ăn được thì cũng là cuối mùa . Anh em trong A tôi còn nghĩ trò , ăn trám tính năng .Thử xem một phút ai ăn nhiều nhất được bao nhiêu quả . Còn trám xanh thì để muối , như ta muối cà .
          Nhớ ngày đầu tiên lên biên , đêm tôi gác , đói , tôi bứt quả sở khợp luôn .Chát quá không ăn được , sáng ra hỏi chủ nhà thì được biết , quả này chỉ để ép dầu . 18 tuổi đầu dân cày đường nhựa lần đầu đi xa có biết gì đâu hả các bác !
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #95 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 09:21:49 am »

Trong chiến dịch M4 để đảm bảo chắc thắng, ta dùng các loại pháo bắn phá hoại nhiều ngày vào khu vực 300, 400, 685. (bắn phá hoại là định mức bắn tiêu diệt cao nhất đối với PB) nếu bác nào tham gia trận 18/11/84 chắc còn nhớ.Pháo ta chủ động bắn phá các khu trên với mật độ cao, trước ngày tấn công 7 ngày. Tổ đài hang hòn thức trắng mấy đêm để theo dõi và chờ giờ G, anh em cứ để cho pháo bắn vào khu được phân công,mấy ae vào hầm làm mấy bi thuốc lào cho đỡ buồn ngủ. 5h pháo ta bắn dồn dập lần cuối sau đó chuyển bắn vào các trận địa pháo cối của địch, BB ta xung phong có chiều thuận lợi, chúng tôi nhận được thông báo đã chiếm được 685, còn 300, 400 chưa chiếm được, khi phát hiện ra đạn lửa bắn vào khu đồi cây khô chúng tôi đã tập chung bắn vào đó và đồi chuối, khu vực đồi cây khô khi cây cối bị đạn pháo phát quang mới phát hiện ra nhiều giao thông hào chúng đào để cơ động ra phía trước.  khu vực này chúng bị ta tiêu diệt nhiều. khoảng 8h30 phát hiện 1 quả đạn khói nổ ở yên ngựa giữa Đ2 và Đ3, theo qui ước khi mất LL, toàn bộ pháo mặt trận đã tập trung bắn vào đó. Đơn vị nào của chúng ở đó hôm đấy chắc về sau ko dám ra nữa đâu. Đến 10h 30 cấp trên thông báo cho chúng tôi kiềm pháo để cho BB rút (15.. hạn thì phải ) Đây là trận ta làm chủ về  hỏa lực, chủ động, đã đánh chiếm được mục tiêu rồi cũng ko giữ được.
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #96 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:19:30 am »

    Thưa các bác,ở biên giới không phải ai,hay lúc nào người lính cũng chiến đấu.Đôi khi lựa  lúc đối phương bận việc gì đấy ,là lính ta lại làm việc khác.Từ cuối năm 79 đến cả năm 80,là thời kỳ như thế.Sự việc bắt đầu từ C12,đây là C hỏa lực.một lần trên điều về C này một trung đội lính A72.Trung đội này chỉ về người không còn súng chẳng thấy đâu,(Nghe nói loại đạn này rất đắt,một viên cả huyện ăn ... tháng trời mới hết, đấy tính giá trị là như thế (tin đồn)Huh) nên anh em rảnh việc luyện tập
   Vốn toàn cán bộ,chiến sỹ người Nghệ tĩnh,nên họ rất chịu khó.Để có các tiện nghi sinh hoạt trong đ/v, nên trung đội này được cử đi :Xẻ gỗ,cả B dao,rìu,xoong nồi ,gạo muối cùng ba lô súng ống ,lên đường .Kế hoạch xẻ gỗ của trung đội này,có cả phương án hẳn hoi.Ngọn núi dựa lưng vào cao điểm 812 là điểm đến của họ.Ban đầu các bác ấy cứ nghiến mà chặt,sau mới biết rằng đây là một trong nhóm "Tứ thiết",do vậy nó làm hao sức, tốn rìu nên bãi bỏ việc chặt nghiến.Không thể về ko,cả B lại chuyển hướng chặt gỗ Lát,gỗ lát ở đây khá nhiều.Vì từ trước loại gỗ này bị cấm nên nhiều cây cổ thụ có tuổi cả trăm năm,gốc nó còn đeo biển số của ngành lâm nghiệp hẳn hoi.Gố được xẻ ra,cả đ/v hân hoan :C bộ ,hội trường có bàn mới để làm việc.Rồi đến các B cũng bàn,tủ cho B ..."bộ",các bàn bóng bàn lúc nào cũng người đánh ,người xem đông đúc.
   Quả là việc xẻ gỗ,cải thiện điều kiện ăn ở trong lúc khó khăn là cần thiết.Thế nên nó lan nhanh ra các đ/v khác,những chiến sỹ quê ở các vùng có truyền thống nghề mộc như Hà bắc,Hà nam ninh,Hà tây được khẩn trương về phép.Để mua sắm cưa,đục dao rìu vv,trên rừng gỗ đổ rầm rầm.Dọc đường,chỗ nào cũng thấy gỗ của bộ đội.Ở dưới các C,xưởng mộc làm việc xuất ngày,ngoài bàn ghế dùng chung ,nhiều anh em còn có cả hòm đựng tư trang riêng của mình
   Chiến dịch khai thác hẳn ko dừng ở đó, về sau người ta còn thấy cả xe ô tô chở gỗ đi đâu nữa (?).Còn lính nằm trên giường gỗ lát hát đồng dao"Tháng giêng là tháng ăn chơi,Tháng 2 chặt gỗ,tháng 3 đóng bè..."
   Đời lính những kỉ niệm như thế,nhưng nay hồi tưởng lại thật là sâu sắc và đáng nhớ phải không các bác...
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #97 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:46:35 am »

Bác vt738@ , hồi đó tụi tôi cũng vất vả vì phải đi khiêng gỗ lát : cứ 2 ông vác một tấm ( hộp) lát : dài 2m20. Rộng 0m70, dày 0m15. Có ông không quen vác , trầy hết vai.
Quãng đường từ Tùng bá về Ngọc đường ước độ 18 km . Hic.

Bác pb47vp thân mến . Khi chiến dịch 18-11-1984 bắt đầu , tụi tôi được phổ biến : Pháo binh mặt trận bắn phá hoại 5 ngày. Nhưng sau chỉ thấy bắn có 3 ngày ?
Trong  cái ngày mà C10-D6-E153-f356 tấn công vào mỏm E1 của cao  điểm 685, thì D5 -E153-f356 tấn công mỏm E4 của đc 685.
Lúc đồng chí thông tin 2w đi theo Ctrưởng C10 báo về : quân ta đã tiêu diệt nhiều lính TQ , và đã làm chủ mỏm E1, cả sở chỉ huy tiền phương E153 Đc 685 hò reo , anh em ôm nhau ...mừng rơi nước mắt .
Nhưng niềm vui cũng không lâu , ta chỉ làm chủ E1 vài tiếng đồng hồ ...
 
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #98 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 11:56:05 am »

Theo ý kiến bác vt hỏi về hỏa lực cuả f hồi năm 81, có loại đạn bắn vào buổi tối mà phải ra lệnh tất cả các đơn vị dọc đường xuống hầm, sau nghe tiếng nổ rất to của đạn ở thiên bảo, theo tôi chắc là scut rồi. vì hồi đó ta mới nhập 2 lữ đoàn loại này đóng quân ở hải dương, đã tổ chức bắn thử lên biên giới có cố vấn  LX giúp đỡ, trận địa bố trí ở bắc cạn, còn bắn đi đâu tôi ko rõ chứ f ko có loại hàng khủng đó đâu. khi biên soạn lịch sử và quay phim về truyền thống đoàn Tây côn lĩnh tức f 313 cũng chưa có biên chế gì mới. Hỏa lực f có e 457 gồm 2d 105mm, 1d 122 Đ30, d13 85mm, c33 pháo BM 13, c34 B72, c14, c15 cối 160mm, đầu 85 biên chế thêm 4 giàn bom bay nhưng chưa bao giờ sử dụng vì đâu có đạn.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 12:30:06 pm »

Có cái này em thắc mắc từ lâu mà vẫn chưa có giải đáp. Vài tài liệu ta nói là cuối tháng 6/84, TQ thì nói là ngày 11/6/84 có 1 đơn vị ta đánh lên 1509-772. Bắc Thắng nói là lúc đó 356 chưa lên, vậy không biết có phải trận này của 313 không?

Bác vt738 và pb47 cho em hỏi luôn là TQ nói từng dùng biệt kích đánh vào trận địa 105mm của 313, các bác có biết chuyện này không ạ?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM