Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:05:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 228663 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #560 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 10:28:08 pm »

   Quangcan tư liệu hay quá . Làm mình nhớ lại những ngày toàn tỉnh kêu gọi thanh niên tòng quân ( khi ấy rất còn nhỏ nhưng vẫn nhớ vì đang ở trong đơn vị ông chú ). Những năm ấy người Hà giang sơ tán vê Tuyên quang cũng nhiều, sau này yên bình lại lên Hà giang công tác, nhiều con cháu những cán bộ ấy bây giờ về Tuyên quang vẫn nhớ nơi ở ngày xưa và cũng vẫn nói " Tuyên quang nghèo và kém hơn Hà giang " hơi buồn vì khi cần thì khen, khi hết thì chê !

  Trong tư liệu đó hình như có chỗ bị nhầm thì phải ! Bản Phùng và bản máy thuộc huyện Hoàng Su phì chứ không thuộc Xín mần.
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #561 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 12:09:00 am »

Giờ mới có thời gian nhìn qua,cái vụ 2.12.1985.
chú lấy số liệu ở đâu mà ghi:
1- ta có tận 19 hầm kèo ở 1100 và 1050.
2-ở 1100 vào thời điểm đó "2.12.1985" ta có những 3 trung đội bộ binh phân thành 3 tuyến.
3-hỏa lực 2 cối 60,1 12,7.
Chú ý rằng,cối 60 chỉ có thể bố trí gần cầu vật cản ở trong một địa hình cự kỳ hẹp và chỉ bắn trộm khi các loại súng nổ rền vang.Bởi nếu,bắn đơn lẻ thì chết liền.
Anh là một trong số ít duy nhất tham gia từ trận đầu,là 29 tháng 5 năm 1985 cùng đơn vị phòng ngự ở 1100,cho đến trận cuối là 2 tháng 12 năm 1985.
Thôi dạo này anh vẫn bận lắm,để sang topic mới anh sẽ sửa chú sau.

Trích dẫn
Với thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh, quân, dân Hà Tuyên vừa sản xuất, vừa kiên cường chiến đấu, đánh lui các đợt tấn công lấn chiếm, bảo vệ vững chắc biên giới.

Cái đoạn này nghe nó hài,nó kịch quá.Sáo rỗng.


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 02:29:56 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #562 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 09:40:33 am »

    Những năm chiến tranh ác liệt ở biên giới Vị xuyên ,có một nơi ranh giới được phân định rõ ràng.Đó là dải yên ngựa 812,khi bạn qua đỉnh Cóc nghè rẽ xuống đường hào "Mùa xuân".Là bạn đã đi vào "Cửa tử",khác với bên ngoài Làng pinh trở ra.Ở đó bạn có thể đi thăm nhau vào ngày nghỉ,nhưng bên trong đó là chốt bạn và quân thù chỉ còn cách nhau vài ba trăm mét.

    Mọi sinh hoạt thường ngày khác hẳn với nơi được gọi là tuyến 2,nơi đây cán bộ chỉ được biết mọi việc qua máy bộ đàm,ít họp hành.Mọi chuyện xã hội đều mù tịt,thỉnh thoảng liên lạc mò về tuyến sau vác lên một "Vác" báo đủ loại từ :Quân đội nhân dân,tiền phong,phụ nữ đến báo nhân dân v/v, còn thư thì hàng ôm:Thư nhà của chiến sỹ đến thư của các tổ chức xã hội:Trường học,công đoàn,thanh niên,nhà máy xí nghiệp...v/v ,gửi lên động viên a/e lính chốt.Lính ta rỗi rãi lại buồn nên ai cũng bày báo ra đọc,có tờ báo cách đó đã nửa năm nhưng nhiều anh cứ ê a đọc tuốt .Cả chốt có một cái đài "orionton",to như hộp mứt tết khi hành quân chính trị viên cứ ôm khư khư,không dám cho cậu liên lạc mang sợ cậu ta láu táu làm vỡ.Nhưng lên chốt,với độ cao chót vót lại nằm trong hầm, đài bị lẫn đủ loại tạp âm nên cứ sôi rèo rèo
   
   Trong phạm vi một cái chốt,diện tích thường vài trăm m2 bố trí khoảng trung đội có tăng cường thêm hỏa lực,thông tin,trinh sát...Hàng ngày chỉ biết những diễn biến quanh chốt mình như :Pháo hôm nay bắn vào đâu,chốt nào có tiếng súng bộ binh...vậy thôi.Thế mà,không có gì đột biến bạn hãy nằm đấy thường là 6 tháng mới có cơ hội thay ra
   
   Nay nhớ lại ,quả là một kỷ niệm không thể nào quên
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #563 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 11:16:46 am »

Giờ mới có thời gian nhìn qua,cái vụ 2.12.1985.
chú lấy số liệu ở đâu mà ghi:
1- ta có tận 19 hầm kèo ở 1100 và 1050.
2-ở 1100 vào thời điểm đó "2.12.1985" ta có những 3 trung đội bộ binh phân thành 3 tuyến.
3-hỏa lực 2 cối 60,1 12,7.
Chú ý rằng,cối 60 chỉ có thể bố trí gần cầu vật cản ở trong một địa hình cự kỳ hẹp và chỉ bắn trộm khi các loại súng nổ rền vang.Bởi nếu,bắn đơn lẻ thì chết liền.
Anh là một trong số ít duy nhất tham gia từ trận đầu,là 29 tháng 5 năm 1985 cùng đơn vị phòng ngự ở 1100,cho đến trận cuối là 2 tháng 12 năm 1985.
Thôi dạo này anh vẫn bận lắm,để sang topic mới anh sẽ sửa chú sau.

Trích dẫn
Với thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh, quân, dân Hà Tuyên vừa sản xuất, vừa kiên cường chiến đấu, đánh lui các đợt tấn công lấn chiếm, bảo vệ vững chắc biên giới.

Cái đoạn này nghe nó hài,nó kịch quá.Sáo rỗng.
thưa bác,đó chỉ là hình thức tuyên truyền thôi,dù thực tế không phải như vậy.
trên 1100 chỉ có cối 60,hỏa lực như thế yếu quá vậy bác?
thân ái




Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #564 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 11:23:47 am »

Kc135, xe đã đổ, Rút kinh nghiệm để đi đừng đi lại nhé, đây là những bài học LS?
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #565 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 02:25:42 pm »

Bác tailíenson, tôi vừa điện hỏi ông anh họ hồi đó là TMT Hoàng su phì về dP đó, bác ý nói có 1 đơn vị PB đóng ở đồi dài, phía sau ko biết đơn vị nào.Có lẽ là dP của f31.
Logged
maianh
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #566 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 04:11:57 pm »

Nhân tiện bác vt738 nói về đường hào mùa xuân.

hình như sau này mới có tên này,khoảng 84 em không nghe thấy.em chỉ nhớ,đỉnh 673 khi qua là nguy hiểm nhất.leo từ nà cáy lên,cổ họng khô rất khó chịu.đến đỉnh định nghỉ một tý,lại là toạ độ pháo.lên lại cố gắng vọt qua.qua đỉnh vài trăm mét,bên tay phải  hồi năm  84 là sở chỉ huy E bộ 14.hầm thì chật,lại hơi ẩm.ở đây pháo địch cũng hỏi thăm thường xuyên.lính mới mà,kệ.tối đến,cố nhoài ra cửa hầm nằm cho nó thoáng.gần sáng,đại uý canh người thanh hoá dậy đi tiểu.thấy vướng chân liền bảo.thằng em,đừng tiêu cực như vậy.vào trong hầm mà ngủ,tuổi quân của mày chưa bằng tuổi đi đái đêm của anh đâu.đúng, nhưng mà nghe cũng thấy tức.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #567 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 09:33:09 pm »

Điểm cao 673 là khu vực đặt các đài quan sát,và có trận địa bắn thẳng chúng thường xuyên bắn vào đó cả lúc thường cũng như khi sảy ra chiến sự. Nhưng nó lại là đường đi tắt của lính ta khi từ Làng Pinh lên, xuống hang Làng lò. Khu 812 quan trọng hơn, vì ở đó có SCH của f, đài của cụm pháo, TS các cấp, có đường ô tô lên tận nơi. Ở đó toàn hầm bê tông kiên cố làm xuyên qua núi nên rất oan toàn. Hồi chưa có đường hào mùa xuân, để đi lên 1100, k0 tên rất nguy hiểm, chúng luôn soi, theo dõi bộ đội ta vận chuyển, tiếp tế cho các khu vực trên. Phát hiện là chúng bắn ngay, về sau dào giao thônh hào đi kín đáo hơn. Nơi đó trước gọi là của tử, về sau đổi là đường hào mùa xuân. Có lần tổ đài chúng đang lên trên 1000, có cả đội vận tải đang vận chuyển đạn cối 120 lên trận địa,đi sớm vì trời rất trong, một số Đ/c đi trên thành hào bị chúng phát hiện và bị chúng bắn phải chạy đến chỗ SCH eBB mới thoát.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #568 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 10:37:35 am »

Thưa các bác , nói về  điểm cao 673, Cốc Nghè, chúng tôi có một kỷ niệm khó quên .Mỗi lần nhớ lại, có cảm giác : buồn ,vui lẫn lộn. Chuyện là thế này , tôi xin kể các bác nghe nhé :
 Trong lần đi phối thuộc với e 149-f356, hồi 12-7. Dạo đó chúng tôi xuất phát từ làng Ping vào xẩm tối , đội hình hành quân theo phân đội : gồm C15 cối , C16 cao xạ 12ly7, C14 hỏa lực - DKZ...2W..
Đêm đó trăng mờ , mọi người leo dốc lặng lẽ, mồ hôi đẫm chiếc áo trận...Càng về đêm sự mệt mỏi càng tăng..Khoảng 3 giờ sáng thì anh em đến một bãi tương đối rộng , có nhiều cây to. Mọi người hạ quân tư trang giải lao, thuốc lào ,thuốc lá mang ra hút , khói mù mịt ...thấy mát mẻ , tụi tôi ngả lưng , không ngờ đặt lưng xuống là tít một giấc đến sáng .hic.
Hôm sau lúc lên đến Cốc Nghè, bọn tôi kể lại chuyện hồi đêm , cánh lính ở trên đỉnh CN la to : Các bố trẻ ăn phải gan cóc tía, nên mới dám ngủ ở thác Âm phủ .!
Tụi tôi nhìn nhau , mặt xám như chiếc chảo quân  dụng ...cũng may mà tối hôm đó Tàu không bắn pháo, nếu không thì ...Chắc không có bài viết này , các bác nhỉ ? Hic .
Lạ một nỗi là chẳng có ông trinh sát nào dẫn đường , nếu có , thì bố bảo cũng chẳng dám mắc màn ngủ ở thác Âm phủ .
Thân ái.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #569 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 11:45:16 am »

Bác nghỉ lưng ở thác âm phủ đã có "Đồng đội" Phù hộ rồi làm gì phải "Xanh.."? Lần đầu bác ko biết, chứ ở đấy ban ngày bác nhìn vào cái khe núi đó toàn là....He..he để sẵn. Thế bác có nghe suối gọi hồn chưa hả bác 2ww? Nhẽ ra bác bí mật mở máy xem anh em ở "dưới" đó khuyên gì chứ? hì... hì.... Bác cố lên tí nữa đến chỗ máy nạp nguồn của bọn tôi, vừa có nước, có thuốc lào, vừa có hầm, lại đánh một giấc quá an toàn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM