Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:49:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 228979 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #550 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 01:56:43 pm »


      Thật sự không đọc, không nghe đồng đội trực tiếp chiến đấu viết mình không hiểu được đánh bọn bành trướng dữ dội như vậy. Quang can ơi, đồng đội tiếp tục trích lời bình thêm để tiếp sức anh em nhé; mình càng đọc càng thấm thía hơn sức nóng của cuộc chiến phía bắc - hủy diệt.
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #551 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 03:38:10 pm »

2. Tinh thần chiến đấu của binh lính địch có mức độ, thường lúc đầu ỷ lại vào lực lượng đông, hoả lực mạnh… còn hăng hái nhưng gặp ta chiến đấu kiên cường và khi bị thương vong nhiều cũng xuất hiện tâm lý sợ chết, hiệp đồng không ăn khớp, đội hình rối loạn, sức chiến đấu giảm sút.


3. Tổ chức phòng ngự của ta phải là điểm tựa trung đội, đại đội làm cơ sở mới đủ sức ngăn chặn địch tiến công liên tục, xé lẻ lực lượng hoặc dàn mỏng trên diện rộng khó giữ được trận địa. Với cách bố trí và tổ chức phòng ngự của đại đội 2 thành 3 điểm tựa (1 trung đội phía trước, 2 trung đội ở giữa, 1 trung đội phía sau) đã tạo thành chiều sâu vững chắc, phù hợp với địa hình kéo dài, tập trung lực lượng mạnh tới 2 trung đội giữ điểm tựa then chốt (1100), đồng thời có điểm tựa trung đội ở phía sau (1050) kịp chi viện hoả lực giữ bàn đạp cho lực lượng cơ động cấp trên vào triển khai phản kích hoặc khi cần tăng cường cho điểm tựa phía trước được kịp thời.

Trong mỗi điểm tựa đã cấu trúc công sự vững chắc, đủ số lượng công sự chiến đấu ẩn nấp cho từng chiến sĩ, phân đội; có hệ thống giao thông hào bảo đảm cơ động trong mọi tình huống, bảo toàn được lực lượng, hạn chế thương vong khi hoả lực pháo binh địch bắn kéo dài mật độ cao… do đó đã còn đủ lực lượng đánh bại xung phong và đột nhập của địch giữ vững được trận địa.

Quá trình phòng ngự bộ đội còn thường xuyên củng cố, trận địa cấp trên đã tích cực chi viện, đã có lúc huy động toàn bộ cơ quan kịp thời mang vật liệu cho phân đội sửa chữa công sự.


4. Bố trí hệ thống hoả lực nghiêm mật, hiểm hóc có hiệu quả : hoả lực bộ binh của đại đội 2 đã bố trí thành thế giăng chéo nhau, phân công phạm vi bắn cụ thể ở phía trước, hai bên sườn và bên trong trận địa, kết hợp được với hệ thống vật cản, có kế hoạch và chỉ huy bắn kịp thời; kết hợp được với hoả lực cấp trên, đơn vị bạn.

Các hoả khí chính (trung, đại liên…) không làm lỗ bắn trực diện với hướng tiến công của địch mà đã làm lỗ bắn ở bên sườn công sự bảo đảm được bí mật, địch khó phát hiện và phá huỷ; có đường hào cơ động sang công sự bắn dự bị nên trong chiến đấu đã chi viện cho nhau được thuận tiện bất ngờ từ nhiều phía (kể cả điểm tựa phân đội bạn) bắn tập trung vào bên sườn từng mũi tiến công của địch (như trường hợp 12,7mm và đại liên ở 1050 bắn vào sườn mũi tiến công số 2; đại liên của đại đội 5 bắn vào sườn mũi tiến công số 3…)

Hệ thống hoả lực pháo binh, súng cối của cấp trên đã chi viện tích cực cho điểm tựa, tạo điều kiện quan trọng cho đại đội 2 giữ vững được trận địa. Từng cấp từ tiểu đoàn trở lên đã phân công cụ thể về mục tiêu, tuyến (phạm vi) bắn từ xa đến gần, cách bắn cho từng loại hoả khí trong từng tình huống theo phương án dự kiến chủ yếu tập trung tạo thành vành đai hoả lực trước tiền duyên và hai bên sườn điểm tựa, chia cắt được địch ở phía sau, tiêu hao và cô lập lực lượng đang tiến công hay đã đột nhập trận địa tạo điều kiện cho bộ binh ta tiêu diệt. Công tác chuẩn bị rất chu đáo gồm đo đạc tính toán sẵn các phần tử, bắn thử, luyện tập hiệp đồng hoả lực với hoả lực, hoả lực với bộ binh… Khi chiến đấu đã bắn chính xác kịp thời trong ngày 2 tháng 12 năm 1985 có lần đánh trúng đội hình địch trước lúc xung phong, chúng phải bỏ chạy trước khi bộ binh ta nổ súng.
những bài học rất bổ ích trong tìnhhình hiện nay,khi mà Trung Quốc âm mưu thôn tính Biển Đông.
hồi đó các bác có dùng kính tiềm vong(loại kính mà tàu ngầm dùng) nấp dưới công sự hoặc hầm vẫn quan sát được mục tiêu bên trên không?
cháu thấy mấy ông ccb ở quê hay nói lấy lựu đạn cột vào gốc cây,kéo 1 sợi dây cước móc vào chốt an toàn,cột vào cái cây đối diện,ai đi vướng sợi dây thì lựu đạn sẽ nổ,ở trên Vị Xuyên dùng cách đó được không bác?mình cột vào đá để địch xung phong bị vướng.
thân ái


Logged
maianh
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #552 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 04:03:22 pm »

Chào bác kh.

thấy bác nói mà em sướng âm ỷ.thời nói chuyện còn đỏ tai ,mà có tý đợi chờ thì còn gì bằng.nhưng thật ra cũng rất phiền toái.đơn vị em ngày đó có mấy bác  từ công nhân đi lính kể cũng tội.bọn em thì vô tư,còn các bác ấy đăm chiêu lắm.cả đại đội em phải đi vận tải,không riêng mình em.các bác tăng cường song rút về thế nào em không biết.chứ con cưng 313 không nằm chốt thì được phép nằm cách chốt không quá 10km.ngày ngủ,tối đi vận tải,cáng thương.thời giờ nôm la gọi là lao động tự do.lúc nào cũng sinh hoạt trong tầm pháo,cho đến lúc ra quân.

chào bác pb.

khi qua đuôi cá,bọn em theo đường mòn rẽ hơi chếch trái.càng đi vào sâu chỉ có đường mòn rất nhỏ,trơn trượt.sinh hoạt của anh em rất vất vả.đi mãi xa mới lấy được nước nấu cơm.giầy thiếu,mấy bác toàn chân chim.thấy mấy bác chỉ trỏ bảo nó ở đằng kia.khi đi lại thấy cũng hạn chế,nhiều lúc các bác còn đi khom.thương lính mới,các bác còn chiêu đãi cơm.trời đang mưa, đói rét,cầm bát cơn nóng các bác đưa,mắt bỗng cay cay.ăn song trời đã đổ tối,mấy anh em lần mò mãi mới về một doanh trại bỏ hoang cạnh đường chính ngủ,lấy sức ngày mai lại vác tiếp.

Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #553 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 04:20:59 pm »

Thế là bác maianh đi vào 1069 rồi, nước phải ra K2 chỗ mấy nhà bỏ hoang. Đi thêm tí nữa khoảng 500m là xuống chốt d5 của bác Tục là nguy hiểm đấy.Con đường đó về sau được đào thành giao thông hào như đường hào mùa xuân bên 812. Vì chỗ qua K2 là địch ở 1250 nhìn thấy chúng hay gọi pháo bắn vào, khu núi đá trước mặt là 973, và 1000, 1013 là nơi ta đặt các đài, Đồi mâm xôi ko mất, ta chỉ mất 1030 thôi.
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #554 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 05:10:35 pm »

                               Cuộc chiến tranh biên giới phía bắc,mà nhà cầm quyền Trung quốc thời bấy giờ gọi là "Dạy cho Việt nam một bài học".Không biết trước đó họ có biết một bài thơ mà cha ông người Việt đã để lại không ?
                         
                                NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ
                                TIỆT NHIÊN ĐỊNH PHẬN TẠI THIÊN THƯ
                                NHƯ HÀ NGHỊCH LỖ LAI XÂM PHẠM
                                NHỮ ĐẲNG HÀNH KHANG THỦ BẠI HƯ
                                           DỊCH

                                SÔNG NÚI NƯỚC NAM VUA NAM Ở
                                RÀNH RÀNH ĐỊNH PHẬN TẠI SÁCH TRỜI
                                CỚ SAO LŨ GIẶC SANG XÂM PHẠM
                                CHÚNG BAY SẼ BỊ ĐÁNH TƠI BỜI

                                Chính vì thế,con cháu người Việt không dễ gì để chúng trở về nguyên vẹn
                           
                                 
   
                                   Một nghĩa trang chôn cất lính TQ chết trận tại biên giới Việt-Trung

                                   
   
                                   Người phụ nữ và đứa con,bên mộ người chồng là lính TQ chết trận

                                   
   
                                    Tượng đài do người TQ dưng nên tại vùng núi Laoshan (1509).Nặn người lính TQ ôm súng,dõi mắt qua biên giới bên đất người Việt
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #555 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:09:30 pm »

Thưa các bác cựu binh Hà giang , các bác hành quân với tốc độ chóng mặt , làm tôi cầm cờ chạy mỏi chân , mới theo kịp ...Hic .-  Hà giang P7 bắt đầu từ ngày 4-11, hôm nay là 6-12, mà chúng ta đã qua trang 56, thật là một kỷ lục của trang VMH. Điều đó cho thấy trí nhớ của anh em vẫn rất tốt - thật đáng mừng phải không các đc ?
Mong các bác tiếp tục duy trì tốc độ này nhé...Chúng ta phải tăng tốc các bác nhỉ , hãy viết nhiều hơn , để những ký ức về cuộc chiến ở Vị xuyên được nhiều bạn đọc cả trong VMH và khách đều thích đọc và yêu mến topic HG...
Những dòng ký ức của chúng ta hôm nay - sẽ vô cùng quý giá đối với thế hệ trẻ hôm nay ,và cả trong tương lai.
Thân ái.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #556 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:37:16 pm »

những bài học rất bổ ích trong tìnhhình hiện nay,khi mà Trung Quốc âm mưu thôn tính Biển Đông.
hồi đó các bác có dùng kính tiềm vong(loại kính mà tàu ngầm dùng) nấp dưới công sự hoặc hầm vẫn quan sát được mục tiêu bên trên không?
cháu thấy mấy ông ccb ở quê hay nói lấy lựu đạn cột vào gốc cây,kéo 1 sợi dây cước móc vào chốt an toàn,cột vào cái cây đối diện,ai đi vướng sợi dây thì lựu đạn sẽ nổ,ở trên Vị Xuyên dùng cách đó được không bác?mình cột vào đá để địch xung phong bị vướng....

Tất cả các bãi mìn, dù bằng phương pháp nào cũng đều bị vô hiệu hóa bởi mật độ pháo binh - hay nói chính xác hơn là hỏa lực tập trung quá dầy trên một địa bàn nhỏ hẹp,  Grin.

Thưa các bác cựu binh Hà giang , các bác hành quân với tốc độ chóng mặt , làm tôi cầm cờ chạy mỏi chân , mới theo kịp ...Hic .-  Hà giang P7 bắt đầu từ ngày 4-11, hôm nay là 6-12, mà chúng ta đã qua trang 56, thật là một kỷ lục của trang VMH. Điều đó cho thấy trí nhớ của anh em vẫn rất tốt - thật đáng mừng phải không các đc ?
Mong các bác tiếp tục duy trì tốc độ này nhé...Chúng ta phải tăng tốc các bác nhỉ , hãy viết nhiều hơn , để những ký ức về cuộc chiến ở Vị xuyên được nhiều bạn đọc cả trong VMH và khách đều thích đọc và yêu mến topic HG...
Những dòng ký ức của chúng ta hôm nay - sẽ vô cùng quý giá đối với thế hệ trẻ hôm nay ,và cả trong tương lai.
Thân ái.

Nào thì tiếp tục hành quân, đẩy mạnh hướng tiến công, tập trung hỏa lực nã vô..... Hà Giang Phần 7,  Grin.
Các bác cựu kể chuyện nhiều rồi, giờ xem quân địa phương và dân Hà Giang đã làm gì để chống quân bành trướng Trung Quốc từ những năm 1979 nhé,  Grin.

1. Năm 1979:

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Bộ chỉ huy quân sự thống nhất tỉnh cùng các cấp, các ngành, đoàn thể tập trung xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu; triển khai xây dựng căn cứ, đào hầm hào công sự; mở đường phục vụ chiến đấu, rà soát các đối tượng chính trị; tăng cường công tác bảo vệ trật tự trị an. Các phương án tác chiến được xây dựng. Các lực lượng vũ trang bao gồm cả bộ đội thường trực tỉnh, huyện và dân quân tự vệ được phát triển hơn trước về số lượng, qui mô tổ chức và chất lượng. Lực lượng chủ lực của tỉnh tăng 20 lần so với trước, gồm nhiều binh chủng, được trang bị vũ khí mạnh. Trung đoàn 122 của tỉnh trước làm nhiệm vụ huấn luyện và xây dựng kinh tế, mở đường Thanh Thủy - Khâu Táo, nay chuyển sang nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Dân quân, tự vệ chiếm 13% dân số.

Xây dựng tuyến phòng thủ biên giới đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, toàn tỉnh được chia làm 2 tuyến để chỉ đạo. Tuyến I gồm các huyện: Na Hang, Bắc Quang, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần và thị xã Hà Giang, là tuyến trực tiếp chiến đấu, bảo vệ biên giới. Tuyến II gồm các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và Thị xã Tuyên Quang, là  tuyến căn cứ, hậu cứ, hậu phương trực tiếp của tuyến 1. Trung đoàn 122 và Tiểu đoàn 210 của tỉnh được mở rộng thành 2 Trung đoàn bộ binh (Trung đoàn 122, Trung đoàn 191) và một số tiểu đoàn, đại đội binh chủng độc lập. Hàng ngàn dân quân tự vệ từ các huyện phía sau được huy động lên biên giới xây dựng công sự trận địa, chuẩn bị chiến đấu. Đến tháng 7/1978, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thành lập 8 tiểu đoàn của 7 huyện biên giới. Các đồn công an nhân dân vũ trang được bổ sung thêm 347 cán bộ, chiến sĩ từ các đơn vị thuộc tuyến biên giới Tây - Nam.

Trong năm 1978, đáp ứng yêu cầu thành lập các đơn vị mới, tỉnh Hà Tuyên tiếp nhận 619 cán bộ trung, sơ cấp do cấp trên tăng cường; toàn tỉnh có 6.150 người nhập ngũ, tái ngũ, có 100 nữ (mức độ lớn nhất từ trước tới nay). Số cán bộ dự bị động viên được tăng cường chủ yếu cho các tiểu đoàn bộ đội địa phương mới thành lập của các huyện biên giới. Các huyện tuyến sau đã đóng góp hàng triệu ngày công, hàng chục tấn lương thực, thực phẩm, hàng triệu cây tre, gỗ, tầu lá cọ, hàng triệu mũi chông cho việc xây dựng tuyến phòng thủ biên giới và giúp đỡ các đơn vị mới thành lập. Trường Quân sự tỉnh hoàn thành 4 khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự địa phương các cấp và 1 lớp tập huấn cán bộ dự bị động viên.

Thực hiện lệnh báo động chiến đấu khẩn cấp ngày 31-12-1978 của Quân khu II, ngày 3 - 1 - 1979 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ họp bất thường quyết định một số nhiệm vụ cấp bách về tăng cường công tác sẵn sàng chiến đấu. Việc chuẩn bị cho chiến đấu được tiến hành khẩn trương, tích cực hơn và có hiệu quả về mọi mặt. Lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh được chấn chỉnh và bố trí phù hợp. Tỉnh có 2 trung đoàn bộ binh; 8 Tiểu đoàn bộ binh của 7 huyện biên giới được tăng cường lực lượng đủ biên chế, bố trí tại địa bàn, sẵn sàng đánh địch bảo vệ địa phương.

Rạng sáng ngày 17-2-1979, phía bên kia biên giới mở cuộc tấn công ồ ạt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, bao gồm 6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, gây cho ta nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Trước tình hình đó, ngày 17-2-1979 Chính phủ ta ra Tuyên bố phản đối cuộc chiến tranh do phía bên kia biên giới tiến hành. Ngày 18-2-1979, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp khẩn cấp thông qua Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết đập tan âm mưu của các thế lực thù địch chống Việt Nam.

Trên biên giới Hà Tuyên, từ ngày 17/2 đến ngày 6/3/1979, phía bên kia biên giới  huy động 2 sư đoàn bộ binh có sự yểm trợ của các loại pháo, cối, ĐKZ... tấn công vào 7 huyện biên giới của tỉnh, gây cho ta nhiều thiệt hại về người và của.

Đáp lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, quân và dân các dân tộc Hà Tuyên chung sức, chung lòng, kiên trì bám trụ, anh dũng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới diễn ra hết sức quyết liệt, điển hình là các trận chiến đấu phòng ngự bảo vệ các đồn Lũng Làn, Săm Pun và điểm cao Phìn Lò (1379) huyện Mèo Vạc, ngày 17/02; trận chiến đấu bảo vệ đồn Lũng Làn ngày 5/3; bảo vệ trạm công an vũ trang Thanh Thuỷ ngày 1/3; bảo vệ đồn Bản Máy ngày 6/3; bảo vệ đồn Nàn Xỉn ngày 7/3; bảo vệ Lao Chải ngày 11/3...  

Sau hơn một tháng chiến đấu kiên cường, chống lực lượng xâm lấn từ phái bên kia biên giới (Từ 17-2 đến 20-3-1979) các lực lượng vũ trang của tỉnh đã đánh 61 trận, tiêu diệt hàng ngàn tên, làm thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn, phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác, bảo vệ vững chắc biên giới. Trong cuộc chiến đấu ác liệt, đã xuất hiện nhiều đơn vị chiến đấu kiên cường, dũng cảm, tiêu biểu như các đồn biên phòng Bản Máy (huyện Xín Mần), Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên), Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ); các đơn vị  C1, C3, C5 công an vũ trang; Tiểu đoàn 1 bộ đội địa phương huyện Mèo Vạc; tiểu đoàn pháo mặt đất; C2 Tiểu đoàn 2 bộ đội địa phương Đồng Văn; C1 Tiểu đoàn 7 bộ đội địa phương Xín Mần; các đơn vị dân quân du kích xã Bản Phùng, Bản Máy, Bản Pắng (huyện Xín Mần), xã Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ), xã Đồng Văn (huyện Đồng Văn), xã Na Khê ( huyện Yên Minh), nữ tự vệ đội 784 lâm trường Mèo Vạc...Có nhiều tấm gương anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc như đồng chí Lộc Viễn Tài (Anh hùng, liệt sĩ), Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Văn Nhiêu, Lù Dí Lìn, La Văn Trường, Nguyễn Hồng Thanh, Mùa Mí Giàng, Dương Thành Đô...

Tinh thần toàn dân tham gia đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc được phát động, thành phong trào quần chúng sôi nổi, đều khắp. Ngay sau ngày 17/2/1979, tất cả các huyện, thị xổitng tỉnh đều tích cực động viên con em lên đường chiến đấu, tham gia lực lượng dân quân du kích và chuẩn bị mọi điều kiện vật chất đảm bảo cho chiến đấu thắng lợi. Nhiều thanh niên viết đơn bằng máu tình nguyện lên đường chiến đấu.

Các huyện tuyến trước như Mèo Vạc, Yên Minh, Đồng Văn, Quản Bạ, Xín Mần, Vị Xuyên, thị xã Hà Giang vừa làm tốt công tác tổ chức chiến đấu, sơ tán nhân dân về nơi an toàn, vừa tổ chức lực lượng tham gia tiếp tế cho các trận địa, cứu chữa và chăm sóc thương binh. Các huyện, thị xã tuyến sau đều tổ chức kết nghĩa với các huyện tuyến trước: Huyện Chiêm Hoá kết nghĩa với huyện Mèo Vạc, huyện Hàm Yên kết nghĩa với huyện Yên Minh, huyện Na Hang kết nghĩa với huyện Vị Xuyên, huyện Yên Sơn kết nghĩa với huyện Xín Mần, huyện Sơn Dương kết nghĩa với huyện Đồng Văn, thị xã Tuyên Quang kết nghĩa với huyện Quản Bạ, huyện Bắc Quang kết nghĩa với huyện Hoàng Su Phì. Mỗi huyện thành lập 1 tiểu đoàn quân dự bị động viên; cử nhiều cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên lên các huyện tuyến trước tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và phát triển kinh tế, văn hoá; động viên, tổ chức nhân dân ủng hộ hậu cần cho quân và dân vùng biên giới. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1979, toàn tỉnh đã huy động 54.700 lượt dân công thời chiến ở các huyện tuyến sau (với tổng số gần 2 triệu ngày công) lên tuyến trước phục vụ chiến đấu, xây dựng phòng tuyến biên giới, làm đường quốc phòng; đồng thời hoàn thành việc di chuyển 4 vạn dân ở biên giới về tuyến sau định cư, ổn định sản xuất. Trong cả năm 1979, các huyện tuyến sau đã ủng hộ, giúp đỡ các đơn vị bộ đội 719.982 đồng, 2.484 kg gạo, 20.842kg thóc, 35 con lợn, 2 con trâu, 516 giường cá nhân, 1095 tấm phản nằm, trên 34.000 tầu lá cọ và hàng vạn mét vuông nhà ở. Trong thời gian ngắn, ngành giao thông vận tải đã huy động lực lượng sửa chữa, làm mới 64 km đường ô tô, vận chuyển 50 tấn hàng phục vụ chiến đấu. Các ngành thương nghiệp, lương thực, thực phẩm, vật tư, nông nghiệp, bưu điện, văn hóa, y tế...đều có đóng góp tích cực vào việc phục vụ chiến đấu, giữ vững các mặt hoạt động kinh tế-văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #557 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:38:24 pm »

Huyện Sơn Dương, ngay sau 17-2-1979, đã hoàn chỉnh phương án tác chiến; thành lập Ban chỉ huy thống nhất, xây dựng ba phòng tuyến và sáu cụm chiến đấu; thành lập một tiểu đoàn bộ đội địa phương; đào đắp 60.010m giao thông hào, 19.411 hầm cá nhân. Huyện đã huy động 1.000 người tham gia công trường làm đường Bắc Mê, 800 người làm việc ở công trường Mậu Duệ - Yên Minh, gần 3.000 lượt người lên biên giới phục vụ chiến đấu; quyên góp hơn 20.000 đồng, 20 tấn lương thực, 2 tấn thực phẩm, hàng vạn tàu lá cọ và hàng trăm phản nằm để chuyển tới chiến sỹ, đồng bào nơi biên cương; đón tiếp, giúp đỡ hơn 4.000 đồng bào từ tuyến trước chuyển về.

Huyện Chiêm Hoá, trong 2 đợt tuyển quân của năm 1979 đã có 813 người lên đường nhập ngũ. Huyện huy động 3.500 dân quân, tự vệ đi xây dựng phòng tuyến biên giới, 2.334 người đi phục vụ chiến đấu với tổng số 75.000 công. Tại công trường làm đường Bắc Mê, dân công của huyện đã hoàn thành kế hoạch được giao trước thời hạn 4 tháng, tiết kiệm cho Nhà nước 60 tấn lương thực, một tấn mìn, 3.000m dây cháy chậm, 2.000 kíp nổ. Huyện đã  vận động nhân dân ủng hộ biên giới 10.628 đồng, 10.509 kg thóc, 17 con trâu, 420 kg măng khô, 273 kg đỗ cùng nhiều hiện vật khác. Riêng đối với huyện Mèo Vạc kết nghĩa, từ tháng 8/1978, huyện đã cử con em lên công tác, quyên góp ủng hộ 520 phản nằm, 300 cây tre, 560 kg lạc, 20 tấn thóc. Trong 6 tháng đầu năm 1979, huyện đã đón nhận 103 hộ với 657 nhân khẩu ở các huyện biên giới chuyển về.

Thị xã Tuyên Quang, trong tháng 2/1979 đã đóng góp nhiều nhân công, vật lực giúp đỡ 44 cơ quan với gần 1.000 cán bộ, công nhân viên chức và gia đình từ thị xã Hà Giang chuyển về; thành lập tiểu đoàn tự vệ 504 sẵn sàng chiến đấu tại huyện Quản Bạ. Trong năm 1979 đã tổ chức nhiều đợt dân công làm đường và đào giao thông hào, công sự chiến đấu xây dựng phòng tuyến biên giới. Huy động 800 người làm việc tại công trường Yên Minh - Mậu Duệ từ tháng 3 đến tháng 5-1979, vượt 150% kế hoạch; huy động 25.680 ngày công làm đường cho xe tăng từ Phương Độ đến Thanh Thuỷ từ tháng 7 đến tháng 9-1979. Tổ chức nhiều đoàn đại biểu đi thăm, động viên, ủng hộ huyện Quản Bạ và D4 kết nghĩa, đơn vị dự nhiệm 878, trại thương binh và các đơn vị bộ đội; đã tặng 22 tấn lương thực, hàng ngàn kg thực phẩm và hàng hoá khác.

Trong năm 1979, nhân dân huyện Yên sơn ủng hộ bộ đội, thương binh hơn 12 tấn gạo, 4.500 đồng, 30 con lợn, 1 con trâu, 200 giường nằm, 300m3 củi, hàng tấn rau xanh, hàng ngàn quả trứng, hàng tấn mật mía. Hàng ngàn lượt dân quân, tự vệ, dân công đã được huy động lên biên giới phục vụ chiến đấu và xây dựng phòng tuyến biên giới.

Huyện Hàm Yên, cùng với huy động lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đã tổ chức có kết quả phong trào ủng hộ tiểu đoàn 3 Yên Minh, Tiểu đoàn 13 (tiểu đoàn Toàn Thắng của huyện). Trong 2 đợt vận động ủng hộ biên giới, toàn huyện đã ủng hộ: 5.437 kg gạo, 18 con lợn, 13 con trâu, 1.310 kg rau xanh, 5 kg chè, 10 kg đỗ, 470 kg cam quả, 699 phản nằm, 119 rổ rá, 599 bát ăn cơm, 276 bó củi và 1.085 đồng tiền mặt. Mỗi xã còn chuẩn bị 2 tấn lương thực, 1 tấn thực phẩm dự trữ cho nhu cầu quốc phòng.

Huyện Na Hang đã cử 1.356 dân công đào hầm hào, phục vụ chiến đấu trong 1 tháng theo kế hoạch của tỉnh. Huyện thường xuyên có trên 1.000 người lao động trên công trường làm đường Quyết Thắng. Nhân dân trong huyện đã đóng góp ủng hộ bộ đội và đồng bào biên giới được 7.211,57 đồng, 3.591kg  thóc, 12 con trâu, 2 con bò. Cùng với huyện Vị Xuyên kết nghĩa, huyện thường xuyên thăm hỏi động viên anh em chiến sỹ là người địa phương đang làm nhiệm vụ trực chiến trên biên giới.

Trước sự lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới và bị thất bại nặng về quân sự, đến ngày 18/3/1979, phía bên kia biên giới rút quân khỏi các vị trí chiếm đóng trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, nhưng vẫn duy trì sức ép quân sự trên dọc tuyến biên giới, chốt giữ nhiều điểm cao, có điểm sâu vào đất ta hàng trăm mét, tiếp tục khiêu khích vũ trang, gây tình hình căng thẳng.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #558 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:39:27 pm »

2. Năm 1980:

Năm 1980, phía bên kia biên giới vẫn cho nhiều đơn vị vũ trang đứng chân ở sát biên giới, liên tục gây tình hình căng thẳng bằng các hoạt động nổ mìn, xây dựng công sự, trận địa, khiêu khích vũ trang, phục kích, bắt cóc, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, thực hiện kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt; từ cuối năm 1979 sử dụng cấp tiểu đoàn, trung đoàn tiến công lấn chiếm một số điểm cao của ta; từ ngày 20/12//1979 đến 20/12/1980, dùng các loại pháo, cối bắn sang đất Hà Tuyên 182 lần, xâm nhập vũ trang 137 vụ.

Đánh trả các đợt lấn chiếm, trong năm 1980, lực lượng vũ trang Hà Tuyên đã chiến đấu đánh trả 45 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên. Tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo xây dựng các huyện biên giới thành Pháo đài quân sự. Huyện Mèo Vạc, Yên Minh là mô hình xây dựng điểm của Quân khu. Toàn tỉnh đã hoàn thành cơ bản xây dựng trận địa chiến đấu ở biên giới, rào 45km biên giới, gài hàng nghìn quả mìn, làm 70km đường cơ giới ra biên giới.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #559 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:42:44 pm »

3. Năm 1985:

Với thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh, quân, dân Hà Tuyên vừa sản xuất, vừa kiên cường chiến đấu, đánh lui các đợt tấn công lấn chiếm, bảo vệ vững chắc biên giới. Lực lượng vũ trang tỉnh đã có hàng trăm lần đánh trả hành động khiêu khích vũ trang, thám báo biệt kích, tập kích, phục kích... từ phía bên kia biên giới.Huy động nhiều lực lượng xây dựng, củng cố trận địa phòng ngự, làm đường cơ động, bố trí vật cản, rào cản các tuyến đường từ biên giới vào nội địa. Riêng 3 cụm điểm tựa: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh đã tu sửa, làm mới 267 hầm gỗ, 2.655 hố cá nhân, 12 vọng gác, 10.000m giao thông hào, xây 12 bể nước, bố trí 4800m dây thép gai, hàng ngàn quả mìn, hàng vạn mũi chông trên tuyến phòng thủ biên giới.   

Năm 1985, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới ở Hà Tuyên diễn ra ác liệt; phía bên kia biên giới sử dụng lực lượng lớn pháo, cối bắn phá ác liệt, liên tục với hàng triệu viên vào các mục tiêu quân sự, các huyện lỵ, thị trấn biên giới, có ngày lên tới 5 vạn viên, tập trung chủ yếu ở Vị Xuyên, luân phiên sử dụng 11 Sư đoàn thay nhau mở gần 100 cuộc tiến công với nhiều quy mô cấp tiểu đoàn, trung đoàn (có một số cuộc ở cấp sư đoàn) vào phía Bắc Vị Xuyên…

Cả nước hướng về Hà Tuyên với lòng tin yêu vô bờ. Lực lượng vũ trang của tỉnh được tăng cường. Đến tháng 5/1985, Bộ đội thường trực tỉnh có trên 9.000 người. Các huyện, thị xã tuyến 2 đã đưa hàng ngàn dân quân, tự vệ lên biên giới phục vụ chiến đấu, xây dựng tuyến phòng thủ. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp công sức, tiền của cùng lực lượng vũ trang xây dựng tuyến phòng thủ. Mở mới và nâng cấp 367 km đường cơ giới, xây dựng 367 km đường dây thông tin, làm 350 hầm bê tông, 420 nhà điểm tựa, 200m3 bể chứa nước. Trong 2 năm 1984-1985, toàn tỉnh tuyển 6.700 tân binh bổ sung cho bộ đội thường trực, vượt 6% chỉ tiêu kế hoạch.

Chia lửa với Hà Tuyên, Bộ quốc phòng, Quân khu 2 đã tăng cường nhiều đơn vị chủ lực lên Hà Tuyên tham gia chiến đấu, bảo vệ biên giới. Năm 1984 -1985, sư đoàn 313 thuộc quân khu II đứng chân ở khu vực biên giới phía bắc huyện Vị Xuyên, trọng tâm của toàn tuyến biên giới quân khu II, nơi chiến sự ác liệt nhất. Cán bộ chiến sĩ  sư đoàn 313 đã chiến đấu anh dũng, kiên cường bám trụ, giữ vững trận địa, đánh lui gần 100 đợt tiến công cấp tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn từ phía bên kia biên giới; đồng thời mở các đợt tiến công, từng bước bao vây, chia cắt, lấn sát, buộc chúng phải lần lượt thay phiên quân ra tác chiến ở Vị Xuyên.

Chỉ trong 13 tháng chiến đấu (từ tháng 4/1984 đến tháng 5/1985), bộ đội chủ lực cấp trên và của tỉnh đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên, phá huỷ hàng trăm khẩu pháo, cối các loại, bắn cháy nhiều xe quân sự, kho tàng, phương tiện chiến tranh của lực lượng xâm lấn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM