Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:23:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quê tui rứa nạ.  (Đọc 207850 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #580 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2014, 11:38:31 pm »


Xin chào bác Đức Cường, chào anhthơ, chào ông chủ đang...vắng nhà! Grin

Đúng là tôi mong có dịp vào chơi xứ Nghệ, bởi chưa vào đó lần nào (tất nhiên đi qua thì có). Hy vọng sẽ gặp bác Đức Cường trong 1 dịp nào đó không xa.

Khoảng tháng 9-1978 (tôi nhớ chúng tôi đã bàn giao lại Cao điểm 62 cho đơn vị bạn) thì đơn vị tôi nhận bổ sung 1 số anh em Nghệ-Tĩnh. Họ mới đi bộ đội được vài tháng, vào ngay chiến trường nên rất non. Trong số ấy có cả người Dân tộc. Tôi vẫn nhớ hôm ấy B tôi có cải thiện được chút thức ăn. Lúc cuối bữa chợt cổ tôi nghẹn tắc, khi nghe câu nói thật hồn nhiên của người lính mới: Anh ơi, cơm ở đây ngon quá, không như ở ngoài kia...

Như bác biết đấy, hồi đó thật ác liệt. Mới qua vài trận đã rơi rụng gần hết. Cho đến lúc đơn vị chuyển lên phía Bắc (6-1979), thì số lính Nghệ-Tĩnh đợt bổ sung ấy, trong Đại đội tôi chẳng còn ai cả...
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #581 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 01:28:54 pm »

Hồi đó đi ngĩa vụ ba năm. Trong số người đi có một số người tình nguyện. Khi vào huấn luyện ( ở quân trường lam sơn - Phú khánh) nằm bên nhau tôi hỏi tại sao. Họ trả lời cũng rất vô tư ,vì ở nhà nhà ăn " đói quá !".
 Đó là sự thật ở một số ít người tình nguyện.
Thời ta đã sống đó khổ quá bác nhỉ ? ăn bo bo, Mỳ luộc như lưỡi bò. Nhiều đơn vị phải ăn độn khoai sắn nữa.
Để giáo dục Lính bây giờ. Nên chăng giáo dục truyền thống " khó khăn nào cũng vượt qua "cho nó ăn tiêu chuẩn bộ đội ngày đó ít hôm. Thì sẽ nhớ rất lâu. hì hì...
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #582 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 01:57:09 pm »

Đuc Cuong vừa đi làm ruộng về. Vợ hỏi:
 Anh có biết ngày này là ngày gì không ?
Tôi đứng ngiêm trả lời- Ngày rằm tháng giêng. Em không thấy bàn thờ đỏ đèn từ hôm qua à?
Vợ chống thêm một tay nữa nói tiếp:
Là tôi nói ngày, ngày dương lịch cơ!
- Dương lịch ít hơn âm lịch một ngày. Tôi trả lời.
Vợ tru tréo :
Trời ạ. Con học giỏi vậy mà bố thì...Nghe đây. Ngày valetin nhé.
Tôi ngẩn người không hiểu.Nói:
-Anh không được học tiếng Anh. Ngày Vaticăng , anh hiểu rồi. Nhưng là ngày chi vậy?
Vợ chỉ tay:
Valetinchứ không phải Vaticăng anh hiểu chưa ? là ngày lễ tình yêu. Cũng như ngày 8/3 đấy. anh phải mua
hoa, tặng quà, đi chợ...
Tôi ú ớ:- Nhưng mà lâu nay anh không thấy...
Vợ nói : Đổi mới, đổi mới ngay. Anh lạc hậu rồi. Thôi tiến hành như ngày 8/3,20/10 đi.
 Tôi lẩm nhẩm " Valetin,Valetin..."anh nhớ rồi. Ngày này năm sau em nhé!
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #583 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 02:42:28 pm »

Hồi đó đi ngĩa vụ ba năm. Trong số người đi có một số người tình nguyện. Khi vào huấn luyện ( ở quân trường lam sơn - Phú khánh) nằm bên nhau tôi hỏi tại sao. Họ trả lời cũng rất vô tư ,vì ở nhà nhà ăn " đói quá !".
 Đó là sự thật ở một số ít người tình nguyện.
Thời ta đã sống đó khổ quá bác nhỉ ? ăn bo bo, Mỳ luộc như lưỡi bò. Nhiều đơn vị phải ăn độn khoai sắn nữa.
Để giáo dục Lính bây giờ. Nên chăng giáo dục truyền thống " khó khăn nào cũng vượt qua "cho nó ăn tiêu chuẩn bộ đội ngày đó ít hôm. Thì sẽ nhớ rất lâu. hì hì...

Cần phải tâm sự cho bác được rõ -nếu không  mọi người hiểu nhầm những người tình nguyện đi bộ đội trong thời chiến là vì động cơ - miếng ăn .

Năm 1978 quân polpot tấn công VN trên toàn tuyến biên giới phía tây nam , hưởng ứng lời kêu gọi của bí thư thành ủy tp HCM lúc bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt rất nhiều thanh niên Tp đang học và làm việc ở những chỗ được xem là "ngon" cũng xung phong đi bộ đội . Cho dù biết rằng ra trận lúc ấy xác xuất hy sinh là cao .Và ngay lúc ấy tổ chức cũng chưa cần tới .
Cụ thể là người anh ruột của tôi đang học lớp 12 tại Thủ đức cũng xung phong đi bộ đội . TỔ chức các cấp trong quân đội họ rất biết dùng người , chủ yếu họ cho những người xung phong đi bộ đội vào lực lượng KSQS chuyên đi thu gom bộ đội trốn và đào ngũ .

Sau 3 năm hoàn THÀNH NVQS ít thấy nhóm xung phong này hy sinh , khi xuất ngũ nhà nước đặc biệt ưu đãi , Sở giáo dục đặc cách cấp bằng tốt nghiệp chương trình đang học dang dở cho học sinh ấy . về phường thì được UB cấp nhà cấp đất (tại khu vực xã phước long) , khi xin việc làm là được nhà nước ưu tiên số một -xin chỗ nào họ cũng phải nhận . Nếu còn thích làm trong tổ chức đảng thì về phường làm trong bộ máy chính quyền phường ,giữ các chức như xả đội trưởng hoặc xã đội phó .

Vài năm sau thì được mặt trận giới thiệu ra ứng cử hội đồng nhân dân ,và được bầu ngay ,rồi trúng vào hội đồng nhân dân , khi hiệp thương trước bầu cử nhân dân họ ủng hộ tuyệt đối với cái thành tích cá nhân sáng chói như lý lịch trước đó ,những người tranh cử còn lại không phải là đối thủ ,bởi khi tổ quốc cần đến xương máu cụ thể mọi người phải đóng góp thì số ấy còn phải làm những việc  khác  , sau khi bầu được cơ cấu giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân hoặc chủ tịch mặt trận ngay  , vài năm nữa thì chính thức được cất nhắc đề bạt lên làm chủ  tịch ủy ban nhân dân phường .

làm chủ tịch chừng 2 nhiệm kỳ khoảng 10 năm thì được lên làm bí thư đảng ủy chỉ đạo cho ủy ban .
vài năm sau thì lên huyện giữ chức chánh văn phòng ủy ban huyện ....đường quan lộ rất thênh thang , với điều kiện anh phải trong và sạch .



CÒN ở các cơ sở đảng hoặc tổ chức chính quyền ,hoặc nhân dân xung quanh nơi mình sống và làm việc không phải là họ mù mắt ,hoặc dốt ,họ rất sáng suốt biết lựa chọn ai thật ai giả để trao chức trao quyền trong việc cất nhắc ,bầu cử ,ứng cử hoặc đề bạt .

NÓI TÚM LẠI : Những người bình thường xung phong đi bộ đội khi đất nước bị lâm nguy rất đáng được trân trọng ,và nhà nước có chế độ đãi ngộ rất xứng đáng về sau . Chỉ sợ ai kia có vấn đề riêng ?
Logged

Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #584 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 04:27:07 pm »

Chào bác CSVD - Cảm ơn bác đã có lời luận bình . Nội dung tin nhắn của ĐC là trả lời tâm sự với tuanb5 trước đó ý mà. Chuyện ĐC kể để nói về một thời xa xưa gian khó , mà bây giờ kể cho con cháu nghe nó cứ tưởng bịa .Tin hay không thì tùy bác nhưng trong số lính tình nguyện thì ở đ/v tôi có thằng bạn như vậy. Nhà nó không đủ ăn thật nên xung phong đi để bớt gánh nặng cho cha mẹ. Thế hệ của các bác ( Bác lính đánh mỹ ạ?) có thể được tuyển kỹ hơn. Thời ĐC nhập nghũ ( 1977) chưa đủ 18 tuổi mà tình nguyện là cho đi tuốt. Bác mà nâng quan điểm cho em như vậy thì bị khóa nic mất thôi.
 Dù sao cũng cảm ơn bác đã chân thành ,quan tâm đến ĐC. Ngoài giờ đi làm thì ngồi máy tý tánh cho vui đỡ nhậu nhẹt cũng là tốt. ( Tết xong mất mấy ký) .Hy vọng một ngày nào đó được hầu riệu bác tại TP HCM.
Thân ái.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2014, 04:48:18 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #585 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 05:47:26 pm »

Hồi đó đi ngĩa vụ ba năm. Trong số người đi có một số người tình nguyện. Khi vào huấn luyện ( ở quân trường lam sơn - Phú khánh) nằm bên nhau tôi hỏi tại sao. Họ trả lời cũng rất vô tư ,vì ở nhà nhà ăn " đói quá !".
 Đó là sự thật ở một số ít người tình nguyện.
Thời ta đã sống đó khổ quá bác nhỉ ? ăn bo bo, Mỳ luộc như lưỡi bò. Nhiều đơn vị phải ăn độn khoai sắn nữa.
Để giáo dục Lính bây giờ. Nên chăng giáo dục truyền thống " khó khăn nào cũng vượt qua "cho nó ăn tiêu chuẩn bộ đội ngày đó ít hôm. Thì sẽ nhớ rất lâu. hì hì...

Cần phải tâm sự cho bác được rõ -nếu không  mọi người hiểu nhầm những người tình nguyện đi bộ đội trong thời chiến là vì động cơ - miếng ăn .

 Vâng! Xin chào bác Đức Cường. Chào các bác tham gia topic. Chi tiết bác nêu trên có đụng chạm đến tôi và "chỉ được cái đúng quá". Đầu những năm 70, hoàn cảnh gia đình tôi cực kỳ thiếu thốn trong một vùng quê vừa sâu vừa xa. Cái  thời cực kỳ thiếu thốn ấy bởi chiến tranh và hàng trăm nguyên nhân khác. Mẹ là thương binh thời bác Chu từ Việt Bắc về làng không đủ sức khỏe đảm đang công việc trên cánh đồng "chiêm khê mùa thối". Cũng từ Việt Bắc bố tôi chuyển nghành về Hà Nội rồi về quê làm cán bộ đầu ngành cấp tỉnh, tiền lương chừng trên 100 đồng tháng, thỉnh thoảng ông mang về cho mẹ ít tem phiếu mua vài chục cân gạo, cám, chừng cân rưỡi đậu phụ...Đậu phụ thì thật sự là của quí hiếm, mẹ kho lên làm thực phẩm ăn dần, gạo được mua từ kho dự trữ chiến lược đóng trên địa bàn huyện là loại gạo được sản xuất trước đó chừng 10 năm nên chất lượng rất kém, cám thì mẹ sàng lại lấy tấm và cám nhuyễn nấu cháo hoặc làm bánh cám, ăn vào hơi đắng nhưng vẫn rất ngon vì với 5 cái tàu há mồm của anh em tôi nên chẳng thấm vào đâu, vì vậy cái đói ăn ám ảnh anh em tôi cả trong giấc mơ. Từ năm 1969 anh thứ hai đang học lớp cuối trường cấp ba "xung phong lên đường" sau huấn luyện đặc công ở Sơn Tây rồi vào Sài gòn (vùng chợ lớn - Chợ Đệm). chị cả lấy chồng xa, không còn ai lao động sản xuất nên anh em tôi càng đói tợn. Đầu năm 1975 qua tuổi trăng tròn hai tháng, tôi xung phong  "lên đường" với quyết tâm "ra chiến trường đánh Mỹ" vì ở nhà "ĐÓI QUÁ". Rồi lần lượt các em trai tôi lại "xung phong" qua K và biên giới Vị Xuyên khi còn dưới tuổi nghĩa vụ QS, không biết động cơ vào bộ đội của anh trai và các em tôi có phải vì muốn có miếng ăn không? Nhưng nhờ giời qua ba cuộc chiến tranh với Pháp - Mỹ tới cuộc chiến hai đầu biên giới, bố mẹ tôi, năm anh em trai tôi trở về nguyên vẹn. Tuy nhiên chỉ được mấy năm làm lính thiết giáp E26 QK7 trong trung tâm 43 tổng kho Long Bình thì sướng vì vô vàn chiến lợi phẩm, nhưng đầu năm 78, lịch sử lặp lại khi tôi vào trường quân y tại 78 thành Thái Quận 10, lại đói tiếp. Nguyên năm 78 không hề có bữa cơm nào chứ đùng nói ăn cơm độn. Chủ lực là bo bo bung trong hai bữa chính với "nước mắm đại dương + thau canh toàn quốc", bữa sáng được cục mỳ luộc cứng đến mức chọi trúng đầu thì chó cũng chết. Mặc dù lính tụi tôi từ Bắc vào thì duyệt hết vì đói, ngược lại ở lớp Y12 toàn con ông cháu cha  từ Hà Nội trượt đại học vào trường quân y và số y sinh là lính Sài Gòn bỏ ăn phản đối và rồi chỉ sáng hôm sau đại BBC đã đưa tin: Sinh viên trường quân y tuyệt thực...Như vậy cái thời ấy mà còn nhiều loại thanh niên tinh tướng như vậy thì thời nay các bác muốn giáo dục trực quan với chiến sĩ được sống trong một xã hội yên hàn đầy đủ như thế này e khó thành công các bác ạ. Vetran xin mạo muội thảo luận cho vui.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2014, 02:47:27 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #586 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 12:49:26 am »


Tôi ngẩn người không hiểu.Nói:
-Anh không được học tiếng Anh. Ngày Vaticăng , anh hiểu rồi. Nhưng là ngày chi vậy?


"Trình" ngoại ngữ như bác thế là khá rùi, tôi tuyền gọi là ngày Va linh tinh. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #587 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 06:15:25 am »

Chào các anh! Em cũng dốt ngoại ngữ nên chẳng biết gọi là ngày chi và ý nghĩa ra răng. Tối hôm kia Vetran nói: em cho anh 500 nghìn! em trố mắt ngạc nhiên vì it khi Vetran hỏi tiền vì chuyện đi lại, ăn ở, sinh hoạt em lo đủ hàng ngày, cần tiền mần chi. Vetran như hiểu ý và giải thích: ngày mai là ngày Va Va gì đó là ngày "tình nhân" anh cần tiền mua hoa tặng em. Em chép miệng; Ngày tình nhân thì cứ gọi là tình nhân chứ nói tiếng tây tiếng u cho chộn rộn giống như cái vụ lễ hội hóa trang Ha Ha Lô chi mà các cô giáo tổ chức với toàn mặt lạ ma quỉ, trâu ngựa làm cho mấy đứa trẻ nhát gan khóc thét đó chi, nhưng mà hai chúng ta già rồi mà tình nhân chi nữa, thôi khỏi mua hoa tốn tiền, em ghi nhận tấm lòng của anh, còn tiền thì để em mua con kha về hấp hành cho cả nhà ăn còn tốt hơn nhiều. Nghe tới đây Vetran xịu mặt lắc đầu ngao ngán bỏ ra sân.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2014, 09:11:25 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #588 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 08:46:39 am »

Cái ông vetran này lãng mạn quá. U60 rồi việc gì phải hoa. Cứ ra chợ làm con gà có phải là vợ chồng, con cái quây quần làm cho không khí gia đình thêm đầm ấm không? Tôi còn nhớ ngày xưa, cứ đến ngày 8-3, đi qua hàng hoa, các cô bán hoa cứ chào mời "anh mua hoa tặng chị ấy đi". Tôi trả lời là tôi chưa có tác phong kiểu Tây. Đến khi được đi Tây về, cứ đến ngày ấy, vợ hỏi anh không mua gì tặng em à? Tôi trả lời là anh không thể bắt chước Tây được.
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #589 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 05:26:45 pm »

Chào bác Duccuong,chào bác VeTran - Anh Thơ, chào bác Linh đường dây, chào bác Chiensivodanh, chào mọi người
Nhân ngày valungtung, có đi công tác về qua chợ hoa, tôi mua một bó hoa rất đẹp về tặng vợ.Cầm bó hoa trên tay lòng bao nỗi xốn xang.Mới về đến cổng đã toe toe bấm còi...Vợ đon đả chạy ra mở cổng.Thấy vợ, tôi liền mở ngay một nụ cười thật tươi:
- Hôm nay là ngày Valentin, anh tặng em bó hoa...
Vợ đóng ngay nụ cười của tôi:
- "Điên" Undecided
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM