Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:54:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quê tui rứa nạ.  (Đọc 207866 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #460 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 12:51:45 pm »

Chú lính quân y sắp làm nhà văn được rồi - Câu chuyện chẳng có gì nhưng bài viết cũng khá lưu loát , bày tỏ được cảm nghĩ của người nhà quê ra tỉnh cũng tạm ổn cho dù chưa xuất sắc lắm .
 chào nhà văn tương lai .


Bác CSVD tia đúng đối tượng rồi đấy, anh em mình chuẩn bị ăn khao từ tiền nhuận bút nha:
http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/831192/tin-tuc/tap-chi-van-nghe-quan-doi-so-784-(dau-thang-11-2013).html
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #461 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 01:13:48 pm »

Chú lính quân y sắp làm nhà văn được rồi - Câu chuyện chẳng có gì nhưng bài viết cũng khá lưu loát , bày tỏ được cảm nghĩ của người nhà quê ra tỉnh cũng tạm ổn cho dù chưa xuất sắc lắm .
 chào nhà văn tương lai .


Bác CSVD tia đúng đối tượng rồi đấy, anh em mình chuẩn bị ăn khao từ tiền nhuận bút nha:
http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/831192/tin-tuc/tap-chi-van-nghe-quan-doi-so-784-(dau-thang-11-2013).html


Tôi cũng đang mong ngóng xem cái anh "Tiếng đò" của Tạ Ngọc Dũng.Tức lính quân y này ra sao ?

Tôi nghe nói không chắc chắn cho lắm , việc viết bài sau đó gửi đăng báo "văn đội quân nghê" này hình như không có nhuận bút , nhưng thư cảm ơn khen thưởng chắc là có cho em nó phấn khởi -nhuận trường viết nữa . khổ sở viết văn Mà toàn là tình cho không biếu không- bác ạ . chắc chán lắm .

Việc này để anh Tạ ngọc Dũng nhảy vào đây thanh minh ,thanh nga .(riêng cá nhân tôi thấy ai lót chữ ngọc trong tên mình thường là có tài -nếu không có tài thì có tật .).
Logged

chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #462 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 09:14:44 am »

Ngày Nhà giáo Việt nam 20-11

Được biết trong VMH có một số thành viên là thày cô giáo đang đứng lớp dạy học ,tôi xin chúc mừng các thày cô nhân ngày hiến chương sắp tới , chúc các thày cô được nhiều sức khỏe công tác tốt ,để việc dạy dỗ các con em của xã hội sớm thành người .

Sẵn đây tôi tâm sự với các thầy cô về ngày 20-11 sắp tới :
Vốn dĩ tôi là hội trưởng PHHS của một trường cấp 3 tại tp HCM nơi con tôi đang theo học .

Ngay từ đầu các năm học mới ,mỗi học sinh của các lớp đều phải bắt buộc đóng một triệu đồng tiền quỹ -trong đó 1/2 là quỹ lớp 1/2 là quỹ trường . lớp con tôi học sĩ số là 45 HS ,đó là sĩ số bình quân trên toàn trường . vậy tổng quỹ của lớp là 45 em nhân 1 triệu = 45 triệu .
Được sự gợi ý của giáo viên chủ nhiệm ngày 20-11 sắp tới quỹ lớp sẽ phải bỏ vào phong bì làm quà tặng cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên các bộ môn liên quan mỗi phong bì là 500 nghìn ,cả thảy 17 phong bì . các lớp khác cũng tương tự như vậy .Toàn trường có khoảng trên 30 lớp . vậy mỗi giáo viên trong trường sẽ được hưởng món quà 20-11 của học sinh là : 500 nghìn nhân 45 em- nhân 30 lớp = một số tiền tương đối lớn . (mấy bữa nay hội PH tụi tôi đang bàn bạc quyết liệt Để thực hiện cho bằng mọi năm ) . ngoài ra khi đến tết nguyên đán các giáo viên lại được nhận quà của HS trên nguyên tắc tự nguyện bằng tiền với mức độ tương tự ,số tiền này sẽ được huy động đóng góp sau . ĐÂY LÀ MỘT VIỆC NÊN LÀM .

tụi tôi thấy đây là niềm vui vì đã có chút đóng góp cho đội ngũ giáo viên đang ngày đêm dạy dỗ con em mình thành tài .

Vậy có vài dòng chia sẻ đến các giáo viên nhân ngày 20-11 trên trang VMH . HY vọng các giáo viên ở các trường khác cũng nhận được quà mừng ngày lễ nhà giáo .

xin được bật mí vui cho việc học của trường cấp 3 nơi con tôi theo học : Tỷ lệ học sinh đậu đại học là 95% , còn 5% học thi rớt là do các em chọn ngành nghề quá cao so với khả năng như ,đại học y  hoặc x.....

Nhưng cũng có trường cấp 3 ở một số tỉnh- tỷ lệ HS đậu ĐẠI HỌC CHỈ LÀ 40% .
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2013, 09:35:15 am gửi bởi chiensivodanh » Logged

NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #463 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2013, 12:00:49 am »

  Xin chào bác CSVD. Đọc bài của bác khá nhiều, xem hình bác post lên cũng không ít. Nay mới biết bác đang ở đâu và làm gì (k phải là làm công ăn lương). NYCL xin chia sẻ một chút về vấn đề bác nêu trên.
  - thứ nhất, NYCL cũng đi dạy tại một số trường ở tp HCM và có con học tại các trường điểm của tp, nhưng nghe bác nói về số tiền "phải nộp" và số tiền "phải chi" thấy bất ngờ. Cứ như phép tạm tính của bác thì quả là không nhỏ.
  - thứ hai, Sở GDĐT tp HCM đã nghiêm cấm thu tiền của PHHS dưới mọi hình thức - trừ những khoản thu bắt buộc do Bộ và Sở quy định. Vậy thì tại sao bác và những PHHS khác trong Ban đại diện CMHS lại đồng ý thu, thậm chí là "lo sao cho bằng năm ngoái"?
  - thứ ba, nghề Giáo là một nghề cao cả! Nó không được định giá bằng vật chất. Bởi không có vật chất nào có thề trả giá được. Cho nên, những Nhà Giáo chân chính họ sẽ cảm thấy bị tổn thương khi ngày lễ Tri ân họ, phụ huynh lại đưa cho họ những phong bì! Đó là sự hạ thấp hay đề cao?
  ...
 NYCL lo sợ cảm thấy, dường như sự trao đổi hàng hóa của thị trường đã len lỏi vào trường học. Buồn thay!
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #464 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2013, 12:58:32 am »

Chào người yêu của lính !

Khi tôi viết những dòng trên là để chờ phản hồi những ý kiến như bác vậy , đó là tính muôn mặt của cuộc sống mà chúng ta vẫn thường phải đối diện hàng ngày . Nói ra sự thật thì sẽ làm nhiều người xót xa hoặc sẽ đụng chạm tới chén cơm manh áo của một số người . Hy vọng rằng việc nói ở đây chỉ là cho vui chứ không thể ảnh hưởng đến thực tế ngoài xã hội được .

1/ vấn đề cấm dạy thêm và thu tiền của bộ giáo dục đối với giáo viên .

vấn đề này bộ đã có chỉ thị từ lâu rồi nhưng trên cả nước liệu có ai chấp hành ? đâu đâu cũng có dạy thêm và học thêm từ cấp 1 đến cấp 3 , giáo viên đứng lớp khi trong giờ hành chính chỉ giảng bài lớt phớt sơ qua , nhằm ôn lại những gì cho học trò học thêm của mình nắm vững lại kiến thức ,còn những học sinh không học thêm bộ môn của thày coi như mù tịt ,tụt hậu .không theo kịp và bị điểm kém so với những người có học thêm . Tất cả các môn tự nhiên đều phải học thêm . Chính vì vậy phụ huynh  bắt buộc con em của mình miễn cưỡng và nô nức đi học thêm tại nhà thày cô - nhưng học phí không hề rẻ .

Cá biệt có thầy còn cảnh cáo thẳng học sinh không chịu học học thêm của thày bằng câu : " Không học thêm rớt ráng chịu nha !" câu nói của thày đã được tính toán kỹ ,nếu khi có người bắt lỗi thày  " Tôi đâu có bắt học sinh học thêm với tôi đâu.... !"

Ai cũng biết học thêm + học phí là mệt mỏi ,nhưng mấy ai thoát cảnh này khi thấy con em mình thua chúng bạn về lực học .

2/ vấn đề lạm thu trong các trường học .

Cũng lại bộ giáo dục có thị cấm lạm thu tại các trường ,nhưng không phải trường nào cũng chấp hành . ăn thua người hiệu trưởng lãnh đạo trường đó có gan hay không  ? có dám trực tiếp hay gián tiếp ra lệnh lạm thu để làm đầy chén cơm của giáo viên hay không ? Chưa thấy bộ cách chức hay kỷ luật một hiệu trưởng nào trong vấn đề này . do vậy việc cấm học thêm ,dạy thêm và lạm thu chỉ có giá trị trên giấy .

Cá biệt có trường học khi lạm thu bị phụ huynh phản đối hoặc hăm kiện cáo dữ quá họ mới ngưng thu một vài năm .

3/ Vấn đề cá nhân .

khi tôi viết bài trên tôi không có nói tên trường học nào cụ thể ,nhưng tôi có thòng ở dưới trường này tỷ lệ học sinh thi đậu đại học là 95% , nếu là người làm công tác thanh tra giỏi ,hoặc người có chức có quyền nhẩm đầu ngón tay nhắm mắt cũng biết là trường nào? và ở đâu ? trong cả nước .

-Còn chuyện tôn sư trọng đạo ,sự bày tỏ tấm lòng của phụ huynh và học sinh đối với thày cô nhân ngày lễ 20-11 và ngày tết nguyên đán -được thể hiện qua quà cáp hoặc tiền là sự tự nguyện không ai bắt buộc ,hoặc truy cứu trách nhiệm được .  Càng nói ra sự thật càng xót xa thêm ,

 Để tôi lấy một câu chuyện cười ra đây cho mọi người suy ngẫm .

" Có một gia đình nhà nọ khi có khách đến chơi ,vì trọng lễ nghĩa hoặc hiếu thảo gì đó chưa rõ ? họ làm mâm cỗ ngon đãi khách , chủ nhà luôn mồm mời khách : " bác cứ ăn tự nhiên cho ,các cháu nhà tôi nó có đòi ăn ,thì đã có roi có vọt cho nó ! ....." .

Để kết thúc bài viết này ,tôi mượn lời bài hát như sau : " Lòng trần còn tơ vương khanh tướng ,thì đường trần mưa tuôn gió cuốn -người ơi . "
Logged

vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #465 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2013, 05:20:31 am »

Trước hết xin nhận lời chúc mừng ngày 20.11 và chân thành cảm ơn bác Csvd đã quan tâm đến nhưng người "kĩ sư tâm hồn" như chúng tôi.
 Còn vấn đề nhạy cảm này cho tui nghĩ thêm tý đã.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #466 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2013, 09:52:46 am »

Trước hết xin nhận lời chúc mừng ngày 20.11 và chân thành cảm ơn bác Csvd đã quan tâm đến nhưng người "kĩ sư tâm hồn" như chúng tôi.
 Còn vấn đề nhạy cảm này cho tui nghĩ thêm tý đã.

Trước hết tôi cũng rất thông cảm cho các " kỹ sư tâm hồn " trước những cám dỗ của vật chất luôn xảy ra trong cuộc sống hiện tại .
Nếu không nhận quà và tiền của học sinh và phụ huynh khi họ bày tỏ sự tri ân đối với mình ,thì đó là sự kiêu ngạo coi thường mọi người , nhưng nếu nhận quà lại sợ người đời coi thường là không phải nhà giáo chân chính .
Vậy Liệu đồng lương chân chính của giáo viên chân chính có cáng đáng được mức kinh tế trung bình trong gia đình một cách chân chính hay không ,những phát sinh cần dùng đến tiền hàng ngày trong gia đình là vô cùng tận .

Thời bây giờ giáo viên đến trường đừng nói là đi bằng chiếc xe đạp cà tàng ,cứ đi một lát lại xúc sên nha . Ở tp Lớn GV Tối thiểu cũng phải giữ được thể diện cá nhân bằng việc đi làm trên chiếc xe gắn máy 2 bánh- đời tương đối mới . Chính bởi những lẽ đó đội ngũ giáo viên thường giữ thái độ im lặng và đón nhận . Theo chỗ tôi biết Nếu có quà kính biếu đưa tới thì họ sẽ từ chối một lần lấy lệ và sau đó thì sung sướng nhận lời .
Từ hồi nào tới giờ tôi chưa bao giờ có vinh hạnh gặp được người giáo viên từ chối quà tặng .

Nếu người giáo viên còn trẻ chưa có gia đình riêng thì còn làm chủ được bản thân ,nhưng khi đã có gia đình với bầy con nheo nhóc thì trách nhiệm kiếm tiền của người chồng, người cha lớn lắm -làm sao cho vợ con được bằng người . CÓ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH hay không ? là ở chỗ đó .
Đừng nói là sau khi đứng lớp mệt mỏi ,về nhà đêm đến phải soạn giáo án và chấm bài ,lại còn phải nghe vợ cằn nhằn vì nhà thiếu trước hụt sau . và trong gia đình luôn bị vợ coi thường là đồ  BẤT TÀI -ĐẠO ĐỨC GIẢ ( Ngụy quân tử ) . Hay còn gọi là đồ gàn -đồ dở  .Các bà vợ thường có các chiêu so sánh giữa giáo viên nọ với giáo viên kia ,chồng con người ta thì thế nọ thế kia còn chồng mình thì .....Huh  .Có thể mượn tạm câu thơ của bộ đội thời chống Pháp để diễn tả lời các bà vợ cằn nhằn với chồng  , họ so sánh như sau :

    " Chồng người chiến sĩ sông Lô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần."

( Ý TỨ CỦA CÂU THƠ : Người ta là chiến sĩ vẻ vang ,oai hùng ,được tham dự trận Sông lô ĐÁNH GIẶC , còn chồng em nó bất tài chỉ có ngồi rang ngô ,ăn thay cơm cũng bị để cháy quần .) .

Ngày  xưa dưới mái trường của miền bắc XHCN -học sinh có câu thơ tặng thày cô như sau :

"Tay em ôm bó hoa hồng
Tặng cô với cả tấm lòng kính yêu
Ơn cô sớm sớm chiều chiều
Dạy em biết chữ biết nhiều điều hay
Hai mươi tháng mười một năm nay
Hoa tươi em tặng các thày các cô ."

Tôi chắc rằng bài thơ ấy ,bây giờ ít ai biết tới và rất lạc hậu với thời thế hiện tại. Liệu thày cô có thật sự vui mừng và tận tâm ,tận lực khi nhận những đóa hoa hồng nhưng  không có phong bì đi kèm ? .

Một vài hình ảnh về trường và lớp nơi tôi nói tới :





Hình ảnh họp với ban giám hiệu :



họp vơi phụ huynh tại lớp :



hình ảnh các cháu học sinh hớn hở tới trường bằng xe hơi do phụ huynh đưa đón :


còn đây là hình ảnh từ phòng ban giám hiệu nhìn ra,  mấy chiêc xe hơi này là của mấy ông ban giám hiệu sử dụng .




Đây là một trường lớn -nổi tiếng tại tp HCM nên có rất nhiều điều khác thường so với các trường khác trên cả nước . Nếu các giáo viên có hứng thú nghe tôi nói ,thì sẽ có bài viết tiếp theo ,với các số liệu thuộc hàng thâm cung bí sử -đặc biệt gay cấn và hút khách .
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2013, 10:43:52 am gửi bởi chiensivodanh » Logged

vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #467 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2013, 02:35:18 pm »

Chùm bài viết nhân ngày 20.11.
Tâm sự của người trong cuộc
(phần 1)
Chỉ còn mấy ngày nữa là đến ngày 20.11, ngày nhà giáo Việt Nam.Ngồi đâu tôi cũng nghe anh chị em bàn tán “không biết năm nay cụ cho được bao nhiêu ”.Thì ra họ đang nhắc đến tiền.
  Nhớ hồi mới ra trường, kinh tế nước nhà còn rất khó khăn mà sao tình thầy trò gắn bó với nhau đến thế! Sắp sửa đến ngày 20.11, học sinh tíu ta tíu tít hỏi thăm địa chỉ “Thầy ơi! Nhà thầy ở mô?”.
   Hồi đó,nhà ở cách trường hàng chục cây số, sợ các em đi đường không an toàn nên tôi cứ cười trừ rồi chối quanh “thầy ở xa lắm”.
  Tưởng nói thế sẽ làm cho các em nhụt chí nào ngờ từ “xa lắm” đã kích thích trí tò mò, thích đi xa tìm hiểu của các em. Các em cứ bám riết lấy tôi để hỏi địa chỉ. Rồi một hôm, sinh hoạt lớp cuối tuần, lớp trưởng đứng dậy nghiêm trang nói:
- “Thưa thầy! Ngày 20.11 sắp đến rồi, chúng con muốn mua một lẵng hoa đến tặng thầy! Xin thầy cho chúng con địa chỉ?”. Nhìn ánh mắt chân tình của các em mà tôi thấy xúc động và có cái gì cay cay nơi khóe mắt.Mấy chục năm rồi mà tôi vẫn không quên được ánh mắt của các em. Trong xúc động, tôi đã đọc cho các em nghe bốn câu thơ.Không, không phải thơ mà là mấy câu văn vần:
 
“ Nhà thầy cách cũng không xa,
Đi qua chợ Quán ấy là đến ngay,
Nghi Diên thì ở bên này,
Qua sông là đến. Đúng ngay xóm thầy”.

 Ngày 20.11 năm đó, trời chẳng thương.Mới tờ mờ sớm, trời mưa như cầm chĩnh mà trút.Thế mà trong mưa gió mịt mù tôi đã thấy các em thập thò nơi đầu ngõ. Đứa nào đứa nấy ướt thướt lướt như chuột lột.Chẳng kịp đội mũ nón,tôi vội chạy ra đón các em.
   Gặp được thầy.Vui quá quên cả chào. Cậu lớp trưởng cười tươi như nghé :
  - “Thầy thấy chúng em tìm nhà có giỏi không nạ?”
  Rồi một đống lửa to được đốt lên.Bên ngọn lửa ấm áp, lớp trưởng rút trong tà áo ướt ra một tấm ảnh sơn mài in hình một bông hoa hồng thật đẹp.
- “Thưa thầy…”.
  Nhận món quà nhỏ của các em mà tôi thấy lòng mình ấm lại.Không để cho các em nhịn đói trở về trong gió rét, nhà tôi vội vã nấu cơm, luộc khoai cho các em ăn. Bữa cơm có một không hai trong cuộc đời nhà giáo  ấy có lẽ đã trở thành kỉ niệm không thể nào quên trong kí ức của các cô cậu học trò(còn nữa).

Ghi chú: Đây là tấm ảnh mà tôi đã kể trong bài viết trên và vị trí của nó trong cuộc đời tôi.Tôi đã nghe ít nhất một lần lời bàn của vợ "anh hãy bỏ tấm ảnh ấy đi" vì nó đã quá cũ. Em sẽ mua cho anh một tấm ảnh 3 D tuyệt đẹp.Mê hồn luôn.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2013, 02:50:46 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #468 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2013, 03:18:04 pm »

Bài viết của bác cảm động lắm , xin bác tiếp tục .

Riêng vụ việc về tấm hình tôi khuyên bác không nên bỏ , vì tấm hình có ý nghĩa và vẩn còn đẹp  .

(không rõ bác gửi ảnh lên đây bằng trang trung gian nào mà các máy khác ngoài bác ,phải đăng nhập VMH mới thấy ảnh - vậy em crop lại cho dễ nhìn và to ra )

Logged

vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #469 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2013, 05:31:41 pm »

Kính chào bác CSVD.
Cảm ơn bác đã sẻ chia tâm tư với ông giáo làng.Thực tình tôi đã mấy lần cất nó đi nhưng nghĩ lại tấm lòng của mấy cô cậu học trò đội mưa đội gió đội cả tấm lòng kính yêu để tặng thầy.Nên giữ lại.Nó là kỉ vật không thể tính bằng tiền.Nếu tính toán nhỏ nhen thì tấm ảnh ấy không thể bằng bữa cơm lúc đói thầy nấu cho cả lớp ăn phải không bác.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM