Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:21:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quê tui rứa nạ.  (Đọc 207853 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #440 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 10:34:42 pm »

Hôm nay đọc trên phai búc, thấy nét chữ thật đẹp của một em học sinh lớp 7 thành phố Hồ Chí Minh, xin cóp ra đây để các bác xem và lấy mẫu để rèn cho các cháu

Cháu bé có nét chữ đẹp, nếu cháu viết đẹp, học giỏi thì thật đáng khen, Grin
Cháu nhà tôi hồi nhỏ sức học bình thường, nên thời gian dùng để học kiến thức và...chơi. Tôi không "rèn" cháu phải viết chữ như vầy. Là nhà sư phạm, bác vaphothotu có "rèn" con cháu mình viết chữ đẹp không?

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #441 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2013, 01:23:12 am »

  ******88
   Sự học bây giờ không cần phải viết chữ quá đẹp thế đâu các bác ạ !
 Đừng nên rèn ép các cháu quá . Cốt là chữ  rõ ràng dễ đọc là được .
Quan trọng là phải tập viết nhanh để mà còn nghe thày cô giảng bài - càng học lên cao càng rất cần chú ý nghe giảng để mau hiểu bài  , chứ  cắm cúi chăm chú nắn nót viết cho chữ đẹp thì chẳng kịp nghe hiểu được gì - Bất lợi  !
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #442 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2013, 06:44:15 am »

Trước hết, thành thật xin lỗi bác Chiensivodanh và các bác.
Đọc bài trên mạng thấy chữ quá đẹp thì cóp lại. vì một đời cầm phấn rèn chữ cho học sinh ít khi thấy đứa học trò nào chữ đẹp như thế.Thấy đẹp hoa mắt nên không đọc hết văn bản và không phát hiện ra lỗi sai.
Nhưng phải công nhận là nét chữ đẹp.
   
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #443 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2013, 06:48:57 am »

Hôm nay đọc trên phai búc, thấy nét chữ thật đẹp của một em học sinh lớp 7 thành phố Hồ Chí Minh, xin cóp ra đây để các bác xem và lấy mẫu để rèn cho các cháu

Cháu bé có nét chữ đẹp, nếu cháu viết đẹp, học giỏi thì thật đáng khen, Grin
Cháu nhà tôi hồi nhỏ sức học bình thường, nên thời gian dùng để học kiến thức và...chơi. Tôi không "rèn" cháu phải viết chữ như vầy. Là nhà sư phạm, bác vaphothotu có "rèn" con cháu mình viết chữ đẹp không?


Thật tiếc là không "rèn" được cháu nào có chữ đẹp như thế bác ạ.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #444 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2013, 08:16:43 am »



                       Chào bác chủ và tất cả các bác .

               Riêng em thì vẫn có quan niệm " Nét chữ - Nết người " . Ai viết chữ đẹp thể hiện tính kiên trì ,cẩn thận trong cuộc sống . Cho dù trong thời buổi hiện tại có nhiều phương tiện hỗ trợ .Trước kia chúng ta đi học cộng ,trừ ,nhân ,chia ,khai căn ,log ,sin cos tang... đều phải mang giấy ra tính toán nay các cháu được dùng máy tính cá nhân mấy thao tác có kết quả ngay .

                 Rồi đây một vài chục năm nữa việc học sinh được mang laptop ,máy bảng để vào lớp có lẽ sẽ là một thực tế .Thế nhưng chữ đẹp thể hiện tính cách con người vẫn là cần thiết .Các cháu viết chữ đẹp luyện văn hay ,điều đó là đáng quý chứ sao .

                Ngay đến hiện nay đa số các CCB sinh ra lớn lên học tập trong giai đoạn có chiến tranh ly tán nhưng trên VMH này các bài viết khác hẳn với lối hành văn của các thế hệ sau này . Tuy chúng ta còn bị sai lỗi chính tả ,nhưng câu cú vẫn rõ ràng ... Còn để ý một tý em thấy các bài viết của các bạn tuổi ten nhiều người câu què ,câu cụt ,nói năng giao tiếp có lúc thiếu cả chủ ,vị ngữ . Các bác để ý thấy ngay .

                 Hiện nay hai ngành y tế ,giáo dục có nhiều vấn đề ... Cho dù việc truy nhập kiến thức xã hội ,khoa học có nhiều lên thì việc các cháu có tính cẩn thận trong lời nói câu chữ vẫn là sự cần thiết . Các cháu sẽ thích nghi tăng tốc độ viết để đáp ứng nhu cầu .

                Việc học tập của con trẻ bây giờ không thể viện cớ nhờ có máy tính mà quên những thứ cơ bản .Mua bán giao tiếp không thể lúc nào vài con tính nhẩm cũng mang máy tính ra gõ hay thảo một cái đơn chữ xấu khó đọc toàn là viết tắt như ko ( không) ; k ( nghìn )... giao tiếp thì nói năng cộc lốc thì không thể chấp nhận được .

                Theo em nghĩ việc cháu học viết đẹp mà bác Vaphothotu đưa lên là đáng khen tuy cần phải sửa lỗi chính tả ...
                Em có cô em gái dạy học pt trung học cơ sở ở HN , số các cháu viết chữ đẹp văn hay khá nhiều ,nhiều cháu có chữ đẹp như viết ở bằng giấy khen ngày xưa .

               Cho nên em nghĩ việc học tập rèn rũa văn hóa kiến thức chữ nghĩa vẫn điều cần thiết . Chứ như giáo ngành giáo dục hiện nay thì rất đáng buồn .

                
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Một, 2013, 08:47:53 am gửi bởi huonghn76 » Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #445 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2013, 10:22:29 am »

xin giới thiệu đến các bác:  đọc bài Văn đoạt Giải Nhất khối 6-7 của em Nguyễn Ngọc Nga, học sinh trường THCS Lý Chính Thắng I, Hóc Môn.năm 2010.

Đề thi :
Con người vẫn thường tự hỏi: “Tương lai sau này của mình sẽ như thế nào?”. Hãy tưởng tượng về cuộc sống của em 20 năm sau và kể lại cho các bạn nghe.

Bài làm :


 Cá nhân tôi nhìn nét chữ -nhận xét thấy chữ đẹp chân phương ,không quá cầu kỳ không cần thiết -để mất thời gian .

Nội dung bài văn :

Trên cuộc sống này, ai cũng cần có một gia đình. Tôi cũng vậy, tổ ấm của tôi bao giờ cũng tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.

Người ta thường ví thời gian như một dịng sơng trơi mãi, mới đó mà đã hai mươi năm. Tôi  bây  giờ đã là một bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh được khoảng năm năm nay rồi. Tôi ngày nào cũng tất bật lo cho công việc ở bệnh viện. Có khi về đến nhà thì con tôi cũng đã ngủ từ lâu. Chồng tôi đi dạy học ở một trường trung học khá lớn ở tỉnh. Ngày ngày anh ấy đi làm, trưa về nhà lo cơm nước rồi lại đi tiếp. Ngày qua ngày, mỗi người một việc, không ai trách ai. Cô con gái bé bỏng của tôi đang học lớp một. Tuy bằng tuổi với mấy đứa bạn cùng lớp nhưng nó cao hơn và thông minh hơn hẳn chúng bạn. Cô bé sở hữu chiều cao của cha, trí thông minh của cả mẹ và cha.

Từ lúc bé, tôi đã mơ ước rằng mình sẽ được làm một người bác sĩ thật giỏi. Điều đó bây giờ đã trở thành sự thật sau một thời gian dài phấn đấu không ngừng. Cái mơ ước ấy bắt đầu xuất hiện trong tôi từ khi ông của tôi bị bệnh, không đủ chi phí để điều trị nên đã qua đời. Tôi buồn lắm. Nhưng bây giờ, tôi đã biến cái ước mơ cao xa đó thành sự thật. Tôi chuyên khoa tai mũi họng, khám cho những người lớn. Tôi không biết bệnh nhân của tôi có hài lòng về thái độ và tác phong làm việc của tôi hay không nhưng có lẽ họ sẽ bảo thầm: “Cũng rất tốt đấy chứ. Thái độ không đến nỗi tệ”. Tôi tự mình ngồi xét lại những hồ sơ bệnh nhân vào cuối mỗi ngày, và cũng ngồi xét lại những hành động, thái độ trong ngày. Tối về nhà, tôi cùng ngồi ăn cơm với gia đình, làm phần việc còn lại của mình và đi ngủ.

Bao giờ chồng tôi cũng dậy sớm hơn tôi. Sáng nào cũng vậy, sau khi lo xong bữa điểm tâm cho cả nhà, anh ấy trở về phòng, đánh thức tôi dậy, rồi cả hai chúc nhau một buổi sáng tốt lành. Cả nhà ăn sáng xong, bố của đứa con thân yêu của chúng tôi đưa nó đến trường, tiện thể đưa tôi đến bệnh viện. Đứa con gái ngồi nấp sau lưng ba, dựa vào lòng mẹ, ríu rít ca hát suốt quãng đường đến trường. Chồng tôi vừa đi vừa hỏi chuyện học hành, làm việc của hai mẹ con, nhắc lại những điều hai mẹ con cần sữa chữa, lưu ý. Đến trường của con, chồng tôi đón lấy con gái yêu từ bàn tay tôi, hôn lên má  rồi trao lại  để  tôi dắt bé vào lớp học. Sau đó chở tôi đến bệnh viện, anh ấy không quên câu nói quen thuộc: “chiều nay anh lại đến đón nhé!”. Chồng tôi, anh ấy lúc nào cũng làm tốt công việc của mình.

Rồi còn cả cô con gái xinh xắn bé bỏng của tôi nữa. Về trí tuệ của nó thì tôi không phải lo. Cô bé giỏi đều các môn, nhất là cô bé viết chữ khá đẹp và học giỏi nhất môn Toán. Nó lúc nào cũng tự giác làm bài tập về nhà. Cô con gái của tôi lại còn rất yêu thích thiên nhiên và trồng cây từ khi nó vừa vào lớp Mầm. Tôi yêu nó hơn cũng chính vì điều đó.

Hiện tại, gia đình tôi tuy không sống với ông bà của cháu bé nhưng đều đặn chúng tôi vẫn thường về thăm cha mẹ. Nhà nội gần nên cứ cuối tuần, vào ngày chủ nhật, chúng tôi lại đưa đứa cháu duy nhất của ông bà về nhà chơi. Cháu gái của ông bà rất thích những món đồ chơi mà ông bà làm tặng cho nó như những con cào cào làm bằng lá dừa, những cái kèn lá… Vườn cây nhà ông bà luôn cuốn hút đứa trẻ thơ ngây. Nhà ngoại thì xa lắm nên thỉnh thoảng, ông bà ngoại chỉ gặp cháu có mấy tuần hè thôi. Cịn cháu khi về ngoại thì cũng vui không kém gì về nội. Về ngoại, con tôi được nô đùa dưới sóng biển cùng với anh chị em  họ của nó. Gió và sóng đã xóa đi những căng thẳng về học tập của  con gái tôi, cháu lại được hòa mình cùng với chúng bạn hàng xóm bằng những trò chơi dân gian mà  lúc nhỏ tôi  vẫn hay chơi. Đây cũng là những dịp để chúng tôi báo hiếu cho cha mẹ.

Gia đình tôi bây giờ tuy luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng dành thời gian quây quần bên nhau, trao đổi sinh hoạt với nhau, trò chuyện chia sẻ nỗi buồn chuyện vui cho nhau nghe. Khoảng bảy giờ tối thứ bảy, gia đình của tôi lại tổ chức sinh hoạt với những nội dung như nói về thời sự, chuyện học tập của con, công việc của ba và mẹ… “Có lúc cả nhà lại kể những mẫu chuyện vui cho nhau nghe, mở truyền hình xem những chương trình bổ ích, nói về sai sót của thành viên nào đó trong gia đình và còn nhiều lắm.

Giờ đây theo thời gian, con tôi lớn dần lên. Rồi một ngày tôi nhận được từ tay nó tấm bằng vở sạch chữ đẹp cấp trường, cấp huyện rồi cả cấp thành phố, rồi tấm bằng khen học sinh giỏi Toán… Mấy ngày hôm đó, cả gia đình tôi ai cũng thêm yêu thương đứa con gái bé bỏng của gia đình mình nhiều hơn nữa. Rồi đến chồng tôi lại được nhận bằng giáo viên giỏi. Tôi cũng được khen. Cả gia đình từ đó nhân đôi niềm hạnh phúc. Những buổi sinh hoạt gia đình sau hôm đó chỉ toàn đưa ra những thành tích tốt của mọi người. Phần nhỏ còn lại để dành cho một vài lời góp ý.

Cô bé con tôi được nghỉ hè. Vào một buổi trưa hè, nó đến nói với tôi như ngày xưa tôi đến nói với bà ngoại nó, khẽ hỏi tôi: “Tương lai sau này của con sẽ như thế nào hả mẹ?”. Tôi chợt nhớ lại những khi xưa, trong một buổi trưa hè, tôi cũng đến bên mẹ tôi hỏi đúng như câu đó. Và vẫn cứ câu trả lời khi xưa mà mẹ dành cho tôi, tôi nhẹ cười và bảo: “tương lai con sẽ do chính con quyết định. Nếu con muốn trở thành giống như mẹ thì cố gắng lên con sẽ làm được. Hãy dựa vào chính mình, cố gắng quyết tâm thì tương lai của con sẽ ngoan ngoãn trong tay con, nó sẽ vâng theo những lệnh mà con nói với nó. Cố gắng lên con nhé!”.

Và cứ như thế, dòng thời gian đã làm cuộc sống ta thay đổi. Tương lai của tơi đã được dệt nên từ ước mơ của hai mươi năm về trước. Quan trọng là ta phải có nghị lực để có thể quyết định chính tương lai của mình.


Vậy bác nào rảnh rỗi ngồi soi lại xem có xứng đáng là hay nhất khối lớp 6-7 không ?
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Một, 2013, 10:27:34 am gửi bởi chiensivodanh » Logged

vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #446 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2013, 01:31:55 pm »

Tôi thấy giọng văn như người lớn.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #447 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 06:24:31 pm »

Chào anh chủ và các anh. Em không rành về nghề sư phạm nhưng vì con cháu trong tuổi học đường cũng nhiều nên em hay đọc những tin tức về tình hình học tập và kết quả rèn đức luyện tài của các sĩ tử ngày nay, nhất là môn văn và môn sử.
Năm ngoái em đọc đâu đó ngoài Bắc có học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên về thân thế sự nghiệp của Lý Thường Kiệt . Em này trả lời : Lý Thường Kiệt (Lý Liên Kiệt) là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trong các phim cổ trang và tình cảm của Hồng Kông, Đài Loan vì ông rất giỏi võ và đẹp trai....
Và mấy năm trước, một em học sinh nữ viết vào giấy thi tốt nghiệp một dòng duy nhất: Em và cả thế hệ chúng em chả thấy có gì sâu sắc trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" để trả bài: Em hãy phân tích...bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài thi này xôn xao lên tới bộ giáo dục năm ấy.
 
Về văn học, theo nguồn: [Only registered and activated users can see links] Có những câu bình giảng văn học bất hủ về tác phẩm "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du như sau:

Thuý Kiều học tiếng Anh

"Gần xa nô nức "tiếng anh"
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân"
(nguyên bản: yến anh)
Giải thích: khi văn hoá Đông Tây hội nhập, chị em Thuý Kiều cũng rủ nhau đi học tiếng Anh theo phong trào nhưng thực chất là trốn nhà để đi chơi.


Thuý Kiều đã tiêu tiền như thế nào?
"Tính bài lót đó luồn dây
Có ba trăm lạng việc này mới xong"
Như vậy Kiều đang cần 300 lạng vàng để chuộc cha và em trai ra khỏi nha môn. Chính vì vậy nàng đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh lấy 400 lượng vàng:
"Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm"
 Bình thơ: Có tiền rồi, Kiều nộp 300 lạng cho bọn nha phủ, còn thừa 100 lạng nàng đưa cho Kim Trọng, coi như là bồi thường sự phá vỡ hợp đồng tình cảm của mình:
"Trăm ngàn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi"
 Phân tích: Lúc này Kiều đã hết sạch tiền. Nàng không được sử dụng một đồng một cắc nào trong số tiền mà mình đã kiếm ra. Nàng thật là một con người vô cùng cao quý!


Phát hiện trong truyện Kiều, Viện nghiên cứu văn học cho biết, họ đã có một số hình ảnh ban đầu về các nhân vật trong truyện Kiều.
* Kim Trọng vừa là ca sĩ hát nhạc vàng, vừa là nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật:

"Dùng dằng nửa ở nửa về
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần
Trông chừng thấy một văn nhân
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng"

* Thúc Sinh là võ sư danh tiếng, có tuyệt chiêu "Thiết hàm công", có thể dùng răng cắn gãy kim loại. Hơn thế nữa, họ Thúc còn có khả năng chửa đẻ:
"Tông đường chửa chút cam lòng
Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai"

Bình khổ thơ đề cập tới chi tiết Thúy Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường:
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A., Huế đã viết như sau: Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà Đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng??

Thiết nghĩ, trường hợp các thầy gặp học sinh thế này thì phải bái trở lại và tôn học sinh bằng thầy.




« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2013, 08:04:59 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #448 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 06:35:35 pm »

Ông đồ Nghệ xin bái chị AT mớ bái.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
mauphuongtim_258
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #449 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 08:13:08 pm »

Tôi thấy giọng văn như người lớn.


Tôi cũng thấy thế. Có lẽ trước khi thi các em đã được cho biết trước 1 số chủ đề sẽ thi và được phụ huynh cho tập làm trước. Nhưng tôi thấy có 1 điều lạ là dù bài văn hay đến mức nào ( VD :của nhà văn viết dùm cho học sinh ) thì cũng chẳng được điểm 10. Thế thì điểm 10 đó dành cho ai ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM