Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:42:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quê tui rứa nạ.  (Đọc 207826 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #410 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 07:32:48 am »

Không hiểu các bác ở các tỉnh cả nước nói chung và quê lúa Thái Bình nói riêng trong quá khứ đói cơm thiếu vải như thế nào, nhưng từ những năm cuối của thập niên 60 thế kỉ trước, lúc đã có nhận thức về thế giới xung quanh là làng xã và cái thị trấn Ngô Đồng heo hút quê mình thì Vetran tôi đã cảm nhận được nhiều điều trong đời sống, nhưng sâu đậm nhất và ám ảnh nhất là đói, quanh năm đói, nhất là những ngày "giáp hạt" mẹ là thương binh, sức khỏe suy giảm không thể chu toàn công việc đồng áng ở vùng đất "chiêm khê, mùa thối", bố đi ông tác xa (ty văn hóa Nam Định) cho nên bảy anh chị em tôi chịu đói triền miên, một hạt cơm cõng ba bốn miếng khoai khô, loại khoai nước thoái hóa lại giống ,ăn vào ngứa miệng vô cùng mới bước qua tuổi 17 hai tháng là tôi "bùng " vào quân đội rồi trải miết Phương Nam với mục đích có cơm (độn ngô, khoai, sắn) ăn cho đỡ thèm,  dù lúc ấy chưa biết cái gì chờ mình phía trước. Được vài năm thì đến 1978 cái đói ám ảnh trở lại, nguyên năm 78 đóng quân ở 550 Thành Thái Q10, đơn vị tôi không có một bát cơm đúng nghĩa, chỉ có bo bo bung, rau muống luộc, lấy nước làm canh, nên hồi ấy có loại "canh toàn quốc + nước mắm đại dương" là như vậy
Giai thoại bác Minhsinh kể về tài ăn cháo của người Thái Bình, tôi mới nghe lần đầu, nhưng ăn cháo đúng cách đã trở thành nghệ thuật từ kinh nghiệm thực tiễn và cả trí thông minh, sự uyển chuyển kiên trì đó là :bê tô chào (không phải cái vung), húp quanh miệng tô (bát) dần dần từng miếng nhỏ với sự chậm chạp thư thái vừa đạt độ nguội của cháo vừa đảm bảo tốc độ hết bát cháo nhanh hơn. Người nóng vội cứ dùng muỗng đảo liên tục mong cháo nguội nhưng ngược lại nóng vẫn hoàn nóng không ăn được miêng nào, mà cái chuyện ăn cháo này cũng phải học hỏi người già cả và đồng đội  mới thực hành tốt được các bác ạ. Riêng về trí thông minh trong ăn cháo có thể sánh với giai thoại về cuộc thi trí thông minh trong "tề gia nội trợ" của các cô gái "nấu cơm bằng cây mía tươi". Chuyện cái môi và những gia cụ của người nông dân cũng được hình thành qua thực tiễn cuộc sống sinh hoạt và mưu sinh và qua thời gian đúc rút kinh nghiệm, càng ngày các gia cụ ấy càng hoàn hảo về thẩm mỹ và công năng chứ tôi không nghĩ cái muôi là do một người phương Tây dạy dân ta. Cái nhà máy cháo và lò đúc muôi có lẽ là câu chuyện hư cấu, nếu có thì bất cứ địa phương nào trên đất nước này cũng có, nhất à giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho tới năm 20 của thế kỉ 21 này vì tôi chứng kiến các nhà máy cháo (gói khô, ướt)) cháo dinh dưỡng đóng hộp mọc đầy rẫy ở thành phố HCM.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2013, 08:39:09 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #411 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 08:42:53 am »



              Các bác Cựu nhà mình chuyển đề tài khá nhanh, hết súng đạn bom pháo ,mìn đì đùng ùng oàng giờ lại đến cái đoạn cá gỗ ,lương khô rồi khoai luộc khoai chín thành chín củ thành mười đúng là vớ bở . Rồi lại đến chuyện nhà máy cháo ,lò đúc muôi quả là chuyện tuyệt vời phải không ạ .

             Còn cái chuyện ông Ma Gien Lăng khai hóa ra cái nhà máy cháo cái lò đúc muôi giờ tôi mới nghe thấy đấy ,chỉ thấy khổ cho ông Vêtran ngày bé ăn đói nên ca ngợi ăn cháo húp quanh cũng thành nghệ thuật ẩm thực. Mà ông còn bị tiếng oan là dân chín củ nữa chứ .Đời ông bác sĩ này vất vả lấy bà vợ dân Nông Cống Hoa Thanh Quế ( Quê Thanh Hóa ) .Đúng là quê lá rách ít đùm lá rách nhiều như bác BY nói chính xác là cấp giấy đi " mua " luơng thực ...Như về hậu ông VT được vận sướng rồi .Đúng là khổ trước sướng sau, thế cũng toại nguyện .

            Còn quê Thái Bình thì giờ đã thành trung tâm phát triển nông công nghiệp hiện đại ,cơ sở sản xuất vũ khí chiến lược (tầu ngầm) để bảo vệ tổ quốc ...nên các bác Cựu chớ có bôi bác , đã có bác Trần Phú làm chứng ...

               Chỉ khổ có Quảng Bình quê bọ thôi ,bác nào quê của đại tướng thì lên tiếng đi giới thiệu tiềm năng quê hương mình .
         
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #412 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 09:01:48 am »

   Các bác bôi bác quê ngoại Thái bình nhà em quá!  Cool

   Kể ra thì cũng có nhiều chuyện vui ( hay không vui ) về thời xa xưa của quê lúa. Khoảng những năm 8x trên em hàng năm các cơ quan tổ chức xe cho cán bộ, công nhân viên miền xuôi về ăn Tết, toàn xe Zin khơ hay giải phóng, mô nô chứ không phải xe ca. Em nhớ lần về cùng bố mẹ có bác nhảy lên thùng tay cầm cái gậy cười toe toét " Gậy Thái bình đây ! " một bác khác đế luôn vào " Thế còn cái bị treo đầu gậy đâu ? " làm cả xe cười ầm ầm. Mãi sau em mới hiểu ý nghĩa của hai câu nói đó !

   Thời chống Mỹ không biết tỉnh nào có bài hát, em chỉ nhớ mang máng vài câu như này " ..máy bay đằng Đông, các cụ bắn đằng Tây. Hỡi dô trên đất này, có cụ già bắn rơi máy bay...hết xăng.."  Grin các bác nhể ?

  
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #413 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 11:41:36 am »

   Người của quê hương nhà máy Cháo xin chào chủ nhà "Quê tui rứa nạ". Chào các anh em đang tham gia trang. Vui quá! Mấy hôm nay CB toàn đi ăn cỗ đám cưới. Toàn là đặc sản biển và rừng, thiếu rau xanh tháy xót ruột. Gần trưa rồi công việc thấy  nhàn vào mở trang "quê tui rứa nạ" thấy vui quá . Lâu rôi hôm nay nhà máy cháo Thái Bình lại được nhắc đến tên. Tự nhiên mình lại thấy thèm thèm một bát cháo hoa có hương vị của hạt gạo Thanh Hà, lúa Tép, hay mùi thơm của gạo lúa Dâu muộn bay lên, mùi cháo không có pha lẫn mùi thịt loáng mỡ . Đúng đấy huonghn76 và línhQY ạ, cứ vui vẻ lên mà nhận.

    Chị Chích đã vui vẻ nhận cái tiếng lừng danh thời xa xưa của nhà máy Cháo quê mình một thời. Nhớ lại ngày mới vào lính cũng tức điên người.  Hễ đến một đơn vị nào mới, khi được hỏi đến quê nói là Thái Bình là y rằng một câu trêu đùa tiếp theo nói tới dân nhà máy cháo.

    Nghĩ lại nạn đói khủng khiếp năm 1945 có lẽ Thái Bình là một tỉnh chết đói nhiều nhất. Người đi ăn xin tứ phương. Họ Hàng nhà Chích cũng có nhiều người chú bác anh em trong họ bị chung số phận chết đói. Khi chết chỉ được quấn trong tấm chiếu mà thôi. Đau lòng lắm chứ! Vậy Thái Bình đã chịu rất nhiều câu vè còn lưu mãi.

Đâu là.
 Ai qua Thị xã Thái Bình.
 Dừng chân ăn bát cháo hành cầm hơi
 Thái Bình là đất ăn chơi
 Tay bị, tay gậy khắp nơi tung hoành

 Rồi lại câu vè dí dỏm hơn.

Vali cói gậy Trúc cầm tay
 Quạt mo phe phảy chiều nay lên đường
............................................
 Kẻ năm xu kẻ một hào
 Giang tay ôm lấy tình thương dạt dào.

Vậy nên hiện nay từ miền xuôi đến miền ngược đâu đâu cũng có người của Thái Bình.

  Tuy vậy Thái Bình trong các cuộc kháng chiến giải phóng dấn tộc. Tiếng trống năm ba Mươi vẫn còn vang vọng đến bây giờ. Người Thái Bình đã hai lần cắm cờ công bố chiến thắng khải hoàn của dân tộc.  Tại Điện Biên Phủ và dinh Độc Lập. Người nữ du kích của Thái Bình đã tay không bắt giặc. Trong kháng chiến chống Mỹ Thái Bình đã thực hiện thóc không thiếu một cân/ Quân không thiếu một người". Người đầu tiên lên vũ trụ cũng là người quê lúa Thái Bình. Có rất nhiều người nổi tiếng khác trên các lĩnh vực.

     Đặc biệt Phong trào chống tham nhũng lại nổi lên tiếng trống năm 1997 làm chấn động cả nước. Mặt trái cũng chẳng kém gì đã có hẳn một đường dây ma Tuý lớn nhất là công an trong vụ Vũ Xuân Trường, Bùi Danh Ca.....v...v... Mới đây lại một vụ bắn bốn cán bộ tham nhũng trong ban Giải Toả nhà đất của thành phố.  Cái gì cũng oách đấy chứ. Cũng từ nghèo đói đi lên. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ" Có áp bức phải có đấu tranh" Grin. Thành Phố Thái Bình hôm nay nhỏ thôi nhưng khá hoành tráng. Cũng từ đói khát đi lên. Mấy câu nôm na cùng với "Quê tui rứa nạ" Chúc cac bác mạnh khoẻ nhiều thêm các câu truyện vui vẻ, ôn lại những kỷ niệm xưa của quê mình.

  

  
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2013, 01:52:21 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #414 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 12:24:24 pm »

"Dân ta phải biết sử ta,
Nếu mà chưa biết thì tra gu gồ"
Em tra khúc gồ thấy như sau:
* Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình ghi: năm 1945 cả tỉnh có 280.000 người chết đói, chiếm 25% tổng dân số. Nhiều địa phương chết tới trên 50% dân số như xã Tây Lương: 67%; Sơn Thọ, Thụy Anh (Thái Thụy): 79%; xã Thanh Nê (Kiến Xương) có 4.164 người thì chết gần 2.000 người; xã Tây Ninh (Tiền Hải) có 171 gia đình chết không còn một ai…

* Cuốn Lịch sử tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản năm 1988 ghi:  Phủ Nghĩa Hưng, Nam Định mỗi ngày chết 400 người. Huyện Kim Sơn (Ninh Bình)  cả vụ đói có 22.908 người chết. Trong 6.161 hộ thì có 1.571 hộ chết không còn người nào. Nam Định chết 212.218 người; Ninh Bình: 37.939 người, Hà Nam: 50.398 người.

 Đọc mà nghe lạnh cả sống lưng.
   Trong hoàn cảnh ấy có lẽ cháo cũng không có mà ăn. Trước đây tui từng thấy có một tấm ảnh chụp nạn đói năm 1945 tại Thái Bình.Đó là bức ảnh chụp một người đàn ông da bọc xương ngồi ăn chuột chết bên cột mốc cây số "Thái Bình...km". Hôm nay lần tìm trên gu gồ mãi mà chẳng thấy.Ai biết tấm ảnh này úp lên cho anh em "ôn cổ truy tân" tý?
  Còn bác BìnhYen bảo ở Thái Bình địa phương cấp giấy cho người ăn xin thì tại xứ nghệ xa xôi không được nghe. Nhưng ở quê tôi người ta thường bảo ở Hà tĩnh có một địa phương nào đó có cấp giấy cho nhân dân đi xin thật. Mà hình như ở làng đó không phải đói mới đi ăn xin mà như là một phong tục tập quán gì đó.Nghe nói ông tổ của làng vốn là người nghèo khổ từng đi xin ăn. Gia bảo để lại cho làng là một cái bị và một cái gậy.Vì vậy con cháu đời nay quan niệm, đi ăn xin cửa người là để được tổ tiên phù hộ.Không biết có phải thế không? Đây là đồn thổi có thật ở quê tôi chứ không phải kể ra để bôi bác.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2013, 01:47:44 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #415 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 12:31:27 pm »

    Hừm, tôi nguyên quán Hưng hà Thái bình đây, sao các bác bôi bác quê tôi nhiều vậy!?. Đã thế lại có một câu chuyện dân gian hoàn chỉnh:
                                              Ai qua thị xã Thái bình
                                     Dừng chân ăn bát cháo hành cầm hơi
                                             Thái bình là đất ăn chơi
                                     Có nhà máy cháo ngút trời khói bay
                                               Có va ly cói cầm tay
                                     Quạt mo gậy trúc thẳng tay lên đường
                                           Ung dung đi khắp bốn phương
                                     Đầu đường xó chợ chẳng nhường cho ai
                                                                                           Quê tôi đã oách xà lách chưa!? Grin
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #416 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 12:56:22 pm »

"Dân ta phải biết sử ta,
Nếu mà chưa biết thì tra gu gồ"
Em tra khúc gồ thấy như sau:
* Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình ghi: năm 1945 cả tỉnh có 280.000 người chết đói, chiếm 25% tổng dân số. Nhiều địa phương chết tới trên 50% dân số như xã Tây Lương: 67%; Sơn Thọ, Thụy Anh (Thái Thụy): 79%; xã Thanh Nê (Kiến Xương) có 4.164 người thì chết gần 2.000 người; xã Tây Ninh (Tiền Hải) có 171 gia đình chết không còn một ai…

* Cuốn Lịch sử tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản năm 1988 ghi:  Phủ Nghĩa Hưng, Nam Định mỗi ngày chết 400 người. Huyện Kim Sơn (Ninh Bình)  cả vụ đói có 22.908 người chết. Trong 6.161 hộ thì có 1.571 hộ chết không còn người nào. Nam Định chết 212.218 người; Ninh Bình: 37.939 người, Hà Nam: 50.398 người.

 Đọc mà nghe lạnh cả sống lưng. Trong hoàn cảnh ấy có lẽ cháo cũng không có mà ăn. Trước đây tui từng thấy có một tấm ảnh chụp nạn đói năm 1945 tại Thái Bình.Đó là bức ảnh chụp một người đàn ông da bọc xương ngồi ăn chuột chết bên cột mốc cây số "Thái Bình...km". Hôm nay lần tìm trên gu gồ mãi mà chẳng thấy.Ai biết tấm ảnh này úp lên cho anh em "ôn cổ truy tân" tý?
  Còn bác BìnhYen bảo ở Thái Bình địa phương cấp giấy cho người ăn xin thì tại xứ nghệ xa xôi không được nghe. Nhưng ở quê tôi người ta thường bảo ở Hà tĩnh có một địa phương nào đó có cấp giấy cho nhân dân đi xin thật. Mà hình như ở làng đó không phải đói mới đi ăn xin mà như là một phong tục tập quán gì đó.Nghe nói ông tổ của làng vốn là người nghèo khổ từng đi xin ăn. Gia bảo để lại cho làng là một cái bị và một cái gậy.Vì vậy con cháu đời nay quan niệm, đi ăn xin cửa người báo là để được tổ tiên phù hộ.Không biết có phải thế không? Đây là đồn thổi có thật ở quê tôi chứ không phải kể ra để bôi bác.


                      Chuyện của bác chưa oách xà lách .

              Có ông tổ làm nghề "  cái bang " Sau tết chính quyền địa phương phải cấp giấy cho bà con đi xin ăn để nhớ nghiệp xưa ,đó lẽ thường vì phong tục ở đó họ tôn trọng lịch sử truyền thống và nhân nghĩa .

              Còn tôi ngày bé nghe bà nội kể lại .Ở làng kia đất xứ trong có ông sinh thời làm nghề dọn chất thải của người . Một lần gặp mưa cảm chết ,và rất thiêng .Sau đó dược dân chúng tôn là thần hoàng làng .Ngày mất của ông dân làng mở hội cúng tế linh đình ,nhưng bao giờ cũng phải có đôi quang xọt và đôi đũa gắp đại tướng dâng ngài ...Còn món kia lấy chuối nghiền ra. Nhồi vào ống nứa thuôn ra như kiểu xúc xích ấy để làm đồ cúng  Grin
 
           Chứ nghề " Cái bang " hay chín củ thành mười vẫn chưa là cái chất gì phải không ạ. ?

                         " Một đôi quang mà gánh cả non sông xã tắc .
                            Hai song kiếm mà thu hết bụng dạ thế gian. "            
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2013, 01:25:13 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #417 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 01:49:37 pm »

"Dân ta phải biết sử ta,
Nếu mà chưa biết thì tra gu gồ"
Em tra khúc gồ thấy như sau:
* Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình ghi: năm 1945 cả tỉnh có 280.000 người chết đói, chiếm 25% tổng dân số. Nhiều địa phương chết tới trên 50% dân số như xã Tây Lương: 67%; Sơn Thọ, Thụy Anh (Thái Thụy): 79%; xã Thanh Nê (Kiến Xương) có 4.164 người thì chết gần 2.000 người; xã Tây Ninh (Tiền Hải) có 171 gia đình chết không còn một ai…

 Đọc mà nghe lạnh cả sống lưng. Trong hoàn cảnh ấy có lẽ cháo cũng không có mà ăn. Trước đây tui từng thấy có một tấm ảnh chụp nạn đói năm 1945 tại Thái Bình.Đó là bức ảnh chụp một người đàn ông da bọc xương ngồi ăn chuột chết bên cột mốc cây số "Thái Bình...km". Hôm nay lần tìm trên gu gồ mãi mà chẳng thấy.Ai biết tấm ảnh này úp lên cho anh em "ôn cổ truy tân" tý?
 



Đói phải ăn cả thịt chuột - Ảnh Võ An Ninh




Nạn đói Ất Dậu 1945 -  Ảnh Võ An Ninh.

Dân Thái Bình giờ đây thóc gạo dư thừa, bán rẻ cũng khó.
Năm ngoái tôi về Thái Thụy, thấy dân đem nấu rượu cho nó dễ lưu thông. Grin


Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #418 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 03:08:18 pm »

Tự dưng đất Thái Bình lại nổi lên và có giá thế  ?

Nhớ ngày xưa lúc còn trong quân trường ,có ông B trưởng người Thái bình ăn khỏe có tiếng . Nhà ăn đơn vị sức chứa 400 người cùng ăn một lúc , sau khi 398 người kia đã ăn xong vẫn thấy ông ta đứng ăn tỳ tỳ (nhà ăn không trang bị ghế ) . bằng cách dồn cơm thừa từ các mâm khác lại . ngoài ông này còn có một anh kia không phải người thái bình mà người dân tộc miền núi phía bắc cũng ăn khỏe tương tự . lý do anh kia to khỏe ,võ nghệ cao cường ăn khỏe là chính đáng . còn ông người Hà nam ninh KIA NGƯỜI NHỎ THÓ LOẮT CHOẮT nhưng ăn rất khỏe .( ngày ấy chúng tôi gọi là vô địch-thần sầu) . và dùng cái câu : " Hà nam ninh lưu lạc Thị nghè " để chỉ lão ta .

đến nay cả 2 lão kia vẫn sống nhăn răng ,lão người dân tộc thì vẫn bình thường , còn lão Hà nam ninh thì bị đau bao tử , ăn không được nhiều nữa , người đã nhỏ con giờ thì trông càng bủng beo nhàu nhĩ . có cô vợ cùng quê dáng người phốp pháp ,tuy đã trên 50 nhưng còn xuân sắc - ngon lắm , đứng gần cô ta như thể gần thùng nước sôi đậy kín nắp - sắp nổ tung lúc nào không hay .

Chỉ tội cho lão chồng ốm yếu lẻo khẻo ,có phước mà không được hưởng trọn . Người ta nói cả mái bại trống là vậy . hi hi ....
Logged

anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #419 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 04:42:54 pm »

Hết chuyện rồi hay sao mà các bố quay ra bôi bác dân Thái Bình đấy. Grin

 Bác nào nói: Chính quyền địa phương Thái Bình cấp giấy tờ cho dân đi ăn xin là sai rồi đấy. Grin Thanh Hóa chứ.
Nhờ Nick của Anhtho Vetran xin có mấy ý kiến về nghề ăn mày!
Theo ý bác Binhyen là đúng đấy, vì đây là quê vợ tôi, mà đã yêu vợ thì yêu cả quê hương bản quán, yêu cả phong tục tập quán đến hủ tục hạn chế, yêu cả Thái lai cũng như bĩ cực. Đó là Làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnhThanh Hoá. Do điều kiện địa lý khí hậu gió hanh, cát biển khắc nghiệt nên người Quảng Thái lam lũ cực khổ, đói rét thất mùa liên miên. Để tồn tại, những lúc giáp hạt mất mùa, bắt buộc người dân Quang Thái phải “tha phương cầu thực” dần dà gắn với thời gian và hiện tượng khất thực này, thiên hạ gọi làng Đồn Điền là "làng ăn mày” và họ gán cho dân cụm từ “dòng máu ăn mày”. Lúc đầu lác đác người bỏ làng ra đi, khi trở về cũng có phần đắp đổi qua ngày khốn khó, tiếp tục những vụ đói kém năm sau, đội quân ăn mày được bổ xung quân số, lâu dần đất Quảng Thái thưa dần bàn chân lam lũ của người lao động, đất đai bỏ hoang hóa, và hệ lụy  là người dân bỏ làng khất thực ngày càng đông, tuy nhiên không người dân nào lười biếng ỷ lại lòng thương xót của người đời.Và rồi vật đổi sao dời, cuộc sống dân Quang thái không chỉ ỉ lại những vật phẩm có từ việc “ăn mày” mà cùng mọi nơi trên dải đất cong cong hình chữ S này Quảng Thái cũng không ngừng vươn lên đổi đời nhưng cũng đồng thời họ không quên hẳn những ngày tháng cơ cực đói khổ nhờ vào lòng hảo tâm của “bá Tánh” và đương nhiên họ coi “ăn Mày”  “ăn xin” “khất thực” là một nghề. Mà ở đời đã gọi là nghề thì phải có tổ nghề, ví dụ tổ nghề của tôi và Anhtho là Hypocrate và Ông lười đất Hải Thượng. Để kính cẩn tổ nghề ( truyền thuyết là Cái Bang – trung Quốc, nhưng ông tổ nghề làng Quảng Thái là người Việt đã trở thành Thành hoàng làng) và để nhớ ơn những lúc “tổ đãi”, mặc dù cuộc sống đã khá giả nhưng người dân làng Đồn Điền Quảng Thái vẫn tổ chức đi ra khỏi làng “ăn mày” vào những ngày nhất định thường niên với mục đích cao cả là kính tổ  để khi quay về làng sẽ dùng sản vật xin được cúng tế thành hoàng cũng là tổ nghề chứ không phải sự tham lam mà đi ăn xin như những lời đồn thổi của thiên hạ có tư tưởng “Hậu sinh khả...ố”nói dân Quang Thái lười nhác nhưng lợi dụng lòng hảo tâm của đồng bào, đi xin để về xây nhà tậu xe.
Theo tôi tìm hiểu thì việc chính quyên địa phương cấp giấy cho dân đi “ăn mày” là có thật nhưng bản chất vấn đề lại khác ở nội dung mục đích của tờ giấy ấy. Có thời gian, các nhà nghiên cứu xã hội gọi là “Hiện tượng Quảng Thái” và rồi có nhiều kẻ lợi dụng danh nghĩa dân Quang Thái, lợi dụng lòng trắc ẩn của xã hội mà làm ăn bất chính nên chính quyền địa phương căn cứ những hộ thật sự khó khăn nghèo khổ lúc giáp hạt, cấp cho họ tờ giấy với mục đích chứng nhận nhân thân, hòan cảnh để họ ra đi tìm sự thông cảm của đồng bào mong qua khỏi cơn bĩ cực sau đó lại trở về với ruộng vườn lao động chân chính. Xin có mấy ý kiến mọn mong các bác hiểu biết hơn về “hiện tượng Quảng Thái” chỉ vẽ thêm cho anh em thông hiểu.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2013, 06:01:15 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM