Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:04:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quê tui rứa nạ.  (Đọc 207833 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #380 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2013, 06:20:58 am »

Nhất là phần hai cái đoạn Bọ nhai lương khô 702 nhồm nhoàm bọt xùi trào ra hai bên mép...

...Hình như bọ ăn nhầm xà phòng thì phải bác Minh sinh1960 ạ?
Các bác cứ tập trung biểu dương tập quán và giao tiếp của các vùng miền Trung trên đường ra trận mà không chịu tìm hiểu những hạn chế ấy ở quê miềng. Nhân chuyện ăn lương khô sùi bọt mép, tôi xin kể câu chuyện do mẹ tội kể cách nay khoảng gần nửa thế kỷ cho các con nghe: Khoảng những năm cuối thập niên 50 thế kỉ trước, bố mẹ tôi trong quân đội công tác tại xưởng quân khí K77 ở Đại Từ - Thái Nguyên, sống với rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, có một hôm chứng kiến một chị ngồi trước cửa hàng bách hóa ăn bánh mà miệng sùi đầy bọt mép, có người hỏi: Ăn có ngon không mà bọt xùi ra nhiều thế? chị kia trả lời: Không ngon đâu vớ, tao thấy  cái cửa hàng gọi là (bánh) thì mua ăn thử thôi vớ. Khi tìm hiểu ra, mọi người mới biết chị kia đang ăn bánh xà phòng.

Tôi xin đặt hàng: Đây là giai thoại mà 39 năm trước tôi cũng rất bất bình, nhưng tìm hiểu kĩ nội dung mới biết quê mình bị oan. Tháng 2 năm 1975 huấn luyện bộ binh tại Thạch Thành Thanh Hóa, đơn vị có dân Nam Hà, Hải Hưng, Thái Lọ. Trong sinh hoạt, đồng đội các tỉnh khác cứ kêu chúng tôi là dân "chín củ thành mươi". Mời các bác giải thích giùm
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2013, 10:11:42 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #381 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2013, 07:08:02 am »


Tôi xin đặt hàng: Đây là giai thoại mà 39 năm trước tôi cũng rất bất bình, nhưng tìm hiểu kĩ nội dung mới biết quê mình bị oan. Tháng 2 năm 1975 huấn luyện bộ binh tại Thạch Thành Thanh Hóa, đơn vị có dân Nam Hà, Hải Dương, Thái Lọ. Trong sinh hoạt, đồng đội các tỉnh khác cứ kêu chúng tôi là dân "chín củ thành mươi". Mời các bác giải thích giùm

Ha ha! Đấy là họ trêu dân "cầu tõm, ỉa đồng" đấy mà. Mang rổ khoai có 9 củ đi rửa, lúc về lại thành 10 củ, dễ hiểu thôi. Còn dân Hà Nam nước lụt thì cán bộ xã phải cưỡi trâu đi họp huyện.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #382 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2013, 08:54:45 am »

Nhất là phần hai cái đoạn Bọ nhai lương khô 702 nhồm nhoàm bọt xùi trào ra hai bên mép...
...Hình như bọ ăn nhầm xà phòng thì phải bác Minh sinh1960 ạ?

    Mình phục vaphothotu gợi chuyện đấy.
    Lính đóng quân trong nhà dân, lính đói, dân đói vì vậy mỗi lần lính được phân phát thực phảm như đường, sữa, lương khô đều phải rất kín đáo trong ăn uống. Một hôm có chú lính đêm đói bụng lấy lương khô ra ăn. Tiếng xé bao gói lương khô nghe sột soạt. "Bọ biết, bọ nghe tiếng reec, reec trong mùng nhưng bọ không lên tiếng".- Tuần sau các chú họp xin gia đình góp ý cho bộ đội bọ nói thẳng như vậy. Bọ còn nói "Lương khô của các chú thì các chú cứ ăn tự do. Tối đói bụng ăn cũng tốt nhưng các chú làm lương khô rớt ra khắp chiếu bọ mạ nằm bị kiến cắn đau khắp mình. Ngưa lắm các chú ạ! Grin Grin Grin.
    Lần khác các chú đi tập ngoài thao trường, bọ ở nhà cũng đói bụng. Bọ nghĩ chắc các chú có lương khô để ở ba lô. Bọ sờ nắn vào túi cóc ba lô thấy cái gì cấn cấn. Cầm miếng xà phòng trên tay lấy từ túi cóc ba lô ra, bọ nghĩ lương khô thế này hèn chi các chú chả ăn vào ban đêm đựợc. Trong lúc đang đói bọ cắn một miếng đang nhai thì vừa lúc có chú về. Phát hiện được bọ ăn phải miếng xà phòng vì thấy bọt trào ra khóe miệng nhưng không dám nói gì, lính ta mới đánh bạo hỏi: "Có ngon không bọ?" Bọ trả lời: "Tiếc của mà ăn chứ chẳng ngon lành chi. Khen cho các chú cũng giỏi ăn lương khô rứa". Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2013, 10:08:03 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #383 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2013, 09:35:01 am »

Trong dân gian vẫn lưu truyền câu thành ngữ :

"Được mùa Nông cống ,sống mọi nơi ."

bác nào am hiểu giải thích hộ em cái .

Ngoài ra mời các bác giải lao ngắm con gái xứ Thanh , cụ thể hơn nữa là gái Nông cống .CÔ này đẹp mặn mà ở tuổi 40 - Ngoài ra cô ta cũng công khai không cần giấu  việc mình không chồng nhưng vẫn có con . Người này dân Sài gòn gọi là chị CHANH -tức PHƯƠNG THANH CA SĨ





Vào đây coi nguồn mới nhiều và đẹp nè các bác :

http://www.baomoi.com/Phuong-Thanh-da-nhiem-virus-goi-cam/71/12196297.epi
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #384 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2013, 09:45:53 am »


Tôi xin đặt hàng: Đây là giai thoại mà 39 năm trước tôi cũng rất bất bình, nhưng tìm hiểu kĩ nội dung mới biết quê mình bị oan. Tháng 2 năm 1975 huấn luyện bộ binh tại Thạch Thành Thanh Hóa, đơn vị có dân Nam Hà, Hải Dương, Thái Lọ. Trong sinh hoạt, đồng đội các tỉnh khác cứ kêu chúng tôi là dân "chín củ thành mươi". Mời các bác giải thích giùm

Ha ha! Đấy là họ trêu dân "cầu tõm, ỉa đồng" đấy mà. Mang rổ khoai có 9 củ đi rửa, lúc về lại thành 10 củ, dễ hiểu thôi. Còn dân Hà Nam nước lụt thì cán bộ xã phải cưỡi trâu đi họp huyện.


                   Dân " Chín củ thành mười " thực chất là dân huyện Bình Lục Hà Nam .Ngày xưa có giai đoạn 3 tỉnh nhập làm một ( Hà Nam -Nam Định - Ninh Bình ) gọi là Hà Nam Ninh . Ông nào dính quê gốc vào nơi đó đều bị lính chọc là dân " cầu tõm" tất . Mình quê gốc Phủ Lý dân cày đường nhựa biết qué gì cầu tõm là thế nào như như vẫn bị gọi là dân " Cầu tõm " tức lộn ruột nhưng đành cười trừ

            Mấy cậu học tiếng Nga còn gọi theo kiểu Mô-x-tờ -tôm . Thế đó các bác ạ , Ông Vetran cũng bị hơi hướng kiểu đó đó ... Grin
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #385 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2013, 09:52:54 am »



                   Dân " Chín củ thành mười " thực chất là dân huyện Bình Lục Hà Nam .Ngày xưa có giai đoạn 3 tỉnh nhập làm một ( Hà Nam -Nam Định - Ninh Bình ) gọi là Hà Nam Ninh . Ông nào dính quê gốc vào nơi đó đều bị lính chọc là dân " cầu tõm" tất . Mình quê gốc Phủ Lý dân cày đường nhựa biết qué gì cầu tõm là thế nào như như vẫn bị gọi là dân " Cầu tõm " tức lộn ruột nhưng đành cười trừ

            Mấy cậu học tiếng Nga còn gọi theo kiểu Mô-x-tờ -tôm . Thế đó các bác ạ , Ông Vetran cũng bị hơi hướng kiểu đó đó ... Grin

Ha ha hả hê quá ! hơn tuần nay tôi chờ câu này của bác .Tôi biết ở đây có người " Hà lam" mà .hi hi ! - phản đòn đê các hội đồng hương .
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #386 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2013, 10:19:52 am »



                   Dân " Chín củ thành mười " thực chất là dân huyện Bình Lục Hà Nam .Ngày xưa có giai đoạn 3 tỉnh nhập làm một ( Hà Nam -Nam Định - Ninh Bình ) gọi là Hà Nam Ninh . Ông nào dính quê gốc vào nơi đó đều bị lính chọc là dân " cầu tõm" tất . Mình quê gốc Phủ Lý [/size
]dân cày đường nhựa biết qué gì cầu tõm là thế nào như như vẫn bị gọi là dân " Cầu tõm " tức lộn ruột nhưng đành cười trừ

            Mấy cậu học tiếng Nga còn gọi theo kiểu Mô-x-tờ -tôm . Thế đó các bác ạ , Ông Vetran cũng bị hơi hướng kiểu đó đó ... Grin

Ha ha hả hê quá ! hơn tuần nay tôi chờ câu này của bác .Tôi biết ở đây có người " Hà lam" mà .hi hi ! - phản đòn đê các hội đồng hương .

 
               Alô bác CSVD tôi biết bác định nói gì từ bài trước ... nhưng để bác cứ " âm ỷ " thưởng thưởng thức sự sung sướng cái đã . Ngày trước có bài bác đã nhầm tôi là dân Vĩnh phú hay Sơn Tây gì đó rồi chứ bộ . Grin

               Nói thêm với các bác Hà Nam xưa là thủ phủ của tỉnh Nam Hà gọi là Phủ Lý nếu nói đến Hà Nam người ta hay chọc câu " Hà Nam danh giá nhất ông cò .Trông thấy , ai ai chẳng dám ho" ...

             Bên kia sông Châu Giang của Phủ Lý có thôn Lam Hạ. Riêng dân PL không đọc nhầm lờ cao nờ thấp đâu bác à ...

          Trong ních huonghn76 chữ hn vừa Hà Nam vừa Hà Nội đó bác à . Tôi gặp các bác CCB ở đây tôi đều giới thiệu em dân gốc Hà Nam chứ chưa giấu diếm bao giờ cả  Grin
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2013, 10:29:22 am gửi bởi huonghn76 » Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #387 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2013, 10:40:30 am »

Ở đây có một lão dân chợ Đồng xuân - Hà nội gốc nhưng mấy bữa nay lão ấy tu đạo rồi nên ít xông pha . lão ấy mà biết đây có hội đồng hương là lão ấy nhảy vào um xùm lên . Ai ai ? ai nói một mét vuông có mấy thằng móc túi ? bây giờ bớt rồi .
Logged

vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #388 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2013, 11:15:55 am »


Tôi xin đặt hàng: Đây là giai thoại mà 39 năm trước tôi cũng rất bất bình, nhưng tìm hiểu kĩ nội dung mới biết quê mình bị oan. Tháng 2 năm 1975 huấn luyện bộ binh tại Thạch Thành Thanh Hóa, đơn vị có dân Nam Hà, Hải Dương, Thái Lọ. Trong sinh hoạt, đồng đội các tỉnh khác cứ kêu chúng tôi là dân "chín củ thành mươi". Mời các bác giải thích giùm

Ha ha! Đấy là họ trêu dân "cầu tõm, ỉa đồng" đấy mà. Mang rổ khoai có 9 củ đi rửa, lúc về lại thành 10 củ, dễ hiểu thôi. Còn dân Hà Nam nước lụt thì cán bộ xã phải cưỡi trâu đi họp huyện.


                   Dân " Chín củ thành mười " thực chất là dân huyện Bình Lục Hà Nam .Ngày xưa có giai đoạn 3 tỉnh nhập làm một ( Hà Nam -Nam Định - Ninh Bình ) gọi là Hà Nam Ninh . Ông nào dính quê gốc vào nơi đó đều bị lính chọc là dân " cầu tõm" tất . Mình quê gốc Phủ Lý dân cày đường nhựa biết qué gì cầu tõm là thế nào như như vẫn bị gọi là dân " Cầu tõm " tức lộn ruột nhưng đành cười trừ

            Mấy cậu học tiếng Nga còn gọi theo kiểu Mô-x-tờ -tôm . Thế đó các bác ạ , Ông Vetran cũng bị hơi hướng kiểu đó đó ... Grin

 Ý kiến bác Huonghn76 là chính xác nhất về bản chất giai thoại, nhưng cái thời lính Xuân Thủy - Nam Định chúng tôi bị gán sự vụ này là lúc nhà nước mới nhốt hai tỉnh cũ Hà Nam - Nam Định thành một rọ nên mới có tỉnh Nam Hà, rồi đỉnh điểm của những tư duy duy ý chí, phi thực tiễn của các ông lớn về cấu trúc vùng miền về địa lý, dân số, sắc tộc, văn hóa kinh tế xã hội, phong tục tập quán, mà để cho gọn dễ quản lý nên các cụ quyết định nhốt luôn Ninh Bình vào chung cái rọ kia thành ra tỉnh Hà Nam Ninh (27 tháng 12 năm 1975) là lúc tôi đã ở miền Đông Nam bộ (trong khi người Pháp đã nghiên cứu rất khoa học về tính tác động biện chứng các yếu tố trên khi chia tách các đơn vị hành chính cấp tỉnh để phát triển bền vững) . Cũng như ý kiến bác Huonghn76 về chuyện dính đòn oan thì thời điểm này chính lính Ninh Bình cũ cũng bị gọi là dân "cầu tõm - chín củ thành mời" mà chi tiết giai thoại tếu ở chỗ: Địa danh Nam Định không hề có cầu tõm nên tôi không có khái niệm về cái nhà vệ sinh mát mẻ do gió lùa từ dưới lên này, quê tôi gọi nó là "Cầu chồ" xung quanh thưng bằng nhiều thứ vật liệu khác nhau, có nhà khá giả thì xây gạch thành căn nhỏ giống Cabin điện thoại công cộng với đặc điểm bên dưới là những ống cống bi xếp chồng lên nhau chừng hai thớt để đựng chất phế thải của gia chủ cộng thêm ít tro rơm ra sau mỗi lần đi, đến cuối năm nông dân moi lên, ủ cho khô và nhập cho HTX nông nghiệp theo chỉ tiêu giao cho mỗi gia đình, gọi là "Phân Bắc" quí hơn loại "phân chuồng" lấy từ chuồng lợn. Mọi chuyện rồi cũng rơi vào dĩ vãng trong quá trình hàng chục năm thuyên chuyển nhiều đơn vị. Năm 1995 ra quân về vùng huyện Nhà Bè (quận 7) hoang vu, hình ảnh làm tôi xao xuyến là "thực mục sở thị" cái cầu tõm ở khắp nơi trên ao của mỗi gia đình, mà rất trái khoáy là loại cầu này làm cao lênh khênh trên các cọc cây Tràm và lộ thiên ngay trước cửa chính nhà ở cho nên dù là khách đến nhà chơi với mấy chú bác nông dân, ngồi uống trà trong nhà nhưng các cô gái con chủ nhà cứ bình tĩnh ung dung ra ngồi cho mát.... đến khi nghe rào rào tiếng cá quẫy dữ dội, khách nhìn ra ao thì thấy một màn hình tivi vuông vuông mà biên tập viên là con gái chủ nhà với khuôn mặt đê mê mãn nguyện, bên dưới hàng trăm chú cá chép, rô phi, cá Tra loại ba bốn cân quần lên hụp xuống cũng mãn nguyện không kém. Đến thời điểm này tôi mới có hiểu biết đầy đủ về "cầu tõm" nhưng có lẽ loại cầu này thi vị và công năng đắc dụng hơn loại cầu tõm Hà Nam. con chuyện "chín củ thành mười" qua các lần "tường thuật" lính ta còn quả quyết là : củ thứ mười là do bố chồng thả xuống từ bên kia bờ ao, trong khi con dâu rửa khoai lang cạo vỏ ở cầu ao bên này thấy nổi bên cạnh rổ thì nhanh chóng chao vào rổ với câu lẩm bẩm trong miệng: Xém mất củ khoai mộng. Đặc điểm của khoai lên mầm (mộng) thì ngọt hơn nhưng xốp và nổi trên mặt nước lúc rửa
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2013, 02:29:27 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #389 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2013, 11:38:51 am »

***(*)88
        Kính chào các bác,nghe mấy bác bàn chuyện “cầu tỏm” vui quá,để tăng phần sinh động em xin minh họa bằng hình ảnh lão “Haideptrai” vừa mới tham quan cái “cầu tỏm” quê em xong nè!


Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM