Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:20:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quê tui rứa nạ.  (Đọc 208234 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #230 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2013, 07:24:42 am »

Cảm ơn những lời nhận xét chân tình của Bác ve Tran.Tôi không rành về phong thủy lắm.Nhưng tôi thấy ngôi từ đường thật đẹp.Có thể nói tôi đã chụp rất nhiều bức ảnh về ngôi từ đường này.Nhưng chưa bức nào làm tôi vừa ý.Ngôi từ đường hàng trăm tuổi rồi bác ạ.Lần trùng tu vừa rồi tôi có ý định chuyển từ đường ra xa nhà ở độ 5-7 m nữa nhưng tiếc cây hồng xiêm quá nên để nguyên chỗ cũ.Chúc bác và gia đình vui, khỏe, hạnh phúc.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #231 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 08:01:57 pm »

.Lại một mùa hè tới. Mùa hè năm nay chắc ngoài ấy nắng nóng lắm phải không anh. Mấy ngày nay trong này nắng như đổ lửa, cái nóng cháy rát như chưa bao giờ có ở đất phương Nam này, nhưng may chiều qua mưa thật lớn nên nhiệt độ hạ xuống nên dễ chịu hơn. Hè này các anh chị trong trường có đi nghỉ ở đâu không. Nếu vào Sài Gòn thì điện cho em đón nha. Em chúc anh vui khỏe.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2013, 02:38:04 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #232 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 08:11:55 pm »

Linh tự
Em nhìn Từ Đường mà nhớ mùa rét năm rồi về thăm mẹ, thăm anh chị và con cháu. Thấy khác mà đẹp lắm anh ạ. Cố giữ gìn. "TỨ ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG" trong  lịch sử lại trở thành  một trong những chuẩn mực thách thức xã hội đương đại cố gắng giữ gìn anh ạ. Em chúc anh chị khỏe, nhớ để dành "khoai cồn" cho em nha.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2013, 04:45:30 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #233 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2013, 02:17:17 pm »

Chào Anh Thơ.
Anh dạo ni bận lắm, đang chuẩn bị cho các em hs thi cử.Tuy bận nhưng ngày nào anh cũng vào ngôi nhà thân yêu của người lính VMH và đảo qua mấy nhà thân quen, thấy rôm rả cũng góp vui tý chuyện.Dạo này khu ta(khu bốn cũ) nóng lắm.Ngồi viết bài mà như ngồi bên đống lửa.
  Anh mới tậu được cái máy Canon mới nhưng chẳng đi đâu được để chụp. Hè nay, có lẽ anh em không đi chơi xa đâu em vì đi chơi xa phải có kế hoạch từ đầu năm cơ. Đồng lương công chức mà em.
Hẹn gặp nhé giữa Sài gòn.Chào em. cô gái tiền phương.Hẹn gặp nhé giữa Sài gòn
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #234 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2013, 03:53:27 pm »

Chào Anh Thơ.
Anh dạo ni bận lắm, đang chuẩn bị cho các em hs thi cử.Tuy bận nhưng ngày nào anh cũng vào ngôi nhà thân yêu của người lính VMH và đảo qua mấy nhà thân quen, thấy rôm rả cũng góp vui tý chuyện.Dạo này khu ta(khu bốn cũ) nóng lắm.Ngồi viết bài mà như ngồi bên đống lửa.


Chào bác thày giáo ! không hiểu sao tôi thích cái nghề sư phạm của thầy quá ,nếu cho tôi cơ hội làm lại từ đầu tôi sẽ chọn nghề thày giáo . NGHỀ NÀY VỪA ĐẸP VỪA SANG . tuy rằng thày giáo ở quê thì nguồn thu nhập không nhiều bằng thành phố lớn nhưng cũng sống được . TÔI cho rằng là cao quý .

- còn ở Sài gòn chỗ em giáo viên bây giờ hái ra tiền ,ông bà nào cũng nhà lầu xe hơi bằng mồ hôi của chính mình trên bục giảng thôi- thu nhập dạy thêm mỗi tháng vài chục triệu là bình thường ,các môn tự nhiên dạy kèm đã đành ,còn môn xã hội như văn ,học sinh yếu vẫn phải năn nỷ thày phụ đạo  .đã vậy phụ huynh có con em đang học như tôi cũng kính trọng thày ,ngoài đời khi gặp mặt là một điều thày hai cũng điều thày . mỗi khi muốn con em mình được thày dạy thêm phải xuống nhà xin sỏ ,đăng ký thày thấy được được mới nhận phụ đạo . hẳn nhiên thù lao phải cao rồi . có đến nhà nhiều thày cô mới thấy cơ ngơi của họ khang trang lắm . tôi tâm phục khẩu phục ,bất chấp lệnh nọ lệnh kia của chính phủ và bộ ....

 MỚI HÔM QUA :     Tôi có tặng cho trường học chỗ con tôi học 5 cái ghế đá trên ghế tôi có sưu tầm được bài thơi khuyết danh ,sau đó in lên lưng ghế tặng trường . nay sẵn thày giáo ở đây tôi xin tặng thày luôn 2 câu thơ này :

     
Cho dù tung cánh muôn phương
Ơn thày ,nghĩa bạn ,tình trường không quên .
-CHÚC THÀY MẠNH KHỎE CÔNG TÁC TỐT.

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=ixVB1wuG_mo" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=ixVB1wuG_mo</a>
Logged

vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #235 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2013, 06:10:17 pm »

Lâu rồi không thấy bác Võ Văn Danh ghé chơi.Thấy nhớ.
Nay nghe bác đàm đạo về nghề dạy học tôi cũng thấy vui.Vui vì được bác chia sẻ với những chiến công thầm lặng của nghề giáo.Vui vì thấy đồng nghiệp của mình có của ăn của để.
  Nhưng đó là ở thành phố bác ạ. Còn như ở nông thôn, thu thêm học sinh một đồng cũng phải được chính quyền địa phương cho phép.Còn như phụ đạo cũng chỉ là nhì nhằng cho vui.Chẳng ăn thua gì.
Tôi vẫn nhất trí như bác.Dạy học là nghề cao quí trong những nghề cao quí.Cách đây không lâu tôi có viết một bài nhân ngày 20.11.Xin in lại để bác đọc và chia sẻ:

NGHỀ TÔI YÊU

   Tôi về dạy trường huyện tính đến nay đã mười năm có lẻ. Hơn mười năm gắn bó với mái trường thân yêu. Ngoài trách nhiệm của một người giáo viên đứng lớp như bao đồng nghiệp khác, tôi còn mang nặng  nỗi niềm của một người con đối với quê hương và cao hơn thế là tình yêu thương của một người anh đi trước đối với đàn em nhỏ.
   Mỗi lần sắp sửa đến ngày hai mươi  tháng mười một, lòng tôi lại rạo rực bao niềm vui. Nhìn các em học sinh thân yêu cặm cụi vẽ tranh, làm thơ, viết báo, luyện tập văn nghệ để tặng thầy cô giáo, lòng tôi lại bồi hồi xúc động. Cầm bó hoa của các em trao tặng mà thấy lòng mình ấm lại.Tôi thầm tự hào về con đường mình đã chọn.
   Có một lần, sau ngày hai mươi tháng mười một, trên đường tới trường ,tôi vô tình nghe được hai phụ huynh đang phàn nàn với nhau, về quà cáp tặng cô...
   Tôi nghe mà buồn quá!
Tôi yêu và đến với nghề giáo xuất phát từ một hình ảnh cao đẹp của một cô giáo dạy toán. Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm(mà học sinh chúng tôi quen gọi là cô Tám). Năm đó, tôi học lớp bảy xê, do cô làm chủ nhiệm.Vốn là một cậu học sinh có vóc dáng nhỏ bé, ít nói, lại rụt rè,…nên cô rất yêu quí tôi. Cô coi tôi như em.Trước lớp, lúc nào cô cũng gọi tôi bằng cái tên trìu mến “em út của lớp”.Vì là em út nên năm nào tôi cũng đựơc cô cho ngồi bàn đầu. Năm tôi đậu cấp ba,vì nhà chưa có xe nên cô đã lai tôi lên  tận Bùi Ngoạ để nhập học (Lúc đó, Trường cấp ba Nghi Lộc II sơ tán về Hưng Nguyên – Bên kia cầu Chợ Cầu bây giờ). Cô luôn căn dặn tôi, em phải học thật tốt để sau này trở thành “ người kĩ sư tâm hồn”. Lúc đó, tôi chưa hiểu hết ý nghĩa của mấy từ này, nhưng tôi yêu quí nghề dạy học lắm.
  Tôi chưa thực hiện được ước mơ của mình thì chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ. Hầu hết bạn bè cùng trang lứa đều phải tạm gác bút nghiên lên đường đánh giặc.Có người đã hi sinh, có người trên ngực lấp lánh huân, huy chương.Thầy cô cũng có người còn, người mất.  Thầy trò sau hơn ba mươi năm gặp lại, tóc ai cũng đã bạc, nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung, sôi nổi và tình yêu của chúng tôi đối với thầy cô vẫn ấm áp như xưa.       Riêng cô Tám  kính yêu của tôi thì đã cưỡi hạc về trời. Nghe bạn bè kể lại, cô chết thảm lắm. chết vì bệnh tâm thần. Ngay bên vệ đường.Vì chồng …
   Hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả, tôi được trở về với nghề tôi yêu. Bước tiếp con đường mà người cô  – Người chị của mình  đã chọn và thay cô gánh vác nhiệm vụ vẻ vang mà cô còn dang dở.
   Thưa các bạn! Là một giáo viên dạy văn, nên năm nào, đến ngày hai mươi tháng mười một, tôi cũng được Ban chấp hành đoàn trường mời làm giám khảo chấm áo tường.Thật không thể nào nói hết được niềm vui, niềm hạnh phúc của người thầy giáo khi đọc những bài thơ mà các em học sinh viết tặng mình và tặng đồng nghiệp của mình.Thơ các em tuy có khi sai vần, lỡ nhịp, nhưng tất cả đều thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn người thầy của mình. Có lẽ chẳng có một cuộc thi nào mà người xem lại cầm tay giám khảo đi xem hết tờ báo này đến tờ báo khác như thi chấm báo tường. Các em ríu ra ríu rít như bầy chim chim non. Các em mời thầy đọc hết bài này đến bài khác. Các em nhìn vào mắt thầy chờ đợi. Được thầy khen các em hét lên vui sướng. Có em còn khoe tíu tít. Có thơ tặng riêng thầy nữa thầy ạ! Tôi dừng lại trước một bài báo có tiêu đề “Tặng thầy…dạy văn”.
   Không biết các bạn có hiểu được tâm trạng của tôi lúc ấy không? Tôi vừa ngượng ,vừa xúc động. Ngượng vì đây không phải là thơ các em tự sáng tác, mà các em sưu tầm. Xúc động vì đây là tiếng lòng của các em được tác giả nói hộ. Các em đã mượn thơ để bày tỏ tấm lòng  kính yêu của mình đối với thầy giáo.
                                                          
Thay lời kết.
Ngày hai mươi tháng mười một đã qua đi. Nhưng dư âm ngọt ngào của nó cùng với những kỉ niệm sâu sắc của nghề dạy học thì còn mãi mãi.Tôi viết bài này để bày tỏ tấm lòng tri ân của mình đến thầy cô giáo đã dạy dỗ, nâng cánh ước mơ cho tôi trên con đường dạy học và cũng là nén nhang tưởng nhớ cô giáo  kính yêu Nguyễn Thị Thanh Tâm của chúng tôi.
Đây là ảnh cô giáo cũ bác cố gắng xem nhé.Ảnh chụp từ năm 1972.Người ngoài cùng bên phải là cô giáo Nguyễn Thị thanh Tâm, người thứ 3 từ phải sang là tôi bác Vodanh ạ

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2013, 06:36:33 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #236 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2013, 08:52:19 am »

Để em tâm sự với bác về việc dạy và học thêm tại MỘT SỐ NƠI TRONG TP HCM NHƯ SAU :

- Đối với Học sinh cấp 3 :

Thường thì các em học theo chuyên ban như AB và AD  để định hướng việc thi đại học sau này cho thuận lợi với sở trường môn mình học giỏi .

Vậy là em nào cũng phải học thêm ngoài giờ lên lớp để bồi dưỡng kiến thức . Thường thì các cháu học thêm các môn như toán ,lý hóa . Các thày cô luôn mở lớp dạy thêm tại nhà . nếu thày này chuyên toán thì cô kia chuyên hóa .... mỗi học sinh đến học được tính theo năm học là 9 tháng .  nếu là môn toán việc học thêm tuần 2 buổi ,buổi 2 tiếng , giá tiền là 6 triệu một em /năm . thường mỗi lớp học thêm như vậy sĩ số chừng trên 40 em , còn môn hóa là tuần học 1 buổi ,buổi 3 tiếng . giá tiền là 4 triệu /năm học . vậy học sinh cảm thấy mình yếu môn nào thì tâm sư đăng ký học đạo .  cả thày và trò đều tận dụng hết quỹ thời gian trong ngày và tuần cho việc học và dạy .

Số học sinh xin được học thêm là nhiều ,nhưng thày cô cũng tùy từng trường hợp mới nhận ,nếu thấy biểu hiên  lười nhác của học sinh ,thày không dám nhận .sợ đào tạo không được mất uy tín .

- Đối với bậc tiểu học :

học sinh thường phải học thêm môn toán hoặc Anh ngữ , ở bậc này học sinh còn quá bé luôn ham chơi nên học lực yếu ,do vậy phụ huynh lại phải chủ động tìm thày cho con em mình học . thày cô thường mở lớp dạy thêm tại nhà ,tuần 3 buỗi ,buổi 2 tiếng cho mỗi môn . giá tiền cho việc này được xem là rẻ vì tính theo tháng  mỗi tháng 200 nghìn / cho mỗi em ,mỗi lớp chừng 40 em . thày thường làm 2 lớp vào buổi tối ,chia ca 2-4-6 ,lớp còn lại là ngày thứ 3-5-7 trong tuần . phụ huynh thừa nhận con em mình từ ngày học thêm tiến bộ hẳn .

Do đặc thù vùng miền và các thành phố lớn ,mật độ dân số đông nên việc cung và cầu trong môi trường giáo dục rất dồi dào . THƯỜNG THÌ TRONG GIA ĐÌNH người vợ không phải trực tiếp đi làm kiếm tiền ,chỉ cần chồng đi làm là đủ ăn rồi .
vợ chỉ chăm con ,đưa các cháu đi học và đẻ thôi .( hẳn nhiên không phải là tất cả ) .

 Vậy tóm lược sơ việc học và dạy tại sài gòn cho bác rõ .

 Sau đây là vài hình ảnh của trường và lớp của học sinh hôm họp phụ huynh cách nay hơn 10 ngày :

Đây là trường chuyên LÊ HỒNG PHONG ngay ngã 6 cộng hòa SÀI GÒN nơi con tôi học .







 Giáo viên chủ nhiệm lớp :



 Sân trường Lê hồng Phong :



Nhiều học sinh được cha mẹ đưa đến trường bằng xe hơi - các cháu đang hớn hở vào lớp :

.
Logged

vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #237 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 09:42:18 am »

Chào bác Danh.
Nhìn cơ ngơi trường học qua mấy tấm ảnh bác chụp thật đẹp, đúng là "trường ra trường, lớp ra lớp" bác ạ.Thu nhập như thế thì "học phí" như thế có lẽ cũng chấp nhận được.Hôm nay tôi chưa chụp được quang cảnh trường học nơi công tác để bác xem nhưng tin rằng bác sẽ ngạc nhiên.
Ngày chủ nhật hôm qua, mấy anh em chúng tôi có đi thăm một người đồng đội bị đau.Xin cóp ra đây đẻ bác và đồng đội chia sẻ.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #238 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 09:43:34 am »

Đường về quê bạn xa xôi
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #239 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 09:46:41 am »

Còn xa nữa mới tới nhà bạn
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM