Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:03:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quê tui rứa nạ.  (Đọc 208242 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #140 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 02:55:51 pm »

Cảm ơn bạn đã kể câu chuyện vui đầu năm. Chúc bạn khỏe, cầm chắc tay bút.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #141 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2013, 11:29:59 am »

Quê em có trạng vỉnh hoàng ,kô biết biết hình thành từ bao giờ nhưng người dân nơi đây vẩn luôn truyền miệng kể cho nhau nge nhửng mẩu chuyện cười trong dân gian . nói đến khoai lang có chuyện nói trạng thế này khách đến nhà chơi chủ nhà dọn khoai lang ra mời và đưa thêm cái kính đeo mắt bảo khách đeo vào kẻo khoai bở lắm(nhiều tinh bột )bụi khoai bay vào đui mắt .quê em có vùng đất đỏ ba gian nơi có địa đạo vỉnh mốc nổi tiếng hồi KCCM ,được đào sâu dưới lòng đât sâu đến hơn 30m chia làm 3 tầng hầm có đầy đủ chức năng sinh hoạt như phòng họp ,phòng chiếu phim, trạm xá v.v dân ở đó đào được giếng nước củng phải đào sâu mới có nước vây nên có chuyện trạng đào sâu đến đất cu ba rồi mà kô có nước bắt tay với anh em cu ba rồi trở lên. còn chuyện đi cày ruộng bắt trâu đi cày sớm khi trời sáng mới biết bắt nhầm con cọp đang rình con trâu ở chuồng ra cày .vậy đó các bác xem họ nói trạng thế nào rồi ,lần sau em sẻ kể tiếp giúp vui cùng quê tui rứa nạ.
Cảm ơn bạn đã kể câu chuyện vui đầu năm. Chúc bạn khỏe, cầm chắc tay bút.


Đọc chuyện của anh Nguyenquangtri, Anhtho nhớ lại các chuyện của bác Ba Phi trong miệt  mũi Cà Mau cực Nam tổ quốc, xin tải về các anh chị đọc cho vui
Nếp dẻo
“Gần tết năm đó,bác ba Phi cùng thằng Đậu cháu ông và con chó mực đi đến nhà ông Hai Móm ở đầu xóm chơi. Thấy khách đến nhà, nên ông Hai Móm mới lấy bánh ít lên đãi khách. Vì là chủ nhà nên ông ăn trước, nhưng khi ông Hai ăn bánh thi không thấy nói gì nữa mà chỉ ra hiệu cho bác Ba Phi ăn bánh. Do bánh ít quá dính nên bác ba phi phải gỡ một lúc mới ra, nhưng mạnh tay quá làm văng luôn miếng bánh dính lên cây cột nhà. Con chó mực thấy vậy liền nhảy lên táp miếng bột. Tức thì con chó dính luôn lên cây cột. Ông hai thấy vậy mắc cười quá, cười phá lên làm văng luôn miếng bánh trong miệng ra. Miếng bánh văng trúng luôn bàn thờ kèm theo là hàm răng giả cua ông Hai, con chó thấy vậy bay qua táp miếng bánh trên tủ thờ và táp luôn hàm răng gia của ông Hai Móm .
Cọp xay lúa
“Đêm hôm đó, lúc tôi đang xay lúa, bỗng nghe hơi cọp, liền biết “ông thầy” đang rình bên ngoài. Nhờ biết trước, tôi vừa xay lúa vừa thủ thế. Quả nhiên, trong chớp mắt cọp nhào vô chụp tôi. Tôi liền né sang bên. Cọp lỡ đà vướng hai chân trước vào giằng xay. Thế là nó sa đà theo vòng quay của cái cối đang quay. Thấy vậy, tôi hối “Bả” xúc lúa đổ vào cối. Đợi cho tới lúc cọp xay hết 20 giạ lúa, tôi liền hét lên một tiếng thật to: “Cọp”! Nó hoảng quá, đâm đầu chạy tuốt ra rừng. Từ đó về sau cọp “bỏ tật” bắt người ăn thịt”.
Câu ếch
“Năm rồi, trời sa mưa đầu mùa, ếch kêu khắp bốn phía, đâu đâu cũng có tiếng “uệch uệch”. Chỉ riêng trong vườn nhà tôi có một tiếng ếch rất đặc biệt, nó kêu đến cảm thấy thèm ăn thịt ếch mà ngủ không yên. Tôi biết đây là loại “ếch bà”.
Sáng hôm sau, tôi bắt một con vịt mới nở làm mồi, trong khi tôi thả con mồi chưa tới mặt nước thì con ếch từ trong hang ló ra; nó lắc đầu lia lịa rồi ngồi chờ ở miệng hang.
Tôi biết con ếch này đòi ăn mồi lớn, tôi bắt con vịt mái đẻ ra câu. Vừa trông thấy con mồi, con ếch gật đầu liên tiếp mấy cái rồi hớp nước súc miệng. Xong, ếch khoát tay ra hiệu cho tôi thả con vịt mái xuống. Thế là ếch đưa hai tay ra đón con mồi đưa thẳng vào mồm.
Đợi cho ếch nuốt mồi xong, tôi giật mạnh một phát. Té ra, hàng cau của tôi gãy liền một lúc đến 3 cây, con ếch thì vẫn nằm yên tại chỗ vì quá nặng. Còn sợi nhợ câu lúc này căng thẳng tối đa. Thấy vậy, tôi ngồi xuống khảy vào sợi nhợ ấy mà ca luôn 6 câu vọng cổ” cho đỡ quê độ, mắt nhìn chằm chằm con ếch bà lim dim ngủ sau khi thưởng thức con vịt đẻ mà tức tối.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2013, 06:21:54 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #142 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2013, 08:20:50 pm »

Thông báo:
Họ tui được công nhận là dòng họ văn hóa.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2013, 08:26:13 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #143 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2013, 08:35:00 pm »

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                                       

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
XÂY DỰNG DÒNG HỌ VĂN HOÁ

            Kính thưa các quí vị đại biểu.
            Kính thưa các ông, các bà, các bác, các o,các chú
            Thưa tất cả anh chị em, con cháu trong toàn họ tộc
      Tiền nhân có câu:
                 “ Con người có tổ có tông
         Như cây có cội, như sông có nguồn”.
     Thật vậy, cây có hoa kết trái đem lại vị ngọt cho đời là nhờ có gốc rễ bền lâu. Con cháu họ Phan Công ta được như ngày nay là nhờ có tổ tiên bao đời nay xây cơ lập nghiệp mà thành. Chúng ta vô cùng tự hào và biết ơn tổ tiên.Vì Tổ tiên của họ Phan Công ta là một trong những người đầu tiên lập nên địa danh làng Phúc Thụ xưa, nay là ba xóm Phúc Sơn, Bắc Sơn, Thịnh Lạc.Nhưng vị tổ đầu tiên của họ ta là ai? Người từ đâu tới? Bao nhiêu điều chúng ta chưa biết và rất muón biết nhưng quyển Gia phả đầu tiên không còn nữa.
    Theo bản chép tay của Ngài Phan Công Trọng để lại, thì ông tổ đầu tiên của họ Phan Công ở Nghi Vạn là một người từng làm quan to dưới một triều đại phong kiến và được ban tước “ Trung thần đại vương bản tộc”.Nhưng tên tuổi của Ngài là gì? Mộ an táng ở đâu? Tất cả không được rõ.
 Với tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa đến nay, con cháu họ Phan Công luôn mong muốn một ngày nào đó sẽ tìm được cội nguồn dòng tộc của mình.Cho đến khi hoàn thành phần I cuốn Gia phả “Thuỷ tổ họ Phan Công ” thì con cháu họ Phan liền mở nhiều cuộc họp dưới sự chủ trì của tộc trưởng Phan Công Đỉnh và các vị lão thành. Cuối cùng đi đến quyết định góp kinh phí đi Thanh Chương tìm họ.
     Hôm đó là ngàỳ 16 tháng  6 năm 1995
     Con cháu chọn ngày lành tháng tốt. Mua sắm lễ vật và hương thơm lên đường đi Thanh Chương tìm họ.
 Đoàn gồm:
1.   Ông Phan Công Vaphothotu (con trai tộc trưởng)
2.   Ông Phan Công Linh
3.   Ông Phan Công Tiến
4.   Ông Phan Công Nhuận
5.   Ông Phan Công Nhỏ
6.   Ông Phan Công Luyện (ở xóm Bồ Sơn)
Với ba chiếc xe máy, đoàn đã tập trung đông đủ trước nhà thờ. Đoàn đã
làm lễ dâng hương báo với tổ tiên trước lúc lên đường. Đoàn xuất phát lúc 7 h và khoảng 11h30’ thì đến Thanh Hà – Thanh Chương. Được sự giúp đỡ tận tình của họ Phan ở Thanh Chương và với tinh thần làm việc hết mình, các thành viên trong đoàn đã quên ăn để tập trung làm việc.
   Đoàn phát hiện được những điểm sau đây:
Họ Phan ở Thanh Chương có gia phả rất đầy đủ. Ông tổ là tiến sĩ Phan Nhân Tường Người từng làm quan to dưới triều đại Lê sơ Điều này trùng khớp với gia phả của họ Phan Công ta.Gia phả họ ta có ghi: Ông tổ là “Trung thần đại Vương bản tôc”.Tạm dịch là: Ông tổ của họ Phan Công là một bậc trung thần(đại quan trung thành, thân tín) của một bậc đế vương.Con cháu của ngài tiến sĩ rất đông đúc. Trong một nhánh của họ Phan ở Thanh Chương có ba vị:
1.   Ngài Phan Văn Cử
2.   Ngài Phan Văn Tại
3.   Ngài Phan Văn Tích
Trong gia phả họ Phan ở Thanh Chương có ghi “Gặp năm dịch tệ đều
chết sớm – vô hậu”. Đối chiếu với gia phả, họ Phan Công ta cũng có ba vị :
1.   Ngài Phan Công Tại
2.   Ngài Phan Công Đông
3.   Ngài Phan Công Hanh (hay Danh)
Ba vị này không rõ nguồn gốc là con ai. Trong khi đó, ba vị ở Thanh
Chương có nguồn gốc nhưng không rõ con cháu như thế nào? Phải chăng ba vị ở Thanh Chương là ba vị kể trên của họ Phan Công ta. Do hoàn cảnh khó khăn (đói kém, dịch tệ) đã di cư xuống Nghi Vạn sinh sống và đã lập nên họ Phan Công ta ngày nay.
   Còn một điểm giống nhau nữa, trong ba vị có một vị trùng tên đó là ngài Phan Công Tại. Đối chiếu với niên đại thì thấy trùng khớp (khoảng 12 đời).
    Vì lí do đặc biệt, đoàn chỉ làm việc có một ngày. Đoàn được đến tham quan và thắp hương tại nhà thờ họ, viếng đền thờ ngài tiến sĩ Phan Nhân Tường. Tại đền thờ này, với thủ tục khất âm dương, đoàn được họ Phan ở Thanh Chương cho biết: Cụ Tổ đã nhận con cháu họ Phan Công ở Nghi Vạn cũng là con cháu họ Phan Văn ở Thanh Chương. Nhưng vì nhiệm vụ của đoàn là đi tìm cội nguồn nên đoàn chưa làm thủ tục nhận họ, chỉ thắp hương tưởng niệm với tấm lòng thành kính, biết ơn.
   Đoàn rời đất Tổ vào hồi 16 h cùng ngày trong niềm vui khôn xiết. Niềm vui ấy tiếp thêm sức mạnh làm cho đoàn quên thời gian, quên mệt nhọc đi một mạch về đến thành phố Vinh. Lúc ấy là 21 h đêm.
 

   Như vậy,qua hai lần đi tìm ngọn nguồn  họ tộc: Lần thứ nhất vào năm 1995 và lần thứ hai vào ngày mồng 4 tháng 6 năm 2007. Chúng ta có nhiều manh mối để phỏng đoán rằng tổ tiên của chúng ta có thể là từ xã Thanh Hà, Thanh Chương ,Nghệ An. Trải qua nhiều biến động của lịch sử đã đến định cư ở mảnh đất Thịnh Lạc này.


LỊCH SỬ XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ PHAN CÔNG
Kính thưa bà con trong họ tộc.
Nhà thờ họ Phan Công của ta hiện nay vốn là ngôi nhà thượng điện của một dòng họ lớn ở Nghi Công. Được họ ta mua lại năm từ 1942.
Chuyện kể lại rằng:
Sau khi xây dựng  xong. Họ tộc có tổ chức để ăn mừng. Nhưng không biết do ai báo, mà Tây đoan biết được. Chúng cho lính về bắt. Nhưng rất may, lúc đó có bà chánh Phúc, vợ ông Phúc Gián ỏ Nghi Diên cho người chạy sang báo nên họ tộc đã kịp cất dấu đồ tế lễ.Tây về không thấy gì, chúng đành rút đi.
Sau khi Tây rút, họ tộc mới tổ chức ăn mừng. Mừng vì thoát nạn. Mừng vì công trình tâm nguyện đã hoàn thành. Họ tộc đã có nơi trang nghiêm để thờ phụng  ông bà tổ tiên và không lo bị cháy như trước.
Lúc bấy giờ, nhà thờ được toạ lạc trong khuôn viên rộng 5 sào của vườn ngài tộc trưởng Phan Công Hớn ở xóm Sét (xóm Thịnh Lạc cũ). Nhà thờ quay về hướng tây, trước cửa nhà thờ có đôi câu đối bằng chữ Hán:
“Vạn cổ lưu truyền hồng phúc tổ
Ngàn năm sáng mãi đức ơn tôn”
   Xung quanh nhà thờ trồng rất nhiều đào. Về mùa xuân hoa đào nở rộ, cả một không gian rực thắm hoa đào. Cánh hoa đào rơi đỏ sân như  một tấm thảm hoa maù hồng  đỏ.
   Vào những năm 70 của thế kỉ XX, họ tộc đã nhờ ông Cháu Khoan – một thợ vẽ nổi tiếng trong làng, vẽ một bộ tranh tứ bình: Xuân, hạ, thu, đông th ật đẹp và lỗng lẫy.
Bốn bức tranh  gợi lên một không khí an lành, bình yên, tươi vui cho con cháu mỗi khi trở về với cội nguồn, thắp hương cho ông bà tổ tiên.
Nhưng đến  năm 1976, theo chủ trương di dân của chính phủ, nhà thờ lại cùng  con cháu chuyển về vùng đất mới - xóm Làng ( địa điểm hiện nay)
Còn cây hồng xiêm trước cửa nhà thờ toả bóng mát cho con cháu mỗi lần hành hương  về đất tổ, được ông Phan Công Nhuận mua từ Hà Nội và giao ông Phan Công Lưu đưa về trồng năm 1976.
Như vậy, tính đến nay nhà thờ họ đã có 70 năm phụng thờ hương khói.
                PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA DÒNG HỌ
Thưa họ tộc
    Cho dù cứ liệu để lại chưa thật đầy đủ nhưng chúng ta có thể tự hào rằng: Từ xưa đến nay, họ Phan Công ta vẫn là dòng họ có nhiều người thông minh mẫn tiệp. Nhiều người đã từng theo đòi bút nghiên, thông làu kinh sử. Thi cử đậu đạt cao, có vị từng được ban chức tước phẩm hàm. Nhiều vị tiền nhân đã làm lương y cứu nhân độ thế để lại tiếng thơm cho muôn đời sau.    
    Con cháu họ Phan Công ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên của mình: thông minh, cần cù và nhân hậu.
    Và trải qua 14 đời, con cháu họ Phan Công  xã Nghi Vạn đã phát triển thành dòng họ lớn với 59 hộ, hơn 200 nhân khẩu. Trong đó có 44 hộ sống ở 3 thôn Phúc Sơn - Bắc Sơn - Thịnh Lạc, 15 hộ sống xa quê, 29 hộ là công chức nhà nước. Bao thế hệ con cháu họ Phan Công đã lên đường bảo vệ Tổ Quốc. Hai người con yêu quí của họ tộc đã anh dũng hi sinh để cho đất nước, cho dòng tộc của mình trường sinh bất tử.
                                        Về kinh tê:
     Nhìn chung, chất lượng cuộc sống của các hộ sản xuất nông nghiệp trong họ Phan Công ở 3 xóm Phúc Sơn, Bắc Sơn, Thịnh Lạc đã thật sự được nâng lên một bước đáng kể so với nhiều dòng họ khác. Nhiều hộ gia đình  làm ăn khá giả, Có chất lượng cuộc sống ngang với mức sống ở đô thị.
     Điều đáng nói là một số con cháu trong dòng họ đã học tập giỏi, trưởng thành và thoát ly vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, tự tìm công việc làm ăn ổn định, đời sống đã tăng hơn trước.
                                        Về học tập:
     Trong mấy chục năm qua, con cháu họ Phan Công đã đạt được những thành tích mà các dòng họ khác phải kính nể.
     Hiện nay, họ tộc đang có ba cháu theo học tiến sĩ: trong đó có hai cháu đang du học ở nước ngoài và một cháu đang học tiến sĩ trong nước: hai cháu con ông Nhuận và một cháu con ông Trạch.
    - Đã có 56 người con của họ Phan Công đã tốt nghiệp đại học chính quy, có … cháu đang học thạc sĩ:
    - Có 15 cháu đang theo học các trường đại học và cao đẳng.
    - 2 gia đình có bằng đại học 100%
    - Nhiều gia đình có từ 2 đại học trở lên.
    Năm học 2011 – 2012, họ tộc đã khen thưởng cho 26 cháu đạt thành tích cao trong học tập.
    Với những thành tích như thế nên năm 2012, họ Phan Công ta được UBND huyện Nghi Lộc công nhận là dòng họ văn hoá.

                           Thưa tất cả con cháu trong toàn họ tộc
  Dòng họ theo khái niệm mở rộng được xuất phát từ một gia đình, một gia tộc phát triển qua nhiều đời mà thành.
   Do vậy, việc xây dựng dòng họ văn hoá trên thực chất là nhằm hưởng tới xây dựng phẩm hạnh, đạo đức, nhân sinh quan của con người và rộng hơn là xây dựng “ một tế bào gia đình lớn trải qua nhiều đời”.
   Người xưa nói: “Quốc gia là của bách họ”. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Suy rộng ra: nhiều gia đình tốt thì dòng họ tốt, nhiều dòng họ tốt thì xã hội nhất định tốt.
   Việc họ Phan Công ta được tôn vinh là dòng họ văn hoá không ngoài mục tiêu giáo dục con người.Con người mới  trong thời đại mới XHCH.
  
                                Thưa tất cả con cháu trong toàn họ tộc
        Phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, truyền thống anh hùng của quê hương, truyền thông văn hoá của dòng họ, con cháu họ Phan Công ngày nay xin nguyện: giữ trọn niềm tin đi theo Đảng, không ngừng học tập phấn đấu và rèn luyện để làm rạng danh dòng họ Phan Công – Dòng họ văn hoá.  
    Đâu đó vẫn còn một số con cháu họ Phan Công ta chưa thật chăm ngoan. Hy vọng qua những dịp như thế này, các cháu sẽ thấy mình phải làm gì để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dòng họ.

                                Kính thưa các quí vị đại biểu.
                                Kính thưa các ông, các bà, các bác, các chú
                                Thưa tất cả anh chị em con cháu trong toàn họ tộc
  Năm cũ Nhâm Thìn cũng sắp qua, năm mới Qúi Tỵ cũng sắp đến.Cho phép tôi thay mặt cho Hội đồng gia tộc, xin gửi đến tất cả con cháu trong toàn họ, gửi tới tất cả mọi gia đình lời chúc phúc an khang thịnh vượng. Trước anh linh của tiên tổ chúng ta hãy thắp cây tâm nhang nguyện cầu cho linh hồn của ông bà tổ tiên nội ngoại của họ Phan được siêu thoát.Chúng ta hãy hướng về nhà thờ nguyện cầu để tổ tiên phụ hộ độ trì cho chúng ta mọi sự như ý.  
        Xin cảm ơn sự chú ý lắng nghe của mọi người !

            
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #144 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2013, 07:50:44 am »

Vetran - Anhtho xin chúc mừng dòng họ Phan Công và anh Vaphothotu. Hôm tới thăm mẹ và gia đình, em đã nhìn tấm bằng đặt nơi trang trọng trong phòng khách, đồng thời em cũng quan sát từ mẹ, anh chị, con cháu đại thành viên nhí nhất là cháu nội thì em cũng cảm nhận được gia đình anh thật nề nếp, qui củ và thật hạnh phúc. Vetran thì luôn miệng thốt lên : Thật phúc đức!

Gia đình em kính chúc cả dòng họ Phan Công nói chung và riêng gia đinh Vaphothotu mạnh giỏi, an khang thành đạt và hạnh phúc.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2013, 09:32:20 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #145 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 08:58:15 am »

Từ nay choa có đi Sài Gòn thì không phải vào Vinh hoặc ra Hà Nội nữa vì quê choa cũng có bến tàu bay rồi. Lâu nay bị đuổi ra khỏi nhà anh Linhthongtin nên choa đi chơi ở nơi khác, hôm nay về cổng doanh trại thấy ở đây cũng vui nên hóng vặt một tí mong mọi người thông cảm nhé.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2013, 09:09:11 am gửi bởi linhnamlien » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #146 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 02:09:21 pm »

Em chào anh đồng hương Linhnamlien! hôm rồi ra Hà Nội em có gặp nhân vật bị "khóa nhà" đứng ngoài nhìn vào mà tức, anh Linhthongtin. Chúng em cùng ăn tối, trao đổi khá thú vị. Mấy rày bên topic "Biên niên vận tải quân sự..." em đã quảng cáo Thọ Xuân AirPost quá trời cho bàn dân thiên hạ biết quê mình cũng có chỗ đậu máy bay đón khách rồi anh ạ. Không chừng chuyến tới đi từ tp HCM viền quê, em được tặng một vé vì công cò sân bay ấy chứ. Tuy vậy, hôm 19/1 em từ Thanh Hóa trở vào Nam , hỏi trạm vé thì họ nói đã hết vé hai chiều cho tới qua tết nguyên đán rồi cho nên lại phải đi nhờ cái sân tàu bay quê anh Vaphothotu đấy anh ạ. Chúc anh và mọi người mạnh giỏi!
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #147 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 02:24:23 pm »

Nói tới Linh thong tin làm tôi nhớ bác ấy . bác ấy tuy có nhiều tuổi lại hay lẩm cấm nhưng vào đây chơi vui phết . vậy bác nào có liên lạc được với Linh thông tin nhắn nhủ bác ấy đăng ký lại nick khác vào đây vui chơi với anh em (chắc chắn BQT không truy sát ) .Em chờ bác đấy " chim ri " ơi .
Logged

vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #148 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 08:05:05 pm »

Kính thưa anh võ Danh.
Sai lầm trên chiến trường có thể đổi bằng máu. Còn sai lầm trên VMH sẽ rút kinh nghiệm được bác ạ.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #149 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2013, 09:51:45 am »

không có gì mà gọi là sai lầm cả, cái khô khan thật thà của người lính ngoài mặt trận anh linhthongtin còn giữ đến bây giờ nên mới như vậy. Đã đổi dạng thành chimse mà cũng không xong, bây gờ cái nhà mang tên anh đã lui vào rừng rồi còn đâu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM