Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:18:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quê tui rứa nạ.  (Đọc 207851 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #110 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 11:32:15 am »

Kinh nghiệm sinh con trai
(Phần 2)
Chuyện Anh Thầy kể hay lắm nhưng em đã đoán ra cái hậu của nó rồi. trước khi anh kể tiếp thì em cũng bổ sung kinh nghiệm vào chuyện anh bạn mới lên "mâm trên" của anh và cũng là kinh nghiệm em thành công trong nghề vì rất nhiều chị em được em tư vấn mà có quí tử, kể cả vợ đại gia, nên một thời em vừa kinh doanh dược vừa kiêm luôn chuyên gia tư vấn"cách đẻ con trai"
Ngày đó (những năm đầu thập niên 80). Yêu nhau trong khao khát, nhưng bao cản ngăn cách trở, nhất là kỉ luật quân đội. Lặn lội từ Căm pu chia viền quê làm đám cướn chui. Với bao lần đi ra đi vô hai quê Nam Định - Thanh Hóa bằng tàu chợ và xe car rách để hoàn thành thủ tục hợp hôn trong mệt mỏi suy kiệt sức lực, thiếu thốn vật chất. Kết quả :một vịt giời ra đời. Ngày ấy đói nghèo quá, thêm một thành viên trong cái gia đình mới mẻ chông chênh mọi bề cũng là một thử thách lớn đối với em. Chồng em nói: Con nào cũng là con, nhưng thôi chỉ có con gái được rồi, không thể đẻ thêm nữa em ạ vì lấy gì mà nuôi chúng. Mười năm năm sau (con gái 15 tuổi) cuộc sống kinh tế khá hơn nhưng cũng phải lo toan bươn chải hơn nên đôi khi chồng em quên đóng thuế. Một sáng chủ nhật, con đi chơi, nhà vắng, đứng bán thuốc ngoài quầy mà em cảm giác thấy trong mình "bứt rứt" khó chịu lắm. vô trong lôi chồng vào vị trí "chiến đấu" trong sự phản ứng dữ dội của chàng. Kết quả một quí tử ra đời. Từ đó, liên hệ lại lý thuyết về sức vận động của các chú nòng nọc mang tế bào XY và XX em mới rút ra kết luận:
- Nếu bắt đóng thuế liên tục thì nhiễm sắc thể XY giảm sút nhiều mà không gặp ngày trứng rụng thì XY sẽ thua bởi vòng đời ngắn dù chạy rất nhanh nhưng không gặp đích, không chờ được "bạn" trong khi XX sống dai hơn, chờ được đích thì sẽ ra "Vịt giời". Cho nên phải "Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần" theo lời dạy của thiền
y Tuệ Tĩnh, tiếp đó là phải phụ nữ phải canh me cái giờ G.
- Vấn đề là: chị em phải theo dõi được cái cảm giác "bứt rứt" khó chịu  của mình lúc nào thì dù chồng đang ở cơ quan, ngoài đồng ruộng, đang trên đường buôn chuyến hay đang lên lớp như anh thầy, thì cũng điện thoại lôi về gấp thì chắc chắn có quí tử vì sức di chuyển của XY rất nhanh nếu có trứng rụng đúng lúc thì nó kết hợp trước trong khi XX thì chậm chạp nhưng sống dai hơn, có thể đón trừng lâu hơn sẽ ra con gái. Như vậy quyết định để có con trai hay gái là do Chàng ta, phái nữ chỉ là cái ổ cho hậu duệ nương náu phát triển cho tới lúc chào đời.
- Không bao giờ được đổ vấy cho phái nữ là"bu mày nỏ biết đẻ"
- Trong hoàn cảnh thiếu thốn kinh tế, bụng đói khó ngủ, điện đóm ti vi không có thì tối đến chỉ còn "đóng thuế" liền liền mỗi ngày rồi ngủ thì chắc phải là " Ngũ long công chúa" chưa chắc đã "đổi đầu con" nhu các cụ khuyên.
(Còn nữa)



Em đi ngang qua đây -sẵn hóng hớt các bác - Thấy đoạn văn trên của bác vaphothotu rất hay làm em rất khoái chí . mong bác cứ như rứa tiếp .

sẵn đây cho em hỏi :  Thành ngữ " Được mùa Nông Cống sống mọi nơi" là của các bác quê Thanh Hoá . khi nghe xong em chẳng hiểu gì cả - vậy có bác nào quê Thanh HOÁ ,hoặc không phải TH nhưng hiểu câu này cắt nghĩa dùm em ,cho em thông cái tư tưởng ạ .
Logged

anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #111 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 03:53:10 pm »



Em đi ngang qua đây -sẵn hóng hớt các bác - Thấy đoạn văn trên của bác vaphothotu rất hay làm em rất khoái chí . mong bác cứ như rứa tiếp .

sẵn đây cho em hỏi :  Thành ngữ " Được mùa Nông Cống sống mọi nơi" là của các bác quê Thanh Hoá . khi nghe xong em chẳng hiểu gì cả - vậy có bác nào quê Thanh HOÁ ,hoặc không phải TH nhưng hiểu câu này cắt nghĩa dùm em ,cho em thông cái tư tưởng ạ .
[/quote]

Xin chào anh chủ, anh chiensivodanh và các bác tham gia topic. Là dân Thanh Hóa nhưng em cũng không rành lắm đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng khí hậu quê mình. Nhưng trước hết em cảm nhận Nông Cống là một vùng trũng hơn so với các vùng trung du khác của một tỉnh Bắc Trung bộ, nên hiểu theo lẽ đơn giản là: tác động tử thiên nhiên bão lũ thì Nông Công phải là cái túi đựng nước, chưa nói đến thổ nhưỡng khô cằn hoang hóa do thiếu mùn và dinh dưỡng chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Và lẽ đương nhiên chỉ chờ vào ý thương của Giời về thời tết khí hậu. Có nghĩa là nếu hội đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" thì "Nông Cống được mùa theo" nghĩa đen. Thì tất nhiên mọi vùng khác có điều kiện thuận lợi hơn các mặt thì sẽ bội thu và "sống" theo nghĩa bóng. Thành ngữ trên muốn ám chỉ cái khó khăn nghèo khổ của bà con nông dân huyện Nông Cống nói riêng nhưng chưa bao quát hết cái khó khăn của tỉnh Thanh nói chung. Em xin mượn bài ca Thanh Hóa của một Nick khác nói thêm ý mình mong các bác hình dung
_AQ_    
 Tiêu đề bài viết: Bài Ca Thanh Hóa ^^


Thanh Hóa một thời oai danh lẫm liệt, hôm ni post lên bài thơ cho anh em đọc Smiley)

Ngày xưa có câu : Được mùa Nông Cống, sống mọi nơi, đủ thấy nơi đây là miền đất được ông cha "lựa chọn", đưa ra làm "mẫu mã" cho các vùng khác. sau đây xin mời các mem Thanh Hóa đọc và cảm nhận. hí hí Wink) Wink)

Thanh Hóa quê ta,
Khu Bốn xô ra,
Khu Ba xô vào,
Thử chạy sang Lào
Lào không dám nhận.
Thanh Hóa tức giận,
Lập quốc gia riêng.
Thủ đô thiêng liêng
Là vùng Nông Cống
Quốc ca chính thống,
" Dô tá Dô hầy "
Trên lá quốc kầy,
Là hình rau Má.

Nông nghiệp nhà nhà,
Trồng toàn rau má.
Dựa vào vách đá
Bắn được máy bay,
Biển khơi lắm cá,
Mười mẻ một cân,
Vang tiếng xa gần,
Nem chua toàn lá.
Nền công nghiệp hoá,
Là phá đường tầu,
Đục ống dẫn dầu,
Cắt dây điện thoại.
Kinh tế tiến mau
Nợ ba nợ bẩy.
Nói thì hết sẩy,
Làm chẳng ra gì

Thiên nhiên ưu đãi,
Lũ lụt triền miên.
Có nhiều nhất miền,
Là đất pha cát.
Rừng xanh bát ngát,
Có rặng phi lao,
Gió mát rì rào,
Gió Lào thường thổi.
Công trình nổi trội,
Vượt cả núi non,
Cái cầu con con,
Gọi là cầu Bố,
Mấy cây lố nhố
Gọi là rừng Thông,
Núi to bỏ ông
Gọi là núi Chẹt.
Núi bằng cái mẹt
Gọi là núi Voi

Con gái chưa chồng,
Đặt vòng tránh đẻ.
Thanh niên trai trẻ,
Thì chóng về hưu

Nuôi lợn thả rông:
"Kinh tế hiện đại !"
Mấy bà đứng đái:
"Thủy lợi tưới tiêu !"
Làng xóm tiêu điều :
"Nông thôn đổi mới !"

Ai tới mà coi
Quốc Gia Thanh Hóa.


Đấy, dù gì cũng là một thời "hoành tráng" Cheesy
Tất nhiên, do ủng hộ chủ trương nhà nước Việt Nam, hiện nay Thanh Hóa đã là một trong những tỉnh đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội (theo định nghĩa mới Cheesy). Tốc độ tăng cả về dân trí, văn hóa, y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở..v.v rất mạnh và đồng đều. Người Thanh Hóa giờ đã và đang khẳng định vị thế của mình trên nhiều lĩnh vực và ở mọi miền đất nước !

Mình post bài này nhằm mục đích bảo tồn những giá trị văn hóa, nhìn vào đó để hướng tới tương lai. mong các mem Thanh Hóa hãy ngày một khẳng định mình là con em Thanh Hóa, xứng danh mảnh đất anh hùng Cheesy[/center]

_________________
Có một mùa hoa cải
Nở vàng bên bến sông
Em đang thì con gái
Đợi anh chưa lấy chồng

Có một mùa hoa cải
Nắng vàng trong mê mải
Cầm tay em bối rối
Anh nói lời yêu thương

Anh nói rồi anh đi
Chiến tranh không ước hẹn
Sợ làm con bướm trắng
Thẫn thờ chiều ven sông

Thế rồi thế rồi em
Bao mùa vàng rực nắng
Đợi anh mặc hoa trôi
Đợi anh trong khắc khoải
Thư đi không trả lời

Thế rồi thế rồi thôi
Buồn thương hoa héo hắt
Ai cũng bảo phải quên
Em đành bước sang ngang
Gửi mùa xuân ở lại
Gửi con tim cháy mãi
Cho người mình chờ mong

Có một mùa hoa cải
Chia tay bởi chiến tranh
Em đã chờ đợi anh
Sao anh mãi không về
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2013, 10:17:44 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
namha7676
Thành viên
*
Bài viết: 50


« Trả lời #112 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 04:18:23 pm »

           Em chào chị Anh Thơ chào các bác .Chị AT ạ hai mảng sáng - tối của đất quê hương Nông Cống tỉnh nhà .Em thấy chị sưu tầm được hai bài thơ hay tuyệt .Nhưng em thích nhất là bài thơ trên .Có thể ghi vào ghi nét được đấy .À mà chị ơi đây cũng dạng van hóa phi vật thể ,như ca Trù ,rồi quan họ Bắc Ninh đấy .Em ở Thanh Hóa đến trên mười năm mà không biết bài này .Chỉ biết mỗi câu ,không dám nói sợ các cụ chửi Grin
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #113 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 04:33:08 pm »

Nghe bác ANH THƠ lý luận em cũng thấy xuôi xuôi .

Tóm lại là : ..."Nông cống là vùng khổ nhất ,nếu được mùa bội thu là sẽ có lương thực để ăn sống được, thì hẳn nhiên những vùng xung quanh sẽ khá hơn nhiều ... "

ý bác là vậy phải không Anh Thơ !

-XIN ĐƯỢC CÁM ƠN .  Còn bác nào có ý kiến hay hơn xin cứ khai sáng cho em ạ .
Logged

linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #114 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 07:23:07 pm »

Anh Thơ ạ! Thanh Hóa là "dô tá, dô tà" chứ không phải " dô ta dô hầy"
 Hôm vừa rồi mình đi đám cưới con một người bạn tại thị trấn Lạc Quần, không biết đây đã gần đến quê Vetran chưa?
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #115 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 08:22:43 pm »

Anh Thơ ạ! Thanh Hóa là "dô tá, dô tà" chứ không phải " dô ta dô hầy"
 Hôm vừa rồi mình đi đám cưới con một người bạn tại thị trấn Lạc Quần, không biết đây đã gần đến quê Vetran chưa?

Vetran em mới đọc tới chữ "Lạc Quần" là lạnh hết người vì chính quê hương em một trong những "vùng sâu vùng xa" của tỉnh Nam Định, ít ai biết tới, mà hôm nay anhLinhlamlien đặt chân tới. Vetran hy vọng tập quán quê em thời này, sau bữa tiệc không xảy ra vụ "chia phần cỗ" gói lá chuối hoặc bịch nilon cho mỗi người đưa về cho con cháu. tất nhiên về quê em. anh Linhlamlien phải qua cầu Đò Quan thay cho Bến Đò Quan lịch sử từng đi vào thơ ca của tỉnh Nam phải không ạ. Thay mặt Anhtho, cám ơn anh đã vô tình đánh thức miền ký ức của một đồng đội xa quê hương mình gần bốn chục năm rồi. 14h ngày mai, em đưa người yêu hồi cố hương chồng, bỏ hết các con cháu ở lại trong Nam, chỉ hai đứa và tình yêu ban đầu. Chúc anh Linhlamlien và anh chủ Vaphothotu và các bác tham gia topic mạnh giỏi.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2013, 10:10:16 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #116 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 09:39:22 am »

Tặng các bác quê Thanh Hóa bài hát :

Thanh Hóa anh hùng

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=8rjIi3Tkn9s" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=8rjIi3Tkn9s</a>

Hát mừng các cụ dân quân .

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=cVmFpE-PWbU" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=cVmFpE-PWbU</a>
Logged

anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #117 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 10:15:43 am »

Nghe bác ANH THƠ lý luận em cũng thấy xuôi xuôi .

Tóm lại là : ..."Nông cống là vùng khổ nhất ,nếu được mùa bội thu là sẽ có lương thực để ăn sống được, thì hẳn nhiên những vùng xung quanh sẽ khá hơn nhiều ... "

ý bác là vậy phải không Anh Thơ !

-XIN ĐƯỢC CÁM ƠN .  Còn bác nào có ý kiến hay hơn xin cứ khai sáng cho em ạ .
           Em chào chị Anh Thơ chào các bác .Chị AT ạ hai mảng sáng - tối của đất quê hương Nông Cống tỉnh nhà .Em thấy chị sưu tầm được hai bài thơ hay tuyệt .Nhưng em thích nhất là bài thơ trên .Có thể ghi vào ghi nét được đấy .À mà chị ơi đây cũng dạng van hóa phi vật thể ,như ca Trù ,rồi quan họ Bắc Ninh đấy .Em ở Thanh Hóa đến trên mười năm mà không biết bài này .Chỉ biết mỗi câu ,không dám nói sợ các cụ chửi Grin
Anhtho cám ơn Namha7676 chia sẻ sự mộc mạc thân thương của "quê choa". Em cám ơn anh Chiensivodanh về hai bài hát từng là điểm nhấn của tỉnh Thanh bằng giá trị văn hóa "phi vật thể". Mộc mạc chân chất, lúc sâu lắng, lúc sôi động. Càng nghe lại càng nhớ quê hương. Chúc anh mạnh giỏi.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2013, 10:27:10 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #118 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 03:06:28 pm »

Nay không đi đò Quan nữa mà đi cầu vượt khi chưa vào tp Nam Định. Còn gói phần mang về thì bọn mình không lấy, khi ăn cỗ thì thưởng thức món gì mà thấy khác lạ thôi, ví dụ như: chả vừng, mọc...
 Ở đâu cũng có cái riêng mà, xứ LQUAN cũng nhiều cái hay đấy chứ...
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #119 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 09:49:10 pm »

Tình cờ đọc một tờ báo mạng.Có bài viết về một nghịch tử cho mẹ ở chung với lợn.Xin được cóp ra đây để các bác xem và suy ngẫm.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM