Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 06:46:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quê tui rứa nạ.  (Đọc 208194 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #40 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 11:06:23 pm »


Chúc mừng bác nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Mong được đọc nhiều bài có giá trị của bác trên VMH
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #41 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 09:21:53 pm »

Kính chào bác cb479.

Không tổ chức được kỉ niệm ngày nhập ngũ là một sự thiệt thòi cho anh em đồng đội bác ạ.
Tui gửi bác một câu chuyện đáng suy ngẫm trong buổi lễ kỉ niệm 35 năm ngày nhập ngũ.

Bạn suy nghĩ gì sau khi đọc mẩu chuyện sau:

  Trong buổi gặp gỡ này có một người đồng đội để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc không thể nào quên. Anh là người đồng đội cùng xã. Sau khi trở về địa phương với thương tật 21 % anh được hưởng chế độ thương binh 4/4.Nhưng không hiểu sao mấy năm nay anh trở thành người lẩn thẩn. Người ta gọi anh là thằng điên. Đêm đêm anh thường đi lang thang, nhiều lúc không biết đường về.
    Vì biết anh có bệnh nên chúng tôi không thông báo cho anh. Vả lại vợ anh cũng thông cảm với chúng tôi đừng cho anh uống rượu...Nhưng không biết ai nói  với anh mà anh biết ngày 15.11 này, Hội đồng hương Nghi Lộc sẽ kỉ niệm 35 năm ngày nhập ngũ.
   Vậy là từ sáng sớm anh đã có mặt  tại nhà đồng chí chi hội trưởng. Chân đi đất , mặc quần đùi(quần xà lỏn), áo rách, đạp xe đạp đi dự lễ kỉ niệm.....đến hội trường anh bắt  hết tay người bạn này đến người bạn khác. Có người hiểu và thông cảm cho anh nhưng cũng có người nhếch mép cười...
   Anh tìm được người bạn thân cùng hầm chiến đấu với mình thời Lò Gò nay là đại tá quân đội nhân dân Việt Nam..Vị đại tá nắm chặt tay anh nói trong nước mắt:
-   Trời thằng Năm. Mày ra nông nỗi này sao?...
   Tôi thầm nghĩ: Thì ra trong tâm thức của "thằng điên" vẫn còn một  vị trí trang trọng nhất cho tình đồng chí đồng đội. Dù có khi anh không nhớ giờ giấc để về với vợ với con nhưng trong trái tim của anh vẫn không quên được những đồng chí đồng đội đã từng một thời vào sinh ra tử với mình.
   Nhìn thấy cảnh ấy tôi cảm thấy mình thật có lỗi.Anh em trong xã cũng cảm thấy có lỗi với người đồng đội cũ của mình…
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2012, 09:06:06 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #42 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 09:37:40 pm »


Chúc mừng bác nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Mong được đọc nhiều bài có giá trị của bác trên VMH
Cảm ơn lời chúc mừng của bác Tuấn b5
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #43 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 08:48:37 am »

Chào bác Vaphothotu ! Đọc câu chuyện của bác kể, tôi thật sự xúc động và thấy như có cảm giác nhói đau trong lòng! Đúng là anh em CCB chúng đã trải qua các cuộc chiến, đều phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng về những mất mát của những người đồng đội một thời sinh tử. Cứ mỗi lần nghĩ đến một thằng bạn hy sinh, nhìn thấy cánh tay áo, ống chân quần lủng lẳng, một bên con mắt bị lép.v.v...của một đồng đội nào đó. Lòng dạ chúng ta lại thấy nôn nao, hai mắt cay cay và đăng đắng nơi cổ họng... Vào những lúc ấy, tôi chỉ biết thầm mong: giá như...giá như và giá như...!!!
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #44 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:10:42 am »

Chào bác Vaphothotu ! Đọc câu chuyện của bác kể, tôi thật sự xúc động và thấy như có cảm giác nhói đau trong lòng! Đúng là anh em CCB chúng đã trải qua các cuộc chiến, đều phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng về những mất mát của những người đồng đội một thời sinh tử. Cứ mỗi lần nghĩ đến một thằng bạn hy sinh, nhìn thấy cánh tay áo, ống chân quần lủng lẳng, một bên con mắt bị lép.v.v...của một đồng đội nào đó. Lòng dạ chúng ta lại thấy nôn nao, hai mắt cay cay và đăng đắng nơi cổ họng... Vào những lúc ấy, tôi chỉ biết thầm mong: giá như...giá như và giá như...!!!
Em cũng đồng cảm với những trăn trở của anh Dinhlonggiang. Nhưng cũng như thông tin anh Vaphototu kể về người đồng đội sống rất gần mình khi ra kh, thường gặp nhau, sinh hoạt trong một làng xã. Mà đôi khi vẫn bị một số  cá nhân khác chưa từng là người lính chiến, thậm chí có những đồng đội từng kề vai sát cánh trong cuộc chiến tử sinh, nay lại nhìn anh ấy như gánh nặng của xã hội, thậm chí họ còn tỏ ra khinh khi khi đồng đội không còn đủ sáng suốt tỉnh táo vì hệ luy của cuộc chiến. Thật súc động chỗ anh Vaphothotu nhấn mạnh cái tâm thức của anh ấy "Có lúc quên cả nhà cửa vợ con. Nhưng vẫn nhớ đồng đội và vượt đường xa với dáng vẻ "tả tơi" đến với đồng đội ngày kỉ niệm họp mặt" và câu thảng thốt cùng nước mắt cay đắng cảm thông của vị đại tá đồng đội cũ. Em nghĩ câu chuyện này cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh mỗi chúng ta khi suy nghĩ về đồng đội kém may mắn hơn mình khi về với đời thường. Chúc các anh và gia đình mạnh  giỏi.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2012, 05:52:00 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #45 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 10:44:03 am »

Chào bác ĐinhLongGiang.
Thằng bạn tôi trong câu chuyện trên trong thực tế nó còn thảm thương hơn nhiều anh ạ.Nhưng kể làm gì nhiều hả anh. Càng kể càng không vui. Hôm đi dự lễ kỉ niệm 35 năm ngày nhập ngũ, anh ấy đi chân đất, đầu trần, xuống nhà chi hội trưởng xin một đôi dép và một cái mũ cối ...
   Anh chi hội trưởng thương lắm nhưng không muốn để bạn tôi đi. Và người vợ của đồng đội tôi cũng không muốn anh ấy đi.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #46 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 10:49:26 am »

Nghe tên Topic thấy lạ và hay, nên gửi tới bác và mọi người bài thơ mà tôi ưa thích.

Tiếng Nghệ

Nguyễn Bùi Vợi


Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #47 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 02:44:50 pm »

Cảm ơn bác Tuấnb5 đã có chút ân tình đối với xứ Nghệ quê tui.
Tặng  bác Tuấnb5 cùng đồng đội từ điển quê choa. Nếu đồng đội nào có con trai con gấy muốn làm du làm rể xứ Nghệ hãy học thuộc đoạn từ điển sau.

"Con trâu thì gọi là tru
Con giun thì gọi là trùn đó nha
Con gà thì kêu con ga
Còn con cá quả gọi ra cá tràu
Con sâu lại gọi là trâu
Bồ câu thì gọi cu cu đó nà
Con ruồi lại gọi là ròi
Con troi thì gọi con giòi nhớ chưa
Con bê còn gọi là me
Con mọi là muỗi khi nghe đừng cười
Mà cười là choa chửi thẳng tưng
Trốc cha mi khái cạp là đầu bố mày hổ tha

Mả cha là ngôi mộ của ba
Mải Ông cha mi xéo là Ông bố mày cút đi
Muốn ở đất nghệ phải biết chuyên cần
Học nhiều từ ngữ âm vần nghe chưa
Con người thì gọi con ngài
Còn từ ni nữa nói nghe cùng rầy(ngượng)
Mà có nói thì bây mới biết
Hun – hôn, cưa – tán, váy – mấn
Môi – mui, đầu – trốc, ngứa – ngá
Sờ - rờ, nằm mơ gọi là mớ
Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi lỗ to
Khủy chân thì gọi lắc lè
Cơn – cây, Chủi – chổi, gốc – cộc
Sân – cươi, đường - đàng, rú - núi
Nhởi – chơi, lười – nhác, mần – làm đó nghe
Đêm nằm nếu đói đừng lo
Nhảy vô nhà bếp tìm nồi nấu cơm
Ngọ nguậy là cái đũa bếp
Giáp đít là cái rế nồi hiểu chưa
nước – nác, đọi – bát, mươn – bàn
Nướng - náng, luộc – looc, muối – mói
Gói – đùm, chum – vại, rổ - rá
dái dê là quả cà dài
mắm tôm – ruốc, Thóc – ló, ngó - nhìn
Lỡ yêu ngài(người) ở đất quê choa
Thì nên chịu khó học từ nhiều mà cưa"

Tiếng quê tui rứa nạ


« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2012, 07:48:24 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #48 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 07:59:28 am »

Hoan hô anh TuanB5 và cả anh chủ Vaphothotu vì nếu dùng thơ mà dạy từ ngữ địa phương thì dễ nhập tâm và nhớ lâu hơn cả. Qua hai bài thơ do hai anh đưa lên, em cũng học thêm được một số từ mới. hơn nữa quê em "khu bốn đổ ra, khu ba đổ vào" cũng có nhiều từ và ngữ nghĩa như rứa nên em nhanh thuộc và sức cảm nhận nhanh hơn các anh chị miền ngoài. Anh TuanB5 nhắc đến nhà thơ Bùi Vợi, thì em nhớ lại cách nay hơn hai chục năm em có đọc tập "chuyện cười nhà văn nhà thơ" có chuyện Nguyễn Bùi Vợi đọc bài thơ mới của mình viết về khu gang thép Thái Nguyên có câu đại loại "Khu gang thép mờ trong khói tỏa". Vừa dứt thì ông chủ tịch hội vội vàng quay qua hỏi: Chết thật! khu gang thép Thái Nguyên bị cháy hồi nào. Nhà thơ ngỡ ngàng lắc đầu ngao ngán. Ngày ấy em cứ ngỡ nhà thơ Bùi Vợi là người miền ngoài. Nhưng qua bài thơ anh đưa lên hôm qua thì em mới tìm hiểu "Ngài là người Thanh Chương xứ nghệ".Chúc các anh mạnh giỏi.

À quên hỏi, kế hoạch du Nam của thầy tới đâu rồi, có quyết tâm không và Xếp nhà có quyết chưa?
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2012, 02:16:10 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 11:30:42 am »


Bác Nguyễn bùi Vợi không những là đồng hương Khu 4, mà còn là đồng nghiệp với bác giáo vaphothotu nhà ta đấy, anhtho ạ.
 Tiếng nói khu vực này có nét đặc sắc riêng, không thể lẫn. Có phải vì vậy, trong lịch sử văn học nước nhà có khá nhiều nhà văn,nhà thơ có quê quán nơi đây.

Tiếng Thanh cũng có nhiều nét tương đồng, bởi là nơi giao thoa giữa 2 vùng miền. Thỉnh thoảng tôi về Thọ xuân chơi, nghe và tìm hiểu ngôn ngữ vùng này cũng thú vị lắm.
Không hiểu bác vetran có gặp khó khăn gì mõi khi về Thanh không? Nhất là những lần đầu ấy. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM