Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:40:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình - Phần 2  (Đọc 116297 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #190 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 11:00:40 am »

   Sáng sớm dậy lên đại đội chào chỉ huy. Có mỗi chính trị viên ở nhà, anh em bắt tay bắt chân nhau " chúc chú về tìm được công ăn việc làm ổn định, kiếm con bé nào...to mông, rộng háng xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái..."

Sao lại dùng từ này ? làm giảm giá văn phong .
phải thay bằng chữ : "...Ngực nở ,hông đầy ..." cho bớt dung tục .


    Em dùng nguyên văn đấy chứ bác . Lúc đó ở lính thì thậm chí còn ...văng đủ kiểu cơ mà bác !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #191 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 11:01:57 am »

...Hoá ra quân số vét ra quân đợt hai cũng kha khá, phải gần một trăm người chứ không ít. Khi đến sân trung đoàn gần Ban Tài chình đã thấy lố nhố lính cũ, lính mới đang bắt tay chào nhau ầm ĩ ( chẳng biết có thằng nào nhờ mình chuyển lời hay cái hòm về cho em gái không nhỉ ! ) Thôi, cứ vào trả quân trng cho nhẹ đã, tính sau !

Ấn tượng nhất là cảnh các chị, các mẹ bao vây. Các bác lính chiến đừng ngạc nhiên vội nhé, em dùng từ BAO VÂY là quá chuẩn xác, vòng trong vòng ngoài luôn. Tay các chị các mẹ cứ lăm lăm quyển vở với cây bút nhìn rất khí thế đằng đằng, hình như trong vài quyển sổ nào đó cũng có vài chữ ký...của em. Hi hi, có thế lính ra quân mới được dân tiễn chứ !

- Đồng chí ( Linh Quany ) ! - Tiếng gọi vang lên, em lật đật xách quân trang từ tay đồng chí quân y mới chạy đến.
- Kiểm tra ! - Vẫn giọng nói lúc nãy .
- Quần áo, giầy dép, ba lô không phải trả, quân đội cho ...làm kỷ niệm. Đồng chí thiếu một cái chăn. ký vào đây, trừ tiền ra quân.
- Báo cáo anh, em...chẳng may bị mất. thôi anh thông cảm xem có cách nào không, em trả nợ sắp hết tiền rồi, có chút ít về nhà còn liên hoan với bạn bè anh trừ nốt thì hết ạ.
- Hừ ! May cho ông, có thằng trước đầy đủ, ông lấy cái kia mang ra góc chặt làm đôi đi, tôi ghi cho ông một nửa thành một cái ( lầm bầm : Mẹ các ông mang hết ra quán đổi rượu, chăn rách hôi mù ...chó nó lấy. ông nào cũng kêu y như nhau ! )

Lĩnh tiền bên bàn tài vụ xong, lập tức có mấy tiếng gọi em...tha thiết :
- Chú ( cháu ) Linh Quan y ơi, chị ( cô ) đây này, ra đây đi.
Vâng, tất nhiên rồi ! chuyện có vay có trả, về sau khỏi phải mỗi khi kể chuyện áy náy với con cháu và anh em trên VMH chứ nhể. Em nợ cũng ít lên cũng còn chút, có chú thấy mặt buồn xo, hỏi sao ra quân về với mẹ mà trông mặt mày như...ngâm thế " Em...không đủ tiền bị chủ quản giữ mẹ nó giấy tờ rồi anh ạ. Về lại phải xin xỏ tiền ông bà già lên chuộc, chán quá " , " Thôi, ăn trước trả sau, cũng là đóng góp cho nền kinh tế quanh khu vực đóng quân chút, hút điếu thuốc cho vui đi xong rồi về "/

Vẫy mấy anh em đồng hương quen mặt nhưng chưa quen tên, toàn lính đi sau,( bọn đi cùng về trước một năm hết rồi ) ra một góc. chạy vào căng tin mua chai rượu, cây thuốc thơm, một chai co ca nhựa 1,25 lít cùng mấy gói đậu phộng, lạc rang linh tinh mang ra đổ chai rượu trộn cùng cô ca ( rượu căng tin mua dân vùng này nấu bằng sắn uống không khó lắm ). Vứt cho mỗi chú bao thuốc, đổ rượu ra cái nắp ca anh em quay vòng chào nhau. Tạm biệt chúng mày, cố gắng chờ ngày này như anh, đừng thấy khó khăn đảo ngũ nhé !

Mấy chú vệ binh đi qua gườm gườm. Nhìn gì thế, có thích thì vào đây làm vài ngụm. đừng tinh tóp thế. Trâu bò hết vụ rồi các chú khỏi phải quan tâm đi, anh em tôi chia tay nhau í mà. Không uống thì biến nhé, cứ đứng nhìn bực lắm !

Được một lúc thì có mấy chiếc xe ca vào. Cán bộ gọi tên theo từng tỉnh lên xe, quá lịch sự, đi cũng xe, về cũng xe. Quân đội muôn năm ! lên xe mới biết cả có mấy chục chú cùng tỉnh nhưng khác huyện. Hỏi thăm mới biết không thằng nào bị giữ giấy ra quân. Quá tốt các đồng hương ạ !

Xe chuyển bánh ra khỏi cổng trung đoàn, nhìn thấy chú vệ binh lúc sáng mới sực nhớ ra, định vứt vào vọng gác cho bao thuốc, sờ thì thấy hết. Mà thôi, kệ đi . Vĩnh biệt trung đoàn, Vĩnh biệt quân đội !

Anh em bắt đầu cất vang tiếng hát, lộn xộn, nhức cả đầu nhưng vui, chả gì chúng nó cũng hoàn thành nhiệm vụ ra quân về quê không ai chê trách, biết đâu trong số này có thằng làm chủ tịch xã, hay xã đội trưởng ấy chứ !

Xe đi cũng nhanh, đã vào tỉnh nhà, đến thị đội lúc 2h chiều, anh cán bộ đi trả quân nói " chú thông cảm, tự vào báo cáo với thị đội giúp anh, mỗi mình chú ở thị xã nên anh không vào, còn đưa bọn này về các huyện, sợ không nhanh tối mất ". Vâng, chuyện nhỏ anh ạ. Bụng đói meo, thôi cứ về nhà cái đã, nộp sau, ra quân chứ có phải tuột xích đâu mà sợ !


Hết !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #192 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 11:15:14 am »

 Sao mới bắt đầu đã hết , cái đoạn xuất ngũ về địa phương ,vật vã đi xin việc làm khó khăn thế nào sao không nói ,rồi qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai . nào là tình yêu đơn phương của người lính , nào là hạnh phúc bên người vợ mới cưới , hoặc : "đêm tân hôn hồi hộp - cái đêm hôm ấy đêm gì ? ...."  còn chủ đề những khó khăn của người lính khi trở về gia đình . bạn viết nhiều đi - hoàn cảnh mỗi người mỗi khác đấy chẳng ai giống ai . kẻ ăn không hết người lần không ra ..... cứ như rứa mình làm tới .
Logged

Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #193 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 02:27:09 pm »

Sao mới bắt đầu đã hết , cái đoạn xuất ngũ về địa phương ,vật vã đi xin việc làm khó khăn thế nào sao không nói ,rồi qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai . nào là tình yêu đơn phương của người lính , nào là hạnh phúc bên người vợ mới cưới , hoặc : "đêm tân hôn hồi hộp - cái đêm hôm ấy đêm gì ? ...."  còn chủ đề những khó khăn của người lính khi trở về gia đình . bạn viết nhiều đi - hoàn cảnh mỗi người mỗi khác đấy chẳng ai giống ai . kẻ ăn không hết người lần không ra ..... cứ như rứa mình làm tới .

    Hì ! thế thì em phải lập một Toppic khác bác CSVD ạ . Vì đây là chuyện của những lúc còn trong quân ngũ , nếu một mình em độc diễn thì hết phần tài nguyên các bạn Lính thời bình khác . Thời bọn em về sau cũng không đến nỗi phải suy nghĩ nhiều như các bác CCB , thời đó ra quân kiếm việc nuôi thân cũng dễ , chỉ cần có tý sức khỏe làm bất cứ việc gì cũng được, cũng ra tiền ( không nhiều nhưng đủ sống ) . Đất nước kinh tế đang phát triển, xây dựng nhiều nên đa số anh em về chưa đi học hành gì đều làm...thợ xây !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #194 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 11:03:37 am »

Thợ xây với phụ xây là 2 khái niệm khác nhau đó lính quân y ơi .( người sài gòn gọi là thợ Hồ và Phụ HỒ .)  Nếu có tay nghề xây gạch thì được trả lương 300 nghìn/ngày thời điểm hiện tại . còn phụ xây chỉ bưng bê hồ cháo thì hưởng 200-250 nghìn /ngày 8 tiếng .

cầu mong cho lính nghĩa vụ xuất ngũ có nghề thợ xây cho cuộc sống đỡ khó khăn .
Logged

Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #195 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 11:15:12 am »

Thợ xây với phụ xây là 2 khái niệm khác nhau đó lính quân y ơi .( người sài gòn gọi là thợ Hồ và Phụ HỒ .)  Nếu có tay nghề xây gạch thì được trả lương 300 nghìn/ngày thời điểm hiện tại . còn phụ xây chỉ bưng bê hồ cháo thì hưởng 200-250 nghìn /ngày 8 tiếng .

cầu mong cho lính nghĩa vụ xuất ngũ có nghề thợ xây cho cuộc sống đỡ khó khăn .

   Nói đúng hơn chủ yếu là phụ xây bác ạ. Nói thật là người miền núi bọn em trình độ anh em chủ yếu toàn học đến hết cấp II là cùng, một số người dân tộc thiểu số thậm chí còn ...biết mỗi ký tên ( Đó là ngày trước chứ bây giờ thì khác nhiều lắm ) Cho nên đi làm những công việc kỹ thuật cũng khó tính toán. Em về cũng đi làm mọi việc lao động chân tay mãi, thi rớt lên rớt xuống rồi may cũng có ngày đậu học vào trường chuyên nghiệp . Nghĩ lại những năm đó đi khắp nơi , thậm chí vào cả SG tìm kiếm tương lai mà bây giờ mới thấm !

   Em cũng tâm sự chuyện sau khi ra quân ở đây : http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?449-Khi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%C3%ADnh-th%E1%BB%9Di-b%C3%ACnh-tr%E1%BB%9F-v%E1%BB%81/page2
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2013, 11:25:45 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #196 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 02:48:33 pm »

   Xem các bác được ra quân tôi lại nhớ lại thời mình. Chẳng biết câu thơ sau có từ bao giờ khi cầm tờ quyết định lờ mờ bằng giấy đen đen bẩn hơn giấy gói hàng bây giờ, anh em tôi ai cũng lẩm nhẩm đọc:
    Cầm vàng thì sợ vàng rơi,
    Cầm tờ quyết định đời đời ấm lo
.
  Chẳng biết ấm lo đâu nhưng về nghề ngỗng chẳng có, kiếm miếng ăn méo hết cả mặt Grin
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #197 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 10:47:03 am »

   Xem các bác được ra quân tôi lại nhớ lại thời mình. Chẳng biết câu thơ sau có từ bao giờ khi cầm tờ quyết định lờ mờ bằng giấy đen đen bẩn hơn giấy gói hàng bây giờ, anh em tôi ai cũng lẩm nhẩm đọc:
    Cầm vàng thì sợ vàng rơi,
    Cầm tờ quyết định đời đời ấm lo
.
  Chẳng biết ấm lo đâu nhưng về nghề ngỗng chẳng có, kiếm miếng ăn méo hết cả mặt Grin

Sau này đến bọn em vẫn còn câu thơ này bác Hồng ạ !

Nếu là người lính bình thường thì ra quân không vấn đề gì lớn lắm. Nhưng những người lính thời chiến các bác thì tuổi xuân và sức khỏe đã trôi qua rất nhiều ở chiến trường rồi. Lúc xuất ngũ tình cảnh rất khó khăn, quanh khu nhà em một thời toàn thấy bộ đội đi bốc vác các bến Tàu bến xe hay bãi vàng . Cuộc sống thật khó khăn khi chẳng có nghề ngỗng gì ngoài biết cầm cây súng. May mà có một chính sách các bãi trông xe ở chợ ưu tiên cho thương binh trông, các bác ấy cũng đỡ khó khăn rất nhiều .

Khổ nhất các bác sĩ quan ( mấy ông chú nhà em cũng nằm trong diện này ) có người được xuất khẩu lao động ra nước ngoài thì đỡ , còn không thì khóc dở mếu dở . Nên có bài vè " Đầu đường đại tá vá xe....." . em nhớ một thời viện quân y 106 có một loạt bệnh binh bị trầm cảm , đó là các bác chuẩn bị cầm lệnh xuất ngũ , suy nghĩ nhiều quá phát bệnh ra.......
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #198 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 10:45:29 pm »

.........

Nếu là người lính bình thường thì ra quân không vấn đề gì lớn lắm. Nhưng những người lính thời chiến các bác thì tuổi xuân và sức khỏe đã trôi qua rất nhiều ở chiến trường rồi. Lúc xuất ngũ tình cảnh rất khó khăn, quanh khu nhà em một thời toàn thấy bộ đội đi bốc vác các bến Tàu bến xe hay bãi vàng . Cuộc sống thật khó khăn khi chẳng có nghề ngỗng gì ngoài biết cầm cây súng. May mà có một chính sách các bãi trông xe ở chợ ưu tiên cho thương binh trông, các bác ấy cũng đỡ khó khăn rất nhiều .

Khổ nhất các bác sĩ quan ( mấy ông chú nhà em cũng nằm trong diện này ) có người được xuất khẩu lao động ra nước ngoài thì đỡ , còn không thì khóc dở mếu dở . Nên có bài vè " Đầu đường đại tá vá xe....." . em nhớ một thời viện quân y 106 có một loạt bệnh binh bị trầm cảm , đó là các bác chuẩn bị cầm lệnh xuất ngũ , suy nghĩ nhiều quá phát bệnh ra.......
  Vâng những ngày ấy thật khó đối với tôi và rất nhiều người như vậy. Thật khó để xin một công việc có thể nuôi sống bản thân. Có nhiều lúc cùng quẫn tôi đã nhét hai gói  thuốc phiện trọng lượng 1kg vào nách mang đi bán mong  kiếm lời để có cái cho vào bụng. Lúc nó nóng lên chảy mền ra, chực tụt ra thật khó chịu vẫn lò mọ cắm cúi lùi lũi đi. Chuyến buôn bán ấy không thành công, chẳng ai  mua của tôi, có người mua thì trả giá quá thấp thế là tôi mang về trả,  nghĩ mình không thích hợp với công việc buôn bán này. Cũng may, nếu phi vụ ấy thành công thì không biết cuộc đời tôi sẽ đi tới đâu nữa Huh
  Hôm nay đã là 13/3, mấy hôm nay cứ nhớ tới ngày 14/3 năm 1988. Cái ngày mà bọn giặc tầu đã xả súng vào các chiến sĩ công binh hải quân ta. Những con người tuổi mới đôi mươi đang vác đá xây dựng đảo Côlin và Gạc ma. Các anh làm gì có được vũ khí để tự vệ như chúng tôi, các anh ngã xuống.....tức tưởi. Cầu mong cho linh hồn các anh siêu thoát, mong các anh cùng biển trời phù hộ cho bộ đội và ngư dân ta luôn may mắn vượt qua khó khăn và kẻ thù.
Logged
tuanquoc19
Thành viên
*
Bài viết: 103



« Trả lời #199 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2013, 12:42:27 am »

Bạn vanhaubg có ý chí giống mình thật. Mình cũng đang là sinh viên năm cuối ngành Chế tạo máy, dự định tháng 8 này làm một suất NVQS rồi nếu có "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" thì xin được ở lại phục vụ kỹ thuật trong quân đội. Nhưng mà sự đời lắm cái trớ trêu: bị hư hết một cái răng, dẫu biết mất răng sẽ bị khó có cơ hội mình vẫn đăng ký đi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM