Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:34:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình - Phần 2  (Đọc 116691 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #160 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2013, 11:31:34 pm »

   Mình buồn cười vì bạn Thanh 63 dùng từ "cái bang",thời 79 tổng đọng viên đúng thế thật đấy,mình nhận tân binh mà thương quá không chỉ ở ngoài bắc đâu,trong đó đoàn sông bé,đoàn quảng nam-đà nẵng cũng đeo bồng à,vaò trinh sát cho cắt rừng đúng một trận đi đời luôn,mình phải lên quân nhu tiểu đoàn xin cho bao tải đựng gạo chỉ xanh dùng tạm,lúc nổ súng các em chỉ lo tìm ba lô pốt vứt lại,mà ba lô của pốt là hàng quân nhu TQ có đủ các loại:ba lô con cóc thì mọi người biết rồi,loại để tải gạo,tải nước thì không có cóc,trong tráng nhựa,to hơn,về tinh ý lúc xếp đồ trong ba lô,bọn mình để nặng dưới cùng,cóc ba lô yêu tiên để đạn và cơm nắm,phía giáp với lưng nếu của tầu thì có tráng nhựa chống mồ hôi thấm vào,của quân khu ta thì bọn mình để cái mảnh vải mưa hay tăng không quần áo ướt hay ẩm,về sau bọn mình hầu như chẳng còn quân trang nên cho bớt tượng gạo vào trong hành quân cho gọn nhẹ,có thời mình tắm xong nấp vào bụi cây chờ quần áo khô mặc vào,có hôm đang nấp gặp anh Ngọc đồng hương (Cát linh) lính hỏa lực,anh về lấy bộ mới cho mình,đau nhất năm 79 đi trinh sát phía tây bắc lộ 68+Sầm rông giáp biên giới Thái,lúc này tình hình khu vực này rất căng thẳng,pốt bao vây cô lập các trận địa chốt của ta,trên điều chúng tôi chuyên gia đánh vận động,thế là trinh sát bọn tôi đi trước tím cứ lõm để đưa bộ binh vào đánh,gặp anh em chốt họ nói:"suốt ngày nằm trong công sự,cứ ra khỏi phum là đụng tụi pốt,chúng thách ta ra khỏi chốt chơi",khi bọn tôi xuất đi trinh sát họ đếm,để xem lúc về còn bao nhiêu,Tuấnb lúc đấy vẫn còn mới nên được ưu tiên đi tối ngày vừa về lại đi hướng khác đến nỗi còn mỗi một bộ được phát từ quân khu 3,mà áo còn vạt trước vì có bao xe đạn che,quần rách hết lúc đầu là đầu gối rồi hai ống tả tơi,te tua,cuối cùng cắt đi thành quần cộc,một hôm mình nhận nhiệm vụ từ anh Ánh tham mưu phó trung đoàn để ngày hôm sau đi tiếp,lần ấy trong mình xuất hiện một cuộc đấu tranh tư tưởng rất quyết liệt,chán trường,bởi khổ quá cả tháng cơm nắm với muối trắng đến một chút bột ngọt cho vào nước muối cho đỡ mặn cũng không,mà nếu lính trinh sát bọn tôi muốn đảo ngũ thì quá đơn giản (đã có nhiều trường hợp),một chạy sang Thái(địch) rồi xin tỵ nạn nước thứ 3,hai cắt rừng chốn về tuyến sau (ra dân) trào lưu này rất nhiều hiện hữu đến tận bây giờ,ba là chấp nhận hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng hy sinh bất cứ lúc nào(thường là mất xác),mình nằm trên võng nhắm mắt mà đâu có ngủ,đầu óc suy nghĩ lung tung,và rồi mình chọn phương án thứ 3 chơi chết bỏ vì gia đình,ngày hôm sau mình đi làm nhiệm vụ rất thoải mái,thoải mái đến nỗi mấy năm trước anh Đức ngầu tác chiến tiểu đoàn hiện ở trong Sài gòn ra Bắc có nhắn tìm mình,lúc mình cùng mấy bạn đến anh chỉ mình :" Tuấnb phải không em",tôi hỏi sao anh nhận ra tôi sau 30 năm,anh bảo tôi thay đổi hoàn toàn,anh chỉ nhận ra em mỗi nụ cười,cái nụ cười trong gian khó khói lửa nó đã theo anh suốt,kỳ lạ anh chẳng thấy em buồn,anh Đức bị thương trận Am pin tháng 4/79 được chuyển về 7A và thành người Sài gòn từ đó,đến hôm đấy mới gặp lại.
  Tôi quay lại chuyện quân trang,quân trang thời mình cũng không còn gì mà như bác Hong c9d3e866 là đồ vải phin Nam định,nhưng cũng hơn 79,80.Sau vào chiến đấu nhận quân tranh QK7 thì khá hơn nhất là hàng ngụy tồn,lúc chiến đấu lấy đồ của pốt xài,chỉ có giầy cao cổ QK7 thì tệ hết chỗ nói,đôi nào không há mõm thì vải rách,cây rừng xiên cả vào chân,về sau tôi kiếm được đôi của pốt,giầy TQ thôi thì trên cả tuyệt vời đến lúc vải mòn đi rách ra mình vẫn tiếc không nỡ bỏ,nó giúp mình chạy nhanh mỗi khi trinh sát đụng địch.
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #161 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2013, 04:47:55 pm »

  Hóa ra balo mà tôi đã thấy được gọi là cái bòng  bác Thanhh63 cũng được cấp  nhưng không mang nổi ra tới Bắc thái. Không biết ai đã phát minh ra thứ ấy không biết. Chẳng bằng cái bao tạ sọc xanh của bác Tuanb, bền và hữu dụng hơn. Có lần đã lâu tôi  vào 1 đơn vị quân đội chơi thấy cổng doanh trại có hình chụp anh lính 2 chiều để cạnh một tấm gương lớn để cho bộ đội kiểm tra lại quân phục trước và sau khi ra ngoài doanh trại. Tôi thầm liên tưởng tới thời của mình, mấy năm quân ngũ, tôi chẳng hình dung ra mình ra sao. Mặc dù lúc nào cũng nhắc đùa nhau : phải quân dung tươi tắn, quân phục chỉnh tề, nhưng bọn tôi thì quần áo lôm nhôm. Có lần tôi phải đứng nghiêm báo cáo với một bác ở huyện đội Võ nhai là chúng tôi là dân quân du kích đi phối thuộc với bộ đội Grin. Nếu mà thời ấy mà được trang bị gương có lẽ tôi cũng thủ tiêu nó luôn cho đỡ phải thấy toàn thứ quái dị.
  
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2013, 11:19:24 am gửi bởi hong c9d3e866 » Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #162 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2013, 04:36:02 pm »

MỘT KIỂU KIẾM TIỀN

Khi bộ đội còn chưa kịp quen với môi trường quân ngũ, đêm thứ 2 của đời lính, trung đội sinh hoạt, trung đội trưởng chỉ hệ thống dây phơi, móc áo trong đại đội nói :
- Khi các đồng chí chưa vào, đồng chí Thành ( đại đội phó chính trị ) đã bỏ tiền ra mua dây kẽm, mắc áo, vôi ve để các tiểu đội trưởng củng cố lại doanh trại, đón các đồng chí vào. Bây giờ chúng ta góp tiền lại để trả cho đồng chí Thành. Các đồng chí có đồng ý không ạ ?

Lính mới vào, thằng nào cũng đang sẵn tiền và tất nhiên là không ai nói không đồng ý. Lúc đó em cũng như bạn bè, chẳng biết gì, bảo đóng góp thì đóng góp, nhưng ở lâu mới biết, chẳng có đồng chí nào bỏ tiền túi ra để xây dựng đơn vị cả. Những hàng dây phơi, vôi ve, móc áo ... hoàn toàn là của khóa lính đi trước đóng góp để lại cho đơn vị và đàn em. Số tiền mà tụi em đóng đó không được dùng vào việc chung, càng không được chuyển lên cấp trên, nó nằm lại ở đại đội. Sau này cũng còn nhiều lần đóng góp, nhiều chuyện đóng góp rất vô lý nữa được nã vào đồng phụ cấp còm của bộ đội. Em đi học, ra trường về đơn vị khác công tác vẫn thấy có hiện tượng đó. Lúc ấy nghĩ thấy coi thường những người làm việc đó, nhưng giờ nghĩ lại chỉ thấy tội nghiệp. Tội nghiệp cho lính bị " xin đẹp ", chẳng vui vẻ gì vẫn phải móc túi ra. Tội nghiệp cho những người " đi xin đẹp " bộ đội, họ chẳng biết làm gì ra tiền, cho nên phải đi " canh tác " trên túi tiền chiến sĩ. Hiện tượng ấy chẳng biết có từ bao giờ, nhưng khá phổ biến, cũng chẳng biết đến bao giờ mới hết.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #163 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2013, 08:38:50 am »

   Thật buồn khi  kiểu "canh tác" ấy đã len vào quân đội thời bác. Tôi cứ nghĩ chỉ các cấp ở các cơ quan quản lý nhà nước mới "đầu tiên" xong  giải quyết công việc. Thời lính bọn mình khác, chưa có việc cày cuốc trên chính đồng đội mình. Tôi còn nhớ rõ, nhiều lần chúng tôi được cấp phát tiêu chuẩn lễ tết hoặc bồi dưỡng  nhiều người không về ăn được, họ vĩnh viễn không về  nữa hoặc may mắn là được đưa tới các bệnh viện. Chúng tôi những người còn lại không ai động đến đồ đó. Trước khi di chuyển bọn tôi cho tất vào các vỏ ống liều DKZ hay thùng đạn rỗng trong đó có một mảnh giấy ghi vội " Đồng hương nào tìm thấy cứ dùng đây là lương thực, thực phẩm an toàn của C9D3E866F31QD3 để lại" có lúc cũng chẳng kịp ghi. Bác quản lý C tôi ngày 22/12/78 còn bị xét chậm chuyển chính thức đảng do thương bộ đội có nói :" Phát hết cho chúng nó ăn không chết lại éo ăn được đâu... " lúc ấy mới biết thật thương nhau.
   Thôi thì gắng sống chung với lũ, chắc là đây là đơn vị huấn luyện phải không bác Cựu? Huấn luyện xong về đơn vị khác phải không bác.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #164 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2013, 09:54:29 am »

   Đúng là khi huấn luyện tân binh thì mọi chuyện cũng tương đối phát triển theo tình huống trồng trọt, canh tác . Các đơn vị sau này thì ít hơn bác Hồng ạ vì lúc đấy lính cũng ...rách lắm .

   Lính thời chiến các bác thì muốn về thăm nhà nhiều khi phải ...tự cắt phép một chút hay tranh thủ nhưng bọn em sướng hơn vì nhiều khi chỉ huy gợi ý ...cho về nhà !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #165 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2013, 12:17:06 pm »

Xin chào các bạn lính thời bình . Ta cùng ôn lại chuyện ăn tết của lính các bác nhỉ .
Hồi đó 1984 tôi được đón cái tết đầu tiên của đời chiến sỹ . Ngày tết đơn vị lo đủ mọi chuyện để anh em đón xuân :từ bánh chưng , giò chả , rượu , mứt ,v.v...không nhiều , nhưng cũng đủ vui trong 3 ngày tết . Ngày tết ở vùng cao thật giản dị , quanh ra quanh vô , chỉ thấy núi với đồi.
Trước tết đơn vị cử một lính HN về mua văn phòng phẩm .Một cậu truyền đạt được E trưởng thưởng phép .  Ngày tiễn 2 ông đồng hương ra ga phố Lu , mà lòng bồn chồn , mấy tay lính 1983 quê HN ngoắc nhau : hẹn gặp ở Thủy tạ nhé .HIC.
Chiều 30 tết ông Hồng C trưởng gọi tôi lên nhà chỉ huy , Ctr nói với tôi : cậu liên lạc của ban quân lực E về tranh thủ ,  cậu sang giúp đc trưởng ban , khi nào cậu LL lên , thì cậu về thăm gia đình.  Tôi mừng qúa , nhảy chân sáo lên E bộ .Mọi ngày con đường sang E bộ xa là vậy - mà hôm ấy tí tẹo đã tới ?
Mấy ngày tết tôi chỉ làm một việc là trực điện thoại , và xuống bếp trung đoàn lấy cơm về , đc trưởng ban QL đi chúc tết các đv lu bu, tôi đành ăn tết một mình ...
Rồi mấy ngày tết cũng qua mau , hôm cậu liên lạc lên , tôi mừng quýnh , đc trưởng ban đưa tôi tờ giấy giới thiệu của ban cử đc NHĐức đi mua đồ dùng VPP , nơi đến : Hà nội .!
Tôi ra ga phố Lu mua vé về HN .Sáng 15 tháng giêng tôi về tới ga Hàng cỏ  . Sau khi về nhà , ăn cơm cùng gia đình , hôm sau tôi đạp xe lên nhà 2 ông bạn lính TT c18 , chúng tôi ngồi tâm sự với nhau ở Thủy tạ , chụp vài kiểu ảnh - kỷ niệm cái tết đầu tiên của người lính . Chỉ tiếc là chất lượng giấy ảnh khi đó kém - nên đến giờ các bức ảnh nhạt nhòa hết cả , chỉ còn lưu giũ trong tâm thức mà thôi .
Thân ái.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #166 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2013, 07:18:23 pm »

   Tuấnb nhớ cái tết gọi là tương đối hòa bình trên đất bạn,ngoài trợ cấp ở trên,anh em cũng cải thiện được chút,bia với thuốc lá thơm thì không có,chứ rượu với thuốc dê,thịt lợn,gà "tăng gia" được,thế nhưng mượn rượu giải nỗi nhớ nhà da riết,đúng như các cụ có dậy "khi vui ngắm núi mà vui,khi buồn nhặt trái sim rơi đỡ buồn",lính cũ bọn mình rượu xong,tranh thủ viết thư hay chạy đi vào dân em út tán gẫu,hoặc tìm đồng hương dăm câu phải trái,lúc trời xế chiều mình đi hội ý giao ban về,thấy tám ống lính vừa bổ sung về,mỗi ông một xó khóc làm mình cũng suýt mủi lòng,mình tranh thủ giao ban trung đội và tập trung toàn bộ cho anh em sinh hoạt văn nghệ chờ đón giao thừa,thìa,xô,nắp vung các tướng thi nhau gõ hết nhạc đỏ sang nhạc xanh....chiêu này cũng được,anh em nghe chúc tết xong về mệt nên ngủ chứ không sụt sùi
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #167 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2013, 04:46:01 pm »

    Tết năm đầu tiên em ăn Tết quân đội cũng nhiều kỷ niệm. Nhà nước cho tiêu chuẩn 6 người một chai rượu vang Thăng Long ( chẳng thằng nào uống cả ) thuốc lá, bánh kẹo đầy đủ, bánh trưng hai người một cái . Mới đầu có vẻ thấy ít nhưng sau này hóa ra lại nhiều vì theo quy định chỉ có 1/3 quân số về ăn Tết còn lại 2/3 trực nhưng rồi đủ kiểu, đủ cách chỉ còn lại chưa đầy 1/3 quân số ở lại . Đương nhiên là bọn em hưởng hết tiêu chuẩn của các chú về. Mang thùng rượu vang ra đổi lấy can rượu trắng, giữ lại mấy chai sợ chỉ huy trung đoàn xuống chúc Tết thì mang ra mời .

   Bệnh binh trạm xá C 24 không hiểu ngày thường đi lại lò dò , dặt dẹo thế mà đến tối 30 cũng chuồn gần hết . Xe cộ ngày ấy không dễ như bây giờ , đến 4h chiều là hết xe thế mà có ông đi về được nhà mới tài  Grin.

   Năm đó vùng núi Tây bắc rét buốt , tê tái . Tết lính vẫn thay nhau gác vì cái bếp treo thịt cùng đồ nhu yếu phẩm cho ngày Tết không có cửa, sợ bác nào ngoài dân nhập nha vô khuân hết thì cả đơn vị chỉ còn nước ...uống nước suối, được cái ai đến phiên mà say rượu thì cứ ôm cái chăn kê phản nằm ngang cưả  mà ngủ, vô tư không sợ chỉ huy phạt.

   Đêm giao thừa, mấy anh em buồn quá rủ nhau ngồi ...đan quạt. Phụ cấp được lính hai tháng liền, hồi đó em quân hàm H2 được những 67.000 đ/ tháng. Giao thừa mấy anh em mang rượu ra uống, vài đồng chí lính mới thấy im im, chắc nhớ mẹ chui vào góc nào đó ...chảy nước mắt . Đang buồn thì tự dưng nghe đoàng...đoành ngay đỉnh đồi gần đơn vị, lúc sau vệ binh xuống yêu cầu mở kho súng kiểm tra . hóa ra mấy ông tướng không rõ đơn vị nào lấy trộm súng lên đồi bắn . Chỉ huy bực lắm vì mới đầu năm đơn vị đã bị lục soát nhưng không tìm ra ai cả ....
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #168 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2013, 01:32:55 am »

  Bác Linh Quany đường binh nghiệp thăng tiến chậm quá, trong 1 năm mới lên mỗi H2. Tôi mấy năm làm lính tới khi về đã có tận 2 sao, nếu lạc sang Mĩ ối thằng đứng nghiêm chào Grin
  Tết sắp tới, thấy các bác nhớ chuyện ăn tết đầu tiên mà tôi thấy trí nhớ mình thật tồi. Tết đầu tiên chẳng biết đón tết ở đâu, thấy bác Tai_liênson nhắc là ở ngã 3 Ô răng âu D bác ấy ngày 28 âm lịch có gói bánh trưng nhưng chưa kịp luộc thì hành quân gấp. Cái ngã 3 ấy thì mình quá rõ mà chuyện đón tết thì tuyệt nhiên không nhớ gì, chết thật Grin
 Cái tết thứ 2 thì bọn mình cũng có rượu, thịt và chuẩn bị kỹ lắm. Nhưng tới lúc giao thừa cả D lại báo động "chiến đấu" chiến lợi phẩm thu được là khẩu 12,7mm của đồn công an huyện Võ nhai vì họ dùng khẩu súng đó bắn đón giao thừa. Mất toi đêm giao thừa của bọn tôi vì phải chạy hộc tốc dốc bơ tới tận gần sáng, rượu vào đắng ngắt Grin
  Chẳng biết bác Cựu tết đầu có "mếu" nhớ u không  Huh Grin
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2013, 08:48:14 am gửi bởi hong c9d3e866 » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #169 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2013, 11:25:19 am »

  Đầu xuân năm mới ! Em chúc toàn thể các bác CCB, các bạn Lính thời bình cùng gia đình năm mới dồi dào sức khỏe . Gia đình hạnh phúc và An Khang -  Thịnh vượng !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM