Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:53:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Nguyên môt thời để nhớ  (Đọc 53273 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #40 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2012, 11:03:05 pm »

Cái chết của bạn em có đôi chút khó hiểu. Nó chỉ huy một tiểu đội đi làm kinh tế, trồng cột điện thoại cho bưu điện. Không biết bên bưu điện khảo sát thế nào mà thiết kế đường điện thoại đi sát đường dây 500 kv. Đường dây điện thoại chúng nó trồng đi qua một sườn đồi, đoạn đường dây điện cao thế ở đó võng xuống khá thấp, khi cả tiểu đội dựng cây cột điện lên thì cốt thép của cột điện thoại quẹt vào dây điện cao thế, điện phóng xuống, cả tiểu đội xỉu tại chỗ, chỉ mình nó còn tỉnh táo hô mọi người chạy đi, nó chạy ra được khoảng 20m mới ngã xuống, và nó là thằng duy nhất phải chết. Cây cột điện đổ nghiêng nhưng may mắn là một phần đã lọt xuống hố nên không đổ xuống đất, nếu không sẽ có thêm hai ba mạng người nữa chết oan. Sự việc diễn ra đúng lúc trung đoàn trưởng đang đọc báo cáo thành tích trên quân đoàn. Rất nhiều quyết định khen thưởng bị hủy, đại đội, tiểu đoàn và trung đoàn năm đó bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Tiểu đoàn em năm đó chết 3 người. Mấy năm rồi em cứ nhắc mình về quê thì ghé nhà nó thắp cho nó nén hương, thế mà chưa lần nào làm được. Không biết gia đình nó được hưởng chế độ gì không ? Đến giờ, em vẫn thấy mạng thằng lính là bèo bọt.

Ngày tại ngũ, mỗi lần ra thị trấn chơi, ghé vào một hiệu sách, thấy hai cô gái mở máy tính gõ pặp pặp, trao đổi với nhau về một chương trình Anh văn mà em thấy thèm, lúc đó em nghĩ, chắc mình không bao giờ có cơ hội đó. Nếu ở lại quân đội thì phải học kỹ chiến thuật để huấn luyện bộ đội, học tiếng dân tộc để đi dân vận, còn ngoại ngữ và vi tính giữa cao nguyên này, trong môi trường này chẳng để làm gì, nó giống như việc tậu du thuyền trên núi vậy.

Mấy tháng trước, thằng bạn học bê phó điện cho em, nó khoe 10 năm nữa là tao được về hưu rồi, bây giờ lương trừ hết chi phí cũng còn được 5 triệu, nó "chạy" được về sư đoàn khung ( giống sư 31 ở quân đoàn mình), cũng gần nhà, thế là khỏe. Đời chẳng phải lo gì nữa. Nếu em ở lại, có thể 10 năm nữa em cũng được cầm sổ hưu rồi, nhưng em chưa bao giờ tiếc vì điều đó. Cách đây mấy năm, những lần thất nghiệp dài dài tưởng phải đầu hàng số phận, có đôi lúc em chợt tự hỏi : nếu ở lại, bây giờ mình đang làm gì nhỉ ?
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #41 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 06:58:54 pm »

   Sự lơ là của chỉ huy,sự chủ quan của tập thể tiểu đội dẫn tới cái chết thương tâm của bạn em, thật oan uổng. Làm được bao nhiêu tiền có lớn bằng mạng người không. Mà tại sao vẫn liều làm dưới dây cao thế chùng nhỉ, nhiệm vụ nhưng cũng phải biết cân đo chứ.
   Dạo ấy ở đơn vị anh cũng chập điện cháy,trung đội trưởng hô hào múc nước tưới lên,lính tráng nháo nhào múc nước,anh đi chơi về thấy thế bảo cắt điện khẩn trương,trước khi tưới nước ,anh em thì cởi trần đi chân đất,may thay nếu không tai họa sẽ khôn lường.
   Đơn vị nào ,lính thời bình này cũng có người chết. Chết vì  đi chơi qua suối  cạn, trượt chân không biết bơi, chết vì điện giật ,vì đi cuốc cỏ mìn nổ, chết vì cây đập .v.v. Bạn em chết trong khi làm nhiệm vụ,chắc gia đình cũng được hưởng chế độ liệt sĩ chứ. Mà em lần sau về cũng phải đến nhà người đồng đội xấu số đó,trước hết là thắp hương cho bạn,sau nữa là thăm gia đình họ chứ. Chưa hoàn thành nhiệm vụ Cương à !
   Năm trước anh đi đưa giấy mời gặp mặt đồng hương kỷ niệm ngày nhập ngũ,tới xã đó hỏi,dân làng họ nói : "anh đó chết rồi anh ạ". Thật ngạc nhiên và cũng thật buồn. Từ ngày ra quân tới giờ  bao nhiêu người đã phải ra đi. Đọc diễn văn khai mạc gặp gỡ năm nay anh cũng phải dành mấy dòng để nói về họ.
Cuộc sống cũng thật trớ trêu.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2012, 09:11:21 am gửi bởi huythu » Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #42 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 10:23:50 pm »

Chỉ huy nhóm làm kinh tế hôm đó là trung đội trưởng trung đội em, mới học Lục Quân 2 ra, lơ nga lơ ngơ, chẳng biết mô tê gì, lại còn sợ ma. Đêm thằng bạn em chết, hắn không dám ngủ ở phòng, phải ôm chăn lên đại đội nằm cùng phòng với đại phó. Cả ngày hôm sau cũng không dám bén mảng vào trạm xá, nơi đặt xác thằng bạn em. Sau khi làm lễ truy điệu xong, cái bàn bày di ảnh và bát hương em cho bộ đội khiêng về lấy cái ngồi sinh hoạt và đọc báo hắn cũng không cho, sai khiêng ra ngoài vườn vứt. Em coi thường hắn, bt và bp suốt ngày cãi nhau.
Em không biết gia đình bạn em được hưởng chế độ gì, nhưng em sợ không được hưởng chế độ liệt sĩ vì đi làm kinh tế cho đơn vị. Nhiệm vụ này không nằm trong kế hoạch quốc phòng mà do đơn vị hợp đồng với bưu điện rồi cử đi, nói là đi làm kinh tế " chui " cũng không ngoa.
Nhà em và nhà bạn em cách nhau khá xa vì khác huyện. Mấy năm sau khi ra quân, em vừa đi làm vừa đi học, cuối năm dành dụm được ít tiền, vội vàng về rồi cũng vội vàng đi, không lần nào dành thời gian để ghé. Bận chỉ là cái lý do để chống chế, thực ra trong suy nghĩ thì cứ lần lữa, thôi để lần sau rảnh rang hơn. Nhưng cứ lần lữa mà cái lần sau ấy đến giờ vẫn chưa thực hiện được.  Huh
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #43 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 08:16:43 am »

   Ở trung đoàn anh dạo đó cũng có 1 chiến sĩ chết trôi, vì bỏ đơn vị đi chơi buổi tối khi người ta đã cấm trại rồi, hình như đi dân vận trên vùng dân tộc.
   Quân pháp cũng về mổ, phải canh gác cũng tội lắm. Chết như thế thiệt thân,cũng giống như chết vì bệnh hay bị tai nạn khi ra ngoài đơn vị. Còn bạn em chết vì làm nhiệm vụ,mà làm gì cho đơn vị cũng là nhiệm vụ. Nếu không phải kế hoạch của bộ quốc phòng thì đơn vị phải chịu, tiền làm ra thì đơn vị hưởng còn tang thương thì thiệt thân. Bao nhiêu tiền để đổi được 1 thanh niên 20 tuổi, làm sao để bù đắp được những mất mát của gia đình thân nhân. Nếu gia đình bạn em chưa được hưởng chế độ gì hoặc không được đền bù một cách thỏa đáng,( nhưng làm sao mà thỏa đáng được vì con người là….) thì hãy khởi kiện ngay đơn vị, sư 10, quân đoàn,bộ quốc phòng.Em hãy về tư vấn với gia đình bạn em. Nhiều lúc anh cũng nghĩ:quân đội đưa người đi rồi một bộ phận biến người ta thành bèo bọt. Chết cho quê hương đất nước thì không sao, nhưng chết vì sự cầu lợi của 1 số bộ phận thì hãy làm đến nơi đến chốn. Sự việc đang còn thì chưa bao giờ muộn.
    Em có tâm huyết với những gì anh nói không? Nếu có, thì khi nào về quê đến nhà bạn em hỏi sự thể thế nào?.Gặp anh ,anh nói như vậy, lần về quê tới ,chắc em sẽ đến nhà bạn em. Chất lính đâu rồi mà nay lần mai lữa. em cũng đã từng khóc ngày khâm liệm bạn cơ mà. Bạn em chết rồi , em "hi sinh" 1 chút thời gian không được sao ?
Một kỷ niệm buồn.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2012, 05:22:42 pm gửi bởi huythu » Logged
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #44 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2012, 06:29:36 pm »

              

                               NHỮNG NHỮNG  VĂN NGHỆ

                                                              Ký sự


    Đã hơn một năm trôi qua, áo rằn ri đã đổi màu, những buồn vui của đời lính ít nhiều trải qua, nhưng tôi thấy thú vị nhất, là những ngày tham gia văn nghệ ở trung đoàn.

    Tối 19 nhận lệnh đi làm nhiệm vụ văn nghệ , tôi khấp khởi mừng thầm. Chiều ngày 20 .10.1996 tôi chuyển sang tiểu đoàn 2 (d2) tập trung, Đội văn nghệ của trung đoàn chưa ai đến, thành ra tôi và Long là những người đến đầu tiên, tiếp đến là các đồng hương ở tiểu đoàn tới, như Hải (Ngệ An), Sơn (Nghệ An), Quyết ( Hà Tĩnh).v.v. Rồi lần lượt các diễn viên :Bình Định, Phú Yên ,Huế và các cô giáo cũng đến đầy đủ. Ngày đầu tiên ,ổn định tổ chức, sắp xếp chỗ sinh hoạt, nơi ăn chốn ngủ.

   Ngày thứ hai bước vào nhiệm vụ: thử dọng, tập hát , tập kịch, tập múa. Lúc thử dọng, nghe anh bí thư bảo: “ em hát 1 đoạn nghe coi”, tôi mở miệng hát liền 1 bài về biển : “ ơi biển cả bao la ,ơi những bến bờ xa ,con sóng đưa ta tới những miền kỳ lạ ,mây đổi sắc qua mùa đông mùa hạ . Biển nông sâu soi bóng con tàu”. Đang hát, anh ấy cắt ngang: “ stop , ok”. Tôi mừng rơn. Nhiều đồng chí cũng bị loại ,phải xách ba lô ra ra về ,vì chất dọng thấp ,phát âm không chuẩn, trong đó có Long (Phú Yên) – người cùng đơn vị.

   Chương trình có 8 tiết mục, tôi tham gia 4 tiết mục. Mỗi ngày tập 3 – 4 tiếng, còn lại vui chơi ngủ nghỉ. Rất vui là có các cô giáo và thanh niên xung quanh đơn vị tham gia, như cô Lan ,cô Huệ, em Nhung.v.v.. Mặc dù mỗi người mỗi đơn vị, song sống với nhau rất đoàn kết và tình cảm, tôi nhớ nhất là Bảo Thanh (Huế), Toàn – Trung (Bình Định), Cường ( Đà Nẵng), Chất (Phú Yên) . Tôi, Bảo Thanh, Quyết và Kiên là nhóm nam ca . Trung đẹp trai hiền từ. Toàn nói dẻo. Cường giỏi trống. Hiền giỏi bát. Hoàng sành  guita điện. Chất hát đơn ca – là người sáng tác các điệu lý nam bộ cho đoàn. Út múa dẻo như con gái ( Út nuôi quân C24 , là đồng đội của tôi khi tôi làm văn thư ở bệnh xá ).v.v. Tất cả như một đại gia đình văn nghệ. Tôi còn nhớ đồng chí bí thư đoàn cơ sở trung đoàn 28 đã nói: “ chúng ta những người làm văn hóa phải sống cho văn hóa, làm văn nghệ nhưng không phai chất lính”.

   Thế rồi 1 tháng tập tành cũng trôi qua, chiều 20 .11.chúng tôi lên xe ,mang theo hành trang là câu hát điệu hò tới hội diễn. Xe chở chúng tôi tới tiểu đoàn 18 thông tin (tiểu đoàn trực thuộc)trên thị xã Kon Tum và trú lại ở đó,ăn ngủ sinh hoạt luôn ở d18 . Buổi tối cùng ngày đi làm quen sân khấu.
Sáng ngày 21.11 chúng tôi tới nhà văn hóa sư 10 hội thi cùng 2 trung đoàn (24, 66) và 8 đại đội trực thuộc nữa. Buổi đầu lên sân khấu ở sư đoàn, chúng tôi cũng không hồi hộp. Chương trình biểu diễn của E28 được hoan nghênh nhiệt liệt. Diễn xong về chỗ ở, anh em cầm tay nhau hát mừng thành công ! ôi rất sung sướng ! Đứa ôm vai bá cổ , đứa bồng bế nhau lên, thầm nghĩ chắc chắn giải nhất sẽ nằm trong tay.

    Tối hôm sau ,tôi , Sơn , Hải và Quyết rủ nhau đi ăn chè thập cẩm. Cả 4 đứa chỉ mình tôi có tiền vì mới nhận phụ cấp, ít nhiều mấy thằng cũng 3 đêm đi ăn chè ở thị xã Kon Tum. Đồng tiền ít ỏi lúc ấy mới “có giá” làm sao.

  Sáng 22.11 đi chạy chương trình do sư chọn tiết mục. Tối 23 xe chở chúng tôi tới trung đoàn 66 công diễn cho 2 trung đoàn ,các đại đội trực thuộc và các vận động viên toàn quân về hội thao tại sư 10 xem. Đêm ấy trời mát mẻ, người rất đông, chúng tôi diễn với tất cả niềm say mê nghệ thuật. Vì chương trình hay nên anh em vỗ tay cổ vũ luôn. Đứng trên sân khấu mà lòng náo nức như đón giao thừa. Diễn xong, lên xe về ,lại ôm nhau hát, đêm ấy chúng tôi vào nhà hàng ăn mỗi đứa một bát phở, xong về d18 ngủ. Sáng 24.11 tới nhà văn hóa sư 10 làm lễ bế mạc, rất sửng sốt khi biết đạt giải 2 (chắc là chấm điểm này nọ), cầm tấm giấy khen sư tặng mà chưa hài lòng.

  Trưa hôm ấy chúng tôi lên xe trở về đơn vị. Ngày chủ nhật nghỉ. Ngày thứ 2 buổi sáng rút kinh nghiệm, buổi chiều liên hoan, tập trung anh em văn nghệ và các cô giáo. Bữa nói chuyện cuối cùng rất vui, chia tay nhau lưu luyến. Đêm ấy chúng tôi đi chơi nhà các cô giáo, rồi mỗi đứa về đơn vị của mình. Anh phụ trách phần nhạc cho đội văn nghệ - người Hà Tĩnh, ôm mấy thằng em mà nước mắt lăn dài trên gò má .

   Ôi…! buồn làm sao khi khoác ba lô tạm biệt anh em, giải tán đội văn nghệ, trong lòng mỗi người mang một nỗi ưu tư. Riêng tôi thì không muốn về. Chính câu hát lời ca đã gắn bó chúng tôi như anh em ruột thịt . Rồi cũng phải chia tay. Đây là những ngày vui sướng nhất trong đời quân ngũ của tôi.

                                 Đơn vị 26. 11. 1996

  
  
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2012, 05:36:11 pm gửi bởi huythu » Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #45 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2012, 09:37:53 pm »

Ngày bạn em mất, cán bộ trung đoàn mỗi người ủng hộ một ngày lương, hạ sĩ quan chiến sĩ góp 10 ngàn, trung đoàn có trích quỹ cho thêm không thì không biết, cũng không ai nói. Em chưa về gia đình bạn em nên chính sách cụ thể như thế nào em cũng không được biết, em nghĩ chế độ liệt sĩ là không có đâu, nhưng tử sĩ thì có thể. Còn chuyện kiện cáo thì em không nghĩ tới, âu cũng là cái việc không may, chẳng ai muốn vậy. Kiện có thể làm cho ai đó hoặc tập thể nào đó bị kỷ luật, nhưng nỗi đau mất người thân của họ thì không vợi bớt được mà có thể đau lòng hơn. Bạn em mất, pháp y cũng về mổ tử thi để xét nghiệm, tội lắm.

Ngày anh đi sư đoàn mình có cả lính Huế à ? Đến thời em thì không thấy tuyển quân ở Huế nữa, chỉ có Thanh-Nghễ-Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Quảng Ngãi. Ngày đó lính đào ngũ nhiều không anh, em nghe nói huyện Sông Cầu, Phú Yên còn được gọi là " Sông Đào " đấy. Đến thời em tình trạng này hầu như không còn, chỉ còn đảo ngũ, tức là bỏ về mấy ngày lại lên. Tình trạng phân biệt vùng miền, tỉnh nọ tỉnh kia vẫn còn nhưng ít và không phức tạp lắm.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #46 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 11:57:38 am »

  
   Hồi ấy sư 10 nhận lính Huế cũng nhiều lắm, do sự hiểu biết và tính cách khác nhau giữa các địa phương mà tạo nên mâu thuẫn giữa các thế hệ lính Huế và Nghệ Tĩnh với nhau. Sau này khi có lính Bình Định ,Phú Yên vào thì mâu thuẫn đó mới bị loãng. Nhiều lúc tình hình căng thẳng lắm, nhất là lúc đi làm kinh tế ngoài đơn vị hoặc những hôm tại trại, buổi tối mà đi chơi lộn , e chừng cũng đánh nhau, chém nhau dã man, có khi phải đi viện.

    Từ trên quân y bị chuyển về c16, nơi đó toàn lính Huế, chỉ mỗi mình anh la Nghệ An. Đêm đầu tiên khi gặp lính 16 đi kinh tế về,không ai muốn cho anh vào ngủ cả vì nằm chung phản mà. Định đi báo đơn vị  thì lúc đó có tiếng gọi :” ê choa! Vô đây” ,anh chui vô liền và nằm nghĩ lung tung. Người gọi đó là anh Ten . Suốt những ngày tháng ở c16 anh luôn nể trọng anh Ten vì tuổi tác, vì tính cách và vì cả cái đêm đầu tiên ấy.

   Anh là tay cắt tóc sành điệu,chỉ 1 thời gian ngắn lính Huế đổ xô nhờ cậy, anh Ten là người Huế được cắt tóc đầu tiên, đại trưởng(bây giờ là giảng viên trường quân đoàn) đaị phó.v.v., anh nào cũng nhờ cắt tóc. Ha ha, có hôm cạo cho anh Phú - c trưởng chảy máu môi. Anh ấy nói đùa : “hình như cắt tóc cho c trưởng, thợ run tay”.Anh dọa : “anh nói nữa là chảy máu tiếp đó” he he .

   Sống vui tươi chan hòa với mọi người, lính Huế cũng quý mến anh, có anh còn hơn anh cả chục tuổi. Tuy nhiên có lần vẫn bị hành hung nhầm, hôm đó cơ động đi rừng lấy lồ ô, lúc đi qua quán nước ngoài doanh trại ,có 4-5 tay lính Huế nhảy xổ ra cầm cổ áo ,đồng thời gọi đồng hương trong quán ra bao vây trả thù lính ‘choa” – lính xứ Nghệ. Lính Huế tập trung đông, có mấy người kêu vọng ra : “đừng đánh ! nhầm rồi. Thư 16 đó”. Thế là tất cả thả tay. Hình như lính đại đội anh ở trong quán không ra mặt, cũng may nếu không thì bị trận đòn tập thể. Tuy nhiên bị tấn công dã man thì anh cũng sẽ chém, anh quyết vậy.
   Hôm đó về nhà mấy người nói: “ đ… mạ, Thư bữa ni, chút nữa thì no đòn”, anh cười. Do đó mới biết, lính Huế định tấn công 1 người đồng hương trong đơn vị anh – chuyển đến sau anh. Nó gần như không chơi với người Huế .Anh cũng nhắc nó,đừng đi lẻ ,sẽ bị diệt đấy.

    Rồi lính Huế cũng ra quân, tiếc rằng ngày đó không có số điện thoại,mà cũng không ghi địa chỉ. Trước lúc chia tay có mấy người nói ; “ nếu khi mô vô thành nội Huế, mi đến tìm tau”. Sau khi ra quân, 4 năm đại học sống giữa thành phố Huế, hết đến tiệm xe máy, lại đến tiệm vàng (người Huế trước khi đi lính đã có nghề rồi) đi tìm hoài mà không gặp ai. Cuộc đời là vậy đó.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2012, 12:09:04 pm gửi bởi huythu » Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #47 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 10:05:20 pm »

Thời em không còn chuyện mỗi đơn vị một địa phương nữa. Sau tân binh là xáo trộn lung tung, một tiểu đội thôi cũng có quân của rất nhiều địa phương nên không chơi với nhau không được. Đôi khi lại thấy đảo quân giữa trung đoàn nọ với trung đoàn kia nên chuyện cục bộ địa phương không rõ rệt, kỷ luật sau này cũng nghiêm hơn trước rất nhiều.

Không còn chuyện cục bộ địa phương nhưng chuyện mâu thuẫn với vệ binh ngày em vào thì vẫn còn. Nghe thầy giáo nguyên là tác chiến 28 và 66 nói, trước đây, vệ binh phải cho ra quân riêng chứ không cho ra cùng với các đơn vị khác. Ngày em về 24, có 2 thằng at học cùng khóa được lê vệ binh, cũng tinh tướng, nhưng không ngờ được 2 tháng trên vệ binh thì phải về C huấn luyện, bị mấy thằng at dưới C dần cho suýt mất tết. Trung đội vệ binh năm đó cũng bị c16 kéo lên tập kích, đánh cho một trận tơi bời ngay tại trung đội. Có thằng ra quân rồi phải đón Tết trong viện vì bị đồng đội tìm đến tận nhà xử. Mấy năm sau đó mâu thuẫn với vệ binh cũng giảm dần, lính vệ binh cũng chỉ ở trung đội vệ binh khoảng 1 năm là về C, những thằng nào chót đắc tội với anh em rồi thì cứ lấm lét, khúm núm thấy tội, còn lại thì cũng khá hòa bình. Trung đội em có nhận về mấy chú vệ binh nhưng cũng không có chuyện gì xảy ra.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #48 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 07:07:38 pm »


                 VẮNG BẠN
                                  Huy Thư


Nhạc và thơ là li rượu tinh thần
Đi bên tôi suốt quãng đời quân ngũ
Xa nhau rồi ta chỉ còn trong nỗi nhớ
Thơ mơn man và nhạc lại ru tôi

                   Đơn vị , hè 1996


Logged
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #49 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:37:16 pm »

  Hồi mới vào cũng sợ vệ binh lắm , sau này biết vệ binh cũng từ anh em mình ra cả nên không sợ nữa.  Khi lính Huế ra quân, coi như không còn mâu thuẫn,anh em bạn bè vui vẻ suốt ngày à.

  Đơn vị anh nghiêm lắm, bọn bạn ít dám đến chơi, sợ cán bộ đơn vị anh bắt cải tạo, he he. Vì bên tiểu đoàn chàng màng . anh lại thích nghiêm, từ chế độ sinh hoạt ,học tập, ngủ nghỉ, ăn uống, đều răm rắp, nghiêm nhất trung đoàn, có mệt tý nhưng cũng hay.

   Khi rời đơn vị trực thuộc về tiểu đoàn , thỉnh thoảng vẫn về đơn vị cũ ăn cơm, vì nhớ đv, vì cơm ngon hơn, cùng chế độ cả, mà cơm ở tiểu đoàn nuốt không nổi. Hôm nào thằng nào gọi tới chơi hay nhờ cắt tóc là ở lì cả ngày, rồi ăn ké luôn. He he. Bọn bạn anh chuyển về tiểu đoàn là biến mất dép không trở lại , còn anh thì nặng tình cảm lắm rùi.  Hôm đơn vị cũ làm thịt con chó, nuôi từ hồi anh ở đó, các anh đại đội cũng cho người sang tiểu đoàn gọi, vì bận nên anh không đến ,nghe thương con chó chứ chả sướng gì ăn. Mọi người cứ nói đv anh khó nhất trung đoàn, nhưng anh thấy bình thường, có lẽ vì quen rùi. Ha ha!


« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2012, 01:51:11 pm gửi bởi huythu » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM