Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:12:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Nguyên môt thời để nhớ  (Đọc 53270 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #30 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 02:51:00 pm »

Em nghe thầy giáo em nguyên là tác chiến e28 nói, vị trí đóng quân của e28 trước đây vốn là căn cứ pháo binh cũ của địch nên tình hình an ninh chính trị cũng phức tạp lắm mà.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #31 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:06:45 pm »

cbdt
  Sau ngày giải phóng miền nam, tình hình nơi đây nói riêng và Tây Nguyên nói chung có lẽ cũng phức tạp, 20 năm trôi qua,  ngày anh vào đơn vị thì địa bàn này đã khác, nhìn bề ngoài, mọi mặt an ninh -chính trị -văn hóa -xã hội đều yên bình,còn phần chìm thì ít nhiều cũng có chuyện này chuyện khác.Bởi nơi đây đã từng là căn cứ của đối phương. Được như những năm qua, cũng nhờ có sự góp công to lớn của sư đoàn Đăck Tô,trung đoàn 28 trong việc phối hợp chặt chẽ với Đảng,các cấp chính quyền, nhân dân sở tại, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trên địa bàn chiến lược này.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:27:58 pm gửi bởi huythu » Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #32 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 11:11:50 pm »

Trước đây, sư đoàn trở lại Tây Nguyên, trung đoàn 66 là trung đoàn có cơ sở vật chất khang trang nhất vì là trung đoàn điểm, lại đóng ngay trong thị xã, sau đó là đến e24, e28 là cơ sở vật chất tệ nhất. Có lần ghé qua e28, nhìn vào cái nhà tắm mà em chả muốn tắm tí nào luôn.

Năm 2001, e24 chuyển lên Đăck Tô, nhà cửa, doanh trại khang trang, hiện đại hơn vì được đầu tư xây dựng mới toàn bộ, e24 lại dẫn đầu về cơ sở vật chất, đứng cuối vẫn là e28. Sau này có lẽ sẽ khác, e28 sẽ được đầu tư xây dựng đẹp hơn hai trung đoàn kia vì xây sau.

Em nghe nói sư đoàn mình ngày trước còn có một trung đoàn 4 pháo binh nữa, nhưng do tình hình nhiệm vụ không cần thiết nữa và giảm biên chế nên giải thể.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #33 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 02:38:27 pm »

-Hồi mới thành lập sư 10 còn có cả trung đoàn 95 nữa chứ,sau đó do tình hình nhiệm vụ thay đổi nên cơ cấu đơn vị cũng thay đổi.

-Vị trí đứng chân của sư 10 cũng như của các trung đoàn thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể. F10 thành lập năm 1972 tai Kon Tum, hành quân giải phóng Tây Nguyên, nam trung bộ, nam bộ. Sau 30 tháng 4.1975 về lại Tây Nguyên,vài năm sau hành quân vào biên giới tây nam,chiến đấu bảo về tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế tại Cam Pu Chia.1979 trở lại Tây Nguyên,sau đó ra bắc,1987 thì sư 10 trở lại Tây Nguyên cho tới hôm nay. Chặng đường hành quân đó thật lắm gian nan vất vả, bao nhiêu mồ hôi nước mắt, máu xương đã đổ xuống vì những nhiệm vụ thiêng liêng đối với nhân dân đối với tổ quốc.
Hạnh phúc, và xen lẫn một chút tự hào, khi chúng ta là chiến sĩ một thời của đoàn Đắc Tô anh hùng.

-Vài năm nữa về thăm đơn vị cũ, sẽ không còn được đến vị trí của trung đoàn 28 năm xưa,vì đơn vị đã chuyển đi .Vui mừng vì đơn vị đã đổi thay, ngày càng chính quy hiện đại, nhưng còn đâu cảnh cũ người xưa với bao kỷ niệm năm nào, cho dù ngày ấy ,có nơi còn mái tranh vách đất, nhà tắm có người “không muốn tắm” nhưng vẫn yêu quý làm sao!
 
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:01:54 pm gửi bởi huythu » Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #34 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 09:27:54 pm »

Đúng là sư 10 còn có trung đoàn 95 nữa. Hình như khi chia tay sư 10, e95 về với đội hình chiến đấu của sư 2 thì phải.
Ngày anh đi chắc sư đoàn chưa xây nhà tưởng niệm liệt sĩ sư đoàn đâu nhỉ ? Em có vào đó viếng một lần ngày tân binh. 10 ngàn liệt sĩ trên khắp mọi miền của tổ quốc đã ngã xuống trong đội hình chiến đấu của sư đoàn, trên những chiến trường gian khổ, khốc liệt nhất.

Em có đọc hồi ký " Ký Ức Tây Nguyên " của thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên chính ủy đầu tiên của sư đoàn về những năm tháng sư đoàn bám trụ trên chiến trường B3, xây dựng " thương hiệu Đăck Tô ", nhớ có 2 câu thơ

Tây Nguyên ơi ai một lần qua đó
Suốt cuộc đời nhắc lại vẫn thương nhau

Năm 2004, tụi em tham gia làm diễn viên quần chúng cho bộ phim " Tiếng Cồng Định Mệnh ", đóng quân sư 23 Ngụy, mấy thằng bảo nhau : sư đoàn này đã bị sư 10 xóa sổ trên đèo Phượng Hoàng năm 1975 đấy.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #35 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2012, 06:55:36 pm »


- Cương còn tham gia đóng phim nữa cơ à,  sướng đời nhỉ !

- Hồi anh ,trên sư hình như chưa xây nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ , nhà truyền thống thì  xây rồi. Thỉnh thoảng mới được ra ngoài,lên thị xã thì đi lung tung, không nhìn gì cơ quan sư đoàn cả,theo đuôi các anh chỉ huy lên mấy đơn vị  ở sư đoàn ,nhìn thấy lính là  cứ nghĩ như mình, nên không quan tâm lắm,sau này mới biết thiệt thòi vì không chịu tìm hiểu. ha ha!.  Em được sống ở cả 2 trung đoàn và là a trưởng, ở lại đơn vị lâu hơn nên hiểu biết nhiều hơn,giàu kỷ niệm hơn,.May mà có em là lính sư 10 gần cùng thời với anh ,nên anh cũng vui hơn rất nhiều khi vào MVH.

-Trong GD đại học có chương trình GDQP hơn 1 tháng,thật có ý nghĩa đó chứ em . tân binh cũng chỉ có 2 tháng thôi.Còn nội dung của nó cũng ok đó chứ,anh đã tham gia mà. Đối với chúng ta thì không ấn tượng nữa ,chứ đối với hầu hết sinh viên, đó là những ngày đáng nhớ.

-Em có những hiểu biêt về sư đoàn 10 những ngày ở miền bắc hay những thay đổi của F ở Kon tum thì em cứ viết lên đi nhé ! Anh cũng muốn tìm hiểu lắm.
 
-em về e 24, đơn vị đã chuyển lên Đắc tô chưa? mốc thời gian em tại ngũ?
Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #36 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2012, 09:28:07 pm »

Em có tham gia làm diễn viên quần chúng, đến sau này xem lại cũng chẳng thấy mặt mũi mình chỗ nào, nhưng tham gia bộ phim đó em mới hiểu ra : chiến tranh và phim về chiến tranh là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tư duy nghệ thuật và tư duy chiến thuật cũng vậy, có tham gia rồi mới biết.

Em được sống ở hai trung đoàn, nhưng thời gian phục vụ và thời gian đi học cũng ngang nhau. Học at xong em cứ tưởng sẽ được ở e66, trung tâm thị xã, thích đi chơi chỉ cần nhảy rào một cái là được, không ngờ bị điều lên e 24 mãi tận Đăck Tô. Năm ấy là năm 2003, e24 lên Đăck Tô từ năm 2001 thì phải. Lúc em về đó, ngoài doanh trại mới được xây dựng chính quy ra thì cảnh quan môi trường cũng chưa có gì, lớp lính đàn anh nói 2 năm đầu lên Đắck Tô, lính 24 không có giờ thứ 8, giờ thứ 8 tất cả phải tập trung bạt đồi để san 5 sân vận động, một sân trung đoàn, 4 sân của 3 tiểu đoàn và khối trực thuộc, một sân cơ quan và đắp 4 bờ đê chắn đạn cho kho đạn. Ngày em về các sân vận động cỏ vẫn chưa mọc, gió là bụi mù mịt nên doanh trại thường phải đóng cửa cho quần áo và phòng bộ đội đỡ bẩn. Buổi chiều đầu tiên về trung đoàn, nhìn màu cỏ úa vàng trong nắng, đất gan gà và không bóng cây xanh, em ngán quá nên quyết tâm xin đi học bê phó, học 9 tháng bp' xong lại quay về, lúc ấy trung đoàn có xanh sạch đẹp hơn, và cũng không chạy đi đâu được nữa nên đành ở lại và yêu mến nó thật sự. Sau hơn một năm công tác, em không chuyển chuyên nghiệp và đi học nữa mà ra quân đi học. Em học ở một trường quân đội hẳn hoi mà cái môn giáo dục quốc phòng họ dạy ngứa mắt không chịu được.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #37 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2012, 10:36:36 pm »



 -Anh thừa nhận với em: việc xếp đội hình trong quân đội là phút mốt,nhưng ngoài dân sự chưa có trường nào làm ra hồn cái điều a bờ cờ đó.
-Đảng trong quân đội cũng là mạnh nhất,không à ơi thổi kèn như ngoài đời . Ngày xưa ở trong khuôn khổ chúng ta đôi lúc cũng thấy chán,nhưng ra ngoài 1 thời gian lại thấy chán hơn vì cờ chạy ngược trống chạy xuôi ,nhốn nháo cả lên,sinh hoạt Đảng ,sh đoàn ,kẻ ngồi người ngủ như giữa chợ. Điều đó lại làm chúng ta yêu hơn tiếng kẻng tiếng còi,mệnh lệnh, tác phong quân đội.
-Vậy là em nhập ngũ 2003 và ra quân 2005,em có hối hận khi không ở lại làm QNCN? vì mục đích lúc ra đi của em là để tìm con đường lâu dài,ngày rời đơn vị tâm trạng của em ,muốn đi hay ở lại?
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2012, 05:30:52 pm gửi bởi huythu » Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #38 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2012, 03:38:09 pm »

Đúng là tổ chức Đảng trong quân đội thật chặt chẽ, nghiêm túc, quy củ và bài bản. Đã từng sinh hoạt Đảng trong các đơn vị chính quy rồi, khi ra ngoài dân sự không còn muốn sinh hoạt nữa. Từ ngày ra quân đến giờ, em sinh hoạt chi bộ ở địa phương được 2 lần, một lần đại hội Đảng bộ xã nữa là 3, đảng viên được kết nạp Đảng ngoài dân sự, hình như họ không có ý thức rằng mình phải gương mẫu hơn quần chúng.

Đúng là ngày em nhập ngũ, mong muốn lớn nhất là được ở lại phục vụ quân đội lâu dài, em cũng đã được đơn vị đề nghị cho đi học trung đội trưởng 801, nhưng khi sắp hết năm thứ 3, trung đoàn xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng, thằng bạn đồng hương được đề nghị đi học cùng em đi lao động bị điện cao thế 550 kv giật chết. Đặt nó vào trong quan tài, em khóc, thủ trưởng trung đoàn cũng nhiều người khóc. Em chợt nghĩ " Mạng thằng lính sao bèo quá vậy ? Về thôi, cái gì cần biết cũng đã biết, cái gì cần làm và có thể làm cũng đã làm. Cái gì có thể có cũng đã có." Bỏ lại một ước mơ từ tấm bé cũng nhiều bâng khuâng lắm, bỏ lại một miền đất đã là một phần hồn mình cũng có nhiều lưu luyến, xa đồng đội cũng thấy nhớ, chẳng biết bao giờ gặp lại, nhưng bỏ đi một cơ hội mà nhiều thằng bạn thèm muốn lại hết sức nhẹ nhàng với suy nghĩ : bao nhiêu khó khăn, vất vả trong quân ngũ mình đã vượt qua thì không có gì ngoài xã hội mà mình không thể vượt qua được. Biết em ra quân, bí thư đảng ủy tiểu đoàn xuống nói với đại đội trưởng : Nó không ở lại thì kết nạp Đảng cho nó ra quân. Và em kết nạp Đảng 5 ngày trước khi xuất ngũ.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #39 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2012, 05:30:04 pm »

 
   Nghe chuyện em kể mà anh thấy trong lòng có cái gì đó day dứt. Buồn thương cho người bạn xấu số của em (đợt nhập ngũ nào cũng có người chết- lạ thật)và cũng không thể vui được vì ước mơ về binh nghiệp của 1 người có lí tưởng như em mà chưa trọn vẹn.
   Suy nghĩ của em khi bạn em mất , giờ đây em thấy thế nào? câu nói của bí thư đảng ủy E 24:"nó không ở lại thì kết nạp đảng cho nó ra quân " ẩn chứa sự lưu luyến của cán bộ E đối với em,  họ cũng muốn tạo điều kiện gì đó cho em trước lúc ra quân nếu em không ở lại .
   Anh cũng cảm thấy tiếc 1 cái gì đó cho em, có lẽ lúc đó trong con người em cũng ngổn ngang tâm trạng. Hóa ra đường đời của anh em chúng mình không ai êm ả. Sẵn sàng ra đi thì không thể ở lại nữa rồi,em có nói: trong quân đội bao nhiêu khó khăn cũng vượt qua ,lẽ nào ngoài đời chúng ta không làm được .điều đó cũng đúng nhưng không đơn giản và đó là cái lí để em  quyết ra quân.
   Cái được của chúng ta là chất lính lắng đọng không thể nào phai ,đó là thứ hành trang mà những người như  anh em mình luôn mang theo,có lẽ đó cũng là tài sản lớn nhất sau khi ra quân. Bây giờ có khi nào em cân nhắc :giá như ngày ấy mình ở lại? nhưng như vậy mới là cuộc sống.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2012, 11:33:33 am gửi bởi huythu » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM