Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:55:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)  (Đọc 94471 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #210 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 07:54:53 pm »

Đến tháng 4 năm 1975, tổng số quân địch trên chiến trường Khu VIII lên tới 124.390 tên, trong đó chủ lực 47.000 tên, bảo an 47.500 tên, dân vệ, 17.890 tên, cảnh sát 12.000 tên. Về đơn vị cơ động, chúng có 4 sư đoàn chủ lực, 2 liên đoàn biệt động quân, nhiều liên đoàn bảo an. Đồn bốt còn 2.600 cái, trong đó có 65 đồn cấp tiểu đoàn, 170 đồn cấp đại đội, 1.261 đồn cấp trung đội, 1.104 cấp tiểu đội.

Từ ngày 12 tháng 4 năm 1975, J50 đã bắt đầu hành quân để bảo đảm đúng ngày N có mặt ở nơi bàn đạp xuất phát tiến công. Theo mệnh lệnh của Miền, J50 gồm các trung đoàn 1, 24, 271, Tiểu đoàn pháo mặt đất, Tiểu đoàn pháo cao xạ. Nhưng Trung đoàn 1 đang ở Bến Tre chưa về kịp, Khu đề nghị đưa Trung đoàn 88 vào đội hình chiến đấu. Trung đoàn 271 từ bắc Long An không vượt được tuyến ngăn chặn của Sư đoàn 22 ngụy trên lộ 4 đoạn Bến Lức - Thủ Thừa. Đồng chí Tư Thân - Tư lệnh J50 đề nghị điều 2 tiểu đoàn của Long An thay cho Trung đoàn 271. Như vậy là cuối cùng lực lượng của J50 bao gồm Trung đoàn 88, Trung đoàn 24 và 2 tiểu đoàn của tỉnh Long An, Tiểu đoàn pháo mặt đất và Tiểu đoàn pháo cao xạ. J50 hình thành trong quá trình hành quân đến mục tiêu. Các đơn vị của J50 đều có bề dày chiến đấu, do những cán bộ dày dạn kinh nghiệm chỉ huy, đủ sức làm tròn nhiệm vụ. Trung đoàn 88 là trung đoàn chủ công của Bộ tổng tư lệnh trong đội hình của Sư đoàn quân tiên phong 308 trong đánh Pháp. Trong đánh Mỹ, Trung đoàn được điều động vào chiến đấu ở Tây Nguyên. Xuân 1968, Trung đoàn vào Nam Bộ tăng cường cho Miền, đã chiến đấu trên đường 13. Năm 1970, Miền điều Trung đoàn về tăng cường cho Khu, tác chiến ở biên giới Campuchia. Năm 1972, Trung đoàn tham gia chiến dịch tiến công tổng hợp trên hướng chủ yếu của Khu. Trung đoàn do đồng chí Tư Đô làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Đặng Công Tứ làm Chính ủy. Trung đoàn 24 gốc là Trung đoàn 42 của Quân khu Tả ngạn, được xây dựng và chiến đấu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 1965, Trung đoàn thuộc Sư đoàn 304 và đổi thành Trung đoàn 24. Năm 1966, Trung đoàn vào Tây Nguyên. Đánh ở Kon Tum năm 1968, Nam Lào năm 1970, miền Đông Nam Bộ năm 1971, về Khu VIII tham gia chiến dịch tiến công tổng hợp năm 1972. Trung đoàn do đồng chí Hà Đình Thuyên làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Đàm Hữu Vấn làm Chính ủy.

Hai tiểu đoàn 1 và 2 của Long An là những đơn vị đã từng lập chiến công từ Đồng khởi năm 1960 đến năm 1967 trên chiến trường Long An. Năm 1968, là lực lượng của phân khu 3 tiến công vào phía đông nam Sài Gòn, rồi kiên cường bám trụ vùng ven Cần Đước, Cần Giuộc, là 2 đơn vị thông thạo địa hình và gắn bó với nhân dân, với Đảng bộ cơ sở ở nam Long An. Hai tiểu đoàn do đồng chí Tư Chiểu, Tỉnh đội trưởng Long An chỉ huy.

Đồng chí Chín Hải - Ủy viên Thường vụ Khu ủy đã đến khu vực Chợ Gạo - Mỹ Tho, Châu Thành, Tân An, Tân Trụ - Long An trực tiếp chỉ đạo các huyện tổ chức lực lượng chính trị sẵn sàng cùng J50 diệt đồn bốt, phá kìm, mở hành lang tiến quân.



Đồng chí Lê Văn Phẩm - Chỉ huy phó Mặt trận Tây Nam Sài Gòn
chỉ đạo chiến dịch tổng hợp ba mũi giáp công ở Chợ Gạo năm 1975

Tình hình bố trí của địch trên lộ 4 lúc này là: Sư đoàn 22 ngụy rải quân từ Bến Lức tới thị xã Tân An, Sư đoàn 9 ngụy (thiếu) và Liên đoàn 6 biệt động quân đóng từ thị xã Tân An đến Tân Hương. Sư đoàn 7 ngụy giữ từ Tân Hương đến Bắc Mỹ Thuận. Chúng tăng cường thêm 50 khẩu pháo, cho không quân hoạt động mạnh dọc hai bên lộ, kênh Nguyễn Văn Tiếp, kênh Dương Văn Dương, dọc theo hai trục hành lang 1A, 1B của ta lên biên giới. Các đơn vị địch không chỉ bám lộ 4 mà còn đánh rộng ra hai bên lộ, bom, pháo ác liệt. Ở các thị xã, thị trấn, địch tập trung từ 2 đến 5 tiểu đoàn bảo an, ráo riết tổ chức phòng thủ. Riêng thị xã Bến Tre, chúng đưa về 7 tiểu đoàn.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2017, 10:12:02 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #211 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 07:55:18 pm »

Về phía ta, đến ngày 24 tháng 4 năm 1975, các đơn vị đã đứng chân trên các vị trí quy định: Sư đoàn 8 triển khai đội hình ở huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, áp sát lộ 8 từ Tân hiệp đến Long Định. Sư đoàn gồm: Trung đoàn 1 do đồng chí Nguyễn Văn Chẳn (Ba Cang) làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Lê Phú Tươi làm Chính ủy; Trung đoàn 320 do đồng chí Nguyễn Nhơn làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Công Thành làm Chính ủy; Trung đoàn 207 do đồng chí Tam Sơn làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Huỳnh Công Trứ làm Chính ủy. Bộ tư lệnh sư đoàn do đồng chí Trần Nhiên (Sáu Phú) làm Sư đoàn trưởng, đồng chí Châu Văn Cứ (Tư Nam) làm Chính ủy, đồng chí Nguyễn Hữu Vị làm Sư đoàn phó.

Tiểu đoàn Ấp Bắc Mỹ Tho, Tiểu đoàn 341 công binh, tiểu đoàn 283 đặc công cùng các đại đội địa phương, du kích áp sát hai bên lộ từ Long Định đến Bắc Mỹ Thuận. Cùng với mũi quân sự, các lực lượng chính trị, binh vận cũng đã sẵn sàng.

Tiểu đoàn 514 C, Tiểu đoàn 2009 B và Tiểu đoàn 279 đặc công đóng ở vùng kênh Chợ Gạo, có nhiệm vụ đánh chiếm, cắt đứt hoàn toàn giao thông trên kênh. Đồng chí Tư Việt Thắng - Phó bí thư Khu ủy có mặt ở khu vực này.

Lực lượng biệt động, chính trị, binh vận đã vào thành phố Mỹ Tho và các thị xã, thị trấn.

Về nhiệm vụ tự giải phóng địa phương, từ giữa tháng 4 năm 1975, Khu ủy đã quán triệt một lần nữa cho các cấp ủy tỉnh, huyện, xã, sẵn sàng đưa lực lượng quân sự, chính trị, binh vận áp sát mục tiêu từng cấp, theo dõi hướng Sài Gòn, khi chiến dịch Hồ Chí Minh nổ súng sẽ phát động cuộc tiến công và nổi dậy để tự giải phóng xã, huyện, tỉnh cấp mình.

Lãnh đạo chỉ huy các tỉnh lúc này là:

- Tỉnh Mỹ Tho, Bí thư Tỉnh ủy là đồng chí Nguyễn Công Bình (Sáu Bình), Tỉnh đội trưởng là đồng chí Nguyễn Văn Thành (Tám Tào).

- Tỉnh Bến Tre, Bí thư Tỉnh ủy là đồng chí Nguyễn Văn Phiên (Tư Cường), Tỉnh đội trưởng là đồng chí Võ Ngọc Cẩn.

- Tỉnh Long An, Bí thư Tỉnh ủy là đồng chí Nguyễn Văn Mới (Ba Mới), Tỉnh đội trưởng là đồng chí Nguyễn Văn Chiểu (Tư Chiểu).

- Tỉnh Kiến Tường, Bí thư Tỉnh ủy là đồng chí Trần Ngọc Nhóm, Tỉnh đội trưởng là đồng chí Hồ Ngọc Dẫn.

- Tỉnh Long Châu Tiền, Bí thư Tỉnh ủy là đồng chí Nguyễn Xuân Trường (Mười Nhẹ), Tỉnh đội trưởng là đồng chí Lại Văn Chót (Tư Khai).

- Tỉnh Sa Đéc, Bí thư Tỉnh ủy là đồng chí Nguyễn Thế Hữu (Tư Hữu), Tỉnh đội trưởng là đồng chí Năm Vinh.

- Tỉnh Gò Công, Bí thư Tỉnh ủy là đồng chí Ba Gạo, Tỉnh đội trưởng là đồng chí Ba Son.

- Thành phố Mỹ Tho, Bí thư Thành ủy là đồng chí Phạm Thanh (Ba Thanh), Thành đội trưởng là đồng chí Tám Quắn.

Mỗi huyện, tỉnh, thành đều có những khó khăn riêng, vùng giải phóng mở ra trong đợt mùa khô năm 1974-1975 chưa thật rộng, chưa được liên hoàn, vùng yếu đồn bốt còn nhiều, nhất là vùng Gò Công và vùng Hòa Hảo của Sa Đéc và Long Châu Tiền. Tuy nhiên, khí thế chung của toàn Khu, toàn Miền và thế chiến lược giữa ta và địch đã rõ, nên không còn ai băn khoăn lo lắng mà đều dốc lòng, dốc sức chuẩn bị, mong mau đến ngày nổ súng, dứt điểm.

Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh nổ súng trên toàn địa bàn chiến dịch vào đêm 25 tháng 4 năm 1975. Sáng ngày 26 tháng 4 năm 1975, tướng ngụy Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh vùng 4 chiến thuật họp các tướng tá thuộc quyền tại căn cứ Đồng Tâm ở Mỹ Tho, khẳng định tử thủ đồng bằng sông Cửu Long, nêu ý định của bọn cấp trên là sẽ co cụm toàn bộ quân ngụy ở vùng 4 chiến thuật, tập trung giữ cho được Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, một khi Sài Gòn thất thủ. Để thực hiện ý đồ đó, từ đầu tháng 4 năm 1975, địch đã chuyển nhiều phương tiện vật chất kỹ thuật từ Sài Gòn về Cần Thơ, di tản 4 vạn dân ra Phú Quốc. Tên tư lệnh không đoàn 4 được giao chức Tư lệnh không quân Sài Gòn, căn cứ không quân Trà Nóc trở thành căn cứ Bộ tư lệnh không quân.

Khi nhận được lệnh nổ súng chiến dịch, J50 đã tiến sát đến phía nam Sài Gòn.

Quy định của Bộ chỉ huy chiến dịch: giờ G là 0 giờ, ngày N là ngày 29 tháng 4 năm 1975, các cánh quân đồng loạt đánh thẳng vào trung tâm Sài Gòn, chiếm các mục tiêu quy định.

Đêm 29 tháng 4 năm 1975, trên mặt trận tham gia giải phóng Sài Gòn, mũi tiến công ở nam - đông nam Sài Gòn, các lực lượng J50 tiến thẳng đánh chiếm cầu chữ Y thuộc quận 8, giữ vững đầu cầu để làm bàn đạp xuất phát tiến công. Tám giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung đoàn 24 tiến công vào hướng Tổng nha cảnh sát ngụy, đến 10 giờ 30 phút thì chiếm được mục tiêu. Trung đoàn chiếm giữ toàn bộ các kho tư liệu và các khu quan trọng trong Tổng nha. Cùng thời gian, Trung đoàn 88 và 2 tiểu đoàn của Long An đánh chiếm khu kho Tân Thuận, tổng kho xăng dầu Nhà Bè, chiếm trên 100 tàu địch. Cánh quân của Khu VIII tham gia vào chiến dịch lịch sử giải phóng Sài Gòn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #212 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 07:55:36 pm »

Ở mặt trận chia cắt trên lộ 4, Sư đoàn 5 tiến công quận lỵ Thủ Thừa. Các đơn vị bảo an co cụm vào bên trong tử thủ. Sư đoàn cho một bộ phận vây địch, còn đại bộ phận đánh chiếm đoạn lộ 4 từ Bến Lức xuống giáp Tân An.

Các đơn vị thuộc Sư đoàn 8 (Klhu VIII): Trung đoàn 320 dùng một tiểu đoàn bố trí 3 chốt khống chế đoạn lộ Cầu Chùa, 2 tiểu đoàn bố trí hai bên đông và tây lộ, liên tục đánh bọn Sư đoàn 7 ngụy và bảo an đến giải tỏa. Địch cố sống chết chiếm lại lộ để mở đường thoát cho bọn ở Sài Gòn về miền Tây. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài từ đêm 26 đến rạng sáng ngày 27 tháng 4 năm 1975 trên đoạn Tân Hiệp, ngã ba Trung Lương, Long Định, địch không đẩy được ta ra khỏi chốt. Kế hoạch của ta lúc đầu là phá sập cầu Chùa, công binh đã vào đặt thuốc nổ, nhưng sau đó có lệnh không được phá cầu. Cùng thời gian đó, Trung đoàn 1 và Trung đoàn 207 liên tục đánh Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 ngụy trên đoạn lộ Chợ Bưng xã Tam Hiệp. Trên đoạn Long Định - Cai Lậy, Tiểu đoàn Ấp Bắc Mỹ Tho cùng 2 đại đội quân địa phương huyện Cai Lậy, du kích và quần chúng nổi dậy chốt chặn, đắp mô, kìm giữ Trung đoàn 12 Sư đoàn 7 ngụy và 1 chi đoàn xe M113 tại chỗ. Trên đoạn Cai Lậy - An Hữu, Tiểu đoàn công binh 341, Tiểu đoàn đặc công 283 cùng bộ đội đặc công huyện Cái Bè, du kích và nhân dân nổi dậy phá đường, đắp mô, bắt xe, kìm giữ Trung đoàn 4 Sư đoàn 7 ngụy và tiến công bao vây, bức hàng, bức rút các đồn dọc lộ. Lộ 4 hoàn toàn bị cắt đứt.

Trên kênh Chợ Gạo, từ ngày 15 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 514C, Tiểu đoàn 2009B Mỹ Tho, Tiểu đoàn 279 đặc công, quân địa phương huyện Chợ Gạo, du kích cùng lực lượng chính trị, binh vận, quần chúng nổi dậy áp đảo đồn bốt, quét sạch bọn tề điệp, đánh thiệt hại nặng hai phân chi khu Quơn Long và Bình Phục Nhứt, bức rút 11 đồn ở hai xã Bình Phúc Nhứt, Tân Thuận Bình, bắn cháy 12 tàu, giải phóng một đoạn dài 10 kilômét trên kênh. Nhân dân và bộ đội căng dây thép gai, thả bè cây chuối làm chướng ngại vật đầy trên mặt kênh, cắt đứt hoàn toàn giao thông trên kênh Chợ Gạo. Các tiểu đoàn còn phân chia lực lượng cùng du kích bao vây khu phố Ông Văn, áp sát chi khu Chợ Gạo, đánh thiệt hại nặng đại đội thám sát của tiểu khu, phối hợp với mũi vũ trang, chính trị, binh vận đánh tan rã tiểu đoàn bảo an, đánh thiệt hại chi đoàn xe M113.

Hiệp đồng với các cánh quân tiến công vào Sài Gòn và cắt lộ 4, kênh Chợ Gạo, trong đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Khu phát lệnh tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trong toàn Khu. Toàn bộ các tỉnh của Khu VIII, từ nông thôn đến thành thị, các vùng sâu, vùng xa, vùng tôn giáo, dân tộc, nhân dân và các lực lượng vũ trang đã nổi dậy và tiến công địch rất quyết liệt để tự giải phóng xã, huyện, tỉnh mình.

Ở tình Gò Công, rạng sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, đồng chí Lê Hồng Thanh chỉ huy một bộ phận của cơ quan Tỉnh đội phối hợp với 30 tay súng của đội công tác thuộc Ban cán sự 3 cùng lực lượng quần chúng nổi dậy đánh chiếm phân chi khu Thành Công, bắt sống tên Phân chi khu trưởng và tên Trưởng cảnh sát, truy bắt bọn ác ôn, tước súng của phòng vệ dân sự.

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, các đồng chí Nguyễn Thành Giáp và Ba Nghĩa sử dụng một bộ phận của Đại đội 15 áp sát đồn Cầu Ván, xã Thạnh Nhựt, bất ngờ tiến công tiêu diệt trung đội biệt kích ác ôn của chi khu Hòa Đồng. Ngay lúc đó, được tin đồn số 8 và phân chi khu Bình Phục Nhì, dùng máy PRC 25 liên lạc với bọn ở tiểu khu Gò Công, gặp tên đại úy Tiến trên máy. Qua máy, tên Tiến mời ta vào để bàn giao chính quyền. Cùng thời gian đó, lực lượng của đồng chí Lê Hồng Thanh và Ban cán sự 3 phối hợp với quần chúng nổi dậy gọi hàng đại đội bảo an, bắt liên lạc với tên đại úy ở phòng 5 của tiểu khu đang chờ ta vào để đầu hàng. Cả hai cánh quân tiến ra lộ 24, trương cờ Mặt trận dân tộc giải phóng, chặn xe, rồi cả quân và dân kéo cờ tiến vào thị xã Gò Công. Đến 15 giờ, ta chiếm được dinh tỉnh trưởng, các công sở, các căn cứ quân sự trong thị xã. Hàng ngàn quần chúng nổi dậy gọi hàng, tước súng, bắt sống toàn bộ bọn kìm kẹp ở cơ sở. Sau đó, ta tiến quân bức hàng các chi khu Hòa Bình, Hòa Đồng.

Trên một hướng khác, Ban cán sự vùng 4, bộ phận chính trị, tổ sửa chữa vũ khí, tổ quân y từ Rừng Sác vượt sông Xoài Rạp về bám rừng Gia Thuận từ những ngày trước, được lệnh tiến công nổi dậy đã bung ra tập kích, tước súng các toán phòng vệ dân sự ở các xã Kiểng Phước, Tân Phước. Một số phòng vệ dân sự gia nhập Quân giải phóng. Đến 10 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, tổ vũ trang tiến ra chi khu Hòa Tân. Lực lượng chính trị tại chỗ huy động quần chúng kéo ra ngày càng đông, nhập với tổ vũ trang thành một đoàn rầm rộ kéo vào bức hàng và chiếm chi khu. Một tổ vũ trang khác gồm 5 đồng chí tiến ra Vàm Láng cùng với quần chúng nổi dậy bức hàng địch, chiếm Vàm Láng. Ngoài cửa sông, tàu địch đậu tại chỗ kéo cờ trắng. Đồng chí Bảy Phó ra lệnh cho chúng nộp tàu và vũ khí.

Các xã phía sông Cửa Tiểu, quần chúng nổi dậy bức hàng, chiếm chi khu Hòa Lạc, đến chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ban cán sự 2 từ Phú Thạnh Đông vượt sông sang tiếp quản. Các xã khác trong toàn tỉnh, quần chúng nổi dậy bức hàng toàn bộ đồn bốt, phân, chi khu. Tỉnh Gò Công được giải phóng hoàn toàn lúc 15 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #213 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 07:55:59 pm »

Tỉnh Mỹ Tho, sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sư đoàn 8 và các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, xã cùng quần chúng nổi dậy đã tiến công các đồn bốt vòng ngoài thành phố Mỹ Tho và các thị trấn. Địch ban hành lệnh tử thủ và giới nghiêm 24/24 trong thành phố Mỹ Tho. Đến 16 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, các cánh quân của ta đã áp sát thành phố.

Nắm thời cơ Sài Gòn đã tuyên bố đầu hàng, Ban chỉ huy thống nhất mặt trận Chợ Gạo hạ lệnh tiến công chi khu Chợ Gạo. Địch tan rã, đầu hàng. Chợ Gạo được giải phóng lúc 13 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hai tiểu đoàn 514C, 2009B và Tiểu đoàn đặc công 279 tiến thẳng về thành phố Mỹ Tho.

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi nghe tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Thành ủy Mỹ Tho đã phát lệnh nổi dậy. Tám thanh niên xung kích của Thành đoàn kết hợp với cơ sở đột nhập vào Trường trung học Nguyễn Đình Chiểu chiếm kho súng của lực lượng phòng vệ dân sự, kéo cờ Mặt trận giải phóng lên đỉnh cột cờ và trước cửa trường, dùng máy phóng thanh của nhà trường phát đi lời kêu gọi nhân dân thành phố Mỹ Tho nổi dậy, kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền giao nộp vũ khí, tài liệu cho cách mạng.

Đến 15 giờ, trên khắp các đường phố, các ngã ba, ngã tư của thành phố, đều có cờ Mặt trận dân tộc giải phóng, lực lượng xung kích của Thành đoàn cùng quần chúng nổi dậy tỏa ra chiếm Sở học chính, Ngân hàng, Trường Lê Ngọc Hân, Ty Cảnh sát, Trường Nam Tiểu học, dùng xe và loa phóng thanh chạy khắp thành phố kêu gọi địch đầu hàng.

Ở phường 4, cán bộ cơ sở phát động quần chúng nổi dậy cùng với lực lượng xung kích Thành đoàn chiếm bến xe, lấy xe chở lực lượng nổi dậy chiếm dinh tỉnh trưởng, tòa hành chính. Khi đến cổng trại hải quân Chương Dương, một loạt đạn của địch bắn ra, một đồng chí hy sinh, ta bắn trả và kêu gọi, địch hạ súng đầu hàng. Ở phường 1, quần chúng nổi dậy rất đông, xông vào chiếm Ty Cảnh sát, hạ lệnh cho tên Nhiều, Trưởng phòng 3 phải thả hết tù nhân. Ở phường 5, quần chúng chiếm công sở tề rồi kéo xuống phường 4, biểu dương lực lượng rầm rộ, lùng bắt bọn tề điệp, ác ôn.

Lúc này đồng chí Tư Việt Thắng - Phó bí thư Khu ủy và đồng chí Nguyễn Văn Thành - Tỉnh đội trưởng Mỹ Tho đang ở xã Mỹ Phong, ven thành phố. Nhận được tin thành phố nổi dậy, đồng chí Việt Thắng ra lệnh cho quân ta tiến vào nội ô. Suốt từ chiều cho đến đêm 30 tháng 4 năm 1975, các tiểu đoàn 514 C, 2009, 279 cùng hơn 3.000 quần chúng các xã Thanh Bình, Lương Hòa Lạc, Mỹ Phong, Tân Mỹ Cháng mang băng cờ tiến vào, chiếm cầu Quay, cầu Mới, tiểu khu. Tại tiểu khu, hơn 300 sĩ quan, binh lính Sư đoàn 9 ngụy đầu hàng. Lực lượng của tỉnh bố trí tại bệnh viện ngay cổng tiểu khu. Bọn hải quân trại Chương Dương xuống tàu chạy ra giữa sông, ta dùng hỏa lực uy hiếp và kêu gọi, đến 9 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, chúng trở vào đầu hàng.



Tàu hải quân địch bị bắt giữ tại bến Chương Dương - Mỹ Tho - Tiền Giang

Ở phía bắc thành phố, Trung đoàn 1 Sư đoàn 8 chiếm ngã ba Trung Lương. Đến 24 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung đoàn tiến vào thành phố Mỹ Tho. Một bộ phận bức hàng Thiết đoàn 6 ở Chợ Cũ, đại bộ phận cùng với các tiểu đoàn Mỹ Tho và Tiểu đoàn 279 đặc công chiếm các mục tiêu quân sự khác và tiếp nhận sự đầu hàng của sĩ quan, binh lính ngụy. Đến 5 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, thành phố Mỹ Tho được giải phóng hoàn toàn.

Trên lộ 4, Đảng ủy các xã phát động quần chúng đổ lên đường, cùng lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, công binh bức hàng, bức chạy hàng loạt đồn bốt. Ở Bình Phú, quần chúng do đồng chí Tám Đỉnh phát động đã bao vây, bức hàng 6 xe M113, chiếm trận địa pháo Thuộc Nhiêu. Sau khi kêu gọi Trung đoàn 11 đóng ở Long Định đầu hàng, bộ đội tỉnh đã dùng áp lực bức hàng Trung đoàn 12. Trong khi đó có 3 xe M113 chạy thoát lên Nhị Mỹ, đồng chí Tư Ánh cùng quần chúng bức hàng, sử dụng ngay lái xe ngụy tiến về đánh chiếm chi khu Cai Lậy. Tòn bộ quân địch ở các trung đoàn còn lại của Sư đoàn 7 ngụy và các trung đoàn của Sư đoàn 9 ngụy, bảo an trong các chi khu, phân chi khu, đồn bốt, bộ máy kìm kẹp xã, ấp của các huyện Tân Hiệp, Vĩnh Kim, Cai Lậy, Cái Bè, trước áp lực nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng và sức tiến công của các lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta, đã tan rã hoặc nộp súng đầu hàng. Tên trung tá Lý - Quận trưởng Cai Lậy và gia đình đã ở lại chờ Quân giải phóng đến bàn giao. Tên trung tá, quận trưởng Trung Lương đã tự lái xe đến Long Định để gặp đại diện cách mạng. Từ 10 giờ 30 đến nửa đêm 30 tháng 4 năm 1975, nam bắc lộ 4 Mỹ Tho đã hoàn toàn được giải phóng. Riêng bọn địch ở căn cứ Hậu Mỹ đến trưa ngày 2 tháng 5 năm 1975 mới chịu đầu hàng.

Tại căn cứ của Sư đoàn 7 ngụy ở Đồng Tâm sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, tên Chuẩn tướng Trần Văn Hai - Tư lệnh sư đoàn còn họp khẩn cấp với bọn thuộc hạ, hò hét tử thủ. Tên Hai hạ lệnh cho các đơn vị tập trung về cố thủ ở căn cứ sư đoàn. Nhưng trên đường rút lui, trước sức tiến công của lực lượng vũ trang và áp lực của quần chúng nổi dậy, các đơn vị của sư đoàn địch đã đầu hàng hoặc tan rã. Đến 19 giờ, du kích các xã vành đai đã lọt vào căn cứ. Đến 24 giờ, một cánh quân của Sư đoàn 8 đã có mặt. Sĩ quan, binh sĩ ngụy lớp bỏ trốn, lớp đầu hàng, bị bắt, toàn bộ căn cứ bị ta chiếm lĩnh nguyên vẹn. Tuyệt vọng, tên tướng Trần Văn Hai đã tự kết thúc đời mình bằng một phát súng vào đầu. Ngày 2 tháng 5 năm 1975, toàn tỉnh Mỹ Tho được giải phóng. Bộ tư lệnh Sư đoàn 8 tiếp quản căn cứ Đồng Tâm.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2017, 10:13:00 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #214 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 07:56:23 pm »

Tỉnh Long An, ngày 29 tháng 4 năm 1975, lực lượng biệt động chiếm một số mục tiêu, phát động quần chúng nổi dậy phối hợp với Sư đoàn 5 đánh chiếm thị xã.

Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, ở các huyện trong tỉnh Long An, quần chúng nổi dậy cùng với bộ đội địa phương và du kích chiếm quận lỵ, bức hàng đồn bốt, giải phóng huyện. Lúc 18 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Long An được hoàn toàn giải phóng.

Tỉnh Kiến Tường phải tự giải phóng vì Miền hủy bỏ kế hoạch dùng lực lượng Miền tiến công giải phóng thị xã. Sư đoàn 5 rút về hướng Long An. Trong tỉnh, địch còn những căn cứ rất mạnh nhưng Sư đoàn 5 tiến công từ đầu năm đã mở được nhiều vùng rộng. Tỉnh chủ trương nhanh chóng phát động quần chúng đưa con em nhập ngũ xây dựng bộ đội địa phương vùng, du kích, bổ sung cho tiểu đoàn 504 và lập Chiến đoàn 100.

Bọn địch trong tỉnh đang hoang mang. Chúng rút bỏ các đồn trung đội, co về giữ các căn cứ lớn trên tuyến biên giới, kênh Dương Văn Dương và thị xã Mộc Hóa. Trước sức bao vây tiến công mạnh mẽ của lực lượng vũ trang và quần chúng nổ dậy, từ đêm 29 tháng 4 năm 1975, các căn cứ và đồn bốt địch tới tấp điện về tiểu khu xin rút. Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, bộ phận tiền phương của tỉnh dùng máy PRC 25 liên tục gọi tên Quy - Tỉnh trưởng, buộc hắn phải đầu hàng và đưa tàu lên Tuyên Bình đón Quân giải phóng vào. Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, ta tiến quân vào thị xã Mộc Hóa. Hàng ngàn quần chúng các xã chung quanh trương cờ Mặt trận dân tộc giải phóng, tràn vào thị xã.

Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Kiến Tường được hoàn toàn giải phóng. Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, tỉnh tổ chức mít tinh lớn mừng chiến thắng.

Tỉnh Bến Tre, là một hướng tiến công quan trọng của Khu. Đồng chí Hai Trung - Ủy viên Thường vụ Khu ủy và đồng chí Lê Văn Khuyên - Phó tư lệnh Quân khu, Khu ủy viên, cùng Tỉnh ủy và Tỉnh đội lập thành Ban chỉ đạo chiến dịch, vận dụng kinh nghiệm tiến công quân sự có kết hợp ba mũi nổi dậy của quần chúng thời Đồng khởi.

Tỉnh bổ sung củng cố 6 tiểu đoàn bộ binh, các đại đội đặc công, trinh sát, thông tin, trợ chiến, tập trung du kích lập 4 tiểu đoàn, mũi chính trị, binh vận, hình thành 11 tiểu đoàn. Bố trí Tiểu đoàn 560 và 1 đại đội đặc công từ hướng tây bắc thị xã đánh vào. Tiểu đoàn 263, 516 và 1 đại đội đặc công từ hướng đông bắc; Tiểu đoàn 87 và Đại đội trợ chiến từ tả ngạn sông Bến Tre phía nam thị xã vượt sông đánh vào; Tiểu đoàn 590 chốt giữ lộ 26 từ Chẹt Sậy đến Mỹ Lồng; Tiểu đoàn 10 tăng cường cho huyện Mỏ Cày.

Trước khi hành động, ta bị mất bản đồ tác chiến. Địch tập trung 7 tiểu đoàn bảo an về giữ thị xã và bung ra thăm dò vùng ven. Kế hoạch bị lộ. Ban chỉ huy quyết định tiến công sớm để kéo địch ra.

Đêm 29 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 263 và Đại đội đặc công đánh phân chi khu Lương Quới. Quả nhiên, sáng 30 tháng 4 năm 1975, 4 tiểu đoàn bảo an hành quân giải tỏa. Chúng bị các tiểu đoàn 263, 516 và 590 vây đánh quyết liệt. Địch thiệt hại nặng. Trận đánh đang giằng co thì đến 10 giờ 30 phút ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. Tên Tỉnh trưởng ra lệnh tử thủ, nhưng tại Lương Quới binh lính đã hoang mang, rã rời. Quần chúng nổi dậy, kêu gọi địch bỏ súng, đầu hàng. Ta làm chủ trục lộ 26 từ Lương Quới đến Chẹt Sậy. Các lực lượng vũ trang, chính trị, binh vận áp sát thị xã. Đến 12 giờ, tên Tỉnh trưởng chạy trốn. Ta liên lạc trên máy PRC 25, tên thiếu tá Bửu và tên đại úy Chương ở tiểu khu xin đầu hàng. Đêm 30 tháng 4 năm 1975, địch ở sân bay Tân Thành và căn cứ pháo binh đầu hàng.

7 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, đồng chí Tư Định - Tham mưu trưởng Tỉnh đội, Chỉ huy trưởng tiền phương của tỉnh cùng đồng chí Sáu Bình - cán bộ chính trị dẫn đầu các lực lượng vũ trang tiến vào thị xã, chiếm dinh tỉnh trưởng, các cơ quan hành chính, kho tàng… Hàng vạn quần chúng từ ngoài tiến vào, rừng cờ Mặt trận dân tộc giải phóng mọc lên khắp thị xã. Cũng trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 và ngày 1 tháng 5 năm 1975, tất cả các huyện, xã, bằng lực lượng vũ trang, chính trị, binh vận cùng nhân dân toàn tỉnh nổi dậy bức hàng địch, giành chính quyền. Ngày 1 tháng 5 năm 1975, tỉnh Bến Tre được hoàn toàn giải phóng.

Tỉnh Sa Đéc, khi thực hiện nhiệm vụ tổng công kích - tổng khởi nghĩa gặp không ít khó khăn. Lực lượng của tỉnh chỉ có 2 tiểu đoàn thì đã chuyển hết qua sông Tiền. Lệnh của cấp trên là thị xã Cao Lãnh giao cho bộ đội địa phương, biệt động và cơ sở vũ trang mật trong thị xã giải phóng.

Các lực lượng ở Cao Lãnh đã tiến công mở ra được nhiều lõm đứng chân ở chung quanh thị xã. Khi nghe Sài Gòn tuyên bố đầu hàng, 3 đại đội quân địa phương huyện, du kích và quần chúng các xã nổi dậy kết hợp cùng bộ đội, từng bước tiến dần, áp sát vào nội ô, dùng loa kêu gọi Tỉnh trưởng và binh lính hạ súng đầu hàng. Địch rối loạn, tan rã. Tỉnh trưởng và Phó tỉnh trưởng chạy trốn. Bọn còn lại đầu hàng. Đến 23 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, lực lượng vũ trang và quần chúng nổi dậy đã chiếm toàn bộ thị xã Cao Lãnh. Ngày 1 tháng 5 năm 1975, chi khu Kiến Văn đầu hàng tại chỗ. Chi khu Mỹ An quyết tử thủ nhưng đến 4 giờ sáng ngày 1 tháng 5 tên quận trưởng cùng quân lính tháo chạy về hướng Đồng Tiến (Tràm Chim) định kéo về tử thủ ở Chợ Mới. Đến vùng kênh Hội, xã Hưng Thạnh chúng trụ lại ở các đám tràm, bị quần chúng phát hiện báo cho xã, Một bộ phận quân địa phương huyện đang truy kích địch liền phối hợp với xã gây sức ép buộc toàn bộ quân địch gần 2.000 tên buông súng đầu hàng vào sáng ngày 3 tháng 5 năm 1975, trong đó có cả tên Phổ - Thiếu tá, quận trưởng Mỹ An.

Phía thị xã Sa Đéc, 2 tiểu đoàn 502 A, 502B, Trung đội đặc công và Đại đội địa phương Lấp Vò sáng ngày 30 háng 4 năm 1975 đang đánh 1 tiểu đoàn bảo an ở vùng Tân Mỹ giáp Mỹ An Hưng. Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tiểu đoàn địch hoang mang bỏ chạy ra lộ 23 chạy về thị xã Sa Đéc. Lực lượng của ta chia làm hai cánh, cấp tốc hành quân về hướng thị xã. Cánh A theo lộ 23 tiến vào tiểu khu, cánh B vượt sông Tân Dương tiến vào chiếm trường huấn luyện Cái Cỏ, xã Tân Dương rồi tiến về phía chi khu Đức Thịnh và chợ Sa Đéc. 20 giờ, cánh A đến cua Ông Thung - Tân Quy Đông, 22 giờ cánh B đến khu vực Đức Thịnh. Đại đội độc lập đến Bình Tiên - Tân Xuân lúc 19 giờ. Đến 23 giờ, bọn tiểu khu xin đầu hàng, tên Đại tá Lê Khánh - Tỉnh trưởng, Tiểu khu trưởng chạy trốn, chỉ còn lại tên Trung tá Huỳnh ở lại bàn giao. 3 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, ta vào tiếp quản toàn bộ thị xã.

Tại chi khu Đức Thành, ngày 2 tháng 5 năm 1975, lực lượng bảo an quân Hòa Hảo do tên Huỳnh Trung Hiếu chỉ huy rút chạy về Chợ Mới. Chi khu Chợ Mới đã kéo cờ trắng nhưng bọn đầu sỏ phản động các tổ chức chính trị, quân sự Hòa Hỏa dồn về cố thủ ở chùa Tây An ở xã Long Kiến như bọn tên Nghĩa - cố vấn Đảng Thanh Long, tên Lương Trọng Tường - Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Trung ương, tên Lập - Tổng đoàn bảo an, tập hợp lực lượng các nơi chạy về đến 14.000 tên, khống chế không cho đầu hàng. Rất nhiều tàu chở vũ khí, lương thực đậu dài dưới sông Ông Chưởng. Bọn này tuy đông nhưng rất hoang mang, hỗn độn.

Trước tình hình đó, tỉnh để một lực lượng nhỏ phòng thủ thị xã Sa Đéc, còn đại bộ phận, ngày 2 tháng 5 năm 1975, có xe bọc thép yểm trợ, tiến lên Chợ Mới, hình thành thế bao vây. Trên đường hành quân, ta chiếm chi khu Chợ Mới. Huyện ủy Chợ Mới chỉ đạo các chi bộ nhanh chóng phát động đồng bào Hòa Hảo nổi dậy phá tề, tước súng phòng vệ dân sự, dân vệ, bảo an. Cờ Mặt trận dân tộc giải phóng phấp phới bay khắp các xã, ấp. trong lúc ta vây ép ngày càng chặt, cán bộ chính trị đã gặp gỡ các ban trị sự Hòa Hỏa, tín đồ cao niên và quần chúng bổn đạo để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của họ đối với cách mạng, vào vận động binh lính không chấp nhận việc làm sai trái của bọn phản động. Đồng bào tín đồ rất hưởng ứng, bọn tàn quân vốn đã suy sụp tinh thần, càng thêm hỗn loạn. Ngày 3 tháng 5 năm 1975, hơn 1.000 tên ra hàng. Ngày 4 tháng 5 năm 1975, tiếp tục 3.000 tên nữa ra hàng. Bọn còn lại hoang mang, rối loạn, không lối thoát. Bọn đầu sỏ ngoan cố vẫn kêu gọi tử thủ. Quân ta ngày càng xiết chặt vòng vây, buộc địch buông súng đầu hàng không điều kiện. 8 giờ sáng ngày 6 tháng 5 năm 1975, ta hoàn toàn làm chủ khu vực chùa Tây An, cứ điểm cuối cùng của địch ở miền Nam. Ta thu được toàn bộ vũ khí bao gồm 30.000 khẩu súng, 1 máy bay trực thăng, hàng chục xe quân sự, tàu chiến và nhiều tàu ghe chở lương thực, đạn dược. Chùa Tây An nguyên vẹn. Đến 8 giờ sáng ngày 6 tháng 5 năm 1975, tỉnh Sa Đéc được hoàn toàn giải phóng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #215 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 07:56:48 pm »

Tỉnh Long Châu Tiền, tuy mới thành lập nhưng tỉnh đã nhanh chóng triển khai lực lượng tiến công, mở ra một vùng dọc theo sông Tiền thuộc các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, tạo bàn đạp để khi thời cơ đến thì vượt sông Tiền qua thánh địa của đạo Hòa Hảo. Đây là mục tiêu rất quan trọng. Chiếm được nơi đây thì mới giải phóng được tỉnh Long Châu Tiền. Tỉnh cũng đã nắm được âm mưu của địch là nếu chiến trường chung bị thất bại, chúng sẽ tập trung lực lượng Hòa Hỏa về đây cố thủ, tạo điều kiện cho bọn đầu sỏ Trung ương Giáo hội tranh giành thế lực, nếu có giải pháp chính trị thì chúng đòi vùng đạo tự trị. Tỉnh đã chỉ đạo cho các huyện Phú Tân A, B, Tân Châu gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang trại chỗ, nhanh chóng phát triển cơ sở quần chúng trong đạo, bổ sung quân cho các đại đội địa phương đủ mạnh, làm nòng cốt hỗ trợ cho quần chúng Hòa Hảo đứng lên tự giải phóng. Lực lượng vũ trang tỉnh có 2 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 250 tay súng, sẵn sàng bước vào chiến dịch, đánh chiếm hai huyện Hồng Ngự, Tân Châu để làm bàn đạp tiến xuống vùng Chữ O.

Từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các tên tỉnh trưởng Châu Đốc, Kiến Phong, quận trưởng Tân Châu, Hồng Ngự cùng nhiều tên đầu sỏ Hòa Hảo gian ác khét tiếng như Huỳnh Trung Hiếu, Đại úy Dư đã gom hơn 11.000 quân từ Bảy Núi, Long Xuyên và các nơi ở Kiến Phong, Sa Đéc lũ lượt chạy về Hưng Nhơn, Phú Lâm, Phú An, Hiệp Xương, Long Sơn và khu trung tâm thánh địa ở xã Hòa Hảo, đào công sự, làm chướng ngại vật để cố thủ, 30 tên trong Trung ương Giáo hội cũng chạy về thánh địa, hô hào tử thủ, bảo vệ Tổ Đình không cho cộng sản xâm nhập vào nơi thiêng liêng của đạo. Thánh địa và Tổ Đình nắm tại xã Hòa Hỏa là quê hương của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, người khai sáng đạo.

Cũng thời điểm này, phía chùa Tây An, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh Sa Đéc cũng đang có một cuộc tập trung tử thủ của 14.000 tên địch.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh hạ lệnh cho Tiểu đoàn 1 đánh chiếm chi khu Tân Châu, Tiểu đoàn 2 đánh chiếm chi khu Hồng Ngự ngay trong đêm. Sau đó, Tiểu đoàn 1 tiến quân từ Tân Châu qua Châu Giang, Hòa Hảo, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông, Hưng Nhơn. Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, khi Tiểu đoàn 2 đang vượt sông sang ba xã cù lao: Long Khánh, Long Thuận, Phú Thuận, thì có một chi đoàn xe M113 từ dinh điền Sa Rài rút chạy ra Hồng Ngự, ta chặn lại gọi hàng, bọn này chống cự, ta nổ súng diệt một số, bọn còn lại hoảng sợ bỏ xe chạy trốn. ta tiếp tục sang ba xã cù lao, qua Phú An, hợp quân với Tiểu đoàn 1 tại Hưng Nhơn. Trên đường tiến quân, 2 tiểu đoàn đánh tan một số tiểu đoàn, đại đội bảo an và cùng với cơ sở phát động quần chúng nổi dậy tước súng bọn dân vệ, tề, điệp, giải phóng các xã.

Đến 22 giờ ngày 2 tháng 5 năm 1975, đồng chí Lại Văn Chót (Tư Khai) - Tỉnh đội trưởng và đồng chí Bảy Tạo - Bí thư Huyện ủy Phú Tân A đã có mặt với các tiểu đoàn 1, 2 tại khu vực chung quanh Tổ Đình. Các tiểu đoàn đã triển khai thành thế bao vậy, sẵn sàng chờ lệnh tiến công. Các đồng chí bàn với các ban chỉ huy tiểu đoàn là việc giải phóng vùng thánh địa phải dùng biện pháp chính trị, binh vận khéo léo, tránh đổ máu nhưng kiên quyết bắt bọn đầu sỏ phản động phải đầu hàng. Phải phát động tín đồ Hòa Hảo và các ban trị sự để họ dám nổi dậy đấu tranh trực tiếp với Tổ Đình và Trung ương Giáo hội, buộc chúng phải hạ vũ khí.

Trước sức đấu tranh của tín độ và sự vây ép của bộ đội ngày càng mạnh, bọn đầu sỏ vẫn ngoan cố. Chúng trưng khẩu hiệu “khu phi chiến”, cử Nguyễn Giác Ngộ ra thương lượng. Ta không chấp nhận. Trong ngày 1 và 2 tháng 5 năm 1975, chúng ra thông báo với binh lính và tín đồ, đấu tranh với ta, đòi đình chiến ở hai tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, thành lập khu tự trị của đạo Hòa Hảo ở hai tỉnh này. Sau đó, hạ thấp yêu sách đòi tự trị huyện Phú Tân, rồi chỉ đòi để lại một trung đội bảo an để bảo vệ Tổ Đình. Các yêu sách đó đã bị cán bộ cơ sở của ta bác bỏ và nói rõ: “Cách mạng đã thắng lợi. Tổng thống ngụy Dương Văn Minh đã đầu hàng. Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu, Hồng Ngự, Sa Đéc… đã giải phóng, hòa bình đã lập lại, không còn lý do gì để giữ lực lượng. Nếu không đầu hàng, cách mạng buộc phải tiến công thì Tổ Đình và Trung ương Giáo hội phải chịu trách nhiệm trước tín đồ, trước nhân dân vùng Phú Tân”.

Thấy ngoan cố không được và đa số tín đồ không ngả theo chúng, Trung ương Giáo hội phải ra thông báo số 6: “Binh lính đạo hãy bình tĩnh đem nộp súng, trình diện với cách mạng, quay về nhà lo tu hành...”.

7 giờ sáng ngày 3 tháng 5 năm 1975, đồng chí Tư Khai - Tỉnh đội trưởng, đồng chí Bảy Tạo - Bí thư Huyện ủy Phú Tân A, nữ đồng chí Út Nhan - Huyện ủy viên, cùng một trung đội vũ trang và một số cơ sở tiến vào Tổ Đình. Trong Tổ Đình khói hương nghi ngút. Các chức sắc trong Tổ Đình, khăn đóng áo dài chỉnh tề, đứng thành hai hàng ra tận cổng đón phái đoàn. Vũ khí của 8.000 quân bảo an chất thành đống cao trên lộ. Dưới sông, nhiều tàu PCF đậu kéo cờ trắng. Thái độ ân cần, nhân đạo, đúng đắn của những người đại diện cách mạng đã nhanh chóng giải tỏa sự ngõ ngàng, lo sợ trả thù theo luận điệu chiến tranh tâm lý của địch. Quần chúng tín đồ thật sự yên tâm, tin tưởng bộ đội cách mạng, phấn khởi, niềm nở đón tiếp bộ đội, nhiều người tự nguyện dẫn đường chỉ những hầm súng chôn rải rác trong các vườn để ta thu hồi.

Ta giải phóng và làm chủ hoàn toàn thánh địa từ ngày 3 tháng 5 năm 1975 nhưng Trung ương Giáo hội nhiệm kỳ 4 do tên Huỳnh Văn Nhiệm cầm đầu vẫn còn đó. Bộ mặt phản động của y vẫn chưa bị vạch trần, mầm mống “mượn danh đạo, tạo danh đời” chuẩn bị cho mưu đồ bạo loạn vẫn còn.

Sau một thời gian thâm nhập, ta được ông từ giữ trụ sở Trung ương Giáo hội cho biết trong hai ngày 29 và 30 tháng 4 năm 1975, bọn chúng đã chôn 6 hầm súng ngay trong khu vực trụ sở của Trung ương Giáo hội. Tỉnh đội cử ngay một tổ đặc công đột nhập điều tra, xác minh chính xác là các hầm súng vừa mới chôn. Thường vụ Tỉnh ủy cho mời các thành viên Trung ương Giáo hội Hòa Hảo tới, tổ chức cho họ học chính sách cách mạng, động viên họ tự thú những việc sai trái “mượn danh đạo, tạo danh đời” chống phá cách mạng, phải đem nộp hết vũ khí còn cất giấu, sẽ được hưởng chính sách khoan hồng của cách mạng, sẽ được hưởng chính sách khoan hồng của cách mạng, sẽ được tự do tín ngưỡng, lo tu hành theo lời thày dạy. Nhưng họ vẫn không thành thật. Đồng chí Tư Khai phải nói thẳng: Vậy là lỗi tại các ông không chịu hối cải, các ông đứng trách cách mạng đối xử cứng rắn với các ông. Thường vụ Tỉnh ủy cho mời cô Năm Biên, em gái Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ phụ trách Tổ Đình, mời một số tín đồ chứng kiến và đưa hết số đầu sỏ về trụ sở Trung ương Giáo hội. Tại đây, trước đồng bào tín đồ trong đó có nhiều tín đồ lão thành và cô Năm Biên, đồng chí Tư Khai ra lệnh khui các hầm súng. Bọn Trung ương Giáo hội run sợ cúi đầu nhận tội. Chứng cớ rành rành, cô Năm Biên xác nhận: “Những người cầm đầu các ban trị sự có hành động chống phá cách mạng, phản đạo, phản thầy. Tôi tuyên bố không thừa nhận Trung ương Giáo hội”. Các cụ tín đồ lão thành cũng tuyên bố: “Chúng tôi lên án hành động cho ôn giấu súng để âm mưu chống phá cách mạng. Chúng tôi đại diện cho tín đồ tuyên bố không công nhận bất kỳ ban trị sự nào, Trung ương hội nào, theo lời dạy của thày, chúng tôi thật lòng về tu tại gia”. Ta tuyên bố giải tán các ban trị sự đạo Hòa Hảo các cấp. Các tín đồ Hòa Hảo từ nay chỉ tu tại gia.

Vậy là vừa bằng phương châm kết hợp vũ trang, chính trị, binh vận, vừa kiên quyết, khéo léo, linh hoạt, sáng tạo, ta đã làm tan rã lực lượng vũ trang Hòa Hảo, đập tan tập đoàn đầu sỏ phản động, đập tan bộ máy kìm kẹp mang tính chất tôn giáo vừa mang tính chất chính quyền, vừa là bộ máy chính trị phản động lôi kéo đồng bào tín đồ Hòa Hảo, giành dân với cách mạng, thực thi mưu đồ phản động gây bạo loạn.

Các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Long Châu Tiền, Long Châu Hà, Long Châu Sa thời kháng chiến chống Pháp, rồi An Giang, Kiến Phong, Sa Đéc thời kháng chiến chống Mỹ đã làm một cuộc vận động cách mạng lâu dài đối với những tín đồ Hòa Hảo. Cuộc vận động hết sức kiên trì, gian khổ trong 30 năm. Biết bao đảng viên cộng sản, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã ngã xuống trên vùng đất tôn giáo này. Và cho mãi đến ngày 3 tháng 5 năm 1975 lịch sử, mới giải phóng được vùng đất mang nhiều máu và nước mắt sau 30 năm đấu tranh trong suốt hai cuộc chiến tranh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #216 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 07:57:27 pm »

Cũng cần phải nói thêm đến một phần đất An Giang ở hữu ngạn sông Hậu của Khu VIII đã cắt giao cho Khu IX lập tỉnh Châu Hà, rồi tỉnh Long Châu Hà theo yêu cầu chiến lược chung từ giữa những năm 1971-1974. Theo kế hoạch của Khu IX thì tỉnh Long Châu Hà tập trung lực lượng, đêm 29 tháng 4 năm 1975 tiến công đánh chiếm thị trấn Hà Tiên rồi Long Xuyên. Nhưng từ trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi được tin ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng, thị ủy Long Xuyên đã chớp thời cơ chỉ đạo cơ sở chính trị tại thị xã phát động quần chúng chiếm giữ Đài truyền tin, Kho bạc, Ty điền địa và tranh thủ trung lập hóa lực lượng pháo binh. Đồng thời phát động quần chúng vùng ven thị xã nổi dậy cướp chính quyền xã, phường. Nhưng bọn phản động trong lực lượng Hòa Hảo tập trung về thị xã Long Xuyên khá đông. Chúng đánh chiếm tiểu khu, dinh tỉnh trưởng, lập ủy ban hành chính lâm thời, thực hiện mưu đồ tự trị vùng Hòa Hảo. Tình thế hết sức nguy ngập, bọn phản động có thể khiêu khích gây ra xung đột, tàn sát nhân dân. Lực lượng vũ trang mới nổi dậy, vũ khí còn ít, lực lượng của tỉnh từ Hà Tiên hành quân về thì quá xa không biết có đến kịp không. Cán bộ lãnh đạo Long Xuyên đã linh hoạt dùng đài truyền tin phát tín hiệu kêu gọi lực lượng từ Cần Thơ lên chi viện; đồng thời cử các cán bộ cơ sở có uy tín trong thị xã đến gặp binh lính, sĩ quan trong lực lượng Hòa Hảo, vừa thuyết phục vừa tác động rằng: “Dương Văn Minh đầu hàng rồi. Cách mạng đã chiếm hết các tỉnh rồi, hòa bình rồi, đánh nhau làm gì nữa chết bỏ vợ con...”, khiến binh lính lần lượt bỏ súng, tan rã, trốn về quê.

Sau khi đánh chiếm Cần Thơ và được tin khẩn cấp kêu tiếp viện từ Long Xuyên, Bộ tư lệnh Quân khu IX ra lệnh cho Trung đoàn 101 Sư đoàn 4 và một chi đoàn xe M113 tịch thu của địch cấp tốc hành quân lên Long Xuyên, Châu Đốc, sẵn sàng tiêu diệt các chi khu Ô Môn, Thốt Nốt, Châu Thành, Long Xuyên, Châu Phú trên đường hành quân. Đến 16 giờ chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975, Trung đoàn 101 đến thị xã Long Xuyên. Bọn phản động đang cố thủ nghe tin, hoảng hốt tháo chạy về vùng thánh địa Hòa Hảo và tan rã dọc đường. Cán bộ cơ sở, lực lượng học sinh, sinh viên, nhân dân và cả một số giới chức Hòa Hảo đón bộ đội, hướng dẫn bộ đội chiếm các mục tiêu quân sự, hành chính của tiểu khu và dinh tỉnh trưởng. Đến 18 giờ ngày 1 tháng 5 năm 1975, thị xã Long Xuyên được hoàn toàn giải phóng.

Tại Châu Đốc, ngày 30 tháng 4 năm 1975, nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng, Tỉnh trưởng Châu Đốc và nhiều tên đầu sỏ chạy trốn. lực lượng cảnh sát và cảnh sát đặc biệt mất chỉ huy nên rối loạn, hoang mang, tan rã. Bọn phản động trong lực lượng bảo an quân Hòa Hảo có âm mưu cướp chính quyền thị xã. Cán bộ cơ sở của ta đã huy động hàng trăm học sinh và quần chúng tràn vào chiếm Ty Thông tin và chiêu hồi tiểu khu, dùng đài truyền tin kêu gọi binh sĩ, những người phụ trách các cơ quan quân sự, hành chính của tiểu khu giữ gìn tài sản nguyên vẹn, chờ cán bộ và lực lượng cách mạng đến bàn giao để được hưởng chính sách khoan hồng. Mặt khác, ta cho người mang thư đến gặp tên chỉ huy phó tiểu khu, buộc hắn phải ở lại sở chỉ huy tiểu khu ra lệnh cho các ty, sở, sĩ quan và binh lính ở tại chỗ quản lý kho tàng, tài sản, máy móc, kéo cờ trắng lên các nơi, chờ cán bộ đến bàn giao. Trong suốt ngày và đêm 30 tháng 4, lực lượng chính trị, binh vận dùng xe Jeep chạy khắp đường phố trong thị xã loan tin cho nhân dân và cả cho địch biết “Mặt trận dân tộc giải phóng đang tiến vào thị xã”. Đến giữa trưa ngày 1 tháng 5 năm 1975, thị ủy cùng lực lượng biệt động và công an vũ trang tiến vào thị xã cùng với quần chúng nổi dậy tràn ra đường phố, chiếm và làm chủ từng khu vực, tiến hành công tác tiếp quản, làm các thủ tục đăng ký cho các sĩ quan và binh sĩ ngụy còn ở lại giữ tài sản bàn giao cho ta, động viên họ về sum họp với gia đình.

Sau khi đến thị xã Long Xuyên, một bộ phận của Trung đoàn 101 tiến lên Châu Đốc. Toàn bộ tỉnh Châu Đốc được hoàn toàn giải phóng.

Phần lớn Khu VIII đã được giải phóng trong các ngày 30 tháng 4 và ngày mồng 1 tháng 5 năm 1975, nơi giải phóng cuối cùng là khu vực chùa Tây An của huyện Chợ Mới, tỉnh Sa Đéc (giải phóng ngày 6 tháng 5 năm 1975). Chiến trường Khu VIII đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong trận quyết chiến chiến lược mà Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Trung ương Cục và Quân ủy Miền giao cho.

Quân và dân Khu VIII đã đạp tan hoàn toàn bộ máy chiến tranh đồ sộ và hiện đại của chính quyền tay sai mà Mỹ đã dày công xây dựng trong mấy chục năm qua. Diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng vũ trang ngụy quân, từ phòng vệ dân sự, cảnh sát, dân vệ bảo an và chủ lực, trong đó có 4 sư đoàn chủ lực (7, 9, 22, 25), hai liên đoàn biệt động quân, nhiều liên đoàn bảo an.

Diệt, phá hủy, bức chạy 2.601 đồn bốt. Chiếm toàn bộ các căn cứ, kho tàng, hải cảng, sân bay, chỉ huy sở, trụ sở của ngụy quân, ngụy quyền các cấp. Thu toàn bộ vũ khí, kho tàng, phương tiện chiến tranh của địch và thu hồi toàn bộ tài sản của chính quyền tay sai về tay nhân dân.

Trong trận quyết chiến chiến lược này quân và dân ta đã giành thắng lợi nhanh chóng, trọn vẹn và triệt để, đã kết thúc hơn 20 năm chiến đấu chống Mỹ, cứu nước hết sức oanh liệt và vẻ vang của quân và dân ta. Từ đây giang sơn thu về một mối, nước nhà thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Sau 30 năm gian khổ, đấu tranh, người dân Khu VIII đã được sống trong không khí độc lập, tự do. Từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, trên khắp các vùng của Khu VIII, từ nơi căn cứ địa, chốn đồng sâu hẻo lánh cho đến vùng nông thôn trù phú, vùng tôn giáo, dân tộc, các thị xã, thị trấn… tràn ngập một không khí nhộn nhịp của ngày hội mừng chiến thắng. Cờ Mặt trận dân tộc giải phóng rực rỡ tung bay khắp phố phường, thôn ấp, khắp mọi nhà. Từng đoàn người từ nông thôn kéo vào thị xã, thị trấn… hồ hởi, phấn khởi tay bắt mặt mừng, vui mừng chiến thắng và hít thở không khí tự do và hứa hẹn cùng nhau bắt tay vào việc xây dựng lại quê hương, đất nước như Bác Hồ căn dặn:

“Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #217 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 07:57:52 pm »

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2017, 10:13:41 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #218 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 07:58:59 pm »

KẾT LUẬN

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã trải qua 21 năm, đó là khoảng thời gian không dài trong lịch sử dân tộc, nhưng là một giai đoạn hào hùng trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam.

Trong quãng thời gian 21 năm đấu tranh anh dũng và kiên cường, biết bao tấm gương sáng của những tập thể, địa phương, của những cá nhân anh hùng, của đảng viên cộng sản, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đã xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, đã giành thắng lợi vẻ vang vào mùa Xuân 1975, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng, non sông thu về một mối, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà trực tiếp và thường xuyên là của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ tư lệnh Miền, Đảng bộ, quân và dân Khu VIII đã phát huy truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc, nhất là những kinh nghiệm của những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đã làm nên chiến thắng vẻ vang, giải phóng Khu VIII - Trung Nam Bộ, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân 1975. Khu VIII - Trung Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với những đặc điểm mới và tình hình mới. đặc biệt là phải đương đầu với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ, có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh và có nhiều âm mưu thâm độc và xảo quyệt, nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới đối với miền Nam nước ta. Vì thế, Đảng bộ, quân và dân Khu VIII phải hàng ngày đối phó với sự đánh phá ác liệt của địch, vừa phải suy nghĩ, sáng tạo ra những nội dung, hình thức và phương pháp đấu tranh mới để chiến thắng chúng.

Trên cơ sở nắm vững đường lối, mục tiêu chung của cách mạng do Đảng đề ra, quán triệt quan điểm bạo lực cách mạng và tư tưởng cách mạng tiến công, Đảng bộ, quân và dân Khu VIII đã đi sâu nghiên cứu thực tiễn chiến trường, đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch, đánh giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu và âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, từ đó Đảng bộ biết phát huy cao độ tinh thần, trí tuệ và sự sáng tạo của nhân dân, đã lãnh đạo, động viên và tổ chức nhân dân dùng nhiều hình thức đấu tranh thích hợp và phong phú từng bước tiến lên đánh thắng các chiến lược chiến tranh, làm thất bại chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ, quân và dân Khu VIII đã lần lượt đánh thắng các bước leo thang chiến tranh của Mỹ - ngụy trên chiến trường Khu VIII, góp phần vào thắng lợi chung của toàn Miền và cả nước.

Ngay từ những ngày đầu bước vào cuộc kháng chiến, Đảng bộ Khu đã biết dựa vào sức mạnh chính trị của quần chúng, sử dụng thế đấu tranh chính trị công khai, hợp pháp đòi tôn trọng và thi hành Hiệp định Giơnevơ, đã khéo léo lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, giữa các lực lượng thân Pháp và thân Mỹ, nên đã tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang với quy mô tổ chức và hoạt động thích hợp để bảo vệ cơ sở và lực lượng đấu tranh chính trị của quần chúng. Bằng cách diệt các tên đầu sỏ ác ôn, phản động nhất trong bộ máy kìm kẹp của địch ở cơ sở để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” tàn bạo và dã man, từ đó phát động phong trào đấu tranh chính trị rộng khắp của quần chúng, duy trì và phát triển lực lượng cách mạng, làm thất bại chiến lược “chiến tranh một phía” của chúng. Phong trào cách mạng của Khu VIII trong thời kỳ này phát triển với đỉnh cao là chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung ở Đồng Tháp Mười vào tháng 9 năm 1959; tiếp đến là phong trào Đồng khởi vào đầu năm 1960, bắt đầu từ Bến Tre và nhanh chóng lan rộng ra toàn Khu. Trong phong trào Đồng khởi; Khu VIII đã sáng tạo ra phong trào tấn công địch bằng hai chân: chính trị, vũ trang, ba mũi giáp công: chính trị, binh vận, vũ trang với đội quân tóc dài làm nòng cốt, đã góp phần quyết định vào việc đánh thắng chiến lược “chiến tranh một phía” của Mỹ - ngụy và chuyển phong trào cách mạng ở Khu VIII sang thế tiến công, mở đầu cho thời kỳ tiến hành chiến tranh cách mạng trên thế chủ động tiến công.

Từ sau phong trào Đồng khởi, Đảng bộ Khu đã lãnh đạo quân và dân Khu VIII tiếp tục phát huy thế chủ động tiến công địch bằng hai lực lượng: chính trị và vũ trang, ra sức đẩy mạnh mũi đấu tranh vũ trang lên song song với mũi đấu tranh chính trị, phát triển mạnh chiến tranh du kích, đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng du kích, thế phối hợp tiến công địch của cả ba thứ quân nhằm tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đánh thắng các cuộc hành quân lấn chiếm bình định của Mỹ - ngụy, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Với sự chỉ đạo sát sao của Khu ủy và sự chuẩn bị lực lượng chu đáo, quân và dân Khu VIII đã lập sẵn thế trận, chủ động tiêu diệt địch, đã làm nên chiến thắng Ấp Bắc lịch sử, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, “bao vây vận thẳng đứng”, “bủa lưới phóng lao”, v.v. của Mỹ - ngụy, tạo ra bước ngoặt mới, báo hiệu sự sụp đổ của “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy, mở ra khả năng mới cho ta tiến hành những đợt tiến công tổng hợp phá tan từng mảng “ấp chiến lược” của địch, tiến lên góp phần cùng toàn miền Nam đập tan chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của chúng.

Khi đế quốc Mỹ chuyển sang tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”, tăng cường quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam nước ta, thì ở Khu VIII, Mỹ đã đưa Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ vào lập căn cứ ở Đồng Tâm (Mỹ Tho) và Rạch Kiến (Long An). Quân và dân Khu VIII phát huy thế chiến thắng trong “chiến tranh đặc biệt”, đã trực tiếp đương đầu với lực lượng quân Mỹ có trang bị và vũ khí hiện đại. Với quyết tâm đánh thắng và quyết đánh thắng quân Mỹ, quân và dân Khu VIII đã phát huy mạnh mẽ phương thức tiến công quân Mỹ, bằng hai chân chính trị, vũ trang và ba mũi tấn công và giáp công: chính trị, binh vận, vũ trang; phát triển mạnh chiến tranh nhân dân, hình thành những vành đai, những mặt trận vây ép, tiến công quân Mỹ trong căn cứ, trong các cuộc hành quân càn quét, trong các chốt quân Mỹ bung ra đóng dã ngoại, đánh vào kho tàng, bến tàu của Mỹ... đưa thế chiến tranh du kích lên mức hiện đại, đã liên tục tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực của địch và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. Quân và dân Khu VIII còn góp phần tích cực vào việc làm thất bại hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 1965 -1966 và 1966 - 1967 của Mỹ - ngụy; tiến lên làm cuộc tổng công kích - tổng khởi nghĩa vào mùa xuân 1968, đánh chiếm, làm chủ một số thành phố, thị xã quan trọng như Mỹ Tho, Bến Tre, Châu Đốc... Nhưng từ sau đợt tấn công Tết Mậu Thân 1968, địch tập trung lực lượng phản kích ác liệt, đánh mạnh vào chiến trường nông thôn, đẩy mạnh bình định, lấn chiếm... làm cho phong trào cách mạng ở Khu VIII gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình khó khăn ấy, Đảng bộ và quân dân Khu VIII đã bình tĩnh, kiên quyết đối phó với âm mưu, thủ đoạn mới của địch. Cán bộ, đảng viên, du kích và các lực lượng vũ trang đã kiên cường bám trụ trong dân, dựa vào sự nuôi dưỡng, che giấu, đùm bọc, bảo vệ của dân để tồn tại và chiến đấu với địch. Việc bám dân, bám đất để chiến đấu với địch trong thời kỳ này thật gian khổ, khó khăn bởi địch đánh phá quyết liệt, nhân dân bị kìm kẹp gắt gao... nhưng một lần nữa Đảng bộ và quân dân Khu VIII đã kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, kiên trì bám dân, tìm ra phương thức đấu tranh thích hợp, từng bước phả lỏng, phá rã thế kìm kẹp của địch ở cơ sở, phát huy thế mạnh tấn công địch bằng ba mũi: chính trị, binh vận, vũ trang, nhất là phát huy mũi binh vận để vận động, cô lập các đồn bốt và làm tan rã địch; xây dựng thế mới, lực mới, giành quyền làm chủ của nhân dân ở những mức độ khác nhau, và mở từng căn cứ, tạo điều kiện khôi phục và phát triển lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân lớn mạnh... Được sự tăng cường cán bộ chỉ hủy và lực lượng từ miền Bắc, Khu VIII kiện toàn bộ đội địa phương các huyện và bộ đội tập trung tỉnh, xây dựng chủ lực Khu, đủ sức tiến hành và tham gia chiến dịch tiến công tổng hợp, đánh phá bình định ở đồng bằng Khu VIII trong năm 1972, giành thắng lợi quan trọng, góp phần buộc địch phải ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam, góp phần đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - ngụy. Sau đó lại tiếp tục phản công, tiến công địch, trừng trị địch vi phạm Hiệp định Pari, tạo thêm thế mới, lực mới để cùng toàn Miền và cả nước tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giành toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong đó Đảng bộ, quân và dân Khu VIII đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Trung ương và Miền giao cho, đã góp phần quan trọng cùng toàn Miền và cả nước, giành thắng lợi hoàn toàn và triệt để trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Có thể nói, trong quá trình chiến đấu lâu dài với đế quốc Mỹ - một tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế giàu, thực lực quân sự mạnh, bản chất rất ngoan cố và xảo quyệt, cùng bọn tay sai cực kỳ phản động, âm mưu chống phá cách mạng, Đảng bộ, quân và dân Khu VIII đã tìm tòi, sáng tạo những biện pháp đấu tranh thích hợp, từng bước làm chuyển biến tình hình, thay đổi so sánh lực lượng, tạo ra thế mới, lực mới để giành những thắng lợi mới và tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc - một thắng lợi đúng như đánh giá trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ IV của Đảng: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang lịch sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Đối với nhân dân ta, thắng lợi oanh liệt đó mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó kết thúc vẻ vang quá trình ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng Tháng Tám, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, xóa bỏ những chướng ngại trên con đường thống nhất nước nhà đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #219 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 07:59:38 pm »

PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC ĐỒNG CHÍ TRONG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ
KHU VIII - TRUNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

1. Nguyễn Văn Mùi (Nguyễn Minh Đường), Bí thư Khu ủy từ năm 1954 đến năm 1974.

2. Nguyễn Văn Nhạn (Nguyễn Văn Chim), Phó Bí thư Khu ủy từ năm 1961 đến năm 1974.

3. Phan Thành Long (Tư Long).

4. Nguyễn Văn Phối (Ba Bổn), Ủy viên Thường vụ; 1959.

5. Phan Ngọc Bính (Bảy Ruộng).

6. Huỳnh Châu Sổ (Năm Bê), Bí thư Khu ủy từ năm 1974 đến năm 1975.

7. Nguyễn Thị Định (Ba Định).

8. Lê Quốc Sản (Tám Phương), Ủy viên Thường vụ, 1963.

9. Lê Văn Nhung (Tư Việt Thắng), Phó bí thư Khu ủy từ năm 1974 đến năm 1975.

10. Lê Thái Hiệp (Bảy Hiệp).

11. Nguyễn Văn Chính (Chín Cần).

12. Trần Anh Điền (Tám Bé), Ủy viên Thường vụ, 1974.

13. Nguyễn Văn Trung (Hai Trung), Ủy viên Thường vụ, 1974.

14. Nguyễn Ngọc Việt (Bảy Ngọc Việt), (nữ).

15. Đoàn Văn Dư (Chín Công).

16. Nguyễn Văn Khước (Năm Chung).

17. Nguyễn Văn Náo (Tư An).

18. Nguyễn Văn Cánh (Bảy Đấu).

19. Lê Hồng Kiểm (Sáu Kiến).

20. Trần Văn Nghiêm (Hai Nghiêm).

21. Lê Quốc Hùng (Tư Quốc).

22. Nguyễn Văn Sỹ (Bảy Minh).

23. Bùi Thanh Khiết (Hai Thanh).

24. Lê Văn Nhỏ (Hai Lâm).

25. Nguyễn Văn Nghề (Tư Quang).

26. Dương Cự Tẩm (Năm Thanh), Ủy viên Thường vụ, 1968.

27. Lê Văn Phẩm (Chín Hải), Ủy viên Thường vụ, 1974.

28. Võ Văn Phẩm (Tám Chử).

29. Cao Văn Sáu (Sáu Cao).

30. Nguyễn Văn Hạnh (Tám Dân).

31. Dương Đồng Tâm (Bảy Tế).

32. Võ Văn Tôn (Sáu Thanh).

33. Huỳnh Văn Thời (Ba Niềm).

34. Nguyễn Thị Lụa (Sáu Tâm).

35. Huỳnh Thị Thinh (Hai Hưởng).

36. Lê Thị Nguyệt (Mười Nguyệt).

37. Phạm Thanh Thế (Ba Thanh).

38. Huỳnh Văn Mến (Tư Thân).

39. Lê Văn Khuyên (Tám Dần).

40. Nguyễn Văn Thạnh (Mười Thi).

41. Võ Văn Thạnh (Ba Thắng), Ủy viên Thường vụ, 1974.

42. Đồng Văn Cống (Chín Hồng), Ủy viên Thường vụ, 1974.

43. Võ Văn Chí (Hai Chí).

Đến ngày 1-1-1976, Khu ủy còn 18 Khu ủy viên là các đồng chí: Huỳnh Châu Sổ, Lê Văn Nhung, Lê Quốc Sản, Trần Anh Điền, Lê Văn Phẩm, Nguyễn Văn Trung, Lê Hồng Kiểm, Dương Đồng Tâm, Võ Văn Tôn, Huỳnh Văn Thời, Nguyễn Thị Lụa, Võ Văn Phẩm, Phạm Thanh Thế, Huỳnh Văn Mến, Nguyễn Văn Náo, Lê Văn Khuyên, Nguyễn Văn Thạnh, Đoàn Văn Dư.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM