Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:59:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)  (Đọc 94486 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #150 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2014, 09:03:39 pm »

Thấy rõ chỗ yếu của địch, đồng thời phải thấy rõ chỗ khó khăn trước mắt và chỗ mạnh cơ bản của ta là: Đông đảo quần chúng của Khu có tinh thần cách mạng, đã từng tham gia nổi dậy đánh địch, đã sáng tạo ra thế công khai hợp pháp cách mạng để tiến công địch, đã sáng tạo ra phương thức tiến công địch bằng hai chân, ba mũi quân sự, chính trị, binh vận và đã từng thắng được quân ngụy và cả quân Mỹ. Điều quan trọng là Đảng bộ ta còn nắm vững hơn nữa quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Tuy bị đánh phá ác liệt, nhưng quần chúng đã làm nhà và bám trụ ở ngoài đồng để sản xuất và chiến đấu. Đó là thế đứng mới rất độc đáo và phù hợp với tình hình mới, ta cần phát huy. Muốn vậy, Đảng bộ các cấp, cán bộ, đảng viên phải bám trụ lại trong dân, trong địa bàn mình phụ trách, tìm mọi cách nắm chắc lực lượng quần chúng, cố gắng tạo lại thế, tạo lại lực, từng bước làm chuyển biến tình hình, thì nhất định thế mạnh của cách mạng sẽ được phục hồi. Vì vậy, các cấp, các ngành, các đơn vị và địa phương cần nắm vững và thực hiện tốt các công tác chủ yếu sau:

- Nắm vững biện pháp giữ thế công khai hợp pháp cách mạng cho quần chúng, dựa trên thế đứng mới mà nhân dân đã tạo được, cần cố gắng giữ vững và phát triển thế này trên cơ sở đó tạo lại thế hai chân chính trị, vũ trang và ba mũi quân sự, chính trị, binh vận, nhanh chóng bố trí lại thế chiến tranh du kích ở từng xã, ấp để làm nòng cốt và phối hợp với mũi chính trị và binh vận để tiến công tiêu hao, tiêu diệt làm tan rã địch, cố lập, trung lập, vô hiệu hóa từng đơn vị, từng đồn bốt địch, giành quyền làm chủ xã, ấp với hình thức, mức độ phù hợp và không ngừng nâng lên mức độ cao, thực hiện mở màng, mở vùng, giải phóng nông thôn, tiến tới giải phóng thành phố, thị xã, góp phần giải phóng toàn Khu.

- Các Đảng bộ cơ sở cần tiến hành sắp xếp lại đảng viên. Các đảng viên còn giữ được thế hợp pháp thì bí mật hòa mình trong dân, lãnh đạo dân bảo vệ quyền lợi ruộng đất, sản xuất và đời sống, nắm chắc chồng con em là binh sĩ ngụy, tạo cơ sở binh vận trong lòng địch. Đối với vùng yếu, thị xã, thị trấn cần nghiên cứu sắp xếp hợp lý, bố trí cho được cơ sở, cán bộ, đảng viên, du kích mật, tự vệ mật, xây dựng lực lượng cách mạng trong quần chúng tích cực, tranh thủ thời cơ nổi dậy.

- Cấp úy và các cơ quan quân, dân, chính, Đảng tỉnh, huyện, xã, đảng viên đã bị lộ và du kích phải đứng chân ngay trên địa phương mình, xây dựng thế bám trụ trong địa hình bằng ấp chiến đấu xen kẽ, cài răng lược giữa các đồn bốt, dùng thế chiến tranh nhân dân và ba mũi quân sự, chính trị, binh vận bao vây, cô lập, trung lập, tạo điều kiện tiêu diệt, bức hàng, bức rút đồn bốt và làm tan rã lực lượng kìm kẹp để mở rộng địa bàn làm chủ. Riêng ở trọng điểm chiến trường Mỹ Tho, các cơ quan của Khu, các trung đoàn bộ binh, các binh chủng, kho tàng, bệnh viên, công binh xưởng cùng với Tỉnh đội, Tỉnh ủy Mỹ Tho sắp xếp địa bàn thích hợp, dựa vào nhau, phân tán, tập trung linh hoạt tạo thế đứng chân bám trụ vững chắc, hỗ trợ dân chống phá bình định, giành thế chủ động ở nông thôn.

Sau hội nghị Khu ủy, kế hoạch hoạt động năm 1969 của Khu được hình thành. Mục tiêu là tiêu diệt và làm tan rã địch, đánh phá bình định nhằm hỗ trợ phong trào nổi dậy của quần chúng trên cả ba vùng. Thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trên trong tình hình phải tiếp tục tiến công vào thị xã, thị trấn. Khu ủy quyết định sử dụng đặc công, biệt động, pháo, cối đánh một số căn cứ quân sự, kho tàng của địch trong thành phố, thị xã và vùng ven, buộc chúng phải co bớt lực lượng về giữ thị trấn, thị xã, hậu cứ. Riêng ở vùng nông thôn của chiến trường trọng điểm Mỹ Tho, chủ lực Khu phối hợp với các lực lượng vũ trang tỉnh đẩy lùi, hạn chế tốc độ lấn chiếm bình định, gom dân, phá địa hình của địch trong các mảng, vùng xung yếu ở nam bắc lộ 4, giữ lại được các lõm địa bàn căn cứ bám trụ, duy trì thế du kích chiến đấu, hỗ trợ có kết quả cho phong trào quần chúng ba mũi quân sự, chính trị, binh vận, làm chủ xã, ấp. Ở các tỉnh khác, linh hoạt sử dụng lực lượng quân sự hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh chống phá bình định, chọn địa bàn có lợi tổ chức đánh nhỏ chắc thắng, tránh bị tiêu hao. Ba tỉnh Kiến Tường, Mỹ Tho và Kiến Phong tổ chức diệt biệt kích, giữ vững cho được hành lang từ Khu xuống vùng 4 Kiến Tường là căn cứ trung tâm của Đồng Tháp Mười. An Giang cố giữ cho được địa bàn căn cứ Bảy Núi.

Chấp hành chỉ thị của Trung ương Cục và Quân ủy Miền, Khu tiếp tục triển khai cho An Giang và Kiến Phong phối hợp thọc sâu vũ trang tuyên truyền vùng Chữ O, Tân Châu và vùng tổng Định Hòa - Chơ Mới Kiến Phong, phát động tín đồ Hòa Hảo nổi dậy nhằm làm cho hậu phương địch không ổn định, đồng thời căng kéo địch trên chiến trường.

Kế hoạch đã hình thành nhưng mũi quân sự là mũi quyết định trong ba mũi thì lực lượng Khu, bộ đội tỉnh, quân địa phương huyện còn chưa được bổ sung. Lực lượng du kích ở xã, ấp không nhiều. Đạn các loại, thuốc chữa bệnh, nhất là thuốc đặc trị giải phẫu tại các chiến trường nóng bỏng, đang thiếu… Trong kho dự trữ của hậu cần Quân khu trên biên giới còn khá, nhưng đường hành lang vận chuyển từ 1A, 1B đang bị tắc. Vì vậy, trước mắt quân khu chủ trương dồn quân lại để đánh, tìm cách luồn lách đưa hàng xuống chiến trường trọng điểm Mỹ Tho và chỉ thị cho các tỉnh tự lực mở đường lên biên giới nhận. Đồng thời, đề nghị Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền chi viện tiền, tân binh “ba sẵn sàng” cho Khu VIII để đủ lực lượng vũ trang tập trung bước đầu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #151 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2014, 09:04:18 pm »

2. Các trận chiến đấu ở các tỉnh Khu VIII trong năm 1969

Tại vùng ven thành phố Mỹ Tho, ta mở đợt tiến công đánh vào một số mục tiêu bên trong nội ô và các xã vùng ven, buộc địch phải co về phòng thủ, tạo thế cho tỉnh Mỹ Tho đánh phá bình định. Quân khu tăng cường cho trung đoàn 2 một đại đội đặc công, giao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Duy Mật - Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng và đồng chí Đặng Văn Tố - Phó tham mưu trưởng trực tiếp chỉ huy trận đánh hướng này. Sở chỉ huy đặt ở Hóc Đùng, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho.

Ta chưa vào đợt tiến công thì địch phát hiện Trung đoàn 2 về ở xã Đạo Thạnh, Lương Hòa Lạc. Sáng ngày 22 tháng 2 năm 1969, địch sử dụng Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 ngụy, 1 tiểu đoàn của Lữ đoàn 3 Sư đoàn 9 Mỹ, 1 chi đoàn xe M113 đánh vào ấp Hóc Đùng, xã Đạo Thạnh là vùng căn cứ bám trụ của Thành ủy và Thành đội Mỹ Tho. Trung đoàn 2 biệt động thành, du kích 2 xã Đạo Thạnh, Lương Hòa Lạc chặn đánh, địch bị thiệt hại nặng. Trận đánh gay go, ác liệt diễn ra suốt hai ngày, nhưng kế hoạch đã bị lộ nên đồng chí Lê Duy Mật cho Trung đoàn 2 lui về Chợ Gạo, chỉ còn lực lượng biệt động đánh một số mục tiêu nhỏ trong nội thành.

Trên vành đai Bình Đức, đêm 8 tháng 3 năm 1969, Trung đội nữ pháo binh bắn vào kho xăng dầu và sân bay trong căn cứ Đồng Tâm làm cho kho xăng và một số máy bay bốc cháy. Tiểu đoàn 514C bám Long Định và Châu Thành Bắc dùng DH10 tập kích Ban chỉ huy Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 ngụy và đánh vào các đoàn bình định số 14, 16, tập kích diệt gọn 2 đại đội của Lữ đoàn 3, Sư đoàn 9 Mỹ “ngâm” quản ở khu vực kênh I và ở rạch Bà Sáu yểm trợ cho ngụy gom dân và phá địa hình.

Ở Kiến Phong, Tiểu đoàn 502 và du kích các xã liên tục đánh các tiểu đoàn của Lữ đoàn 3 Sư đoàn 9 bung ra ở Mỹ Long, Mỹ Hội, Bình Hàng Tây huyện Kiến Văn, gây cho chúng nhiều thiệt hại Đặc biệt là trận đánh ngày 15 tháng 6 năm 1969, 1 tiểu đoàn Mỹ đánh vào ngã tư cầu Bốn Miệng, xã Mỹ Hội bị Tiểu đoàn 502 và du kích chặn đánh, bọn Mỹ chết và bị thương trên 100 tên, ta thu 96 khẩu súng, 1 máy PRC25.

Trong thời gian này, Khu VIII nhận của Miền đợt tân binh “ba sẵn sàng” đầu tiên là 500 người. Sau khi thay đổi quân trang cho phù hợp với đồng nước, tập đi xuồng, một số ít đồng chí được điều về cho các binh chủng và về Mỹ Tho, số còn lại bổ sung cho Trung đoàn 1. Do không đủ quân bổ sung nên Khu giải thể Trung đoàn 2, điều Tiểu đoàn 263B cho tỉnh Bến Tre, Tiểu đoàn 514A cho tỉnh Gò Công. Mùa nước lên, đi lại dễ dàng hơn nên chất nổ, kíp mìn, lựu đạn đưa được khá nhiều xuống chiến trường trọng điểm và các tỉnh mặc dầu bọn biệt kích, trực thăng vẫn ráo riết ngăn chặn đánh phá hành lang.

Cuối tháng 8 năm 1969, nước ngập lên cao trong căn cứ Khu ở Kiến Phong. Địch tập trung pháo 105, 155 trên bờ sông Thường Thới Tiền và ở Hồng Ngự cùng với pháo hạm trên sông Tiền nửa đêm bất thần tập kích dữ dội vào toàn bộ căn cứ. Nhà cửa đổ sập, người chết, bị thương. Thường trực Khu ủy quyết định phân tán bớt một số cơ quan Bộ tư lệnh Quân khu về hướng biên giới thuộc Kiến Tường.

Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, đây là một tổn thất vô cùng to lớn của cả dân tộc ta. Người để lại Di chúc thiêng liêng, dặn lại đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam – Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Biến đau thương thành sức mạnh, quân và dân Khu VIII - Trung Nam Bộ cùng quân và dân cả nước quyết thực hiện theo Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu.

Ở Mỹ Tho, Gò Công, cán bộ cơ sở 48 xã đã luồn về xây dựng căn cứ lõm, cùng các cơ quan tỉnh, huyện, hình thành thế cài răng lược, xen kẽ với địch, tổ chức diệt các đồn ác ôn, vận động cô lập, trung lập các đồn bốt. Vận động quần chúng bị gom đấu tranh đòi trở về ruộng vườn cũ làm ăn. Nhiều người đã dựng chòi trên những cánh đồng ở Ấp Bắc và vùng 20-7.

Tháng 9 năm 1969, Sư đoàn 9 Mỹ rút khỏi chiến trường Mỹ Tho, giao căn cứ Đồng Tâm cho Sư đoàn 7 ngụy. Vùng 4 chiến thuật phải đưa một trung đoàn của Sư đoàn 9 ngụy lên Mỹ Tho lấp chỗ trống do lực lượng Mỹ rút đi, chống đỡ với sức ép nổi dậy của quần chúng ngày càng tăng. Trung đoàn này sử dụng căn cứ cũ của Mỹ ở Thẻ 23 trên lộ 4 đoạn Cái Bè lập căn cứ hành quân, cùng với 4 tiểu đoàn biệt động quân đánh phá nam bắc lộ 4 và vùng 4 Kiến Tường.

Tháng 11 năm 1969, sau một thời gian ngắn củng cố ở Rạch Ruộng (Thạnh hưng), Trung đoàn 1 trở về vùng 20-7, ém quân trong xã Long Tiên giáp Bàn Long. Vùng 20-7 vốn như là hậu phương, như là nhà của bộ đội, nên bộ đội đi dân nhớ, ở dân thương và hết lòng nuôi dưỡng. Cán bộ, chiến sĩ trung đoàn, các đồng chí Trần Nhiên (Sáu Phú) - Trung đoàn trưởng, Châu Văn Cứ (Tư Nam) - Chính ủy hiểu từng nhà, từng người dân, thuộc như lòng bàn tay địa hình của cánh đồng Sáu Não. Nay vùng 20-7 đã khác trước xa. Trong vườn không có mấy nóc nhà, cây cối xơ xác, gãy đổ ngổn ngang, ngoài đồng thì nổi lên những cái chòi lúp xúp của bà con tản ra bám ruộng sản xuất. Đồn địch chi chít. Cán bộ Đảng và du kích chỉ còn làm chủ từng ấp, ngày ở trong địa hình, đêm ra với đồng bào. Thời tiết tháng 11 mưa đã dứt, ngày nắng dịu, đêm se lạnh, tiện cho đánh phục kích, bao vây đồn. Nhưng lũ sông Cửu Long tràn về làm mực nước sông, rạch và trên đồng dâng cao, ruộng vườn bị ngập gây khó khăn cho ta trong việc làm công sự và khó khăn cho địch trong tốc độ tiến công của bộ binh và cơ giới. Chỉ trong 10 ngày tháng 11 năm 1969, một bộ phận của Trung đoàn 1 phối hợp với du kích và quần chúng tấn công bằng ba mũi vũ trang, chính trị, binh vận bao vây 20 đồn, phá rã phòng vệ dân sự trên 20 xã. Đại bộ phận trung đoàn vẫn bí mật nằm in ở Long Tiên, cách các đồn địch chưa đầy 500 mét.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #152 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2014, 09:05:28 pm »

Lúc này, Sư đoàn 7 ngụy bố trí Trung đoàn 10 ở Mỏ Cầy Nam - Bến Tre, Trung đoàn 12 ở Cái Bè và vùng 4 Kiến Tường. Chỉ còn Trung đoàn 11 ở căn cứ Đồng Tâm. Căn cứ liên tiếp bị pháo binh vành đai bắn phá. Tiểu khu Định Tường, chi khu Cai Lậy, Tân Hiệp đều xin chi viện. Tên Tư lệnh sư đoàn vừa chui ra khỏi hầm trốn đạn pháo thì nhận được điện kêu cứu. Hắn lệnh cho Trung đoàn 11 hành quân đến hướng bắc Long Định, Long Tiên, Long Trung để giải tỏa.

Hừng sáng ngày 18 tháng 11 năm 1969, sau các đợt dội bom của các chi đội A37 và các đợt bắn phá của pháo Bình Đức, Cai Lậy vào kênh Năm Mạnh, xã Long Tiên, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 ngụy đổ quân ở lộ Ba Dựa. Sau đó chúng băng đồng qua các ruộng nước, bắn vãi vào xóm, vừa bắn vừa la hét định áp đảo tinh thần quân ta. Địch tiến quân với đội hình dày đặc, hướng thẳng vào trận địa của Trung đoàn 1, mũi mạnh nhất của chúng đánh vào Tiểu đoàn 261A.

Không đẩy 30 phút sau khi mìn định hướng của ta nổ trung đoàn đồng loạt xung phong, diệt gọn Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 11 Sư đoàn 7, thu hơn 100 khẩu súng, rồi chuyển xuống vùng tiếp giáp Long Tiên, Bàn Long, ém sát đồn Bàn Long. Địch dập pháo xuống kênh Năm Mạnh và nhặt xác đồng bọn. Hàng trăm các bà, các chị của đội quân tóc dài bám theo khóc lóc đòi nhìn mặt, kiếm xác chồng con và vận động những tên sống sót bỏ trốn về với vợ con. Những người dân bị trúng bom đạn được đưa ra Ba Dừa, một số được chở bằng xe lam ra quận Cai Lậy đòi Quận trưởng phải bồi thường nhân mạng và chữa trị.

Trong khi đó, 17 đoàn bình định và hàng chục xe công binh, xe ủi đang phá địa hình và gom dân ở Châu Thành Bắc và mảng 4 Cai Lậy Bắc đang bị đồng bào đấu tranh quyết liệt. Đồng bào chất vấn chúng: “Mấy ông bảo ra đồn, ra lộ ở. Mấy ông thấy đó, kéo hết ra ngoài đó rồi nhà đâu mà ở, lấy gì mà ăn? “Quốc gia” có nuôi dân được cả đời không? Ở đâu mà chẳng là đất của “Quốc gia”, dân quốc gia ở đâu mà chẳng được? Chỉ cần treo cờ “Quốc gia”, bận áo trắng, đội nón trắng, có giấy căn cước để phân biệt, “Việt cộng” làm sao có dược mấy thứ đó? Còn mấy ông nói dân ở trong vườn, phi cơ, pháo binh khó phân biệt, sợ lầm thì bà con dỡ nhà lớn xuống, ra cất chòi nhỏ ở ngoài đồng. Mấy ông tới thì trình giấy, chứ bắt dân chúng tôi ra lộ, ra xung quanh đồn làm gì cho “Quốc gia” tốn kém. Tụi tôi không đi đâu… đi cũng chết. Ra ngoài đó, “Việt cộng” và “Quốc gia” đánh nhau cũng không khỏi chết, chẳng thà ra đồng dễ phân biệt, chẳng sợ ai đánh lầm!”. Lý lẽ thật đanh thép, có lý có tình nên cuối cùng địch phải chấp nhận.

Ở địa bàn Mỹ Tho, địch nhận định chưa thể hoàn thành bước bình định đặc biệt của giao đoạn 1 như chúng đã dự định vào cuối năm 1969. Trong nửa tháng cuối năm 1969, Bộ tư lệnh vùng 4 chiến thuật ngụy đưa toàn bộ Sư đoàn 9 lên cùng với Sư đoàn 7 va biệt động quân mở chiến dịch quy mô đánh dài ngày vào nam bắc lộ 4 từ lộ 12 đến Mỹ Thiện.

Các Tiểu đoàn 261A, 514C, quân địa phương huyện tập trung, phân tán linh hoạt, cùng du kích bám sát chúng đánh nhỏ lẻ, đánh xe trên lộ, tập kích trận địa pháo, căn cứ Sư đoàn 9 ngụy ở Thẻ 23 và căn cứ Sư đoàn 7 ở căn cứ Đồng Tâm. Gần 200 tên địch bị loại trong đợt này. Ở Hậu Mỹ Nam, Hội Cư, Tiểu đoàn 261A và đội bảo vệ căn cứ tỉnh đội đánh diệt gọn 2 đại đội của Sư đoàn 9 ngụy.

Trong tháng 11 và 12 năm 1969, những đoàn 50-70-100 người đội quân tóc dài liên tục kéo lên các quận Cai Lậy, Cái Bè đòi bồi thường nhân mạng, tài sản thiệt hại do địch ném bom, bắn pháo bừa bãi. Các tên quận trưởng phải bồi thường đến 100 triệu đồng.

Ở Bến Tre, trong năm 1969, địch ráo riết đôn quân bắt lính. Chúng bắt được hơn 1.000 thanh niên vào lính, đưa quân số ngụy toàn tỉnh lên đến 29.000 tên. Trong các thị trấn, thị xã chúng tổ chức nhiều đại đội cảnh sát dã chiến để đàn áp các cuộc nổi dậy tại chỗ. Bảo an, dân vệ được đưa ra vùng ngoài càn quét, bình định đóng đồn. Trung đoàn 10 Sư đoàn 7 ngụy thường xuyên có mặt ở Bến Tre, hình thành 2 chiến đoàn: 1 đặc trách bình định ở Ba Tri, 1 cơ động đối phó ở hướng Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày.

Tỉnh Bến Tre bị bao quanh bởi sông Tiền, sông Cổ Chiên và biển; còn bị các con sông lớn Ba Lai, Hàm Luông chia cắt thành ba cù lao. Địch tập trung Trung đoàn 10 Sư đoàn 7, bảo an, dân vệ Phượng Hoàng, Thiên Nga, có Lữ đoàn 3 Sư đoàn 9 Mỹ từ Mỹ Tho sang yểm trợ, đánh phá gom dân vùng Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam. Địch dùng bom, pháo, cả máy bay B52, chất độc hóa học, ngày đêm đánh trùm lên những khu vực còn địa hình dọc sông Ba Lai, Hàm Luông, Giồng Trôm. Trực thăng nhảy cóc, bất ngờ đổ quân đánh hành lang từ Mỹ Tho sang, thả máy dò tiếng động xuống những vùng chúng nghi là có căn cứ tỉnh, huyện, dọc theo các con đường bộ đội thường hành quân để phát hiện rồi gọi pháo tập kích hoặc B52 ném bom. Trên các con sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông, tàu chiến, bôbo thả trôi, rình rập đánh chặn ta qua sông, táo tợn thọc vào các con sông nhỏ.

Chiến dịch bình định của địch làm chết hàng ngàn người, giam cầm, tra tấn hàng ngàn người khác, hàng ngàn mẫu dừa, vườn cây ăn trái xơ xác, trơ cành. Nhân dân vùng giải phóng cũ hết sức khó khăn nhưng phản ứng lại cũng thật quyết liệt, đồng thời cũng khéo léo tạo thế công khai hợp pháp đấu tranh chính trị và làm binh vận để chống cào nhà, đốt nhà, gom dân thắng lợi.

Vào đợt chung toàn Khu, Tiểu đoàn 560 của tỉnh đứng chân ở khu vực Giồng Trôm, Mỏ Cày hỗ trợ chúng gom dân. Tiểu đoàn 516 đứng chân ở Mỏ Cày Nam. Tỉnh ủy, Tỉnh đội lập căn cứ ở Giồng Trôm. Tiểu đoàn 560 bị tiêu hao nhiều trong năm 1968 chưa được bổ sung về Châu Bình để củng cố đã đánh diệt hàng trăm tên Mỹ, bảo an, dân vệ. Tiểu đoàn bị thương vong nhiều. Tiểu đoàn trưởng và Chính trị viên đều hi sinh. Tiểu đoàn được lệnh chuyển xuống Tân Xuân - Ba Tri. Tại đây, tiểu đoàn đánh thiệt hại nặng 6 đại đội bảo an, đưa phong trào quần chúng lên. Đặc công, công binh tập kích vào thị xã Bến Tre, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 10 Sư đoàn 7 ngụy đóng ở Bình Phú và cụm pháo Đồng Gò, Chợ Giữa, phá hủy nhiều khẩu pháo.

Mặc dù đã có cố gắng, Bến Tre vẫn chưa hết khó khăn. Địch tập trung về huyện Mỏ Cày Nam, gây áp lực nặng nề cho ta. Cho đến cuối năm 1969, tình hình Mỹ Tho, Bến Tre vẫn đang ở thế giằng co quyết liệt. Ta cứ đánh, địch vẫn càn quét ác liệt hết khu vực này sang khu vực khác, tiếp tục đóng thêm đồn bốt dày đặc. Ta diệt đồn, chúng đóng lại.

Ở Gò Công, tình hình khó khăn hơn, trên 10 tỉnh ủy viên và 20 huyện ủy viên hy sinh. Tiểu đoàn 514A bám ở các mảng 1, mảng 2 của tỉnh. Những người dân chí cốt ở Bình Xuân phải tìm mọi cách len lỏi để tiếp tế ừng chai nước ngọt cho cán bộ, chiến sĩ. Nhiều cán bộ cơ sở ở Gò Công phải tạm thời sang đất Bến Tre.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #153 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2014, 09:06:04 pm »

3. Kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng các căn cứ lõm, giữ vững địa bàn đứng chân tạo thế đứng mới

Trong kết luận của cuộc Hội nghị khu ủy mở rộng tháng 2 năm 1969, bàn về những biện pháp cấp bách chỉ đạo phong trào sau tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đồng chí Sáu Đường - Bí thư Khu ủy đã khẳng định: Bất cứ trong tình thế nào, các cấp ủy từ khu đến tỉnh, huyện, xã cũng phải bám trụ lại được trong dân và ở tại chiến trường. Cán bộ, đảng viên, cơ quan lãnh đạo, chỉ huy phải đi sát dân, phải nắm được dân. Có bám trụ được tại địa phương và nắm được dân thì mới ổn định được tình hình, mới đẩy mạnh được thế trận chiến tranh nổi dậy của quần chúng làm tan rã địch, giành lại được thế làm chủ ở cơ sở và tấn công địch; đồng thời phải xây dựng, củng cố Đảng bộ, các lực lượng vũ trang tập trung xây dựng lực lượng ba mũi tiến công quân sự, chính trị, binh vận, và các tổ chức lực lượng quần chúng vững mạnh.

Từ sau Hội nghị, lực lượng vũ trang tập trung và lực lượng tấn công ba mũi ở cơ sở hoạt động rất tích cực. Các Đảng bộ, lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng ngày càng tỏ ra vững vàng, điêu luyện, đã tạo nên thế đứng mới vững chắc tại từng địa bàn và đã tấn công ba mũi liên tục phá kế hoạch bình định ráo riết của địch. Thế đứng mới này là “Đảng, nhân dân, các cơ quan các lực lượng vũ trang xã, huyện, tỉnh, khu bám trụ tại chỗ, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự và phản công, phân tán và tập trung linh hoạt để tiến công, tiêu diệt và làm tan rã địch, phá kế hoạch bình định của địch, từng bước củng cố, khôi phục, phát triển phong trào đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận trong chiến tranh nổi dậy giữa vòng vây của quân thù.

Tỉnh ủy Mỹ Tho bám trụ:

Vào một đêm tối trời, đồng chí Chín Hải - Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho cùng toàn bộ cơ quan Tỉnh ủy rời khỏi khu vực Bà Rằn, Hội Cư, đang bị địch bao vây, đánh phá ác liệt, vượt lộ 4 qua phía nam. Trời hửng sáng, đoàn đến ấp 6, xã Cẩm Sơn thì đụng địch càn, khi địch rút, cơ quan Tỉnh ủy về ấp 4, xã Long Trung. Sau khi tạm ổn định nơi ăn chốn ở, đồng chí Chín Hải cho tìm đồng chí Ba Xùi - Bí thư xã Long Trung. Đồng chí Ba Xùi đến cùng với 7 - 8 đảng viên. Các đồng chí rất mừng khi nghe đồng chí Chín Hải cho biết Tỉnh ủy sẽ bám trụ ở đây. Đồng chí Ba Xùi báo cáo tình hình xã: địch đánh ác liệt, đánh liên tục, đóng đồn khắp nơi; dân chạy tứ tán, du kích chỉ còn 5 - 6 người, đảng viên và du kích chưa bung ra hoạt động.

Đồng chí Chín Hải nêu ra mấy vấn đề cơ bản theo hướng Thường vụ Khu ủy chỉ đạo: xây dựng căn cứ lõm để cán bộ đảng viên đã bị lộ bám trụ tại xã, ấp, đưa đảng viên không bị lộ bí mật bám theo dân, lãnh đạo đấu tranh bung về vườn ruộng; tổ chức cho cơ sở binh vận bám tên Săng, con “hùm xám” ác ôn vùng Long Trung, dùng nhiều cách thông qua gia đình giáo dục, gởi thư cảnh cáo, lên án, du kích bám sát, gài lựu đạn, mìn chặn đánh sát bốt, bắt hắn phải co lại.

Sau khi quán triệt tinh thần xây dựng căn cứ lõm tại xã ấp, xã Long Trung về tổ chức thực hiện. Trong một thời gian ngắn, thế đứng của xã Long Trung đã vững vàng. Tên Săng co vòi, dân bắt đầu về. Từ sự việc đó, đồng chí Chín Hải rút ra kết luận; lãnh đạo phải gần cơ sở, làm cho cơ sở tin và làm theo, không co thủ mà kiên trì tấn công. Cán bộ cơ sở phải làm theo Đảng, gần dân và làm cho dân tin, quyết xông lên không lùi bước trước kẻ địch thì phong trào sẽ chuyển lên; có gần địch thì mới hiểu rõ địch, nắm được sở hở của địch mà đánh, có xây dựng được căn cứ chiến đấu vững bằng thế du kích ấp, xã chiến đấu, bao vây địch bằng thế phong trào chính trị, binh vận che chắn bên ngoài thì sẽ bám trụ được.

Tỉnh ủy bám trụ và có mặt tại chiến trường là một thực tế để thuyết phục các huyện bám trụ tại địa bàn mình. Huyện bám thì xã bám, bộ đội bám được thì dân cũng bung về bám ruộng vườn, sản xuất.

Tháng 8 năm 1970, nhận thấy ở Long Trung, các huyện, đơn vị, cán bộ đi lại cũng khó, Tỉnh ủy quyết định chuyển qua xã Long Tiên. Căn cứ Long Trung giao lại cho xã và làm căn cứ dự bị. Căn cứ Long Tiên nằm trên rạch Bà Muồng, hẹp, diện tích chỉ trong vòng 1 kilômét vuông, cách lộ Ba Dừa khoảng 1 kilômét, nằm giữa các đồn dân vệ Chợ Cầu, Ba Hơn, Cái Mít, Cầu Sắt. Cơ quan Tỉnh ủy ở cách mỗi đồn từ 200 mét đến 500 mét. Những địa danh như cầu Tài Xiếu, cầu Đá, cầu Ngắm, trở thành quen thuộc, vì những nơi đây, thường xuyên diễn ra các trận đánh mìn, lựu đạn, chông của du kích cơ quan Tỉnh ủy với bọn bảo an, dân vệ mà cũng là những điểm oanh kích của pháo binh, súng cối, máy bay, kể cả máy bay B52 của địch.

Lúc ở hướng Long Trung, Cẩm Sơn, do chưa có kinh nghiệm sử dụng lực lượng an ninh nên ta chưa xây dựng được quần chúng phát hiện các tên do thám, gián điệp ngầm trong dân và cả trong cơ quan vì thế Tỉnh ủy chuyển đến đâu địch theo đến đó. Các cơ quan chưa nghiêm khắc giữ nội quy căn cứ trong ngụy trang, đi lại, tiếng động, khói lửa, nên bị bom, pháo, trực thăng đánh phá nhiều lần, công sự, chỗ ở bị cháy, sập.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #154 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2014, 09:06:32 pm »

Căn cứ Long Tiên được xây dựng đúng theo quy tắc “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”; bám dân, vừa phát động dân giữ thế hợp pháp cách mạng để đấu tranh chính trị, vừa tiến hành công tác binh vận cài người vào đồn, trung lập, cô lập và vô hiệu hóa các đồn quanh căn cứ. Lực lượng an ninh phát hiện mật báo, gián điệp, tình báo chìm, nổi, nắm chắc tin tức địch. Quần chúng đã báo cho an ninh bắt 2 tên đầu sỏ ác ôn để giáo dục, buộc gia đình chúng phải đứng ra bảo lãnh; sau đó 13 mật báo viên ra thú tội. Kết quả đó có tác động tốt, số người địch cài cắm ra thú tội càng đông. Tai mắt của địch bị chặt đứt, bom, pháo giảm, các đồn chung quanh không hoạt động. Căn cứ mở rộng đến chỉ cách đồn 100 - 200 mét, ngăn cách bằng tuyến mìn, lựu đạn, hầm, hố chông. Văn phòng Tỉnh ủy à các cơ quan an ninh củng cố công sự vững chắc, chỗ ở, chỗ làm việc, hội họp ổn định. Rồi lấn dần, ráo rấp, gài lựu đạn ra sát các bốt dân vệ, sẵn sàng đánh các tiểu đoàn bảo an, chủ lực địch hành quân càn quét.

Tạo được thế ở vững chắc rồi, an ninh vũ trang tỉnh bung ra tiến công. Các đồng chí đột nhập thị trấn Ba Dừa và ngã ba Long Tiên, diệt 6 tên cảnh sát. Đồng bào nổi dậy xóa bỏ các hình thức kìm kẹp, tước súng của phòng vệ dân sự. Trong trận này, tên Truyện, xã trưởng ác ôn chạy thoát. Các đồng chí đánh tiếp tên Truyện bằng đòn ly gián. Cụ thể là, các đồng chí cho làm rớt một túi vải đựng giấy tờ, công văn, trong đó có giấy của ủy ban cách mạng huyện Cai Lậy khen Truyện có công giúp diệt cuộc cảnh sát, tước súng của phòng vệ dân sự. Bọn bảo an đi lùng sục nhặt được đem nộp cho quận trưởng. Địch trúng kế, tên Truyện bị bắt, bị tra khảo. Truyện chịu không nổi khai đại tên Ân - xã phó. Đến lượt tên Ân khai bừa cho tên Trưởng ty cảnh sát tỉnh. Vậy là cả 3 tên vào khám. Ta bắt 25 mật báo viên ở các xã Long Trung, Bình Trưng, Mỹ Long, Bàn Long đưa ra dân, buộc gia đình bảo lãnh. Bộ máy kìm kẹp của địch tan rã. Dân bung về ruộng vườn cũ dựng nhà ngày càng đông, làm thành tuyến vành đai bảo vệ vòng ngoài cho căn cứ.

Địch đánh hơi được căn cứ Tỉnh ủy, chúng tổ chức tấn công. Một đêm, Trung đoàn 10 và 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 ngụy, Tiểu đoàn bảo an 402 tiểu khu, Liên đội bảo an 19 chi khu Cai Lậy bí mật đổ quân từ ngã ba Long Tiên đến Bà Bang - Long Khánh. Chúng lặng lẽ tiến quân nhưng không qua mắt được cơ sở và nhân dân trên cánh đồng Long Tiên, Bà Bang. Đến 23 giờ, cánh quân địch từ Bà Bang tiến qua lộ bị vướng lựu đạn và mìn clâymo, nhiều tên chết và bị thương. Bọn chỉ huy thúc lính tiến lên, lại sa vào bãi mìn và lựu đạn, hàng chục tên nữa chết và bị thương. Bọn lính la khóc, chửi bới om sòm. Địch buộc phải dùng máy thông tin gọi pháo. Pháo bắn cấp tập dữ dội. Vậy là kế hoạch đánh lớn bị vỡ. Địch đánh liên tiếp 2 - 3 ngày nhưng chỉ đánh bằng bom, pháo, còn lính thì không dám vào, chỉ nằm ngoài ruộng bắn hoặc vào nhà dân kiếm ăn. Đồng bào trên cánh đồng Bà Bang, Long Tiên làm công tác binh vận. Kết quả lính đào ngũ 50 - 60 tên, số còn lại phải rút. Sau đó, chúng lại tổ chức đánh vào Long Tiên. Lần này, chúng sử dụng bom, pháo tối đa, tập trung đánh từng khu vực, với ý đồ là làm cho mìn, lựu đạn nổ hết, bộ binh sẽ vào. Du kích và an ninh vũ trang sau các đợt bom, pháo lại luồn ra gài mìn, lựu đạn bịt lại. Địch chủ quan tiến vào lại càng chết nhiều hơn.

Bị thất bại, địch lại thay đổi cách đánh. Chúng ngâm quân dài ngày trong địa hình, trong các cụm nhà dân ở ngoài đồng, chặt phá địa hình, ngăn không cho dân tiếp tế vào căn cứ. Ta đối phó bằng cách đánh lấn trở lại, kết hợp tấn công binh vận hù dọa, gài lựu đạn chặn đầu, luồn phía sau tập kích bằng mìn ĐH5, ĐH10, bắn lựu đạn bằng giàn thun. Chúng chịu không nổi phải nằm im, rồi lùi dần.

Đồng bào ngoài đồng tuy bị địch theo dõi, kiểm soát gắt gao nhưng không bỏ vị trí. Chờ ban đêm địch cụm lại, đồng bào luồn lách đưa gạo, rau, thuốc men, bánh trái, cá khô, đường, sữa vào. Tài chính bị thiếu hụt, cán bộ hỏi mượn, bà con cho mượn tiền, vàng, dây chuyền, nhẫn cưỡi, cho mượn mà chẳng hề đòi, người mượn cũng thật thà nói rõ chẳng biết bao giờ trả được. Thím Hai Tý, cô Tám Kế, ông Bảy, bà Năm, ông Mười và nhiều bà con khác, đã có những hành động cao đẹp, bảo vệ, nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở cho đội quân cách mạng.

Địch rút, đồng chí Chín Hải cho khoanh một số ao nuôi cá, thả hơn 200 con vịt tàu. Có người ngại địch thấy, chúng sẽ ném bom, bắn pháo. Đồng chí cười và nói: “Đồng bào ngoài ruộng nuôi thiếu gì, coi như vịt đồng bào cho ăn vườn. Còn vụ bom, pháo thì địch dư biết ta ở trong căn cứ này. Nó muốn đánh lúc nào là theo ý nó, chớ lựa là thấy vịt rồi mới đánh hay sao”. Trong căn cứ, ta bắt đầu trồng nhiều rau, nuôi nhiều gà, vịt, cá.

Mặc địch đánh phá liên tục và ác liệt, Tỉnh ủy và cơ quan Tỉnh ủy Mỹ Tho vẫn bám trụ trên địa bàn của mình, sống trong cảnh gian khổ, ác liệt, hy sinh, chiến đấu như người chiến sĩ. Nhờ bám trụ được, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lại thế mới, lực mới, đưa khí thế quần chúng sẵn sàng vùng lên tấn công.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #155 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2014, 06:46:15 pm »

Thế đứng của bộ đội Khu:

Từ kinh nghiệm của Tỉnh ủy Mỹ Tho, Trung đoàn 1 của Khu về vùng 20-7 phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương và dựa vào phong trào ba mũi giáp công của quần chúng, đánh phá bình định, diệt bức hàng, bức rút nhiều đồn bốt, mở lại được một vùng tương đối rộng dọc sông Ba Rài, sông Long Tiên và cùng với Tiểu đoàn 514C của tỉnh đánh tiêu hao bọn Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9 ngụy càn vào căn cứ, làm cho chúng phải co cụm lại.

Cho đến năm 1970, các đơn vị bộ binh và binh chủng của Khu đã hình thành thế bám trụ ở các lõm căn cứ như sau: Trung đoàn bộ Trung đoàn 1 và các đại đội trực thuộc ở trong khu vực hẹp giữa hai đồn Cầu Cháy và Ba Hon, chỉ cách mỗi đồn từ 500 đến 700 mét. Căn cứ của Trung đoàn liên hoàn với căn cứ của Tỉnh ủy Mỹ Tho và cùng với các lõm du kích của xã Châu Thành Nam, Cai Lậy Nam cùng phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của quần chúng, tạo ra thế đứng bám trụ vững chắc.

Các tiểu đoàn binh chủng của Khu được bố trí lại. Tiểu đoàn công binh phân tán từng đại đội: Đại đội 332 bám các xã nam lộ 4 Cai Lậy, Đại đội 336 ở Hội Cư, Đại đội 338 ở Mỹ Thiện, Cổ Cò - Cái Bè. Các đại đội này kết hợp chặt chẽ với ba mũi ở cơ sở trung lập hóa các đồn dân vệ, đánh xe trên lộ 4. Tiểu đoàn đặc công 267 và 269 của Khu bám vùng phía tây thành phố Mỹ Tho trong căn cứ lõm của 2 xã Bình Trưng, Phước Thạnh. Tiểu đoàn 269 đã diệt căn cứ Thẻ 23 trên lộ 4, đánh thiệt hại nặng ban chỉ huy Trung đoàn 12 Sư đoàn 7 ngụy. Tiểu đoàn 267 phối hợp với biệt động thành phố Mỹ Tho đánh thiệt hại nặng ban chỉ huy Trung đoàn 12 Sư đoàn 7 ngụy. Tiểu đoàn 267 phối hợp với biệt động thành phố Mỹ Tho đánh thiệt hại nặng sân bay Mỹ Tho, diệt 7 lô cốt, phá hủy 7 trọng liên, 3 xe GMC, 2 máy bay L19. Tiểu đoàn pháo 309F bám các xã vành đai căn cứ Đồng Tâm, liên tục dùng hỏa lực đánh vào căn cứ. Bọn chỉ huy Sư đoàn 7 rất cay cú, tổ chức bung ra lùng sục, càn quét nhưng không sao đánh bật được Tiểu đoàn pháo 309F.

Trung đoàn 1 do các đồng chí Sáu Phú, Tám Vị, Ba Cang, Hai Điện chỉ huy. Trung đoàn đang hết sức khó khăn: thiếu quân số nghiêm trọng; thiếu tiền, thiếu gạo là việc nóng bỏng hằng ngày, tuy nhiên những điều này chưa thật gay gắt vì có dân, Tỉnh ủy các huyện phụ lo. Nghiêm trọng nhất là thiếu chất nổ, lựu đạn, bộc phá, đạn B40, B41 vì địch thì bu bám, tiến công liên tục, bom, pháo của chúng trút xuống hằng ngày, hằng đêm. Trung đoàn bộ xây dựng căn cứ hoạt động trong khu vườn rộng 1 hécta của chị Tám Biếu cộng thêm các cụm nhỏ của đại đội trực thuộc, diện tích không đẩy 1 kilômét vuông, cách đồn Ba Hơn 700 mét. Trong vườn cây cối bị bom, pháo địch bắn phá đổ ngổn ngang, cỏ mọc rậm rạp. Cán bộ, chiến sĩ dựa vào lùm bụi, đào âm xuống đất, che chòi sát mặt đất, lợi dụng các mương lạng làm giao thông hào để cơ động ra các hướng. Ngoài mé ruộng thì giăng dây chuối khô, phủ lá xen lẫn chông, lựu đạn, cắm các khẩu hiệu: “Lựu đạn đánh Mỹ, binh sĩ đừng vào”, “đầu lâu tử địa” cắm, treo tứ tung. Mí vườn thì rào rấp chà khô, chà tre, xen kẽ lựu đạn, đạp lôi, chông hầm, chông đinh…; trong vườn thì trồng thêm cây chuối, cây gáo, các cây lau, sậy để phủ những chỗ trống. Bà con ngoài ruộng gửi phân urê vào để bón cho cây mau phát triển.

Vườn tược đã xơ xác, địch lại còn mở chiến dịch ngâm quân đốn phá địa hình hai bên bờ sông Mỹ Long. Chúng sử dụng bảo an, dân vệ cùng cưa máy, búa chặt phá, lấn dần từ phía Mỹ Long lên căn cứ Trung đoàn 1, địch còn lùa dân theo để làm lá chắn. Dân bị lùa đi làm cầm chừng. Du kích, bộ đội luồn ra sau lưng địch bắn tỉa. Chúng hốt hoảng gọi pháo bắn. Dân kéo đến đấu tranh.

Mấy ngày sau, lệnh trên thúc bách, chúng vẫn phải tiếp tục đốn phá nhưng chỉ làm cầm chừng. Đến đêm, du kích, bộ đội gài lựu đạn, làm rào, cắm chông lấn dần. Sáng ra, chưa kịp phá, chúng đã đạp chông, vướng lựu đạn. Ngày này qua ngày khác, chúng làm chận dần rồi dẫm chân tại chỗ. Hễ có tiếng súng bắn tỉa, lựu đạn nổ là chúng bỏ cuộc, gọi pháo bắn. Tình hình này không chỉ diễn ra ở Long Tiên mà phổ biến ở nhiều nơi trong các tỉnh Khu VIII.

Thấy kiểu phá địa hình để lấn dần, bóp bẹp căn cứ không thể làm được, bọn chỉ huy cấp trên thay đổi cách làm. Đêm chúng dùng xuồng định bí mật tập kích vào căn cứ. Nhưng trên sông Long Tiên, Ban chỉ huy thống nhất đã cho cắm cọc, bỏ chà, thả lục bình có gài lựu đạn. Du kích và trinh sát ngày đêm bám sát các đồn bốt. Xuống của chúng vừa ra chưa đến mép rào đã bị ta phục kích, nhiều tên địch phải bỏ mạng.

Trên cánh đồng Tám Biếu, Sáu Não, Tư Nở, đồng bào bung về bám ruộng, dựng chòi ngày càng đông. Đồng bào đã tự nguyện gom góp nuôi dưỡng trung đoàn. Chị Tư Nở ở xã Long Tiên còn 100 giạ lúa. Chị xay hết thành gạo cho bộ đội mượn. Chị còn cho mượn cả nhẫn, bông tai, dây chuyền. Các đồng chí ngại không dám nhận, chị nói rất cảm động: “Trong cụm này chỉ có các anh, giặc vây bốn phía, còn gia đình tôi thì dầu sao cũng có anh em bà con, đùm bọc nhau sống được. Các anh còn thì cách mạng còn, các anh mất thì gia đình tôi cũng chẳng sống được, chừng nào cách mạng thắng lợi thì trả cho tôi, bàng không thì cũng chẳng sao. Những của cải đó làm sao so được với những hy sinh của các anh”.

Trời mưa lớn, nước ngập, cây cối phủ xanh, Ban chỉ huy trung đoàn cho củng cố công sự chiến đấu, hầm trú ẩn, tăng cường rào rấp, gài thêm lựu đạn, cài thêm chông bổ sung hàng rào cây chuối. Pháo địch bắn dồn dập vào căn cứ. Lần này địch đưa cả Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 ngụy và nhiều đại đội bảo an, có cả xe M113 yểm trợ, đánh vào Long Tiên. Trung đoàn ra lệnh chiến đấu và thông báo cho Tỉnh ủy. Tỉnh ủy cũng đã biết được tin.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #156 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2014, 06:46:36 pm »

Liên tiếp trong nhiều ngày, có sự yểm trợ của phi pháo, Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 ngụy tiến công căn cứ. Từng tiểu đoàn địch đột phá hết đoạn này đến đoạn khác, ngày tiến công, đêm co cụm ngoài đồng. Chúng bị mìn ĐH10, lựu đạn gài, chông, gây thiệt hại nặng và bị chặn lại ở chỗ hàng rào cây chuối. Chỗ nào bom, pháo làm cho mìn và lựu đạn nổ thì các chiến sĩ nấp trong công sự bắn tỉa bịt kín lại, chỗ nào địch tiến được đến bờ rào, mí vườn thì anh em dùng lựu đạn, thủ pháo đánh bật ra. Hết lựu đạn, thù pháo thì thì dùng lựu đạn gài rút chốt quấn dây chuối hoặc cỏ, dây thun rồi ném, gây kinh hoàng cho địch. Đêm địch rút ra, những chỗ lựu đạn đã nổ được gài bổ sung. Anh em còn gài chặn ngoài đồng hoặc tiếp cận tập kích địch bằng B40. Địch thiệt hại nhiều, không dám xông xáo như trước. Đồng bào trên cánh đồng đến chỗ địch co cụm, mời chào, bọn chỉ huy và binh sĩ vào nhà nói chuyện tác động tinh thần bọn chúng.

Trưa ngày thứ tư của cuộc càn, hai đồng chí Sáu Phú và Ba Cang đang ngồi trong công sự chỉ huy ăn cơm vắt với đường và uống trà bỗng nghe thấy trong máy PRC25, tên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 11 lệnh cho tên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3: “Tôi cho pháo binh tác xạ một lần nữa, tiểu đoàn của ông phải chiếm cho được mục tiêu. Nếu không thì thiếu tá về mà ngồi tù!”. Tên Tiểu đoàn trưởng trả lời cấp trên không nén được hằn học: “Chúng tôi đã đánh chiếm rồi. Chỉ có nhiều mìn và lựu đạn nổ, Việt cộng đi hết, không lùng sục được rộng nữa, chông, mìn, lựu đạn khắp nơi. Tiểu đoàn đang khiêng xác chết và người bị thương ra nhà dân ngoài đồng. Xin mời ngài đến quan sát!”. Rồi tên Tiểu đoàn trưởng chuyển sang mạch sóng nội bộ của tiểu đoàn, lệnh cho bọn đàn em: “Các đại đội rút vào nhà dân trốn kỹ, một số ít bám theo bờ trâm bầu, các bụi chối gần rào. Hễ trung đoàn trưởng bảo ném trái màu thì báo là hết trái. Thực hiện ngay!”. Trong nháy mắt, bọn lính tản hết vào nhà dân. Dứt đợt pháo, một chiếc L19 chở tên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 11 bay tới. Đồng chí Sáu Phú cho trinh sát theo dõi xem chúng làm gì. Từ trên máy bay, tên Trung đoàn trưởng ra lệnh cho tên Tiểu đoàn trưởng ném trái màu để biết chỗ đứng của tên này. Tên Tiểu đoàn trưởng cho một tên lính chạy lấn trong đám chuối, đến gần hàng rào, ném vào bên trong mép vườn một trái màu. Đồng chí Sáu Phú lệnh cho các chốt rào không bắn. Tên trung đoàn trưởng từ máy bay hạ lệnh kết thúc hành quân. Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 rút. Các đồn chung quanh nằm im. Đến đêm, anh em trong vườn ra thăm đồng bào. Má Năm ôm đồng chí Sáu Phú nói: “Tụi bây cứ ở trong đó cho bà con vững dạ. Bà con không bỏ mấy con đâu”.

Tiểu đoàn 261A cũng chính là Tiểu đoàn Girông chủ lực của Khu được quân đội và nhân dân Cuba tặng cho danh hiệu anh hùng sau trận thắng lịch sử Ấp Bắc. Tiểu đoàn ở mảng 3 Cai Lậy Bắc phối hợp với Tiểu đoàn 514C Mỹ Tho và quân địa phương, du kích làm nòng cốt cho phong trào chiến tranh du kích và phong trào đấu tranh ba mũi của quần chúng phá bình định, chống cào nhà, gom dân, chống biệt kích, bảo vệ căn cứ, hành lang… Tiểu đoàn còn là lực lượng cơ động của trung đoàn, sẵn sàng được điều đến những nơi nào cần có mặt.

Từ mảng 3 Cai Lậy Bắc, Tiểu đoàn 261A ở xóm Chòi, trên bờ rạch Nàng Chưng thuộc xã Mỹ Hạnh Trung, cách chi khu quân sự Cai Lậy 3.000 mét, cách đồn xóm Chòi chưa đầy 500 mét. Đồn xóm Chòi do 1 trung đội dân vệ đóng giữ, chỉ huy và binh lính hầu hết là chồng, con em của quần chúng đã tham gia Đồng khởi làm chủ ở các xã Tân Hội, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Hạnh Đông bị bắt lính. Tiểu đoàn 261A ở xóm Chòi nằm giữa hệ thống đồn bốt các xã nói trên, trong tầm của các cụm pháo chi khu Cai Lậy, căn cứ biệt kích Mỹ Phước Tây, Thẻ 33, lộ 4.

Cán bộ chính trị Tiểu đoàn cùng với cán bộ binh vận, cấp ủy địa phương thông qua các “gia đình đau khổ” lập giao ước với đồn xóm Chòi: “Binh sĩ không làm khó dễ đồng bào đi lại làm ruộng, buôn bán, về vườn hái trái cây, lấy củi, không lùng sục vào vườn. Nếu cấp trên bắt đánh vào rạch Nàng Chưng thì cứ đi luẩn quẩn ngoài xóm, đi ngoài hàng rào dây chuối, có thể bắn lên ngọn cây như là đánh nhau với Việt cộng. Thông báo cho cách mạng những trận đánh càn lớn, những trận bắn pháo, có ném bom B52. Đổi lại, cách mạng sẽ không gài lựu đạn quanh đồn, không pháo kích. Khi nào có lệnh đánh đồn để giải phóng xã sẽ bàn với trưởng đồn cách giải quyết để bảo vệ sinh mạng cho binh sĩ”.

Căn cứ xóm Chòi bị nhiều trận bom, pháo, kể cả bom của máy bay B52. Nhưng nhờ biết được trước nên thiệt hại ít. Đồng bào ngoài ruộng làm theo đường an toàn vào vườn lấy củi, hái trái, tiếp tế lương thực cho bộ đội. Đêm đêm, tiểu đoàn cử cán bộ ra đồng cùng cán bộ xã thăm hỏi nhân dân, tổ chức cơ sở đoàn thể cách mạng, vận động đấu tranh chính trị, làm binh vận. Nhờ có vành đai nhân dân bảo vệ, nuôi dưỡng, nên tiểu đoàn sống an toàn, bảo đảm được nhiệm vụ.

Tiểu đoàn đã cơ động qua nam Cai Lậy cùng Tiểu đoàn 261B đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 ngụy và đại đội thám sát đang càn quét, gom dân ở xã Thanh Hòa và đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn khác cũng của Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 ngụy ở ấp 3 Cẩm Sơn.

Trong trận đánh ở xã Thạnh Phú thuộc mảng 4 Cai Lậy Bắc, phối hợp với bộ đội địa phương hỗ trợ cho phong trào quần chúng đấu tranh chống cuộc càn lớn Cửu Long 9/1 của Sư đoàn 9 ngụy yểm trợ gom dân phá địa hình, tiểu đoàn đã dựa thế ấp chiến đấu của xã, đã cùng với du kích phục kích vận động diệt gọn Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 16 Sư đoàn 9.

Trong thời gian khó khăn, gay go ấy, Trung đoàn 1 của Khu bám ở chiến trường Mỹ Tho trong thế ta yếu hơn địch, đồn bốt rải đều khắp bốn phía, trụ được vững là nhờ xây dựng được thế chính trị của quần chúng, thế binh vận, thế ấp, xã chiến đấu.

Thế binh vận đã khiến đồn bốt địch đóng dày đặc nhưng mà hầu như không có, thậm chí còn trở thành tai mắt, lá chắn cho đơn vị vũ trang bám trụ. Nhiều đồn địch ở vùng 20-7, vùng mảng 4 Cai Lậy Bắc cứ hừng sáng là bắn bổng hai, ba phát súng để Việt cộng thức dậy lo nấu cơm nước. Đồn kênh 10 kêu với cụm căn cứ bên cạnh: “Mấy anh ơi! Mở rađiô nhỏ lại!”. Đồn xóm Chòi nhờ đồng bào nhắn các ảnh làm sao hừng sáng thì chấm dứt khói nấu cơm, ban đêm che kín ánh sáng, ca hát, rađiô mở nhò bớt… đừng để máy bay L19, thám báo, trực thăng soi đèn thấy rồi tụi nó kêu máy bay, pháo, chủ lực hành quân. Các ảnh lại nghi là đồn kêu, các ảnh giận thì nguy…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #157 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2014, 06:46:57 pm »

Bệnh viện, thương binh bám trụ:

X12A là bệnh viện tuyến trước, thuộc hậu cần Khu. Trung tâm của bệnh viện bám trụ tại căn cứ chiến đấu kênh 10, thuộc xã Hậu Mỹ Bắc, huyện Cái Bè.

Không chỉ có X12A bám trụ tại chiến trường Mỹ Tho, mà có cả một hệ thống bệnh viện của Mỹ Tho bám vùng Hưng Thạnh, Châu Thành; các trạm xã huyện bám trụ tại địa bàn huyện đón nhận thương binh, du kích và nhân dân để chữa trị tại chỗ. Thương binh nặng hoặc cần đến đại phẫu thuật thì chuyển về X12A, sau khi giải phẫu chữa trị tương đối ổn định thì chuyển về X12B ở Tăng Lèo trên biên giới Campuchia. Cũng như các cụm chiến đấu của bộ đội, du kích và cơ quan, các bệnh viện, trạm xá của khu, tỉnh, huyện đều phải tự xây dựng căn cứ bám trụ. Tất cả y tá, y sĩ, bác sĩ, thương binh đều phải cầm súng chiến đấu như người chiến sĩ để giữ căn cứ cũng làm công tác vận động quần chúng tấn công chính trị và làm binh vận để hình thành vành đai an toàn bảo vệ vòng ngoài.

Ban Chỉ huy X12A có các đồng chí Bình, bác sĩ Tiểu đoàn trưởng; Tư Dược, bác sĩ - Tiểu đoàn phó; Tư Hòa - Chính trị viên. X12A tổ chức thành 4 đại đội điều trị. Đại đội 1 là đại đội trung tâm, cùng ban chỉ huy bệnh viện bám trụ ở kênh 10, đón nhận thương binh trung đoàn bộ mảng 4 Cai Lậy Bắc - Bắc Cái Bè; Đại đội 2 bám vùng Mỹ Lợi - Cái Bè, đón nhận thương binh từ kênh 28 ra Thanh Hưng và phía Kiến Văn - Cao Lãnh của Kiến Phong. Đại đội 3 bám vùng 4 Kiến Tường. Đại đội 4 bám vùng 20-7.

Đại đội 1 X12A đóng ở căn cứ Y1, căn cứ này còn có binh công xưởng, kho quân giới, quân khí hậu cần Khu. Tất cả bác sĩ, y tá, nhân viên không đến 30 người. đây là nơi tiếp nhận những chiến thương nặng, những lúc cao điểm có khi phải nhận đến 200 - 300 người. Trong số nhân viên có một phần ba là nữ, lại có 6 người là những thương binh sau khi điều trị, không về chiến đấu được, tự nguyện ở lại làm hộ lí. Đó là các cô: Hồng, Núi, Y mỗi người chỉ còn một mắt; các anh: Nhạc, Nam, A mỗi người chỉ còn một chân. Các anh chị ngày đêm luân phiên leo lên cây ngồi canh gác, theo dõi địch. Đại đội 1 X12A nằm giữa vòng vây của các đồn bốt phía nam căn cứ Thiên Hộ: đồn trên lộ 20, đồn kênh 10, đồn kênh Cán Gáo, đồn Thất Cao Đài, đồn Xóm Chùa.

Ở các xã Mỹ Lợi (huyện Cái Bè) có tổ thương binh 5 người, gồm các anh: Ngô Văn Nhạc, Nguyễn Văn Đẫu và Ngô Văn Hồng đã chiến đấu trong ba tháng ròng rã, với tiểu đoàn địch có máy bay và pháo binh yểm trợ. Các đồng chí vẫn kiên cường chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch, giữ vững địa bàn chiến đấu. Lòng dũng cảm và kiên cường của tổ thương binh này đã cho ta nhiều bài học sinh động về bám trụ địa bàn và luôn luôn tiến công địch, đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa tiến công địch với bám trụ địa bàn, và bám trụ địa bàn để tiến công địch, bảo vệ vững chắc địa bàn.

Cách xây dựng căn cứ bám trụ của X12A cũng giống như những nơi khác nhưng cực khổ nhất là phải đào công sự ẩn nấp cho thương binh, phòng mổ, chống nắng, chống mưa, chống bom pháo, bảo vệ an toàn cho hàng trăm thương binh, bệnh binh. Khi địch vào thì y sĩ, y tá, đều ra công sự ngoài vườn để đánh địch. Sau trận đánh lại lo củng cố, rào rấp, gài bổ sung chông, mìn, lựu đạn, làm thêm vũ khí thô sơ để bố trí cho những đoạn thiếu. Rồi cũng chính những người ấy gia cố lại các hầm trú ẩn, lo ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, băng bó vết thương, chữa trị cho thương binh, bệnh binh.

Đại đội còn tự mình tổ chức địa bàn hành lang từ kênh 10 qua vùng 4 Kiến Tường để chuyển thương binh về trên. Đường đi phải vượt qua lộ 20, sông Hậu Mỹ, kênh Nguyễn Văn Tiếp B, kênh Nguyễn Văn Tiếp A, kênh Bích vùng 4 Kiến Tường. Đôi khi các nhân viên bệnh viện còn phải làm liên lạc dẫn đường cho các cán bộ của Khu, của tỉnh đi về Khu và xuống chiến trường.

Địch mở cuộc hành quân Cửu Long 9/1, Sư đoàn 9 ngụy đánh vào cụm căn cứ của X12A, cứ 2 - 3 ngày chúng lại đổ quân cấp tiểu đoàn và cho pháo bắn suốt ngày. Ban chỉ huy X12A nhận thấy nếu như bám mãi ở khu vực đang bị đánh thì sẽ không an toàn cho thương binh. Các đồng chí quyết định cho chuyển xuống căn cứ dự bị. Chỉ có vài chục nhân viên làm sao kham nổi hơn một trăm thương binh nặng. Nhờ có dân và du kích mới có thể thực hiện được. Đúng là một cuộc di chuyển khó tưởng tượng, tay xách, nách mang, vai khiêng mà phải len lỏi qua đội hình hành quân của địch, cách địch chưa đầy 300 mét, vậy mà an toàn.

Trong một trận khác, địch đánh vào cụm căn cứ X12A ở kênh Cán Gáo và kênh 10 mấy ngày mà không vào được. Bị thương vong nhiều vì chông và lựu đạn, địch chuyển sang bao vây. Có một mũi địch nằm sát ngay ngoài rào chiến đấu, cách công sự của các thương binh nặng nằm chờ giải phẫu chỉ 50 mét. Trong số thương binh có đồng chí Hoàng Sanh, cán bộ huyện đội Cai Lậy bị thương nát ruột, không kịp thời mổ thì sẽ bị hoại thư, khó sống được. Đồng chí Tư Dược quyết định dùng đèn pin và ngồi mổ trong công sự, mặc cho pháo địch liên hồi và địch chỉ cách 50 mét.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #158 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2014, 06:47:26 pm »

Bên ngoài căn cứ ngày nào dân cũng đấu tranh giữ thế hợp pháp, tranh thủ lôi kéo, tác động hù dọa, hạn chế sự hung hăng của địch, để bảo vệ cho X12A và thương binh trong cụm. Ban đêm, theo đường bí mật của X12A giành riêng, bà con đi vào căn cứ thăm hỏi, úy lạo thương binh. Huyện, xã và dân coi X12A như là nhà của mình. Còn X12A gắn bó chặt chẽ với dân, anh em nêu khẩu hiệu: “Sống cũng ở đây và chết cũng ở đây, một tấc không đi, một ly không rời”. Trong những năm ngặt nghèo, X12A dựa vào dân mà sống và hoạt động. Trong đồng bào chí cốt cách mạng, nổi lên những người như bà Tám Sao ở kênh 10, bà hai Đầm Già, bà Ba Đông ở Cán Gáo và nhiều bà con khác đã bán vàng, bán lúa, bán heo, gà, vịt lấy tiền cho X12A mượn để nuôi thương binh. Cán bộ nhân viên X12A hái được bao nhiêu dứa, chuối, cam quít, tát mương, đìa được bao nhiêu tôm, cá đều đem ra cho chủ vườn. Đơn vị còn cử nhân viên ban đêm ra giúp cuốc đất, cấy, gặt lúa và khám chữa bệnh cho dân.

Nói về những năm bám trụ của Trung đoàn 1, đồng chí Trần Nhiên (Sáu Phú), nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1, sau này là Đại tá, Sư đoàn trưởng quân chủ lực của Khu VIII, nay là Thiếu tướng kể lại: “Tôi sống, chiến đấu và lớn lên trên chiến trường trọng điểm của Khu ở Mỹ Tho. Trong những năm bám trụ ở Mỹ Tho, sự ác liệt diễn ra hằng ngày, vòng vây của đồn bốt địch bốn phía, cách các lõm căn cứ của Đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn bộ không quá 500 mét, nằm trong tầm pháo bắn của các loại bom, pháo, súng cối, các loại súng bộ binh. Các trung đoàn của Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 ngụy, các tiểu đoàn bảo an thường xuyên đánh phá để hủy diệt các lõm căn cứ, lại còn ngâm quân chặt phá địa hình. Trung đoàn 1 và các đại đội huyện, tiểu đoàn tỉnh, các đơn vị binh chủng của Khu, các bệnh viện, bệnh xá, kho tàng v.v. đều dựa vào sức mạnh chính trị, binh vận của nhân dân mà tồn tại. Sức mạnh chính trị, binh vận của nhân dân kết hợp với lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân đã thành thế trận chiến tranh nhân dân tiến công địch bằng quân sự, chính trị, binh vận thật là kỳ diệu.

Trên cơ sỏ đó, ta đã chủ động từng lúc, từng nơi bung ra phá địa hình có kết quả, khôi phục dần thế và lực để rồi chuyển lên tiến công và nổi dậy mạnh mẽ trong năm 1972 và giành chiến thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

Sức mạnh chính trị, binh vận còn bảo đảm cho Trung đoàn 1 của Khu vượt sông Tiền nhiều lần sang Bến Tre rồi từ Bến Tre trở về Mỹ Tho được bí mật, an toàn.

Sức mạnh chính trị, binh vận đã đảm bảo tiếp tế toàn diện để nuôi thương, bệnh binh, cơ quan, bộ đội trong các lõm căn cứ bằng lúa gạo, tiền bạc, vàng, thuốc men, bảo vệ các kho vũ khí, đạn dược của bộ đội.

Sức mạnh của chiến tranh nhân dân nổi dậy tấn công bằng ba mũi quân sự, chính trị, binh vận thật kỳ diệu; có lẽ xưa nay không có một mô hình chiến tranh nổi dậy tiêu diệt, làm tan rã địch để giải phóng quê hương nào đã hình thành được như ở miền Nam Việt Nam và ở Khu VIII dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Rõ ràng, bộ đội chủ lực của Khu hình thành, lớn lên và trưởng thành trong chiến đấu và chiến thắng, đã không thể tách rời khỏi sức mạnh của thế trận chiến tranh nhân dân như cái khiên và ba mũi giáo bằng thế công khai hợp pháp cách mạng của quần chúng tấn công ba mũi: chính trị, quân sự và binh vận.

Đại bộ phận các chiến sĩ là con em của nông dân, vì quyền lợi sống còn của nông dân mà chiến đấu, còn nông dân đấu tranh bằng mọi cách để bảo vệ, nuôi dưỡng bộ đội - con em của họ, từ đó tạo ra sức mạnh vô địch nên đế quốc Mỹ không thể đánh thắng được mà phải chịu thua rút quân về nước.

Làm sao không nhớ dân, làm sao quên được chân lý “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Không dựa vào dân, không lấy dân làm gốc, không biết cách nắm dân, dựa vào sức mạnh cách mạng của quần chúng nổi dậy là sức mạnh vô địch thì trong những năm ấy, quân chủ lực của Khu không sao đứng vững được trên chiến trường Mỹ Tho. Đó là những điều mà những người chỉ huy bộ đội chủ lực Khu VIII không thể nào quên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #159 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2014, 06:48:49 pm »

Bám trụ ở vùng 4 Kiến Tường xây dựng các lõm căn cứ hành lang ở Đồng Tháp Mười

Bước sang năm 1969, ở vùng 4 Kiến Tường, địch mở chiến dịch “Lê Lợi”, “bình định đặc biệt”, dùng bom, pháo, B52 tàn phá cây cối, vườn tược, địa hình, tạo vành đai trắng. Các loại quân: chủ lực, bảo an, dân vệ… từ phía kênh Dương Văn Dương đánh qua, từ kênh Nguyễn Văn Tiếp đánh vào, lấn chiếm, đóng đồn bốt, gom dân ra dọc kênh Nguyễn Văn Tiếp, Dương Văn Dương để kiểm soát, hòng diệt căn cứ và hành lang quan trọng của ta ở vùng này. Đồn bốt địch đóng khắp các kênh quan trọng như kênh Bùi (xã Tân Ninh), kênh Cà Nhíp (xã Tân Hòa), kênh Năm Ngàn, kênh Phụng Thớt (xã Nhơn Ninh), v.v. Đồn bốt ở đâu thì địch gom dân vào ở chung quanh nơi đó, có bộ máy tề, điệp kiểm soát. Chúng đánh phá bằng nhiều thủ đoạn ác hiểm. Ngoài đánh bằng bom, pháo cả ngày lẫn đêm, bọn biệt kích ở kênh Quận, xã Nhơn Hòa Lập, xã Mỹ Phước Tây thường xuyên đột kích vào các con kênh, bọn thám sát bí mật luôn vào những nơi còn địa hình che khuất để ém quân vào ban ngày, đến đêm bí mật đánh sâu vào “ruột” các căn cứ của ta ở Tân Hoà, Nhơn Ninh, Tân Ninh. Pháo từ Mỹ Phước Tây, Thiên Hộ, Mỹ An, kênh Quận thường bất ngờ bắn vào các con kênh. Máy bay trực thăng ngày ngày quần đáo khắp vùng, dòm ngó, tìm kiếm; bất ngờ tuôn hỏa lực rồi đổ chụp, có khi bốc hết lính lên, có khi làm động tác giả để một số nằm lại gài bẫy, đón bắt cán bộ, du kích. Trực thăng còn sà thấp xét giấy ghe xuồng; hạ xuống gần sát mái nhà quạt cho tốc tranh lá lên đề tìm công sự, ném lựu đạn hoặc đạn cối 60 xuống. Nếu đụng du kích, bộ đội nổ súng thì chúng bay dạt ra xa rồi gọi pháo bầy bắn tới tấp. Đụng lớn thì lập tức bầy trực thăng từ Kiến Tường hoặc Mỹ Tho trở quân ào đến đổ. Cán bộ và du kích vùng e gọi cách đánh này của chúng là kiểu “ruồi bu”.

Tình hình địch đánh phá căn thẳng như vậy đã gây cho một số đảng viên, cán bộ, du kích tư tưởng ngán ngại. Dân thì đưa người già, đàn bà, trẻ em tạm lánh ra vùng địch, cất chòi nhỏ ở ngoài đồng. Chòi nào cũng có hầm trú ẩn chắc chắn để tránh bom, pháo. Chòi của dân dừng rải rác trên đồng, giữa các con kênh Bùi, kênh Bích, Bằng Lăng, Năm Ngàn, kênh Giữa, Phụng Thớt, Trái Lòn, Cà Nhíp, đường nước Tân Hòa. Trong vườn không có nhà, chỉ có chi bộ, du kích bám từng khu vực nhỏ. Biệt kích kênh Quận đánh vào lõm căn cứ kênh Bùi của Ban cán sự vùng, đồng chí Bảy Nam - Trưởng ban cán sự hy sinh.

Tỉnh ủy Kiến Tường khi đó đang ở trên biên giới Campuchia. Từ biên giới xuống vùng 4, địch chặn nhiều đoạn, đi xuống vùng 4 như đi vào tử địa. Cán bộ cũng ngại. Tỉnh ủy cử đồng chí Ba Nhóm - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy xuống làm Bí thư vùng 4, củng cố lại cơ sở, phong trào quần chúng và thế chiến tranh du kích, xây dựng thế bám trụ địa bàn hình thành chi bộ A, chi bộ B bám dân, bám địch, đánh phá kìm kẹp. Vùng 4 là quê hương của đồng chí Ba Nhóm nên đồng chí rất thông thạo. Tiếp sau, Tỉnh ủy cử đồng chí Tư Khương, cán bộ quân sự (nơi đây cũng là quê hương của đồng chí) cùng với đồng chí Ba Nhóm lãnh đạo và chỉ huy trên vùng 4.

Đồng chí Ba Nhóm cùng tổ liên lạc bảo vệ cắt đường từ xã Bình Phong Thạnh sát biên giới Campuchia vượt sông Vàm Cỏ Tây, qua kênh 12, nhằm hướng xóm Cây Sao, xã Nhơn Hòa Lập, vượt qua kênh Dương Văn Dương băng đồng về kênh Bùi - Tân Ninh. Cùng đoàn của đồng chí còn có một đồng chí cán bộ đi về Gò Công. Khi đoàn sắp vượt qua kênh Dương Văn Dương thì đụng địch, đồng chí cán bộ về Gò Công hy sinh. Các đồng chí còn lại ngụy trang dấu vết, chui vào cỏ mờn nằm ẩn trong đó suốt một ngày. Đến đêm, đồng chí Ba Nhóm dẫn anh em ra xóm. Đây là khu vực có nhiều gia đình cách mạng từ hồi kháng Pháp. Một nhà dân có ánh đèn. Qua kế vách, đồng chí nhìn thấy chị Tư Đông đang thức, ngồi vá áo cạnh giường. Chị Tư là đảng viên đã mất liên lạc mấy năm nay. Đồng chí gọi nhỏ: “Chị Tư, tôi là Ba Nhóm đây”. Chị Tư nghe được tiếng đồng chí Ba Nhóm mừng quýnh, chị lật đật ra mở nhẹ cửa cho đồng chí Ba Nhóm vào. Chị rơi nước mắt, báo với đồng chí là đã xây dựng được nhiều cơ sở, đang trông chờ bắt liên lạc với Đảng. Chị cho biết hai bênh kênh không có địch, tổ đồng chí Ba Nhóm qua kênh, về lõm căn cứ Hào Theo, kênh Bùi an toàn.

Đồng chí Tư Khương xuống vùng 4 cùng với một tổ trinh sát. Các đồng chí cắt đường qua vùng 2. Đêm trời tối như mực, giông gió rất mạnh, sắp mưa, đoạn sông Vàm Cỏ Tây giữa rạch Nhà Ông và rạch Bắc Chiên phía trên đồn Cái Đôi rộng khoảng 300 mét, sóng nổi cuồn cuộn. Đồng chí Tư Khương nói với anh em: gió to, sóng lớn, trời sắp đổ mưa, nếu có địch chúng cũng nằm trong nhà dân, còn tàu địch thì cũng chạy về đồn, lúc này qua sông là tốt nhất. Các đồng chí gói quần áo vào ni lông rồi vượt sông. Lên bờ, đến chỏm mả đá, trời đổ mưa, anh em mở bọc lấy quần áo ra mặc, choàng ni lông che mưa. Vì nói lớn tiếng, địch trong xóm nghe được bắn ra. Một đồng chí bị thương nặng. Đồng chí Tư Khương cùng anh em luân phiên cõng đồng chí bị thương bang đồng giữa hai xã Vĩnh Đại, Tuyên Thạnh. Đến hừng sáng thì đồng chí bị thương tắt thở. Đồng chí Tư Khương quyết định bám lại giữa đồng chôn tử sĩ, ăn cơm vắt chịu trận. Chiều tối, đoàn tiếp tục đi, đến đêm, đoàn bám kênh Dương Văn Dương lội qua, băng đồng cắt xuống bờ bao Trợ Kính. Đến nơi mà đoàn không dám vào vì sợ đụng địch, vừa sợ vướng lựu đạn của du kích. Đoàn lại đi xuống kênh Bùi cũng không dám vào vườn vì đây là căn cứ của Ban cán sự vùng 4. Anh em phải lội dưới kênh, vừa đi vừa mò dây lựu đạn, vừa vẹt lục bình, vừa lên tiếng. Tại đây, đồng chí Tư Khương gặp đồng chí Ba Nhóm, hai đồng chí ôm nhau mừng rỡ.

Ban cán sự họp xem xét tình hình và nhận định địch lấn chiếm hầu hết vùng 4; sai lầm của ta là co lại trong các lõm căn cứ, không bung ra đánh địch, phá kìm. Ta không bám theo dân để lãnh đạo, dân phải tạm lánh ra vùng địch nhưng vẫn là dân của ta. Vì cuộc sống, dân phải tạo cách đấu tranh để bung về làm ruộng, tuy chưa nhiều. Chủ trương của Khu ủy là ta phải hướng dẫn dân đấu tranh hợp pháp bung về nhiều hơn nữa. Các đảng viên hợp pháp phải bí mật bám theo dân ra vùng địch để vận động xâu chuỗi rễ, củng cố tổ chức. Phải mở lõm căn cứ ở từng con kênh, nối lại thế liên hoàn để cơ động tác chiến, mở rộng căn cứ kênh Bùi làm căn cứ trung tâm, đưa đón, nhận cán bộ đi về Khu, từ Khu xống chiến trường, cả tân binh ba sẵn sàng. Nghiên cứu kế hoạch hoạt động phá kìm phía kênh 12 và kênh Dương Văn Dương để đồng bào bung về. Nắm chắc quy luật hoạt động của bọn biệt kích, bảo an, tổ chức đánh diệt cho gọn rồi phân tán, rút nhanh về các lõm căn cứ. Cách đánh này về sau anh em gọi là “đánh tháo cán”. Kiểm lại lực lượng vũ trang cũng còn 30 tay súng, chi bộ mỗi xã còn 6 - 7 đảng viên, du kích “gạo cội” mỗi xã còn 7 - 8 người, nếu tất cả đều cầm súng đánh giặc, có cách đánh thích hợp thì ở từng xã du kích, đảng viên cũng có gần một trung đội. Tổ chức trồng chuối, mì, điên điển, gáo… lấp lại những khoảng trống bị địch chặt phá.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM