Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:58:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)  (Đọc 94470 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2012, 08:32:27 pm »

Phá kìm kẹp và làm chủ là hai mặt có liên quan mật thiết với nhau như hình với bóng. Kinh nghiệm những năm phá kìm kẹp ở vùng Đồng Tháp Mười cho thấy, đã hình thành quy luật phá kìm kẹp càng mạnh thì làm chủ càng cao, làm chủ càng cao thì càng tạo điều kiện cho phá kìm kẹp mạnh hơn.

Chính sách của địch là kìm kẹp - bình định - nắm dân, còn chính sách của cách mạng là phá kìm kẹp - chống bình định - đưa nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ. Chính sách này đã lặp đi lặp lại, xuyên suốt cuộc đấu tranh theo từng mức độ từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều và đã phản ánh trong phương châm của ta là đánh đổ địch từng bước, giành thắng lợi từng phần, phá kìm kẹp từng bước làm chủ từng mức độ rồi lại phá kìm kẹp mạnh hơn để làm chủ cao hơn, tiến tới làm tan rã địch, diệt hết đồn bốt để giành quyền làm chủ hoàn toàn. Làm chủ được thì có người cầm súng, nhân dân đoàn kết, có sức mạnh vũ trang, thì sẽ giải phóng được rộng hơn, uy thế cách mạng to lớn hơn. Những hoạt động trên ở Đồng Tháp Mười, ngay từ đầu cho đến khi nổi dậy trong thời gian cuối năm 1959, đã trở thành quy luật.

Từ nhận thức đó cho thấy vai trò quan trọng của Đồng Tháp Mười trong việc tạo ra mô hình giữ thế công khai hợp pháp để nổi dậy tấn công địch bằng ba mũi: vũ trang, chính trị và binh vận, phá thế kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ của quần chúng cách mạng ở vùng đồng bằng đông dân. Và cũng chính điều đó giải thích vì sao Đồng Tháp Mười là nơi nổi dậy trước tiên của Khu VIII - Trung Nam Bộ.

Nhìn lại diễn biến tình hình ở đây, cho thấy, từ năm 1954, Diệm sử dụng loại hình chiến tranh đơn phương để kìm kẹp dân. Còn về phía ta thì không có lực lượng vũ trang hoặc lực lượng vũ trang còn yếu nên chưa thể đè bẹp được địch. Sức mạnh của ta trong những ngày này là sức mạnh chính trị của quần chúng, bắt nguồn từ trong tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân và ta cũng chỉ có thể dựa vào sức mạnh đó để giữ quyền làm chủ của nhân dân. Trong thời gian Khu VIII - Trung Nam Bộ chủ trương mở đợt đấu tranh để kiềm chế địch và giữ thế công khai hợp pháp của cách mạng, quần chúng tấn công địch, cứ một, hai tháng Khu chỉ đạo làm một đợt. Nhưng tất nhiên đấu tranh chính trị trong điều kiện địch đã tiến hành chiến tranh (bất kể là loại chiến tranh gì) tác dụng cũng bị hạn chế, do đó, cần thiết phải có vũ trang để ghìm mũi nhọn vũ trang của địch, giữ thế cho dân làm chủ. Chính vì thế mà khi có điều kiện đấu tranh vũ trang (giáo phái ly khai vào Đồng Tháp Mười năm 1955) Khu đã lập tức đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị có vũ trang hỗ trợ. Có vũ trang nhưng không quên thế mạnh của mũi đấu tranh chính trị của quần chúng. Từ đó mà hình thành phương châm: chính trị - vũ trang song song; ba mũi quân sự, chính trị, binh vận tấn công và giáp công làm tan rã và tiêu diệt địch. Phương châm đó đã ra đời từ trong yêu cầu phải giải quyết những vấn đề của thực tế đấu tranh, là kết quả được đúc rút từ kinh nghiệm, sáng tạo của hàng vạn cán bộ cơ sở và quần chúng cách mạng. Nó đã được tổng kết, đem ra thực hiện, và nhân rộng ra thành chủ trương chung của Khu và toàn miền Nam.

Phong trào ở Đồng Tháp Mười đã có nền tảng như vậy, nên mặc dù có lúc, có nơi phong trào lên xuống, nhưng căn bản vẫn là thế chung đang lên. Chính vì thế, năm 1959, trước sức ép của địch càng mạnh, còn về phía ta cấp trên có chủ trương đúng và thích hợp thì phong trào vùng lên, mở đường cho các nơi khác.

Sau khi tiếp thu Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, ở Khu VIII - Trung Nam Bộ đã tiến hành trận đánh lớn ở Giồng Thị Đam và Gò Quản Cung. Đây là một địa điểm nằm sâu trong Đồng Tháp Mười, giáp ranh hai huyện Hồng Ngự và Thanh Bình. Hằng năm, đến tháng 9, tháng 10, vùng này bị ngập sâu từ 2 đến 2,5 mét, nhiều đám chàng, cỏ dại, lúa ma,… mọc lên thành rừng, gây trở ngại cho xuồng, ghe qua lại. Mùa nước nổi, chỉ có một số dân ở vùng sông Tiền vào đây giăng câu, bủa lưới bắt cá.

Từ năm 1956, Giồng Thị Đam và Gò Quản Cung là một trong những địa bàn phòng ngự, giấu quân của các phân đội thuộc Tiểu đoàn 2. Năm 1959 là căn cứ của Ban chỉ huy Tiểu đoàn 502 và Đại đội cơ động 271 của tiểu đoàn. Theo kế hoạch chung, Đại đội 271 được phân công làm công tác vũ trang tuyên truyền phá kế hoạch gom dân ở xã Bình Thạnh, Hồng Ngự. Yêu cầu của cuộc vũ trang tuyên truyền là phá kìm kẹp, phát động quần chúng. Trong phương án có nêu tình huống: nếu có điều kiện thì tiêu diệt trung đội bảo an đang đóng ở vùng này.

Trong thời gian lực lượng vũ trang của ta đang ở Giồng Thị Đam chuẩn bị cho đợt hoạt động thì bọn thám báo địch phát hiện ra. Tên trung tá Trần Hoàng Quân, Tư lệnh phân khu Bắc họp bàn với tên thiếu tá Trần Quốc Hoàng, Tỉnh trưởng, Tiểu khu trưởng Kiến Phong quyết định mở cuộc hành quân đánh vào đây nằm tiêu diệt lực lượng của ta. Lực lượng của chúng gồm 2 tiểu đoàn 2 và 3. Trung đoàn 43 Sư đoàn 23 và một đại đội bảo an của tiểu khu Kiến Phong. Chúng chia thành bốn cánh quân, hành quân bằng xuồng, đi từng đại đội.

Ngày 25 tháng 9 năm 1959, theo kế hoạch, cánh A xuất phát từ thị trấn Hồng Ngự. Cùng thời điểm này, tại Giồng Thị Đam, Ban chỉ huy Đại đội 271 đang họp bàn với cán bộ xã Bình Thạnh. Khoảng 9 giờ sáng, trinh sát phát hiện có một cánh quân lạ, rất đông. Đại đội trưởng Út Thu ra quan sát, khẳng định đây là quân chủ lực ngụy liền ra lệnh cho đơn vị chuẩn bị chiến đấu. Nhưng chúng chỉ đi ngang qua cách hơn 2.000 mét, thẳng về Sa Rài.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2012, 08:32:58 pm »

Ban chỉ huy Đại đội 271 báo cáo tình hình với tiểu đoàn. Tiểu đoàn và đại đội thống nhất nhận định: Đây là cuộc càn lớn của địch nhằm tìm diệt lực lượng vũ trang ta, hỗ trợ việc gom dân quy khu, bảo vệ bọn đào kênh An Long - Gãy Cờ Đen. Qua quan sát, thấy chúng không quen bơi xuồng chiến đấu trên đồng nước (đội hình dồn cục, xuống nọ đụng xuồng kia, la hét om sòm). Nếu bị đánh bất ngờ thì nhất định chúng sẽ khó bề chống đỡ. Về phía ta, tuy quân số của Đại đội 271 ít hơn địch, nhưng quen chiến đấu trên đồng nước, tinh thần rất cao, đang mong có cơ hội lập công.

Trên cơ sở phân tích trên, tiểu đoàn hạ quyết tâm dùng Đại đội 271 để đánh thắng một trận lớn. Tiểu đoàn tăng cường thêm cho đại đội 1 khẩu trung liên của phân đội Năm Bình.

Đúng như nhận định, khoảng 9 giờ sáng ngày 26 tháng 9 năm 1959, cánh quân địch từ Sa Rài tiến về Giồng Thị Đam. Chúng lọt vào trận địa của Đại đội 271. Khoảng cách gần nhất giữa ta và địch chỉ khoảng 10 mét, tổ trung liên được lệnh nhằm ngay xuồng chỉ huy, đơn vị đồng loạt nổ súng và xung phong. Địch bị bất ngờ, rối loạn ngay từ đầu, binh lính quăng súng, nhảy xuống nước, xuồng bị lật chìm. Kết quả, ta tiêu diệt gọn Đại đội 12 và Ban chỉ huy Tiểu đoàn 13 Trung đoàn 43; bắt 75 tù binh, trong đó có tên đại úy Phán, Tiểu đoàn phó chỉ huy cánh quân A; thu được nhiều súng đạn, trong đó có 5 khẩu trung liên Mỹ.

Qua khai thác, ta biết ngoài cánh quân A, còn cánh quân B sẽ tiến vào Gò Quản Cung. Đại đội 271 liền hành quân gấp về Gò Quản Cung để đón địch, đưa theo 75 tù binh vừa bị bắt.

Tại đám chàng ở phía nam Gò Quản Cung, vào khoảng 14 giờ thì ta bố trí xong, cánh quân B của địch cũng vừa tới. Ta cử hai chiến sĩ trinh sát ra để nhử chúng đuổi theo. Tiếng súng rộ lên ở Gò Bộ Tức, cách trận địa 1.000 mét. Vì điện đài của cánh quân A bị diệt ngay loạt đạn đầu nên bọn địch ở cánh quân B chưa hay biết gì. Hai chiến sĩ trinh sát chống xuồng chạy thẳng về Gò Quản Cung. Địch hò nhau hối hả đuổi theo. Chúng lọt vào trận địa phục kích của Đại đội 271. Cả đơn vị đồng loạt nổ súng và xung phong. Lần này, hỏa lực của ta càng mạnh vì ta vừa được bổ sung thêm vũ khí thu được của cánh quân A. Một số địch bị diệt ngay từ loạt đạn đầu, số sống sót lặn hụp dưới nước và bị bắt. Số còn lại không dám chống cự, quay xuồng chạy thục mạng về phía Tân Dinh An Phong, bờ sông Tiền.

Như vậy là chỉ trong một ngày, với quyết tâm cao và linh hoạt chiến đấu trên đồng nước bằng hai trận đánh với chủ lực địch, Đại đội 271 Tiểu đoàn 502 đã đánh thắng cuộc hành quân cấp trung đoàn của Sư đoàn 23, gồm hai tiểu đoàn kết hợp với 1 đại đội bảo an, diệt gọn hai đại đội và một ban chỉ huy tiểu đoàn, giết 12 tên, bắt sống 105 tên, thu 7 trung liên, 120 tiểu liên, súng trường, 12 máy bộ đàm PRC 25 và rất nhiều đạn dược. Toàn bộ số tù binh được cán bộ, chiến sĩ Đại đội 271 giáo dục, giác ngộ cách mạng và thả ngay trong ngày.

Sau trận đánh, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 502 đã sáng tạo, mưu trí cho gom thẻ bài của binh sĩ đã chết và bị bắt gửi về gia đình họ, tạo nên cuộc đấu tranh của hàng trăm gia đình binh sĩ kéo đến quận lỵ Hồng Ngự đòi chồng con, làm cho địch đã thất bại lại càng thêm lúng túng và ảnh hưởng trận đánh thắng của ta lan rộng ra khắp nơi.

Trận Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung là thất bại quân sự đầu tiên đau đớn nhất của quân ngụy từ sau năm 1954 tại Khu VIII - Trung Nam Bộ, một bất ngờ đối với ngụy quân, ngụy quyền. Bộ Tổng tham mưu ngụy phải lập hội đồng quân kỷ xét cách chức tên trung tá Trần Hoàng Quân, Tư lệnh phân khu Bắc; bãi chức và tống giam nhiều sĩ quan tham gia trận đánh.

Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung đã tạo nên một tiếng vang lớn tác động đến tinh thần cán bộ, chiến sĩ, quần chúng cách mạng các tỉnh Trung Nam Bộ, đồng thời gieo rắc hoang mang trong hàng ngũ địch.

Hoạt động vũ trang ở Đồng Tháp Mười vốn đã khá mạnh, sau trận Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung thế cách mạng càng mạnh lên.

Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung là phát pháo lệnh châm ngòi cho cuộc nổi dậy của quần chúng các tỉnh Trung Nam Bộ và nhiều nơi khác.

Ngay sau khi được Khu phổ biến nội dung Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, ở Kiến Phong, Kiến Tường phong trào đấu tranh đã phát triển mạnh, không chỉ hoạt động ở bên trong Đồng Tháp Mười mà còn mở rộng ra cả vùng ven Đồng Tháp Mười, không chỉ hỗ trợ phá kìm kẹp để giành quyền làm chủ ở mức độ thấp mà đánh thẳng vào bọn kìm kẹp của địch, diệt và làm tan rã địch để giành quyền làm chủ hoàn toàn ở nhiều xã, ấp. Sau Kiến Phong, Kiến Tường nổi dậy, Long An cũng đưa thế cách mạng quần chúng nổi dậy có hiệu quả. Cả Đồng Tháp Mười trở thành phát pháo lệnh lớn trong toàn khu, thành hình mẫu tấn công và nổi dậy đồng loạt cho toàn khu học tập. Tỉnh ủy Kiến Phong thực hiện tinh thần chỉ đạo của Liên tỉnh ủy, ngay sau trận Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, đã tổ chức thành công đợt tấn công nổi dậy đầu tiên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2012, 08:33:17 pm »

Đêm 23 tháng 11 năm 1959, ba đơn vị của Tiểu đoàn 502 hoạt động ở các huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Mỹ An tập trung lại, do đồng chí Tư Sâm - Chính trị viên, tiểu đoàn phó chỉ huy, cùng với cán bộ huyện Cao Lãnh và xã Phong Mỹ chia làm ba mũi tấn công đồn dân vệ Vàm Xáng, đột nhập khu vực cầu sắt trên lộ 30 và khu vực từ đồn Thống Linh, xã Thiện Mỹ đến chợ Ngã Tư. Đồn Vàm Xáng bị ta đánh chiếm. Lực lượng vũ trang cùng với cơ sở và quần chúng nòng cốt nổi dậy lùng bắt tề ấp, liên gia trưởng, chỉ điểm. Ba mũi tấn công gặp nhau tại chợ Phong Mỹ. Tại đây, các đồng chí tập hợp hơn 300 quần chúng xử tội những tên bị bắt, giải thích chủ trương chính sách của cách mạng, tuyên bố giải tán chính quyền địch, kêu gọi quần chúng đứng lên tấn công và nổi dậy diệt ác, phá kìm kẹp, giành quyền làm chủ, tham gia công tác cách mạng. Hai tên ác ôn Lầu và Lộc là công an kiêm trưởng ấp bị xử tử. Các tên khác bị cảnh cáo.

Sau cuộc tấn công nổi dậy ở xã Phong Mỹ, các phân đội của Tiểu đoàn 502 kết hợp với quần chúng địa phương và cơ sở diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp ở các xã Thiện Mỹ, Mỹ Ngãi, Mỹ Hội huyện Cao Lãnh, Thường Thới, Thường Phước, Tân Thành huyện Hồng Ngự. Tề ấp, liên gia những xã này tan rã, một số bỏ chạy, một số từ chức. Nhân dân các xã rất phấn khởi, thanh niên xin theo bộ đội rất nhiều.

Tỉnh ủy Kiến Phong tiếp tục chỉ đạo một đợt mới vào giữa tháng 12 năm 1953, lấy xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự và xã Thanh Mỹ, huyện Mỹ An làm điểm. Tại xã Thường Lạc, đêm 19 tháng 12 năm 1959, chi bộ phát động quần chúng nổi dậy đánh trống, đánh mỏ, đốt pháo, đèn đuốc sáng rực, kéo đi rầm rập suốt đêm. Lực lượng vũ trang có nửa tiểu đội, đột nhập hỗ trợ cho nội tuyến trong tề và dân vệ nổi dậy chiếm đồn. Bộ máy kìm kẹp tan rã, xã Thường Lạc được giải phóng. Đêm 25 tháng 12 năm 1959, đại đội Chín Cứ phối hợp với nội tuyến trong đồn và hai cơ sở trong tề xã tấn công chiếm đồn Thanh Mỹ. Hàng ngàn quần chúng bao vây chiếm trụ sở xã, giải tán dân vệ, chủ ấp, liên gia, đánh trống, đánh mõ, đốt pháo, đập bảng tố cộng, xé cờ ba sọc, đốt hình Ngô Đình Diệm… Xã Thanh Mỹ được giải phóng.

Ở Hồng Ngự, lực lượng vũ trang đột nhập các xã Thường Thới, Bình Thạnh diệt hai đồn Cái Sơ và Bến Siêu. Chi bộ phát động quần chúng nổi dậy tước vũ khí dân vệ, buộc tề xã đầu hàng, giải phóng hai xã Thường Thới, Bình Thạnh. Một mũi tấn công khác của lực lượng vũ trang phối hợp với cơ sở và nội ứng bức rút 3 bốt, phá banh 3 khu gom dân Chòi Mòi, Cây Me, Thăm Bua ở Tân Thành. Ở Cao Lãnh, một phân đội vũ trang tỉnh đột nhập vào cồn Bình Thạnh diệt 2 đồn Cồn Trọi và Bình Linh. Quần chúng nổi dậy cùng du kích tước vũ khí của dân vệ, buộc tề xã đầu hàng. Xã Bình Thạnh được giải phóng. Ở huyện Mỹ An, sau khi giải phóng xã Thanh Mỹ được 7 ngày, một phân đội đặc công của tỉnh đánh sập tháp mười tầng ở Gò Tháp, xã Mỹ Hòa, diệt gọn trung đội địch. Đây là một cứ điểm kiên cố và cao, địch xây dựng để quan sát một vùng rộng lớn của Đồng Tháp Mười. Cùng lúc, lực lượng vũ trang diệt đồn Mỹ Hòa, diệt gọn trung đội địch. Đây là một cứ điểm kiên cố và cao, địch xây dựng để quan sát một vùng rộng lớn của Đồng Tháp Mười. Cùng lúc, lực lượng vũ trang diệt đồn Mỹ Hòa, chiếm trụ sở tề xã, giải thoát một số cán bộ bị giam ở đây. Xã Mỹ Hòa được giải phóng. Thừa lúc bọn tề ngụy hoang mang, cơ sở trong khu gom dân Gãy Cờ Đen, xã Thạnh Lợi phát động quần chúng phá banh khu.

Tính đến cuối năm 1959, Kiến Phong đã sử dụng lực lượng vũ trang kết hợp với chi bộ Đảng phát động quần chúng liên tục nổi dậy tấn công địch, diệt 7 đồn, giải phóng hoàn toàn 7 xã, phá banh 9 khu gom dân, diệt và bắt hàng trăm tên địch, thu 300 súng, đánh sập tháp mười tầng. Ở hầu hết các xã còn lại trong tỉnh, tề ấp, liên gia bị giải tán, tề xã bị bao vây trong đồn. Cuộc nổi dậy đã mở ra địa bàn căn cứ rộng lớn liên hoàn từ Mỹ An, Cao Lãnh lên đến biên giới Campuchia.





Năm 1957, Mỹ - Diệm xây dựng tháp Mười Tầng ở Gò Tháp, xã Mỹ Hòa, làm đài quan sát trung tâm Đồng Tháp Mười (ảnh trên) và phế tích tháp Mười Tầng bị phân đội đặc công tỉnh Kiến Phong đánh sập tháng 1 năm 1960.

Cùng với Kiến Phong, ở Kiến Tường, lực lượng vũ trang và chi bộ Đảng phát động quần chúng tấn công địch liên tục, mạnh mẽ. Ngày 16 tháng 11 năm 1959, Tiểu đoàn 504 của tỉnh diệt 3 đồn: Ông Tờn, Đá Biên, Ma Ren. Quần chúng ở nhiều xã nổi dậy diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp, giải tán bộ máy tề, chủ ấp, liên gia và các tổ chức đoàn ngũ hóa quần chúng của địch, giành quyền làm chủ trên diện rộng, nối liền các vùng.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2017, 09:06:43 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:52:50 am »

IV - TẤN CÔNG, NỔI DẬY ĐỒNG LOẠT TRÊN TOÀN TRUNG NAM BỘ

1. Cuộc Đồng khởi ở Bến Tre

Thắng lợi của Kiến Phong và Kiến Tường là cơ sở thực tế để Tỉnh ủy hạ quyết tâm chỉ đạo mở rộng tấn công, nổi dậy đồng loạt trên toàn Trung Nam Bộ. Trong quá trình Kiến Phong và Kiến Tường tấn công quân sự kết hợp với khởi nghĩa quần chúng, Liên tỉnh ủy theo dõi chặt chẽ từng bước đi, rút ra phương châm, phương thức, kinh nghiệm sử dụng vũ trang kết hợp với chi bộ, đảng viên phát động quần chúng nổi dậy.

Theo tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương và nghị quyết của Xứ ủy, cách mạng miền Nam cần phải tiến hành một cuộc tổng khởi nghĩa; còn để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm thì tình hình hiện nay chưa chín muồi vì tương quan lực lượng quân sự chung giữa ta và địch trên toàn miền Nam còn chênh lệch nhiều và chính quyền trung ương của địch còn mạnh. Nhưng vì cơ sở thì lại khác, địch đã hoang mang, suy yếu, không cai trị được dân; ta hoàn toàn có thể đánh đổ được chúng, có thể tiến hành một cuộc tấn công, nổi dậy từng bước của quần chúng, tiêu diệt và làm tan rã hạ tầng cơ sở của địch để giành quyền làm chủ từng phần với nhiều mức độ trên diện rộng, đồng thời tích cực chủ động, sáng tạo đón thời cơ tiến hành tổng tấn công và nổi dậy tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đánh sụp chính quyền trung ương địch.

Liên tỉnh ủy khẳng định đã đến lúc mở rộng diện nổi dậy đồng loạt, không phải chỉ trong phạm vi Đồng Tháp Mười mà trong toàn Trung Nam Bộ.

Từ khẳng định ấy, Liên tỉnh ủy Trung Nam Bộ quyết định triệu tập Hội nghị Liên tỉnh ủy mở rộng các tỉnh ủy để triển khai phát động cuộc tấn công, nổi dậy đồng loạt; hướng chủ yếu là nổi dậy ở các xã đông dân trong và ngoài Đồng Tháp Mười còn đang bị địch kìm kẹp nặng. Hội nghị đã diễn ra hết sức khẩn trương trong tháng 12 năm 1959. Đây là cuộc Hội nghị lịch sử của Đảng bộ Khu Trung Nam Bộ.

Tinh thần chỉ đạo của Hội nghị là “phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ ấp, xã”. Thực tế cho thấy sự chỉ đạo của Hội nghị là đúng đắn và đã dẫn đến những thắng lợi lớn.

Đồng chí Hai Phối, Liên tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy Kiến Phong, được phân công chuẩn bị báo cáo điển hình về cuộc tấn công và nổi dậy ở địa phương mình trong Hội nghị để các tỉnh rút kinh nghiệm.

Dự Hội nghị có các đồng chí trong Liên tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của cơ quan Liên tỉnh ủy: Bảy Hiệp, Tám Hưng, Sáu Cao, Năm Chung và các đồng chí lãnh đạo các tỉnh ủy: đồng chí Ba Định - Tỉnh ủy Bến Tre; đồng chí Tư An - Tỉnh ủy An Giang; Đồng chí Hai Phối, Sáu Chung - Tỉnh ủy Kiến Phong; đồng chí Ba Giảng, đồng chí Quốc Hùng - Tỉnh ủy Kiến Tường; đồng chí Chín Cần, Lê Pha - Tỉnh ủy Long An. Đại biểu tỉnh Mỹ Tho vắng mặt vì đường đi khó khăn.

Đồng chí Sáu Đường (Tư Mùi), Bí thư Liên tỉnh ủy Trung Nam Bộ chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, đồng chí Sáu Đường thông báo với các đại biểu: [/i]Trung ương Đảng có Nghị quyết 15 đã cho đánh… Toàn Khu sẽ tấn công và nổi dậy đồng loạt thống nhất vào ngày 15 tháng 1 năm 1960[/i].

Thông báo đã gây xúc động mạnh đối với các đại biểu. Nhiều người không cầm được nước mắt. Sau báo cáo của đại biểu Kiến Phong, các đại biểu thảo luận về nhiệm vụ mới. Đại biểu các tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường, Long An không có thắc mắc vì tỉnh đã có lực lượng vũ trang hoạt động khá mạnh và khí thế cách mạng của Đảng bộ và quần chúng đang lên. Đại biểu An Giang lo lắng vì cơ sở của Đảng bị đánh tan rã ở nhiều nơi, lực lượng vũ trang còn ít và mới. Đồng chí Ba Chim, Liên tỉnh ủy viên, phụ trách chỉ đạo Mỹ Tho, phát biểu về những khó khăn mà tỉnh đang gặp phải.

Kết luận của Hội nghị khẳng định: Về hình thức tổ chức thì Đảng, đoàn thể quần chúng không còn ở nhiều nơi ngoài Đồng Tháp Mười. Nhưng Đảng vẫn còn ở trong trái tim, khối óc của dân. Các đoàn thể công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ từ kháng chiến chống Pháp đến nay vẫn còn ở trong lòng đồng bào. Nhân dân vẫn tin tưởng ở Đảng, đang hướng về Đảng, chờ Đảng có chủ trương mới để họ hành động. Tuy hiện nay dân ở một số nơi đang bị địch kìm kẹp nặng nề, nhưng rất căm thù giặc. Cho nên, khi Đảng hiệu triệu thì họ sẽ hưởng ứng và nhanh chóng tạo thành sức mạnh của lực lượng hành động cách mạng. Tuy đảng viên còn ít nhưng không yếu, vì đảng viên đã qua thử thách, được rèn luyện quên mình vì lợi ích của quần chúng và cách mạng. Quần chúng tuy không còn tổ chức nhưng quần chúng sẽ nổi dậy và hình thành ngay lực lượng có tổ chức. Chỉ cần ta có quyết tâm, có kế hoạch tổ chức chỉ đạo, có khẩu hiệu thích hợp thì nhất định quần chúng ở những nơi đó sẽ vùng dậy được.

Về lực lượng vũ trang, Hội nghị chỉ đạo Tỉnh ủy Kiến Phong đưa lực lượng hỗ trợ cho An Giang, Tỉnh ủy Long An và Tỉnh ủy Kiến Tường đưa lực lượng hỗ trợ cho Mỹ Tho.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:53:10 am »

Đến tháng 9-1958, trong khi các nơi ở Đồng Tháp Mười đang lần lượt nổi dậy thì ở Bến Tre vẫn còn yên lặng, địch đang đàn áp khốc liệt. Nhưng Bến Tre còn chi bộ Đảng ở một số vùng, chỉ thiếu lực lượng vũ trang. Chị Ba Định (Nguyễn Thị Định), Phó bí thư Tỉnh ủy từ Bến Tre lên căn cứ Khu ở Tam Thường (Hồng Ngự, Kiến Phong) để dự cuộc hội nghị phát động đợt tấn công và nổi dậy đồng loạt toàn khu trong tháng 12 năm 1959. Trên đường đi xuyên qua các xã ven sông Tiền (Đồng Tháp Mười), thấy khí thế của quần chúng nổi dậy tấn công địch, chị rất phấn khởi. Ở khắp nơi, từng lùm cây, bụi cỏ, ngã ba, ngã tư, trên thân cây đâu đâu cũng có truyền đơn của dân viết bằng mực, viết bằng đủ mọi thứ người dân có được như giấy học trò, bao nhang, tờ lịch với những khẩu hiệu: Đả đảo Mỹ - Diệm! Đả đảo địa chủ ác ôn! Giành lại ruộng đất của cách mạng cấp cho dân cày… chị thấy ham thích quấ. Đây không phải là truyền đơn của Đảng viết mà do dân tự tay viết, rải… đó là một hình thức nổi dậy của nhân dân, địch không thể nào đàn áp hay gỡ những tờ truyền đơn đó được. Trên bờ sông thì bất cứ lùm bụi nào cũng có khẩu hiệu, truyền đơn, dưới sông thì họ thả bè, thả cây chuối, trên có gài truyền đơn, có hình Ngô Đình Diệm bị gạch chéo, v.v. Hàng vạn hàng chục vạn người viết, phía địch có mấy chục mấy trăm tên làm sao gỡ hết được, nó đành chịu thua. Chị Ba Định nói: “Nội thấy khẩu hiệu của dân treo dây đầy trời như vậy là phát mê rồi”.

Trong cuộc Hội nghị phát động cuộc tấn công nổi dậy đồng loạt toàn khu tháng 12 năm 1959, Bến Tre được chỉ đạo cho lấy súng chôn cất trước đây lên để vũ trang tuyên truyền như các tỉnh, để phát động dân nổi dậy. Nhưng chị Ba Định cho biết là có nhận được lệnh đó nhưng tỉnh không có điều kiện lập đội vũ trang tuyên truyền như các tỉnh Đồng Tháp Mười. Bởi vì, tỉnh có giữ lại một số súng đủ trang bị cho 1 đại đội thì Túc, Thường vụ Tỉnh ủy bị địch bắt đã khai ra, địch lấy hết rồi. Chị nói: Toàn tỉnh tới bây giờ chỉ còn 1 hoặc 2 cây súng thôi thì làm vũ trang tuyên truyền sao nổi? Thấy người ta làm thì ham nhưng lực bất tòng tâm. Rồi chị đề nghị đồng chí Sáu Đường giúp cho Bến Tre cũng làm được như Đồng Tháp Mười. Chị nói làm như Đồng Tháp Mười nghĩa là làm cho Bến Tre có lực lượng vũ trang để phá thế kìm kẹp, làm tan rã địch ở từng xóm ấp để làm chủ, rồi xây dựng bộ đội lớn mạnh đánh đồn, làm chủ hoàn toàn, xây dựng xã chiến đấu, xây dựng chính quyền tự quản, nhưng vẫn giữ được thế hợp pháp cho dân đấu tranh với địch. Chứ không phải chạy xà đùa bất hợp pháp khi địch phản kích trở lại như hồi đánh Pháp.

Chị nói tiếp: “Tôi thấy làm theo kiểu đó cũng ham nhưng tôi không có súng. Anh cho tôi mượn ít cây súng tôi về làm”.

Đồng chí bí thư Liên tỉnh ủy bảo: Chị là phụ nữ, đi họp toàn khu bằng đường hợp pháp. Từ Bến Tre chi đi xe đò lên Tân Châu, sang Hồng Ngự, từ đó mới theo đường căn cứ vào nơi họp của Khu. Lần về cũng vậy, làm sao chị mang súng đi được. Muốn chuyển súng cho Bến Tre thì phải tổ chức ghe hai đáy, trên chở muối, chở khóm nghi trang thì mới được. Chuyện đó không phải làm trong một ngày một bữa, đó phải là chuyện về sau. Còn đợt nổi dậy lần này thì ngày giờ đã ấn định chung cho toàn khu gần tới rồi, không còn kịp nữa. Có lẽ phải nghĩ cho Bến Tre một cách khác, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Bến Tre. Trong những xã vừa qua đã giành được chính quyền làm chủ hoàn toàn ở Đồng Tháp Mười không phải tất cả đều có lực lượng vũ trang trực tiếp hỗ trợ mà có xã chỉ có chi bộ và cán bộ đóng giả làm bộ đội cùng quần chúng đứng lên. Trong cái thế chung địch đang hoang mang và quần chúng đang tin tưởng là có lực lượng vũ trang lớn của cách mạng đứng sau lưng từ sau khi xảy ra trận Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, Tiểu đoàn 502 vang danh thì dầu không có lực lượng vũ trang đứng kề bên, họ cũng làm được. Vấn đề là chỉ cần có thể lực lượng vũ trang có mặt ở Bến Tre địch sẽ hoang mang, quần chúng sẽ tự tin, ta có thế mạnh là có thể quần chúng dám đứng lên và địch sẽ nhụt chí không dám chống lại.

Rồi đồng chí Bí thư Liên tỉnh ủy nói với chị Ba Định: “Thôi được rồi, tôi giúp cho Bến Tre. Chị thiếu lực lượng vũ trang thì tôi sẽ cho chị một tiểu đoàn trong đợt tấn công nổi dậy đồng loạt này”.

Đồng chí Bí thư giải thích thêm: Tôi cho chị một tiểu đoàn là một tiểu đoàn trên giấy. Tôi đồng ý cho chị về khắc mộc, nói là Bộ chỉ huy Khu ra lệnh cho Tiểu đoàn 502 đã từng thắng trận Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung về cùng quần chúng nhân dân Bến Tre tấn công và nổi dậy đợt tháng 1 năm 1960 này. Chị không phải chỉ khắc mộc không mà phải xây dựng Tiểu đoàn 502 bằng người thật và trang bị bằng súng giả, may áo súng để người ngoài nhìn thấy như súng thật. Chị chỉ 1 - 2 cây súng thật, còn lại mấy chục, mấy trăm cây súng giả mặc áo. Chị cho tiểu đoàn hành quân ban đêm thì chị có Tiểu đoàn 502 giả, nhưng như thật… Đồng bào nghe nói Tiểu đoàn 502 xuống Bến Tre, có người thấy tiểu đoàn hành quân, đồn ra, địch hoảng sợ, quần chúng tin, vững bụng. Như vậy là đã thực hiện được đường lối vũ trang hỗ trợ cho chính trị trong cuộc nổi dậy của quần chúng rồi. Khi quần chúng đã dám nổi dậy, địch đầu hàng, tan rã, nội tuyến dám cướp súng của địch, ta sẽ có súng để thành lập bộ đội thì cái không, cái giả ban đầu sẽ trở thành cái có, cái thật.

Chị Ba Định được thuyết phục, yên bụng ra về. Chi thấy có lý, nên làm rất hăng. Tới phiên chị thuyết phục lại các đồng chí ở tỉnh nhà cùng làm với chị. Từ cái ý ban đầu ấy, các đồng chí còn sáng tạo ra nhiều cách nghi trang, nghi binh độc đáo, phong phú, thiên biến vạn hóa, hay hơn những suy nghĩ đơn giản sơ khai.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:55:30 am »

Trong thời gian chị Ba Định còn ở Khu, Tỉnh ủy Bến Tre đã nhận được thư viết bằng bạch chỉ của Khu thông báo chuẩn bị cho đợt tấn công nổi dậy đồng loại sắp đến. Nhưng lúc này địch đang tìm Tỉnh ủy rất gắt. Tỉnh ủy phải di chuyển luôn, liên lạc giữa các đồng chí với nhau thật khó khăn. Chị Ba Định về Mỏ Cày, bắt liên lạc với Bí thư Tỉnh ủy không được, mà ngày tháng nổi dậy đã gần kề nên chị bàn với các đồng chí Tỉnh ủy viên ở Mỏ Cày làm ở ba xã điểm Phước Hiệp, Bình Khánh, Định Thủy trước rồi nhân ra.

Từ năm 1959 đầu năm 1960, ở Bến Tre lực lượng quân sự địch có 2.900 tên, trong đó bảo an: 840 tên, dân vệ: 290 tên, dân vệ xã, ấp: 1.380 tên, cảnh sát hiến binh: 180 tên và cảnh sát duyên hải: 210 tên. Chúng có 300 đồn bốt tề xã, ấp các xã đầy đủ.

Về phía cách mạng chỉ còn 18 chi bộ trong 15 xã trên 115 xã trong toàn tỉnh; mỗi chi bộ có từ 3 đến 5 đảng viên, tổng số đảng viên, kể cả đảng viên trong các cơ quan Huyện ủy, Tỉnh ủy là 162 đồng chí. Mỗi xã chỉ còn có 1 đến 2 đoàn viên thanh niên lao động.

Những năm trước, tỉnh tổ chức được hơn 1.000 cơ sở nội tuyến nhưng từ khi cách mạng bị địch đàn áp thì một số bị lộ, bị bắn giết, tù đày; một số phản bội, cầu an, một số không còn liên lạc được. Tổ chức quần chúng, cơ sở rễ chuỗi cũng còn một số ít người. Cơ quan Huyện ủy chỉ còn bí thư. Thường trực Tỉnh ủy cũng chỉ còn bí thư và chánh văn phòng.

Đồng chí Nguyễn Thị Định - Phó bí thư Tỉnh ủy đi dự Hội nghị toàn khu trở về trên một chiếc ghe buôn. Đi ngang qua đồn bốt và vùng bị địch tạm chiếm, chẳng ai biết được đồng chí là cán bộ lãnh đạo Đảng bộ của một tỉnh. Những nội dung tiếp thu, đồng chí thuộc lòng, không một mảnh giấy ghi chép, không một chữ trong hành trang.

Trong thời gian đồng chí Ba Định dự Hội nghị, Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã nhận được chỉ thị của Liên tỉnh ủy cho chuẩn bị các việc cần làm để phát động quần chúng nổi dậy. Ngày 19 tháng 12 năm 1959, các đồng chí đã cho nội tuyến đồn Lộc Thuận, huyện Bình Đại, kết hợp với chi bộ làm binh biến chiếm đồn, thu 7 súng để thăm dò phản ứng của địch.

Ngày 30 tháng 12 năm 1959, đồng chí Ba Định về Mỏ Cày, Bến Tre. Đồng chí không liên lạc được với đồng chí Tám Chữ - Bí thư Tỉnh ủy vì tình hình biến động, cơ quan Tỉnh ủy đã thay đổi nơi ở. Nhận thấy, nếu chờ họp được Tỉnh ủy thì sẽ không kịp với thời gian thống nhất mở đợt theo quy định, đồng chí Ba Định bàn với đồng chí Bảy Hiền - Tỉnh ủy viên, phụ trách cù lao Minh, tập hợp các Tỉnh ủy viên và Huyện ủy viên trên cù lao mở hội nghị triển khai, sau đó làm tiếp bên cù lao Bảo.

Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 1 năm 1960, hội nghị họp tại nhà chị Bảy Tốt ở ấp Tân Hòa, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày, có các đồng chí Bảy Hiền - Tỉnh ủy viên, phụ trách cù lao Minh, đồng chí Ba Đào - Chánh văn phòng Tỉnh ủy, vừa từ Giồng Trôm sang tìm đồng chí Ba Định theo lệnh của đồng chí Tám Chữ, hai đồng chí Ba Cầu, Sáu Huấn - Huyện ủy viên Mỏ Cày, đồng chí Hai Chiến - Huyện ủy viên Thạnh Phú, đồng chí Bảy Tranh và một số đồng chí huyện Minh Tân. Hội nghị thống nhất chủ trương phát động tuần lễ toàn dân nổi dậy đấu tranh đồng loạt ở cù lao Minh, sau đó sẽ lan dần sang cù lao Bảo, tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh trong toàn tỉnh Bến Tre. Đối tượng cuộc nổi dậy đấu tranh là tiêu diệt và làm tan rã bộ máy tề xã, ấp, liên gia. Yêu cầu của cuộc nổi dậy là diệt ác ôn, phá kìm kẹp, tấn công đồn bốt làm chủ nông thôn, xây dựng chính quyền tự quản của nhân dân.

Đồng chí Ba Định phổ biến về cách giải quyết thế vũ trang hỗ trợ cho cuộc nỏi dậy theo chỉ đạo của Liên tỉnh ủy, Hội nghị đều thông suốt. Một bản quân lệnh được thảo cấp tốc:

“Bọn ác ôn có nợ máu và bọn địa chủ cướp ruộng đất của nông dân sẽ bị trừng trị. Anh em binh sĩ, sĩ quan dù có tội ác đến đâu mà biết hối cải đều được khoan hồng, nếu mang súng trở về với nhân dân sẽ được khen thưởng xứng đáng. Tề xã, tề ấp, liên gia trưởng, công an, chỉ điểm đi trả chức và thú tôi với nhân dân sẽ được khoan hồng, ai cãi lệnh sẽ bị nhân dân trừng trị. Địa chủ nào dựa hơi bọn chính quyền Diệm giật đất, tăng tô nay trả lại cho nông dân thì được tha tội.

TƯ LỆNH. QUÂN KHU ỦY KHU VIII
                                                                                                        
T.M. BAN CHỈ HUY TIỂU ĐOÀN 502
Tiểu đoàn trưởng
LÊ THIẾT HÙNG”
Hội nghị bàn tỉ mỉ cách triển khai tổ chức nghi trang, nghi binh sao cho địch và cả quần chúng đều tin là Tiểu đoàn 502 có mặt ở Bến Tre thật. Từ việc bàn bạc này triển khai xuống từng chi bộ trong vùng trọng điểm nổi dậy, đảng viên, quần chúng cốt cán sáng tạo ra nhiều cách rất phong phú như: làm súng bập dừa, cho mặc áo súng, tổ chức diễu hành lực lượng ban đêm. Nếu có đồng bào muốn gặp bộ đội để tiếp tế thì cử một vài chiến sĩ có súng và mặc quân phục đến. Chính động tác nghi trang, nghi binh trong những ngày đầu nổi dậy ở Bến Tre đã đóng vai trò quan trọng trong việc động viên quần chúng nổi dậy và tác động mạnh đến tinh thần các binh sĩ là chồng, con em họ, khiến kẻ địch hoang mang lo sợ. Đó là biện pháp chủ động sáng tạo thời cơ và tình thế cách mạng, giúp cho Bến Tre tiến hành tấn công nổi dậy đồng loạt với các tỉnh Trung Nam Bộ.

Hội nghị thống nhất xác định lá cờ đỏ ngôi sao xanh - quân kỳ của lực lượng vũ trang các tỉnh Trung Nam Bộ và Tiểu đoàn 502, là biểu tượng của cách mạng. Sau khi bàn bạc kỹ phương pháp tiến hành, Hội nghị quyết định ngày giờ nổi dậy là lúc 16 giờ ngày 17 tháng 1 năm 1960. Trọng điểm nổi dậy là ba xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh của huyện Mỏ Cày. Ba xã này ở tiếp giáp nhau, sông rạch chằng chịt, địa thế hiểm trở, là nơi có phong trào mạnh, cơ sở nội tuyến khá, chi bộ Đảng nắm chắc được quần chúng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:56:56 am »

Huyện ủy Mỏ Cày họp xong ngày 11 tháng 1 năm 1960. Đồng chí Ba Cầu - Huyện ủy viên xuống xã Định Thủy triệu tập họp chi ủy. Cuộc họp có đồng chí Lê Bình An - Bí thư xã và ba chi ủy viên là Bảy Thông, Ba Đình, Chín Kết. Nghiên cứu chủ trương khởi nghĩa của Tỉnh ủy xong, các đồng chí chọn mục tiêu hành động là: diệt bọn tổng đoàn dân vệ tổng Minh Đạt, do tên đội Tý chỉ huy, đang đóng tại xã; sử dụng nội tuyến trong tề và dân vệ xã kết hợp với các tổ hành động vũ trang thô sơ của quần chúng chiếm đồn tề xã đóng tại ấp Thanh Thủy; phát động toàn dân nổi dậy diệt ác ôn, bắt chủ ấp, liên gia, công an, do thám, lập tòa án nhân dân đem ra xét xử, phá tan bộ máy kìm kẹp.

Chi bộ Đảng được tổ chức lại thành hai bộ phận: đảng viên đã lộ thì công khai phát động cuộc nổi dậy; đảng viên hoạt động bí mật thì bám dân và làm nòng cốt trong quần chúng. Bốn đảng viên đã lộ tổ chức thành chi bộ A do đồng chí Lê Bình An làm Bí thư. Sáu đảng viên hoạt động bí mật tổ chức thành chi bộ B, do đồng chí Tư Lực làm Bí thư.

Những ngày sau đó, hai chi bộ họp, đặt kế hoạch, chuẩn bị mọi mặt, tổ chức các tổ hành động gồm 30 thanh niên; giao nhiệm vụ cho 6 cơ sở nội tuyến trong tề và dân vệ xã. Thanh niên tự trang bị mã tấu, dao mác, bù lon, búa tay…

Ở xã Phước Hiệp, ngày 12 tháng 1 năm 1960, đồng chí Ba Cầu truyền đạt nghị quyết cho hai đồng chí Tư Thành và Việt Hồng, có đại biểu Đa Phước Hội tham dự. Nghe nghị quyết nổi dậy, các đồng chí rất phấn khởi. Nhưng khi kiểm điểm lực lượng thì thấy quá ít. Chi bộ còn ba đảng viên đã bị lộ còn phải tránh né địch. Việc tập hợp quần chúng trước khi nổi dậy không dễ. Đồng chí Ba Cầu chỉ thị cấp tốc triệu hết số đồng chí “điều lắng” về, tùy điều kiện mà tập hợp với chi bộ A hoặc chi bộ B và giao nhiệm vụ.

Sau cuộc họp, chi bộ vừa đi triệu tập số cán bộ “điều lắng”, vừa móc nối tập hợp số thanh niên và quần chúng nòng cốt tổ chức thành các tổ hành động, chuẩn bị vũ khí thô sơ, theo dõi mục tiêu và đề xuất kế hoạch. Các đồng chí là đảng viên đã lộ diện nên phát động rất mạnh dạn. Mỗi ấp xây dựng được từ 3 đến 5 cốt cán lãnh đạo chỉ huy quần chúng. Tổng cộng các tổ hành động là 50 người, đều là thanh niên khỏe mạnh, tích cực. Ba nội tuyến trong tề xã được giao nhiệm vụ phối hợp cướp đồn dân vệ. Thực là kỳ diệu, khi có chủ trương của cách mạng, chỉ trong bốn ngày, tổ chức đã phát triển từ 3 đến 50 người sẵn sàng tiến công địch.

Ở xã Bình Khánh, ngày 11 tháng 1 năm 1950, đồng chí Bảy Đoàn - Huyện ủy viên, đến truyền đạt nghị quyết nổi dậy cho hai đồng chí Tư On và Tư Bảo, là đảng viên còn lại của xã. Nghe chủ trương nổi dậy, hai đồng chí mừng rơi nước mắt, lắng nghe từng lời của đồng chí Bảy Đoàn. Họp bàn xong, các đồng chí hành động ngay. Đêm 16 mọi việc đã sẵn sàng.

Bọn tổng đoàn dân vệ tổng Minh Đạt có 12 tên, do đội Tý chỉ huy. Mấy ngày này, chúng ở xã Định Tủy rước gánh hát về hát tại Vàm Nước Trong, bán vé lấy tiền. Chúng đang say mê chơi bời, ăn nhậu. Đồng chí Hai Thủy - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách điểm, chỉ đạo chi bộ Định Thủy có kế hoạch diệt tổng đoàn dân vệ đó ngay trong đêm 15 tháng 1 năm 1960, vì đây là cơ hội dễ trà trộn vào số người đi xem hát để tiếp cận chúng. Chi bộ đang triển khai lực lượng thì bị lộ, số đảng viên đã bị lộ xuất hiện, len lỏi trong số người đi xem hát, quần chúng biết mặt sợ có chuyện xảy ra nên rải rác bỏ về. Bọn tổng đoàn sinh nghi, đề phòng. Chúng mượn cớ ít người xem hát, nên giải tán. Ngay trong đêm, chúng kéo về đóng tại đình Rắn, ấp Định Phước. Sáng ngày 16 tháng 1 năm 1960, chi bộ xem xét lại kế hoạch, quyết định đêm đến sẽ diệt chúng tại đình Định Phước.

Hai mũi gồm các tổ hành động trang bị vũ khí thô sơ, phục bên ngoài, tiếp ứng cho mũi thứ ba đột nhập. Mũi này gồm nội tuyến trong tề, dân vệ xã, lôi kéo thêm một số dân vệ khác sẽ đột nhập vào đình, tấn công bọn tổng đoàn. 10 giờ đêm 16 tháng 1 năm 1960, ba mũi hành động đã áp sát đình Định Phước. Mũi thứ ba đường hoàng đi thẳng vào đình tìm đội Tý. Hắn đang nằm trên võng sau đình. Nghe tiếng người chộn rộn, hắn đánh thức ngay tất cả lính dậy, súng cầm tay, đèn đốt sáng trưng. Thế là kế hoạch bị hỏng.

Ngày 17 tháng 1 năm 1960, vừa sáng, có tin báo cho biết tên đội Tý và một tên lính ra quán cách đình 100 mét để uống cà phê. Hai tổ hành động gồm các đồng chí Bảy Thống, Ba Giai, Chín Chim, Ba Kỉnh, Tám Dũng, Chín Hiếu đóng giả người đi tảo mộ cuối năm, ghé vào quán. Tên đội Tý bất ngờ bị đồng chí Ba Giai quật ngã xuống đất. Đồng chí Bảy Thống giật lấy súng của tên lính, đưa cho đồng chí Chín Chim bắn một phát. Đội Tý chết, các đồng chí bắt tên lính và lôi xác đội Tý giấu dưới mương. Lúc này là 8 giờ sáng ngày 17 tháng 1 năm 1960.

Nghe tiếng súng nổ, những nòng cốt chung quanh ngã tư Định Thủy liền huy động quần chúng rằn rằn chạy tới cả thảy trên 200 người, chật cả đường. Đồng chí Bảy Thống chi lực lượng ra làm hai bộ phận, bao vây diệt gọn tổng đoàn còn lại. Một bộ phận, do đồng chí Ba Gia chỉ huy, phục kích hai bên đường vào đình. Một bộ phận, do đồng chí Ba Kỉnh chỉ huy, chia thành từng tốp bò xuống ruộng lúa, lội qua mương vào bao vây đình.

Vợ tên đội Tý từ trong đình hớt hải chạy ra, bị các đồng chí bắt giữ. Vài phút sau, hai tên lính đi ra cũng bị bắt luôn, ta lấy được 2 khẩu súng. Các đồng chí cho mộ tên lính vào gọi bọn còn lại đầu hàng. Bọn này định chống trả. Đồng chí Bảy Thống và tổ hành động xông vào. Tên lính gác hoảng hốt buông súng. Lệnh xung phong phát ra, quân ta từ bốn phía tràn vào, bọn lính run rẩy nộp súng, 5 tên vượt rào chạy thoát. Lúc này là 9 giờ sáng ngày 17 tháng 1 năm 1960. Anh em thu được 8 khẩu súng, trong đó có 1 khẩu tiểu liên, 3 quả lựu đạn, 500 viên đạn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:57:14 am »

Cùng thời gian đó, tại bốt tề xã Vàm Nước Trong, đồng chí Hai On và Chín Cúc chỉ huy đồng chí Chín Hòa cảnh sát xã Định Thủy là nội tuyến cùng một số nội tuyến binh lính kết hợp với quần chúng bên ngoài nổi dậy chiếm được bốt vào lúc 8 giờ sáng, thu được 15 khẩu súng, 10 quả lựu đạn, 1.000 viên đạn.

Xã Định Thủy nổ súng mở màn cho cuộc nổi dậy trong tỉnh Bến Tre vào lúc 8 giờ sáng và thắng lợi trọn vẹn lúc 9 giờ ngày 17 tháng 1 năm 1960. Chỉ trong vòng một giờ đã diệt đơn vị dân vệ tổng, tề và dân vệ xã, giải phóng hoàn toàn xã Định Thủy. Cờ đỏ ngôi sao xanh tung bay khắp các ấp dưới ánh mặt trời của buổi ban mai.

Nhân dân trong xã vô cùng phấn khởi đã cùng các tổ hành động lùng bắt chủ ấp, liên gia, công an, do thám để xử tội, xóa bỏ ách kìm kẹp, xé hình Ngô Đình Diệm, cờ ba que, khẩu hiệu tố cộng. Trống. mõ, thùng thiếc, loa đài vang rền suốt ngày đêm. Đông đảo nhân dân tham gia du kích tự vệ, canh gác, sửa đường đi, xây dựng xã chiến đấu…; ghi tên vào các tổ chức Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ, vào các tổ chức chính quyền tự quản, các ban an ninh, quân sự, kinh - tài, thông tin - tuyên truyền… Hàng ngàn người tấp nập mít tinh, biểu tình thị uy ở xã, ấp đông như ngày hội lớn.



Tiếng mõ hưởng ứng Đồng Khởi - Bến Tre

Tại xã Phước Hiệp, chi bộ quyết định hành động ngay tối ngày 17 tháng 1 năm 1960. Suốt đêm quần chúng nổi dậy, 9 ấp trong xã được giải phóng, chỉ còn ấp có bốt dân vệ, do cảnh sát và một số tên ác ôn cố thủ nghiêm ngặt, nội tuyến mất yếu tố bất ngờ, không kết hợp được với bên ngoài chiếm bốt như kế hoạch đã định. 9 giờ 30 sáng ngày 18 tháng 1 năm 1960, bọn địch ở chi khu Mỏ Cày cho 1 trung đội bảo an đi đò máy đến giải vây. Lực lượng vũ trang của ta vừa được tổ chức chiều ngày 17 tháng 1 năm 1960 sau khi giải phóng Định Thủy đã phục kích bắn chìm một đò máy, tên trung úy chỉ huy bị chết, 2 tên lính bị thương, bọn còn lại hốt hoảng tháo chạy về chi khu. Đến tối, bọn lính ở bốt xé rào vượt vòng vây băng đồng chạy thục mạng về Mỏ Cày. Sáng 19 tháng 1 năm 1960, hàng ngàn quần chúng tràn vào san bằng bốt. Xã Phước Hiệp hoàn toàn giải phóng. Lá cờ đỏ ngôi sao xanh được kéo lên.

Ở xã Bình Khánh, tình hình trước ngày nổi dậy diễn biến phức tạp. Đồng chí Bảy Đoàn - Huyện ủy viên, phụ trách xã Bình Khánh bị địch bắt. Bọn công an tỉnh, huyện, công an Ngô Quyền liên tục đến xã truy lùng, khủng bố, bắt bớ. Nhưng vì đồng chí Bảy Đoàn và những người dân có liên quan đến việc chuẩn bị nổi dậy bị bắt không ai khai báo nên địch không biết kế hoạch nổi dậy. Chi bộ vẫn khẩn trương chuẩn bị. 10 giờ ngày 17 tháng 1 năm 1960, hai đồng chí đảng viên là Năm Thơ và Sáu Thời tổ chức tiệc nhậu để diệt một toán an ninh địch tại nhà, lấy được 3 khẩu súng, sau đó các tổ hành động đi phát động quần chúng. 12 giờ đêm ngày 17 tháng 1 năm 1960, các tổ quần chúng ào ào nổi dậy đánh trống mõ, treo băng cờ, khẩu hiệu khắp nơi trong các ấp. Từng đoàn người rầm rập trên đường, cầm dao mác, gậy gộc, mã tấu bao vây bốt dân vệ và tề xã. Tổ hành động bắt và trừng trị những tên ác ôn ngoan cố; cảnh cáo, giải tán bọn tề ấp, liên gia, công an, do thám, các tổ chức phản động, hủy bỏ các hình thức kìm kẹp. Quần chúng nổi dậy làm chủ 10 ấp với khí thế bừng bừng. Nhưng còn một số tên dân vệ trong bốt ngoan cố chưa chịu đầu hàng. Quần chúng tiếp tục bao vây, đưa gia đình vào thuyết phục. Đến sáng ngày 20 tháng 1 năm 1960, tỉnh đưa một số chiến sĩ trong đơn vị vũ trang mới tổ chức đến hỗ trợ. Tin đồn có Tiểu đoàn 502 đến loan ra, quần chúng náo nức tham gia, lực lượng bao vây càng đông. Gia đình binh sĩ lại vào bốt tác động. Trời mờ tối, lực lượng ta bao vây áp sát, kết hợp bắn tỉa với hô hoán, khua trống mõ. Địch bắn ra quyết liệt. Thừa lúc vòng vây vừa dãn ra, tên sếp bốt dẫn một số lính bò dưới mương, chui ra khỏi rào, chạy thoát về Mỏ Cày. Thấy chúng bỏ chạy, các tổ hành động tràn vào bắt số lính còn lại, san bằng bốt, thu vũ khí. Chi bộ tổ chức ngay cuộc mít tinh với 1.000 người tham gia chào mừng xã được giải phóng, kéo cờ đỏ ngôi sao xanh ngay tại chợ lúc nửa đêm. Xã Bình Khánh được giải phóng.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2017, 09:07:40 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:57:31 am »

Trong ngày 19 tháng 1 năm 1960, tại xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày, đồng chí Hai Thủy đã cho tập trung số vũ khí thu được, tập hợp lực lượng tổ chức ba tiểu đội đưa đi hỗ trợ phá kìm kẹp ở các nơi trong ba huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú; đồng thời, chọn một số cán bộ, chiến sĩ ưu tú rồi trang bị súng tốt để thành lập đơn vị vũ trang đầu tiên của tỉnh. Đơn vị này do các đồng chí Nguyễn Văn Song, Lê Phục và Đinh Văn Chức chỉ huy.

Cùng với ba xã trên, các xã khác trong huyện Mỏ Cày và trên cù lao Minh đồng loạt nổi dậy cướp chính quyền xã, ấp. Trong đêm 17 tháng 1 năm 1960, ở huyện Mỏ Cày có năm xã nổi dậy là: Hương Mỹ, Minh Đức, Cẩm Sơn, Tân Trung, Tân Phú Tây, quần chúng đồng loạt phá tan bộ máy kìm kẹp xã, ấp, diệt, làm tan rã hoặc bức rút đồn, giải phóng hoàn toàn, còn bảy xã: Anh Định, Đa Phước Hội, Thành Thới, Thanh Tân, Tân Thành Bình, An Thới, Thạnh Ngãi quần chúng nổi dậy phá tan bộ máy kìm kẹp xóm ấp, bao vây đồn bốt.

Huyện Thạnh Phú có sáu xã: Thạnh Phong, Giao Thạnh, An Nhơn, An Quy, Đại Điền và Thới Thạnh, quần chúng nổi dậy bức rút, bức hàng 6 đồn bốt, phá tan bộ máy kìm kẹp xã, ấp, giải phóng hoàn toàn xã, thu được 13 khẩu súng, trang bị cho đơn vị vũ trang của huyện vừa thành lập.

Ở huyện Châu Thành cuộc nổi dậy được mở đầu ngày 19 tháng 1 năm 1960 tại xã Phước Thạnh, quần chúng nổi dậy diệt 3 tên ác ôn, phá kìm kẹp xóm ấp, bức hàng đồn bốt. Quân địch một số đầu hàng, một số bỏ chạy. Ta thu được 7 khẩu súng, xã được giải phóng. Ngày 21 tháng 1 năm 1960, xã An Khánh nổi dậy diệt 7 ác ôn, phá kìm kẹp xóm ấp, bao vây bức rút bốt, giải phóng xã. Ngày 30 tháng 1 năm 1960, xã Hữu Định nổi dậy diệt ác ôn, phá kìm kẹp, bao vây, bức hàng bốt tề xã, thu được 14 khẩu súng, giải phóng xã. Xã Tân Phú, quần chúng nổi dậy diệt ác ôn, phá kìm kẹp, bức rút bốt Tân Lợi, giải phóng xã.

Huyện Giồng Trôm nổi dậy đồng loạt ngày 25 tháng 1 năm 1960. Ba xã: Thạnh Phú Đông, Bình Hòa, Bình Thành quần chúng nổi dậy khởi nghĩa phá thế kìm kẹp, bao vây, bức hàng đồn bốt, giải phóng xã, thu 23 khẩu súng; 5 xã: Thuận Điền, Lương Hòa, Tân Hòa, Phú Thuận, Hiệp Hưng quần chúng bao vây bốt nhà thờ La Mã, bức rút đồn bốt, giải phóng các xã. Xã Châu Bình nổi dậy ngày 18 tháng 1 năm 1960, bao vây 2 bốt đến ngày 1 tháng 12 năm 1960 mới bức rút được 1 bốt; ngày 2 tháng 2 năm 1960, bức rút bốt thứ hai, giải phóng xã.

Ở hai huyện Ba Tri và Bình Đại, chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” của địch năm 1959 đã phá vỡ hầu hết cơ sở. Hưởng ứng lệnh nổi dậy, hai huyện đã triệu tập cán bộ “điều lắng” về, củng cố, xây dựng chuẩn bị lực lượng, tuyên truyền giáo dục quần chúng, diệt một số tên ác ôn, cảnh cáo, giáo dục tề xã, ấp. Riêng ở Tân Xuân, xã điểm của huyện Ba Tri còn cơ sở, ngày 23 tháng 1 năm 1960, tổ chức hành động giả là công an Ngô Quyền bắt được Việt cộng khiêng vào bốt nộp rồi bất ngờ tập kích chiếm bốt lúc 8 giờ sáng, thu được 12 khẩu súng. Có súng, huyện thành lập ngay đơn vị vũ trang tuyên truyền.

Trong những ngày đầu nhân dân Bến Tre nổi dậy, các đơn vị dân vệ, bảo an hoang mang, co thủ. Bọn quận trưởng, tỉnh trưởng bị bất ngờ, lúng túng không biết đối phó ra sao. Chúng tưởng ta có lực lượng vũ trang lớn, Tiểu đoàn 502 xuống Bến Tre thật nên một mặt quận trưởng báo cáo về tỉnh trưởng, tỉnh trưởng báo cáo về Sài Gòn; mặt khác; ra lệnh cố thủ.

Mười ngày sau, phong trào nổi dậy phát triển, không những ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh bị ta chiếm mà còn lan ra nhiều xã khác ở cù lao Minh và cù lao Bảo, chúng phải ra lệnh đối phó. Ngày 26 tháng 1 năm 1960, một tiểu đoàn bảo an địch từ Bến Tre đến chiếm đóng xã Phước Hiệp rồi hành quân vào ba xã đóng lại đồn bốt, tổ chức lại bộ máy kìm kẹp. Chúng đến, dân không chạy. Chúng gom dân lại, hăm dọa, hỏi tại sao dám nổi loạn giết viên chức, binh lính nhà nước, đốt trụ sở đồn bốt. Dân đấu lý: “Chúng tôi không nổi loạn, không giết ai, không đốt phá trụ sở. Chuyện đó, các ông hỏi mấy ông chủ ấp, mấy ông hội đồng hương chính của chính phủ thì rõ hơn. Lính quốc gia bắt chúng tôi làm gì, chúng tôi cũng làm. Giải phóng về, họ có súng, họ bảo chúng tôi làm, chúng tôi cũng làm theo, ai cũng làm theo. Cả gia đình vợ con các ông cũng làm, thậm chí, dân vệ, tổng, bảo an, quận, hội đồng xã còn chạy vắt giò lên cổ thì sức mấy chúng tôi chống lại được!”.

Đuối lý, chúng xoa dịu:

- Chính quyền và quân đội chính phủ sơ hở để bọn phiến loạn cộng sản đến quậy phá, bây giờ chúng tôi về giữ an ninh. Bà con hãy cử lại chủ ấp, liên gia để làm việc cho bà con.

Mọi người nhao nhao:

- Chúng tôi không làm! Các ông có bảo đảm được mạng sống cho chúng tôi không? Nay đã giải tán rồi, còn ai dám ra làm lại nữa?

Cuộc đấu lý giằng co. Cuối cùng, chúng chẳng bắt được ai làm. Vả lại trước tình hình rối loạn, chúng chúng cũng đang sợ, chúng phải làm chiếu lệ vậy thôi. Vài ba ngày sau, chúng để lại một số lính hỗ trợ bọn giữ bốt mới lập lại, rồi rút đi, mặc cho quần chúng làm gì thì làm. Được thế, quần chúng nổi dậy đấu tranh liên tục, kéo dài, mít tinh, biểu tình thị uy suốt ngày đêm, uy hiếp tinh thần bọn chiếm đóng. Mặt khác, gia đình sĩ quan, binh lính đến vận động, hù nhát, làm cho chúng càng hoang mang. Lực lượng du kích ba xã và lực lượng vũ trang tỉnh tìm sơ hở đánh địch, liên tục tiêu diệt địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:57:50 am »

Ngày 26 tháng 1 năm 1960, du kích xã Định Thủy đánh chìm chiếc đò máy chở lính bảo an đi càn, diệt 8 tên. Ngày 3 tháng 2 năm 1960, tiểu đoàn bảo an càn quét xã Bình Khánh. Đại đội 264 của tỉnh và du kích chặn đánh địch ở An Thạnh. Tên trung úy Lương, chỉ huy bị chém xả hai vai. Lần đầu tiên súng ngựa trời xuất hiện, gây sát thương nhiều tên. Nắm được quy luật cứ mấy ngày lại có đò máy dòng ghe chở lương thực, đạn dược cho bọn đóng quân ở Phước Hiệp, có 1 trung đội bảo an đi cặp theo sông hộ tống. Ngày 26 tháng 2 năm 1960, đơn vị vũ trang tỉnh do đồng chí Mười Phục chỉ huy chặn đánh, diệt được 2 trung đội gồm 47 tên, tên Nước, trung úy chỉ huy ác ôn đền tội. Ta thu được 20 khẩu súng, trong đó có 1 khẩu trung liên.

Cuộc tấn công nổi dậy đồng loạt ở Bến Tre phát triển, lan sang các huyện Ba Tri và Bình Đại. Tiểu đoàn bảo an địch được lệnh phải đi trấn áp ba xã nổi dậy đầu tiên từ tháng 1 năm 1960 đang bị tiêu hao, tìm diệt từng bộ phận, bị lún chân, sa lầy và có nguy cơ tan rã. Ở các nơi khác, bảo an chỉ co thủ trong đồn bốt. Tỉnh trưởng Bến Tre bất lực, phải kêu cứu về Sài Gòn.

Chỉ ít ngày trước, cán bộ, đảng viên Bến Tre còn phải tạm tránh, hầu hết quần chúng bị kìm kẹp, bọn ác ôn ở các xã, ấp ngang nhiên lộng hành, chống phá cách mạng. Vậy mà quần chúng đã nổi lên bắt ác ôn, lập tòa án trừng trị, khiến chúng phải khiếp sợ, chạy dài. Hàng ngũ cách mạng bây giờ không phải chỉ lẻ loi có mấy đảng viên, đoàn thanh lao mà đã lớn vụt lên như có phép màu.

Để đối phó với phong trào nổi dậy ngày càng mạnh mẽ và phát triển trong toàn tỉnh, Ngô Đình Diệm đã đưa 11 tiểu đoàn đến tàn sát, khủng bố, bắt bớ, đốt phá. Đầu tháng 3 năm 1960, đích thân Ngô Đình Diệm cùng cố vấn Mỹ và các tướng tá Bộ tổng tham mưu ngụy xuống thị sát Bến Tre, quyết định cách đối phó.

Ngày 25 tháng 3 năm 1960, Diệm mở cuộc hành quân lớn, huy động 13.000 quân từ Sài Gòn và các nơi đến, gồm 2 chiến đoàn 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 tiểu đoàn dù, 3 tiểu đoàn khinh quân, 70 thiết giáp, 17 tàu, pháo binh và phi cơ. Tiểu đoàn công an Ngô Quyền, công an miền Đông, nhiều đoàn công dân vụ, tâm lý chiến cũng được huy động tham gia. Chúng đánh vào ba xã điểm Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh âm mưu dập tắt phong trào nổi dậy từ gốc.

Sáng sớm ngày 25 tháng 3 năm 1960, các lực lượng của địch triển khai thành nhiều cánh, bao vây chặt vùng đất chỉ có 8 kilômét chiều dài, 4 kilômét chiều rộng. Chúng càn quét từng ấp, chà đi sát lại, lục soát trong nhà, ngoài sân, không bỏ sót một lùm cây, một bụi cỏ. Hễ thấy có bóng người là chúng bắn ngay. Em bé năm tuổi đang chơi ngoài sân, ông bà già đang tưới cây, hái rau ngoài vườn cũng bị bắn chết. Gặp thanh niên chúng bắt rồi dẫn đi đánh đập, chôn sống. Phụ nữ không chạy thoát thì bị hãm hiếp. Tiền bạc, lúa gạo, trâu bò, heo, gà, vịt,… thứ gì chúng cũng cướp. Nhà cửa bị đốt, phá tan hoang...

Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo quyết tâm đánh bại cuộc càn quét. Có như vậy mới giữ vững và phát triển được phong trào. Do đó, tỉnh chủ trương dân vẫn bám giữ thế hợp pháp đấu tranh, tranh thủ binh lính. Lực lượng vũ trang tỉnh, xã tạm tránh, tùy điều kiện đánh tiêu hao, tiêu diệt địch lấy súng bảo tồn lực lượng. Nhưng tình hình đã trở nên phức tạp, cuộc càn quét của địch hết sức tàn khốc, ác liệt. Chúng đánh vào dân, dân phải chạy tản ra thị trấn, thị xã.

Chị Ba Định về rồi cuộc khởi nghĩa Bến Tre nổ ra, Khu theo dõi tình hình với sự căng thẳng. Dầu gì thì cách làm của Bến Tre cũng mới mẻ. Khi được tin Ngô Đình Diệm tập trung quân đến đàn áp khốc liệt thì nỗi lo ấy càng tăng. Bọn Diệm quyết tâm đàn áp vì cuộc nổi dậy ở Bến Tre khác hẳn với các nơi khác bởi vì tính quần chúng cao của nó là bão táp, nguy cơ thật sự đối với chính quyền của chúng. Ở những nơi khác thì chúng cho là do áp lực quân sự của Việt cộng, điều đó từ từ chúng có thể xử lý được.

Các đồng chí trong Liên tỉnh ủy ngày đêm theo dõi. Đầu tiên, sau khi nổi dậy, với các tiểu đoàn bảo an của địa phương, quần chúng còn giữ thế công khai hợp pháp, đấu tranh với quần chúng được. Nhưng với bọn này thì chúng bất chấp phải trái, chỉ có đốt, giết, hãm hại tất cả những ai mà chúng gặp. Thanh niên phải tránh đi đã đành, mà thanh nữ, người già, trẻ con cũng chẳng được ở lại. Ban đầu lác đác rồi sau đó ngày càng đông người dắt díu nhau chạy ra chợ Mỏ Cày. Ý định của các đồng chí Bến Tre không phải là như vậy, các đồng chí muốn giữ quần chúng tại chỗ để đấu tranh chính trị với địch…

Thường trực Khu liên lạc với Bến Tre khá chặt chẽ trong suốt thời gian này. Các báo cáo từ dưới gửi lên tới tấp, phản ánh tình hình khó khăn. Các đồng chí đã họp bàn phải bằng mọi cách giữ được dân, giữ được dân thì mới thực hiện được quyền làm chủ của cách mạng ở đây.

Hình ảnh những dòng người trên bộ, dưới xuồng lũ lượt kéo nhau ra thị trấn huyện, thị xã, nơi đầu não của địch bỗng làm đồng chí Bí thư Khu ủy liên tưởng đến những cuộc đấu tranh chính trị trực diện đòi hòa bình, đòi thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, đòi dân sinh dân chủ mà đồng bào Bến Tre đã tiến hành trước đây. Hồi đó, để vận động đồng bào đi đấu tranh được như vậy là cả một quá trình lãnh đạo, tổ chức kỳ công. Còn bây giờ đồng bào tự động kéo ra thị trấn. Việc ra chợ đã trở thành một nhu cầu bức thiết. Thế thì tại sao Bến Tre không nhân đây biến những cuộc tản cư ồ ạt này thành cuộc đấu tranh chính trị, đòi địch phải ngừng khủng bố, phải rút quân? Đồng bào Bến Tre chỉ cần nói thật lòng mình, đòi hỏi thật cái mà mình muốn là đã tạo thành sức mạnh tấn công, làm cho bọn đầu sỏ của địch phải lo nghĩ rồi. Địch đang khủng bố trắng nhưng địch không thể bỏ mục tiêu thực dân kiểu mới, không thể bỏ mục tiêu tối hậu là phải chinh phục cho được trái tim, khối óc của dân. Nếu hàng ngàn, hàng vạn người dân đều phản đối quyết liệt, thì chúng sẽ ra sao? Chúng dùng khủng bố để dọa nạt những người yếu bóng vía, nhưng chắc chắn chúng phải sơ mất lòng số đông.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM