Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:27:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bảo Đại - Hay là những ngày cuối cùng của vương triều An Nam  (Đọc 57277 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #160 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2012, 09:41:16 am »

Lý Lệ Hà, ngườỉ tình nổi tiếng một thời của Bảo Đại, người đã dốc hết tiền tiết kiệm để ông chi tiêu ở Hongkong, hiện sống ở xa, tại một làng ngoại thành của thủ đô. Nàng sống trong một khu quân nhân và ở tuổi tám mươi mốt vẫn đam mê chuyện tranh cử.
Người chồng Pháp của bà làm chính trị, đang nhăm nhe một chân trong ê-kíp lãnh đạo thành phố. Bà chưa gặp lại Cựu hoàng từ khi bà đến Paris cách đây ba mươi năm. Nhưng khi nói đến ông, bà vẫn tỏ lòng tôn kính, một điều "Ngài Ngự" hai điều "Ngài Ngự". Lối nói ấy gợi lên một kỷ niệm. Còn "thứ phi" Mộng Điệp mà vai trò gần như Hoàng hậu ở Buôn Ma Thuột, bà sống trong một căn hộ hai buồng gần quảng trường Nation, quận 12 ở Paris, và bà Nguyễn Tiến Lãng, cũng như chồng, đã đi theo bà Nam Phương đến cùng. Và còn nhiều người khác, bà con thân thuộc đến hàng ngàn người, trong hoàng tộc đã trải qua những bi kịch như nhau...
Khi các thế lực phương Tây bị quét sạch vĩnh viễn khỏi Việt Nam thì hầu hết những họ hàng xa gần với hoàng tộc, những diễn viên cuối cùng trong kịch bản về đế chế An Nam còn sống đều di tản ra nước ngoài trong những năm năm mươi hay sau đó. Chỉ một số ít đã ở lại với chế độ mới. Có một số ngoại lệ, trong đó có bà Hoàng Thái hậu Từ Cung mất năm 1980, đám tang được chính quyền thành phố Huế giúp đỡ tổ chức với đầy đủ lễ nghi theo tục lệ Phật giáo. Phần dông họ đều đã gần đất xa trời. Họ sống lặng lẽ, bị bỏ quên, chờ đợi sự may rủi của lịch sử, nhưng không hy vọng. Từ vài năm nay trước công cuộc đổi mới đang mở cửa cho đất nước lâu đời của họ, tất cả đều chăm chú theo dõi sức khỏe ngày một tàn tạ của cựu hoàng.
 
Chú thích:
(1) Tướng hồi hưu Jean Julien Fonde, năm 1946 là thiếu tá trưởng phái đoàn Pháp trong Ban Liên Kiểm (Commission de Contrôle et de Liaison). Ban nầy có nhiệm vụ liên lạc giữa hai quân đội Việt - Pháp và kiểm soát việc thi hành hiệp định 6 tháng 3 năm 1946 về mặt quân sự.
(2) Nguyễn Đắc Xuân, Hỏi chuyện tình bà "thứ phi" Bùi Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại, đăng trên báo Kiến thức ngày nay số 527, ngày 1 tháng 4 năm 2005 (B.T.)
(3) Đó là chiếc ấn bằng vàng và kiếm có chuỗi nạm ngọc được Hoàng đế Bảo Đại trao cho Trưởng phái đoàn Chính phủ lâm thời Trần Huy Liệu trong lễ thoái vị ngày 30 tháng 8 năm 1945 ở Huế. Khi chiếm lại Hà Nội, Pháp tìm lại được hai báu vật nầy không dám giữ đã làm lễ trao lại cho hoàng gia tại Buôn Ma Thuột. Lúc nầy Bảo Đại vẫn ở Pháp cũng chẳng mấy quan tâm đến việc nầy. Năm 1953, bà Bùi Mộng Điệp được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang hai báu vật đó sang Pháp trao lại cho bà Nam Phương. Khi về Corrèze ở, bà Nam Phương đã đưa cho Bảo Long giữ. Sau nầy Bảo Đại kiện đòi lại được ấn còn kiếm do Bảo Long giữ. (Theo lời kể của bà Bùi Mộng Điệp cho nhà báo Nguyễn Đắc Xuân (xem bài Hỏi chuyện tình bà "thứ phi" Bùi Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại đăng trên báo Kiến thức ngày nay số 530 ngày 10 tháng 6 năm 2005 - B.T.).
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #161 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 12:34:43 am »

Chương 32

Trời mưa. Mưa gió mùa, nóng và nặng hạt làm ướt những khách bộ hành lẻ loi. Nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot, 35 Đại lộ Marceau gần quảng trường Étoile (Ngôi sao), quận 16, thủ đô Paris, xem ra quá lớn cho buổi lễ tang như thế nầy. Vào ngày 6 tháng 8 năm 1997, cựu hoàng Bảo Đại đã ra đi vào cõi vĩnh hằng được năm ngày rồi. Ông mất vì ứ nước màng não, xuất huyết nội tạng thận và ung thư tuỵ tại bệnh viện quân đội Val-de-Grâce. Mấy anh nhà báo đi đi lại lại trong khoảnh sân rộng trước cửa nhà thờ. Lúc đầu họ chưa được phép vào trong gian giữa nhà thờ. Bà hoàng Monique - hay còn gọi là Hoàng hậu Thái Phương - Hoàng hậu Phương Tây, tước hiệu tự đặt của bà goá Bảo Đại - lúc đầu còn cấm đám nhà báo vào. Sau đó lệnh cấm đã được hoãn thi hành, và khoảng một chục đại diện các hãng thông tấn, hai nhà quay phim truyền hình đã được phép đến gần linh cữu. Trong lúc đợi giờ cử hành tang lễ, cha xứ nói chuyện với một cựu quân nhân ngực đeo đầy huân chương. Sự có mặt của người như của hàng chục đại biểu cho một tổ chức hùng mạnh, đem lại sự ngạc nhiên cho mọi người có mặt trong buổi sáng hôm ấy. Cuối đời, ông Bảo Đại thỉnh thoảng còn ăn tối với mấy cựu quân nhân Pháp đã chiến đấu ở Đông Dương. Có lẽ họ tâm đầu ý hợp lắm. Cho nên theo di chúc, một trong số nầy đã được chọn để đọc bài điếu.
Ông vua cuối cùng của triều Nguyễn đã quy y công giáo và làm lễ rửa tội tại nhà thờ nầy năm 1988. Ông đã mang một tên mới theo lệ công giáo là Jean-Robert.
Chính Giáo hội đã dùng tên nầy mỗi khi nói về ông, về cuộc đời và về đức tin dù đã muộn của ông. Ông Bảo Đại thường xuyên đến nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot để cầu nguyện trước tượng Chúa. Ông tham dự vào các sinh hoạt của Nhà Thờ, đã lên tận quảng trường Champs - Elysées, tay vác thánh giá nặng bằng gỗ cùng với mấy bạn đồng hương khác của ông. Chính ông, con người đa nghi và lạnh lùng đã đến rạp đầu trước Đức mẹ Đồng trinh, như trước đây các thần dân đã cúi rạp mình trước ngai vàng của ông. Cha chánh xứ kể rằng từ năm 1984, ông đã viết thư cho Giáo hoàng Pie XI để giải thích vai trò mà ông muốn đóng ở châu Á. Và hôm nay một Giáo hoàng khác, Jean Paul II đã gửi điện chia buồn.
Phủ Tổng thống Pháp đã cử một đại diện đến, cũng như ông thị trưởng Paris cũng chỉ cử người thay mặt đến dự. Toàn bộ phe cánh Bảo Đại đều có mặt: các cựu quân nhân, những người đứng đầu giáo phái, cựu bộ trưởng, đại diện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Cử toạ tỏ ra ngạc nhiên về tước vị Hoàng hậu mà bà Monique tự phong, thỉnh thoảng còn cười mỉm. Một thông cáo của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố tại Hà Nội, đã nhắc lại rằng: vị Hoàng đế ham chơi đã vất bỏ cành ô-liu của chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra. Có lẽ đó là cơ hội duy nhất trong lịch sử để có thể có một cử chỉ độ lượng như thế. Tiếc rằng ông ta chỉ đáp lại một cách tích cực thái độ thiện chí ấy trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên một chiếc xe của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã đem đến một vòng hoa trắng, trên tấm băng tang có ghi dòng chữ bằng tiếng Việt: "Mặt trận Tổ quốc kính viếng".

Lễ tang đã diễn ra tốt đẹp theo đúng nghi thức công giáo với bài Tụng Chúa của Đức mẹ theo yêu cầu của người quá cố mấy tiếng trước khi nhắm mắt. Một phần cử toạ cảm thấy ngượng nghịu khi số người Việt Nam có mặt quá ít. Không một chút gì gợi lại hình ảnh những đám đông thần dân Huế xưa kia với sự ngưỡng mộ đối với con người đang nằm ở giữa lối đi trong nhà thờ hôm nay. Cha xứ không một lời nào nói đến gia đình người quá cố. Người châu Âu có mặt trong gian chính lại đông hơn người châu Á. Hình như có một cú điện thoại cảnh báo rằng những thành viên còn sót lại của triều đình có thể sẽ không được hoan nghênh khi đến dự lễ tang. Đa số, do đó đã lựa chọn như từ 40 năm nay một thái độ kín đáo. Phu nhân người quá cố ngồi riêng một chỗ, xa những ghế dành cho gia đình có tang, ngang hàng với vị đại diện Tổng thống Pháp. Lời phát biểu của cha xứ chính là nhằm vào bà ta. Còn Bảo Long, người đã được tấn phong kế vị ngai vàng từ năm 1936 đứng ở bên linh cữu. Nhưng khi tang lễ kết thúc, trong lúc tiếng đàn ống lớn của nhà thờ vang lên, ông không đi theo cùng đoàn tang như truyền thống đòi hỏi, mà chỉ có "Hoàng hậu Thái Phương" đi sau linh cữu. Trong nhà thờ người Việt Nam ít ỏi lặng lẽ như nín thở chờ một cử chỉ, một dấu hiệu tỏ ra đế chế An Nam không hoàn toàn mất đi, mặc dù các cuộc chiến tranh đã lùi xa về quá khứ và sự im lặng đã kéo dài bốn mươi năm qua rồi, một ông Nguyễn có thể nhóm lại ngọn đuốc. Nhưng Bảo Long, gần như không muốn mọi người nhìn thấy, kín đáo bước ra khỏi nhà thờ bằng một cửa ngách. Cộng đồng người ở Paris không biết gì mấy về một ông hoàng bí ẩn, giữ kẽ. Con người đã không thay đổi gì kể từ khi rời khỏi đơn vị thiết giáp của Quân đội lê dương Pháp.
Đám đông từ từ ra khỏi nhà thờ và lặng lẽ chia tay, mỗi người mỗi ngả. Họ chăm chú lắng nghe vài tin đồn đâu đó có thể đem lại hy vọng rằng trời xanh không nghiệt ngã và có lẽ một ngày kia những chiếc cổng đồ sộ của Đại Nội Huế sẽ lại mở cửa đón Hoàng đế.

T.P Hồ Chí Minh, tháng 8-1994
Paris, tháng 8-1997
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #162 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 12:38:22 am »

Tư liệu

1. NHỮNG TƯ LIỆU CHỦ YẾU ĐÃ THAM KHẢO

CAOM - Trung tâm Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại Aix en Provence.
SHAT - Phòng Lịch sử lục quân Vincennes.
Lưu trữ bộ Ngoại giao.
Lưu trữ thành phố Hà Nội.
Lưu trữ thành phố Cannes.
Lưu trữ quốc gia Fontainebleau.

2. THƯ MỤC

Bảo Đại, Le dragon d'Annam - Con rồng Annam. Plon, 1980.
Lucien Bodard, La guerre d'Indochine - Chiến tranh Đông Dương. Gallimard, 1973.
Tập thể tác giả: Leclerc et l'Indochine 1945-1947 - Leclerc và Đông Dương 1945-1947. Quand se noua le destin d'un emprie - Khi nào kết thúc vận mệnh một đế quốc Albin Michel, 1992.
David Gilbert, Chroniques secrètes d'Indochine - Tin tức bí mật vềĐông Dương. L'Harmanttan, 1994.
Devillers Philippe, Fiste Pierre, Lê Thành Khôi, L'Asie du Sud-Est - Đông Nam Á. Sirey, 1971.
Devillers Philippe, Histoire du Vietnam de 1940 à 1942 - Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1942, Le Seuil, 1952.
Durand Maurice, Huard Pierre, Connaisance du Vietnam - Tìm hiểu Việt Nam, imprimerie nationale, Ecole française d'Extrême-Orient, Hanoi, 1954
Feray Pierre Richard, Le Vietnam - Nước Việt Nam, PUF, 1979.
Franchini Philippe, Les guerres d'Indochine - Những cuộc chiến tranh Đông Dương, Pygmalion, 1988.
Gaultier Marcel, L'étrange aventure de Ham Nghi - Những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của uua Hàm Nghi, La Nef de Paris édition.
Gras Yves, Histoire de la guerre d'Indochine - Lịch sử chiến tranh Đông Dương, Denoêl, 1992.
Isoart Paul, L'Indochine française, PUF, 1982.
Meuleau Marc, Des pionniers en Extrême-Orient: Histoire de la Banque de l'Indochine - Về những người đi tiên phong ở Viễn Đông: Lịch sử ngân hàng ĐôngDương, 1875-1975, Fayard, 1990.
Perrin Elula, Mousson de femmes - Gió mùa cho đàn bà, Ramsay, 1985.
Ruscio Alain, La guerre française d'Indochine - Cuộc chiến tranh của Pháp ởĐông Dương, Complexe, 1992.
Nguyễn Đắc Xuân, Histoires d'amour des dames dans le palais des Nguyễn - Chuyện tình của các bà trong cung nhà Nguyễn, Thế giới, 1994.
Nguyễn Tiến Lãng. Les chemins de la révolte - Đường cách mạng, Y Việt xuất bản.
Phạm Khắc Hòe, Kế chuyện vua quan nhà Nguyễn, Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế 1991 và Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1987. Có gì lạ trong cung nhà Nguyễn. Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế 1991.

HẾT
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM