Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:02:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lạc trong đời thường  (Đọc 158209 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #10 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2012, 10:45:50 am »


         Suốt hai năm đầu bọn mình chỉ nghiền ngẫm trực tiếp các tác phẩm kinh điển của Mác - Ăng Ghen, tuyển tập của Lê Nin và lịch sử Đảng Lao động Việt Nam như các tu sĩ của các tu viện bên trời âu cần mẫn, tự giác nghiền ngẫm kinh thánh; hai năm sau mình đi chuyên ban Kinh tế - chính trị chuyên nghiên cứu về các hình thái kinh tế - chính trị của các thời kỳ của xã hội loài người từ nguyên thủy …đến chủ nghĩa xã hội; các quan hệ và chính sách kinh tế của các nhà nước từ phong kiến đến chủ nghĩa tư bản và chính sách kinh tế mới của Lê Nin; được tự do nghiên cứu kinh thánh và các tác phẩm của phật giáo, các trường phái kinh tế của thế giới tư bản và giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa đế quốc.

         Thật không tưởng tượng được là mình có được quảng thời gian thể hiện cái tôi, mà chẳng cần phải dấu giếm che đậy; thật sự là quảng đời đáng nhớ - cuộc sống sao tự do thế nhỉ, được tự học một cách dân chủ đến thế, được mở mồn chất vấn các vấn đề nóng hổi giữa đời sống thực của xã hội với lý luận, chính sách của Đảng và nhà nước đã ban hành, được tự do mạn đàm trao đổi những suy nghĩ tư duy, những quan điểm khác nhau giữa học viên và các nhà lãnh đạo, các giáo sư của Việt Nam và của Liên Xô; được phê phán những quyết sách sai của Đảng và nhà nước không hề bị chụp mũ…sao thời gian đó - ngoài đời thì giặc giã từ biên giới Tây Nam đến biển đông Hoàng Sa, Trường Sa, biên giới phía Bắc bị bọn bành trướng Bắc kinh xâm lấn; cả nước gồng mình sống chung với thiên tai; quyết sống mái với giặc Bắc Kinh mà trong này bọn tôi được đào tạo lại tự do về tư tưởng đến thế, được phát ngôn theo quan điểm riêng của mình qua nhận thức mà không bị đánh giá là “bất mãn” như bây giờ đâu – phải chăng đây là chuyện cổ tích có thật ở Việt Nam.

         Bây giờ, ước chẳng được; nghĩ tội cho bọn trẻ nguồn… học ở học tu viện  bây giờ khổ thế, không được mở mồn nói thực, không dám phê phán hiện trạng kinh tế - chính trị của đời sống xã hội của ta đang sống thực với lý thuyết, pháp luật được ban hành, học hết ở lớp lại phải đi tăng hai, tăng ba… với quan điểm xuyên suốt - tất cả vì “đồng thuận” phải biểu quyết nhất trí cao 100%; một tập thể cuối năm 99% đều có phẩm chất đạo đức tốt là tập thể đồng thuận cao; tất cả người quản lý đơn vị từ cấp bé đến cấp to đều được khen thưởng 100% thì đó mới là tập thể lãnh đạo đồng thuận thép; một xã hội đồng thuận như thế…đó là xã hội robot.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #11 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2012, 11:11:56 am »

     

          Hi hi... chuyện..." Canh  gà Thọ Xương"... mấy ngày nay báo chí đăng rùm ben...tôi nghĩ mấy anh chàng báo chí hết việc, giờ chỉ còn xoay chỗ sang chỉ trích những người dân nghèo, công chức quèn có tâm trong sáng, những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội đễ tập trung phê phán, vì  đúng sai gì cũng là dân đen ai hơi đâu mà bảo vệ ...cánh phóng viên cho rằng những con người đó lạc trong đời thường hôm nay giữa cuộc đời mọi cái đều giả dối. Riêng tôi, cũng đã từng nằm trong trường hợp như cô giáo ..."Canh gà Thọ Xương" này nên rất hiểu và ước ao các vị phóng viên, quan chức có chút chút, một tí thôi lòng tự trọng như cô giáo..khi báo chí phê phán...cô cảm thấy học sinh & mọi người mất lòng tin vào cô, cô đã làm đơn xin nghỉ việc, dù cô muốn cải cách cách học, dậy ở học sinh...thật chỉ có dân thường mới có tính quân tử thôi...
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2012, 06:17:30 am gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #12 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2012, 06:59:45 pm »

       

        Người dân lạc trong phong trào thi đua

       Theo báo ra hàng ngày 14/10/2012 của ta như như Dân trí thì ..."Trong danh sách 60 người được đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc của Ban thi đua khen thưởng Trung ương năm nay, có tới… 59 người đang giữ chức vụ (quan chức).

       Duy nhất người mang hơi hướng “ dân đen lạc trong phong trào thi đua” - đó là ông Nguyễn Viết Đức, giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Tân Lợi, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Chức vụ nhỏ nhất cũng tầm hiệu trưởng, còn lại toàn cỡ bộ trưởng (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình), thứ trưởng (Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế; Ngô Văn Khánh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ), cục trưởng, viện trưởng, giám đốc, phó giám đốc sở, bí thư tỉnh, chủ tịch huyện…

      Nếu đồng đội đọc Nghị định 42 khen thưởng năm 2010 thì thấy dân thường không có trong tiêu chuẩn khen thưởng của chính phủ đâu...chuyện lạc trong đời thường là thế đó...
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2012, 06:17:02 am gửi bởi xuanxoan » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2012, 08:33:56 am »

             Bác Xoan à! Hôm qua thằng em ngồi chầu rìa hóng hớt chuyện hai cụ Ngô Tất Tố (có tác phẩm Tắt đèn... ) và cụ Nguyễn Công Hoan (có tác phẩm Đống rác cũ và Bước đường cùng ...) thấy các cụ ấy nói với nhau là , có cậu Xoan xin ra nhập với nhóm bọn mình . Chuyện ấy có thực không bác ?  .  Em về hai cụ ấy bảo em nói với bác là : cháu bảo cậu ấy đi Lào mà chơi đi cho nó thoải mái ,về có chuyện gì mơi mới kể cho mọi người nghe . Còn đừng nhập hội với bọn tớ làm gì . Viết lách nó khổ lắm . Trước cách mạng tớ còn bị kiểm duyệt ,bị thực dân nó trần cho tơi bời mà không biết rút kinh nghiệm à ...
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #14 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2012, 10:52:38 am »

Ừ thì em cũng góp một bài, để được lạc trong đời thường  Cheesy Cheesy Cheesy:

Đàng hoàng làm ...Người!

Bố có đứa bạn học cấp 2, ở cùng khu mà chả mấy khi chuyện, gặp chỉ cười với chào. Bữa lâu, rảnh về qua trà đá, gọi bạn vô hỏi chuyện. Trời đất, cả hai vợ chồng đều thất nghiệp, con hai đứa đi học. Nghĩ cũng tội, bỏ học sớm, ra đi làm từ nhỏ, cũng bươn chải, lăn lội, kiếm cơm thiên hạ mòn mồm, rồi lại quay về với nghiệp xe ôm. Cái ngã ba bé tý, vậy mà có đến hơn chục chú thanh niên vác con xe ra chồm hỗm cả ngày; thôi thì đủ cả, ầm ĩ, ào ào, đánh chửi lẫn nhau, tranh khách; vắng khách thì làm tý cờ bạc cho qua ngày. Thế mà, Cái thằng xe ôm - bạn bố trông lại ngon hơn thằng mang tiếng trí thức đi làm; Xe ôm nhưng lúc nào cũng cắm thùng đàng hoàng, quần áo ly nếp phẳng phiu, thơm phức. Úi chà, ác!

Ngồi chém gió ầm ầm, khó khăn quá ông ạ, chả có tiền cho hai đứa đi học; tôi tính thôi thì hay là đi .... bán xôi sáng, làm cái mẹt ra đường vậy. Trà đá dính đầy áo thằng bạn tri thức dở: "mày định bán ở đâu, làm thế nào?" . Ừ thì ra đường đặt cái mẹt, đâu chả được, làm hơn trăm buổi sáng cho con đi học, chứ ôm iếc kiểu này làm gì có tiền hả mày.

Ờ cũng được, làm gì thì làm, sợ bố gì đời, miễn là chân chính kiếm tiền cho con đi học là được chứ gì. Nghĩ bạn cũng hài, tưởng vậy mà nó làm thật, mấy hôm sau khoe cũng kiếm được tý ty, đã có khách quen, bị mấy ông tự quản phường thu mất cái ghế. Chả sao, tao về làm cái bìa lên cục gạch là ngon. Thằng bạn tri thức dở cứ há hốc mồm, nhìn thằng bạn cặp nách cái mẹt, bán xôi sáng ... mà ăn vận trông như tài tử xi-nê. Cái gì cũng phải đàng hoàng ông ạ, làm gì cũng phải đàng hoàng. Ôi đúng, thấy quá nể thằng bạn, híc, liệu không biết có lúc bố cũng phải cắp cái mẹt đi bán xôi sáng cho con đi học không đây?

Lại chém gió, tình hình Biển đảo dạo này ..., tranh chấp nội bộ lúc này phức tạp quá ông nhỉ! Ông dân tri thức, hiểu biết nhiều , ngồi mạng nhiều, ra sao rồi ? à .. ờ .. thì .... Giọng thằng bạn vẫn đều đều: "chỉ mong yên ổn, sáng bán hết tý xôi, trật tự phường không đuổi, trời không mưa,... thôi ông ạ". Mà mả mẹ chúng nó, nếu cần thì tôi cũng góp một tay. Ơ, tay gì,? thì góp đá, góp đá cho Trường Sa đấy thôi. Ơ, .. mẹ khỉ, cái thằng! Thế mới biết, cần năng trà đá với thằng bạn hơn.

Sống, có những niềm vui đơn giản
Không phải mua, cũng chẳng cần xin
Thật ấm áp, một bàn tay bạn
Rất thân thương, một ánh mắt nhìn.
[/i]
Nghĩ tới mấy chữ "đàng hoàng làm Người", câu nói đơn giản của thằng bạn bán xôi sáng của bố mà cao vô cùng. Nhiều bác lại chém gió kêu triết lý, rồi minh triết, rồi hầm bà làng đủ cả. Đơn giản thế mà nhiều người chả biết được đâu. Sáng nay lại đọc bài mấy cha nhà báo viết về cái anh chàng quả dưa hấu trách móc lẫn nhau. Nói năng ba chi thiên, chửi cả Tổ quốc, vậy mà vẫn vác mặt về nước ; rồi thiên hạ ầm ĩ tung hô, rủ nhau đi nghe? Liệu có lúc nào anh nghĩ được như thằng bạn tôi?

Rồi mấy ông văn sỹ, vỗ ngực tôi có nhiều bài văn, bài thơ, tác phẩm hay đóng góp cho đời; giải thưởng này nọ, thậm chí cả Hồ Chí Minh. Chả ai phản bác cả, nhưng mong các ông đã từng "dinh tê", đã từng từ chối đi B, đã từng phát biểu "Thí tốt chứ ai thí xe"; đã từng ..... có phút nào nhớ cho lấy mấy chữ: "đàng hoàng làm Người" nhé. Người ta vẫn ca tụng, vẫn hát các tác phẩm của các ông nhưng đời vẫn nhớ ai nói gìnhất là đã làm gì? Trong người các Ông nhớ thẹn với những người như Dương Thị Xuân Quý. Đàn bà mà họ còn làm được vậy mà? Khi Tổ quốc cần các Ông ở đâu???

Thằng Đàn ông trong nhà mà không "làm người đàng hoàng" - để rồi có quyền "đàng hoàng làm Người" thì khốn nạn lắm thay.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2014, 10:38:11 am gửi bởi ptlinh » Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #15 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2012, 10:12:24 pm »



     Quang Can vẫn là Quang Can, đi đâu cũng gọn gàng khúc triết và hưong 76 tính giúp người theo hướng tích cực. khi về mình mới gửi tiếp được bài ở mục cốc nước, đời người này
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #16 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2012, 01:21:09 am »

Chuyện người lính " lạc trong đời thường " thì BH thấy rất nhiều , vì bản chất anh lính ngày xưa thường không biết mánh mung , lươn lẹo , lòn cúi , thật thà , , tin người và thương người ... nói chung là rất nhiều tính tốt , nên khi ra quân , phục viên hay chuyển sang môi trường làm kinh tế họ gặp không ít bỡ ngỡ bởi vì những tính tốt của họ . Ngày xưa BH đã làm trong một đơn vị kinh tế quân đội và BH thấy rõ sự thay đổi của họ , bởi sự tác động của đồng tiền và nhiều thứ kéo theo .

BH nhớ một chuyện , nghĩ lại mà thấy thương .

Có một anh lái xe ở đơn vị BH . là lính chống Mỹ , nghe nói quê anh ở Cao bằng và anh là người dân tộc Tày , mà người dân tộc thì rất thật thà , anh là lính lái xe Trường sơn , nghe anh kể rất nhiều về Trường sơn , về những chuyến xe , về rừng , về mưa dầm , bão lũ , về bom pháo ..v.v. . Anh chưa học hết cấp 1 nữa , nghe anh nói thì cũng phải chú ý mới hiểu anh định kể về cái gì , bởi vì cái giọng nhát gừng , chẳng đầu đuôi gì , tất cả cứ lộn tùng phèo , người nghe phải lắng nghe và tự sắp xếp lại câu chuyện . Nhưng được cái tính anh rất hiền , không soi mói ai , không nói xấu ai , không bè phái , không nịnh bợ , không giả dối . ai nhờ gì cũng giúp , đáng lý người như vậy thì phải là rất tốt , nhưng anh cứ như lạc giữa mọi người , lạc giữa cái khôn khéo , nịnh bợ , ranh ma , giả dối , lừa thầy phản bạn , lạc giữ những kẻ một dạ hai lòng . Và người ta xem anh là kẻ dở dở ương ương , dù anh chẳng có gì là “bất bình thường “ , cái bất bình thường là vì anh chẳng giống họ . Nói chung anh là kẻ “ không thức thời “ , những người hiểu anh thì cũng như anh , hiền lành , không khôn khéo và hình như những mẫu người như thế lại thường không có vị trí gì , cho nên nhiều lúc thấy anh rõ ràng là bị đẩy đưa vào những chỗ chẳng ai xơi nổi nhưng cũng không ai nói gì hay giúp gì được cả . Những kẻ cho rằng anh dở dở ương ương ấy cũng không ít người là đồng đội anh , hoặc là lớp đàn em khôn khéo hơn của anh .

Người sạch sẽ , khôn khéo , thì chạy xe du lịch , máy lạnh , đời mới , còn anh thì cứ ôm cái xe zeep cũ, cũ đến nỗi càng sửa càng hư , và đương nhiên xe zeep thì chỉ dùng đi rừng , chứ đâu có ai đi họp với đối tác , hay ký hợp đồng bằng xe zeep , thậm chí đi công tác trong các đơn vị quân đội cũng chẳng ai muốn đi .

Và cái suy nghĩ thời trong “ rừng “ của anh không thay đổi dù anh ở TP bao nhiêu năm , điều đó cũng khiến nhiều người khó chịu . Ví dụ , điều xe anh đi công tác với anh A , thì nếu anh A lại vỗ vai bảo “ sáng mai cậu đi với tớ nhé “ , thế là  anh bắt đầu lau dọn xe  , đổ xăng,  thăm nhớt , châm bình … . Còn nếu ông nào mà lớn giọng “ mai ông lái xe cho tôi , dọn dẹp xe đi “ là anh ấy cũng làm nhưng thấy rõ ràng là không vui . Chính vì vậy mà mấy ông hay “ tỏ vẻ “ rất khó chịu , nhưng vì anh là lính già Trường sơn , nên mấy ông xem như “ kệ lão “ . Ngày xưa ở rừng , thủ trưởng và lính như nhau , ăn cùng , ngủ cùng rất hòa đồng , bây giờ mỗi lần chở mấy ông đi , họp hành xong có khi còn bia ôm , karaoke … bỏ lái xe ngồi đâu cũng kệ , ăn đâu cũng kệ , mà khổ cái anh ấy rất nghèo , lương hai vợ chồng không đủ 4 miệng ăn , nên nhiều khi trong kia xếp nhậu , mà ngoài này lái xe nhịn đói , vì không có tiền và cứ ỷ y đi với anh em , anh em ăn đâu mình ăn đó . Thế là có lần mấy ông đi nhậu bỏ anh đói meo tới tối, anh lái xe về đơn vị bạn kiếm cơm ăn , mấy ông nhậu ra không thấy xe , thế là về đơn vị anh bị phê bình là “ không có trách nhiệm“  , cho tới bây giờ anh vẫn thế , với bản chất của một người lính , lại là người dân tộc , nên anh cứ “ lạc mãi giữa đời “ .
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười, 2012, 01:31:47 am gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2012, 01:17:13 pm »

Chuyện người lính " lạc trong đời thường " thì BH thấy rất nhiều , vì bản chất anh lính ngày xưa thường không biết mánh mung , lươn lẹo , lòn cúi , thật thà , , tin người và thương người ... nói chung là rất nhiều tính tốt , nên khi ra quân , phục viên hay chuyển sang môi trường làm kinh tế họ gặp không ít bỡ ngỡ bởi vì những tính tốt của họ . Ngày xưa BH đã làm trong một đơn vị kinh tế quân đội và BH thấy rõ sự thay đổi của họ , bởi sự tác động của đồng tiền và nhiều thứ kéo theo .

BH nhớ một chuyện , nghĩ lại mà thấy thương .

Có một anh lái xe ở đơn vị BH . là lính chống Mỹ , nghe nói quê anh ở Cao bằng và anh là người dân tộc Tày , mà người dân tộc thì rất thật thà , anh là lính lái xe Trường sơn , nghe anh kể rất nhiều về Trường sơn , về những chuyến xe , về rừng , về mưa dầm , bão lũ , về bom pháo ..v.v. . Anh chưa học hết cấp 1 nữa , nghe anh nói thì cũng phải chú ý mới hiểu anh định kể về cái gì , bởi vì cái giọng nhát gừng , chẳng đầu đuôi gì , tất cả cứ lộn tùng phèo , người nghe phải lắng nghe và tự sắp xếp lại câu chuyện . Nhưng được cái tính anh rất hiền , không soi mói ai , không nói xấu ai , không bè phái , không nịnh bợ , không giả dối . ai nhờ gì cũng giúp , đáng lý người như vậy thì phải là rất tốt , nhưng anh cứ như lạc giữa mọi người , lạc giữa cái khôn khéo , nịnh bợ , ranh ma , giả dối , lừa thầy phản bạn , lạc giữ những kẻ một dạ hai lòng . Và người ta xem anh là kẻ dở dở ương ương , dù anh chẳng có gì là “bất bình thường “ , cái bất bình thường là vì anh chẳng giống họ . Nói chung anh là kẻ “ không thức thời “ , những người hiểu anh thì cũng như anh , hiền lành , không khôn khéo và hình như những mẫu người như thế lại thường không có vị trí gì , cho nên nhiều lúc thấy anh rõ ràng là bị đẩy đưa vào những chỗ chẳng ai xơi nổi nhưng cũng không ai nói gì hay giúp gì được cả . Những kẻ cho rằng anh dở dở ương ương ấy cũng không ít người là đồng đội anh , hoặc là lớp đàn em khôn khéo hơn của anh .

Người sạch sẽ , khôn khéo , thì chạy xe du lịch , máy lạnh , đời mới , còn anh thì cứ ôm cái xe zeep cũ, cũ đến nỗi càng sửa càng hư , và đương nhiên xe zeep thì chỉ dùng đi rừng , chứ đâu có ai đi họp với đối tác , hay ký hợp đồng bằng xe zeep , thậm chí đi công tác trong các đơn vị quân đội cũng chẳng ai muốn đi .

Và cái suy nghĩ thời trong “ rừng “ của anh không thay đổi dù anh ở TP bao nhiêu năm , điều đó cũng khiến nhiều người khó chịu . Ví dụ , điều xe anh đi công tác với anh A , thì nếu anh A lại vỗ vai bảo “ sáng mai cậu đi với tớ nhé “ , thế là  anh bắt đầu lau dọn xe  , đổ xăng,  thăm nhớt , châm bình … . Còn nếu ông nào mà lớn giọng “ mai ông lái xe cho tôi , dọn dẹp xe đi “ là anh ấy cũng làm nhưng thấy rõ ràng là không vui . Chính vì vậy mà mấy ông hay “ tỏ vẻ “ rất khó chịu , nhưng vì anh là lính già Trường sơn , nên mấy ông xem như “ kệ lão “ . Ngày xưa ở rừng , thủ trưởng và lính như nhau , ăn cùng , ngủ cùng rất hòa đồng , bây giờ mỗi lần chở mấy ông đi , họp hành xong có khi còn bia ôm , karaoke … bỏ lái xe ngồi đâu cũng kệ , ăn đâu cũng kệ , mà khổ cái anh ấy rất nghèo , lương hai vợ chồng không đủ 4 miệng ăn , nên nhiều khi trong kia xếp nhậu , mà ngoài này lái xe nhịn đói , vì không có tiền và cứ ỷ y đi với anh em , anh em ăn đâu mình ăn đó . Thế là có lần mấy ông đi nhậu bỏ anh đói meo tới tối, anh lái xe về đơn vị bạn kiếm cơm ăn , mấy ông nhậu ra không thấy xe , thế là về đơn vị anh bị phê bình là “ không có trách nhiệm“  , cho tới bây giờ anh vẫn thế , với bản chất của một người lính , lại là người dân tộc , nên anh cứ “ lạc mãi giữa đời “ .

Có lẽ em thuộc dạng con nít như là lời của một CCB nói(theo kiểu con nít biết gì mà nói, đi chổ khác chơi), nhưng em xin góp một vài lời.
Từ lâu, đi làm mướn hai mươi năm,làm chủ vài năm, lại làm mướn, lại làm chủ...em nhận thấy một điều, những ai được coi là thành đạt trong xã hội theo tiêu chuẩn bây giờ, nhà lầu, xe hơi, lên báo nổ lung tung(loại trừ những em cháu hưởng gia tài, hay dựa vào thế lực của ai đó như em bé chủ tịch hội đồng quản trị 24 tuổi...)... bao giờ cũng kèm theo một quá khứ vất vả, nhưng làm việc quên mình và bất chấp thủ đoạn để làm giàu kèm theo một chút may mắn, nếu không bị pháp luật sờ đến,mới lên mặt với đời được, số đó rất ít.
Một số nhiều  hơn được và nỗ lực học hành bài bản có một kỹ năng đặc biệt, kiếm được nhiều tiền, số này được coi là trì thức thượng lưu
Một số nhiều hơn nữa, đó là quan chức, quan chức giàu ra sao, vì cái gì thì miễn bàn.
Còn đa số là hiền lành không nhiều tham vọng, chỉ mong đủ ăn, tự ru ngủ bằng những hạnh phúc đời thường, dù nó hạnh phúc thật, nhưng mong manh trong xã hội có quá nhiều biến động như bây giờ.
Ai lạc đường đây, thật khó nói, hạnh phúc là do mình lựa chọn, không ai chọn thay cho mình.
Bản thân em nếu cho lựa chọn lại, cũng không biết chọn con đường nào, hì cuộc đời không có chữ nếu, khi mọi việc đã định hình trong cuộc đời thay đổi thật khó.
đi tới đâu cũng thấy người ta tung hô người giàu.
Mục tiêu là giàu, nên bất chấp thủ đoạn, ăn vào máu, đi đâu, làm gì cũng thủ đoạn, càng thủ đoạn càng giàu, thủ đoạn với cả người thân, bạn bè, đồng đội, thủ đoạn ngay cả những chuyện vặt vãnh.
em cũng đang tin mình đang lạc đường, lạc không lối ra.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười, 2012, 01:25:33 pm gửi bởi china » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2012, 06:19:10 pm »


em cũng đang tin mình đang lạc đường, lạc không lối ra.


China nói BH cũng cảm thấy thế , ai cũng phải lạc trong một khía cạnh nào đó của xã hội , còn sống là còn lạc Cheesy . Nhưng biết mình lạc thì còn ít ra còn xác định được mình đang lạc thì có khi còn đường mà về  , còn lạc mà không biết mình lạc mới sợ Cheesy .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2012, 07:44:34 pm »




     Chụp được ảnh em gái Lào bên dòng sông mê kông, không biết đăng ở đâu, thôi mình đưa về nhà mình - em lạc vào và anh cũng lạc luôn ở bến sông Mê Kông.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM