Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:20:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 45 ngày đêm bị địch vây nhịn đói.  (Đọc 11860 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hunghsmn
Thành viên
*
Bài viết: 5


« vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 07:20:28 am »

Tôi không phải là một người lính, ngày đó tôi chỉ là một "Chú bé loắt choắt" ở chiến khu Cách mang Phú Yên. Nhưng có những kỷ niệm tôi không khao giờ quên. Một trong những kỷ niệm đó là:

    45 ngày đêm bị địch vây nhịn đói.
 Chuyện xảy ra vào khoảng giũa năm 1966, lúc đó cơ quan đóng ở xã Cò Lúi thuộc huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên bây giờ. Địch càn lên căn cứ và mình bị vây giữa rừng già 45 ngày đêm.

Trước trận càn này chưa bao giờ chúng càn lên căn cứ của ta quá một tuần, rồi cũng phải rút ( vì ta đánh vào căn cứ của chúng) . Vì vậy số lương thực chuẩn bị của mỗi người chỉ một ruột nghé gạo 5kg (Ai cũng có một ruột nghé này để chống càn chứ không dám ăn). Không ngờ lần này chúng càn đến 45 ngày. Lúc này bị kẹt trong rừng già Phước Tân(xã Cò Lúi hiện nay) chỉ còn có  mình với mấy cô chú trong Ban Kinh Tài Phú Yên, cùng với bệnh viện quân y của đoàn Ngô Quyền. Sau mấy ngày phát hiện tình hình không ổn nên còn lại một ít gạo và muối chỉ dành cho thương binh, còn tất cả mọi người phải ăn bất cứ thứ gì trong rừng có thể ăn được để sống. Mọi người đều sống dưới gộp đá (nói thêm về gôp đá: đó là những tản đá rất lớn chồng lên nhau nhiều lớp giữa chúng có những khe hở, ta chui sâu xuống gộp để trú. Lỡ bom có dội trên đầu cũng không sao, lỡ chúng có phát hiện và tấn công vào thì ít ra một mạng ta cũng đổi mười mạng giặc - lúc này phía ta ngoài súng ngắn và không kể khẩu cacbin của  mình thì chỉ có 12 khẩu AK47 của các chú bảo vệ bệnh viện là lính chính qui - nhưng chừng đó với cái gộp đá cũng đủ để nói chuyện với chúng nếu chẳng may bị chúng phát hiện và tấn công vào, nhưng thật may là chúng không phát hiện).

Thức ăn lúc đó chỉ có đọt cau rừng là nhiều, ngoài ra còn có đọt cây mây song ( Cây cau rừng cũng giống cây cau nhà nhưng chỉ to bằng ngón chân cái, cây mây song hiện nay người ta dùng làm đồ Mỹ nghệ đó), lột lấy đọt non luộc ăn)

Sau khoảng 1 tháng thì bắt đầu xuất hiện bệnh phù thũng

do thiếu muối, phụ nữ phù trước rồi mọi người đều bị phù. Khi địch rút rồi , trở ra có đủ sắn, muối thì vài hôm là hết phù.

Trong 45 ngày đêm này còn có vài chuyện :
- Chuyện thứ nhất: Sau khi trú ở đây khoảng 10 ngày, thấy tình hình dễ bị vây nên di chuyển đi nơi khác. Đi đầu là tiểu đội bảo vệ, mình đi sau rồi đến các cô chú khác Mới lên gần đến đỉnh một quả núi thì phát hiện địch đang ngồi nghỉ trên đó rồi. Ta phát hiện chúng thì đồng thời chúng cũng phát hiện ra ta ngay. Vậy là mạnh ai nấy chạy, không một tiếng súng nào nổ ra. Thật hú vía, ta chạy thì đúng rồi vì thế của ta lúc đó phải vậy, nhưng chúng cũng nhác như thỏ đế, nếu không thì ... chắc gì mình  còn ngồi đây kể chuyện chiến tranh. Vậy là đành trở lại gộp đá sống tiếp cho đến khi chúng rút.

- Chuyện thứ hai: khi chúng rút rồi, mọi người trở ra, không ngờ đi từ sáng đến trưa thì đến đúng cái gộp đá nơi xuất phát. Nghĩa là đi vòng quanh quả núi, do không thấy mặt trời nên mất phương hướng. Vậy là tiếp tục nhịn đói, cho đến hôm sau mới ra được khỏi rừng.

- Chuyện thứ 3: Suốt 45 ngày nhịn đói nhưng không ai bị sao, kể cả thương binh. Duy nhất có một chú. Mình còn nhớ chú ấy tên Úy, là đại đội trưởng một đơn vị , chiến đấu bị thương được đưa về điều trị. Trên đường về các chú bảo vệ nói khiêng chú ấy đi nhưng chú ấy không chịu, Chú nói : các đồng chí khiêng những anh em khác nặng hơn, tôi tự đi được. Vậy là chú ấy chống gậy đi. Về gần đến nơi thì chú ấy vấp ngã và hy sinh.

Mình kể những chuyện này với hy vọng rằng lớp con cháu mai sau sẽ hình dung được phần nào cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh nhưng cũng rất hào hùng của cha ông chúng ta ngày trước, để thấy giá trị mà cha ông chúng ta đã trả cho ngày chiến thắng.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2012, 10:13:36 am gửi bởi binhyen1960 » Logged
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #1 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 10:31:53 am »

Rồi sao nữa bạn ? mọi người đang nghe bạn kể chuyện thời kỳ chiến tranh đây .
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #2 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 11:10:12 am »

 Chào bác ! chuyện của "Chú bé liên lạc" tiếp sau sao nữa ,bác kể tiếp đi ! Chiến trường khu VI những nắm chiến tranh chưa có ai kể ! bác là người đầu tiên đấy !
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 11:48:54 am »

hehe hồi 1966 bác đã cầm khẩu cạcbin thì bây giờ bác thuộc hàng 7 chục rồi ...
Bác viết dậy là ngon rồi , từ từ nhớ đến đâu viết tiếp tới đó ....
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 02:37:30 pm »

Xin kính chào bác chủ "cựu học sinh miền Nam" Sáng nay đọc bài của bác, em rất cảm động, có lẽ lần đầu tiên như Bs Chung nói, bác là người viết về vùng chiến trường ấy thời chống Mỹ, cái năm bác cùng đồng đội nhịn ăn suốt hơn một tháng là lúc em mới có 4 tuổi, vậy mà nay nghe bác kể lại, em vẫn cảm thấy hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi bị đich vây trên núi như vậy. Thực tế bác đã trải nghiệm có thể là một trong nhiều hoàn cảnh của quân đôi, của nhân dân ta trong cuộc chiến CMCN mà em được biết qua phim ảnh, sách vở và nay nghe chính người trong cuộc kể thì hay biết mấy. Bác cho em hỏi: Tình hình ăn thì thiếu gạo, sẽ thiếu Vitamine B1 thì gây phù thũng là tất nhiên, thế còn tình hình nước uống ra sao? Em sợ nhất bác lại kể sự thiếu nước như hoàn cảnh mấy anh chiến sĩ chiến trường K - C phải tự "uống mình". Câu hỏi thứ hai, bác có nhắc đến chuyển thương trong quá trình di chuyển tránh địch và có đ/c hy sinh. Vậy có lẽ tập thể của bác là một trạm xá hay Phẫu tiền phương phải không ạ? Bác kể hay lắm. Chúc bác mạnh giỏi vững bước hành quân. Chúc ngôi nhà của bác luôn đông khách tới thăm và đàm đạo. kính
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2012, 05:26:54 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 02:46:44 pm »

Hehe...Bác này chiến đấu ở Cà lúi! Nơi ngày xưa em cũng từng đào đá chặt cây đây mà!
Mà xin nói trước là em chặt cây tìm trầm thôi nha!  Grin
Logged
hunghsmn
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #6 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 08:17:45 pm »

Trích dẫn
hehe hồi 1966 bác đã cầm khẩu cạcbin thì bây giờ bác thuộc hàng 7 chục rồi ...
Bác viết dậy là ngon rồi , từ từ nhớ đến đâu viết tiếp tới đó ....
Bạn ơi lúc đó mình mới 13 tuổi thôi, 12 tuổi nhảy núi, 13 tuổi đã nếm trận này rồi. Mình  ở Ban kinh tài Phú Yên, không phải lính, nhưng trận này cùng bị vây chung với một đơn vị quân y của đoàn Ngô Quyền. Khi đó mình còn nhỏ không có chuyện mình đánh địch nhưng chuyện bị địch đánh thì nhiều lắm, em trai và mẹ mình đã hy sinh trong khoảng thời gian đó. Từ cuối năm 1969 mình  là HSMN rồi nhưng những ngày gian khổ ác liệt đó không bao giờ phai mờ trong tâm trí mình. Có luc nhớ quê hương mình đã viết: (Các bạn đừng cười nhé, đây chỉ là những dòng chữ của một học sinh phổ thông ngày đó thôi)
"... Nhớ những hôm địch vây bốn phía
Kẹt giữa rừng thiếu muối thiếu cơm
Đọt cau đem luộc thay cơm
Rễ tranh thay muối bốn lăm hôn liền (*)
Nhớ sao nhứng con đường dốc đứng
Nhớ rừng già, nhớ những trảng tranh
Nhớ từng dòng suối trong xanh
Nhớ từng nương rẫy, mái tranh ven rừng

Càng yêu càng nhớ quên hương
Ta càng  gắng học, khẩn trương luện rèn
Mai sau thống nhất hai miền
Trở về xây dựng quê hương đẹp giàu"

Trích dẫn
thế còn tình hình nước uống ra sao? Em sợ nhất bác lại kể sự thiếu nước như hoàn cảnh mấy anh chiến sĩ chiến trường K - C phải tự "uống mình". Câu hỏi thứ hai, bác có nhắc đến chuyển thương trong quá trình di chuyển tránh địch và có đ/c hy sinh. Vậy có lẽ tập thể của bác là một trạm xá hay Phẫu tiền phương phải không ạ? Bác kể hay lắm.
Bạn hỏi chuyện nước, không như bạn nghĩ đâu, nhưng cũng thật đặc biệt các bạn ạ, nước không thiếu, bấm đèn pin chuôi thẳng xuống đáy gộp lấy mang lên gần miệng gộp nấu chứ ở dưới khó đốt lửa. Còn cái đơn vị bị vây chung với mình và các cô chú trong Ban Kinh Tài Phú Yên là một đơn vị quân y của Đoàn Ngô Quyền ở hậu cứ. Họ đóng ngay sát cơ quan mình , mình vẫn nhớ nhiều các y bác sĩ, hộ lý và các chú bảo vệ ở đó. ước gì có cô chú nào ở bệnh xá Ngô Quyền ngày đó vô đọc topic thì vui biết mấy. Thằng Hai ở Ban Kinh tài Phú Yên ngày đó bây giờ cũng là cán bộ hưu trí rồi.

Mình cũng biết sơ sơ một chút vế web nên cũng có lập một trang để lưu những kỷ niệm của mình . Có thời gian các bạn có thể xem: http://hunghsmn.info.vn/
(*) Ăn rễ tranh là chuyện của đồng bào dân tộc, ở đây mình viết cho vần thôi chứ giữa rừng già làm gì có rễ tranh.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2012, 08:24:06 pm gửi bởi hunghsmn » Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 09:15:49 pm »

Rất mong bác kể cho lớp hậu sinh nghe chuyện chiến trường Phú Yên giai đoạn đánh Mỹ, nhất là những chuyện liên quan đến đoàn Ngô Quyền mà bác đã biết và còn nhớ.
Cảm ơn bác nhiều.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 09:57:27 pm »

Trang web của bác xây dựng rất công phu và kỹ càng. Bác nhiều tuổi mà lập được trang web như vậy thật nể phục.
Logged

hunghsmn
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #9 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 10:27:49 pm »

Rất mong bác kể cho lớp hậu sinh nghe chuyện chiến trường Phú Yên giai đoạn đánh Mỹ, nhất là những chuyện liên quan đến đoàn Ngô Quyền mà bác đã biết và còn nhớ.
Cảm ơn bác nhiều.

Lúc đó mình còn nhỏ, làm liên lạc, chỉ là ở gần các chú bộ đội Ngô Quyền thôi, nhưng cũng chỉ là các cô chú ở bệnh xá, còn bộ đội họ công tác ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Mình cũng chỉ ở cứ hơn 4 năm rồi ra Bắc.

Mình kể tiếp đây, không đầu không đuôi, nhớ đâu kể đó các bạn thông cảm nhé
Sau 45 ngày đêm đó mọi người trở ra với công việc của mình. Nhưng có một hiện tượng lạ mà đồng bào dân tộc báo là khi họ đi rừng lên Hòn Lở (ở Phước Tân) thì gặp địch, khi chúng thấy bà con thì chúng bỏ chạy, có lần người ta còn thấy chúng chặc chuối cây, cứ thấy bà con là chúng bỏ chạy lên đỉnh Hòn Lở. Khó tin nhưng nhiều lần được báo như vậy nên buộc lòng các chú Ngô Quyền cũng phải kiểm tra.

Khoảng hơn 1 tháng sau khi đich rút rồi, mình cùng các cô chú trong Ban Kinh Tài Phú Yên đang thu hoạch đậu phộng ngay dưới chân Hòn Lở thì nghe trên sườn núi có 4 - 5 phát sùng nổ. Biết không ổn nên mọi người vội xốc ba lô lên vai sẵn sàng chạy. Sau mấy phát súng lẻ tẻ thì im lặng một lúc , bỗng rộ lên hàng tràng tiểu liên. Vậy là mọi người bỏ sản xuất chạy về hướng Buôn Gộp ( có một buôn ở thượng nguồn sông Cò Lúi có tên hok giống ai). Mọi người chạy còn trên đỉnh Hòn lở lúc này không chỉ tiếng tiểu liên mà đủ các loại, cả tiếng đại liên, cối. Sau đó là trực thăng đến đổ quân tiếp...

Chuyện mình chạy khi nào kể tiếp.
Sau này về gặp lại các chú Ngô Quyền kể:
Theo tin báo của bà con, các chú đoán có thể có biệt kích cài lại trên đỉnh Hòn Lở nên các chú mò lên xem, theo dự đoán nếu có thì chỉ chừng một trung đôi, các chú sẽ đánh luôn. Các chú chỉ có 7 người với 7 khẩu AK47, chia làm 3 mũi mò lên, Đến sườn núi thì 2 mũi gặp 4 thằng gác ( mỗi nơi 2 thằng), các chú lượm luôn 4 thằng này (đó là mấy phát súng lẻ tẻ mình nghe đầu tiên). Phía đich không một tiếng đáp trả. Các chú tiếp tục mó lên. Đến gần đỉnh thì thấy địch quá đông , các chú kẹp tiểu liên quét loạn xạ vào chúng rồi bỏ chạy xuống núi. Lúc này chúng mới đáp trả bằng đủ các loại hỏa lực mà chúng có. Dựa vào hỏa lực của chúng, các chú đoán chúng có khoảng 1 tiểu đoàn cài lại sau trận càn trước, vì đói nhưng để giữ bí mật, không cho tiếp tế nên chúng cũng chặt chuối cây ăn, do đó đồng bào mới phát hiện. Khi bị lộ rồi chúng vội kêu đổ quân tiếp viện và ... một trận càn tiếp.

Suy nghĩ của mình: Nếu các chú Ngô Quyền không phá rối chúng trận đó thì thật là nguy hiẻm cho cán bộ các cơ quan dươi chân Hòn Lở, từ trên đỉnh chúng nhìn thấy hết mọi hoạt động của ta. Ở đây cũng phải nói đến tinh thần cảnh giác của bà con đồng bào dân tộc của buôn Ma Tro ( ở ngay trên sườn Hòn Lở), nên âm mưu của địch bị thất bại.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2012, 05:02:46 am gửi bởi hunghsmn » Logged
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM