Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:19:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 1)  (Đọc 291762 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #590 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 10:17:35 am »

Tiếng thét "xung phong" khi xưa hét lạc cả giọng, nhưng nay ôn lại, tuy vẫn rất sung nhưng vẫn cần sự ... "trợ giúp" của Mic  Grin

Bác Q. Hiệp, theo như các bác AG1 cho hay: 30 năm trước khối em theo không kịp, giờ vưỡn hừng hực ... như thuở nào  Wink


Bác Loi, E24, F10, em ruột bác ThuyE24 và bác Sơn, điều đặc biệt là 3 anh em ruột này tình nguyện nhập ngũ 1 ngày, phục vụ trong đội hình F10, ngày ấy trường hợp 3 anh em tình nguyện nhập ngũ 1 ngày này đã được báo QDND đăng... Nhưng đặc biệt hơn nữa là 2 anh em Thủy, Lợi, mỗi người nhiều tài lẻ, Bác Thủy: một tay "đầu bếp" có hạng, dù chả phục vụ cho bếp nào, các món cầy của bác ấy quá đặc sắc, đặc sắc đến nỗi ông bạn nối khố lamhai_tientien không thể dứt ra để về khi chưa thưởng thức món thịt chó nấu rựa mận của bác Thủy. Còn bác Lợi, khoản bếp núc cũng không kém ông anh trai là mấy, nhưng khoản tay "MIC" thì hơn chắc ông anh trai, và còn nhiều "khoản" ông anh trai còn phải chạy theo dài dài ( bác AG1 bảo thế )  Grin Và đây là tay Mic Lợi ...


Giao lưu cùng các bác AG1, bác lamhai_tientien cũng ra quân hùng hồn không kém bằng nhặc phẩm: D ông già tía từng phục vụ thời 9 năm - 307, quấy động cả hội quân  Grin



1 bác E28 nữa, thật cười muốn đau bụng khi bác ấy phải nhờ bạn đồng ngũ nhắc lại E mình phục vụ suốt bấy nhiêu năm, đúng là mưu sinh, là cơm áo gạo tiền, ấy vậy nhưng khi đã vào form thì bác ấy vanh vách  Wink


Bác Khởi B trg B2 lớp 10, D SQDB trường quân chính QĐ 3 cũng không kém cạnh với một bài cải lương ... cho dù tuổi tác, bệnh tật ... đúng là chỉ có những khoảnh khắc sống cùng đồng đội hồi tưởng quá khứ mới xứng đáng để gọi là "thần dược"  Shocked Grin



...


Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #591 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 10:35:33 am »

ko xem dc hinh
 lạ nhỉ sao bác Lamhai_tientien không xem được. Tôi thấy sau lệnh của bác Ba Hoàng bằng hỏa lực mạnh thì các bác xung phong dữ dội. Tám hình đều miêu tả anh em xung phong mà, vui như tết cả Grin Grin

Em cũng không xem được hình ạ ! Có gì nhạy cảm không các bác !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #592 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 10:57:39 am »

ko xem dc hinh
 lạ nhỉ sao bác Lamhai_tientien không xem được. Tôi thấy sau lệnh của bác Ba Hoàng bằng hỏa lực mạnh thì các bác xung phong dữ dội. Tám hình đều miêu tả anh em xung phong mà, vui như tết cả Grin Grin

Em cũng không xem được hình ạ ! Có gì nhạy cảm không các bác !  Grin

Ủa sao kỳ vậy ta, sợ xài laptop của mình load hình từ face cũng của mình luôn nên tôi mượn lap của cậu con trai thì ... vẫn thấy tuốt tuột tất cả các hình ảnh đã̉ up lên, chả có gì nhạy cảm cả  Grin... Không biết máy của 2 bác Lamhai_tientien với linhquany có hay "nghịch ngợm" web đen hay không nên bị block mất rồi?  Roll Eyes
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #593 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 08:05:21 pm »

Chỉ toàn hình lính đực- phù hợp với tôi và Thanhh63- chắc tại Lamhai_tintien, bác Linhquany chuyên bên bóng hồng việt nam nên không cho coi hình  lính đực!
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #594 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2013, 03:44:53 pm »

Một trong những ấn tượng của chuyến về An Giang lần này là chuyện anh em mình và các bạn An Giang tình cờ gặp anh Th., tuy anh ấy hơn anh em mình vài tuổi nhưng cũng nhập ngũ chung đợt, nhưng được cử làm cán bộ khung do lúc nhập ngũ anh là Đảng viên, và chỉ đưa quân ra Khe Lang sau đó về Nam chứ không ra Bắc cùng anh em AG1. Hiện anh Th. là cán bộ Đảng có cỡ ở LX, ấn tượng là ở chỗ cái dân dã, cái tình đồng đội ở anh vẫn rất sâu đậm, không chút gì là quan cách khi đang ở cương vị lãnh đạo. Anh em tôi đang ăn sáng thì anh bước vào, nhưng không ngồi cùng phía với chúng tôi, nhưng khi thấy anh em chúng tôi ngồi bên này, anh chủ động qua chào anh em trước và ngồi nói chuyện một lát với chúng tôi rồi mới xin phép trở về bàn ăn sáng cùng chị nhà. Tôi nghĩ như vậy là quá ok rồi, nhưng không ngờ, ăn sáng song, anh còn qua cà kê dê ngỗng với chúng tôi cả một lúc lâu trước khi chia tay và nói lời hẹn gặp tại cuộc hội quân ở Chợ Mới. Và ở cuộc hội quân, anh hầu như đi tất cả mọi bàn để chào hỏi anh em, một cử chỉ có thể coi là hiếm trong mắt tôi ... Với tôi, một ông rất dị ứng với "quan chức", và trong bạn bè đồng ngũ của tôi biết rất rõ, bên TG cũng có ông bạn làm khơ khớ, khi dàn giám đốc sở cứ 1 dạ 2 thưa, nhưng với tôi anh em vẫn mày tao chi tớ, nói như vậy vì tôi rất ngại những khoảng cách về xã hội chia cắt tình đồng đội khi xưa của chúng tôi, và cử chĩ thân thiện, dân dã, ấm tình đồng đội của anh Th. bên D AG1 thực sự để lại ấn tượng rất sâu sắc trong tôi!   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #595 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2013, 03:18:52 pm »

Thôi lại tạm gác lại chuyện "giao lưu gặp gỡ", nhà em xin trở lại mạch ... những ngày "xưa"  Grin

...

Hãy nói về đơn vị sinh viên Việt Nam theo học tại trường đại hoc kinh tế Praha khi đó một chút. Nói cho công bằng, tại Praha thì sinh viên Việt Nam theo học tại trường đại học bách khoa Praha ( viết tắt là ČVUT ) là đông nhất, nhưng sinh viên trường kinh tế Praha (VŠE) cũng phải đứng thứ 2, mỗi năm từ 3 – 5 sinh viên theo học tại trường, năm tôi chỉ có 3, ngoài ra còn các anh chị nghiên cứu sinh, nên sinh viên Việt Nma theo học VŠE cũng tròm trèm gần 30, được tổ chức thành 1 đơn vị trực thuộc thành hội sinh viên Việt Nam Praha và đượng nhiên chịu sự quản lý trực tiếp của phòng quản lý Lưu học sinh thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Praha, ngày đó phòng này do anh Bành Tiến Long ( sau này là thứ trưởng bộ GD&ĐH ) là trưởng phòng. Đơn vị Kinh tế của chúng tôi cũng bầu đơn vị trưởng, cũng có chi đoàn, chi bộ đầy đủ và khi anh em chúng tôi về trường thì tôi bị “dí” ngày làm công tác đoàn, sau đó mấy năm còn lại chuyển sang làm đơn vị trưởng.

Sinh viên trường tôi cũng như sinh viên các trường khác ở Praha thường ở nhiều ký túc xá khác nhau tùy thuộc theo đơn vị khoa, phần đông tập trung tại KTX Jarov – Praha 3, đây là KTX gần trường nhất, chỉ cần đi vài trạm tàu điện nổi ( tramvaj ) là đến trường, sau đó vài anh chị nghiên cứu sinh nữa tá túc tại KTX ở Praha 7, ngay bến cuối Fučíkova của tuyến metro C, và anh em chúng tôi cùng một nhóm nữa ở KTX Nam thành phố - Jižní město khi đó thuộc Praha 4. Trong 3 khu KTX thì chỉ có khu ở gần bến Fučíkova là KTX cũ, tiện nghi không bằng 2 KTX mới Jarov và Jižní město. Sinh viên Việt Nam thường được xếp ở chung với nhau, chỉ khi nào không còn sinh viên Việt Nam để ghép chung thì ưu tiên 2 là ghép chung chúng tôi với các ông sinh viên nước ngoài và cuối cùng mới là ghép chung với sinh viên Tiệp. Nhưng nói thật, anh em chúng tôi vẫn thích ở chung với nhau hơn thay vì ở với tụi cizí khác, phần do thói quen sinh hoạt, phần do đặc tính văn hóa … nên ít sinh viên Việt chịu sống với sinh viên nước ngoài, cho dù sống với họ khả năng tiếng Tiệp sẽ tiến bộ rất nhanh. Trang thiết bị ở các KTX mới khác hẳn so với các KTX cũ, mỗi phòng được thiết kế theo kiểu 2 + 1: 2 phòng ở, 1 phòng ăn, bếp và công trình phụ. Sinh viên chúng tôi được xếp 2 chú vào mỗi phòng ở, chú nào ngoại giao tốt có thể hưởng nguyên một phòng nhỏ, tất nhiên chỉ trong trường hợp thừa phòng!. Còn KTX cũ bố trí theo kiểu phòng đơn: 2 đứa vào 1 phòng, trong phòng chỉ có giường ngủ và tủ, các công trình phụ bố trí thành một khu chung cho cả một tầng, bởi vậy trong những phòng KTX cũ đó sinh viên mình rất ớn vì khoản nấu ăn tự túc trong phòng ở bị cấm!.
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #596 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2013, 03:30:42 pm »

   Em đang định gọi dây thép vào QK Bể hỏi thăm xem tình hình bác mấy hôm đi ọp nhiều quá nên ẹp luôn hay sao mà thấy lặng như tờ. May quá sức khỏe bác vẫn tốt. thôi hành quân nhanh nhanh bù đi nha bác !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #597 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2013, 05:20:45 pm »

  Em đang định gọi dây thép vào QK Bể hỏi thăm xem tình hình bác mấy hôm đi ọp nhiều quá nên ẹp luôn hay sao mà thấy lặng như tờ. May quá sức khỏe bác vẫn tốt. thôi hành quân nhanh nhanh bù đi nha bác !  Grin

Nhiều khi nó cũng cần những khoảng lặng mà, phải không bác LQY  Grin
...

Tôi nhớ ngày ấy phong trào học tập của sinh viên các trường trong thành Praha còn rất khí thế, dù cũng có hiện tượng buôn bán làm ảnh hưởng đến chuyện học tập ( các bác Sứ bảo thế và hình như cũng có thể như vậy ) nhưng chuyện Boj bằng đỏ trong giới sinh viên bên Tiệp vẫn rất nóng. Để có được tấm bằng đỏ, điểm trung bình cả mấy năm học phải dưới 1.5, điểm thi tốt nghiệp (gồm 4 môn chuyên nghành + 1 môn đồ án tốt nghiệp ) tổng lại phải đạt loại giỏi: 1 điểm và sau này khi CM Nhung nổ ra, bộ giáo dục Tiệp thêm 1 tiêu chuẩn nữa: không có bất kỳ điểm 3 ( điểm trung bình ) nào, điều mà trước đó nếu ứng viên bằng đỏ có 1 điểm 3 ở môn không chuyên nghành, đáp ứng tất cả 2 điều kiện đầu, vẫn được xét tốt nghiệp bằng đỏ, nên trong suốt quá trình học sinh viên sẽ phân bổ các môn học theo thế mạnh của mình, môn nào là thế mạnh cần tuyệt đối lấy điểm giỏi, các môn chuyên nghành cố càng nhiều điểm giỏi càng tốt, cùng lắm chấp nhận điểm khá, chỉ chấp nhận tối đa 1 điểm 3. Trong việc thực hiện “kế hoạch” có những môn bị điểm 3 phải đăng ký thi lại để lên điểm 2 (điểm khá), bị điểm 2 nhưng theo kế hoạch là điểm 1 thì phải cố tận dụng 2 lần thi lại tối đa để đạt được điểm 1 theo “kế hoạch”. Nói thêm một chút về lý do Boj Bằng đỏ - tạm dịch: cuộc chiến vì tấm bằng đỏ, sinh viên chúng tôi bên Tiệp gọi như vậy.

Ngày ấy có khá nhiều lý do để sinh viên Việt lao đầu vào cuộc chiến đó, thứ 1: sinh viên đi du học vốn dĩ  thuộc nhóm ưu tú, từ trong nước được chọn lọc từ tất cả các trường đại học và được gửi đi du học, sống và học tập trong suốt thời gian du học không phải tốn 1 đồng, 1 cắc, tất cả bằng tiền của nhà nước nên việc phải khẳng định “giá trị” của mình đồng thời là kỳ vọng của bạn bè, của gia đình, dòng tộc bằng tấm bằng đỏ là “mệnh lệnh”. Trước thời chúng tôi nhiều năm, cái thời mà sinh viên Việt Nam đi du học chỉ chăm chú duy nhất vào chuyện học, tất cả những việc còn lại ( từ trai gái, yêu đương đến buôn bán …) đều bị cấm rặt, và sự kiểm soát của các chú bác trên Sứ là rất nghiêm ngặt, bất cứ hành vi vi phạm hoặc kết quả học tập không đạt theo mong muốn của bậc “cha chú” ấy đều có thể bị về nước, thì sinh viên Việt Nam đa phần tốt nghiệp bằng đỏ. Nghe các chú sứ kể lại, ngày ấy, anh em nào không đạt bằng đỏ, hoặc kết quả trong kỳ có nguy cơ không đạt được bằng đỏ là bị đơn vị cạo cho ra trò, mà không đợi chỉ đạo của Sứ, màu cờ sắc áo mà …

Một lý do nữa xuất phát từ cái thời của chúng tôi: tốt nghiệp đạt bằng đỏ có 2 cái lợi nữa: thứ nhất nếu  đủ điểm để xét chuyển tiếp nghiên cứu sinh ( điểm từ 1 đến 1.15 tùy trường, tùy năm ) thì nghiễm nhiên có cơ hội để ở lại thêm 3 năm nữa “dùi mài kinh sử” lấy tấm bằng phó tiến sỹ. Thông thường các sinh viên xuất sắc của Việt Nam đang theo học tại các trường có lợi thế lớn trong việc giành được các xuất chuyển tiếp Nghiên cứu sinh này do họ có “thực tài” được các giáo sư trong trường công nhận và giới thiệu, chỉ khi không có ứng viên nào thì mới có cửa cho nghiên cứu sinh trong nước qua. Thứ 2: nếu không đủ điểm để chuyển tiếp, các sinh viên tốt nghiệp bằng đỏ được giữ lại trường 6 tháng để thực tập. Thật ra 6 tháng này chỉ là bước đệm để anh chị em “chạy cửa” ở lại tiếp bên Tiệp mà chưa phải về nước “cống hiến”!
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #598 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 07:01:09 am »

...

Năm tháng trôi qua, cùng với chữ “thoáng hơn” trong quản lý sinh viên du học, những khắt khe trước kia cũng vì thế mà từ từ được “cởi” dần, nhưng không phải bằng những thay đổi trong quy chế lưu học sinh, nó vẫn vậy và vẫn phải như vậy vì chả ai muốn từ bỏ những điều, những khoản hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt đã được duy trì trong suốt mấy chục năm trời và “nhờ” nó sinh viên Việt Nam cũng có những vị thế nhất định. Bỏ hay thay đổi vì thế mới nói là không thể nhưng việc duy trì nó thì được tiến hành theo kiểu “mắt nhắm, mắt mở” hay nói đúng hơn cái gì lờ được thì lờ đi cho nó lành vì bản thân không chỉ sinh viên du học mà ngay cả các chú bác trên Sứ quán cũng có nhiều mối lo hơn với cơm áo gạo tiền, những áp lực không chỉ đến từ đất Tiệp mà căng thẳng hơn nhiều đến từ trong nước. Và đương nhiên khi không còn toàn tâm toàn sức vì nghiệp “giáo dục”, cộng với những eo xèo đây đó về chú sứ vùng này, chú sứ vùng kia, cho dù không trực tiếp liên quan đến các chú bác uy nghi trên Sứ quán, nhưng đâu đó vẫn râm ran những ô những dù trong những mối làm ăn chằng chịt… Chính vì vậy sinh viên, nghiên cứu sinh cũng bắt đầu “bung ra”, cũng bắt đầu sự nghiệp “đổi mới” trong tư duy của chính mỗi người … và kết quả: cuộc sống sinh viên, nghiên cứu sinh cũng dễ thở hơn, nhưng tỷ lệ nghịch với sự dễ thở đó là kết quả học tập cũng như “danh tiếng” sinh viên Việt Nam cũng bắt đầu giảm sút .

Nói như vậy không phải tất tần tật đều phát triển theo hướng “xấu”, vì nhiều lý do, trong đó có những lý do tôi đã đề cập trước đó, cuộc chiến boj bằng đỏ vẫn diễn ra trong “đời sống” của sinh viên, tuy nhiên nó không còn phổ biến, không còn hừng hực như một lẽ thường tình của sinh viên Việt Nam  trước kia. Ngày về trường, chúng tôi, những tân sinh viên tham dự buổi họp đầu tiên của đơn vị sinh viên, nghiên cứu sinh trường Kinh tế Praha, tại kolej Jarov. Những háo hức của những tân sinh viên không nói thì các bạn cũng biết khi muốn được ra mắt “chào sân”, muốn “nhận diện” bạn mới, anh chị mới cùng học chung trường để tránh những ánh mắt lạ lẫm, lạnh lùng lỡ khi đụng mặt nhau trong trường mà không ai dám chào ai vì tưởng là sinh viên Lào hay một nước châu Á nào đó. Nhưng bên cạnh những niềm vui đó, khi anh em tay bắt miệng cười chêm thêm những câu hóm kiểu: tao tưởng mày là mấy thằng Lào, thằng Miên … mới…, chúng tôi cũng cảm nhận những thoáng buồn khi đi sâu vào nội dung cuộc họp. Từ việc thống kê kết quả học tập của sinh viên, nghiên cứu sinh trong đơn vị với những mũi tên chỉ sự phát triển nhưng theo chiều hướng xuống so với cùng kỳ, đến những nhắc nhở của các chú đại diện Sứ quán dành cho những tân Kỹ sư kinh tế đã tốt nghiệp lên trình diện sứ để nhận vé về nước … đúng hạn!
...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM