Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 11:18:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 1)  (Đọc 291767 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #80 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2012, 05:09:53 pm »


Chào mừng bác cựu QD3 đặt chân lên đất nước Tiệp khắc. Grin
Những tháng ngày mới mẻ đang chờ phía trước. Nhưng tôi trộm nghĩ: Lính còn làm được thì...còn cái gì mà không làm được Grin Phải không bác?
Quan tâm sô1 bây giờ của các bác chắc là ngoại ngữ phải không ạ? Giao tiếp với dân bản xứ mà không thạo tiếng họ thì kỳ lắm. Ở Định hóa, tôi nghe, nói được tiếng...Tày đấy Grin

Nghe những bác từng du học kể: Học ngoại ngữ nhanh nhất là ở ...trên giường. Bác thử chưa Grin

Góp ý chút xíu với bác. Hồi bác sang bên đó, Tiệp khắc vẫn là 1 Quốc gia thống nhất. Vậy nên chăng bác cứ viết là Tiệp khắc (Hoặc Tiệp) cho đến khi nào họ tách ra thì hẵng hay.

Nhằm cho người đọc dễ theo dõi, bác nên ghi thêm mốc thời gian. Nếu không nhớ chính xác, ít ra cũng ghi: Khoảng ...Quãng...Điều này tuy nhỏ, nhưng quan trọng lắm đấy.
Điếc không sợ súng. Cứ góp ý vậy (Đọc cho khoái)  bác cử thông cảm nhé. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #81 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2012, 07:11:32 pm »


Chào mừng bác cựu QD3 đặt chân lên đất nước Tiệp khắc. Grin
Những tháng ngày mới mẻ đang chờ phía trước. Nhưng tôi trộm nghĩ: Lính còn làm được thì...còn cái gì mà không làm được Grin Phải không bác?
Quan tâm sô1 bây giờ của các bác chắc là ngoại ngữ phải không ạ? Giao tiếp với dân bản xứ mà không thạo tiếng họ thì kỳ lắm. Ở Định hóa, tôi nghe, nói được tiếng...Tày đấy Grin

Nghe những bác từng du học kể: Học ngoại ngữ nhanh nhất là ở ...trên giường. Bác thử chưa Grin

Góp ý chút xíu với bác. Hồi bác sang bên đó, Tiệp khắc vẫn là 1 Quốc gia thống nhất. Vậy nên chăng bác cứ viết là Tiệp khắc (Hoặc Tiệp) cho đến khi nào họ tách ra thì hẵng hay.

Nhằm cho người đọc dễ theo dõi, bác nên ghi thêm mốc thời gian. Nếu không nhớ chính xác, ít ra cũng ghi: Khoảng ...Quãng...Điều này tuy nhỏ, nhưng quan trọng lắm đấy.
Điếc không sợ súng. Cứ góp ý vậy (Đọc cho khoái)  bác cử thông cảm nhé. Grin


Ôi cám ơn bác tuanb5 quá  Grin, thật tình em chỉ viết theo kiểu nhớ gì viết nấy, lộn xộn, nhẩy cóc vì vốn dĩ em chẳng có gì để bám theo cả, chỉ có chăng là các mốc thời gian mà bác đã góp ý và kèm theo các dấu mốc đó là những biến chuyển của xã hội Tiệp Khắc ( không phải Séc ) và theo góp ý của bác em sẽ cố gắng viết cho có đầu, có đũa  Grin. Còn về việc học ngoại ngữ ở ... trên giường là hiệu quả nhất thì em không rõ, vì không thử, nhưng trong đoàn có 1 cậu em yêu 1 cô Hung, từ xa nghe 2 đứa nói chuyện thật "trôi chảy" nhưng nếu để ý thì ... phì cười  Grin, kể cả mấy cậu châu Phi cũng vậy, yêu gái Tiệp nhưng nói tiếng Tiệp vẫn không trôi chảy như yêu vì ... lời yêu ngắn lắm, hành động vẫn là chính bác tuanb5 nhểy  Grin 

... Tôi không nhớ chính xác cái ngày mà chúng tôi đặt chân về Zahradky, nhưng thời điểm đó là khoảng tháng 8.87, thời điểm cuối hè, chớm thu trên đất Tiệp Khắc. Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến nét đặc biệt của mùa hè châu Âu: ngày thật dài, đêm thật ngắn. mặc dù cũng đã có những trải nghiệm với mùa hè HN theo câu: Đêm tháng 5 chưa năm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối ... nhưng đúng là đêm hè châu Âu vô cùng ngắn vì đã đến 20h tối mà trời vẫn sáng chưng thậm chí còn cả nắng, phải đến 22 h thì trời mới tối hẳn và màn đêm chỉ kéo dài đến 4h sáng thì trời đã hửng sáng rồi. Mặt khác thời tiết cuối hè, chớm thu thật tuyệt, cái cảm giác se se lành lạnh cứ làm chúng tôi mê mẩn.

Sung quanh nơi chúng tôi ở là những con đường nhỏ với những hàng cây lá đã chớm vàng, do thời gian này chúng tôi chưa phải học và cũng nghe phong thanh rằng chúng tôi sẽ không học ở đây và chỉ ở đây tạm thời chờ chuyển về trung tâm tiếng ở Teplice, nên chúng tôi có khá nhiều thời gian để đốt vào việc đi dạo và khám phá ngôi làng nhỏ Zahradky này, thật tiếc, ngày ấy phải chi các tiện nghi kỹ thuật số tràn lan và đầy tiện ích như bây giờ, chắc chắn chúng tôi sẽ có nhiều khoảnh khắc thật đẹp để "trình làng" không phải nhờ vào các tấm hình trên panoramio mà bối cảnh không thể chính xáv như tại thời điểm chúng tôi ở đó.

Thêm 1 tấm ảnh từ panoramio về những con đường nhỏ sung quanh tòa lâu đài:


         
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #82 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 04:49:01 pm »

Những năm 87, khi cúng tôi sang Tiệp Khắc và đặt chân về Zahradky, các chú bác trên Sứ quán đã có quán triệt tình hình người Việt bên Tiệp Khắc ngày đó. Qua sự quán triệt, chúng tôi cũng hiểu phần nào về tình cảm của người Tiệp dành cho người Việt Nam đã giảm sút thê thảm. Ngày ấy dân du học chúng tôi chiến % vô cùng nhỏ bé trong cộng đồng người Việt bên Tiệp, lực lượng đông đảo nhất: anh em xuất khẩu lao động khoảng vài chục ngàn người, kế tiếp là số học nghề trong các trường nghề của Tiệp Khắc sau đó làm việc trong các nhà máy khoảng 3 năm, số này cũng khá lớn và số còn lại là sinh viên chúng tôi. Năm 87, đoàn của anh em chúng tôi qua Tiệp Khắc khoảng 70 người, một nửa qua Slovensko.

Ngày ở Zahradky, anh em chúng tôi cũng như bao nhiêu sinh viên nước ngoài khác rất muốn giao lưu với người bản xứ, mục đích thì các bác biết rồi: học tiếng Séc = thực tế. Nói thật lòng khi họ hỏi anh em chúng tôi từ đâu đến, chúng tôi trả lời: Việt Nam, họ dù không thể hiện ra mặt nhưng anh em chúng tôi cảm nhận sự thiếu thiện cảm của họ dành cho sinh viên nước mình. Nói vậy không phải mình trách họ, mà thực sự phải hiểu nguồn gốc của sự lạnh nhạt đó và nỗ lực để cho họ hiểu: không phải người VN nào cũng hành sự thiếu văn minh ( vụ 1 lao động VN vì mâu thuẫn gì đó đã đâm chết 1 bác sĩ người Tiệp trước đó, sau vụ án đó + thêm số lượng người VN quá nhiều trên đất Tiệp Khắc và đây đó vẫn có những điều tiếng không hay nên tình cản của người Tiệp Khắc dành cho dân VN bên Tiệp nhạt dần ). Tuy là buồn nhưng như đã nói, chúng tôi luôn cố gắng tiếp xúc và thân thiện với dân làng và cũng có cái may, dân nông thôn đâu cũng vậy, vốn dĩ đơn giản, chất phác, dễ bị thuyết phục ... nên dần dần những ánh mắt lạnh tanh được thay thế bằng những nụ cười khi chúng tôi chào họ, dù chưa thân thiện lắm  Grin   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #83 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 07:21:40 pm »

... Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến nét đặc biệt của mùa hè châu Âu: ngày thật dài, đêm thật ngắn. mặc dù cũng đã có những trải nghiệm với mùa hè HN theo câu: Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối ... nhưng đúng là đêm hè châu Âu vô cùng ngắn vì đã đến 20h tối mà trời vẫn sáng chưng thậm chí còn cả nắng, phải đến 22 h thì trời mới tối hẳn và màn đêm chỉ kéo dài đến 4h sáng thì trời đã hửng sáng rồi. Mặt khác thời tiết cuối hè, chớm thu thật tuyệt, cái cảm giác se se lành lạnh cứ làm chúng tôi mê mẩn.          

 Mang tiếng là: Em ở lâu bên Châu Âu mà lấy ca dao của VN ví von cho thời tiết, khí hậu thì sai bét. Grin

 Tháng 5 Dương lịch Châu Âu mới vừa qua khỏi mùa Xuân mới vào mùa Hạ , lúc này cây cối đã xanh lá, có năm trái thời tiết ngày 1.5 Quốc Tế lao động tuyết vẫn bay bay và ngoài trời vẫn rất lạnh, thường thì đầu tháng 5 thời tiết đã nắng ấm hơn, mùa này hoa Tuy Líp nở rộ, riêng hoa mận nở rộ từ đầu tháng 3 trắng toát trên các cành mận, cùng màu với bông tuyết và sang tháng 5 thì đã có quả ăn được. Phải sang trung tuần tháng 7 thì thời tiết mới thật sự mùa hè và khoảng 21h30' vẫn còn ánh nắng mặt trời, thời điểm này ngày rất dài và đêm mới ngắn, 4h sáng trời đã sáng rõ và ngược lại khoảng tháng 12 thì 16h chiều đã xâm xẩm tối và 8h sáng mà trời vẫn còn âm u. Sang tháng 9 trời chuyển Thu, đêm đến đã se se lạnh và khoảng đầu tháng 11 thì tuyết bắt đầu rơi, chỉ sau 1 đêm, một màu trắng tuyết phủ kín cả, khoảng đầu tháng 12 có năm lạnh âm 27 độ, tuyết dày cả mét và người dân bản xứ rất vui mừng vì sang năm tới chắc chắn sẽ là mùa bội thu.

 Ở Châu Âu có cái "vui" là 30.4 và 30.10 hàng năm chuyển giờ đồng hồ, tùy nước chuyển ra sao thì không rõ nhưng riêng xứ cha đẻ của hệ chữ Slavo thì lùi, tiến lại 1 giờ đồng hồ và mùa hè thì lệch lùi lại múi giờ so với VN là 4 giờ đồng hồ và mùa đông là 5 giờ. Thích nhất là mùa hè, thoải mái đi đây đi đó, ăn mặc nhẹ nhàng và sạch sẽ, mùi nước hoa thơm lừng, thoải mái ngắm các em gái bản xứ "mát mẻ trình bày", khoái nhất là đi biển, thoải mái "bổ mắt" nhưng chắc "hại thận", tiếc là Tiệp không có biển. Sợ nhất mùa đông, ra đường gặp ngày lạnh độ ẩm cao hoặc mưa nhỏ, mặt đường đóng băng thì đi trên đường nhựa là đại họa, ai đó chưa từng nện "phao câu" xuống đường thì chớ kể, người thì quấn đầy quần áo cùng khăn với khố, bịt mặt như Ninja mũ lông xùm xụp nữa thì "teo", ngại nhất gặp gió lùa, cảm trúng gió ốm như chơi, câu cửa miệng là "đóng cửa vào" khi ra vào phòng. Mùa tuyết tan thì thôi rồi. Grin

 Những năm 198x ghét nhất dân "Việt Cộng" mình ở Tiệp sang toàn nhờ bán dây chuyền vàng của Áo, sợi thì mảnh, nhỏ chả đáng bao nhiêu vàng Tây mà bán đắt "lòi mắt" ra rồi cứ lầm nhà lẩm nhẩm tính ra "Ku" mà chẳng biết là "Ku" gì? Không lẽ "Ku" là thước đo quy chuẩn của VC ta ở Tiệp? Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #84 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 12:13:34 am »


 Sợ nhất mùa đông, ra đường gặp ngày lạnh độ ẩm cao hoặc mưa nhỏ, mặt đường đóng băng thì đi trên đường nhựa là đại họa, ai đó chưa từng nện "phao câu" xuống đường thì chớ kể, người thì quấn đầy quần áo cùng khăn với khố, bịt mặt như Ninja mũ lông xùm xụp nữa thì "teo", ngại nhất gặp gió lùa, cảm trúng gió ốm như chơi, câu cửa miệng là "đóng cửa vào" khi ra vào phòng. Mùa tuyết tan thì thôi rồi. Grin



Cái dòng đỏ, nghĩa là sao vậy bác?

Tôi nghĩ nó sẽ là 1 trong 2 khả năng:
Căn cứ vào những dòng trước nó, thì nó có nghĩa là : Khiếp lắm (Cái gì mà khiếp vậy Shocked)
Căn cứ vào câu thơ của Tố Hữu, thì nó có nghĩa là: Đẹp cực kỳ (...mùa tuyết tan...Bạch dương sương trắng nắng tràn)

Cái nhà bác BY này dùng từ...Đắt quá. Đắt như SJC của thống đốc Bình vậy. Grin
Bác cho tôi " Chính chủ" câu này. Tôi đem gửi cho bên VTV đố bọn lên đỉnh olimpia kiếm ít...tiền. Hòng gỡ lại vụ bác loại tôi khỏi diện được hưởng nghị định 62 Grin Grin Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #85 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 08:27:43 am »

Sau 17 giờ bay êm ả, ( mà êm ả thật, lần qua Séc ngày ấy là lần đầu tiên tôi được bay bằng tàu bay IL89 lớn như vậy, trước đó khi còn ở trong nước tôi cũng đã được bay ra bay vào cũng bằng IL nhưng là IL18, trời đất biết, những ai đã từng đi bằng nó trong những ngày ấy biết: nó ồn và rung lắc kinh khủng, tôi chỉ có diễm phúc đi bằng IL 18 đúng 1 lần mà vãi linh hồn đến tận giờ, ngày ấy bay bằng TU134 là nhất ) chúng tôi cũng đáp an toàn xuống sân bay Ruzina (Praha), ra đón đoàn lưu học sinh Việt Nam khi ấy có chú Bành Tiến Long - phụ trách công tác Lưu học sinh tại Tiệp Khắc của đại sứ quán Việt Nam, và sau khi làm thủ tục nhập cảnh, xe đưa anh em chúng tôi một mạch về "tạm cư" trong 1 lâu đài cũ ở 1 cái làng nhỏ thuộc vùng Liberec có tên Zahradky. Phía Tiệp sử dụng các lâu đài cũ kiểu này làm các trung tâm dạy tiếng Tiệp cho sinh viên nước ngoài



Cái ô vuông xanh xanh là khu vực cái lâu đài cũ dùng làm trung tâm ngoại ngữ cho người nước ngoài ...

 
....Sửa chút nhé,tất cả bay sang đông âu XHCN thời đó chỉ có bay bằng tầu bay IL-86 của Liên xô sản xuất,nó to ngang ngửa B-747 của Mỹ...chứ IL 89 thì tôi hổng biết...?
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #86 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 05:55:43 pm »

....Sửa chút nhé,tất cả bay sang đông âu XHCN thời đó chỉ có bay bằng tầu bay IL-86 của Liên xô sản xuất,nó to ngang ngửa B-747 của Mỹ...chứ IL 89 thì tôi hổng biết...?

Hic hic, có lẽ là vậy, tôi không nhớ rõ, nhưng độ lớn của IL 86 thì không lớn bằng B747 vì ông tư bản này có 3 hàng ghế mỗi dãy 10 ghế còn ông IL thì chỉ 6 - 8 ghế 1 dãy là cùng tôi nhớ vậy, nhưng như vậy là quá khủng với nhà mình rồi thời đó rồi  Grin

... Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến nét đặc biệt của mùa hè châu Âu: ngày thật dài, đêm thật ngắn. mặc dù cũng đã có những trải nghiệm với mùa hè HN theo câu: Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối ... nhưng đúng là đêm hè châu Âu vô cùng ngắn vì đã đến 20h tối mà trời vẫn sáng chưng thậm chí còn cả nắng, phải đến 22 h thì trời mới tối hẳn và màn đêm chỉ kéo dài đến 4h sáng thì trời đã hửng sáng rồi. Mặt khác thời tiết cuối hè, chớm thu thật tuyệt, cái cảm giác se se lành lạnh cứ làm chúng tôi mê mẩn.           

 Mang tiếng là: Em ở lâu bên Châu Âu mà lấy ca dao của VN ví von cho thời tiết, khí hậu thì sai bét. Grin

 Tháng 5 Dương lịch Châu Âu mới vừa qua khỏi mùa Xuân mới vào mùa Hạ , lúc này cây cối đã xanh lá, có năm trái thời tiết ngày 1.5 Quốc Tế lao động tuyết vẫn bay bay và ngoài trời vẫn rất lạnh, thường thì đầu tháng 5 thời tiết đã nắng ấm hơn, mùa này hoa Tuy Líp nở rộ, riêng hoa mận nở rộ từ đầu tháng 3 trắng toát trên các cành mận, cùng màu với bông tuyết và sang tháng 5 thì đã có quả ăn được. Phải sang trung tuần tháng 7 thì thời tiết mới thật sự mùa hè và khoảng 21h30' vẫn còn ánh nắng mặt trời, thời điểm này ngày rất dài và đêm mới ngắn, 4h sáng trời đã sáng rõ và ngược lại khoảng tháng 12 thì 16h chiều đã xâm xẩm tối và 8h sáng mà trời vẫn còn âm u. Sang tháng 9 trời chuyển Thu, đêm đến đã se se lạnh và khoảng đầu tháng 11 thì tuyết bắt đầu rơi, chỉ sau 1 đêm, một màu trắng tuyết phủ kín cả, khoảng đầu tháng 12 có năm lạnh âm 27 độ, tuyết dày cả mét và người dân bản xứ rất vui mừng vì sang năm tới chắc chắn sẽ là mùa bội thu.

 Ở Châu Âu có cái "vui" là 30.4 và 30.10 hàng năm chuyển giờ đồng hồ, tùy nước chuyển ra sao thì không rõ nhưng riêng xứ cha đẻ của hệ chữ Slavo thì lùi, tiến lại 1 giờ đồng hồ và mùa hè thì lệch lùi lại múi giờ so với VN là 4 giờ đồng hồ và mùa đông là 5 giờ. Thích nhất là mùa hè, thoải mái đi đây đi đó, ăn mặc nhẹ nhàng và sạch sẽ, mùi nước hoa thơm lừng, thoải mái ngắm các em gái bản xứ "mát mẻ trình bày", khoái nhất là đi biển, thoải mái "bổ mắt" nhưng chắc "hại thận", tiếc là Tiệp không có biển. Sợ nhất mùa đông, ra đường gặp ngày lạnh độ ẩm cao hoặc mưa nhỏ, mặt đường đóng băng thì đi trên đường nhựa là đại họa, ai đó chưa từng nện "phao câu" xuống đường thì chớ kể, người thì quấn đầy quần áo cùng khăn với khố, bịt mặt như Ninja mũ lông xùm xụp nữa thì "teo", ngại nhất gặp gió lùa, cảm trúng gió ốm như chơi, câu cửa miệng là "đóng cửa vào" khi ra vào phòng. Mùa tuyết tan thì thôi rồi. Grin

 Những năm 198x ghét nhất dân "Việt Cộng" mình ở Tiệp sang toàn nhờ bán dây chuyền vàng của Áo, sợi thì mảnh, nhỏ chả đáng bao nhiêu vàng Tây mà bán đắt "lòi mắt" ra rồi cứ lầm nhà lẩm nhẩm tính ra "Ku" mà chẳng biết là "Ku" gì? Không lẽ "Ku" là thước đo quy chuẩn của VC ta ở Tiệp? Grin


Gớm bác "mắng" em kinh quá  Grin em muốn so sánh mùa hè nhà mình và mùa hè bên đó thôi mà, tất nhiên cá biệt tháng 4 vẫn còn rét dù là mùa xuân, nhưng giữa xuân Tuyết vẫn rơi là bình thường, nhưng tháng 5 mà vẫn còn tuyết thì trong suốt gần 9 năm ở Tiệp em không thấy. Ý chính là nét đặc biệt của ngày hè tại Tiệp kéo dài đến tận 22h đêm mới tối  Grin

Còn em nhất trí với bác BY: mùa tuyết tan thì thôi rồi ... nó bẩn thỉu, nhớp nháp như nồm ở miền Bắc, còn câu: em ơi Ba Lan mùa tuyết tan/ đường bạch dương sương trắng, nắng ngàn ... đấy là các bác thi sĩ ấy nhìn lên, chứ không nhìn xuống đường đâu thưa bác tuanb5  Grin, tụi em sống nhiều ở TP mà nó còn nhớp nhúa, huống hồ ở nông thôn ... Em nhớ cứ mùa Tuyết tan là xe phải rửa liên tục, tốn tiền, hết thơ  Grin 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #87 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:11:29 am »

....Sửa chút nhé,tất cả bay sang đông âu XHCN thời đó chỉ có bay bằng tầu bay IL-86 của Liên xô sản xuất,nó to ngang ngửa B-747 của Mỹ...chứ IL 89 thì tôi hổng biết...?

@ tung677: Thằng tôi đúng là ba phải, nghe bác nói có lý chấp nhận ngay  Grin... nhưng kiểm tra lai thấy "giống" cái IL62 này hơn :



Ngày ấy tôi nhớ cái IL đón chúng tôi không có động cơ ở cánh mà động cơ đuôi, và khi xem wiki ... " Sự khác biệt giữa model (IL86) năm 1971 và chiếc Il-86 cuối cùng là model chỉ là kiểu bố trí hay hình dạng: model trông giống như một chiếc Il-62. Ở thời đó, Central Hydro và Aerodynamics Institute (TsAGI) nhiều quyền lực thích áp dụng kiểu cánh trơn, động cơ đặt phía sau, đuôi hình chữ T cho các máy bay chở khách. Các dự án BAC Three-Eleven[17] và BAC/CASA/MBB Europlane[18] cũng có cấu hình tương tự..."

Mặt khác, những năm 8X náy bay khối XHCN đều có thân thuôn dài, không bầu như mấy thằng "tư bản giãy chết" và khoang hành khách tôi cũng nhớ chỉ có 2 dãy ghế khoảng 3 đến 4 ghế 1 dãy ... Nhưng như đã nói, nhìn thấy chiếc OK (CSA - Hãng hàng không Tiệp Khắc ) đậu ở sân bay Nội Bài "chờ" chúng tôi, tự nhiên thấy cũng rạo rực lạ  Grin...

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #88 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 07:29:32 pm »

Sưu tầm thêm một số hình ảnh trên Panomario nơi chúng tôi từng ở trong khoảng thời gian ngắn ngủi





« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2012, 07:54:14 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #89 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 09:18:14 am »

Âu cũng luật bù trừ, ngày xưa những năm 8X lấy đâu ra máy ảnh chứ đừng nói máy kỹ thuật số để đi đến đâu ghi lại hình kỷ niệm đến đó, cũng tiếc vì mình không ghi lại hình ảnh tại thời điểm đó, còn bây giờ, công nghệ thông tin tiến ào ào như vũ bão, ngồi ở nhà sau mấy chục năm vẫn có thể lục tìm ký ức thông qua hình ảnh "mượn tạm" của bác Gúc Mép  Grin, nhờ bác ấy, đường xưa lối cũ của cái làng nhỏ xíu Zahradky được tái hiện trong tôi  Grin:



Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM